You are on page 1of 3

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay

gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau.Các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa.

1.Ghép thực từ

-Từ ghép thực là từ ghép trong đó hai hoặc nhiều từ tố thực ghép lại với nhau để
tạo thành một từ ghép thực mới. Ghép thực từ trong tiếng Việt bao gồm ghép hợp
nghĩa và ghép phân nghĩa. Xem xét hai trường hợp sau:

a.Ghép hợp nghĩa (ghép đẳng lập)


-Từ ghép đẳng lập là từ ghép có hai từ cấu tạo thành có quan hệ bình đẳng. Từ
ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ.Nghĩa của từ ghép đẳng
lập mang ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng chung. Chúng ta xem
xét một vài trường hợp sau đây:

+Từ ghép gộp nghĩa là những tiếng cấu tạo nên từ kết hợp cùng nhau lại để biểu thị
ý nghĩa chung của cả từ ghép đó. 

Ví dụ: quần áo, giày dép, tướng tá, điện nước, xăng dầu...

+Từ ghép đơn nghĩa là nghĩa của từ ghép trùng với nghĩa của một tiếng cấu tạo nên
từ tố đó.

Ví dụ: Bếp núc, ăn nói, ăn mặc…

+Từ ghép  lặp nghĩa  là những yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa cùng nhau gộp lại
để biểu thị ý nghĩa của từ ghép.

Ví dụ: binh lính, núi non, tìm kiếm, sửa chữa, đợi chờ…

b.Ghép phân nghĩa (ghép chính phụ)


- Từ ghép chính phụ là sự kết hợp giữa yếu tố chính và yếu tố phụ trong từ. Trong
đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn hơn, đặc trưng hơn, bao quát
hơn, còn yếu tố phụ thường để cụ thể hóa sự vật, loại đặc trưng của nó. 

* Từ ghép chính phụ gồm 2 phần: từ ghép dị biệt và từ ghép sắc thái hóa.

+ Từ ghép chính phụ dị biệt là từ ghép mà trong đó tên gọi của tiếng chính được
cụ thể hóa bằng cách thêm tiếng phụ làm cho những sự vật cùng loại được phân
biệt với nhau nhờ từ phụ.

Ví dụ: – Tiếng chính (gốc thuần Việt) đứng trước + tiếng phụ thường đứng sau: xe
lửa, xe hỏa; dưa chuột, dưa leo…

– Tiếng phụ đứng trước + tiếng chính (gốc Hán): nhiệt kế, cao kế; sử học,
toán học; xá viên, hội viên, đoàn viên

+ Từ ghép sắc thái hóa là từ ghép trong đó tiếng phụ có tác dụng bổ sung một
sắc thái ý nghĩa nào đó, khiến cho từ ghép này khác với tiếng chính khi đứng một
mình.

Ví dụ: Xanh lè, xanh um, xanh lơ, xanh biếc, xanh lục, xanh rì…
*Cả tiếng chính và tiếng phụ của từ ghép sắc thái hóa đều có nghĩa, tuy nhiên thì tiếng
phụ có thể rõ nghĩa hoặc phai nghĩa. 

2. Ghép hư từ

Từ ghép hư do 2 hình vị hư ( là những hình vị chỉ có ý nghĩa ngữ pháp , ko có ý


nghĩa từ vựng ) ghép lại với nhau.Những từ ghép này được đặt trong câu thông
thường giữ chức vụ như những thành phần chuyển tiếp hoặc kết từ trong câu.

Ví dụ: cho nên, bởi vậy nếu như , nếu mà , mặc dù ...

You might also like