You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THÔNG KÊ TOÁN HỌC (TOA201)

1. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xác suất: các khái niệm cơ bản về xác
suất, đại lượng ngẫu nhiên một chiều, đại lượng ngẫu nhiên nhiều chiều, các quy luật
phân phối xác suất. Phần thống kê: lý thuyết mẫu, bài toán ước lượng và kiểm định giả
thiết thống kê

2. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN


2.1. Mục tiêu về kiến thức
Mục đích của học phần là trang bị cho các nhà kinh tế tương lai phần đảm bảo về mặt
toán học cho quá trình thu thập và xử lý thông tin kinh tế - xã hội. Sinh viên phải nắm
được các kiến thức cơ bản về xác suất – Thống kê để phục vụ cho các học phần Kinh
tế lượng, Thống kê Kinh tế, Marketing, Thị trường chứng khoán, Quản trị rủi ro tài
chính, Phương pháp lượng cho tài chính, Mô hình tài chính ….

2.2 Mục tiêu về kỹ năng


Sinh viên phải nắm được và áp dụng các phương pháp cơ bản của xác suất, thống kê
toán trong nghiên cứu kinh tế . Đặc biệt là biết vận dụng lý thuyết xác suất, thống kê
Toán vào giải quyết các bài toán thực tiễn.

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Lê Sĩ Đồng (Cb), Xác suất và thống kê Toán, NXB Giáo dục, 2004
- PGS, TS Nguyễn Cao Văn (Cb), Giáo trình Lý thuyết xác suất và Thống kê Toán,
NXB Thống kê 2008
- GS, TSKH Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và ứng dụng, NXB Giáo
dục, 2008.
- GS, TSKH Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng, NXB Giáo dục, 2008.
.- Lê Sĩ Đồng, Xác suất thống kê và ứng dụng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011

- Lê Sĩ Đồng, Bài tập Xác suất- Thống kê ứng dụng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011

- PGS, TS Nguyễn Cao Văn (Cb), Bài tập Xác suất và thống kê Toán, NXB Thống kê
2008
- Lê Sĩ Đồng (Cb),Bài tập xác suất và thống kê Toán, NXB Giáo dục, 2006

4. NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY


4.1. Nội dung học phần
Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố
1.1. Phép thử và biến cố
1.2. Mối quan hệ giữa các biến cố
1.3. Xác suất biến cố: định nghĩa và tính chất.
1.4. Các định lý cộng, nhân xác suất và các hệ quả
Chương 2: Biến ngẫu nhiên và quy luật phân phối xác suất
2.1. Khái niệm biến ngẫu nhiên, phân loại biến ngẫu nhiên
2.2. Quy luật phân phối của biến ngẫu nhiên
2.2.1. Bảng phân phối xác suất
1
2.2.2. Hàm phân phối xác suất
2.2.3. Hàm mật độ xác suất
2.3. Các tham số của biến ngẫu nhiên
2.3.1. Kì vọng toán, phương sai, độ lệch chuẩn
2.3.2. Mốt, trung vị, hệ số biến thiên
2.3.3. Giá trị tới hạn
Chương 3: Một số quy luật phân phối xác suất thông dụng
3.1. Phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc
3.2. Phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục
3.3. Luật số lớn và các định lý giới hạn
Chương 4: Biến ngẫu nhiên hai chiều
4.1. Khái niệm
4.2. Quy luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên hai chiều
4.2.1. Bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên hai chiều rời rạc
4.2.2. Hàm phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên hai chiều
4.2.3. Hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên hai chiều liên tục
4.3. Quy luật phân phối xác suất có điều kiện của các biến ngẫu nhiên thành phần
4.4.Tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên hai chiều:
4.4.1. Kỳ vọng, phương sai của biến ngẫu nhiên thành phần.
4.4.2. Hiệp phương sai, hệ số tương quan.
4.4.3. Kì vọng toán có điều kiện, hàm hồi quy
Chương 5. Cơ sở lý thuyết mẫu
5.1. Tổng thể nghiên cứu và phương pháp mẫu
5.2. Mẫu ngẫu nhiên
5.3. Thống kê
5.3.1. Định nghĩa
5.3.2. Một số thống kê đặc trưng của mẫu
5.4. Quy luật phân phối xác suất của một số thống kê đặc trưng mẫu
5.5. Suy diễn thống kê
5.5.1. Suy diễn về mẫu ngẫu nhiên lập từ tổng thể phân phối chuẩn
5.5.2. Suy diễn về mẫu ngẫu nhiên lập từ tổng thể phân phối không – một
Chương 6. Ước lượng tham số của biến ngẫu nhiên
6.1. Phương pháp ước lượng điểm
6.1.1. Khái niệm
6.1.2. Phương pháp hàm ước lượng
6.1.3. Phương pháp ước lượng hợp lý tối đa
6.2. Phương pháp ước lượng bằng khoảng tin cậy
6.2.1.Ước lượng kỳ vọng toán
6.2.2. Ước lượng hiệu hai kỳ vọng toán của hai tổng thể có phân phối chuẩn
6.2.3.Ước lượng phương sai 2 của biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
6.2.4. Ước lượng tỷ số hai phương sai của hai biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
6.2.5. Ước lượng xác suất p của biến ngẫu nhiên tuân theo phân phối không – một.
6.2.6. Ước lượng hiệu hai hai xác suất của hai biến ngẫu nhiên tuân theo phân phối
không – một
Chương 7. Kiểm định giả thuyết thống kê
7.1. Khái niệm
7.2. Các bài toán kiểm định: tham số, phi tham số
7.2.1. Kiểm định tham số
2
7.2.2. Bài toán kiểm định phi tham số.
Ôn tập
Kiểm tra giữa kỳ
4.2. Kế hoạch giảng dạy
Buổi Nội dung
Giới thiệu môn học
1 Chương 1
Bài tập
Ôn tập chương 1
2 Chương 2: Mục 2.1-2.2
Bài tập
Chương 2 (tt)
3 Mục 2.3
Bài tập
Ôn tập chương 2
4 Chương 3: Mục 3.1
Bài tập
Chương 3(tt): Mục 3.2-3.3
5 Bài tập

Chương 4
6 Bài tập

Chương 5: Mục 5.1-5.4


7 Bài tập

Chương 5(tt): Mục 5.5


8 Bài tập

Kiểm tra giữa kỳ


Chương 6: Mục 6.1
9
Bài tập

Chương 6(tt):Mục 6.2.1.-6.2.2.


10 Bài tập

Chương 6 (tt): Mục 6.2.3-6.2.4.


11 Bài tập

Chương 6(tt): Mục 6.2.5-6.2.6,


Chương 7: Mục 7.1.
12
Bài tập

Chương 7 (tt): Mục 7.2.1


13 Bài tập

3
Chương 7 (tt): Mục 7.2.1 (tt)
14 Bài tập

Chương 7 (tt): Mục 7.2.2


15 Bài tập
Ôn tập
Tổng cộng: 45 tiết

5. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


Chuyên cần: Trọng số 10%
Kiểm tra giữa kỳ: Trọng số 20%
Thi kết thúc học phần: Trọng số 70%

You might also like