You are on page 1of 9

3 - Hóa học – Ô nhiễm địa quyển

Mục tiêu học tập:

1. Trình bày thành phần, đặc tính của đất.

2. Phân tích các nguyên nhân ô nhiễm địa quyển.

3. So sánh các phương pháp thu gom, xử lý chất thải rắn ô nhiễm địa quyển.

4. Trình bày cách cải tạo đất ô nhiễm.

5. Trình bày vai trò của rừng đối với đất.

I. Cấu trúc, thành phần địa quyển, sự suy thoái đất.

1. Cấu trúc địa quyển:

- Trái đất (r ≈ 6400km) chia làm 3 phần:

+ Vỏ: Vỏ lục địa, vỏ đại dương.

+ Các lớp phủ mantle: Mantle trên (Fe, Mg, Si, Al, O), Mantle dưới (đặc hơn).

+ Nhân: Lõi lỏng (Fe, S, Ni), Lõi rắn (Fe).

- Địa quyển (50 – 100km): Phần vỏ và một phần lớp phủ trên.

- Đặc điểm: Cứng, mỏng, không đồng nhất về thành phần và độ dày.

2. Thành phần địa quyển: Luôn thay đổi do tác động bên ngoài (phong hóa); nhiều SiO2, Al, Fe.

2.1. Sự phong hóa

- Phong hóa: Quá trình thay đổi các lớp vỏ trái đất, đá thành các hạt nhỏ dưới các tác động của khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển.

- Phân loại:

+ Phong hóa vật lý: Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

+ Phong hóa hóa học: Phản ứng hóa học  thay đổi cấu trúc đá, xảy ra sau phong hóa vật lý.

 Hòa tan và kết tinh.


 Carbonat hóa các chất vô cơ.
 Thủy phân
 Oxy hóa khử: đất màu đỏ, nâu, vàng do oxy hóa sắt nằm trong các khoáng.

=> Tốc độ khác nhau tùy thuộc tính chất đá, độ ẩm, nhiệt độ không khí.

+ Phong hóa sinh học: Biến đổi, phân rã do cây trồng, vi khuẩn  thay đổi thành phần, tính chất đá.

1/9
2.2. Vai trò của địa quyển

- Môi trường sống của con người, sinh vật cạn kiệt.

- Biến đổi, phân hủy chất vô cơ và hữu cơ.

- Cư trú động vật, thực vật đất.

- Tiếp nhận chất thải.

2.3. Đất

- Đặc tính của đất: độ phì nhiêu.

- Thành phần hóa học của đất:

+ Pha rắn: Khoáng (45%), hợp chất hữu cơ và sinh vật trong đất (5%).

+ Pha lỏng: Nước (25%)

+ Pha khí: 25%

a. Khoáng vô cơ rắn

- Thành phần: Si, O, Al, Fe; Các hạt Silicat kích thước khác nhau.

- Phân loại:

+ Đất sét: d < 2µm: Silicat kép nhôm, sắt hydrat hóa.

 nSiO2.Al2O3.mH2O
 Hấp thụ các ion  Ca2+, Mg2+, Na+, K+, NH4+  ion không bị rửa trôi.
 Giữ nước.

+ Đất thịt d 2-50µm: Silicat canxi, silicat nhôm, canxi carbonat.

+ Đất cát d 50-200µm: SiO2

 Thấm nước tốt


 Hấp thụ kém

b. Hợp chất hữu cơ và sinh vật trong đất

- Sinh vật trong đất, phân hủy xác sinh vật trong đất; Quyết định độ phì nhiêu của đất.

- Vai trò:

+ Thức ăn cho vi khuẩn

+ Quyết định tính chất vật lý cảu đất

+ Tham gia phong hóa chất vô vơ

+ Humic: Tạo phức giữ kim loại.

2/9
- Thành phần chính: Mùn, chất béo, nhựa, saccharide, Hợp chất chứa N, P hữu cơ…

- Chuyển hóa:

+ Mùn hóa: M lớn, cấu trúc phức tạp  Mùn: bền, màu đen.

 Khả năng hút nước


 Trao đổi ion

+ Khoáng hóa: bị VSV phân hủy thành chất vô cơ đơn giản.

c. Nước và khí trong đất

- Đất rỗng chứa khí và nước, phân loại:

+ Đất mịn: d rỗng < 0.2 µm

+ Đất vừa: d rỗng: 0.2 – 10 µm

+ Đất xốp: d rỗng > 10 µm.

- Nước: Trao đổi chất dinh dưỡng, hòa tan và phân tán nhiều chất vô cơ (cation Ca2+, K+, Na+, ion
NO3- PO43-, Cl-) chất hữu cơ và chất khí (CO2).

- Khí: Hàm lượng nước cao, O2 ít hơn 1-6%, CO2 cao gấp 5-100 lần khí quyển.

+ Phân hủy hiếu khí và kỵ khí.

+ O2 oxy hóa

+ Thiếu O2: Khử  NO2, H2, CH4, C2H4, H2S.

3. Sự suy thoái đất

- Mất đất: xói mòn, biển dâng.

- Giảm chất lượng đất, sa mạc hóa.

- Nguyên nhân:

+ Tự nhiên: Xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn.

+ Nhân tạo: Chặt phá rừng, công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, bãi rác, đô thị hóa…

- Chỉ thị:

+ Sinh học: mật độ vi sinh vật, hoạt động hô hấp.

+ Vật lý: Mật độ đất, khả năng lọc, giữ nước

+ Hóa học: pH, nồng độ một số ion

- 1996: Khoảng 15% đất trên toàn cầu bị suy thoái (2% cấp độ nghiêm trọng)

3/9
- Chỉ tiêu chất lượng đất:

+ QCVN 03:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng
trong đất.

+ QCVN 04:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ tài nguyên
trong đất.

II. Ô nhiễm môi trường đất

1. Chất ô nhiễm công nghiệp

- Nhiều chất thải rắn và lỏng.

- Ô nhiễm nhiệt (ảnh hưởng tới VSV trong đất, giảm O2 trong đất…).

1.1. Luyện kim, khai thác than

- Luyện gang: Oxid kim loại.

- Luyện kim màu: Hiệu suất 5-10%, thải chứa nhiều kim loại.

- Khai thác than: 20% than, thải chất rắn.

- Làm giàu quặng: Chất thải rắn nhiều Fe, S, kim loại…

- Kim loại nặng.

+ Giảm năng suất cây trồng.

+ Ức chế hoạt động của VSV

+ Ô nhiễm nước ngầm.

- Ảnh hưởng sức khỏe người:

+ Trường diễn: qua chuỗi thức ăn.

+ Acute: tiêu hóa, tiếp xúc.

+ As: Ung thư, ngoài da, thận, rối loạn thần kinh.

+ Cr: Độc động vật, thực vật; ung thư.

+ Cu: độc, rối loạn thần kinh, thiếu máu.

+ Pb: Giảm thông minh, tác động tủy, máu, thận.

+ Cd: Ảnh hưởng thận, gan, hệ tiêu hóa, các bệnh về xương…

+ Hg: Vô sinh, ảnh hưởng thần kinh, biến đổi AND.

4/9
1.2. Sản xuất năng lượng.

- Tro bụi vào khí quyển  Thâm nhập vào môi trường nước đất.

- Bã lò (phần thải nóng chảy).

- Ô nhiễm nhiệt.

1.3. Công nghiệp hóa học

- Acid sulfuric từ pirit

 FeS2  SO2  SO3  H2SO4


 1 tấn FeS2  0.7 tấn bã thải (oxid kim loại, tro, bụi…).

- Acid phosphoric

+ Phương pháp chiết từ apatit 3Ca2(PO4)2.CaX2.

 Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4  3H3PO4 + 5CaSO4 + HF


 1 tấn P2O5 có 4.25 – 5.86 tấn bã thải CaSO4

+ Phương pháp nhiệt 1500oC

 Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2  P2 + 5CO + 3SiO3


 1 tấn P: 4000m3 khí, 0.05 tấn bụi, 7.5 – 11 tấn Silicat.

- Dung môi, dầu mỏ, VOCs, PCBs, PAHs…

2. Chất ô nhiễm nông nghiệp

2.1. Phân bón: Bổ sung N, P, K…

- Ô nhiễm tồn dư kim loại nặng trong đất As, Pb, Cd…

- Tích lũy NO3- trong đất, nước ngầm, nông sản.

- Dùng bừa bãi làm giảm chất lượng đất và nông sản.

2.2. Thuốc bảo vệ thực vật (Trừ sâu bọ, diệt cỏ).

- Phân bố: Hấp thụ - khuếch tán

- Vấn đề môi trường:

+ Dư lượng trong đất

+ Dư lượng trong thực phẩm.

+ Hàm lượng trong nước mặt, nước ngầm.

- Biến đổi: Phân hủy hóa học, phản ứng quang hóa, phân hủy sinh học.

5/9
- Tác hại:

+ Độc cho người, động vật, giảm độ máu mỡ của đất.

+ DDT: bền vững, theo đuổi chuỗi thức ăn  mỏng vỏ trứng.

+ Dioxin: ung thư…

2.3. Tác nhân sinh học: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus gây bệnh cho người.

- Nguồn thải:

+ Phân người, gia súc (bón phân tươi).

+ Nước thải bệnh viện.

+ Nước thải sinh hoạt

- Mưa bão lũ:

+ Lở đất, trượt đất, nứt đất.

+ Lũ bùn, lũ đá, lũ quét.

- Du canh, du cư  Phá rừng, đốt rừng  Tăng rửa trôi, xói mòn.

- Phóng xạ, chiến tranh

+ Khai thác quặng phóng xạ

+ Nhà máy điện, nguyên tử.

+ Thử hạt nhân.

+ Dùng phóng xạ trong chữa trị.

*Tác động của ô nhiễm đất

- Ảnh hưởng sức khỏe con người: Tiếp xúc; Nông sản, nước uống.

- Ảnh hưởng hệ sinh thái đất.

- Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.

6/9
III. Các phương pháp thu gom, xử lý chất thải rắn.

1. Chất thải thông thường

- Thu gom, phân loại, tái chế (nhựa giấy, thủy tinh…)

- Xử lý nước rác, dùng yếm khí xử lý rác: sinh CH4, NH3  tài nguyên.

- Cách lưu giữ:

+ Bãi chất thải: Lưu trữ chất thải ngoài trời

 Đơn giản, giá rẻ


 Không kiểm soát, ảnh hưởng thời tiết, ÔNMT (không khí, đất, nước), một số trở nên độc hơn.

+ Hố chôn chất thải:

 Hố chôn lấp được che chắn, chất thải được tiền xử lý giảm độc, kiểm soát phân hủy, thu và
xử lý nước rác, thu khí đốt.
 Chi phí cao hơn bãi rác thải.

+ Nhà chứa chất thải:

 Công trình kiên cố lưu trữ chất thải tránh rò rỉ ra kk, nước, có mái che, hệ thống thoát nước.
 Chi phí cao hơn bãi rác thải.

2. Chất thải độc hại

- Gây tác động xấu cấp tính hay mãn tính; Tác dụng lâu dài/tức thời lên sức khỏe con người, sinh vật.

- Tính chất: ăn mòn, cháy nổ, tích đọng sinh học, bền vững trong môi trường, gây bệnh.

=> Thu gom riêng, xử lý:

2.1. Thiêu đốt:

Thích hợp với nhiều loại chất thải (chất thải rắn, lỏng, khí): đốt có thừa oxy  bay hơi (lò quay
400oC), phân hủy (>1000oC). Sản phẩm:

 Khí thải: CO2, H2O, khí khác (hấp thụ, hấp phụ, xả thải)
 Tro (chôn lấp, phụ gia vật liệu xây dựng).

+ Ưu: giảm đáng kể thể tích và khối lượng rác, tiệt khuẩn, thu hồi năng lượng (nhiệt điện)

+ Nhược: chi phí cao, có thể sinh nhiều chất độc (khí thải, hạt chứa dioxin, furan – rác chứa clor), tro
có thể chứa kim loại (cần tiền xử lý trước khi chôn)

7/9
2.2. Nhiệt phân:

Chất thải nhiều hợp chất hữu cơ: đốt không có oxy (450 – 600oC)  bẻ gãy. Sản phẩm: khí (CO, H2,
CH4, hydrocarbon), lỏng, bã thải rắn (tro, carbon), hạt. Vd: Lốp xe, chất thải y tế.

+ Ưu: nhiệt độ thấp, sản phẩm thu được có thể dùng làm nhiên liệu đốt cháy (than đá, dầu)

+ Nhược: chương trình nhiệt độ phụ thuộc vào bản chất chất rắn, có thể biến thành chất khó xử lý
hơn, quy mô nhỏ, cần loại bỏ nước trước khi xử lý.

2.3. Thủy tinh hóa: chất phóng xạ, chất thải cực độc + Silicat nung ở to cao, làm nguội  khối rắn
 Chôn lấp.

IV. Xử lý đất ô nhiễm: Tại chỗ (in situ) hoặc di chuyển ra chỗ khác (ex situ).

1. Xử lý hóa lý: Nguyên tắc: biến đổi các chất ô nhiễm bằng tác nhân lý hóa

- Oxy hóa: phổ biến, hiệu quả cao cho đất ô nhiễm chất hữu cơ, cyanide (tác nhân hydro peroxide,
ozon, kali permananat)

- Trao đổi ion: loại các chất hữu cơ, kim loại, chất phóng xạ.

- Quang phân: dùng UV nhân tạo, ánh sáng mặt trời.

- Hấp phụ bằng than hoạt tính: loại các chất hữu cơ, halogen, thuốc trừ sâu.

- Rửa đất.

2. Xử lý sinh học: Nguyên tắc: sử dụng các vi khuẩn tự nhiên trong đất có khả năng phân hủy các
chất độc, dùng cây trồng có khả năng hấp thụ, cố định các chất độc.

- Dùng vi khuẩn: hiếu khí, kỵ khí, cần bổ sung chất dinh dưỡng và oxy (hiếu khí).

- Dùng thực vật (phytoremediation): loại các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ, xử lý đất và nước ngầm,
được sử dụng ngày càng nhiều.

3. Ổn định/đóng rắn: nguyên tắc: giữ các chất ô nhiễm trong đất, giảm phát tán.

- Xi măng hóa.

- Thủy tinh hóa.

4. Xử lý nhiệt: nguyên tắc: dùng nhiệt độ cao bay hơi và phá hủy các chất ô nhiễm.

- Thiêu đốt: nhiệt độ cao trên 1000oC

- Khử hấp thu nhiệt: 300 – 600oC bay hơi các chất ô nhiễm, thu hồi tách ra khỏi đất.

8/9
V. Rừng:

1. Vai trò của rừng

- Cung cấp tài nguyên: nguyên liệu gỗ, nhiên liệu, lâm sản.

- Duy trì và bảo vệ môi trường :

+ Điều hòa khí hậu: chu trình carbon

+ Rừng quan hệ chặt chẽ với đất: Hạn chế xói mòn, bồi lắng.

+ Bảo vệ biển

+ Điều tiết nguồn nước: điều hòa dòng chảy, hạn chế lũ lụt

+ Chắn gió bão, bảo vệ dân cư, sản xuất nông nghiệp

2. Tài nguyên đất và rừng ở Việt Nam

- Đa dạng về thành phần các kiểu rừng

- Đa dạng tài nguyên sinh vật rừng

- Từ năm 1945-1990: suy giảm chất lượng và số lượng

+ Dự trữ gỗ, tre, nứa, dược liệu giảm.

+ Động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: cầm lai, tràm hương, hổ, vooc quần đùi trắng, gà
lôi, hồng tía…

- Sau luật bảo vệ rừng 1991:

+ Tăng diện tích rừng: độ che phủ tăng bình quân 0,5% mỗi năm.

+ Chất lượng rừng giảm: tăng diện tích rừng non, rừng nghèo, rừng trồng.

3. Nguyên nhân gây biến động diện tích rừng.

- Khách quan: Tăng dân số; Kinh tế: nhu cầu lâm sản tăng; Thời tiết diễn biến thất thường

- Chủ quan:

+ Luật pháp; Công tác tuyên truyền; Đốt nương làm rẫy

+ Chuyển đổi mục đích sử dụng: phá rừng trồng cây công nghiệp

+ Khai thác không có kế hoạch, khai thác quá mức

+ Bom đạn, chất độc hóa học

+ Cháy rừng

9/9

You might also like