You are on page 1of 4

- Đúng thời hạn – Khi nào cần?

3.1.4. Quan hệ giữa hoạch định chiến lược và hoạch định nhân lực
Theo Torrington và Hall (Torrington & Laura Hall, 1995), có năm mức độ phối
hợp của các chiến lược, chính sách quản trị nhân lực và chiến lược và chính sách kinh
doanh của doanh nghiệp:
- Mức độ A: Không có mối quan hệ nào. Tình trạng này ngày nay chỉ tồn tại trong
một số các doanh nghiệp nhỏ, nơi mà chiến lược kinh doanh và chiến lược nhân lực
không được quan tâm.
- Mức độ B: Vai trò của yếu tố con người được đánh giá cao ngang bằng với các
yếu tố khác của quá trình sản xuất. Do vậy chiến lược nhân lực được xây dựng phù hợp
với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mức độ C: Quan hệ song phương giữa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
và chiến lược nhân lực. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần được xem xét và
đánh giá lại cho phù hợp với tình hình phân bố và sử dụng lao động.
- Mức độ D: Chiến lược kinh doanh và chiến lược nhân lực quan hệ chặt chẽ với
nhau và được phát triển trong mối quan hệ với nhau. Nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh
then chốt của doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là phương tiện để thực hiện các chiến
lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mức độ E: Chiến lược nhân lực có vị trí then chốt quyết định trong doanh nghiệp.
Nhân lực là một lợi thế cạnh tranh chủ chốt của doanh nghiệp và chiến lược và chính sách
kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phát huy thế mạnh của nhân lực .
Hoạch định nhân lực có vai trò quan trọng trong tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp:
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

NN
Linh hoạt

Chi phí

Chất lượng
Tốc độ

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa hoạch định nhân lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

1
Một cách nhìn nhận khác, có thể thấy chiến lược nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả hoạt động có quan hệ chặt chẽ với chiến lược của doanh nghiệp:
Chiến lược của doanh nghiệpThích nghi Chiến lược của doanh nghiệp

Thích nghi
Thích nghi

Chiến lược nguồn nhân lực Gia tăng


kết quả

Các đặc thù của doanh nghiệp Năng lực của doanh nghiệp

Thích nghi

Hình 3.2. Mối quan hệ của chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược doanh nghiệp
Có thể tóm lược mối quan hệ giữa chiến lược của doanh nghiệp và chiến lược
nguồn nhân lực như sau:
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa chiến lược của doanh nghiệp và chiến lược
nguồn nhân lực
Chiến lược Đặc điểm Chiến lược nhân lực
doanh nghiệp
Doanh nghiệp - Tốc độ tăng trưởng nhanh - Linh hoạt, các vị trí công việc
tăng trưởng - Liên doanh, sản phẩm mới mẻ thường ít được hoạch định trước
mạnh - Hiệu ứng cộng hưởng thấp... - Tuyển dụng qua nguồn bên ngoài
- Trả lương linh hoạt
Doanh nghiệp - Hoạt động trong lĩnh vực xác - Hiệu quả
trong giai đoạn định - Hoạch định chi tiết
ổn định - Tập trung vào thị trường hiện tại - Tuyển dụng nội bộ
- Tăng trưởng mở rộng - Đào tạo tại chỗ
- Hiệu ứng cộng hưởng giữa các - Trả lương tập trung
hoạt động cao
Chiến lược chi - Đầu tư dài hạn - Hiệu quả
- Kiểm soát chặt chẽ nhân viên - Phân tích công việc rõ ràng
phí thấp
- Chi phí phân phối thấp, kiểm - Hoạch định chi tiết
soát chặt chi phí - Đào tạo trọng điểm
- Phân chia trách nhiệm rõ ràng - Trả lương theo công việc
- Sản phẩm được thiết kế chi tiết - Đánh giá nhân lực nhằm tăng
cường kiểm soát
Chiến lược - Tăng cường marketing - Sáng tạo, linh hoạt
khác biệt hoá - Tập trung vào thiết kế sản phẩm - Ít hoạch định trước
- Nghiên cứu phát triển được tập - Tuyển dụng bên ngoài
trung - Đào tạo theo nhóm
- Sự nổi tiếng về công nghệ và - Trả lương theo cá nhân
chất lượng - Đánh giá nhân lực để phát triển
- Đãi ngộ tốt cho nhân viên nhân lực`
có năng lực

3.2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NHÂN LỰC

Hoạch định nhân lực

Phân tích cầu nhân lực Đánh giá môi trường KD Phân tích cung nhân lực

Dự báo cầu nhân lực Xác định khả năng cung nhân lực
Số lượng Số lượng
Kỹ năng Kỹ năng
Trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn
Thái độ Thái độ
Kinh nghiệm Kinh nghiệm
Mục tiêu nghề nghiệp Mục tiêu nghề nghiệp

Không có
Sự dao động, khác biệt
Không có hành động

Nếu thừa nhân lực Nếu thiếu nhân lực

You might also like