You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

&

MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên: Nguyễn Xuân Mỹ Hiền


Lớp: 95 QTKD 43 B.2

NHÓM 4
Thành viên nhóm:

Mai Huỳnh Trang 1853401010183


Nguyễn Thị Thùy Trang 1853401010184
Huỳnh Thanh Vân 1853401010200
Lê Thị Cẩm Vân 1853401010201
Phan Thị Tường Vi 1853401010203

1
CHƯƠNG III CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA WTO

I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT-THẢO LUẬN


2. Cho biết sự khác biệt giữa đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
Tiêu chí Đãi ngộ tối huệ quốc: Đãi ngộ quốc gia: (NT)
(MFN)

CSPL - Điều I Hiệp - Điều III Hiệp


định GATT; định GATT;
- Điều II Hiệp định - Điều XVII Hiệp
GATS; định GATS;
- Điều IV Hiệp định - Điều III Hiệp
TRIPS. định TRIPS.

Khái niệm - Nguyên tắc đãi - Nguyên tắc đãi ngộ


ngộ tối huệ quốc quốc gia được hiểu là
được hiểu là khi quốc gia thành viên
một thành viên WTO phải đảm bảo rằng
của WTO dành hàng hoá nhập khẩu của
bất kỳ ưu đãi các nước thành viên
miễn trừ cho bất khác phải được hưởng
kỳ một thành viên các chế độ đã ngộ
nào khác cũng là thương mại như các chế
thành viên của độ mà họ áp dụng cho
WTO thì cũng hàng hoá trong nước
phải dành các ưu (hoặc có thể ưu đãi hơn
đãi miễn trừ đó hàng hoá trong nước).
cho tất cả các
thành viên còn lại
của WTO một
cách vô điều kiện
và ngay lập tức.

2
Mục đích - Nhằm đảm bảo sự công - Nhằm đảm bảo đảm sự
bằng và bình đẳng cho cạnh tranh công bằng và
các sản phẩm hàng hoá bình đẳng giữa hàng hoá
dịch vụ giữa các quốc nhập khẩu và hàng hoá
gia, cấm sự phân biệt đối nội địa.
xử giữa các quốc gia
thành viên trong WTO.
Điều kiện áp dụng - Được áp dụng - Đối với lĩnh vực
nguyên tắc với hàng hoá thương mại hàng
tương tự. hoá (GATT) và
- Được áp dụng thương mại liên
một cách lập tức quan đến sở hữu
và vô điều kiện. trí tuệ (TRIPS) thì
- Đảm bảo không nghĩa vụ chung
có sự phân biệt mang tính bắt
đối xử trên văn buộc đối với mọi
bản và trên thực thành viên WTO.
tiễn áp dụng. - Đối với lĩnh vực
thương mại dịch
vụ (GATS) nghĩa
vụ riêng cho từng
lĩnh vực ngành
nghề trên cơ sở
biểu cam kết
WTO của từng
nước thành viên.
- Áp dụng đối với
sản phẩm tương
tự và sản phẩm
cạnh tranh trực
tiếp hoặc có thể

3
thay thế.
- Không có sự
phân biệt trên văn
bản và thực tiễn
áp dụng.

Ngoại lệ đối với nguyên - Khoản 3 Điều I


tắc Hiệp định GATT
- Điều XIV Hiệp
định GATS
- Khoản 4 đến
Khoản 10 Điều
XXIV Hiệp định
GATT

3. Lợi ích của việc được hưởng MFN ngay lập tức và vô điều kiện khi trở
thành thành viên WTO là gì?
- CSPL: Khoản 1, Điều I Hiệp định GATT 1994.
- Lợi ích của việc được hưởng MFN ngay lập tức và vô điều kiện khi trở thành
thành viên WTO là:
+ Khi một thành viên mới gia nhập WTO, thành viên này phải ngay lập tức và
vô điều kiện hưởng chế độ MFN; các thành viên còn lại ngay lập tức và vô điều
kiện dành ưu đãi MFN cho thành viên mới;
+ Khi hàng hóa nhập khẩu ở biên giới thì ngay lập tức và vô điều kiện được
hưởng chế độ MFN;
+ Khi có bất kỳ thành viên WTO họ đàm phán được và dành cho nhau những
ưu đãi thì những ưu đãi này ngay lập tức và vô điều kiện được dành cho tất cả
các thành viên còn lại .
+ Giảm tác động xấu của chủ nghĩa bảo hộ tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh hơn.
- Lợi ích với các nước nhỏ và đang phát triển:

4
+ Dễ dàng tiếp cận thị trường.
+ Giúp giảm chi phí xuất khẩu (giảm các rào cản thương mại) => Hàng hóa và
dịch vụ trở nên cạnh tranh hơn => Doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển
hơn.
+ Tiếp cận khoa học lỹ thuật phát triển giúp cải thiện sản phẩm, đáp ứng nhu
cầu lớn dẫn đến lợi ích từ quy mô kinh tế làm cho xuất khẩu tăng và tăng
trưởng kinh tế.

7. Tại sao các ưu đãi trong khu vực thương mại (FTA) và liên minh hải
quan (Custom Union) lại được xem là ngoại lệ của MFN trong WTO.
- CSPL: Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.
- Trong khuôn khổ hệ thống GATT/WTO các thiết chế thương mại khu vực
được phân thành hai nhóm: khu vực tự do thương mại và liên minh hải quan.
Các thiết chế thương mại khu vực được phép hưởng một chế độ pháp lý đặc
biệt, theo đó một số ưu đãi chỉ được thoả thuận và áp dụng giữa các thành viên
của thiết chế và có giá trị ràng buộc giữa các thành viên đó mà thôi.
Cụ thể, các thành viên của hiệp định thương mại khu vực/liên minh hải quan
có thể thoả thuận dành cho nhau những ưu đãi thương mại và không phải áp
dụng các ưu đãi này cho các Thành viên khác của WTO. Cơ chế này tạo ra sự
phân biệt đối xử và trái với nguyên tắc đối xử trong MFN. Tuy nhiên, đây được
công nhận là một ngoại lệ của nguyên tắc này theo nhiều quy định của WTO tại
Điều XXIV Hiệp định GATT,…
Ngoại lệ này cho phép một số quốc gia cho nhau hưởng quy chế đối xử ưu đãi
đặc biệt hơn so với quy chế đối xử MFN nếu một nước dành cho một nước
thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu
đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác ngay lập tức và vô điều kiện.

22. Tại sao lại là cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan mà
không phải là cắt giảm hàng rào phi thuế và dỡ bỏ hàng rào thuế quan?
Thuế quan là tên gọi chung chỉ các sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu. Thuế quan ra đời với 2 mục đích chính là: (i) Góp phần đảm bảo

5
nguồn thu cho ngân sách nhà nước; và (ii) Bảo hộ sản xuất trong nước. Bằng
cách đánh thuế cao vào hàng hóa nhập khẩu, nhà nước tạo áp lực tăng giá bán
của hàng hóa nhập khẩu, qua đó, giúp các nhà sản xuất trong nước có lợi thế
trong cạnh tranh về giá với hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, thuế quan chính là
hàng rào mang tính chất kinh tế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Hàng rào phi thuế quan được hiểu là các cách thức ngăn chặn hoặc gây trở
ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu. Hàng
rào phi thuế quan có 2 nhóm chính là: (i) Hàng rào hành chính; (ii) Rào cản kỹ
thuật.
- Cắt giảm hàng rào thuế quan mà không phải dở bỏ hàng rào thuế quan vì nếu
dở bỏ hàng rào thuế quan thì sẽ làm vô nghĩa mục đích ban đầu của thuế quan,
mất đi một phần lớn ngân sách của nhà nước. Phải thông qua thuế quan để bảo
hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với
nguyên tắc của WTO.
- Dở bỏ hàng rào phi thuế quan mà không phải là cắt giảm hàng rào phi thuế
quan vì mặc dù tự do hóa thương mại mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia
tham gia vào quá trình này với những mức độ khác nhau, song các quốc gia
vẫn muốn bảo hộ nền sản xuất của mình trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập
khẩu. Một số nước đã lợi dụng các thỏa thuận phù hợp với quy định của WTO
để bảo hộ sản xuất trong nước. Vì vậy, khi xác định được đây là rào cản thương
mại thì quốc gia thành viên phải đưa biện pháp đó vào chương trình xóa bỏ.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG-SAI


1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp
dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có
xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
- Nhận định SAI
- CSPL: Khoản 5, Điều XXIV Hiệp định GATT 1994
- Giải thích: Các quốc gia thành viên được áp dụng các mức thuế khác
nhau miễn được thoả mãn khoản 5 Điều XXIV GATT để tạo liên minh
hải quan hay khu vực thương mại tự do.

6
2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần
đã cam kết.
- Nhận định SAI
- CSPL: Khoản 2, Điều II Hiệp định GATT 1994
- Giải thích: Đối với các hàng hóa nhập khẩu tương tự sản phẩm đã cam kết
mức thuế nhập khẩu trần thì các thành viên đó mới không được phép áp thuế
nhập khẩu vượt mức trần.

3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc
đối xử tối huệ quốc.
- Nhận định SAI
- CSPL: Điều XX Hiệp định GATT 1994
- Giải thích: Trong Điều XX của Hiệp định này không nói chỉ ghi nhận ngoại lệ
đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc mà đó là ngoại lệ chung, theo đó có thể
hiểu nó còn được áp dụng cho tất cả các quy định trong Hiệp định GATT như
đối xử quốc gia,…

4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa
nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước.
- Nhận định SAI
- CSPL: Khoản 1, Điều I; Khoản 2, Điều III Hiệp định GATT 1994
- Giải thích: Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa
hàng hóa nhập khẩu giữa các thành viên với nhau, tạo ra sự công bằng và bình
đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước là nội
dung của nguyên tắc NT.

5. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994, các nước chỉ
cần chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm (a)
đến điểm (j) Điều XX.

7
- Nhận định SAI
- CSPL: Điều XX Hiệp định GATT 1994
- Giải thích: Theo thực tiễn của GATT 1947 và WTO, việc giải thích và áp
dụng đúng Điều XX GATT phải được thực hiện bằng một cuộc kiểm tra gồm
ba bước: Thứ nhất, xác định xem chính sách theo đuổi của thành viên với việc
áp dụng các biện pháp được đề cập đến có rơi vào phạm vi của các chính sách
và động cơ liệt kê ở các đoạn từ (a) đến (j) hay không; thứ hai, tùy thuộc vào
từng đoạn cụ thể từ (a) đến (j) nêu trên, xác định xem liệu biện pháp đó phải là
“cần thiết” hoặc “liên quan đến” việc theo đuổi chính sách hay không; thứ
ba, biện pháp này cần phải được áp dụng phù hợp với đoạn mở đầu của Điều
XX hay không. 

6. Một khi khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan
(Custom Onion) được thành lập, thành viên của các liên kết này sẽ được
hưởng ngoại lệ của nguyên tắc MFN theo Điều XXIV GATT 1994.
- Nhận định SAI
- CSPL: Khoản 4; Khoản 5; Khoản 8 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994
- Giải thích: Khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan
(Custom Onion) được thành lập phải tuân thủ điều kiện về hình thức và nội
dung quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều XXIV Hiệp định GATT
1994 thì các thành viên của liên kết này mới được hưởng ngoại lệ của nguyên
tắc MFN theo điều XXIV GATT 1994.

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Bài tập 3
E là một quốc gia xuất khẩu lốp xe hơi hàng đầu trên thế giới. B cũng là một
nước công nghiệp mới nằm tại châu Mỹ La-tinh; cũng là một thị trường tiêu
thụ lốp xe hơi lớn với hơn 50 triệu người sử dụng xe hơi. Một số doanh nghiệp
của B đã hợp tác với LOPe, hãng sản xuất lốp xe lớn hàng đầu của E, để xuất
khẩu lốp xe cũ đã qua sử dụng để LOPe tái chế và sau đó tái nhập khẩu các
lốp xe này vào B để bán trên thị trường.

8
Năm 2006-2008, do dịch bệnh sốt rét bùng phát tại nhiều địa phương, chính
phủ của B bị đặt dưới áp lực phải có những biện pháp ngăn ngừa và phòng
chống dịch bệnh này. Qua một nghiên cưu của Viện nghiên cứu bệnh nhiệt đới
thì chính phủ được biết muỗi mang mầm bệnh sốt rét chủ yếu sinh sản ở các
vùng nước đọng chứa trong các lốp xe phế thải. Căn cứ vào báo cáo này,
chính phủ của nước B đã ra sắc lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế từ E. Tuy
nhiên, B vẫn cho một số doanh nghiệp trong nước sản xuất và phân phối lốp xe
tái chế vì cho rằng công nghệ sản xuất lốp xe tái chế của họ an toàn và sản
phẩm của họ ít có khả năng làm nguồn sinh sản của muỗi, không như công
nghệ của LOPe. Chính phủ B cũng sẽ phạt các doanh nghiệp nào lưu giữ,
chuyên chở và phân phối lốp xe tái chế không được cấp phép. Chính phủ B cho
rằng biện pháp nêu trên vừa bảo đảm nhu cầu kinh tế của đất nước vừa góp
phần hạn chế được dịch bệnh sốt rét.
E và B đều là thành viên WTO từ năm 1995. E dọa sẽ kiện B ra WTO vì B đã vi
phạm Điều III và Điều XI của GATT.
1. Với tư cách là cố vấn pháp lý của chính phủ B, Anh/chị hãy trả lời câu hỏi
sau, nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý:
(i) Lệnh cấm nhập khẩu và phân phối lốp xe tái chế của B có vi phạm nghĩa vụ
thành viên WTO như E nhận định không?
(ii) Nếu B muốn vận dụng quy định của ngoại lệ chung về bảo vệ sức khỏe con
người của Điều XX GATT 1994 để bảo vệ cho biện pháp mà nước này áp dụng
thì phải đáp ứng những điều kiện gì?

2. Với tư cách là cố vấn pháp lý của chính phủ E, Anh/Chị hãy tư vấn nếu khởi
kiện B thì E cần chứng minh những vấn đề gì? Đâu sẽ là điểm mạnh trong đơn
kiện của E?
Trả lời:
1. i) Lệnh cấm nhập khẩu và phân phối lốp xe tái chế của B có vi phạm
nghĩa vụ thành viên WTO như E nhận định.
B Vi phạm các điều khoản:

9
+ Điều XI Hiệp định GATT 1994 : cấm nhập khẩu-vi phạm về hạn chế định
lượng.

+ Khoản 1, Điều 1 Hiệp định GATT 1994: (Vi phạm Nguyên tắc MFN) Chỉ
cấm đích danh E còn các nước khác trong WTO thì không.

+ Khoản 1, Điều III Hiệp định GATT 1994: (Vi phạm Nguyên tắc NT) Chính
sách cấm nhập khẩu lốp xe tái chế từ E nhưng vẫn cho các doanh nghiệp trong
nước sản xuất và phân phối lốp xe dẫn đến “kết cục bảo hộ hàng nội địa” cụ thể
là bảo hộ ngành sản xuất lốp xe tái chế trong nước.
ii) Nếu B muốn vận dụng quy định của ngoại lệ chung về bảo vệ sức khỏe
con người của Điều XX Hiệp định GATT 1994 để bảo vệ cho biện pháp mà
nước này áp dụng thì phải đáp ứng những điều kiện:
- Biện pháp mà mình áp dụng có được đề cập đến trong đoạn (b) hay không và
có thỏa mãn những quy định của đoạn mở đầu của Điều XX hay không (Công
nghệ sản xuất lốp xe của E là nguồn sản sinh ra muỗi).

- Đoạn (b) của Điều XX cho phép các quốc gia có thể có những hoạt động hạn
chế “cần thiết” nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người và động thực vật.

- Để đảm bảo rằng các biện pháp môi trường này không được áp dụng tùy tiện
và không được sử dụng như một biện pháp bảo hộ trá hình, đoạn mở đầu của
Điều XX có quy định 3 điều kiện để một thành viên có thể xem xét để áp dụng
các biện pháp này:

+ Một là, không tạo ra công cụ phân biệt đối xử tùy tiện;

+ Hai là, không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách vô lý;

+ Ba là, không tạo ra một sự hạn chế trá hình đối với thương mại.

2. Nếu khởi kiện B thì E cần chứng minh những vấn đề:
B không được áp dụng ngoại lệ tại Điểm b, Điều XX Hiệp định GATT 1994 vì:
- Biện pháp không liên quan đến vấn đề sức khỏe đề cập ở đoạn (b): công nghệ
sản xuất của E an toàn. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu của

10
chính phủ B chỉ đưa ra được việc mầm bệnh sốt rét chủ yếu sinh sản ở các
vùng nước đọng chứa trong lốp xe phế thải chứ không hề đề cập trình sản xuất
lốp xe gây nên mầm bệnh .
- Biện pháp trên là không cần thiết, không là biện pháp duy nhất không thể thay
thế: B có thể ra quy định về việc lưu giữ lốp xe phế thải tránh khỏi các nguồn
nước như xây nhà kho để cất giữ hay các bãi có che chắn cẩn thận,...

- Biện pháp không đáp ứng 3 điều kiện đoạn mở đầu Điều XX Hiệp định
GATT 1994:

+ Biện pháp cấm nhập khẩu từ B là hành vi hạn chế trá hình thương mại vì biện
pháp nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người nhưng trong nước
vẫn cho sản xuất và phân phối, bảo vệ nền sản xuất trong nước dẫn đến “kết
cục bảo vệ hàng nội địa”;

+ Biện pháp tạo nên sự phân biệt đối xử: Chỉ cấm nhập khẩu từ E còn các nước
khác thì không;

+ Tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán và phi lý: độc đoán vì chỉ áp đặt
một chiều; không tham vấn hay thông báo với E về việc thực hiện biện pháp;
phi lý vì chưa đưa ra được cơ sở khoa học đủ thuyết phục.

*Điểm mạnh của vụ kiện: Chỉ cấm nhập khẩu mỗi E; dù cấm nhập khẩu nhưng
vẫn cho sản xuất và phân phối trong nước.

Bài tập 8
A áp dụng mức thuế hải quan 0% đối với rượu vang trắng nhập khẩu từ B và C
nhưng lại áp dụng mức thuế 10% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ D. Điều
này làm cho các nhà sản xuất và xuất khẩu rượu vang đỏ của D không hài lòng
vì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các mặt hàng của họ so với B và C, đối
thủ cạnh tranh khốc liệt của họ trên thị trường A, điều đó dẫn đến sự sụt giảm
thị phần và doanh thu của họ trên thị trường A. Họ yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia D có biện pháp bảo vệ quyền lợi cho họ. D đang cân nhắc

11
khởi kiện A theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Biết A, B, C, D đều là
các thành viên của WTO.
1. Quốc gia D nhờ các Anh/Chị (các chuyên gia luật thương mại quốc tế) tư
vấn cho họ. Anh/Chị hãy đánh giá cơ hội thành công trong vụ này.
2. Quốc gia A cho rằng mình có một thỏa thuận thành lập khu vực thương mại
tự do (FTA) với B và C nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theo đúng
lộ trình thành lập FTA. Được biết, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốc
gia A áp dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia
D. Ngoài ra, quốc gia D cũng phát hiện rằng FTA của quốc gia A, B, C chưa
được đăng ký với WTO. Anh/chị hãy đánh giá lập luận của quốc gia A và đưa
ra phản biện của mình.
Điều kiện nào sẽ phải đáp ứng để FTA giữa quốc gia A,B,C được WTO công
nhận?
3. Giả sử A, B, C thành lập 1 Liên minh thuế quan với biểu thuế quan chung
cho các nước ngoài khu vực, ví dụ như D. Liên minh thuế quan của A, B, C áp
dụng mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nước ngoài khu
vực là 15%. E tham gia vào liên minh thuế quan này nên cũng phải dành mức
thuế nhập khẩu đối với D là 15%. Biết liên minh thuế quan này được WTO
công nhận và mức thuế trước đây của E là 10%; trong trường hợp này D có
thể khởi kiện E không?
Trả lời:
1. Tư vấn cho quốc gia D:
- Xét: A, B, C, D: đều là thành viên của WTO

- Biện pháp đánh thuế của A:

+ Đánh thuế hải quan 0% đối với rượu vang trắng từ B và C

+ Đánh thuế hải quan 10% đối với rượu vang đỏ từ D

a. Cần chứng minh: Rượu vang trắng và rượu vang đỏ là hàng hóa tương tự
Cách xác định “sản phẩm tương tự” theo các tiêu chí:

12
- Đặc tính vật lý: Đều được sản xuất từ nho, đều được sản xuất bằng quá trình lên
men, đều là chất lỏng, đều là rượu;
- Mã HS code giống nhau tới 4 chữ số (đều là 2204): Rượu vang trắng 22042920,
rượu vang đỏ 22042910;
- Mục đích sử dụng và thị hiếu người tiêu dùng: Thường sử dụng trong các dịp lễ,
bữa tiệc, rượu vang thường thanh mát, dịu nhẹ, dễ uống và cảm nhận hương vị.

b. Cần chứng minh có sự phân biệt đối xử:

Có sự phân biệt đối xử khi A, B, C, D đều là thành viên của WTO nhưng A áp
dụng mức thuế hải quan 0% đối với rượu vang trắng nhập khẩu từ B và C
nhưng lại áp dụng mức thuế 10% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ D. Phân
biệt về mức thuế hải quan vi phạm theo Khoản 1. Điều 1 Hiệp định GATT
1994.

2. Đánh giá lập luận quốc gia A và điều kiện để FTA giữa các quốc gia công
nhận:
a. Lập luận của quốc gia A là sai vì: A, B và C chưa thành lập được liên minh
hợp tác kinh tế FTA; giả sử liên minh giữa A,B, C đã được thành lập thì mỗi
quốc gia trong liên minh đều có thể có chính sách ngoại thương riêng đối với
quốc gia không là thành viên của FTA; việc tự ý tăng mức thuế hải quan từ 7%
lên 10% của A là không hợp lý.

b. Để FTA giữa các quốc gia được công nhận phải đáp ứng điều kiện về hình
thức và nội dung theo Điều XXIV Hiệp định GATT 1994 như sau:
- Điều kiện Hình thức: Thông báo với Ủy ban về Hiệp định thương mại khu
vực (Điểm a, Khoản 5, Điều XXIV).

- Điều kiện Nội dung: (Khoản 4; Điểm a, Khoản 8)


+ Điều kiện ngoại biên: Thuế quan và các biện pháp hạn chế thương mại khác
phải bị dỡ bỏ.
+ Điều kiện nội biên: Sự hình thành của FTA không tạo nên những quy tắc chặt
chẽ hơn.
=> Trong tình huống này, FTA của quốc gia A, B, C chưa đăng ký với WTO là

13
chưa đáp ứng điều kiện về mặt hình thức.
=> Trước khi gia nhập FTA với B và C thì quốc gia A áp dụng mức thuế hải
quan 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D nhưng sau khi tham gia
FTA thì quốc gia A tăng mức thuế lên 10% gây ra trở ngại thương mại cho
quốc gia D, vi phạm điều kiện ngoại biên theo Khoản 4, Điều XXIV GATT
1994.
3. D có thể khởi kiện E:
- Liên minh A, B, C, E đã vi phạm điều kiện nội dung cụ thể là điều kiện ngoại
biên mặc dù đã đáp ứng điều kiện về mặt hình thức.
- Mức thuế trước đây của E là 10% nhưng Liên minh thuế quan của A, B, C áp
dụng mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nước ngoài khu
vực là 15% nên E tham gia vào liên minh thuế quan này nên cũng phải dành
mức thuế nhập khẩu đối với D là 15% gây trở ngại thương mại cho D. Các bên
khi tham gia một liên minh quan thuế phải nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho
thương mại của các bên.
CSPL: Khoản 4 Điều XXIV GATT 1994.

Bài tập 10
Vitian là một quốc gia chuyên sản xuất rượu Soke, đây là rượu thuốc truyền
thống của quốc gia này có nồng độ cồn vào khoảng 10-15 độ, rượu được nấu
từ gạo và được ngâm thêm một số loại thảo dược chỉ có tại Vitian. Richland là
quốc gia nhập khẩu rượu vang lớn thứ hai tại thị trường Vitian. Một thời gian
sau khi gia nhập WTO, Vitian bắt đầu áp thuế nội địa lên các đồ uống chứa
cồn và không chứa cồn. Theo đó, thuế VAT được áp dụng như sau:
2% đối với đồ uống không có cồn và đồ uống có chứa thành phần thảo dược
như metholscinamon.
7% đối với các mặt hàng đồ uống có cồn phần còn lại.

Đầu năm 2018, Chính phủ Vitian điều tra thấy rằng tỉ lệ bia rượu trong giới
trẻ ngày càng tăng lên, điều này đe dọa đến thế hệ trẻ và tương lai đất nước,
do đó Vitian ban hành quy định không cho phép bán bia rượu trong hoặc gần

14
các khu vực trường học cũng như không cho phép bán bia rượu cho trẻ vị
thành niên dưới 18 tuổi. Quy định này không áp dụng đối với rượu thuốc Soke
vì lý do rượu này tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi tinh thần. Sau khi tham khảo
quy định pháp luật tại Vitian, Công ty Superbrew đã yêu cầu quốc gia của
mình là Richland khởi kiện quy định này của Vitian lên WTO do vi phạm quy
định của tổ chức này.
1. Richland mong muốn không có sự phân biệt đối xử giữa rượu Soke và rượu
vang vì cho rằng chúng có nồng độ cồn nên là những sản phẩm tương tự, vậy
Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm những quy định nào của WTO, nêu cơ
sở pháp lý?
2. Vitian có thể căn cứ vào những quy định nào của WTO để bảo vệ lập luận
của mình.
Trả lời:

1. Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm quy định của WTO: phân biệt đối
xử hàng hóa là sản phẩm tương tự.
- Rượu Soke và rượu vang là sản phẩm tương tự.
- Vitian ban hành quy định không cho phép bán bia rượu trong hoặc gần các
khu vực trường học cũng như không cho phép bán bia rượu cho trẻ vị thành
niên dưới 18 tuổi. Quy định này không áp dụng đối với rượu thuốc Soke vì lý
do rượu này tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi tinh thần.

- Vi phạm áp dụng thuế suất đối với hàng nhập khẩu có kết cục là bảo hộ hàng
nội địa.
CSPL: Điều III GATT 1994.
2. Vitian có thể căn cứ vào những quy định nào của WTO để bảo vệ lập luận
của mình:
- Rượu Soke và rượu vang không phải là sản phẩm tương tự do đó việc cấm
nhập khẩu rượu vang từ Richland không phải là biện pháp phân biệt đối xử
hàng hóa là sản phẩm tương tự với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.
- Ngoại lệ về sức khỏe theo Điểm b, Điều XX Hiệp định GATT 1994:

15
+ Tỷ lệ rượu bia ngày càng tăng lên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đe
dọa đến thế hệ trẻ và tương lai đất nước.

+ Đây là biện pháp cần thiết với mục tiêu bảo vệ sức khỏe.
+ Đáp ứng điều kiện đoạn mở đầu theo Điều XX Hiệp định GATT 1994: Một
là, không tạo ra công cụ phân biệt đối xử tùy tiện; Hai là, không tạo ra sự phân
biệt đối xử một cách vô lý; Ba là, không tạo ra một sự hạn chế trá hình đối với
thương mại.

16

You might also like