You are on page 1of 1

Nội dung:

Giới thiệu cho ACE qua về cách thử áp ống đồng nha:
-Khí sử dụng: Nito sạch.
Các bước thực hiện được chia làm 3 bước:
* Bước 1: Nạp khí với áp lực 3 kg/cm2 duy trì trong 3 phút để kiểm tra các vị trí bị hở
lớn.
* Bước 2: Nâng áp lực lên 15 kg/ cm2 duy trì trong 3 phút để kiểm tra các vị trí bị hở nhỏ
hơn.
* Bước 3: Nâng áp lực lên 28 kg/cm2(với R22) và 38kg/cm2( với R410a) duy trì trong
24h để kiểm tra các vết hở nhỏ li ti.

Chú ý:
- Áp ko thay đổi trong suốt quá trình thử. ( Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa lúc nạp và
lúc kiểm tra thì ta có thể áp dụng giá trị sai lệch là: Nếu nhiệt độ tăng 1oC thì áp suất
kiểm tra tăng 0.1 kg/cm2).
- Khi nạp Nito nhớ nạp vào đường ống lỏng, đừng nạp vào đường ống hơi ==> nổ
đường ống.
- Khi nạp nên có đồng hồ giảm áp( làm con đồng hồ china giá 80k VND là ok roài).
- Thực tế  khi thi công thì bước 3 hầu như ko được nạp đến đúng áp suất như trên
( thường vào khoảng 22 - 25 kg/cm2 với R22 và 30 - 35 kg/cm2 với R410a).Cái này thì
bác nào học qua môn vật liệu kĩ thuật nhiệt thì chắc biết. Tất cả các giá trị trên chỉ sử
dụng vào các biên bản nghiệm thu kĩ thuật( cái này phải chịu khó làm việc với mấy ông
giám sát thì ok hết, có khi cũng chẳng cần phải thử cũng nên ;) )

Đối với các công trình nhỏ, có thể hoàn thiện lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh rồi thử áp toàn
hệ thống 1 lần là ok. Nhưng với các công trình lớn, khống lượng thi công ống đồng nhiều
thì phải tách ra làm các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Thử áp trên các đường ống nhánh vào dàn lạnh.
* Giai đoạn 2: Thử áp trên các đường ống nhánh + đường ống trục.
* Giai đoạn 3: Thử toàn bộ hệ thống.

You might also like