You are on page 1of 34

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT

18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ PHÓNG ĐIỆN
CỤC BỘ
(ULTRATEV LOCATOR)

1
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

MỤC LỤC
Contents
MỤC LỤC............................................................................................................................. 2
THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ ...................................................................... 4
(ULTRATEV LOCATOR) .................................................................................................... 4
1. Chú ý về an toàn........................................................................................................ 4
2. Chú ý về hoạt động ................................................................................................... 4
3. Phát hiện phóng điện cục bộ không cần tháo mở máy: ............................................ 5
3.1 Tổng quan : ........................................................................................................................... 5
3.2 Tín hiệu của sóng siêu âm trong không khí : ........................................................................ 5
3.3 Điện từ trường từ phóng điện cục bộ : .................................................................................. 5
4 Các thiết bị phát hiện phóng điện cục bộ................................................................ 6
5. Tổng quan về máy định vị phóng điện cục bộ (UltraTEV Locator): ...................... 8
5.1 Sạc Pin ................................................................................................................................. 9
5.2 Mở/ tắt nguồn thiết bị ........................................................................................................... 9
5.3 Mở/ tắt nguồn thiết bị ......................................................................................................... 10
5.4 Màn hình chính ................................................................................................................... 10
5.5 Thiết lập thông số ............................................................................................................... 10
5.5.1 Thay đổi các thông số trong cài đặt (Setting) .................................................................. 11
5.5.2 Thiết lập đo xung do phóng điện cục bộ (TEV) .............................................................. 11
5.5.3 Thiết lập đo sóng siêu âm. ............................................................................................... 11
5.5.4 Thiết lập chế độ Cable PD ............................................................................................... 12
5.5.5 Thiết lập nhiệt độ ............................................................................................................. 12
5..5.6 Thiết lập hệ thống ........................................................................................................... 12
5.6 Lưu trữ và truy xuất dữ liệu ................................................................................................ 12
5.7 Cuộn lại............................................................................................................................... 13
5.8 Cách nhập ký tự .................................................................................................................. 13
5.9 Lưu dữ liệu ......................................................................................................................... 13
5.10 Màn hình đo xung điện áp do phóng điện bên trong tạo ra (TEV): .................................. 13
5.11 TEV – Continuous ............................................................................................................ 14
5.12 TEV – Continuous Pulse Mode ........................................................................................ 15
5.13 Đo xung điện áp do phóng điện tạo ra từ hai đầu dò ........................................................ 16

2
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5.14 Vị trí của xung trên một chu kỳ hình sin: ......................................................................... 17
5.15 Biểu đồ số xung điện áp của phóng điện cục bộ:.............................................................. 18
Sóng siêu âm – đầu dò bên trong: ............................................................................................. 18
5.16 Kiểm tra phóng điện cho cáp ............................................................................................ 19
5.17 Đo nhiệt độ ....................................................................................................................... 20
6. Vị trí kiểm tra chức năng đầu dò của máy .............................................................. 21
7. Quy trình đo xung điện áp (TEV) ............................................................................ 22
7.1. Đo nhiễu của môi trường. .................................................................................................. 22
7.2 Đo độ lớn của xung trong tủ ............................................................................................... 22
7.2.1. Lưu ý về độ lớn khi đo .................................................................................................... 23
7.3 Định vị vị trí của phóng điện cục bộ ................................................................................... 23
7.3.1 Nhưng bước cần làm để định vị vị trí phóng điện. .......................................................... 23
7.3.2 Lưu ý về định vị vị trí phóng điện cục bộ ........................................................................ 23
7.3.3 Xác định nguồn phóng điện ............................................................................................. 23
7.3.4 Kiểm tra phóng điện phần thiết bị có thể cô lập. ............................................................. 24
8. Quy trình đo bằng sóng siêu âm ............................................................................... 25
9. Phụ kiện ...................................................................................................................... 26
9.1 Đĩa khuếch đại tín hiệu âm thanh (Ultradish) ...................... Error! Bookmark not defined.
9.2 Cảm biến siêu âm linh hoạt (Flexible Sensor) .................................................................... 26
9.3 Cảm biến rung tần số siêu âm (Ultrasonic Contact Proble) ................................................ 26
10.Hướng dẫn đọc kết quả của máy đo phóng điện cục bộ ........................................ 27
11. Số đo phóng điện (bằng dB) liên quan đến độ lớn của phóng điện (tính bằng
pC) ................................................................................................................................... 28
11.1 Phóng điện bề mặt.................................................................................................. 28
11.2 Phóng điện bên trong ............................................................................................. 28
12.Thông số kỹ thuật thiết bị chính: ............................................................................ 31
12.1 Đĩa khuếch đại tín hiệu âm thanh (Ultradish) .................................................................. 32
12.2 Cảm biến siêu âm linh hoạt (Flexible Sensor) ................................................................. 32
12.3 Cảm biến siêu âm kín (Ultrasonic Contact Probe):cảm biến phụ dùng kiểm tra phóng điện
cục bộ bề mặt nằm trong tủ hoặc hộp kín. ................................................................................ 33
13. Dịch vụ bảo trì ......................................................................................................... 33
14. Kiểm định hiệu chỉnh máy ..................................................................................... 34
15. Hiệp hội tái chế rác thải điện tử (WEEE) .............................................................. 34

3
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ


(ULTRATEV LOCATOR)
1. Chú ý về an toàn
Thiết bị này được thiết kế để phát hiện phóng điện cục bộ trong thiết bị trung
thế/cao thế. Nếu không phát hiện phóng điện, điều này không có nghĩa thiết bị không bị
phóng điện cục bộ. Phóng điện cục bộ thường có chu kỳ, do đó yêu cầu phải kiểm tra định
kỳ theo thời gian. Nếu phát hiện có phóng điện với cường độ lớn trong những thiết bị của
hệ thống điện trung thế/cao thế, ta phải thông báo ngay lập tức cho người chịu trách nhiệm
của nhà máy.

Cảnh báo
Máy định vị phóng điện cục bộ (UltraTEV Locator) được thiết kế chỉ dùng cho các
thiết bị có nối đất.
 Trước khi kiểm tra tại nhà máy điện phải đảm bảo rằng các thiết bị phải
được nối đất an toàn.
 Duy trì khoảng cách an toàn giữa phần có điện cao thế với thiết bị, công cụ,
đầu dò của máy Locator và người vận hành trong suốt quá trình làm việc.
 Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình an toàn của nhà máy.
 Không thực hiện phép đo khi có bão điện từ trong vùng lân cận.
 Không thực hiện phép đo ngay lúc tủ điện được vận hành lại.
 Không được tác động đến thiết bị trong thời gian đo bằng cơ khí (VD như
bằng cách lắc hoặc dập nó), điện, hoặc vật lý (nhiệt).
 Không vận hành máy hoặc phụ kiện trong môi trường có thể cháy nổ.
 Không được thực hiện phép đo khi đang sạc Pin.
 Không được tự ý tháo lắp thiết bị, luôn luôn trả lại EA Technology hoặc nhà
phân phối khu vực để sửa chữa nếu hư hỏng.
2. Chú ý về hoạt động
Khi đo xung điện áp do phóng điện cục bộ gây ra (TEV) cần lưu ý:
1) Lưu ý đến nơi làm việc trong góc hẹp, kết quả đo bị ảnh hưởng nếu quá gần
các thiết bị nối đất khác. Nếu có thể hãy duy trì khoảng cách hơn 30 cm
vuông góc với bề mặt cảm biến.
2) Những nơi có trường điện từ mạnh như là điện thoại di động, máy phát vô
tuyến, VDUs và tín hiệu điện từ chưa được sàn lọc trong dãi tần số từ 0 đến
1GHz có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo. Có thể đo trường điện từ của
khu vực bằng cách giữ đầu dò của máy định vị phóng điện cục bộ tiếp xúc
với tấm thiếc (UltraTEV Locator) trong không khí ít nhất là 1 mét đến bất
kỳ bề mặt dẫn điện nào.
Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu về đặc điểm và điều kiện hoạt động của thiết bị vui lòng
liên hệ:
Infor@vpower.com.vn hoặc instruments@eatechnology.com

4
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

3. Phát hiện phóng điện cục bộ không cần tháo mở máy:


3.1 Tổng quan:
Phóng điện cục bộ là sự phóng điện không hoàn toàn nối tắt các điện cực. Độ lớn
của sự phóng điện thường nhỏ, tuy nhiên chúng là nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của lớp
cách điện cuối cùng dẫn đến phá hủy.
Việc phát hiện sớm phóng điện cục bộ từ thiết bị điện ngay trong khi thiết bị đang
vận hành giúp cho việc bảo trì được nhanh chóng, không mất điện đột xuất, nâng cao độ an
toàn cho người vận hành thiết bị.
Hiện tượng phóng điện cục bộ phát ra năng lượng trong các cách sau:
Điện từ:
 Sóng vô tuyến
 Ánh sáng
 Nhiệt
Âm thanh:
 Âm thanh
 Sóng siêu âm
Khí:
 Ozone
 Nitrous oxides
Việc kiểm tra khi thiết bị còn đang chạy không cần tháo lắp thiết bị là dựa trên phát
hiện một phần tần số vô tuyến của quang phổ điện từ và sóng siêu âm.
3.2 Tín hiệu của sóng siêu âm trong không khí:
Sự phát ra âm thanh từ phóng điện cục bộ được tìm thấy trên toàn bộ quang phổ âm
thanh. Phát hiện phóng điện cục bộ còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân. Sử dụng
thiết bị phát hiện một phần sóng siêu âm của quang phổ âm thanh là một lợi thế. Thiết bị
nhạy cảm hơn so với tai người, không phụ thuộc người vận hành và hoạt động trên tần số
âm thanh.
Đây là phương pháp phát hiện nhạy nhất sử dụng microphone phát hiện sóng siêu
âm trong không khí tại tần số 40 kHz. Đây là một phương pháp rất thành công dùng để phát
hiện phóng điện cục bộ trong điều kiện tiếp xúc không khí giữa nguồn và microphone.Việc
dùng đầu thu siêu âm để phát hiện phóng điện cục bộ rất tốt vì tới gần sự cố xảy ra thì âm
thanh tai người có thể nghe được và khả năng phá hủy thiết bị rất là cao.
3.3 Điện từ trường từ phóng điện cục bộ:
Khi phóng điện cục bộ được tìm thấy bên trong lớp cách điện của tủ trung thế ở
điện áp cao nó sẽ phát ra những sóng điện từ trong dãy tần số radio. Khi sóng điện từ lan
truyền ra bên ngoài tủ sẽ tác động vào vỏ kim loại tạo ra một xung điện áp bên ngoài vỏ
kim loại của tủ. Vì xung điện áp có tần số cao nên nó chỉ ở bên ngoài vỏ kim loại của vỏ tủ.
Điện áp này sẽ nhanh chóng chuyển xuống dưới đất, độ lớn chỉ từ vài millivolts đến một
vài vôn và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn với thời gian tăng lên chỉ một vài nano giây.
Việc phát hiện phóng điện cục bộ không cần tháo mở thiết bị bằng cách đặt một đầu
dò bên ngoài thiết bị trong khi thiết bị vẫn đang làm việc.

5
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

4. Các thiết bị phát hiện phóng điện cục bộ


Thiết bị bao gồm: phát hiện phóng điện cục bộ (UltraTEV Detector), máy kiểm tra
phóng điện cục bộ (UltraTEV Plus+), máy định vị phóng điện cục bộ (UltraTEV Locator),
máy theo dõi phóng điện cục bộ (UltraTEV Monitor).

Thiết bị kiểm tra phóng điện cục bộ (UltraTEV Plus)


Thiết bị kiểm tra phóng điện cục bộ UltraTV Plus + là thiết
bị cầm tay cơ bản dùng để phát hiện và đo phóng điện trong
máy cắt và tủ switchgear. Cả hai trường hợp phóng điện bên
trong và trên bề mặt vật liệu cách điện, máy đều có thể phát
hiện và hiển thị giá trị bằng số trên màn hình màu. Ngoài ra,
còn có khả năng hiển thị số xung trên một chu kỳ, mức độ
nghiêm trọng của phóng điện, cấp độ cao nhất của phóng
điện bên trong, và giá trị bằng số được phát ra từ sóng siêu
âm, cái mà ta có thể nghe được bằng tai nghe.

Máy định vị phóng điện cục bộ (UltraTEV Locator)

Máy định vị phóng điện cục bộ Ultra TEV


Locator là một thiết bị không những đo được
phóng điện mà còn những chức năng mới
được đưa vào:
- Số xung trên một chu kỳ và hiển thị mức độ
nguy hiểm.
- Phát hiện phóng điện bề mặt sử dụng cảm
biến siêu âm.
- Phát hiện phóng điện cục bộ trong cáp sử
dụng một biến dòng (RFCT) để thu thập dữ
liệu.
- Đo nhiệt độ không cần tiếp xúc trực tiếp.
- Đánh giá được nhiệt độ và độ ẩm môi
trường xung quanh.
Một chức năng mới được thêm vào máy
giúp định vị phóng điện cục bộ có thể mở
rộng chức năng của cảm biến bên ngoài và
đĩa thu tín hiệu để lưu lại các dạng sóng cho
việc phân tích sau này.

6
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Máy theo dõi phóng điện cục bộ (UltraTEV Monitor)

Máy theo dõi phóng điện cục bộ Ultra TEV Monitor được tích
hợp đầy đủ, cộng thêm phần quản lý hệ thống. Nó bao gồm
nhiều điểm nối cảm biến, kết nối với bộ xử lý trung tâm, có
thể truyền dữ liệu từ xa.

Máy báo động phóng điện cục bộ (UltraTEV Alarm)

Máy báo động phóng điện cục bộ Ultra TEV Alarm


cung cấp hoạt động giám sát trạm biến áp sử dụng tín
hiệu điện từ và hoạt động sóng siêu âm. Máy có chức
năng cung cấp tín hiệu báo động nếu có bất kỳ hoạt
động rất nhỏ cao hơn tín hiệu báo động đã được cài đặt.
Máy kết nối được với nhau cho phép đo được toàn bộ
trạm biến áp. Hệ thống này cũng báo cáo cả độ ẩm và
nhiệt độ tương đối trong trạm biến áp, khi ta lựa chọn
chế độ truyền dữ liệu GPRS.

PD Monitor

PD monitor là thiết bị có khả năng đo cùng lúc trên


12 kênh để giám sát liên tục hoạt động phóng điện
của tủ điều khiển trong vòng 1 tuần hoặc nhiều hơn
và có thể ghi lại kết quả. Thiết bị này đặc biệt hiệu
quả ở nơi có độ nhiễu môi trường cao và nó sẽ lọc
ra các nguồn nhiễu bên ngoài. PD Monitor cũng rất
hữu ích trong việc phát hiện các hoạt động phóng
điện không liên tục mà thường bị bỏ sót khi tiến
hành kiểm tra với UltraTEV Detector và UltraTEV
Plus +.

7
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5. Tổng quan về máy định vị phóng điện cục bộ (UltraTEV


Locator):

Màn hình màu


cảm ứng Nút nhấn
tắt/mở

Kiểm tra chức Kênh 2: đầu dò có


năng từ tính

Kênh 1: đầu dò
sóng siêu âm

Bộ cảm biến tần số


quang 50/60Hz

Đỏ và xanh dấu
hiệu hai kênh

8
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Đầu dò có từ tính

Cảm biến TEV

Cảm biến siêu âm

5.1 Sạc Pin


Trước khi sử dụng lần đầu tiên, cần phải sạc đầy Pin. Pin được sạc đầy khoảng 7 giờ, tuy
nhiên nếu Pin đã được sạc rồi thì thời gian sẽ giảm lại. Khi Pin được sạc đầy thì bộ sạc tự
động tắt. Trạng thái sạc được chỉ thị bởi đèn LED bên cạnh lỗ cắm sạc.
 Nếu đèn LED tắt thì pin đầy hoặc tắt sạc.
 Nếu đèn LED đỏ thì pin đang được sạc.
 Nếu đèn LED xanh, bộ sạc đã đầy.
 UltraTEV Locator có thể được chuyển về phía trái trong lúc sạc, tuy nhiên điều này
sẽ làm tăng thời gian sạc.
 Không được thực hiện phép đo khi đang sạc Pin.

5.2 Mở/ tắt nguồn thiết bị

Nhấn mở nguồn. Sau khoảng 15 giây Logo EA Technology sẽ hiển thị trên

màn hình. Để tắt nhấn .

9
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5.3 Mở/ tắt nguồn thiết bị


Sau khi màn hình hiển thị Logo, thông tin hệ thống trên màn hình được hiển thị. Bỏ
qua màn hình thông tin hệ thống nhảy qua màn hình chi tiết.
Màn hình thông tin hệ thống sẽ hiển thị những thông tin bên dưới
 Model number - Số Model thiết bị
 Control S/W Version - Phiên bản phần mềm điều khiển hiện thời
 Use Interface Version - Sử dụng phiên bản phần mềm hiện thời
 Serial number - Số serial của máy
 Calibration Due - Ngày hiệu chuẩn của thiết bị
Hệ thống thông tin trên màn hình có thể được xem bằng cách chọn: SETTINGS (cài
đặt) >> SYSTEM INFO (thông tin hệ thống) từ Menu chính.

5.4 Màn hình chính


Sau màn hình hệ thống thông tin, màn hình chính hiển thị bên dưới:

Những mục chính được chọn bằng cách chạm vào các mục trên màn hình
 TEV - Màn hình đo xung điện áp do phóng điện bên
trong (TEV).
 ULTRASONIC - Màn hình đo sóng siêu âm
 CABLE PD - Màn hình đo phóng điện cục bộ cho Cáp trung thế.
 TEMPERARURE - Màn hình đo nhiệt độ.
 FILE BROWSER - Màn hình truy cập lưu hoặc mở file trong thiết bị.
 SETTINGS - Cho phép người sử dụng thay đổi các thiết lập
cho các chế độ khác nhau và xem thông tin trên
màn hình.
5.5 Thiết lập thông số
Máy định vị phóng điện cục bộ (UltraTEV Locator) thì được điều chỉnh với các
thiết lập mặc định bởi nhà máy để sẵn sàng đo ngay lập tức. Người sử dụng có thể thay đổi
các thiết lập theo một tiêu chuẩn hoặc một quy trình riêng.
Từ màn hình chính, chạm vào màn hình chọn SETTINGS. Màn hình hiện ra các
thiêt lập trong danh sách. Danh sách này có thể cuộn lên và xuống sử dụng mũi tên bên
phải màn hình.

10
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

 TEV Settings - Thiết lập cho màn hình đo xung điện áp (TEV).
 Ultrasonic Settings - Thiết lập cho màn hình đo sóng siêu âm.
 Cable PD settings - Thiết lập cho màn hình phóng điện cục bộ Cáp.
 Temperature Settings - Thiết lập cho màn hình đo nhiệt độ.
 Hệ thống thông tin - Thiết lập tần số hệ thống.
Thêm vào những thiết lập, đó là một số nút nhấn ở bên dưới màn hình: Info, -,
+, Default, Save, Menu.
Info - Xem màn hình thông tin hệ thống hiển thị phía trên
- - Thiết lập giảm
+ - Thiết lập tăng
Defaults - Lặp lại các thiết lập mặc định của EA Technology
Save - Lưu lại các cấu hình đã thiết lập
Menu - Quay lại Menu chính
5.5.1 Thay đổi các thông số trong cài đặt (Setting)
Trong màn hình SETTINGS, sử dụng mũi tên bên phải của màn hình để hiển thị
thay đổi các thiết lập. Lựa chọn các thiết lập, màn hình hiển thị sáng lên bằng cách chạm
vào màn hình, thay đổi các giá trị sử dụng nút nhấn – và +. Thay đổi các thiết lập để đạt
được giá trị mong muốn, ấn nút SAVE và lưu lại cấu hình mới. Khi thay đổi ngôn ngữ và
nhấn nút SAVE, thiết bị phải được tắt và quay lại để thực hiện chế độ thay đổi ngôn ngữ.
5.5.2 Thiết lập đo xung do phóng điện cục bộ (TEV)
 Red Threshold - Thiết lập giới hạn màu đỏ (mặc định 29dB).
 Amber Threshold - Thiết lập giới hạn màu vàng (mặc định 20dB).
 Trigger Buzzer - Mở hoặc tắt “trigger buzzer”.
 System Frequency - Thiết lập tần số hệ thống dùng ở 50 hoặc 60Hz như
yêu cầu.
5.5.3 Thiết lập đo sóng siêu âm.
 Red Threshod - Thiết lập giới hạn màu đỏ (mặc định 6dB).
 Gain - Điều chỉnh đo Gain, Gain cao cho phép đo tính hiệu
nhỏ (mặc định 100dB).

11
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

 Recording Length - Thiết lập thời gian của việc ghi lại âm thanh (mặc
định 2 giây).
5.5.4 Thiết lập chế độ Cable PD
 Red threshold - Thiết lập màu đỏ (mặc định 20000 pc).
 Amber threshold - Thiết lập giới hạn màu nhựa thông (mặc định
3000pC).
5.5.5 Thiết lập nhiệt độ
 Red Threshold - Thiết lập giới hạn màu đỏ (mặc định 350C).
 Amber Threshod - Thiết lập giới hạn màu vàng (mặc định 300C).

5..5.6 Thiết lập hệ thống


 Day - Ngày hiện tại trong một tuần.
 Month - Tháng hiện tại.
 Year - Năm hiện tại.
 Hour - Giờ của thời gian trong ngày.
 Minute - Phút của thời gian trong ngày.
 Button Buzze - Bật hoặc tắt “button buzzer”.
 Language - Thiết lập ngôn ngữ.

5.6 Lưu trữ và truy xuất dữ liệu


Truy cập qua menu chính hoặc nút nhấn Browse khi lưu dữ liệu đo. Dữ liệu cung
cấp cho người kiểm tra, có thể xem dữ liệu đo được bảo quản trên thiết bị và cho phép dữ
liệu này sao chép ra bộ nhớ USB bên ngoài. Tất cả dữ liệu được bảo quản trong một cấu
trúc thư mục cụ thể gồm có tên cơ sở nghiên cứu và tên thiết bị. Khi ta chuyển File sang
USB, tất cả cấu trúc thư mục sẽ được bảo quản.
Trong màn hình trình duyệt File, cấp độ hiện tại trong mối quan hệ gốc có thể được
thấy tại tất cả thời gian ngang qua đỉnh màn hình. Để thay đổi cấp độ, sử dụng nút nhấn
“Back” và “Select”. Lựa chọn một Folder từ danh sách và chọn nút nhấn “Select” để đi
đến Folder. Chọn trên nút nhấn “Back” để quay lại Folder.
Chọn trên nút nhấn “Delete” sẽ xóa lựa chọn từ bên trong đĩa và bất cứ dữ liệu bên
dưới trong cấu trúc Folder.
Sao chép dữ liệu đến bộ nhớ USB bên ngoài, đầu tiên chắc chắn USB tương thích
với cổng USB phía sau thiết bị. Đầu màn hình sẽ hiển thị nếu USB được phát hiện. Dữ liệu
có thể được sao chép tại bất cứ cấp độ Folder. Cũng giống như chức năng xóa (Delete), sao
chép một thư mục (Folder) sẽ sao chép tất cả những thư mục bên dưới và bao gồm file
được lưu bên trong. Chọn một file từ thư mục của thiết bị sẽ sao chép file đó và cấu trúc
thư mục cũng sẽ được chép qua USB.
Trình duyệt file cũng cung cấp cho việc cài đặt folder. Nhấn nút “Create” sẽ tạo ra
một thư mục mới (bắt buộc phải cung cấp một tên có thể lưu được).

12
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5.7 Cuộn lại


Một số của màn hình kết hợp các khả năng để cuộn xuống trang sử dụng thanh cuộn
phía bên tay phải của màn hình. Cuộn trang bằng cách dùng tay chạm vị trí muốn đến hoặc
điều khiển thanh cuộn lên xuống bằng tay ấn giữ trượt lên xuống.

5.8 Cách nhập ký tự


Trường hợp người sử dụng cần nhập tên hoặc ký tự, trên màn hình sẽ hiện thị bàn
phím bấm. Chạm vào ký tự (khi bàn phím hiển thị) con trỏ sẽ di chuyển lại vị trí chạm và
ký tự đó sáng lên. Kết thúc việc đánh máy và lưu lại ta chọn nút nhấn “Done”. Chọn nút
nhấn “Back” để huỷ mọi sự thay thay đổi ký tự và quay lại màn hình trước. Để thêm số và
các ký tự đặc biệt ta sử dụng nhấn “Fn”.

5.9 Lưu dữ liệu


Tất cả các dữ liệu có thể được lưu để phục vụ phân tích sau này. Dữ liệu được lưu
với đuôi dạng XML có thể xem bằng trình duyệt web hoặc chương trình đọc ký tự (các
chương trình đọc được: word pad, text, Microsoft office, open office). Dữ liệu có thể được
đưa vào các ứng dụng như Microsoft Excel. Dữ liệu phải được cung cấp tên và dữ liệu, các
thông tin này được lưu vào một file dưới cấu trúc folder sẵn có. Để lấy những file có sẵn
trong thư mục, ta dùng nút “Browse”. File lựa chọn sẽ hiện lên để được nghiên cứu.
Trình tự lưu file. Khi muốn lưu file ta chọn nút “Save”. Ngoài trừ trường hợp lưu
dạng âm thanh, khi bấm “Save” thì dữ liệu được lưu ngay lập tức. Còn đối với lưu âm
thanh cần phải chờ một thời gian ngắn.
Việc cấp bách là nút nhấn “Save” sẽ lưu dữ liệu kết quả đo vào một File trong bộ
nhớ bên trong thiết bị. Dữ liệu có thể di chuyển đến thẻ nhớ cho việc phân tích bên ngoài
thông qua File Browse sử dụng nút nhấn “copy”. Dữ liệu được lưu toàn bộ trong XML cái
mà có thể xem được bởi bất cứ người kiểm tra nào hoặc Web. Định dạng dữ liệu cũng có
thể nhập vào áp dụng như Microsoft Excel. Tất cả dữ liệu cho việc nghiên cứu và tên thiết
bị, những thông tin này thì được bảo quản trong một File dữ liệu và cũng cung cấp cấu trúc
thư mục trong File hiện có. Khi muốn lựa chọn một thư mục/ tên thiết bị, chọn nút nhấn
“Browse”. Cái này được đưa lên file trên màn hình chính để người xem cần nghiên cứu và
lựa chọn thiết bị.

5.10 Màn hình đo xung điện áp do phóng điện bên trong tạo ra (TEV):
Nhấn nút TEV trên màn hình sẽ chọn màn hình đo. Ở đây có một số màn hình khác
biệt để lựa chọn và màn hình sử dụng trong lần đo trước sẽ xuất hiện đầu tiên. Những màn
hình có sẵn:
 TEV – Continous: Chế độ đo liên tục.
 TEV – Continous Pluse Mode: Chế độ đo xung liên tục.
 TEV – Dual Probe: chế độ đo bằng 2 đầu dò.
 TEV – Discharge Pattern: Dạng phóng điện mẫu.
 TEV – Pluse Count Histogram: Biểu đồ ghi lại số xung được đếm.
Mặt định sau khi bắt đầu, màn hình TEV- Continuous sẽ xuất hiện.

13
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5.11 TEV – Continuous


Màn hình hiển thị việc đọc dữ liệu từ Channel 1 hiển thị liên tục trong mỗi giây. Màn
hình được hiển thị bên dưới.

Trang thái
Chế độ đo Pin

Giá trị đọc


cao nhất
Giá trị TEV

Hiển thị đèn


Lịch sử giao thông
hiển thị

 Measurement Mode – Thông tin người sử dụng có thể chọn chế độ hiện tại.
 TEV Reading – Hiển thị cấp độ xung điện áp do phóng điện gây ra hiện tại theo
dB.
 Historic Reading – Hiển thị 15 giá trị đo sau cùng trên một biểu đồ di chuyển,
được mã hóa bằng màu sắc xanh, vàng, đỏ.
 Tracffic Light Display – Cho thấy tình trạng cấp độ tín hiệu hiện tại như: xanh,
vàng hoặc đỏ, và đã được định rõ trong thiết lập Menu. Thiết lập mặc định giống
(nhỏ hơn 20dB = xanh, từ 20 – 29dB = màu vàng, và lớn hơn 29dB = đỏ)
 Maximum reading- giá trị đọc lớn nhất đạt được từ chế độ này hoặc giá trị tối đa
được lặp lại.
Thêm vào những thông tin này, ở đây một số nút nhấn ở bên dưới của màn hình:
Reset, Mode, Back, Save, và Menu.
Reset – Đặt lại số đo cao nhất.
Mode – Di chuyển đến chế độ đo xung điện áp của phóng điện.
Back – Di chuyển để quay lại màn hình ban đầu.
Save – Lưu lại giá trị đo hiện tại.
Menu – Quay lại Menu chính.

14
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5.12 TEV – Continuous Pulse Mode


Màn hình hiển thị tín hiệu xung điện áp của phóng điện cục bộ từ Channel 1 được
cập nhật liêu tục từng giây.

 TEV Reading – Chỉ ra cấp độ đo xung điện áp do phóng điện cục bộ (TEV) theo dB.
Ở đây được mã hóa màu sắc xanh, vàng, đỏ.
 Pluses – Chỉ ra số xung được đếm trong 2 giây. Máy định vị phóng điện cục bộ
(UltraTEV Locator) đo số xung trong nữa giây và nhân với 4 để hiển thị tương đương
với máy kiểm tra phóng điện cục bộ (UltraTEV Plus+).
 P/Cycle – Chỉ ra số xung cho mỗi chu kỳ dựa trên tần số chính 50Hz hoặc 60Hz. Chú
ý tần số hệ thống thì được thiết lập trong màn hình thiết lập từ Menu chính.
 Severity – Chỉ ra mức độ nghiêm trọng tại thời điểm đo, được tính bằng độ lớn của
xung điện áp do phóng điện tạo ra (mV) nhân với số xung của mỗi chu kỳ.
Thêm vào những thông tin này, ở đây một số nút nhấn ở bên dưới của màn hình:
Reset, Mode, Back, Save, và Menu.
Reset – Đặt lại số đo cao nhất.
Mode – Di chuyển đến màn hình xung điện áp do phóng điện kế tiếp.
Back – Di chuyển để quay lại màn hình đo ban đầu.
Save – Lưu lại giá trị đo hiện tại.
Menu – Quay lại Menu chính.

15
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5.13 Đo xung điện áp do phóng điện tạo ra từ hai đầu dò


Màn hình thiết bị hiển thị tín hiệu vào của 2 đầu dò. Thêm vào độ lớn xung điện áp
đo được, đầu dò nào nhận tín hiệu trước được hiển thị thể hiện bằng chữ “First”.

 Chỉnh độ lớn của tín hiệu của kênh 1(Channel 1) – Sử dụng nút nhấn + và - ở
bên trái để tăng hoặc giảm cấp độ hiển thị TEV.
 Chỉnh độ lớn của tín hiệu của kênh 2(Channel 2) – Sử dụng nút nhấn + và - ở
bên phải để tăng hoặc giảm cấp độ hiển thị TEV.
 Kênh một hiển thị Trigger – Điều này được chỉ thị bởi ô vuông màu xanh bên
dưới độ lớn của tín hiệu xung điện áp và máy cho thấy có hay không có tín hiệu có độ lớn
như trên kênh 1 như đã cài đặt trước +/-. Như trên hình kênh một hiển thị 24 dB và
“Trigger” điều này có nghĩa có xung 24 dB vào đầu dò kênh 1.
 Kênh 2 hiển thị Trigger – Điều này được chỉ thị bởi ô vuông màu xanh bên dưới
độ lớn xung điện áp và máy cho thấy có hay không sự có mặt xung trên Kênh 2 tại ở độ
lớn hiện tại (Trong hình là 27 dB).
 Kênh 1 hiển thị First – Điều này được chỉ thị bởi ô vuông màu đỏ bên dưới chỉ thị
Trigger và nó chỉ xuất hiện khi kênh 1 nhận cùng một tín hiệu trước kênh 2.
 Kênh 2 hiển thị First – Điều này được chỉ thị bởi ô vuông màu đỏ bên dưới chỉ thị
Trigger và nó chỉ xuất hiện khi kênh 2 nhận cùng một tín hiệu trước kênh 1.

Thông tin hiển thị trên chỉ thị First được sử dụng để xác định vị trí nguồn của tín hiệu
phóng điện.
Ở 2 bên màn hình đều có 3 nút nhấn: +, Auto, -.

+ Tăng cấp độ kích hoạt.


Auto Tự động đo độ lớn xung điện áp (TEV). Nút nhấn này sẽ sáng lên khi tiến
hành đo.
- Giảm cấp độ kích hoạt.

Nút nhấn bên trái màn hình điều khiển kênh 1, bên trái đầu dò, và nút nhấn bên phải
điều khiển kênh 2, đầu dò bên phải.
Thêm vào những chức năng ở đây một số nút nhấn ở bên dưới của màn hình: Auto/
Manual, Test, Mode, Back, Save, Menu.

16
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Auto/ Manual - Đảo chiều tự động sang điều khiển bằng tay hoặc ngược lại của
việc dò tín hiệu xung điện áp(TEV).
Test - Kích hoạt kiểm tra xung tại mặt bên của thiết bị .
Mode - Di chuyển màn hình đo tiếp theo.
Back - Quay lại màn hình đo xung điệp áp (TEV) ban đầu.
Save - Lưu lại giá trị đọc hiện tại.
Menu - Quay lại Menu chính.

5.14 Vị trí của xung trên một chu kỳ hình sin:


Màn hình hiển thị này hiển thị dạng phóng điện trên một chu kỳ thời gian chính
(20milli giây) cho kênh 1 (Đầu dò 1). Để sử dụng tính năng này, nguồn có tần số chính
50Hz phải được kết nối với thiết bị hoặc cảm biến ánh sáng có khả năng nhận một tham
chiếu từ năng lượng chính của đèn. Chu kỳ được chia thành bốn mươi khe và khi có xung ở
khe nào thì nó sẽ hiện lên ở khe đó. Biểu đồ được cập nhật từng giây.

Để điều chỉnh độ của xung điện áp (TEV), sử dụng nút nhấn “+” và “-” ở bên phải
để tăng hoặc giảm độ lớn thể hiện ở trung tâm màn hình.
Dạng (Pattern) phóng điện trên một chu kỳ chính được thể hiện bên dưới biểu thị độ
lớn bằng dB, các trục ngang đại diện cho thời gian và được đánh dấu từ 0, 90, 180, 270 và
360 độ. Xung được hiển thị như đường thẳng đứng dọc theo đường thời gian.
Phía tay phải của màn hình có 2 nút nhấn:
- Tăng lên để dò xung điện áp (TEV) lớn theo dB.
- Giảm để dò xung điệp áp (TEV) nhỏ theo dB.
Có những chức năng được thêm vào, ở đây có một số nút nhấn dọc theo phía dưới
của màn hình: Mode, Back, Save, Menu.
Mode: Di chuyển màn hình đo ở chế độ tiếp theo.
Back: Quay lại màn hình đo ở chế độ trước đó.
Save: Lưu lại kết quả đo.
Menu: Quay lại màn hình chính.

17
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5.15 Biểu đồ số xung điện áp của phóng điện cục bộ:


Màn hình này hiển thị biểu đồ sự liên quan giữa độ lớn xung điện áp của phóng
điện (TEV) so với số xung trên một chu kỳ. (trục x: độ lớn của xung, trục y số xung tính
trong một chu kỳ tần số).

Màn hình này rất hữu ít cho việc xác định nhiều tín hiệu phóng điện ở các nhiều độ
lớn khác nhau và mức xung khác nhau. Đặc biệt trong trường hợp số xung ít với cường độ
lớn sẽ che lấp số xung cao có cường độ thấp hơn.

Sóng siêu âm – đầu dò bên trong:


Màn hình đo sóng siêu âm được hiển thị bên dưới:

 Giá trị đo sóng siêu âm được hiển thị theo Decibel Microvolts (dBμV)
 Tính hiệu xanh đỏ hiển thị cho biết nếu giá trị đo cao hơn ngưỡng thiết lập
trong màn hình chính “Ultrasonic Setting”. Giá trị mặc định giá trị >6dB
màu đỏ.
 Độ khuếch đại có thể được điều chỉnh từ 60 dB đến 100 dB sử dụng nút
nhấn ‘G-’ và ‘G+’ mỗi bước là 20 dB. Nếu mũi tên xuất hiện hướng lên, ta
phải tăng giá trị độ khuếch đại để cải thiện độ chính xác của kết quả đo. Nếu
mũi tên chỉ hướng xuống thì ta phải giảm giá trị khuếch đại.

18
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

 Độ lớn của tín hiệu âm thanh được truyền đến tai nghe có thể được điều
chỉnh bằng cách trượt trên thanh Volume để đạt được âm thanh yêu cầu.
 Tần số bộ lọc có thể được thiết lập hoặc là 25kHz hoặc 40kHz phụ thuộc
vào cảm biến bên ngoài. Tần số bộ lộc có thể được thay đổi sử dụng nút
nhấn ‘Mode’ bên dưới màn hình.
Trong những chức năng được thêm vào, ở đây có một số nút nhấn dọc theo bên
dưới màn hình: G-, G+, Mode, Save, Menu.
G- - Giảm giá trị khuyết đại.
G+ - Tăng giá trị khyết đại.
Mode - Thay đổi tần số bộ lọc.
Save - Lưu lại kết quả đo được.
Menu - Thay đổi màn hình chính.

5.16 Kiểm tra phóng điện cho cáp


Hiển thị màn hình kiểm tra phóng điện cáp như bên dưới:

 Giá trị phóng điện cục bộ – Hiển thị cấp độ phóng điện trong pC.
 Lịch sử các số đo – Cho thấy 15 giá trị đo cuối cùng trên biểu đồ, màu sắc được
mã hóa theo màu xanh, vàng, đỏ đê cho thấy mức độ nguy hiểm.
 Hiển thị cấp độ xanh, vàng, đỏ – Cho thấy cấp độ phóng điện như màu xanh,
vàng, hoặc đỏ được thiết lập mặc định của nhà sản xuất và có thể thay đổi được.
 Số đo tối đa - Số đo lớn nhất trong quá trình đo được ghi lại.
Một số nút có chức năng khác như sau:
Reset (Cài lại) – Cài lại giá trị tối đa trên màn hình đọc, xoá các dữ liệu đang đọc.
Save (Lưu) – Lưu lại giá trị thiết bị đang hiện thị.
Menu (Danh sách chức năng) - Trở lại màn hình lựa chọn chức năng chính.

19
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

5.17 Đo nhiệt độ
Màn hình đo nhiệt độ được hiển thị bên dưới. Để sử dụng chức năng này cần phải kết
nối thiết bị đo nhiệt bằng hồng ngoại (không cần tiếp xúc với vật phát nhiệt).

- Giá trị nhiệt độ (Temperature reading): Hiển thị giá trị nhiệt độ hiện tại ở độ 0C từ
đầu dò hồng ngoại không cần tiếp xúc.
- Màu sắc hiển thị (Traffic Light Display): Hiển thị nhiệt độ màu xanh, vàng, đỏ
được thiết lập trong mục cài đặt.
- Giá trị lớn nhất (Maximum Reading): Hiển thị giá trị lớn nhất mà thiết bị đã đọc
được.
- Áp suất (pressure): Hiển thị giá trị áp suất theo mbar.
- Điểm sương (Dew point): dựa vào nhiệt độ và độ ẩm đo được thiết bị sẽ tính được
điểm sương.
- Nhiệt độ môi trường (Ambient temperature): Hiển thị nhiệt độ môi trường xung
quang thiết bị theo độ C.
- Độ ẩm (Humidity): Hiển thị độ ẩm xung quanh thiết bị theo phần trăm.
Một số nút chức năng thêm:
Reset: Xoá dữ liệu hiển thị giá trị lớn nhất.
Save: Lưu dữ liệu thiết bị đang hiển thị.
Menu: Quay trở lại màn hình điều khiển chính.

20
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

6. 6. Vị trí kiểm tra chức năng đầu dò của máy

Phụ kiện này gồm 2 tấm phẳng ở hai bên hông của máy có ký hiệu ‘probe test
point’(điểm kiểm tra đầu dò). Một xung phát ra ở hai ví trí đó để xác định sự nhận tín hiệu
của đầu dò còn hoạt động hay không?
Để kiểm tra ta cần mở máy định vị phóng điện cục bộ (UltraTEV Locator), chuyển
sang chế độ đo ở 2 đầu dò cùng một lúc (TEV – Dual Probe). Nối hai đầu dò vào máy và
bấm nút “Test” (kiểm tra) trên màn hình. Đặt hai đầu dò vào hai bên thiết bị điều chỉnh độ
lớn của tín hiệu đạt đến một giá trị không đổi ở cả hai đầu dò (nhấn auto).Tín hiệu phát ra
từ máy khoảng 38 dB +/- 4 dB với một kênh báo nhận tín hiệu trước. Lưu ý, dựa vào đường
đi tín hiệu khi hai đầu dò đo độ lớn thì có thể vì một nguyên nhân nào đó tại một đầu dò
không phát hiện được tín hiệu từ đầu dò nào trước, trong trường hợp như vậy ta có thể đổi
vị trí của hai đầu dò khi có đó thể một đầu sẽ cho biết tín hiệu đến trước.

Để tắt chế độ kiểm tra ta nhấn nút “Test” một lần nữa.

21
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Luôn luôn kiểm tra chức năng của đầu dò trước khi sử dụng thiết bị.
7. 7. Quy trình đo xung điện áp (TEV)
7.1. Đo nhiễu của môi trường.
Nguồn tín hiệu sóng điện từ bên ngoài có thể nguyên nhân tạo ra một xung điện áp nhỏ
trên thành tủ trung thế. Những nguồn này có thể từ cách điện của đường dây trên không, xứ
xuyên của máy biến áp, gần nơi phát sóng radio mạnh, thậm chí là giao thông gần đó.
Những nguồn này cũng tạo ra xung điện (TEV) trên thành kim loại không phải tủ cắt, như
kim loại của thành cửa của trạm điện, hàng rào bằng kim loại. Loại nhiễu cũng sẽ được đo
trên bên mặt của thành tủ. Nếu nhiễu cao hơn 10 dB thì bộ đếm xung của máy định vị
phóng điện cục bộ mặt định giá trị là 0 dB.
Do độ lớn của nhiễu từ những phần kim loại không kết nối với tủ (cửa kim loại, hàng
rào bằng kim loại). Ghi lại 3 giá trị và số xung trên nhưng phần này sau đó lấy giá trị trung
bình độ lớn giá trị đo được.

7.2 Đo độ lớn của xung trong tủ Switchgear


Chọn biển TEV trên màn hình chính sau đó chuyển sang chế độ TEV – Continuous (đo liên
tục) trên màn hình. Nối đầu dò màu đỏ vào kệnh 1 (Chỉ có kênh một mới đo được chế độ
này). Để lấy dữ liệu giữ cho đầu dò xung điện áp (TEV) vuông góc tiếp xúc với phần kim
loại của tủ (hướng dẫn như hình bên dưới). Máy sẽ hiển thị giá trị đo xung điện áp (TEV)
trên màn hình và sẽ lưu kết quả trên biểu đồ.

Đúng Sai
Một đầu dò kênh một có thể đo ở các chế độ sau:
 TEV – Continous: Chế độ đo liên tục.
 TEV – Continous Pluse Mode: Đo độ lớn kèm theo số xung của phóng điện cục bộ
liên tục.
 TEV – Discharge Pattern: đo dạng phóng điện dựa trên vị trí chu kì hình sin.
 TEV – Pluse Count Histogram: Biểu đồ ghi lại số xung được đếm.
Mặt định sau khi bắt đầu, màn hình TEV- Continuous sẽ xuất hiện.

22
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Vị trí đo trên tủ máy cắt phải đặt ở ngay giữ các phần kiểm tra ở mỗi thành tủ (Hộp chứa
đầu cáp, thanh cái, máy cắt, VT). Vị trí và tình trạng điện của máy cắt hoặc các phần đóng
cắt trung và cao thế phải được biết rõ vì nếu trường hợp thiết bị không có điện sẽ làm cho
việc đọc giá trị sai mặc dù đúng vị trí đo.
Trường hợp nhiễu môi trường > 10 dB, giá trị đo >20 dB với số xung là 50 thì ta nên lấy
trung bình liên tiếp 3 giá trị. Trường hợp ngược lại, ta lấy giá trị ở lần đo đầu tiên.

7.2.1. Lưu ý về độ lớn khi đo


1. Khi đo giá trị trên một dãy tủ ở vị trí tiếp xúc với nhau với giá trị được cho là phóng điện
thì cần thiết phải thực hiện đo thêm vài vị trí xung quanh tìm ra vị trí có cường độ lớn nhất.
2. Khi do cho cáp nơi đầu nối với máy biến áp hay tủ cần phải để đầu dò của máy cách mặt
đất 1.5 m để đảm bảo an toàn.
3. Khi độ lớn của xung điện áp (TEV) giảm nhanh theo khoảng cách. Thì vị trí phóng điện
là vị trí có cường độ tín hiệu lớn nhất. Thường trong vòng 5m xung quanh vị trí phóng
điện, tuy nhiên vị trí cao nhất có thể xảy ra do sự giao thoa sóng giữa tín hiệu và sóng phản
xạ.
4. Để đo chính xác hơn, nơi phóng điện thường được định vị bằng việc so sánh thời gian
của xung ở nhiều điểm khác nhau. Trường hợp này ta nên dùng hai đầu dò được hướng dẫn
ở phần sau.

7.3 Định vị vị trí của phóng điện cục bộ


Trước khi sử dụng thiết bị người sử dụng phải làm quen với thiết bị trước. Những hướng
dẫn sau đây được mặc định là người sử dụng là làm quen với việc sử dụng các chức năng
của máy định vị phóng điện cục bộ.

7.3.1 Nhưng bước cần làm để định vị vị trí phóng điện.


1. Chuyển máy sang chế độ TEV – Dual Probe mode. Để hai đầu dò ở vị trí kiểm tra ít nhất
60 cm và nhấn nút ‘auto’ ở cả hai đầu dò.
2. Sau khi hoàn thành đặt ở chế độ tự động cần phải giảm xuống vài dB ở cả hai đầu dò.
Sau đó, di chuyển thật nhanh hai đầu dò vào vị trí cần xác định phóng điện cục bộ.

7.3.2 Lưu ý về định vị vị trí phóng điện cục bộ


Khi kiểm tra phóng điện ở đầu cáp, tín hiệu nhiễu có thể từ bên ngoài theo vỏ cáp đi vào
hoặc từ đầu cáp và cần thiết phải xem xét phóng điện ở đầu cáp hay ngoài cáp đi vào. Nên
việc quan trọng phải xem xét tất cả các khả năng tín hiệu truyền tới trong quá trình đo.

7.3.3 Xác định nguồn phóng điện


Có rất nhiều dạng phóng điện có đặc điểm về xung hoặc độ lớn liên quan đến pha của
nguồn. Chế độ xem dạng phóng điện (TEV – Discharge Pattern mode) có thể giúp ta xác
định dạng phóng điện. Rất khó nhận biết xung trên biểu đô hình sin là phóng điện nên ta
cần phải có dạng mẫu khi đánh giá phóng điện cục bộ.

23
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Ví dụ về hiện tượng corona thì các xung thường tìm thấy ở phần chu kỳ âm ngay đỉnh
ngoài ra không còn thấy chỗ khác tất cả các xung có cùng độ lớn thì thường là corona do
thiết bị có hình dạng nhọn có hiệu điện thế cao. Về phóng điện mà các xung được tìm thấy
ở chu kỳ dương thường là ở corona của hình dạng nhọn nhô ra nhưng có hiệu điện thế thấp
hơn. Nếu thật sự không biết biểu đồ pha như thế nào thì rất khó xác định giữa hai trường
hợp trên nhưng dù gì cũng biết được là có nguồn corona nếu việc kiểm tra phóng điện chỉ ở
mức độ phát hiện thì không cần phải kiểm tra gì thêm trong trường hợp này.
Phóng điện giữa hai bề mặt của chất cách điện (hoặc có thể là lỗ trống trong chất cách điện)
thông thường ở trường hợp này ta cần phải xem xét độ lớn. Nó có thể xuất hiện ở hai phần
âm và dương của chu kỳ và bắt đầu trước khi điện áp bằng không và kết thúc trước khi đạt
được hiệu điện thế tối đa. Với những khoảng chia đó theo chu kỳ, sự xuất hiện có thể là ít
và mang tính ngẫu nhiên. Và nó cũng xảy ra tương tự ở những khoảng chia khác.
Phóng điện giữa chất cách điện và bề mặt kim loại (ví dụ: ở chỗ nối không tốt) dạng phóng
điện ở hai nữa chu kỳ cũng giống nhau và có một chút không đối xứng giữa chu kỳ âm và
chu kỳ dương. Phóng điện giữa hai mặt kim loại (Ví dụ: dây nối đất của xứ xuyên và chỗ
nối) thường thì cường độ lớn và thường xuyên trong một giới hạn về độ lớn và thời gian.
Nếu trường hợp một bên phẳng và một bên cong thì phóng điện giữa hai mặt này có sự
khác biệt lớn giữa 2 phần âm và dương của chu kỳ.
Hoặc tiếp xúc không tốt cũng dễ dàng nhận thấy vì nó tạo ra nhiều xung phóng điện khi
dòng điện ở điều kiện cực đại. Trường hợp này xảy ra là do thiết bị đang được cấp điện từ
máy biến áp.

7.3.4 Kiểm tra phóng điện phần thiết bị có thể cô lập.


Khi xác định nguồn phóng điện cục bộ ở phần thiết bị có thể cô lập ví dụ như máy cắt, VT,
... Nếu phóng điện được tìm thấy trong các loại trên thì nếu có thể hãy cố gắng cô lập phần
này và tiếp tục kiểm tra phóng điện cục bộ ở những phần khác có thể phần của thanh cái.
Trong trường hợp cụ thể, Có thể cần thiết phải xác định phóng điện ở (plug bushing) của
máy cắt, hoặc (orifice bushing) của thanh cái.
Khi phát hiện phóng điện cục bộ ở tại vị trí máy cắt, máy cắt được cô lập nhưng ta vẫn phát
hiện còn tín hiệu báo là có phóng điện cục bộ thì thường nó thuộc orifice bushing ở phần
chứa thanh cái. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra.
Khi plug bushing đã ngắt khỏi orifice bushing.

24
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

8. 8. Quy trình đo bằng sóng siêu âm


Bật nguồn thiết bị và chọn chế độ do sóng siêu âm (Ultra), cắm tai nghe và điều chỉnh âm
lượng vừa nghe. Số đo sẽ hiển thị liên tục trên màn hình. Đo lường tiếng ồn xung quanh cần
được thưc hiện. Chỉnh khuếch đại âm thanh (Gain) tối đa để bắt đầu và giảm dần nếu giá trị
đọc trở nên quá cao. Khảo sát các điểm trong tủ trung thế dùng cảm biến siêu âm đối với bất
kỳ khe hở trong tủ trung thế, đặc biệt là búp sen hộp cáp chứa đầy không khí, VT và buồng
thanh cái. Tại các vị trí đo cần phải giữ khoảng cách an toàn cho người thao tác.
Tín hiệu siêu âm trong tủ đo được trên mức nhiễu của môi trường có một ý nghĩa nào đó có
thể là không phóng điện nhưng trong tủ có âm thanh lạ thì cần phải kiểm tra lại kỹ nguyên
nhân. Phóng điện thật được nhận biết bởi dạng âm thanh kêu răng rắc (giống như tiếng chảo
rán) trong tai nghe (được cung cấp âm thanh mẫu).
Chuyển đổi từ dBμV sang dB SPL (mức áp suất âm thanh) trừ đi 19 dB từ giá trị đọc.

25
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

9. 9. Phụ kiện
9.1 Cảm biến siêu âm linh hoạt (Flexible Sensor)

Cảm biến siêu âm linh hoạt cung cấp phương pháp đo


phóng điện ở những phần không với tới được của tủ
trung thế. Cảm biến được đặt tại điểm cuối cho phép
dễ dàng điều chỉnh góc độ của cảm biến. Cho phép
người sử dụng có thể đo những nơi khó khăn mà vẫn
hiển thị được kết quả.

9.2 Cảm biến rung tần số siêu âm (Ultrasonic Contact Proble)

Cảm biến rung được cung cấp để phát hiện


phóng điện trong những thiết bị đóng kín, không
có không khí trực tiếp từ nguồn phóng điện đến
cảm biến. Đầu dò được kết nối bằng ngàm hoặc
nam chân xung quanh cảm biến. Đầu dò sẽ phát
hiện nguồn phóng điện bên trong tủ điện bằng
cách phát hiện năng lượng truyền đến vỏ tủ điện.
Chú ý khi thực hiện phải loại bỏ các nguồn khác
để có thể xác định được tín hiệu phóng điện bên
trong tủ.

26
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

10. 10.Hướng dẫn đọc kết quả của máy đo phóng điện cục bộ

Số đo xung điện áp (TEV) Kết luận

1. Số đo của môi trường cao, tức là a. Mức độ tiếng ồn nền cao có thể che giấu
lớn hơn 20dB. phóng điện bên trong tủ trung thế.

b. Có thể do ảnh hưởng bên ngoài. Nếu có thể


hãy loại bỏ tiếng ồn bên ngoài và kiểm tra lại
cách khác bằng cách sử dụng máy theo dõi
phóng điện cục bộ để nhận biết bất kỳ phóng
điện trong tủ trung thế.

2. Nếu tất cả số đo trong tủ trung thế


và tham khảo số đo nền đều nhỏ Phóng điện không đáng kể, khảo sát lại hàng năm.
hơn 20 dB.

3. Đo môi trường nhiễu lớn hơn 10 dB Có khả năng phóng điện cục bộ mạnh bên trong
và và số do của tủ trung thế là lớn tủ trung thế.
hơn 20 dB. Đề nghị kiểm tra thêm bằng cách sử dụng máy
định vị phóng điện cục bộ (PD Locator) hoặc máy
theo dõi phóng điện cục bộ (PD Monitor).

4. Số lượng xung hơn 1000. Ở đây có thể có hoạt động lan truyền điện từ trong
vùng. Nếu giá trị đọc lớn hơn 20 dB đề nghị nên
dùng một máy định vị phóng điện cục bộ
(UltraTEV Locator) để xác định vị trí hoạt động
điện từ bên ngoài vào hay từ trong ra.

Số lượng xung cao có thể gây ra bởi phóng điện


bề mặt. Trong trường hợp này, có thể dùng máy
kiểm tra phóng điện cục bộ (UltraTEV Plus+) để
kiểm tra có phóng điện bề mặt hay không.

27
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

11. Số đo phóng điện (bằng dB) liên quan đến độ lớn của phóng
điện (tính bằng pC)
Tiêu chuẩn IEC 60270 về phóng điện cục bộ, đo sự di chuyển điện tích từ hệ thống dây dẫn
điện áp cao khi xảy ra phóng điện. Do đó, độ lớn phóng điện thường thể hiện trong pico-
coulombs (pC). Thiết bị phát hiện phóng điện cục bộ thường dùng tần số (điển hình từ 10 –
300 kHz) để tìm phóng điện cục bộ cho tất cả thiết bị có điện áp cao của nhà máy, ngoại trừ
cáp dài, có thể xem như tụ gộp.

Thiết bị đo phóng điện bên trong trong dãy tần số từ 3 – 100 MHz. Tại tần số cao này các thiết
bị sử dụng điện cao thế của nhà máy điện hoạt động giống như đường dây truyền tải hơn là tụ
điện. Diện tích nằm dưới biểu đồ điện áp/thời gian mô tả hiện tượng phóng điện, tỷ lệ số điện
tích di chuyển trong thời gian phóng điện.

Cảm biến phát hiện tín hiệu xung điện áp (TEV) đo điện áp đỉnh ở thành tủ là diện tích dưới
đường cong (của xung). Vì vậy, ở đây thiết bị đã đo gián tiếp số điện tích trong thời gian
phóng điện. Ngoài ra, xung điện áp này phát hiện bên ngoài vỏ tủ và nó có tỉ lệ không đổi với
điện từ trường phát ra từ phóng điện cục bộ.

Khi xung di chuyển dọc theo bề mặt bên ngoài của vỏ tủ cho nó phân tán lan tỏa. Điều này
dẫn đến việc giảm biên độ đỉnh vì diện tích lớn trong khi lượng điện tích là không đổi. Vì
thế, càng xa khu vực phóng điện, sự suy giảm càng lớn.

Mối quan hệ rõ ràng giữa dB và pC thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đa số khó xác định số
lượng.

Một số thử nghiệm gần đây được thực hiện bởi một bên độc lập và quan sát việc đo bởi EA
Technology, trên các thành phần hệ thống khác nhau, kết hợp cả hai phát hiện phóng điện
thông thường và việc đo xung điện áp (TEV), mang lại kết quả chi tiết trong các bảng trang 25
và 26.
11.1 Phóng điện bề mặt
Cách tốt nhất để phát hiện phóng điện bề mặt là dùng công nghệ dò sóng siêu âm. Tín hiệu
điện từ trường của phóng điện bề mặt rất thấp so với tín hiệu phóng điện bên trong. Ngoài ra,
những tín hiệu điện từ được tạo ra bởi phóng điện bề mặt có tần số thấp hơn so với hoạt động
của thiết bị. Điều này là do dạng sóng có thời gian tăng chậm. Trong nhiều trường hợp các tín
hiệu không được thu bởi thiết bị TEV vì chúng thấp hơn cấp độ tiếng ồn xung quanh.
11.2 Phóng điện bên trong
Phóng điện bên trong vỏ cách điện, vẫn tạo ra âm thanh siêu âm hoặc âm thanh nghe được
nhưng do vị trí phóng điện nằm bên trong chất cách điện nên việc dò tìm bằng phương pháp
siêu âm không khả thi. Phóng điện bên trong phát sinh ra từ trường ở tần số từ 3 – 80 MHz, từ
trường này tạo trên thành tủ một xung điện áp, sử dụng máy ta có thể bắt xung này trên vỏ tủ.
Độ lớn của xung này tỉ lệ thuận với cường độ điện trường từ đó tỷ lệ thuận với mức độ phóng
điện bên trong vật liệu cách điện.

28
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Bảng 1 Bảng so sánh độ lớn tương đối phóng điện cục bộ đơn vị dB-pC
cho đầu nối giữa thiết bị và đầu cáp 25kV

Đọc chỉ số xung điện (TEV) (dB) PD quy ước đo lường (pC)
0 32
5 56
10 100
15 178
20 316
25 560
30 1,000
35 1,780
40 5,600
45 39,990
50 10,000
55 17,800
60 31,600

Bảng 2 cho một số kết quả từ thực nghiệm phóng điện từ pha với đất trong hộp cáp 11kV
Bảng 2: Bảng so sánh độ lớn tương đối phóng điện cục bộ đơn vị dB – pC
của hộp cáp 11kV

Đọc giá trị xung điện áp (TEV) (dB) PD quy ước đo lường (pC)
0 100
5 178
10 316
15 526
20 1.000
25 1,780
30 3,160
35 5,620
40 10,000
45 17,800
50 31,600
55 56,200
60 100,000

Bảng 3 cho một số kết quả thực nghiệm phóng điện từ pha xuống đất trong sứ cách điện
SRBP của máy cắt dầu.

29
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Bảng 3 Độ lớn của phóng điện cục bộ đơn vị dB-pC của sứ SRBC trong máy cắt dầu

Đọc giá trị xung điện áp (TEV) (dB) PD quy ước đo lường (pC)
0 134
5 239
10 423
15 753
20 1,340
25 2,390
30 4,230
35 7,530
40 13,400
45 23,900
50 42,300
55 75,300
60 134,000

Bảng 4 Độ lớn tương đối của Phóng điện cục bộ


từ thực nghiệm cho CT 11KV đơn vị dB - pC

Đọc giá trị xung điện áp (TEV) (dB) PD quy ước đo lường (pC)
0 224
5 399
10 708
15 1,260
20 2,240
25 3,990
30 7,080
35 12,600
40 22,400
45 39,990
50 70,800
55 126,000
60 224,000

Nhấn mạnh rằng các bản trên chỉ nên được sử dụng như một hướng dẫn. Trong khi nó
thường đúng khi tăng cấp độ pC tương đương với mức tăng dB, các yếu tố như nguồn
gốc của hoạt động phóng điện và suy giảm trên đường dẫn có ảnh hưởng đáng kể đến
kết quả kiểm tra.

30
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

12. Thông số kỹ thuật thiết bị chính:

12.1 Cảm Biến TEV (Có 2 cảm biến TEV dùng để định vị vị trí phóng điện theo
phương pháp thời gian di chuyển sóng điện từ):
Cảm biến : Điện dung
Dãy kiểm tra : 0-60dBmV
Độ rộng băng thông : 2-80Mhz
Độ phân giải : 1dB
Độ chính xác : ±1dB
Số xung tối đa trong chu kỳ : 2216
Độ lớn xung nhỏ nhất : 10 dBmV
Tần số xung thấp nhất :10 Hz

12.2 Cảm Biến Siêu Âm (Ultrasonic) (Được tích hợp sẳn trong một cảm biến
TEV):
Dải kiểm tra : -7 dBµV đến 68dBµV
Độ phân giải : 1dB
Độ chính xác : ±1dB
Độ nhạy của cảm biến :-65 dB
Tần số trung tâm cảm biến : 40 kHz
Đường kính cảm biến : 16 mm
Tần số phách : 38.4 kHz

12.3 Cảm Biến biến dòng (RFCTs) (Dùng kiểm tra phóng điện cục bộ trên cáp):
Cảm biến : RFCT
Dải kiểm tra : 0 – 25000 pC
Độ phân giải : 98 pC
Độ chính xác : ±98 pC
Tần số xung thấp nhất : 10 Hz

12.4 Phần cứng:


Lớp bảo vệ : Vỏ đúc nhựa
Hiển thị : Màn hình LCD nhiều màu
: Đèn LED
Điều khiển : màn hình cảm ứng
Cổng kết nối : Lỗ cắm đầu dò kênh 1 (TEV/Ultrasonic)
: Lỗ cắm đầu dò kênh 2 (TEV)
: Lỗ cắm cảm biến biến dòng (RFCT)
: 2 Lỗ cắm cảm biến siêu âm
: Lỗ cắm đầu dò nhiệt độ không cần tiếp xúc
: Lỗ cắm headphone
: Lỗ cắm USB
: Lỗ cắm bộ sạc.
Headphone : ≤ 8Ohms

31
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

12.5 Môi trường:


Nhiệt độ hoạt động : 0 - 550 C
Độ ẩm : 0 – 90 %
IP : 30
12.6 Kích thước:
Kích cỡ : 240mm x 140mm x 140mm
Nặng : 1.7 kg

12.7 Thông số về pin:


Pin bên trong máy : 3.7V 27.2Ah Lithium – ion
Thời gian hoạt động : 13 giờ
Pin xạc điện thế : 90 – 264 V AC
Tần số : 47-63Hz
Điện áp sạc : 18VDC
Dòng điện sạc : 2500mA
Thời gian sạc đầy : 7 giờ
Kích thước : 74mm x 44mm x 34 mm
Nặng : 0.12 Kg
Nhiệt độ hoạt động : 0 – 400 C
Độ ẩm : 20 – 85 %

12.8 Đĩa khuếch đại tín hiệu âm thanh (Ultradish)


Độ lợi Phép đo: 6dB (So sánh với cảm biến bên trong tại
khoảng cách 2.5m)
Bộ chuyển đổi tần số trung tâm: 40kHz
Đường kính đầu dò: 16mm
Công suất Laser: 4.5mW class IIIR
Khoảng cách phát hiện bằng Laser: 6mm-5m
Đường kính bên ngoài của Dish: 275mm
Đường kính danh định của Dish: 250mm
Trọng lượng: 0.6kg
Nhiệt độ hoạt động: -10-50 C
Độ ẩm: 0-90% RH không ngưng tụ
IP: 54

12.9 Cảm biến siêu âm linh hoạt (Flexible Sensor)


Đầu cảm biến
 Độ nhạy của cảm biến : -65dB
 Tần số trung tâm cảm biến : 40kHz
 Đường kính cảm biến : 16mm

32
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Môi trường:
 Nhiệt độ hoạt động : 0 - 550 C

 Độ ẩm : 0 – 90 %

 IP : 54
Kích thước
 Goose neck length : 175mm

 Chiều dài :120mm

12.10 Cảm biến siêu âm kín (Ultrasonic Contact Probe):cảm biến phụ
dùng kiểm tra phóng điện cục bộ bề mặt nằm trong tủ hoặc hộp kín.
Đầu cảm biến
 Đầu cảm biến: Lõi thép không gỉ 304

 Vật liệu cảm biến:Piezo Ceramic

 Tần số trung tâm cảm biến: 40kHz


Phần cứng
 Vỏ thiết bị: Lõi thép không gỉ 304 với nhôm

Môi trường:
 Nhiệt độ hoạt động : 0 - 550 C

 Độ ẩm : 0 – 90 %

 IP : 54
Kích thước
 Kích cỡ : 84mm x 42mm đường kính hình trụ

 Nặng :338g

13. Dịch vụ bảo trì


Điều quan trọng là thiết bị phải được giữ sạch và khô. Thiết bị phải được bảo vệ trước thời tiết
xấu. Tránh để thiết bị trong môi trường ẩm ướt và nhiệt độ quá khắc nghiệt, rung quá mức
hoặc bị sốc. Không được để vật nặng lên thiết bị.

Pin sạc được thay bởi hãng sản xuất để có thể tiếp tục sử dụng trong trường hợp pin đang sử
dụng không hoạt động.

33
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG VIỆT
18/23 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: +84 8 22478343 – Fax: +84 8 3514 6752 – Email: info@vpower.com.vn

Không nên tháo mở và sửa chửa các mạch điện bên trong thiết bị hoặc phụ kiện của thiết bị.
Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về hư hỏng của thiết bị và phụ kiện, khuyên cáo nên báo lại với
nhà phân phối hoặc hãng sản xuất để được bảo hành hoặc sử chữa.

Thiết bị cần được làm sạch bằng vải ẩm. Nếu bị bẩn nhiều, có thể sử dụng chất tẩy rữa bọt,
lưu ý không cho phép chất lỏng vào trong thiết bị. Chất tẩy rữa ăn mòn không được sử dụng.
Cẩn thận không làm trầy xước lớp nhựa ở bề mặt phía trước vì phía trước là tụ. Đặc biệt trong
khu vực màn hình LCD.

14. Kiểm định hiệu chỉnh máy


Đề nghị trong vòng 12 tháng phải kiểm định lại độ chính xác của thiết bị. Các ứng dụng khác
khách hàng có thể yêu cầu kiểm định ở những khoản thời gian khác nhau dựa trên tần suất sử
dụng thiết bị của khách hàng. Thời gian kiểm định bắt đầu vào ngày tháng đã thỏa thuận trong
dịch vụ. Lưu trữ đúng cách trước khi dùng sẽ không ảnh hưởng đến khoảng thời gian đề nghị
kiểm định.

15. Hiệp hội tái chế rác thải điện tử (WEEE)


EA Technology là thành viên của một hiệp hội tuân thủ theo quy định được phê duyệt bởi
WEEE. Khi sản phẩm hết hạn sử dụng, sẽ được tái chế bởi một nhà quản lý chất thải được cấp
phép, hoặc trả lại EA Technology để tái chế.

34

You might also like