You are on page 1of 2

1.

Nhận định Sai


- Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
- Theo đó: tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử
dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
2. Nhận định sai
- CCPL: Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
- Bởi vì chủ thể của tranh chấp đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý
và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai.
Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập dựa trên quyết định giao
đất, cho thuê đất của Nhà nước hoặc được Nhà nước cho phép nhận chuyển
nhượng từ các chủ thể khác hoặc được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng
đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng. Như vậy, chủ thể của tranh
chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là
người quản lý hoặc người sử dụng đất.
3. Nhận định sai
- Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
- Vì: tranh chấp đất đai không chỉ là tranh chấp về quyền sử dụng đất mà còn
là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất (tranh
chấp về quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử
dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt
bằng, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…); hay tranh chấp về mục
đích sử dụng đất (người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất).
4. Nhận định đúng
- CCPL: Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau
về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó, cụ thể
thường gặp các dạng sau: tranh chấp ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh
chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại hoặc
tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế
mới…); tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa
giới hành chính.
5. Nhận định sai
- CCPL: Phần II - Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp
luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 10/08/2004.
- Theo đó, nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP có quy định về việc xác định di
sản là quyền sử dụng đất. Như vậy, tranh chấp về thừa kế (di sản là quyền sử
dụng đất) cũng là một dạng thuộc tranh chấp đất đai.
6. Nhận định đúng
- CCPL: Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản và Điều 174. Nghĩa
vụ tôn trọng quy tắc xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 12 và Điều
206 Luật Đất đai năm 2013.
- Theo đó, tranh chấp về tường rào là tranh chấp liên quan đến mốc giới ngăn
cách các bất động sản được Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai quy
định. Vì thế, tranh chấp tường rào là một trong các dạng tranh chấp đất đai.
7. Nhận định sai
- CCPL: Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật đất đai
- Theo đó: hòa giải không thành khi một trong các bên tranh chấp vắng mặt
hoặc ít nhất một trong các bên có ý kiến thay đổi.
8. Nhận định đúng
- CCPL: Điều 202 Luật Đất đai năm 2013
- Khi có tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi
đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải trước khi
khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết (nếu
hòa giải không thành).
9. Nhận định đúng
- CCPL: Khoản 2 Điều 204 Luật Đất đai năm 2013
- Theo đó: trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu
nại.

You might also like