You are on page 1of 3

21.

Giá trị sử dụng của hang hóa được biểu hiện trong lĩnh vực sản xuất
và trao đổi hàng hóa.
TL: Đúng

22. Thực chất của quan hệ trao đổi hàng hóa là:  Hai lượng hàng hóa
bằng nhau
TL: Đúng vì đó thực chất là trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa
đựng trong các hàng hóa.

23. Lượng giá trị hàng hoá bằng: Lao động cụ thể + lao động trừu tượng
TL: Sai vì lượng giá trị hang hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết.
24. Mục đích cuối cùng của người sản xuất hàng hóa là  giá trị sử dụng
TL: Sai vì mục đích cuối cùng của họ là lợi nhuận

25. Giá cả của hàng hóa là: Sự thỏa thuận giữa người mua và người bán
TL: Sai vì giá cả của hang hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị

26. Vật ngang giá chỉ xuất hiện khi hình thái tiền tệ ra đời
TL: Sai vì khi khi tiền tệ chưa ra đời thì hàng hóa vẫn có thể làm vật ngang
giá

27. Trong lưu thông, nếu hàng hóa được trao đổi không ngang gía thì
cũng không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
TL: Sai vì lưu thông không tạo ra giá trị nào cả, dù hàng hoá được trao đổi ngang
giá hay không  ngang giá 
28. Điểm giống nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao
động là: Giá trị 1 đơn vị hàng hóa không đổi
TL: Sai vì khi tăng năng suất lao động thì giá trị 1 đơn vị hàng hóa giảm
xuống còn chỉ khi tăng cường độ lao động giá trị 1 đơn vị hàng hóa mới không đổi.

29. Bộ phận biểu hiện của giá trị hàng hóa là Tiền lời thu được do bán
hàng hóa cao hơn giá trị
TL:
30. Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động lên 2 lần
thì: Giá trị của một hàng hóa giảm 2 lần, tổng số giá trị hàng hóa tăng lên 2
lần
TL: Đúng vì khi tăng năng suất lao động lên 2 lần thì giá trị 1 đơn vị hàng
hóa giảm xuống 2 lần, tăng cường độ lao động 2 lần thì giá trị 1 đơn vị hàng hóa
không đổi=> giá trị của 1 hàng hóa giảm 2 lần còn khi tăng đồng thời tăng cả năng
xuất lao động lên 2 lần thì tổng số giá trị hang hóa tăng lên 2 lần.

31. Quan hệ cung cầu của hang hóa có ảnh hưởng đến giá cả và giá trị
của hang hóa.
TL: Sai vì quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả, giá trị chỉ phụ thuộc
vào hao phí lao  động xã hội cần thiết 

32. Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá nghĩa là Giá cả
của từng hàng hóa luôn bằng giá trị của nó
TL: Đúng vì khi hai hang hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một
lượng lao động như nhau hoặc trao đổi thì mua bán hang hóa dược thực hiện với
giá cả bằng giá trị.

33. Mọi sản phẩm đều là kết quả của lao động trừu tượng
TL:

34. Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn là: Giữa lao động
giản đơn và lao động phức tạp.
TL: Sai vì mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hang hóa giản đơn là giữa lao động
tư nhân với lao động xã hội.

35. Sản xuất hang hóa là kiểu tổ chức kinh tế tồn tại vĩnh viễn trong tất
cả các giai đoạn lịch sử của xã hội
TL:
36. Giá cả là phạm trù kinh tế ra đời cùng với sự xuất hiện của sản xuất
và trao đổi hàng hóa.
TL:
37. Giá trị trao đổi và giá cả đều là các hình thức biểu hiện của giá trị
hàng hóa.
TL: Sai vì chỉ có giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Còn giá trị trao
đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài , tức là biểu hiện bằng  hàng hóa,
chứ không phải tiền.
38. Bằng cách kéo dài thêm thời gian lao động trong ngày, người sản xuất
sẽ giảm được giá trị của một đơn vị hàng hóa.
TL:
39.Giá trị trao đổi của hàng hóa là số tiền mua, bán hàng hóa đó trên thị
trường
TL: Sai vì giá trị trao đổi biểu hiện cho hàng hóa, số tiền mua hàng hóa là giá cả
hàng hóa 
40. Khi các điều kiện khác không đổi, sự tăng lên hay giảm xuống của
cường độ lao động không tác động đến giá trị của một đơn vị hàng hóa.
TL:

You might also like