You are on page 1of 205

LỜI GIỚI THIỆU

Hiện nay do nhu cầu học tập của sinh viên Y khoa trình độ cao đẳng và nhu cầu về
sách tham khảo của sinh viên, chúng tôi biên soạn tập bài giảng này nhằm giúp các
giảng viên và sinh viên có được một bài giảng thống nhất và tiếp cận dễ dàng hơn
trong việc dạy và học.
Trong tập bài giảng này chúng tôi đã tham khảo tài liệu từ các trường Đại
học, Cao đẳng trên cả nước cũng như các tài liệu của Vụ Khoa học và đào tạo – Bộ
Y tế để biên soạn ra tập bài giảng theo cấu trúc của Thông tư 03/2017/TT-
BLĐTBXH, phù hợp với chương trình đào tạo cho đối tượng sinh viên trình độ Cao
đẳng.
Trong quá trình biên soạn không thể tránh được các sai sót. Chúng tôi rất
mong các Cô, các Thầy, các sinh viên, các đồng nghiệp và các bạn đọc vui lòng
đóng góp ý kiến xây dựng để tập bài giảng ngày càng tốt hơn.

NỘI DUNG MÔN HỌC


CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ
ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ SỐNG VÀ TẾ BÀO
1. Mục tiêu:
1.Trình bày định nghĩa về Giải phẫu học – Sinh lý học.
2. Nêu được vai trò vị trí của giải phẫu học và sinh lý học trong y học.
3. Trình bày được năm nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học.
4. Trình bày được các đặc điểm của cơ thể sống.
2. Nội dung.
2.1. Đại cương về giải phẫu sinh lý

1
2.1.1.Định nghĩa giải phẫu học
Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người.
Nghiên cứu cấu trúc từng cơ quan và mối liên quan giữa giải phẫu và chức năng của
cơ quan bộ phận đó.
Giải phẫu học là một môn khoa học cơ sở không những cho y học mà còn cho
các ngành sinh học khác.
Lịch sử nghiên cứu giải phẫu có từ rất lâu. Trong quá trình phát triển đó đã xuất
hiện những nhà giải phẫu học nổi tiếng như:
 Hippocrate (460 – 377 TCN), cha đẻ của y học tây phương, đã đưa ra
thuyết cấu tạo về con người là thuyết thể dịch “các cơ quan được tạo thành từ các
thành phần là máu, khí, mật vàng và mật đen, các cơ quan có cấu tạo khác nhau là do
tỷ lệ các thành phần trên khác nhau).
 André Vésalius (1514 – 1519) được xem là cha đẻ của giải phẫu học hiện
đại với tác phẩm nổi tiếng “De humani corporis fabrica”. Với phương pháp nghiên
cứu giải phẫu là quan sát trực tiếp trên việc phẫu tích xác.
Sau đó giải phẫu học không ngừng phát triển cho đến ngày hôm nay, nhờ các
công trình nghiên cứu của nhiều nhà giải phẫu học nổi tiếng.
2.1.2. Định nghĩa sinh lý học
Là môt ngành của sinh học nghiên cứu hoạt động chức năng của các cơ quan
nội tạng của cơ thể.
Sinh lý học nghiên cứu chức năng và điều hòa chức năng của từng cơ quan và
mối liên quan giữa cơ thể và môi trường để cơ thể tồn tại và phát triển.
Nghiên cứu sinh lý học giúp chúng ta nghiên cứu hoạt động của cơ thể con
người, là cơ sở của các môn sinh lý bệnh, dược lý, các môn nội, ngoại, sản, nhi … Vì
vậy sinh lý học là môn khoa học cơ bản của nhiều môn khoa học khác.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu của giải phẫu học
Tùy theo mục đích nghiên cứu giải phẫu học được chia thành những ngành
chính:
 Giải phẫu y học
Là ngành giải phẫu nghiên cứu cấu trúc và mối liên quan của các cơ quan và bộ
phận cơ thể người, phục vụ cho các môn khác của y học để đào tạo nên các người
làm nghề y.
2
 Giải phẫu mỹ thuật
Là ngành giải phẫu chú trọng đến việc nghiên cứu giải phẫu bề mặt con người
phục vụ cho việc đào tạo của các trường mỹ thuật.
 Giải phẫu học thể dục thể thao
Nghiên cứu về hình thái, đặc biệt là cơ quan vận động cũng như sự thay đổi
hình thái khi vận động. Phục vụ cho các trường thể dục thể thao.
 Giải phẫu học nhân chủng
Nghiên cứu đặc điểm các quần thể người còn sống cũng như các di cốt khảo cổ
để tìm hiểu quá trình phát triển của loài người.
 Giải phẫu học nhân trắc
Đo đạc các kích thước của cơ thể để tìm ra các tỷ lệ mối liên quan của các phần
nhằm tạo ra các công cụ phục vụ đời sống và lao động, hay mối liên quan của các
loại hình với bệnh tật.
 Giải phẫu học so sánh
Nghiên cứu so sánh từ động vật thấp đến cao để tìm ra quy luật tiến hóa của
động vật thành loài người.
2.1.4. Đối tượng nghiên cứu của giải phẫu y học.
Đối tượng nghiên cứu của giải phẫu học là cơ thể con người.
2.1.5. Vai trò của giải phẫu học.
Giải phẫu học là môn học làm nền tảng là cơ sở cho các môn cơ sở và các môn
lâm sàng khác.
2.1.6. Thuật ngữ giải phẫu học
Việc đặt tên trong giải phẫu học dựa vào 5 nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc 1: Lấy tên các con vật, các vật trong cuộc sống đặt tên. Ví dụ:
Xương bướm giống hình con bướm nên đặt tên là xương bướm.
 Nguyên tắc 2: Đặt tên theo dạng hình học. Ví dụ: Cơ thang vì có hình dạng
giống hình thang.
 Nguyên tắc 3: Đặt tên theo chức năng. Ví dụ: Cơ gấp các ngón nông
 Nguyên tắc 4: Đặt tên theo nguyên tắc nông sâu. Ví dụ: Cơ gấp các ngón
nông, cơ gấp các ngón sâu.
 Nguyên tắc 5: Đặt tên theo sự tương quan 3 mặt phẳng giải phẫu học

3
 Mặt phẳng đứng dọc chia cơ thể thành 2 nữa phải, trái.
 Mặt phẳng đứng ngang chia cơ thể thành 2 phần trước, sau.
 Mặt phẳng ngang chia cơ thể thành 2 phần trên, dưới.
Ngoài ra còn có một số nguyên tắc khác như so sánh, chỗ bám ẩn dụ…

Hình 1. Các mặt phẳng quy chiếu

A. Mặt phẳng đứng dọc B. Mặt phẳng ngang C. Mặt phẳng đứng ngang
2.2. Những đặc điểm của cơ thế sống
2.2.1. Chuyển hoá
Các tế bào trong cơ thể sống tồn tại và phát triển đuợc là nhờ quá trình luôn
thay cũ đổi mới. đó là quá trình chuyển hoá. Vậy chuyển hoá là sự biến đổi của vật
chất trong cơ thể sống, qua 2 quá trình:
2. 2.1.1. Qúa trình đồng hoá (tổng hợp).
Qúa trình đồng hoá là quá trình tổng hợp những chất mà cơ thể thu nhận đuợc
của môi trường để chuyển hoá thành những chất dinh duỡng trong đó sự tổng hợp các
chất protit đóng vai trò rất quan trọng trong sự bồi bổ, xây dựng các cơ quan và toàn
bộ cơ thể.
2.2.1.2. Qúa trình dị hoá.
Qúa trình dị hóa là quá trình phân giải các chất thành những chất đơn giản,
trong đó sinh ra chất cặn bã (như CO2 và H2O) đào thải ra ngoài cơ thể.

4
Qúa trình này cần có oxy (qua các phản ứng oxy hoá) và phát ra năng lượng
giúp cơ thể hoạt động.
Hai quá trình đồng hoá và dị hoá tương phản nhau nhưng liên hề mật thiết với
nhau nhờ hệ thống men (hay enzym); nếu một quá trình giảm sẽ ảnh hưởng đến sự
sống và rối loạn hệ thống men, gây rối loạn chuyển hoá.
2.2.2. Đặc điểm chịu kích thích
Tính chịu kích thích là khả năng của cơ thể sống đáp ứng được với các tác nhân
kích thích từ nội tại (như từ các nội tạng, thành mạch máu.) hoặc từ ngoại môi (môi
trường bên ngoài cơ thể).
Những tác nhân kích thích cơ thể là cơ học (như châm, cắt…) lý học (như lửa,
tiếng động, ánh sáng, điện…) hay hoá học (như axit, bazơ…).
Khi cơ thể bị kích thích sẽ đáp ứng lại bằng một quá trình sống gọi là hưng
phấn (tạo nên phản xạ) nhưng với điều kiện là cường độ kích thích ít nhất phải vừa
đủ gọi là ngưỡng kích thích. Nếu cuờng độ kích thích yếu (dưới ngưỡng kích thích)
sẽ không gây được đáp ứng. Nguợc lại, cuờng độ kích thích rất lớn (quá mức chịu
đựng) lại gây ra một quá trình tương phản với hưng phấn gọi là quá trình ức chế.
Nhiều kích thích dưới nguỡng kích động cùng một lúc hoặc liên tục nối tiếp nhau
cũng gây được gây đáp ứng (hiện tượng cộng hưng phấn).
Một số tế bào có thể tự động hưng phấn mà không cần kích thích bên ngoài như
tế bào trung tâm hô hấp ở hành não, ở các nút thần kinh tim.
Hai quá trình hưng phấn và ức chế là hai quá trình tuơng phản nhau nhưng lại
phối hợp với nhau, làm cho cơ thể thích nghi và thống nhất đuợc với ngoại cảnh.
2.2.3. Sự sinh sản
Sự sinh sản là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển giống loài, vì sinh ra
những thế hệ kế tiếp. Sinh vật sinh sản theo 2 cách: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu
tính. Người thuộc loại sinh sản hữu tính.
Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh
dục cái (Vd: giữa tinh trùng và trứng) tức là có sự kết hợp các nhiễm sắc thể của tế
bào bố với tế bào mẹ. Một sinh vật con mang một số đặc điểm sinh vật của bố mẹ
sinh ra nó gọi là tính di truyền.

5
Tính di truyền không phải là bất di bất dịch, có thể thay đồi tùy thuộc vào sự
thay đổi các điều kiện môi truờng. Sự thay đổi tính di truyền của sinh vật gọi là tính
biến dị.
Di truyền và biến dị là quá trình đối lập, tạo cơ sở cho sự tiến hoá của sinh vật.
2.3. Đại cương về tế bào
2.3.1. Đại cương
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo và thực hiện chức năng của cơ thể, mỗi cơ
quan là tập hợp vô số tế bào. Trong cơ thể có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi tế bào
có đặc tính riêng.
2.3.1.1. Kích thích tế bào
Tế bào có kích thước nhỏ, có thể thay đổi từ 5 – 200 micromet (1/1000nm).
Trong cơ thể người, nơron tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất và noãn chín là tế bào lớn
nhất.
2.3.1.2. Hình dáng và chức năng chung của tế bào
Thay đổi tuỳ theo vị trí và chức năng như hình tròn (tế bào máu), hình trụ (tế
bào biểu mô dạ dày và ruột), hình vuông (tế bào túi tuyến giáp trạng), hình tháp hay
hình sao (các tế bào thần kinh)…
Dù hình dạng thế nào, tế bào đều có một cấu tạo chung bao gồm màng tế bào,
nhân tế bào, bào tương (hay chất nguyên sinh) trong đó có các bào quan để thực hiện
các chức năng như tiêu thụ O2 và nhả CO2, khả năng tổng hợp protein… Đặc biệt có
một số tế bào thực hiện chức năng thực bào (như bạch cầu).
2.3.2. Cấu tạo của tế bào
2.3.2.1 Cấu tạo hoá học
Trong tế bào có các chất như protit, lipit, gluxit, muối khoáng, nuớc được cấu
tạo từ nguyên tố hoá học (khoảng 40 nguyên tố) trong đó C, H, O, N chiếm tỷ lệ
98%. Còn lại là S, P, Cl, K, Na, Mg, Ca, Fe, I, Mn, Cu, Co…
 Protit: dựng nên những cấu tạo màng tế bào
 Lipit: tham gia cấu tạo màng tế bào, màng nhân, hệ tiểu vật và là nguồn dự
trữ năng lượng của tế bào.
 Gluxit: là nguồn năng lượng của tế bào trong các quá trình sống, đồng thời
tham gia cấu tạo các men của tế bào.

6
 Muối khoáng: thường có tỷ lệ hằng định và đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì áp suất thẩm thấu trong tế bào.
 Nước: kết hợp với protit và các chất hữu cơ khác làm cho cả tế bào có tính
chất của một khối dung dịch keo.
2.3.2.2. Các bộ phận của tế bào
Mỗi tế bào đều có 3 bộ phận: màng tế bào, màng tuơng (hay chất nguyên sinh)
và nhân bào.
2.3.2.2.1. Màng tế bào
Màng tế bào là màng kép bao quanh tế bào, liên tiếp với lưới nội nguyên sinh
và màng nhân. Màng tế bào được tạo nên từ 2 lớp photpho lipit có xen kẽ những
phân tử protit.
Do đặc điểm cấu tạo, màng tế bào có khả năng để cho các phân tử nhỏ thấm qua
một cách chọn lọc nên thực hiện được các chức năng sau:
 Ngăn cách với các tế bào khác và với môi trường ngoài tế bào.
 Trao đổi chất giữa tế bào với môi truờng ngoài tế bào (kể cả thực bào và ẩm bào).
 Thông tin từ ngoài vào tế bào và từ tế bào ra.
 Bài tiết các chất cặn bã hoặc xuất tiết các chất do tế bào chế tiết.
 Dẫn truyền hưng phấn từ điểm kích thích ra cả tế bào.
2.3.2.2.2. Bào tương
Bào tuơng (hay chất nguyên sinh) là một dịch keo trong suốt, trong đó chứa
những thành phần nhỏ như sau:
Lưới nội nguyên sinh (hay lưới tế bào, lưới nội bào)
 Lưới nội nguyên sinh là hệ thống và túi nhỏ thông qua với nhau, đồng thời
thông với nhân tế bào ở trong và thông qua với môi trường ngoài tế bào ở ngoài.
Trong ống thường chứa các chất do tế bào sản sinh ra và có chỗ phình to ra tạo thành
túi.
 Lưới nội nguyên sinh đóng vai trò trong sự dẫn lưu và chuyển hoá (trao đổi
chất) trong tế bào.
 Ribosom: là những bào quan nhỏ chứa đựng nhiều loại axit ribonucleic (viết
tắt là ARN), nằm rải rác trong bào tương hoặc bám vào thành của lưới nội nguyên
sinh và lá ngoài của màng nhân. Hạt ribosom có tác dụng tổng hợp protein.

7
 Hệ tiểu vật: là những vật nhỏ, hình hạt hay hình dây, có nhiều vách ngăn; hệ
tiểu vật làm nhiệm vụ hô hấp vì chứa đầy men hô hấp, tích lũy và cung cấp năng
lượng cho các hoạt động của tế bào.
 Lưới Golgi: gồm những túi dẹt, có chức năng chế tiết các chất; trong giai
đoạn chế tiết, các túi căng phồng chứa đầy chất tiết.
 Không bào: là những túi nhỏ, để chứa các chất do tế bào đã tạo ra.
 Lisosom: là những vật nhỏ hình trứng, chứa nhiều chất men có khả năng làm
tiêu huỷ những thành phần của chất sống nên có tác dụng tiêu hoá những chất hữu cơ
lạ xâm nhập vào tế bào.
 Bào tâm gồm 1 hay 2 hạt nhỏ (tiểu thể trung tâm) nằm gần nhân, đóng vai
trò quan trọng trong sự phân bào và chi phối sự vận động của tế bào.
 Trên đây là thành phần chung của tế bào. Những tế bào đặc biệt còn chứa
thêm những thành phần nhỏ khác (như sợi tơ cơ trong tế bào cơ, hạt sắc tố trong tế
bào thượng bì của da…)
2.3.2.2.3. Nhân tế bào.
Thường nằm giữa tế bào, có hình cầu hay hình bầu dục và gồm có:
 Màng nhân: là màng kép bao bọc quanh nhân và có những lỗ thủng để chất
nhân nguyên sinh thông với nhau qua lỗ này tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân và
bào tương.
 Chất nhân (hay nhân tương): Là thành phần lỏng trong nhân, trong đó có 2
vật thể hữu hình là hạt nhân và thể nhiễm sắc.
 Hạt nhân: là một khối cầu tạo bởi ARN. ARN là một loại axit nhân. Trong
nhân tương còn có một loại axit nhân là ADN (axit desoxirybonucleic). AND chỉ có
trong chất nhân còn ARN có cả trong chất nhân lẫn trong bào tương. Các axit nhân
này chính là cơ sở di truyền và hoạt động của tế bào. ADN phân chia và tự tái tổng
hợp lúc tế bào phân chia; ADN cũng tạo ra ARN thông tin chỉ huy sự tổng hợp protit
của tế bào.
 Các thể nhiễm sắc: là những thể nhỏ hình dây, cấu tạo bởi chất ADN gắn với
protit. Chúng chỉ xuất hiện rõ ràng khi tế bào bắt đầu phân chia. Chính các phân tử
ADN của thể nhiễm sắc giữ mã thông tin di truyền của loại sinh vật. Số thể nhiễm sắc
trong tế bào mỗi loài động vật là một số cố định 2n (của người là 23 đôi, của ruồi
dấm là 2 đôi).
8
 Riêng số thể nhiễm sắc của tế bào chỉ bằng một nửa tức là n.
2.3.3. Sự phân chia tế bào
Tế bào phân chia theo 2 cách: trực phân và gián phân.
2.3.3.1. Trực phân
Trong cách phân chia này, nhân tế bào mẹ thắt lại thành 2 thuỳ, rồi 2 thuỳ rời
nhau thành 2 nhân con. Khối bào tương cũng thắt lại phân đôi. Như vậy, tế bào mẹ đã
chia thành 2 tế bào con, Cứ như vậy, tế bào phân chia thành 4, 8, 10,.. tế bào.
2.3.3.2. Gián phân Gián phân là cách phân chia cao cấp hơn trong tiến hoá và qua 4
thời kỳ:
 Tiền kỳ Có 3 hiện tượng:
 Các thể nhiểm sắc xuất hiện rõ ràng hình chữ V hay hình chữ U.
 Bào tâm chia đôi, chạy về 2 cực của tế bào
 Màng nhân biến đi.
 Biến kỳ Có hiện tượng xảy ra:
 Các thể nhiễm sắc xếp thành một vòng trên mặt phẳng xích đạo của tế
bào.
 Rồi mỗi nhiễm sắc thể tách dọc thành 2 thể nhiễm sắc con.
 Hậu kỳ Có 3 hiện tượng xáy ra:
 Hai nhóm thể nhiễm sắc con tiến về 2 cực tế bào.
 Rồi 2 nhóm thể nhiễm sắc này vây quanh 2 bào tâm con.
 Tế bào thắt lại.
 Chung kỳ Có 2 hiện tượng xảy ra:
 Hai nhân con hình thành ở 2 cực.
 Tế bào cắt hẳn thành 2 tế bào con.
Vậy nhân của mỗi tế bào con có số lượng thể nhiễm sắc không thay đổi, tức là
có 2n thể nhiễm sắc (bằng số luợng thể nhiễm sắc của tế bào mẹ). Qúa trình gián
phân như trên gọi là gián phân nguyên số.
Riêng các tế bào sinh dục đực và cái phải trải qua một quá trình phân chia riêng
và kết quả là số thể nhiễm sắc của chúng giảm đi một nửa, tức là chỉ còn n. Qúa trình
gián phân đặc biệt này gọi là gián phân giảm số.

9
10
CHƯƠNG 2. GIẢI PHẪU HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP
1. Mục tiêu học tập.
1. Mô tả được đặc điểm của các xương đầu mặt thân mình.
2. Mô tả định khu cơ, mạch máu thần kinh của vùng đầu mặt cổ thân mình.
3. Vận dụng các kiến thức trên vào việc điều trị, và chăm sóc bệnh nhân.
1. Vận dụng kiến thức trên vào việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân

2. Nội dung.
2.1.1. Các xương ở đầu mặt. Được chia làm 2 phần: Phần sọ và phần mặt.

Khối xương sọ mặt: nhìn từ phía bên - dưới


1. Hố thái dương 2. Lỗ ống tai ngoài 3. Lỗ trâm chũm
4. Ống cảnh 5. Lỗ tĩnh mạch cảnh 6. Lỗ lớn
7. Lỗ rách 8. Xương hàm trên 9. Xương trán
2.1.1.1. Phần sọ
Gồm 8 xương tạo thành hộp sọ, phần trên gọi là vòm sọ, phần dưới gọi là nền sọ:
 Vòm sọ gồm 6 xương: 2 xương đỉnh và phần đứng của xương trán, xương
chẩm, 2 xương thái dương.

11
 Nền sọ gồm: xương sàng, xương bướm và phần ngang của xương trán, xương
chẩm, 2 xương thái dương.

Nền sọ
A. Hố sọ trước B. Hố sọ giữa C. Hố sọ sau
1. Lỗ tròn 2. Lỗ gai 3.Lỗ bầu dục 4. Lỗ lớn xương chẩm
2.1.1.2. Phần mặt.
Gồm 14 xương chia làm 2 loại: xương kép và xương đơn.
 Xương kép: hai xương hàm trên, hai xương gò má, hai xương mũi, hai xương
lệ, hai xương khẩu cái, hai xương xoăn dưới.
 Xương đơn: xương lá mía, xương hàm dưới.
2.2.2. Xương thân
2.2.2.1. Cột sống
Gồm 33 – 35 đốt sống xếp chồng lên nhau tạo thành ống sống, trong có tủy sống đi
qua. Có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng dính

12
liền nhau tạo thành xương cùng và 3 đốt sống cụt cũng dính liền nhau tạo thành xương
cụt.
Tính chất chung của các đốt sống
 Thân đốt: có 2 mặt trên và dưới lõm ở giữa để khớp với các đốt trên và dưới
bằng đĩa sụn gian đốt.
 Cung đốt: là 2 loại cung để hai bên thân đốt vòng ra sau tạo thành lỗ đốt sống.
 Mỏm đốt: có 3 loại mỏm: Mỏm gai dốc xuống dưới, mỏm ngang từ 2 bên cung
chạy ra 2 bên, mỏm khớp (4 mỏm: 2 mỏm trên, 2 mỏm dưới)

Cột sống
1. Nhìn từ trước 2. Nhìn từ sau 3. Nhìn từ phía bên 4. Xương cùng 5. Xương cụt

2.2.2.2. Xương lồng ngực gồm có:

13
Xương lồng ngực
1. Xương ức 2. Xương sườn 3. Sụn sườn
2.2.2.2.1. Xương ức
Là một xương mỏng dẹt gồm 3 phần: Cán xương ức, thân xương ức, mũi ức (trong còi
xương nặng ở trẻ em xương ức nhô lên phía trước, lồng ngực hình lòng tàu).
2.2.2.2.2. Xương sườn
Gồm 12 đôi xương sườn chia làm 3 loại:
 7 đôi xương sườn thật (1-7)
 3 đôi giả dài (8-9-10)
 2 đôi cụt (11-12)
Xương sườn gồm 2 đầu, 2 mặt, 2 bờ (bờ dưới mỏng sắc để mạch máu và thần kinh đi
qua. Nên khi chọc dò dịch màng phổi phải chọc bờ trên của xương sườn).
2.3. Cơ, mạch máu, thần kinh vùng đầu, mặt, cổ và thân mình
2.3.1. Vùng đầu mặt
 Cơ vùng đầu mặt là những cơ nhỏ một đầu bám vào da, một đầu bám vào
xương. Do vậy có những đặc tính sau:
 Khi có biểu hiện nét mặt vui buồn.
 Các cơ này được sắp xếp quanh các hốc tự nhiên.
 Cơ vùng mặt có 2 loại cơ chính: Cơ bám da mặt và cơ nhai.
Gồm 4 nhóm sau:
 Nhóm cơ quanh hố mắt: cơ chẩm trán, cơ vòng mi, cơ cau mày.

14
 Nhóm cơ quanh hố mũi: Cơ tháp, cơ nở mũi, cơ ngang mũi, cơ nâng
cánh mũi và môi trên.
 Nhóm cơ quanh miệng: Cơ vòng môi, cơ mút cơ nâng môi trên, cơ gò
má ( cơ tiếp lớn và nhỏ), cơ cười, cơ nhai.
 Nhóm cơ quanh tai: Cơ trước tai, cơ sau tai, cơ trên tai.
2.3.1.1.Các cơ.

Hình 6. Cơ vùng đầu mặt.


1. Cơ chẩm trán 2. Cơ vòng mắt 4. Cơ mi dưới 3. Cơ mảnh khảnh 5. Cơ gò má nhỏ
6. Cơ gò má lớn 7. Cơ hạ vách mũi 8. Cơ vòng miệng 9. Cơ hạ môi dưới 10. Cơ cằm 11.
Mạc trên sọ 12. Cơ tai trên 13. Cơ tai trước 14. Cơ nâng môi trên cánh mũi 15. Cơ mũi
16. Cơ nâng môi trên 17. Cơ nâng góc miệng 18. Cơ cười 19. Cơ hạ góc miệng 20. Cơ
bám da cổ
2.3.1.2. Mạch máu – thần kinh
Động mạch cấp máu: là các nhánh tách từ động mạch cảnh ngoài.
Thần kinh chi phối:
15
 Các nhánh thái dương của dây V, các nhánh của đám rối cổ.
 Dây VII chi phối sự vận động của các cơ bám da mặt.

Hình 7. 1. Các nhánh thái dương sâu . 2. DTK cơ cắn 3. DTK chân bướm trong.
4. DTK má. 6. Cơ mặt 5. Ông tuyến mang tai. 7. DTK tai thái dương. 8. DTK mặt.
9.DTK huyệt răng dưới. 10. DTK hàm móng. 11. DTK lưỡi. 12.DTK cằm.
2.3.2. Vùng cổ
2.3.2.1. Các cơ
Được chia làm 2 vùng: vùng gáy và vùng cổ trước bên.

16
Cơ vùng cổ
1. Cơ ức đòn chũm 2. Cơ gối đầu3. Cơ thang 4. Cơ nâng vai 5.Cơ bậc thang giữa 6.
Bụng dưới cơ vai móng 8. Bụng trước cơ hai thân 9. Cơ hàm móng 10. Cơ giáp
móng 11. Bụng trên cơ vai móng 12. Cơ ức móng

 Vùng gáy Gồm nhiều cơ nhỏ nằm hai bên rãnh sống.
 Cơ thang: là cơ ở ngoài cùng và to nhất, đi từ mỏm gai của các đốt sống
cổ đến bờ sau xương đòn và sống vai của xương bả vai.
 Vùng cổ trước bên. Được chia làm 2 lớp:
 Lớp sâu: nằm ngang sát hai bên cột sống.
Gồm các cơ trước sống, cơ bậc thang ( trước, giữa, sau).
 Lớp nông: bao quanh các tạng ở cổ. Gồm 2 khối:
 Khối giữa gồm các cơ:
 Cơ trên móng: từ sau ra nông có cơ cằm móng, cơ hàm móng, cơ 2 thân,
cơ Trâm móng.
 Cơ dưới móng: từ sâu ra nông có cơ vai móng, cơ ức đòn móng, cơ giáp
móng, cơ ức giáp.

17
 Khối bên: mỗi bên có 1 cơ ức đòn chũm.
2.3.2.2. Mạch máu , thần kinh
 Động mạch cấp máu là các nhánh của động mạch dưới đòn và động mạch cảnh
ngoài.
 Thần kinh chi phối: là các nhánh của đám rối cổ.
2.3.3. Cơ thân mình
Gồm cơ thành ngực và cơ thành bụng.
2.3.3.1. Cơ thành ngực
Lồng ngực được chia làm 3 thành:
 Thành ngực trước bên.
 Thành ngực sau.
 Thành ngực dưới.
 Thành ngực trước bên

Các cơ vùng ngực trước bên


1. Cơ ngực lớn 2. Cơ dưới đòn 3. Cơ ngực bé 4. Hố nách 5. Cơ răng trước
Các cơ
- Lớp ngoài:
 Ở phía trước có 2 cơ:
18
 Cơ ngực to có tác dụng khép và xoay cánh tay vào trong.
 Cơ ngực bé có tác dụng hạ vai nở lồng ngực.
 Các cơ ở bên có 2 cơ:
 Cơ lưng to có tác dụng khép và xoay tay vào trong làm giãn nở lồng
ngực.
 Cơ răng to có tác dụng như cơ lưng to.
- Lớp trong:
Các cơ gian sườn: Cơ gian sườn ngoài, cơ gian sườn trong.
Mạch máu thần kinh:
Chạy sát phía trong bờ dưới các xương sườn.
 Thành ngực sau
* Các cơ:
- Lớp nông gồm:
 Cơ lưng to tác dụng khép xoay cánh tay vào trong, nâng thân.
 Cơ thang tác dụng nâng thân.
- Lớp sâu gồm có:
 Cơ thoi: Tác dụng kéo vai vào trong, hạ mỏm cùng vai.
 Cơ răng bé sau trên tác dụng nâng xương sườn khi hít thở.
 Cơ răng bé sau dưới tác dụng kéo xương sườn xuống.
 Co gai sống tác dụng xoay cánh tay ra ngoài.
 Cơ liên mỏm ngang: Bám vào mỏm ngang các đốt sống.
 Cơ lưng dài: Nằm sau cơ liên mỏm ngang.
* Mạch máu, thần kinh
 Mạch máu: Nhánh của động mạch dưới đòn, các nhánh động liên sườn.
 Thần kinh: Nhánh của dây X chi phối cho cơ thang.
 Thần kinh cánh tay chi phối cho cơ lưng to.
 Thần kinh liên sườn.
 Thành ngực dưới

19
Cơ hoành.
1. Cơ hoành
 Có cơ hoành ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng, cơ hoành tham gia vào hô
hấp.
 Mạch máu và thần kinh: Động mạch hoành cấp máu, dây thần kinh hoành phải
và hoành trái.
2.3.3.2. Cơ thành bụng
Bụng được chia thành: thành bụng trên, thành bụng dưới, thành bụng sau, thành bụng
trước bên.
 Thành bụng trên: Gồm cơ hoành.
 Thành bụng dưới: Có đáy chậu, cơ và cân chắc nhất.
 Thành bụng sau:
 Lớp nông: Cơ lưng to tác dụng khép cánh tay vào trong, nâng thân lên
(còn gọi là cơ leo trèo).
 Lớp giữa: Cơ răng bé sau dưới tác dụng kéo xương sườn xuống.
 Lớp sâu: Có các cơ gai sống tác dụng giữ thăng bằng và xoay cột sống.
 Lớp trong cùng:
+ Có cơ vuông thắt lưng tác dụng nghiêng cột sống.
+ Cơ thắt lưng chậu tác dụng gấp đùi vào bụng.
20
+ Cơ thắt lưng chậu được cấp máu bởi nhánh của động mạch chậu trong.

Các cơ thành bụng trước


1. Cơ chéo bụng ngoài 2. Cơ thẳng bụng 3. Cơ chéo bụng trong 4. Đường trắng
* Thành bụng trước bên.
Các cơ:
 Cơ chéo to tác dụng giữ các tạng trong ổ bụng.
 Cơ chéo bé.
 Cơ ngang bụng. Gân cơ chéo bé cùng với gân cơ ngang bụng tạo thành vòng
cung gân kết hợp.
 Cơ thẳng tác dụng thay đổi áp lực trong ổ bụng và giữ các tạng.
 Cơ tháp là cơ nhỏ bám vào xương mu và đường trắng giữa.
2.4. Xương chi trên, xương chi dưới
2.4.1. Xương chi trên
2.4.1.1.Các xương đai vai:Gồm xương đòn và xương bả vai kết hợp tạo thành đai vai.
 Xương đòn: uốn cong hình chữ S có 2 mặt, 2 bờ vai, 2 đầu. Đầu to hướng vào
trong tiếp khớp với cán xương ức tạo thành khớp ức đòn.

21
Xương đòn
A. Mặt trên B. Mặt dưới
1. Đầu ức 2. Thân xương 3. Đầu cùng vai 4. Diện khớp ức 5. Rãnh dưới đòn 6. Đầu
cùng vai
 Xương bả vai: là xương dẹt hình tam giác, có 2 mặt ( mặt trước, mặt sau), 3 bờ
(bờ trên, bờ trong, bờ ngoài), 3 góc ( góc trên ngoài, góc bên trong, góc dưới). Góc
trên ngoài có hòm khớp để khớp với chỏm khớp của xương cánh tay tạo thành
khớp vai.

22
Xương vai (mặt trước)
1. Mỏm quạ 2. Gai vai 3. Cổ xương vai 4.Hố dưới vai
2.4.1.2. Xương cánh tay
Là một xương dài có hai đầu và một thân.

Xương cánh tay


A. Nhìn từ trước B. Nhìn từ sau
1. Thân xương 2. Mấu động lớn 3.Chỏm cánh tay 4. Rãnh thần kinh quay 5.
Mỏm trên lồi cầu trong 6. Chỏm con 7. Ròng rọc
 Hai đầu
Đầu trên gồm có:
 Chỏm khớp để tiếp khớp với hõm khớp của xương bã vai tạo thành
khớp vai.
 Hai mấu động: to và nhỏ, giữa có rảnh cơ nhị đầu.
Đầu dưới có:
 Lồi cầu ở ngoài để tiếp khớp với đài xương quay.
 Ròng rọc ở trong để tiếp với hõm xích ma lớn của xương trụ.
 Mỏm trên lồi cầu ở phía ngoài.
 Mỏm trên ròng rọc ở phía trong.
 Thân xương
Hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
- Ba mặt:
 Mặt ngoài có ấn đelta.

23
 Mặt trong.
 Mặt sau có rảnh xoắn để mạch máu và thần kinh đi qua.
- Ba bờ: bờ trước, bờ ngoài, bờ trong.
2.4.1.3. Xương cẳng tay
Gồm 2 xương: xương quay ở ngoài, xương trụ ở trong.

Xương cẳng tay


1. Mỏm khuỷu 2. Mỏm vẹt 3. Chỏm xương quay 4. Cổ xương quay 5. màng gian cốt
6. Mỏm trâm quay 7. Mỏm trâm trụ
A. Xương quay
Là xương chủ yếu để sấp ngửa cẳng tay và bàn tay.
 Hai đầu:
+ Đầu trên nhỏ có:
 Chỏm xương: mặt trên lõm là đài xương quay.
 Cổ xương: nối chỏm xương với thân xương.
 Lồi cổ nhị đầu.
+ Đầu dưới to:
 Mỏm trâm quay: Ở ngoài thấp hơn mỏm trâm trụ khoảng 1 cm.
 Có diện khớp với xương trụ và xương cổ tay.
 Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt 3 bờ.
 Ba mặt: trước, sau, ngoài.
 Ba bờ: trước, sau, trong. Bờ trong mỏng sắc để màng gian cốt bám.
B. Xương trụ
 Hai đầu:
24
+ Đầu trên có:
 Mỏm khuỷu ở trên và sau, mỏm vẹt ở trước và dưới.
 Hõm sích ma lớn, hõm sích ma bé.
+ Đầu dưới nhỏ có:
 Mỏm trâm trụ ở trong.
 Diện khớp với xương quay, diện khớp với xương đậu ở cổ tay.
 Thân xương có 3 mặt, 3 bờ.
 Ba mặt: trước, sau và trong.
 Ba bờ: trước, sau, ngoài.
2.4.1.4. Xương cổ tay, xuơng bàn tay và các ngón tay
 Xuơng cổ tay có 8 xuơng xếp thành 2 hàng:
 Hàng trên có 4 xuơng: Kêt từ ngoài vào trong có xuơng thuyền, xuơng nguyệt,
xuơng tháp, xuơng đậu.
 Hàng dưới có 4 xuơng: Kể ngoài vào trong có 4 xương thang, xương thê, xương
cả, xương móc.
 Xương bàn tay có 5 xuơng: Ngón cái là xương thứ nhất ngón út là ngón 5.
 Xương ngón tay có 14 đốt: Ngón cái có 2 đốt, ngón khác có 3 đốt.

25
Xương của bàn tay
1. Xương cổ tay 2. Xương đốt bàn tay 3. Xương đốt ngón gần ngón trỏ
4. Xương đốt ngón giữa ngón trỏ 5. Xương đốt ngón xa ngón trỏ

2.4.2. Xương chi duới


2.4.2.1. Xương chậu
Do ba xương dính liền nhau tạo thành: gồm xương cánh chậu ở trên, xuơng ngồi ở
dưới và xương mu ở trước.
Xương chậu có: hai mặt bốn bờ, bốn góc.

Khung chậu
1. Khớp cùng chậu. 2. Xương cùng. 3. Xương chậu. 4. Xương cụt.
5. Khớp mu. 6. Eo chậu trên.
a. Hai mặt
 Mặt ngoài có:
 Hõm khớp để tiếp khớp với chỏm khớp của xưong đùi tạo thành khớp háng.
 Trên hõm khớp là hố chậu ngoài.
 Duới hõm khớp là lỗ bịt.
 Mặt trong có:
 Ở giữa có mào eo trên.

26
 Phía trên mào eo trong có hố chậu trong.
 Phía dưới mào eo trên kể từ trên xuống gồm: lồi chậu, diện nhĩ, diện vuông và
lỗ bịt.
b. Bốn bờ
 Bờ trên: là mào chậu.
 Bờ dưới: là ngành ngồi mu.
 Bờ trước: kể từ trên xuống dưới có: gai chậu trước trên, một khuyết nhỏ, gai
chậu trước dưới, một khuyết thứ hai, phình lược, diện lược và gai mu.
 Bờ sau: kể từ trên xuống dưói có gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết
hông lớn, gai hông, khuyết hông bé, ụ ngồi.
c. Bốn góc
 Góc dưới trên: là gai chậu trước trên.
 Góc trước dưới: là góc mu.
 Góc sau trên: là gai chậu sau trên.
 Góc sau dưới: là ụ ngồi.
2.4.2.2. Xương đùi Là xương dài nhất của cơ thể.

Hình 18. Xương đùi


1. Mấu chuyển lớn 2. Chỏm đùi 3. Thân xương đùi 4. Cổ khớp 5. Đường ráp 6.
Lồi cầu trong 7. Lồi cầu ngoài

a. Hai đầu
27
 Đầu trên có:
 Chỏm khớp lên trên vào trong.
 Cổ khớp nối chỏm khớp và thân xương.
 Mấu chuyển lớn.
 Mấu chuyển bé.
 Đường liên mấu trước và sau.
 Đầu dưới có:
 Lồi đầu ngoài.
 Lồi cầu trong.
 Ròng rọc ở giữa.
 Sau có hố liên lồi cầu.
b. Thân xương
 Ba mặt: mặt trước, mặt sau ngoài, mặt sau trong.
 Ba bờ: bờ ngoài, bờ trong, bờ sau ( gồ ghề tạo thành dường ráp để các cơ vùng
mông, vùng đùi bám).
2.4.2.3.Xương bánh chè
Là xương vừng lớn nhất của cơ thể nằm trước khớp gối, nằm trong gân cơ tứ đầu đùi.
2.4.2.4.Xương cẳng chân
A. Xương chày Là xương chính chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể gồm 2 đầu 1 thân.

Xương chày
28
A. Nhìn từ trước B. Nhìn từ phía ngoài C. Nhìn từ phía sau
1. Lồi củ chày 2. Mặt trong 3. Mắt cá trong 4. Đầu trên 5. Thân xương 6. Đầu
dưới 7. Mặt sau

 2 Hai đầu:
 Đầu trên:
 To gồm 4 lồi củ: trong, ngoài, trước, giéc đi.
 Mâm chày.
 Gay chày.
 Diện khớp ben xương mác.
 Đầu dưới:
 Có mắt cá trong.
 Có diện khớp với xương mác.
 Có diện khớp với xương sên của khối xương cổ chân.
 Thân xương: Gồm:
 Ba mặt: trước ngoài, trước trong và mặt sau.
 Ba bờ: bờ trong, bờ ngoài, bờ trước (mỏng, sắc gọi là mào chày).
B. Xương mác
 Hai đầu:
+ Đầu trên có:
 Chỏm xương mác.
 Diện khớp với xương chày.
+ Đầu dưới:
 Mắt cá ngoài.
 Diện khớp với xương chày.
 Ba mặt: trong, ngoài, sau (sau gồ ghề có rãnh)
 Ba bờ: trước, ngoài, trong (mỏng sắc để màng gian cốt bám).
2.4.2.5. Xương cổ chân, bàn chân và các ngón chân

29
Các xương cổ chân
1. Xương sên. 2. Xương ghe. 3. Xương chêm II. 4. Xương chêm I.
5. Các xương đốt bàn. 6. Xương chêm III. 7. Xương hộp. 8. Xương gót.

Xương cổ chân: 7 xương xếp thành 2 hàng.


 Hàng sau: - xương sên ở trên.
- xương gót ở dưới.
 Hàng trước: kể từ trong ra ngoài: gồm 3 xương chêm, xương ghe, xương hộp.
 Xương bàn chân: gồm 5 xương: tính từ trong ra ngoài ngón cái là xương thứ 1.
 Xương ngón chân: có 14 đốt, mỗi ngón có 3 đốt, ngón cái có 2 đốt. Đốt 3 là đốt
có móng.
2.4.3. Cơ chi trên, cơ chi dưới
2.4.3.1.Cơ chi trên
a.Vùng cánh tay
 Khu cánh tay trước

30
Cơ vùng cánh tay

1. Cơ nhị đầu cánh tay 2. Cơ dưới vai 3. Cơ delta


4. Cơ quạ cánh tay 5. Cơ tam đầu cánh tay 6. Cơ cánh tay quay
Các cơ Gồm 3 cơ:
 Cơ nhị đầu:
Có 2 phần dài và ngắn:
 Nguyên ủy: phần dài bám vào diện trên hõm khớp vai, phần ngắn bám vào
mỏm quạ.
 Bám tận: hai phần trên tụ lại làm một và bám tận bởi 1 gân chung vào lồi củ nhị
đầu xương quay và tách ra 1 trẽ cân bám vào ống cẳng tay.
 Tác dụng: gấp và sấp cẳng tay.
 Cơ cánh tay trước:
 Nằm sau cơ nhị đầu.
 Nguyên ủy: bám từ ½ trước dưới xương cánh tay và vách liên cơ.
 Bám tận: mỏm vẹt của xương trụ.
 Tác dụng: gấp cẳng tay.
 Cơ quạ cánh tay:

31
 Nguyên ủy bám ở mỏm quạ.
 Bám tận: 1/3 giữa mặt trong xương cánh tay.
 Tác dụng: kéo cánh tay vào trong và ra trước.
Mạch máu và thần kinh:
 Động mạch cánh tay: chạy tiếp theo động mạch nách, từ bờ dưới cơ ngực to tới
3 cm ở dưới nếp khuỷu thì chia làm 2 ngành: động mạch quay và động mạch
trụ.
 Động mạch cánh tay sâu: cùng thần kinh quay đi ra khu cánh tay sau.
 Động mạch bên trong trên: cùng thần kinh trụ đi ra khu cánh tay sau.
 Động mạch bên trong dưới.
 Thần kinh:
 Thần kinh cơ bì.
 Thần kinh giữa.
 Thần kinh bì cánh tay trong.
 Thần kinh bì cẳng tay trong.

 Khu cánh tay sau


Các cơ:
+ Cơ tam đầu cánh tay: gồm phần dài, cơ rộng ngoài, cơ rộng trong.
 Nguyên ủy:Phần dài bám vào diện dưới hõm khớp vai.
 Cơ rộng trong ở phần trên rãnh xoắn.
 Cơ rộng ngoài ở phần dưới rảnh xoắn.
 Bám tận: ba phần họp thành gân chung, bám vào mỏm khuỷu xương trụ.
 Tác dụng: duỗi cẳng tay.
Mạch máu và thần kinh.
Có 2 bó mạch thần kinh:
 Động mạch cánh tay nằm sâu và thần kinh quay trong rãnh xoắn.
 Động mạch bên trong trên và thần kinh trụ: chạy sau vách liên cơ trong.

32
Động mạch cánh tay
1. Dây thần kinh trụ 2. Động mạch cánh tay 3. Dây thần kinh giữa
4. Động mạch cánh tay sâu 5. Dây thần kinh quạ
b.Vùng cẳng tay
Cẳng tay được giới hạn từ đường thẳng ngang ở dưới nếp gấp khuỷu ba khoát ngón
tay đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay. Cẳng tay chia làm hai vùng: vùng cẳng tay trước và
vùng cẳng tay sau, ngăn cách nhau bởi xương quay, xương trụ và màng gian cốt.

33
Các cơ cẳng tay (tay trái)
A. Nhìn trước B. Nhìn sau
1. Cơ gan tay dài 2. Cơ cánh tay 3. Cơ cánh tay quay 4. Cơ ngữa
5. Cơ gấp cổ tay quay 6. Cơ khuỷu 7. Cơ cổ tay trụ 8. Gân cơ duỗi chung các ngón

Tĩnh mạch
1. Tĩnh mạch đầu 2. Tĩnh mạch nền 3. Tĩnh mạch giữa nền 4. Tĩnh mạch giữa đầu

c. Vùng cẳng tay trước: các cơ vùng cẳng tay trước gồm 8 cơ có động tác gấp ngón

34
tay và bàn tay, sấp bàn tay. Hầu hết do dây thần kinh giữa chi phối vận động ngoại
trừ cơ gấp cổ tay trụ và hai bó trong của cơ gấp các ngón tay sâu do thần kinh trụ chi
phối. Các cơ vùng cẳng tay trước sắp xếp thành ba lớp:
 Lớp nông: cơ gấp cổ tay trụ, cơ gan tay dài, cơ gấp cổ tay quay, cơ sấp tròn.
 Lớp giữa: cơ gấp các ngón nông.
 Lớp sâu: cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp ngón cái dài,
cơ sấp vuông.
d. Vùng cẳng tay sau: các cơ vùng cẳng tay sau xếp thành 2 lớp:
 Lớp nông: gồm hai nhóm:
 Nhóm ngoài: cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay quay
ngắn.
 Nhóm sau: cơ duỗi các ngón, cơ duỗi ngón út, cơ duỗi cổ tay trụ, cơ khuỷu.
 Lớp sâu: cơ dạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ duỗi ngón cái dài, cơ
duỗi ngón trỏ, cơ ngữa.
 Thần kinh chi phối cho các cơ vùng cánh tay sau là dây thần kinh quay, nhiệm
vụ là ngữa bàn tay duỗi ngón tay và bàn tay.
e. Cơ bàn tay.
Bàn tay giới hạn từ nếp gấp cổ tay xa nhất đến đầu các ngón tay, được chia
làm hai phần: gan tay và mu tay.
Các cơ bàn tay gồm các cơ mô cái, cơ mô út, các cơ gian cốt mu tay và gan tay
và cơ giun. Các cơ này do dây thần kinh giữa và trụ chi phối vận động
2.4.4. Cơ chi dưới
2.4.4.1.Các cơ vùng mông
Gồm 2 lớp

35
Các cơ vùng mông
1 và 6. Cơ mông lớn 2. Cơ hình lê 3. Cơ mông nhỡ 4. Cơ mông bé
5. Cơ bịt trong và hai cơ sinh đôi 7. Cơ vuông đùi
 Lớp nông gồm 2 cơ:
 Cơ mông to: là cơ lớn nhất. Trên bám vào hố chậu ngoài, mào chậu và xương
cùng cụt. Dưới bám vào phần trên đường ráp xương đùi, tác dụng: duỗi và
xoay đùi ra ngoài.
 Cơ căng cân đùi: bám từ gai chậu trước trên đến lồi củ Giécđi xương chày.Tác
dụng: duỗi cẳng chân, dạng đùi ra ngoài.
 Lớp giữa:
 Cơ mông nhỡ: bám từ hố chậu ngoài và mào chậu đến mấu chuyển lớn xương
đùi.Tác dụng: như cơ mông to.
 Cơ tháp: bám từ mặt trước xương cùng chui qua khuyết hông lớn ra ngoài để
bám tận mấu chuyển lớn xương đùi.
 Cơ bịt trong: bám từ màng bịt trong và xung quang lỗ bịt chạy qua khuyết hông
bé ra ngoài. Bám tận mặt trong mấu chuyển lớn xương đùi.

36
 Cơ sinh đôi: có 2 cơ nằm áp trên và dưới cơ bịt trong. Cơ trên bám vào gai
hông, cơ dưới bám vào ụ ngồi. Cả hai cơ đề bám vào tận mặt trong mấu chuyển
to xương đùi.
 + Cơ bịt ngoài: bám từ màng bịt ngoài và xung quanh vách ngoài lỗ bịt đến hố
ngón tay ở trong mấu chuyển.
 + Cơ vuông đùi: bám từ ụ ngồi đến đường liên mấu.
 Tác dụng chung của các cơ: Cơ tháp, cơ bịt trong, cơ bịt ngoài, cơ sinh đôi, cơ
vuông đùi là xoay đùi ra ngoài.
2.4.4.2. Mạch máu và thần kinh
Cơ tháp chia vùng mông thành 2 khu: khu trên tháp và khu dưới tháp.
Mạch máu và thần kinh khu trên tháp:
 Động mạch mông trên:
 Là nhánh của động mạch chậu trong, chui qua khuyết hông lớn, cho 2 nhánh:
 Nhánh sâu cấp máu cho cơ mông nhỡ, cơ mông bé.
 Nhánh nông cấp máu cho cơ mông to.
 Thần kinh mông trên:
 Là một nhánh bên của đám rối cùng, đi kèm động mạch mông trên, phân nhánh
vận động cho cơ mông nhỡ, cơ mông bé và cơ căng cân đùi.
Mạch máu và thần kinh khu tháp dưới:
 Mạch máu:
 Động mạch mông dưới (động mạch ngồi): là một nhánh của động mạch chậu
trong cho 2 nhánh:
 Nhánh sau cấp máu cho cơ mông to và tiếp nối động mạch mông trên.
 Nhánh xuống tiếp nối động mạch xiên, động mạch mũ để cấp máu cho khu
đùi sau.
 Động mạch thẹn trong là 1 nhánh của động mạch chậu trong vòng trên gai hông
ra ngoài, rồi lại qua khuyết hông bé để quay vào trong chậu hông phân nhánh
cấp máu cho vùng đáy chậu và bộ phận sinh dục.
 Thần kinh:
 Thần kinh hông to: chi phối vận động và cảm giác gần hết chi dưới(trừ khu đùi
trước và trong).

37
 Thần kinh hông bé: là 1 nhánh bên của đám rối cùng: vận động cơ mông to, chi
phối cảm giác mặt sau đùi và khoeo.
 Thần kinh thẹn trong: là nhánh bên của đám rối cùng, chi phối cơ ở đáy chậu

.
Các dây thần kinh chi dưới
1. Dây thần kinh mác sâu 2. Dây thần kinh đùi 3. Dây thần kinh ngồi
4. Dây thần kinh chày

2.4.4.3.Vùng đùi.
Giới hạn ở trên bởi nếp bẹn và nếp lằn mông, ở dưới bở một bình diện đi qua bờ trên
các lồi cầu của xương đùi. Chia làm 3 khu:
a. Khu đùi trước

38
Các cơ vùng đùi
1. Cơ thắt lưng chậu 2. Cơ may 3. Cơ tứ đầu 4. Cơ khép dài 5. Cơ lược 6.Cơ
khép ngắn 7. Cơ khép lớn 8. Cơ bán gân 9. Cơ bán màng 10. Cơ nhị đầu đùi
Các cơ:
 Cơ may:
 Nguyên ủy: từ gai gai chậu trước trên.
 Bám tận: Chạy bắt chéo đùi xuống bám vào mặt trong đầu trên xương chày.
 Tác dụng: gấp đùi vào bụng, gấp cẳng chân vào đùi.
 Cơ thắt lưng chậu:
 Nguyên ủy: từ 2 bên cột sống thắt lưng và hố chậu trong.
 Bám tận: ở mấu chuyển bé của xương đùi.
 Tác dụng: gấp đùi vào bụng.
 Cơ tứ đầu đùi: là khối cơ lớn, gồm 4 cơ.
 Nguyên ủy:
 Cơ thẳng đùi (thẳng trước): từ gai chậu trước dưới và vánh ổ cối.
 Cơ rộng ngoài: từ mép ngoài đường ráp.
 Cơ rộng trong: từ mép trong đường ráp.
 Cơ đùi: từ mặt trước và mặt ngoài xương đùi.

39
 Bám tận: 4 cơ họp thành 1 gân chung bám vào và phủ trước xương bánh chè rồi
từ đó bám vào lồi củ trước của đầu trên xương chày.
 Tác dụng: duỗi cẳng chân.
Mạch máu và thần kinh
 Động mạch cấp máu là nhánh bên của động mạch đùi, chủ yếu là nhánh bên
của động mạch sâu.
 Dây thần kinh: nhánh của dây thần kinh đùi.

Động mạch đùi


1. Động mạch đùi 2. Động mạch chậu ngoài 3. Động mạch gối xuống
b. Khu đùi trong
Các cơ: Gồm các cơ khép: cơ khép đùi, cơ khép cẳng chân.
Nguyên ủy: cùng bám ở trên vào xương chậu.
• Cơ lược: từ mào lược, phình lược.
• Cơ khép nhỡ: từ góc xương mu.
• Cơ khép nhỏ: từ ngành ngồi mu.
• Cơ khép lớn: từ ụ ngồi và ngành ngồi mu.
Bám tận: cả 4 cơ đều chạy chếch xuống dưới và ra ngoài để đều bám lần lượt từ trên
xuống vào đường ráp của xương đùi. Riêng cơ khép lớn có 1 bó bám vào lồi cầu trong
đầu dưới xương đùi.

40
Tác dụng: khép và hơi xoay đùi ra ngoài.
+ Cơ khép cẳng chân (Cơ thẳng trong):
Nguyên ủy: từ ngành ngồi mu.
Bám tận: ở đầu trong mặt trên xương chày.
Tác dụng: khép cẳng chân.
Mạch máu và thần kinh: Là bó mạch thần kinh bịt đi xuống cấp máu và chi phối các
cơ khép.
• Động mạch bịt là nhánh của động mạch chậu trong.
• Thần kinh bịt là nhánh của đám rối thắt lưng.
c. Khu đùi sau
Các cơ: Có 3 cơ: Cơ bán mạc, cơ bán gân và cơ nhị đầu đùi.
 Nguyên ủy: cả 3 cơ đều có nguyên ủy ở ụ ngồi.
 Bám tận:
 Cơ bán mạc, cơ bán gân: đều bám tận vào đàu trên xương chày.
 Cơ nhị đầu: bám vào chỏm xương mác.
 Tác dụng: duỗi đùi và gấp cẳng chân.
Mạch máu và thần kinh
 Động mạch cấp máu: là các nhánh xiên của động mạch đùi sâu tiếp nối với
nhánh xương cảu động mạch ngồi.
 Thần kinh chi phối là các nhánh của dây thần kinh hông to.
2.4.4.4. Cơ vùng cẳng chân
Cẳng chân được giới hạn phía trên bởi đường vòng qua dưới lồi củ chày, ở phía dưới
bởi đường vòng qua hai mắt cá. Các cơ vùng cẳng chân được chia thành hai vùng:
a. Các cơ vùng cẳng chân trước: do dây thần kinh mác chung chi phối vận động có
nhiệm vụ duỗi ngón chân, xoay ngoài bàn chân và gấp mu bàn chân. Các cơ này được
chia thành hai khu:
 Cơ khu cơ trước: do dây thần kinh mác sâu chi phối vận động. Các cơ là cơ
chày trước, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi các ngón chân dài và cơ mác ba.
 Cơ khu ngoài: gồm hai cơ: cơ mác dài, cơ mác ngắn do dây thần kinh mác
nông chi phối vận động
b. Các cơ vùng cẳng chân sau: do dây thần kinh chày chi phối vận động có nhiệm
vụ chính là gấp ngón chân, gấp gan bàn chân và xoay trong bàn chân. Các cơ được
41
chia làm 2 lớp bởi mạc cẳng chân sâu.
 Lớp nông: cơ tam đầu cẳng chân và cơ gan chân.
 Lớp sâu: cơ khoeo, cơ gấp ngón cái dài, cơ chày sau và cơ gấp các
ngón chân dài.
c. Cơ bàn chân ngón chân.
Bàn chân bắt đầu từ dưới hai mắt cá tới đầu mút các ngón chân. Gồm có gan chân và
mu chân. Trong đó chứa các cơ mu chân và gan chân.

Các cơ vùng cẳng chân


1. Cơ chày trước 2. Cơ duỗi các ngón dài 3. Cơ duỗi dài ngón

42
CHƯƠNG 3. SINH LÝ MÁU
Mục tiêu.
1. Nắm được các thành phần của máu, số lượng và chức năng của từng thành phần đó.
2. Trình bày được cơ chế đông máu, thời gian máu chảy máu đông và ứng dụng trên
thực tế lâm sàng.
3. Trình bày các chức năng của máu.
4. Trình bày bản chất của các loại nhóm máu.
5. Hiểu được các bước tiến hành xét nghiệm nhóm máu và đếm số lượng hồng cầu, bạch
cầu.
Nội dung.
1. Các thành phần của máu
Nếu giữ cho máu không đông trong ống thủy tinh, rồi để yên sau một thời gian ta
sẽ thấy hiện tượng lắng huyết cầu, máu chia làm 2 phần:
 Phần dưới đỏ sẫm, chiếm 45% thể tích máu gọi là huyết cầu.
 Phần trên lỏng màu vàng, chiếm 55% thể tích máu gọi là huyết tương.
1.1. Huyết cầu.
Có 3 loại tế bào máu khác nhau là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
1.1.1. Hồng cầu
- Hồng cầu hầu hết được hình thành trong tủy xương, đặc biệt là tủy đỏ ở các xương
dẹt ( xương sườn, xương ức, các thân đốt sống ) cũng như ở đầu xương.
- Các Hồng cầu có dạng đĩa, hai mặt lõm, bao quanh bởi một màng bán thấm, không
có nhân, trong có các sợi xơ và một chất màu gọi là huyết cầu tố ( Hemoglobin viết tắt
là Hb ).
- Tuổi thọ trung bình của các hồng cầu là 100-120 ngày.
- Số lượng: bình thường có 3.800.000 – 4.200.000 hồng cầu/ 1mm³ máu. Người ta còn
tính thể tích huyết cầu (Hematocrit) tức là thể tích mà các hồng cầu chiếm trong 100ml
máu. Trị số trung bình ở nam giới là 47% ± 7 và ở nữ giới là 42% ± 5.
- Số lượng hồng cầu có thể thay đổi trong 2 trường hợp:
+ Sinh lý: số lượng hồng cầu của nam giới hơi cao hơn của nữ giới. Trẻ sơ sinh
bình thường có 6.000.000 hồng cầu trong 1 mm³ máu. Số lượng hồng cầu còn giảm đi
khi ăn no, khi có thai, khi thấy kinh, khi lao động.

43
+ Bệnh lý: số lượng hồng cầu tăng do cơ thể mất nước (như nôn mửa quá nhiều,
ỉa chảy nặng). Ngược lại, số lượng hồng cầu giảm do chảy máu nhiều, chảy máu kéo
dài, sốt rét, giun móc hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Huyết sắc tố (Hemoglobin) là một protein phức tạp ở trong hồng cầu có chứa sắt hóa
trị 2 để kết hợp với một số chất khí như: 0xy, khí cacbonic và cacbon oxyt (C0). Bởi
vậy, nó đóng vai trò trong chức năng hô hấp. Bình thường có 140-180g huyết cầu tố
trong 1 lít máu.
- Sức bền hồng cầu: Hồng cầu không thay đổi hình dạng khi ở trong dung dịch Nacl
90/00 . Khi hồng cầu vỡ, các mảnh xác của hồng cầu được gan, lách tiêu đi còn huyết
sắc tố phân hóa thành Bilirubin bị đào thải dưới dạng sắc tố mật và biến thành
Urobilinogen, để một phần vào tuần hoàn ruột gan rồi đào thải qua nước tiểu, phân.
Còn sắt được gan giữ lại để sản xuất hồng cầu mới.
1.1.2. Bạch cầu.
- Bạch cầu là những tế bào hơi tròn, có nhân nhưng không có huyết sắc tố nên không
có màu. Tuổi thọ của bạch cầu rất ngắn, thường chỉ được vài giờ đến 2 hoặc 3 ngày.
- Bình thường có 6.000 – 8.000 bạch cầu trong 1 mm³ máu, ở trẻ sơ sinh là 10.000
bạch cầu trong 1 mmm³ máu.
- Bạch cầu có 2 loại: bạch cầu đa nhân và bạch cầu đơn nhân.
- Công thức bạch cầu: là bảng tỷ lệ phần trăm của 2 loại bạch cầu đơn nhân và đa
nhân.
Các loại bạch cầu Nguyên sinh chất Tỷ lệ
Bạch cầu đa nhân:
Đa nhân trung tính Có hạt bắt màu hồng nhạt 60-70%
Đa nhân toan tính ( ưa axit ) Có hạt bắt màu đỏ da cam 2-4%
Đa nhân kiềm tính ( ưa bazơ ) Có hạt bắt màu than nhạt 0-1%
Bạch cầu đơn nhân: Có hạt bắt màu xanh lơ
Đơn nhân nhỏ ( lympho bào ) 20-30%
Đơn nhân to 5-10%
- Chức năng của bạch cầu: Bạch cầu có nhiều chức năng như sinh kháng thể, chống
độc và chức năng thực bào để bảo vệ cơ thể.
1.1.3. Tiểu cầu
Tiểu cầu là những huyết cầu nhỏ, hình đa giác, không có màu, không có nhân và tụ
lại từng đám.
44
- Số lượng: bình thường có từ 200.000 – 300.000 tiểu cầu trong 1 mm³ máu.
- Chức năng: các tiểu cầu giữ một vai trò quan trọng trong cầm máu. Tiểu cầu chứa
nhiều yếu tố gây đông máu nhưng đặc biệt là chất men Tromboplastin
(trombokinasse). Tromboplastin có tác dụng mở đầu cho hiện tượng đông máu.
1.2. Huyết tương.
Huyết tương là phần lỏng màu vàng, gồm có:
1.2.1. Nước.
Chiếm 90% của thể tích huyết tương.
1.2.2. Muối khoáng.
Muối khoáng thường thấy dưới dạng clorua, bicacbonat, sulfat, phosphate của các
chất: Na+, K+, Ca++ , Mg++ , Cl- … Các muối khoáng của huyết tương dưới hình thức
các chất điện giải. Riêng muối Nacl đã chiếm 6g/lít. Muối Nacl là muối quan trọng
trong vấn đề duy trì áp suất thẩm thấu giữa máu và tế bào.
1.2.3. Các chất hữu cơ.
Bao gồm các chất protein, lipit và gluxit.
- Protein huyết tương: toàn phần là 82 – 83g/lít, trong đó gồm có:
+ Albumin từ 45 – 50 g/lít.
+ Globulin từ 25 -30g/lít. Tỷ số A/G =1,6
+ Fibrinogen từ 3-4g/lít.
- Lipit huyết tương: toàn phần là 5-8g/lít, trong đó có:
+ Cholesterol: từ 1,5 đến 1,8 g/lít
+ Axít béo: khoảng 4g/lít.
- Gluxit huyết tương: chất dinh dưỡng là glucose ở dạng tự do với nồng độ là 1g/lít.
1.2.4. Các chất khác.
- Urê: là chất thải quan trọng của cơ thể qua nước tiểu, bình thường chỉ có 0,2-
0,4g/lít.
- Các kích thích tố, kháng thể, kháng độc tố …
2. Máu đông.
Máu ra khỏi mạch sẽ đông lại thành cục máu đông. Sau vài giờ cục máu đông co
lại để rỉ ra một chất dịch hơi vàng gọi là huyết thanh.
2.1. Cơ chế đông máu.
Qúa trình đông máu có thể tóm tắt làm 3 giai đoạn:

45
2.1.1. Giai đoạn tạo Tromboplastin huyết tương hoạt động.
Các yếu tố gây đông tiếp xúc với tế bào giập nát ở miệng vết thương cùng với các
chất do tiểu cầu tụ lại và giải phóng tạo thành Tromboplastin hoạt động.
2.1.2. Giai đoạn tạo thành Trombin.
Tromboplastin của huyết tương cùng với sự có mặt của ion canxi sẽ hoạt hóa
Protrombin của huyết tương tạo thành trombin.
2.1.3. Giai đoạn tạo Fibrin.
Trombin lại tác động tiếp các chất Fibrinogen của huyết tương làm cho chất này
ngưng tụ lại thành những sợi to nhỏ gọi là Fibrin. Các sợi fibrin này kết dính với nhau
và với các huyết cầu để hình thành cục máu đông.

Tế bào dập nát


Tiểu cầu tụ và vỡ → Tromboplastin huyết tương hoạt động
↓Ca++
Prothombin→ Trombin
↓ Ca++
Fibrinogen huyết tương→Fibrin

Sơ đồ tóm tắt cơ chế đông máu.


Như vậy, Fibrin là sản phẩm cuối cùng của sự đông máu.
Muốn phát hiện và điều trị những bệnh gây rối loạn cơ chế đông máu như chảy
máu kéo dài, tắc mạch, ta phải xác định thời gian máu đông tức là thời gian từ lúc máu
chảy khỏi mạch cho đến giai đoạn tạo Fibrin. Người ta thường xác định thời gian đông
máu và thời gian chảy máu với kết quả như sau:
- Thời gian đông máu: bình thường là 7-10 phút.
- Thời gian chảy máu: Bình thường là 3-4 phút.
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến đông máu.
2.2.1. Những yếu tố chống đông máu.
Có thể giữ máu không đông để dự trữ máu, xét nghiệm máu như để máu ở nhiệt độ
xấp xỉ 00C hoặc trộn vào một trong các chất sau đây: Natri xitrat, Kali oxalate. Mặt

46
khác còn có thể tiêm chất Heparin để ngăn chặn hiện tượng máu đông làm tắc mạch
máu.
2.2.2. Những yếu tố gây đông máu.
Có những trường hợp máu đông rất chậm, chỉ một vết thương nhỏ như đứt tay, nhổ
răng… cũng làm máu chảy khó cầm, có thể nguy hiểm. Lúc đó, người ta cần đến
những chất gây đông như vitamin K ( có tác dụng kích thích gan sản sinh ra nhiều
Prothombin ) hoặc tiểu cầu ( có nhiều yếu tố gây đông máu như men Tromboplastin )
để làm ngừng chảy máu.
3. Nhóm máu.
Trong máu có nhiều hệ thống nhóm máu ABO, Rh, hệ thống nhóm bạch cầu,… Hệ
thống nhóm máu thông dụng nhất được sử dụng trong lâm sàng là hệ thống ABO và
Rh.
3.1. Hệ thống nhóm máu ABO.
3.1.1. Nhóm máu.
Qua bảng sau ta thấy trên màng hồng cầu có 2 ngưng kết nguyên (kháng nguyên) là
A, B và trong huyết tương có 2 ngưng kết tố (kháng thể) là α, β .
Các nhóm
Kháng nguyên trên hồng cầu Kháng thể trong huyết thanh
máu
O Không có α và β
A A β
B B α
AB A và B Không có
Máu người có 4 nhóm máu khác nhau:
- Nhóm O: Hồng cầu không có ngưng kết nguyên, trong huyết tương có cả 2 ngưng kết
tố α và β.
- Nhóm A: Hồng cầu có ngưng kết nguyên A và trong huyết tương có ngưng kết tố β.
- Nhóm B: Hồng cầu có ngưng kết nguyên B và trong huyết tương có ngưng kết tố α .
- Nhóm AB: Hồng cầu có cả 2 ngưng kết nguyên A,B. Trong huyết tương không có
ngưng kết tố nào.
Như vậy, ta thấy trong máu một người đã có ngưng kết nguyên A hoặc B hoặc AB,
thì không có ngưng kết tố chống lại (α và β).
3.1.2. Ứng dụng trong truyền máu.

47
Khi truyền máu phải tuân theo đúng nguyên tắc sau đây: “ Không được để cho các
kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong máu người nhận”. Theo nguyên
tắc này thì chỉ có thể truyền cùng nhóm máu. Tuy nhiên, trong những trường hợp mà
không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm nhưng chỉ truyền khi thật cần thiết
và chỉ truyền dưới 200ml máu, truyền thật chậm và cần đảm bảo nguyên tắc tối thiểu
như sau: Không để kháng nguyên ở hồng cầu của máu người cho bị ngưng kết bởi
kháng thể trong máu người nhận.
Vận dụng nguyên tắc trên ta thấy:
- Nhóm máu O: không có kháng nguyên A,B trên màng hồng cầu nên có thể truyền
cho những người thuộc các nhóm O,A,B,AB nên gọi là nhóm cho phổ thông. Nếu là
người nhận thì chỉ có thể nhận được máu của người thuộc nhóm O mà thôi.
- Nhóm AB: Nếu là người cho máu thì chỉ có thể truyền cho những người thuộc
cùng nhóm máu AB. Nếu là người nhận máu thì có thể nhận được máu của những
người thuộc các nhóm AB,O,A,B nên gọi là nhóm nhận phổ thông.
- Nhóm A: Nếu là người cho máu thì có thể truyền cho những người thuộc các
nhóm A và AB. Nếu là người nhận máu thì có thể nhận được máu của những người
thuộc các nhóm A và O.
- Nhóm B: Nếu là người cho máu thì có thể truyền cho những người thuộc các
nhóm B và AB. Nếu là người nhận máu thì có thể nhận được máu của những người
thuộc các nhóm B và O.
Trong mọi trường hợp truyền máu cùng nhóm là tốt hơn cả.

Tóm tắt sơ đồ truyền máu

A(β)

O ( α và β ) AB

B(α )

48
Để truyền máu người ta phải xác định nhóm máu, để xác định nhóm máu người ta
dùng phương pháp huyết thanh mẫu và phương pháp hồng cầu mẫu. Khi tìm được
nhóm máu phù hợp, trước khi truyền người ta phải làm phản ứng chéo để tìm sự hòa
hợp giữa máu người cho và máu người nhận, chỉ khi có sự hòa hợp giữa máu người
cho và máu người nhận mới cho phép truyền máu.
3.2. Hệ thống nhóm máu Rh.
3.2.1. Kháng nguyên, kháng thể của hệ thống nhóm máu Rh.
Kháng nguyên của hệ nhóm máu Rh nằm trên màng hồng cầu, nếu trên màng hồng
cầu mang kháng nguyên Rh được gọi là người Rh dương, những người không có
kháng nguyên Rh trên màng hồng cầu được gọi là người Rh âm. Bình thường không
có kháng thể Rh trong huyết thanh. Người Việt Nam, tỷ lệ Rh dương là 99,92%, người
da trắng khoảng 85% người Rh dương.
Khi hồng cầu của người Rh dương được tiêm cho người Rh âm sẽ có sự tạo ra
kháng thể ở người Rh âm, nhưng kháng thể tạo ra chậm, khoảng 2-4 tháng sau nồng độ
kháng thể mới đạt tối đa.
3.2.2. Tai biến do hệ thống nhóm máu Rh.
Nếu có người có nhóm máu Rh âm nhận máu Rh dương, lần đầu hầu như không có
tai biến, nhưng những lần nhận máu sau mà vẫn nhận máu Rh dương sẽ xảy ra tai biến
như truyền nhầm nhóm máu trong hệ thống nhóm máu ABO.
Khi người mẹ mang thai có nhóm máu Rh âm, nhưng thai nhi mang máu Rh
dương, thì lần sinh đầu tiên hầu như không có tai biến, nhưng những lần mang thai sau
vẫn có máu Rh dương sẽ có tai biến. Tai biến có thể là sẩy thai, thai chết lưu, hay thai
nhi đẻ ra bị vàng da tan huyết.
4. Chức năng của máu.
Máu có nhiều chức năng rất quan trọng, các chức năng chính là:
4.1. Chức năng hô hấp.
Máu thực hiện chức năng này là nhờ có huyết cầu tố ( Hb ).
- Huyết cầu tố vận chuyển O2 từ phổi đến từng tế bào:
Hb + O2 = HbO2 ( Oxyhemoglobin )

49
Kết hợp này dễ phân ly để trở thành Hb và O2.
- Huyết cầu tố vận chuyển CO2 từ tế bào đưa về phổi
Hb + CO2 = HbCO2 ( Cacboxyhemoglobin ).
4.2. Chức năng dinh dưỡng.
Sau khi thức ăn được hấp thụ vào máu, máu mang các chất hấp thu như axit amin,
axit béo, glucose, vitamin, …tới nuôi dưỡng các tế bào.
4.3. Chức năng đào thải.
Các sản phẩm do tế bào sinh ra như CO 2, Urê, nước, …sẽ được máu vận chuyển
đến các cơ quan bài tiết ( thận, phổi, tuyến mồ hôi, … ) để đào thải ra ngoài.
4.4. Chức năng điều hoà nhiệt độ cơ thể.
Trời nóng, máu đưa nhiệt ra phần nông của cơ thể ( bằng cách giãn mạch ngoại
biên ) để nhiệt của cơ thể dễ toả ra ngoài. Trời lạnh, máu chuyển nhiệt vào các phần
sâu của cơ thể nhiều hơn ( bằng cách co mạch ngoại biên ) để giữ nhiệt.
4.5. Chức năng bảo vệ cơ thể.
Nhờ có bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào, tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời nhờ có các
kháng thể, kháng độc tố của huyết tương tạo ra khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài
ra, hiện tượng đông máu là một hình thức tự bảo vệ cơ thể khi bị chảy máu.
4.6. Chức năng thống nhất cơ thể.
Máu lưu thông khắp cơ thể tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận của cơ thể,
vì các chất do những bộ phận này sinh ra có thể theo dòng máu tới tác động vào các bộ
phận khác, làm cho toàn bộ cơ thể hoạt động nhịp nhàng, thống nhất.

50
CHƯƠNG 4. GIẢI PHẪU – SINH LÝ TUẦN HOÀN
Mục tiêu.
- Trình bày được cấu tạo của tim, các mạch máu và các vòng tuần hoàn.
- Trình bày được các tính chất sinh lý của tim, chu kì hoạt động của tim, lưu lượng
tim, điều hòa hoạt động của tim bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
- Trình bày được các tính chất sinh lý của động mạch, huyết áp động mạch, các yếu tố
ảnh hưởng tới huyết áp động mạch, điều hòa tuần hoàn động mạch bằng cơ chế thần
kinh và cơ thể dịch.
- Trình bày được quá trình trao đổi chất ở mao mạch và điều hòa tuần hoàn mao mạch.
Nội dung.
1. Đại cương.
Hệ thống tuần hoàn có nhiệm vụ vận chuyển các chất cho cơ thể, gồm tuần
hoàn máu và tuần hoàn bạch huyết. Hệ tuần hoàn máu gồm có Tim đóng vai trò như
một cái bơm đẩy máu vào các động mạch và hút máu từ các tĩnh mạch. Nếu lấy điểm
bắt đầu của sự tuần hoàn là tâm thất trái của tim, thì máu được đưa vào động mạch
chủ từ đó máu nhiều oxy được vận chuyển đến các động mạch nhỏ dần để đến các
mô của các cơ quan. Tại các cơ quan có sự trao đổi chất và không khí. Máu nhiều
carbonic sẽ tập trung vào các tiểu tĩnh mạch sau đó đổ về các tĩnh mạch lớn hơn
cuối cùng đổ về tâm nhĩ phải của tim bằng hai tĩnh mạch chủ trên và dưới. Từ tâm
nhĩ phải máu xuống tâm thất phải. Đó là vòng tuần hoàn hệ thống hay tuần hoàn lớn.

51
Hệ thống mạch máu
A. Các động mạch B. Các tĩnh mạch
2. Giải phẫu – sinh lý tim
Tim là cơ quan chính của một bộ máy tuần hoàn. Tim là một khối cơ rỗng nằm giữa
hai lá phổi, ở vùng trung thất trước, tương ứng với 1/3 dưới xương ức. Chức năng của
tim là hút máu từ các tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ về tim và bơm máu về các động
mạch phổi và chủ.
2.1. Hình thể ngoài và liên quan

52
Mặt ức sườn của tim
1. Tiểu nhĩ phải 2. Rãnh vành 3. Cung động mạch chủ 4. Thân động mạch phổi
5. Rãnh gian thất trước 6. Tiểu nhĩ trái
2.1.1. Mặt trước (hay mặt ức sườn)
Có 2 rãnh:
 Rãnh ngang (hay rãnh liên nhĩ thất trước).
 Rãnh dọc (hay rãnh liên thất trước): ở trong rãnh có động mạch vành trái.
Mặt trước nằm ngay sau xương ức, xương sườn. Khi tim ngừng đập, cấp cứu ép
tim qua mặt này.
2.1.2. Mặt dưới (hay mặt hoành)
Mặt này áp lên trên cơ hoành, có hai rãnh:
 Rãnh ngang (hay rãnh liên nhĩ thất sau): ở trong rãnh có động mạch vành
phải.
 Rãnh dọc (hay rãnh liên thất sau): ở trong rãnh có động mạch vành phải

53
.
Mạch máu của tim
1. Xoang ngang 2. Động mạch vành phải 3. Động mạch vành trái
4. Động mạch mũ tim 5. Động mạch gian thất
2.1.3. Mặt trái
Lấn vào phổi trái tạo thành khuyết tim.
2.1.4. Đỉnh tim (hay mỏm tim)
Hướng sang trái, xuống dưới, ra trước. Đối chiếu lên thành ngực mỏm tim ở khoảng
gian sườn V bên trái, trên đường thẳng kẻ từ giữa xương đòn xuống
2.1.5. Đáy tim
Là mặt sau của hai tâm nhĩ liên quan trực tiếp với thực quản.

54
2.2. Hình thể trong, hình đối chiếu của tim và van tim trên thành ngực

Hình thể trong của tim


1. Phần màng vách gian thất 2. Phần cơ vách liên thất 3. Van hai lá
4. Thừng gân 5.Trụ cơ
Tim gồm 2 phần: tim phải và trái. Mỗi phần chia làm hai buồng: tâm nhĩ ở trên, tâm
thất ở dưới.
2.2.1. Tâm nhĩ
Giữa 2 tâm nhĩ có vách liên nhĩ. Thành tâm nhĩ mỏng và nhẵn, có lỗ thông với tiểu
nhĩ và các lỗ thông với các tĩnh mạch dẫn máu về tim.
a. Tâm nhĩ phải
Có lỗ tĩnh mạch chủ trên (không có van) và lỗ tĩnh mạch chủ dưới (có van đậy
không kín).
b. Tâm nhĩ trái
Có 4 lỗ tĩnh mạch phổi (không có van).
2.2.2. Tâm thất
55
Giữa 2 tâm thất có vách liên thất . Thành tâm thất dày, mặt trong thất xù xì vì có các
cột cơ.
a. Tâm thất phải
Có hai lỗ:
 Lỗ nhĩ thất phải: thông với tâm nhĩ phải có van 3 lá (van nhĩ – thất phải),
ổ van 3 lá nằm tương ứng ở khoang gian sườn V, sát bờ phải xương ức.
 Lỗ động mạch chủ: thông với động mạch chủ có van động mạch chủ
(van tổ chim), ổ van động mạch chủ nằm tương ứng ở khoang gian sườn II bên
trái, cách bờ xương ức 1 cm.
Nối các van tim trên ta có hình chiếu của tim trên thành ngực.
2.3. Cấu tạo tim
Tính từ ngoài vào trong tim gồm 3 lớp.
2.3.1. Màng ngoài tim (ngoại tâm mạc)
Bao bọc ngoài tim gồm 2 lá:
 Lá thành: dày ở ngoài.
 Lá tạng: ở trong, dính sát cơ tim, giữa 2 lá có ít thanh dịch làm cho tim
trơn, co bóp dễ dàng.
2.3.2. Cơ tim
Là loại cơ vân đặc biệt vừa co bóp nhanh và mạnh, vừa co bóp tự động. Cơ tim có 2
loại sợi:
a. Sợi co bóp
Thớ riêng cho từng ngăn tâm nhĩ, tâm thất.
Thớ chung bao trùm lên thớ riêng và liên hệ với các buồng tim.
b. Sợi cơ mang tính chất thần kinh
Những sợi này tạo thành hệ thống (hệ thống nút) gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất và
bó his có nhiệm vụ điều hoà sự co bóp tự động của tim.
2.3.3. Màng trong tim (nội tâm mạc)
Mỏng và nhẵn , lót mặt trong các buồng tim, phủ các lá van và nối liên tiếp với lớp
trong các mạch máu lớn.
2.4. Các mạch máu
2.4.1. Cấu tạo của mạch máu.
Có 3 loại mạch: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

56
a. Động mạch
Động mạch là những mạch máu dẫn máu từ tâm thất đến lưới mao mạch. Thành của
động mạch dày, gồm có 3 lớp: lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong. Trong đó lớp giữa là
quan trọng nhất, vì lớp này có những sợi chun xen giữa các cơ trơn làm cho động
mạch có tính đàn hồi để điều hoà lưu lượng máu, làm cho dòng máu chảy liên tục và
đều đặn. Phần lớn động mạch nằm ở sâu, còn một số nằm ở nông, sát xương.
b. Tĩnh mạch
Tĩnh mạch là những mạch máu dẫn máu từ các cơ quan, tổ chức về 2 tâm nhĩ, nen
máu tĩnh mạch đi ngược hướng với máu động mạch. Thành của tĩnh mạch gồm có 3
lớp như của động mạch, nhưng mỏng vì lớp giữa ít sợi chung và sợi cơ nên khả năng
đàn hồi của tĩnh mạch kém dễ bị xẹp. Tĩnh mạch có những van làm cho máu lưu thông
đi một chiều về tim và ngăn dòng máu làm nhiều đoạn, làm giảm bớt áp lực máu.
c. Mao mạch
Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch
tạo thành lưới mao mạch. Thành mao mạch rất mỏng, gồm 2 lớp mỏng nên sự trao đổi
chất giữa máu và các mô chỉ xảy ra ở mao mạch, gồm 2 lớp mỏng nên có sự trao đổi
chất giữa máu và các mô chỉ xảy ra ở mao mạch. Mao mạch mang các chất dinh dưỡng
đến cho tế bào và mang chất cặn bã đi đào thải ra ngoài.
2.4.2. Các mạch máu chính
2.4.2.1. Động mạch
Có 2 động chính là động mạch chủ và động mạch phổi.
a) Động mạch chủ

57
Động mạch chủ
1. Thân tay đầu 2. Cung động mạch chủ 3. Động mạch chủ ngực
4. Động mạch thân tạng 5. Động mạch chủ bụn
- Dẫn máu đỏ tươi (máu động mạch) từ tâm thất trái, gồm 3 đoạn: Quai động
mạch chủ, động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng.
 Quai động mạch chủ cho 4 nhánh bên:
 Động mạch vành phải và động mạch vành trái cấp máu cho tim.
 Thân động mạch cánh tay đầu chạy chếch lên trên chia làm 2 nhánh:
 Động mạch cảnh gốc phải đi lên cổ, chia làm 2 nhánh cấp máu cho não, đầu,
mặt, cổ.
 Động mạch dưới đòn phải đi ra ngoài dựa vào đỉnh phổi và xương sườn I, đến
giữa xương đòn đổi tên thành động mạch nách… để cấp máu cho chi trên bên phải.
 Động mạch cảnh gốc trái hướng đi, phân nhánh và cấp máu cũng như động
mạch cảnh gốc phải.
 Động mạch dưới đòn trái tương tự như động mạch dưới đòn phải.
 Động mạch chủ ngực: chạy tiếp nối với quai động mạch chủ xuống tới lỗ cơ
hoành (ngnag mức đốt sống ngực XI) và cho các nhánh bên sau:
 Động mạch phế quản.

58
 Động mạch thực quản.
 Động mạch gian sườn. (Chú ý động mạch gian sườn chạy bờ dưới các xương
sườn).
 Động mạch chủ bụng: chạy tiếp nối với động mạch chủ ngực đến bờ dưới đốt
sống thắt lưng thứ tư và cho các nhánh bên, cấp máu cho các tạng nằm trong ổ bụng:
 Hai động mạch hoành dưới.
 Động mạch thân tạng.
 Động mạch mạc treo tràng trên.
 Động mạch thượng thận giữa.
 Động mạch thận.
 Động mạch mạc treo tràng dưới.
 Các động mạch thắt lưng.
Các nhánh tận của động mạch chủ: Động mạch chủ đến đốt sống thắt lưng thứ tự,
chia làm 3 nhánh: Động mạch cùng giữa, 2 động mạch chậu gốc phải và trái.
Mỗi động mạch chậu gốc lại chia thành 2 nhánh:
 Động mạch chậu trong cấp máu cho các cơ quan ở khung chậu nhỏ.
 Động mạch chậu ngoài đi qua cung đùi đổi tên thành động mạch đùi, cấp máu
cho chi dưới.
b) Động mạch phổi
Chia làm 2 nhánh, dẫn máu đỏ sẫm từ tâm thất phải tới 2 rốn phổi.
2.4.2.2. Tĩnh mạch
Có 3 tĩnh mạch lớn dẫn máu về hai tâm nhĩ.
a) Tĩnh mạch phổi
Có 4 tĩnh mạch phổi dẫn máu đỏ tươi về tâm nhĩ trái.
b) Tĩnh mạch chủ trên
Dẫn máu đỏ sẫm từ 2 chi trên, đàu mặt cổ về tâm nhĩ phải.
c) Tĩnh mạch chủ dưới
Hợp bởi 2 tĩnh mạch chậu gốc ở ngang mức đốt sống thắt lưng thứ tư, sau đó xuyên
qua cơ hoành đổ vào tâm nhĩ phải. Máu ở chi dưới đổ vào tĩnh mạch chậu ngoài, máu
ở các cơ quan trong khung chậu nhỏ đổ vào tĩnh mạch chậu trong, hai tĩnh mạch này
hợp thành tĩnh mạch gốc. Tĩnh mạch chủ dưới chạy lên trên về tim nhận thêm các

59
nhánh tĩnh mạch, trong đó có nhánh tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch cửa do ba tĩnh mạch
tạo nên: Tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, tĩnh mạch tỳ.
2.5. Hoạt động của tim
Tim hoạt động như cái bơm: hút máu từ các tĩnh mạch về hai tâm nhĩ, đẩy máu từ
hai tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi. Đem máu đến các tế bào để cung
cấp các chất dinh dưỡng, đồng thời nhận chất thừa đào thải ra ngoài.
Sự hoạt động của tim thể hiện bằng sự co bóp tự động, mỗi lần co bóp như thế gọi
là một chu kỳ tim.
 Chu kỳ tim, các thì trong chu kỳ tim
Chu kỳ tim là hoạt động của tim có chu kỳ qua các giai đoạn kế tiếp nhau một
cách đều đặn, nhịp nhàng theo một thứ tự nhất định.
Mỗi chu kỳ tim có ba thì (hay 3 giai đoạn).
2.5.1. Thì tâm nhĩ thu
Thì tâm nhĩ thu là thì hai tâm nhĩ co bóp, do áp lực trong hai tâm nhĩ tăng lên
nên máu chảy mạnh hơn, chảy hết xuống hai tâm thất. Lúc này các van nhĩ – thất đã
mở sẵn. Thì tâm nhĩ thu lâu khoảng 1/10 giây, sau đó hai tâm nhĩ giãn nghỉ 7/10 giây
để hút máu từ các tĩnh mạch trở về tim.
2.5.2. Thì tâm thất thu
Thì tâm thất thu là thì hai tâm thất co bóp tiếp sau thì tâm nhĩ thu. Do áp lực
trong hai tâm nhĩ tăng lên, máu nén ép thúc các van nhĩ thất đóng lại, không cho máu
chảy ngược về hai tâm nhĩ về các van tổ chim mở ra, máu bị đẩy vào động mạch chủ
và động mạch phổi. Thì tâm thất thu lâu khoảng 3/10 giây, sau đó hai tâm thất giãn
nghỉ 5/10 giây để hút máu.
2.5.3. Thì tâm trương toàn bộ
Thì tâm trương toàn bộ là cơ tim giãn nghỉ toàn bộ, áp lực trong tâm thất sụt
xuống thấp hơn áp lực trong động mạch, nên máu ở động mạch chảy ngược về tâm
thất thúc các van tổ chim đóng lại. Đồng thời các van nhĩ thất mở ra để hút máu từ hai
tâm nhĩ xuống tâm thất. Thì tâm trương lâu khoảng 4/10 giây.
Như vậy, một chu kỳ tim kéo dài khoảng 8/10 giây, trong đó tim làm việc nửa
thời gain và nghỉ nửa thời gian. Trong một phút có 75 chu kỳ tim, tức 75 lần tim đập
hay 75 lần mạch đập. Số lần tim đập trong một phút gọi là tần số tim đập. Tần số rim

60
đập trung bình ở người lớn khoảng 70 – 80 lần và cso thể thay đổi theo giới, lứa tuổi,
tập luyện, bệnh lý.
2.6. Tiếng tim
Là do hai van đóng cùng một lúc gây nên.
Tiếng thứ nhất là do van hai lá và van ba lá đóng cùng một lúc, nghe rõ nhất ở
mỏm tim.
Tiếng thứ hai do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng cùng một
lúc, nghe rõ nhất ở khoảng gian sườn II, cách bờ phải và trái của xương ức khoảng 1
cm.
2.7. Tính tự động của tim, hệ thống nút
- Tim có khả năng tự động co bóp là nhờ hệ thống thần kinh tự động – hệ thống nút:
+ Nút Keith – Flack là trung tâm tự động chính của tim, từ đây phát ra luồng xung
động làm cơ tim co bóp, điều khiển nhịp tim.
+ Nút Tavara là trung tâm tự động phụ của tim. Nút này sẽ điều khiển tim đập khi nút
Keith – Flack bị tổn thương và khi đó tim sẽ đập chậm hơn dẫn đến cả hai tâm nhĩ và
hai tâm thất cùng co bóp một lúc.
+ Bó his: chức năng chủ yếu của bó này là dẫn truyền xung động. Từ nút Keith – Flack
xung động theo các thớ cơ lan dần đến tâm nhĩ phải, sang tâm nhĩ trái và đến nút
Tavara, từ đây xung động theo bó His truyền đến hai tâm thất. Vì vậy, nếu bó này bị
tổn thương tâm thất sẽ đạp chậm lại, không ăn khớp với nhịp của tâm nhĩ.
3. Tuần hoàn mạch máu
3.1. Sơ đồ tuần hoàn mạch máu
Toàn bộ mạch máu cùng với tim tạo thành vòng kín: đại tuần hoàn và tiểu tuần
hoàn.
3.1.1. Vòng đại tuần hoàn
Vòng đại tuần hoàn bắt đầu từ tâm thất trái, qua động mạch chủ đến lưới mao mạch,
rồiqua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
Vòng này mang máu có nhiều ôxy và chất dinh dưỡng theo động mạch chủ đến
khắp các nơi trong cơ thể để nuôi tế bào, và nhận thêm chất tế bào bài tiết ra đưa vào 2
tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đi tới các bộ phận và bài tiết ra ngoài.
3.1.2. Vòng tiểu tuần hoàn

61
Vòng tiểu tuần hoàn bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi lên 2 lá phổi, rồi
qua 4 tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
Vòng này mang máu có nhiều khí cacbonic và ít oxy lên phổi để trao đổi khí ở phế
nang (thải khí cacbonic vào phổi để theo đường dẫn khí thải ra ngoài và nhận ôxy từ
phổi vào máu); để rồi thành máu có nhiều ôxy và ít khí cacbonic đưa về tâm nhĩ trái
qua 4 tĩnh mạch phổi.
3.2. Sự chuyển động của máu trong mạch máu
Mỗi lần tâm thu, tim co bóp tống máu từ tâm thất vào động mạch, gặp sức cản của
động mạch và làm căng giãn thành động mạch. Đến thì tâm trương, không có sức đẩy
của tim nữa mà máu vẫn lưu thông liên tục là nhờ tính đàn hồi, làm thành động mạch
thu lại gây áp lực đẩy máu đi; máu chảy từ nơi có áp lực cao đến nơi có áp lực thấp,
nên máu chảy từ động mạch tới mao mạch rồi qua tĩnh mạch. Khi đến tĩnh mạch dòng
máu trở nên đều đặn theo hướng đổ về tim.
4. Huyết áp
Huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành mạch, huyết áp giảm dần từ đầu hệ
thống mạch máu (các động mạch lớn từ tâm thất ra), đến cuối hệ thống mạch máu (các
tĩnh mạch lớn đổ vào tâm nhĩ). Vì vậy, ta có hai loại huyết áp: huyết áp động mạch và
huyết áp tĩnh mạch
4.1. Huyết áp động mạch
4.1.1. Nhân tố tuần hoàn: Huyết áp động mạch là kết quả tổng hợp của 4 nhân tố tuần
hoàn:
 Sức co bóp của tim: tim co bóp mạnh sẽ làm cho huyết áp cao.
 Sức cản ngoại biên: sức cản lớn (khi mạch máu co hoặc thành mạch máu xơ
cứng) làm cho huyết áp cao.
 Khối lượng máu: nhiều thì huyết áp cao và ít thì huyết áp thấp, vì vậy khi bị
chảy máu nhiều thì huyết áp sẽ tụt xuống nhiều.
 Độ quánh của máu: so với nước có độ quánh là 1, thì độ quánh của máu là 4,5
đến 4,7. Độ quánh của máu tăng (như khi hồng cầu tăng, các chất protit trong huyết
tương tăng) sẽ cản trở sự lưu thông máu, làm cho huyết áp cao
4.1.2. Đo huyết áp: Ở động mạch cánh tay, động mạch cỡ trung bình ta thấy huyết áp
thay đổi giữa 2 trị số tối đa và tối thiểu:

62
 Huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu): Khi tâm thu, tim co bóp đẩy máu với
một áp lực cao nhất. Ở người lớn, huyết áp tối đa bình thường là 90 – 140 mmHg.
 Huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương)
 Khi tâm trương, sức đàn hồi của động mạch đẩy máu với một áp lực thấp nhất,
vừa đủ thắng được sức cản ngoại biên. Ở người lớn, huyết áp tối thiểu bình thường là
50 – 90 mmHg.
Ta thường viết trị số huyết áp động mạch dưới dạng phân số, ví dụ: 120/70 mmHg
(tử số là huyết áp tối đa, mẫu số là huyết áp tối thiểu).
Huyết áp động mạch có thể thay đổi theo sinh lý và theo bệnh lý:
 Theo sinh lý, huyết áp thấp hơn ở nữ giới (110/60 mmHg), ở trẻ sơ sinh (70/40
mmHg) hoặc lúc ngủ. Huyết áp cao hơn ở ngoài già (140/90 mmHg) hoặc thời gian lao
động chân tay.
 Theo bệnh lý, nếu huyết áp tối đa trên 140 mmHg và huyết áp tối thiểu trên 90
mmHg là tăng huyết áp. Tăng huyết áp tối đa ít nguy hiểm hơn tăng huyết áp tối thiểu
vì huyết áp tối đa là do phản ứng nhất thời của tim, còn huyết áp tối thiểu tăng là do
tuần hoàn ngoại biên đã có những rối loạn lâu dài và trầm trọng như xơ cứng động
mạch,…
 Nếu huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg và huyết áp tối thiểu thấp hơn 60
mmHg là hạ huyết áp. Hạ huyết áp tối đa là do giảm sức co bóp của tim và hạ huyết áp
tối thiểu là do giãn dộng mạch, nhất là động mạch nhỏ, do chảy máu,…
4.2. Huyết áp tĩnh mạch
Đo huyết áp tĩnh mạch trên các tĩnh mạch cỡ trung bình (như tĩnh mạch khuỷu tay)
bằng áp kế, ta thấy huyết áp tĩnh mạch chỉ có một trị số trung bình. Ở người lớn là 12
– 13cmH20, vì dòng máu đã chảy đều đặn.
Trị số này giảm dần từ đầu hệ thống tĩnh mạch (giáp mao mạch) đến cuối hệ thống
tĩnh mạch và trở thành âm tính ở các tĩnh mạch lớn trong lồng ngực.
Huyết áp tĩnh mạch tăng trong trong hợp suy tim phải, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
5. Mạch đập
Khi ta ấn nhẹ ngón tay lên vùng động mạch nằm trên xương và dưới lớp da, thường
ở cổ tay, ở thái dương, ở cổ, bẹn ta sẽ thấy mạch đập. Tần số mạch đập tương đương
với tần số tim mạch, tức là 70 – 80 lần trong 1 phút ở người lớn. Mạch đập là do làn
sóng rung động phát sinh ở động mạch chủ, do ảnh hưởng của tâm thất thu lan truyền

63
tới chứ không phải là do máu chảy tới nơi bắt mạch, làn sóng rung động càng lan ra xa
càng yếu dần và tới đầu lưới mao mạch thì không còn nữa nên ta không thấy hiện
tượng mạch đập ở trên tĩnh mạch.
6. Nguyên nhân chuyển máu từ tĩnh mạch trở về tim
Tĩnh mạch là nơi có áp lực thấp. Máu từ tĩnh mạch trở về tim được là do các nguyên
nhân sau:
6.1. Sức co bóp của tim
Thì tâm thu, tim co bóp đẩy một lượng máu mới, động mạch dồn lượng máu cũ đi
tới. Thì tâm trương, tim giãn ra hút máu và tâm nhĩ.
6.2. Sức hút của lồng ngực
Khi hít vào, lồng ngực nở rộng ra làm giãn rộng các tĩnh mạch lớn ở trong lồng
ngực gây ra sức hút máu về tâm nhĩ.
6.3. Sức ép của cơ hoành
Khi hít vào, cơ hoành hạ thấp xuống ép lên các cơ quan ở bụng, dồn máu từ các tĩnh
mạch trong bụng về các tĩnh mạch trong lồng ngực để về tâm nhĩ phải.
6.4. Động mạch đập
Động mạch và tĩnh mạch thường nằm cạnh nhau trong một bao không co giãn nên
khi động mạch đập sẽ ép vào tĩnh mạch làmchuyển động máu trong tĩnh mạch. Máu
trong tĩnh mạch chỉ chảy theo một chiều về tim nhờ các van tĩnh mạch.
6.5. Sức co cơ
Các cơ co sẽ ép các tĩnh mạch dồn máu chảy theo hướng về tim nhờ có các van tĩnh
mạch, đặc biệt là các van tĩnh mạch ở chi dưới. Nhưng nếu co cơ lâu mà không giãn ra
thì sẽ cản trở tuần hoàn.
6.6. Trọng lực
Là một yếu tố thuận lợi cho tuần hoàn đối với các tĩnh mạch ở trên tim, song lại bất
lợi cho tuần hoàn đối với các tĩnh mạch ở phía dưới tim. Nhưng nhờ các van tim nên
máu không chạy ngược lại.
7. Điều hoà tuần hoàn
Điều hào tuần hoàn là làm thay đổi tình hình hoạt động của tim và trạng thái của các
mạch máu, để duy trì hay lấy lại thăng bằng chức năng khi bị mất, nhờ có vai trò quan
trọng của hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật này gồm có những dây giao cảm
và những dây phó giao cảm.

64
7.1. Hệ thần kinh giao cảm trong tuần hoàn
Những dây thần kinh giao cảm của tim phát sinh từ các hạch giao cảm ở cổ và ngực
là những dây gia tốc và trung khu gia tốc, nằm ở chất xám sừng bên của tuỷ sống từ
vùng cổ đến đốt sống ngực VI. Còn những dây thần kinh giao cảm đi đến mạch máu
lại là những dây co mạch và trung khu co mạch, nằm ở hành tuỷ, trên sàn buồng não
VI (còn có trung khu co mạch phụ nằm dọc theo tuỷ sống và những trung khu co mạch
nằm trên đại não ở vùng dưới đồi thị, vỏ não). Các dây giao cảm bị kích thích sẽ tiết ra
chất Adrenalin làm tăng sức co bóp của tim, gây ra tim đập nhanh và mạch máu co lại
khiến huyết áp tăng. Kích thích các trung khu trên cũng có tác dụng như kích thích các
dây giao cảm.
7.2. Hệ thần kinh phó giao cảm trong tuần hoàn
Dây thần kinh phế vị (dây X) thuộc dây thần kinh phó giao cảm là dây giảm
tốc của tim và trung khu giảm tốc, nằm ở hành tuỷ trên sàn não thất IV. Những dây
thần kinh phó giao cảm đi đến các mạch máu là những dây giãn mạch và trung khu
giãn mạch ở hành tuỷ, nhưng không rõ rệt như trung khu co mạch. Các dây thần kinh
phó giao cảm bị kích thích sẽ tiết ra chất axetylcholin, làm giảm sức co bóp của tim,
gây ra tim đập chậm và mạch máu giãn ra, gây ra hạ huyết áp. Kích thích các trung
khu trên cũng có tác dụng như kích thích dây phó giao cảm.
Bình thường hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động ở trạng thái
thăng bằng với nhau, giữ cho nhịp tim và huyết áp bình thường. Khi hai hệ này hoạt
động mất thăng bằng sẽ làm thay đổi các hiện tượng tuần hoàn.
7.3. Cơ chế điều hoà tuần hoàn
Sự điều hoà hoạt động tuần hoàn được thực hiện theo nhiều cơ chế.
7.3.1. Hoạt động phản xạ
Trong các dây giao cảm và phó giao cảm có lẫn những thớ cảm giác. Khi các thớ
cảm giác bị kích thích sẽ làm thay đổi nhịp tim và trương lực các mạch máu.
7.3.2. Vai trò của dây thần kinh Cyon (Xiông) và Hering
Ở quai động mạch chủ có những nhánh của dây thần kinh Cyon, ở xoang động
mạch cảnh có những nhánh của dây thần kinh Hering, là một chi nhánh của dây thiệt
hầu (dây IX) rồi tới dây phế vị (dây X).

65
Khi áp lực máu ở 2 vị trí trên tăng (hoặc giảm) sẽ tăng (hoặc giảm) kích thích hai
dây này, gây phản xạ đến dây X làm tim đập chậm và huyết áp giảm xuống, hoặc làm
tim đập nhanh và huyết áp tăng lên.
7.3.3. Các phản xạ khác
- Phản xạ mắt – tim: ấn đè hai nhãn cầu độ nửa phút làm tim đập chậm lại, vì dây thần
kinh mắt (thần kinh thị giác) bị kích thích phản xạ theo đường dây sinh ba (dây V).
- Ngất (phản xạ ngừng tim tạm thời): khi ngửi thuốc mê mạnh, đột ngột do nhánh thần
kinh ở niêm mạc mũi (nhánh khứu giác) bị kích thích; khi bị đánh mạnh vào vùng
thượng vị, đau sỏi mật do đám rối dương bị kích thích.
- Phản xạ giãn mạch: nóng làm giãn mạch, lạnh hoặc đau tái người làm co mạch.
7.4. Ảnh hưởng của thể dịch
Thành phần hóa học của máu phải thay đổi tương đối lớn mới tác động đến nhịp tim
hay trương lực các mạch máu, khi máu chảy tới kích thích trực tiếp khu điều tiết tuần
hoàn, ví dụ:
- Nồng độ CO2 tăng trong máu làm tim đập chậm lại.
- Chất thuốc:
+ Những chất cường giao cảm như adrenalin, ephedrin làm tim đập nhanh co mạch
gây tăng huyết áp.
+ Những chất nhược gaio cảm như ecgoamin làm tim đập chậm lại.
+ Những chất cường phó gaio cảm như axetylcholin làm tim đập chậm lại và giãn
mạch, gây giảm huyết áp.
+ Những chất nhược phó giao cảm như atropin làm tim đập nhanh.
+ Những loại thuốc trợ tim như long não, coramin, digitalin, uabain… làm tăng sức
co bóp của tim.
- Nồng độ Kali và canxi: Kali (K+) tác động lên tim như khi kích thích dây thần kinh
phó giao cảm (dây phế vị ), còn canxi (Ca++) tác động lên tim như kích thích dây thần
kinh gaio cảm. Vì vậy, sự thay đổi tỉ lệ nồng độ Kali và Canxi trong máu dẫn đến sự
rối loạn hoạt động của tim.
7.5. Ảnh hưởng của vỏ não
- Những xúc động tâm lý thường ảnh hưởng đến tuần hoàn nhưng tùy theo từng người,
tùy theo từng loại cảm xúc nhwung đặc biệt là cường độ xúc cảm. Như những xúc cảm
trung bình làm tim đập nhanh, nhưng xúc cảm quá mạnh có thể ức chế tim (ngất).

66
- Những hoạt động trí óc, những thắc mắc, lo lắng thường làm tăng huyết áp

67
CHƯƠNG 5. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ HÔ HẤP
Mục tiêu.
1. Trình bày được cấu tạo giải phẫu có liên quan đến chức năng của bộ máy hô hấp.
2. Trình bày đuợc cơ chế các động tác hô hấp.
3. Trình bày đuợc các thể tích, dung tích và lưu lượng thở.
4. Trình bày được sự vận chuyển khí của máu
5. Trình bày được điều hòa hô hấp

Nội dung.
1. Đặc điểm giải phẫu, mô học hệ hô hấp.

Hệ hô hấp
1.1. Mũi.
Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn không khí, sưởi ấm, làm
ẩm và lọc sạch luồng không khí đi qua mũi. Mũi còn là cơ quan khứu giác để ngửi.
Mũi gồm có 3 phần:
- Mũi ngoài
- Mũi trong hay ổ mũi
- Các xoang cạnh mũi
1.1.1. Mũi ngoài.

68
- Nằm chính giữ mặt, bên trong là một khung xương sụn được lót bởi niêm mạc, bên
ngoài phủ bởi cơ và da. Gốc mũi nằm phía trên, giữa 2 mắt, liên tục với đỉnh mũi ở
dưới qua sống mũi. Phía dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi trước ngăn cách nhau bởi phần di
động của vách mũi. Bên ngoài hai lỗ mũi là hai cánh mũi tạo với má 1 rãnh gọi là rãnh
mũi má.
- Khung xương sụn mũi gồm các sụn mũi sau:
+ 2 sụn mũi bên.
+ 2 sụn cánh mũi lớn.
+ Sụn vách mũi ở giữa.
+ Các sụn phụ: Sụn mũi bên, sụn cánh mũi lớn, sụn cánh mũi nhỏ, phần sụn
của vách mũi, sụn lá mía mũi.
- Các cơ của mũi ngoài: có 2 nhóm là cơ nở mũi hay hẹp mũi (xem bài Cơ đầu mặt cổ)
- Da mũi: mỏng, di động dễ dàng. Phần đỉnh mũi và các sụn thì da dày, dính, có nhiều
tuyến bã và liên tục với da ở tiền đình mũi.
- Mạch máu và thần kinh mũi ngoài:
+ Mạch máu: ĐM mặt, ĐM mắt, ĐM dưới ổ mắt cung cấp
TM chảy về TM mặt và TM mắt.
+ Thần kinh: Vận động: TK mặt
Cảm giác: Nhánh trán - mũi mi của dây mắt và nhánh dưới ổ mắt.

Khung xương sụn của mũi


1. Xương mũi 2. Sụn mũi bên  3. Sụn cánh mũi nhỏ 5. Sụn vách mũi
4. Trụ trong và trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn   6. Mỏm trán xương hàm trên
69
1.1.2. Ổ mũi hay mũi trong.
- Ổ mũi nằm giữa nền sọ ở phía trên và trần ổ miệng ở phía dưới, phía sau là phần tị
hầu. Ổ mũi được chia làm hai hố mũi bởi một vách ngăn ở giữa gọi là vách mũi. Hố
mũi có 4 thành: thành trong, thành ngoài, thành trên và thành dưới.
- Ổ mũi được lót bởi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt và được chia làm 2 vùng: hô hấp và
khứu giác.
- Tiền đình mũi: Là phần đầu tiên của ổ mũi, tương ứng với phần sụn của mũi ngoài.
Giới hạn của tiền đình với ổ mũi là thềm mũi. Thềm mũi có nhiều lông mũi và tuyến
nhày để cản bụi.
- Lỗ mũi sau: Là chỗ thông thương giữa hố mũi và tị hầu, hình bầu dục. Gồm 2 lỗ,
cách nhau bởi vách mũi. Lỗ mũi sau có hình bầu dục đứng, giới hạn trên là thân xương
bướm và cánh xương lá mía, giới hạn dưới là chỗ nối giữa khẩu cái cứng và khẩu cái
mềm. Ngoài là mảnh trong mỏm chân bướm. Trong là bờ sau vách mũi.
- Thành mũi trong hay vách mũi: Phía sau là phần xương do mảnh thẳng đứng của
xương sàng và xương lá mía tạo nên, phía trước là phần sụn, phía trước dưới là da và
phần màng.
- Thành mũi ngoài: Có ba hay bốn mảnh xương cuốn lại và nhô ra gọi là xoăn mũi.
Xoăn mũi chia thành mũi ngoài thành 3 – 4 ngách mũi.
+ Xoăn mũi dưới: là một xương riêng biệt, được phủ bởi niêm mạc dầy chứa
đám rối tĩnh mạch gọi là đám rối hang xương xoăn.
+ Ngách mũi dưới: giới hạn bởi xoăn mũi dưới và thành ngoài ổ mũi. Có ông lệ
mũi đổ vào phần trước.
+ Ngách mũi giữa phức tạp nhất, với các cấu trúc như bọt sàng, khe bán nguyệt,
mỏm móc và là nơi đổ của các xoang sàng trước, xoang sàng giữa và xoang hàm trên,
xoang trán.
- Phía trước xoăn mũi giữa và ngách mũi giữa, thành ngoài này lồi lên gọi là đê mũi.
Trước đê mũi là rãnh khứu.
- Các lỗ đổ của các xoang sàng sau và xoang bướm ở ngách mũi trên hoặc trên cùng.

70
Thành ngoài của mũi
1.Xoang sàng sau  2. Xoang bướm  3. Ngách mũi trên  4. Ngách mũi giữa 
5. Ngách mũi dưới 6. Tiền đình mũi 7. Thềm mũi  8. Xoăn mũi dưới
9. Xoăn mũi giữa  10 Xoăn mũi trên  11. Xoang trán
- Trần ổ mũi: Phần giữa là mảnh sàng, phần sau là thân xương bướm, cánh xương lá
mía và mỏm bướm xương khẩu cái. Phần trước là xương trán và xương mũi.
- Nền của ổ mũi: hẹp bởi mỏm khẩu cái của xương hàm trên và mảnh nằm ngang của
xương khẩu cái, được niêm mạc che phủ.
1.1.3. Các xoang cạnh mũi.
Gồm có 4 đôi là: xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Bình
thường chúng đều rỗng, thoáng và khô ráo, có nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, làm ẩm
niêm mạc mũi, sưởi ấm không khí và làm nhẹ khối xương đầu mặt.

Các xoang cạnh mũi


71
1. Xoang trán  2. Mê đạo sàng  3. Xoang bướm    4. Các xoang sàng  
5. Xoang hàm trên
1.1.4. Niêm mạc mũi.
- Lót mặt trong ổ mũi, liên tục với niêm mạc các xoang, hầu...Chia làm 2 vùng khá đặc
biệt , gồm:
+ Vùng khứu giác: Vùng này chứa nhiều đầu mút TK khứu giác. Luồng không
khí chạy từ ngoài theo rãnh khứu và ngách mũi trên vào vùng khứu giác nhờ đó mà ta
phân biệt được các mùi.
+ Vùng hô hấp: Niêm mạc có nhiều mạch máu, tuyến niêm mạc và tổ chức
bạch huyết nhằm để sưởi ấm, làm ẩm không khí, lọc bớt bụi và sát trùng trước khi vào
phổi.
1.1.5. Mạch máu và thần kinh
1.1.5.1. Mạch máu cung cấp cho mũi: chủ yếu từ
- Động mạch bướm khẩu cái: nhánh của động mạch hàm, qua lỗ bướm khẩu cái cho
hai nhánh
- Động mạch khẩu cái xuống: là nhánh của động mạch hàm, cho hai nhánh là động
mạch khẩu cái lớn và động mạch khẩu cái nhỏ, cấp máu cho khẩu cái cứng và khẩu cái
mềm.
- Động mạch sàng trước và sau: là nhánh của động mạch mắt cấp máu cho vách mũi.
- Động mạch môi trên: là nhánh của động mạch mặt, cấp máu cho phần trước vách
mũi.
1.1.5.2. Thần kinh
- Khứu giác: các sợi thần kinh khứu giác từ niêm mạc mũi vùng khứu giác qua mảnh
sàng vào hành khứu.
- Cảm giác thân thể: do các nhánh từ thần kinh sinh ba và hạch chân bướm khẩu cái.
1.2. Hầu
Hầu là ngã tư của đường tiêu hóa và đường hô hấp. Dài khoảng 12cm, dẹt từ trước ra
sau, rộng nhất ở dưới nền sọ, và hẹp nhất ở chỗ mối với thực quản.
1.1.1. Phần mũi
- Còn được gọi là tỵ hầu, ở sau ổ mũi và trên khầu cái mềm.
- Phía trước là thành bên hai lỗ mũi sau.
- Thành trên: là vòm hầu. Ở đây có nhiều mô bạc huyết gọi là hạnh nhân hầu.

72
- Thành sau là niêm mạc.
1.1.2. Phần miệng
- Còn được gọi là khẩu hầu. Nằm dưới khẩu cái mềm, sau miệng và 1/3 sau lưỡi.
- Thành trước: Thông với ổ miệng bởi eo họng.
- Thành sau:là niêm mạc trải từ đốt sống cổ C2 đến đốt sống cổ C4.
- Thành bên: Từ khẩu cái mềm mỗi bên có 2 nếp niêm mạc. Phía trước là cung khẩu
lưỡi, phía sau là cung khẩu cái hầu. Hai cung này giới hạn một khoảng tam giác chứa
tuyến hạnh nhân khẩu cái.
- Toàn bộ eo họng, màn khẩu cái mềm với 2 cung và tuyến hạnh nhân hẩu cái tạo nên
họng.
1.1.3. Phần thanh quản
- Còn gọi là thanh hầu. Phần này rộng ở trên và hẹp ở dưới.
- Thành sau liên tục với thành sau của miệng.
- Thành trước liên hệ với thanh quản. Ở giữa là nắp thanh môn, lỗ thanh quản và thành
sau thanh quản. Hai bên là hai ngách hình lê, là hai rãnh dài nằm hai bên lỗ thanh
quản, có giới hạn ngoài là màng giáp móng và sụn giáp, giới hạn trong là nếp phễu
nắp, sụn phễu và sụn nhẫn. Dị vật nếu có thường mắc lại ở đây.
- Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt trong sụn giáp.
1.1.4. Mạch máu và thần kinh
- ĐM cấp máu cho hầu chủ yếu từ ĐM hầu lên, ĐM khẩu cái lên (của ĐM mặt) và
nhánh bướm khẩu cái của ĐM hàm.
- Các tĩnh mạch hầu tạo thành đám rối tĩnh mạch hầu.
- Thần kinh: chủ yếu phát sinh từ Tk lang thang, TK thiệt hầu và thân giao cảm, qua
đám rối TK hầu.
1.1.5. Cấu tạo hầu: Từ ngoài vào trong, thành hầu được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp cơ hầu,
tấm dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
- Lớp cơ hầu: có 5 cặp cơ vân gồm:
+ 3 cặp cơ khít hầu: Cơ khít hầu trên, giữa và dưới.
+ Lớp cơ dọc bên: gồm 2 cặp cơ: Cơ trâm hầu và cơ vòi hầu.
-Tấm dưới niêm mạc: tạo thành mạc trong hầu. Lớp này dai nhất và chắc nhất ở họng.

73
Các cơ khít hầu
1. Cơ nhị thân 2. Cơ trâm hầu 3. Cơ khít hầu trên 4. Cơ khít hầu giữa
5. Cơ khít hầu dưới                  6. Tuyến giáp               7. Thực quản
1.3. Thanh quản
Thanh quản là một cơ quan hình ống nối hầu với khí quản, có hai nhiệm vụ là phát
âm và dẫn khí, trong đó nhiệm vụ phát âm là chủ yếu.
1.3.1. Cấu tạo thanh quản: Các sụn, dây chằng, các cơ và lớp niêm mạc
1.3.1.1. Các sụn:
- Sụn chính: Sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn nắp thanh môn, sụn sừng.
- Sụn phụ: Sụn chêm, sụn thóc.

74
Các sụn của thanh quản
1. Xương móng      2. Dây chằng móng nắp   3. Màng giáp móng    4. Sụn
nắp thanh môn 5. Dây chằng giáp móng giữa    6. Sụn giáp    7. Dây chằng
tiền đình     8. Dây chằng thanh âm 9. Cung sụn nhẫn     10. Sụn khí quản   
11. Sụn thóc     12. Dây chằng giáp nắp    13. Sụn phễu 14. Mảnh sụn
nhẫn        15. Thành màng của khí quản
1.3.1.2. Các khớp, màng và dây chằng:
- Các khớp chia làm 2 loại:
+ Khớp ngoại: nối các sụn thanh uản với các thành phần gần đó
+ Khớp nội: nối các sụn thanh quản với nhau. Gồm có: Khớp nhẫn giáp, khớp
nhẫn phễu, khớp phễu sừng.
- Các dây chằng: gồm có:
+ Dây chằng giáp nắp: gắn cuống sụn nắp thanh môn vào góc sụn giáp.
+ Màng giáp móng: căng từ bờ trên và sừng trên sụn giáp đến sừng lớn và bờ
trên thân xương móng. 
+ Dây chằng móng nắp: từ thân xương móng đến trước sụn nắp.
+ Dây chằng lưỡi nắp: từ phần hầu của lưỡi đến sụn nắp, tạo nên nếp lưỡi nắp
giữa.
+ Dây chằng nhẫn khí quản:  từ bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên vòng sụn đầu tiên
của khí quản.
+ Dây chằng sừng hầu: nối sụn sừng với hầu.

75
+ Dây chằng nhẫn phễu sau: nối liền mảnh sụn nhẫn và sụn phễu.
1.3.1.3. Các cơ thanh quản: Chia 2 nhóm lớn
- Nhóm cơ ngoại lai:
+ Cơ nâng thanh quản: giáp móng, cơ trên móng như cơ trâm hầu, cơ khẩu hầu,
cơ khít hầu giữa và dưới.
+ Cơ hạ thanh quản: Cơ vai móng, ức móng, ức giáp.
- Nhóm cơ nội tại: gồm có: cơ phễu nắp, cơ nhẫn giáp, cơ nhẫn phễu sau, cơ nhẫn
phễu bên, cơ thanh âm, cơ giáp nắp, cơ giáp nắp, cơ giáp phễu, cơ phễu chéo và
ngang.

Các cơ thanh quản


A. Nhìn bên       B. Sau khi cắt mảnh sụn giáp          C. Nhìn sau
1. Cơ nhẫn giáp              2. Cơ phễu nắp   3. Cơ phễu chéo    4. Cơ phễu ngang
5. Cơ nhẫn phễu sau 6. Cơ nhẫn giáp               7. Cơ nhẫn phễu bên
1.3.2. Hình thể ngoài thanh quản: Thanh quản có 2 mặt: trước và sau.
- Mặt trước: Từ dưới lên trên là:
+ Cung sụn nhẫn.
+ Dây chằng nhẫn- giáp.
+ Mặt trước sụn giáp.
+ Mặt trước sụn nắp nhìn lên trên sụn giáp.
- Mặt sau: Là phần trước của phần thanh hầu, từ dưới lên có: mảnh sụn nhẫn, sụn
phễu, lỗ vào thanh quản và mặt sau sụn nắp.
1.3.3. Hình thể trong thanh quản: có 3 phần
1.3.3.1. Tiền đình thanh quản: Tiền đình thanh quản là phần trên hai nếp tiền đình,
có hình phễu:
- Trên thông với hầu, tạo nên cửa vào thanh quản.
76
- Dưới là khe tiền đình ở giữa  hai nếp tiền đình.
- Trước là sụn nắp, sụn giáp. Sau là cơ phễu ngang.
- Hai bên là màng tứ giác, các sụn chêm, sụn sừng và mặt trong sụn phễu.
1.3.3.2. Thanh thất: Là khoảng giữa hai nếp tiền đình ở trên và hai nếp thanh âm ở
dưới.
- Hơi phình ra, có hai ngách bên là túi thanh quản, chứa nhiều tuyến nhầy.
- Hai dây chằng thanh âm tạo nên hai nếp thanh âm, giới hạn ở giữa là khe thanh môn
có hai phần:
+ Phần gian màng: nằm giữa hai nếp thanh âm, ở phía trước.
+ Phần gian sụn: nằm giữa hai sụn phễu, ở phía sau.
- Nếp thanh âm có bờ mỏng, nằm gần đường giữa hơn nếp tiền đình. Chỉ có nếp thanh
âm mới tham gia vào sự phát âm.
1.3.3.3. Ổ dưới thanh môn: Ở phía dưới khe thanh môn:
- Có dạng hình nón, do nón đàn hồi và sụn nhẫn tạo nên.
- Tổ chức dưới niêm mạc lỏng lẻo, nên phù thanh quản dể xuất hiện ở đây.
1.3.4. Mạch máu và thần kinh:
1.3.4.1. Thần kinh:
- Vận động:
+ Cơ nhẫn giáp do nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên vận động.
+ Các cơ còn lại của thanh quản do thần kinh thanh quản dưới vận động, nếu
liệt sẽ gây mất tiếng.
- Cảm giác:
+ Phần trên nếp thanh âm do thần kinh thanh quản trên.
+ Phần dưới nếp thanh âm do thần kinh thanh quản dưới.
1.3.4.2. Mạch máu
- Động mạch: Gồm động mạch thanh quản trên và động mạch thanh quản dưới nuôi
dưỡng.
- Tĩnh mạch: gồm tĩnh mạch thanh quản trên và tĩnh mạch thanh quản dưới.
1.4. Khí quản
Khí quản là một ống dẫn khí nằm ở cổ và ngực, bao gồm từ 16 – 20 sụn khí quản
hình chữ C nối nhau bởi một loạt dây chằng vòng. Mặt trong khí quản được lót bởi

77
niêm mạc. Ở người lớn, khí quản dài 15cm, đường kính khoảng 12mm, ở trẻ sơ sinh
thì KQ có đường kính khoảng 1 – 7mm.
1.4.1. Liên quan
1.4.1.1. Liên quan phần cổ
- Phía trước: từ nông vào sâu gồm có da, tổ chức dưới da, mạc nông, lá nông mạc cổ,
lá trước khí quản. Eo tuyến giáp che phủ các vòng sụn 2, 3 và 4. Dưới đó là tĩnh mạch
giáp dưới, động mạch giáp dưới cùng và tuyến ức ở trẻ em.
- Phía sau: là thực quản và thần kinh thanh quản quặt ngược.
- Hai bên là mạch máu lớn và thần kinh của cổ, thuỳ bên tuyến giáp.
Khi có chỉ định, người ta thường mở khí quản bằng cách cắt đứt vài vòng sụn đầu
tiên của nó. Tuy thế cũng có thể mở khí quản ở các vòng sụn dưới eo tuyến giáp ngay
trên hõm ức, hay có thể đơn giản hơn là mở vào dây chằng nhẫn giáp trong những
trường hợp không đủ điều kiện.
1.4.1.2. Phần ngực
- Phía sau: là thực quản nằm hơi lệch sang trái.
- Phía trước: có cung động mạch chủ, động mạch cảnh chung trái, thân tay đầu, rồi đến
tĩnh mạch cánh tay đầu trái, tuyến ức.
- Bên phải: là thần kinh lang thang, cung tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch chủ trên.
- Bên trái: phần trái cung động mạch chủ, động mạch cảnh chung trái và thần kinh quặt
ngược thanh quản trái.
- Dưới chỗ phân chia là nhóm nốt bạch huyết khí - phế quản.
1.4.2. Mạch máu và thần kinh
- Khí quản được nuôi dưỡng bởi các nhánh khí quản của động mạch giáp dưới, thân
giáp cổ và động mạch giáp trên, động mạch phế quản.
- Chi phối phế quản là các nhánh thần kinh từ các hạch giao cảm cổ và các thần kinh
thanh quản quặt ngược phải và trái.
1.5. Phổi
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
Phổi có tính chất đàn hồi, xốp và mềm. Hai phổi phải và trái nằm trong lồng ngực,
cách nhau bởi trung thất. Phổi phải lớn hơn phổi trái.Dung tích bình quân của phổi
khoảng 5000ml khi hít vào gắng sức.
1.5.1. Hình thể ngoài

78
Phổi có dạng một nửa hình nón, được treo trong khoang màng phổi bởi cuống phổi
và dây chằng phổi.
Phổi có hai mặt, một đỉnh, một đáy và hai bờ. Mặt sườn lồi, áp vào thành ngực. Mặt
trong là giới hạn hai bên của trung thất. Đáy phổi còn gọi là mặt dưới, áp vào cơ
hoành.

Mặt sườn của phổi


A. Phổi phải                                                     B.  Phổi trái
1. Đỉnh phổi  2. Thùy trên  3. Bờ trước  4. Khe ngang  5. Khuyết tim  6. Thùy giữa
7. Khe chếch    8. Thùy dưới   9. Bờ dưới
1.5.1.1. Đỉnh phổi
- Nhô lên khỏi lỗ trên của lồng ngực.
- Phía sau, đỉnh phổi ngang mức đầu sau xương sườn I.
- Phía trước, đỉnh phổi cao hơn phần trong xương đòn khoảng 3cm.
1.5.1.2. Đáy phổi
- Nằm áp sát lên vòm hoành và qua vòm hoành liên quan với các tạng của ổ bụng, đặc
biệt là với gan.
1.5.1.3. Mặt sườn
* Đặc điểm chung của hai phổi
- Áp sát mặt trong lồng ngực, có vết ấn của các xương sườn.
- Có khe chếch chạy từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau xuống đáy phổi, chia phổi
ra thành các thùy phổi. Mặt các thùy phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thùy.

79
- Trên bề mặt phổi có các diện hình đa giác to, nhỏ khác nhau; đó là đáy của các tiểu
thuỳ phổi là đơn vị cơ sở của phổi.
* Đặc điểm riêng của từng phổi
- Phổi phải có thêm khe ngang, tách từ khe chếch, ngang mức gian sườn 4, nên phổi
phải có ba thuỳ: trên, giữa và dưới.
- Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ: trên và dưới. Ở phía  trước
dưới thuỳ trên, có một mẫu phổi lồi ra gọi là lưỡi của phổi trái, ứng với phần thuỳ giữa
của phổi phải.

Mặt trong của phổi


A.  Phổi phải                                       B. Phổi trái
1. Rãnh ĐM dưới đòn 2. Rãnh TM cánh tay đầu 3. ĐM phổi 4.  Bờ trước
5.Khe ngang 6. Khe chếch7. Rãnh TM đơn 8. Phế quản chính 9.Các TM phổi
10. Rãnh thực quản 11. Dây chằng phổi 12. Bờ dưới 13. Rãnh ĐM chủ
1.5.1.4. Mặt trong: Mặt trong hơi lõm, gồm hai phần:- Phần sau liên quan với cột
sống gọi là phần cột sống.
- Phần trước quây lấy các tạng trong trung thất, gọi là phần trung thất. Ở phổi phải, có
một chỗ lõm gọi là ấn tim; còn phổi trái, có một hố sâu gọi là hố tim.
+ Giữa mặt trong của hai phổi, có rốn phổi hình vợt, cán vợt quay xuống dưới.
Trong rốn phổi có các thành phần của cuống phổi đi qua như: phế quản chính, động

80
mạch phổi, hai tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, các dây thần kinh
và hạch bạch huyết.
+ Ở rốn phổi phải, động mạch phổi nằm trước phế quản chính; còn ở phổi trái
động mạch nằm trên phế quản chính. Hai tĩnh mạch phổi nằm trước và dưới phế quản
chính.
+ Phía sau rốn phổi có rãnh tĩnh mạch đơn và ấn thực quản ở phổi phải và rãnh
động mạch chủ ở phổi trái.
+ Phía trên rốn phổi có rãnh động mạch dưới đòn và rãnh thân tĩnh mạch cánh
tay đầu.
1.5.1.5. Các bờ
* Bờ trước  
Là ranh giới giữa mặt sườn và mặt hoành. Bờ trước nằm gần đường giữa, kéo dài từ
đỉnh phổi đến đầu trong sụn sườn VI ở phổi phải, ở phổi trái có khuyết tim nên bờ trước
kéo dài từ đỉnh phổi đến đầu trong sụn sườn số IV thì vòng ra ngoài đến sụn sườn VI.
* Bờ dưới: Gồm hai đoạn:
- Đoạn cong là ranh giới giữa mặt sườn và mặt hoành. Đoạn này lách sâu vào ngách
sườn hoành.
- Đoạn thẳng là ranh giới giữa mặt trong và mặt hoành.
1.5.2. Cấu tạo phổi
Phổi được cấu tạo bởi các thành phần đi qua rốn phổi phân chia nhỏ dần trong phổi.
Đó là cây phế quản, động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch mạch phế
quản, bạch mạch, các sợi thần kinh và các mô liên kết.
1.5.2.1. Cây phế quản
Phế quản chính chui vào rốn phổi và chia thành các phế quản thuỳ. Mỗi phế quản
thùy dẫn khí cho một thuỳ phổi và lại chia thành các phế quản phân thuỳ, dẫn khí cho
một phân thuỳ phổi. Phế quản phân thuỳ chia ra các phế quản hạ phân thuỳ và lại chia
nhiều lần nữa cho tới phế quản tiểu thuỳ, dẫn khí cho một tiểu thuỳ phổi.
Tiểu thuỳ phổi là đơn vị cơ sở của phổi gồm các tiểu phế quản hô hấp dẫn khí vào
ống phế nang, túi phế nang và sau cùng là phế nang. Mặt phế nang có các mao mạch
phổi để trao đổi khí giữa máu và không khí.
1.5.2.2. Động mạch phổi

81
Thân động mạch phổi bắt đầu đi từ lỗ động mạch phổi của tâm thất phải lên trên,
sang trái và ra sau. Khi tới bờ sau quai động mạch chủ thì chia thành động mạch phổi
phải và động mạch phổi trái.

Liên quan của ĐM phổi và cây phế quản (nhìn trước)


1. Khí quản 2. Phế quản chính phải 3, 4, 5. Phế quản thùy trên,
giữa và dưới phổi phải 6. ĐM phổi phải 7. Thân ĐM phổi 8. ĐM
phổi trái 9, 10. Phế quản thùy dưới, trên phổi trái 11. Phế quản
chính trái
1.5.2.3. Tĩnh mạch phổi
- Hệ thống lưới mao mạch phế nang đổ vào tĩnh mạch quanh tiểu thùy, rồi tiếp tục
thành những thân lớn dần cho tới các tĩnh mạch gian phân thùy hoặc tĩnh mạch trong
phân thùy, các tĩnh mạch thùy, và cuối cùng họp thành hai tĩnh mạch phổi ở mỗi bên
phổi, dẫn máu giàu ôxy đổ về tâm nhĩ trái. Hệ thống tĩnh mạch phổi không có van.
- Các tĩnh mạch phổi thường đi ở chu vi hoặc ranh giới giữa các đơn vị phổi.
1.5.2.4. Động mạch và tĩnh mạch phế quản
- Là thành phần dinh dưỡng của phổi.
- Động mạch phế quản nhỏ, là nhánh bên của động mạch chủ. Thường có một động
mạch bên phải và hai ở bên trái.

82
- Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số nhánh nhỏ đổ vào tĩnh mạch
phổi.
1.5.2.5. Bạch huyết
Gồm nhiều mạch bạch huyết chạy trong nhu mô phổi, đổ vào các hạch bạch huyết
phổi, cuối cùng đổ vào các hạch khí quản trên và dưới ở chổ chia đôi của khí quản.
1.5.2.6. Thần kinh
- Hệ thần kinh giao cảm: xuất phát từ đám rối phổi.
- Hệ phó giao cảm: các nhánh của dây thần kinh lang thang.
2. Chức năng của đường dẫn khí.
Đường dẫn khí gồm có mũi hoặc miệng, sau đó đến hầu (họng), thanh quản, khí
quản, phế quản, các tiểu phế quản, đến các tiểu phế quản tận là các tiểu phế quản ở
trước ống phế nang, đến các túi phế nang và các phế nang.
- Mũi, miệng, hầu và thanh quản được xếp là đường hô hấp trên.
- Đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản đến phế quản và các tiểu phế quản.
2.1. Chức năng dẫn khí
- Chức năng dẫn khí là chức năng quan trọng của đường dẫn khí, chức năng dẫn khí
chỉ được thực hiện tốt khi đường dẫn khí được thông thoáng. Để đánh giá mức độ
thông thoáng của đường dẫn khí chúng ta có thể đo sức cản của đường dẫn khí. Sức
cản của đường dẫn khí phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
+ Thể tích phổi: Khi hít vào sức cản của đường dẫn khí giảm xuống, khi thở ra
sức cản của đường dẫn khí tăng lên.
+ Sự co của cơ trơn ở các tiểu phế quản.
+ Mức độ phì đại của niêm mạc đường dẫn khí
+ Lượng dịch tiết ra trong lòng đường dẫn khí
2.2. Chức năng bảo vệ
- Chức năng bảo vệ được thực hiện ngay từ khi không khí đi qua đường mũi. Hệ thống
lông mũi có tác dụng cản các hạt bụi to và chỉ có những hạt bụi có kích thước < 5 mm
(còn gọi là bụi hô hấp) mới vào được đến phế nang.
- Lớp dịch nhày và sự chuyển động của hệ thống lông mao trên bề mặt các biểu mô lát
mặt trong đường dẫn khí có tác dụng bám dính các hạt bụi, vi khuẩn... và đẩy chúng ra
ngoài. Cơ chế này còn được gọi là cơ chế làm sạch không khí hữu hiệu.
2.3. Chức năng làm ấm và bão hoà hơi nước của không khí khi hít vào

83
Đặc điểm cấu trúc của đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới có tác dụng làm
cho không khí hít vào được sưởi ấm lên đến nhiệt độ của cơ thể là 370C và được bão
hoà hơi nước nhờ hệ thống mao mạch phong phú của đường dẫn khí và nhờ có các
tuyến tiết nước, tiết nhày trong lớp biểu mô lát mặt trong đường dẫn khí.
Như vậy, không khí khi vào đến phế nang được làm sạch nhờ chức năng bảo vệ,
được làm ấm lên bằng nhiệt độ cơ thể và được bão hoà hơi nước. Đây là những điều
kiện tối ưu để cho không khí ở phế nang đi vào quá trình trao đổi khí.
2.4. Các chức năng khác của đường dẫn khí.
Ngoài các chức năng kể trên, đường dẫn khí còn có một số chức năng khác như
chức năng phát âm, chức năng góp phần biểu lộ tình cảm thông qua lời nói, tiếng cười,
tiếng khóc...
3.Chức năng thông khí của phổi.
Chức năng thông khí của phổi (Pulmonary Ventilation) giữ một vai trò quan trọng
trong hoạt động của bộ máy hô hấp. CNTKP có nhiệm vụ đưa không khí giàu oxy từ
ngoài khí trời vào phế nang và đưa không khí từ phế nang có nhiều CO2 ra ngoài cơ
thể.
3.1. Các động tác hô hấp
3.1.1. Động tác hít vào
- Hít vào thông thường: Hít vào thông thường là một động tác chủ động, đòi hỏi tiêu
tốn năng lượng cho sự co của các cơ hô hấp. Khi các cơ hô hấp này co lại làm tăng
kích thước lồng ngực theo cả ba chiều, đó là chiều thẳng đứng (trên dưới), chiều trước
sau và chiều ngang (phải trái).
+ Tăng chiều đứng thẳng: Đáy của lồng ngực là cơ hoành. Bình thường cơ
hoành lồi lên phía lồng ngực theo hai vòm là vòm gan và vòm dạ dày. Khi cơ hoành
co, hai vòm này phẳng ra và hạ thấp xuống về phía bụng, do đó làm cho kích thước
theo chiều đứng thẳng của lồng ngực được tăng lên. Cơ hoành hạ thấp 1 cm có thể làm
tăng thể tích lồng ngực lên 250 cm3.
+ Tăng chiều trước sau và chiều ngang: Ở tư thế nghỉ ngơi, các xương sườn
chếch ra trước và xuống dưới. Khi các cơ hít vào co lại, xương sườn quay xung quanh
một trục đi qua hai điểm khớp với đốt sống và xương ức, làm cho xương sườn chuyển
từ tư thế chếch xuống sang tư thế nằm ngang hơn và đưa ra trước do đó tăng đường
kính trước sau và đường kính ngang của lồng ngực.

84
 Do kích thước của lồng ngực được tăng lên theo cả ba chiều nên dung
tích của lồng ngực tăng lên, áp suất trong lồng ngực và trong phổi âm hơn giai
đoạn trước khi hít vào, tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa môi trường bên ngoài
và phổi, không khí di chuyển từ bên ngoài môi trường vào phổi.
 Như vậy, động tác hít vào đã dẫn đến kết quả là không khí di chuyển từ
ngoài môi trường vào phổi đến tận các phế nang.
- Hít vào gắng sức: Nếu ta cố gắng hít vào hết sức thì có thêm một số cơ nữa cũng
tham gia vào động tác hít vào như cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ chéo, đó là những cơ
hít vào phụ.
Trong động tác hít vào gắng sức, cơ hoành tiếp tục hạ thấp hơn so với hít vào thông
thường, có thể hạ thấp tới 7 - 8 cm, có thể làm tăng thể tích lồng ngực lên tới 1500 -
2000 cm3. Kết quả của động tác hít vào gắng sức là không khí có thể di chuyển thêm
vào phổi khoảng 1500- 2000 ml.
 Cơ chế của sự tăng thông khí này là do sự huy động thêm các cơ hô hấp
phụ và sự co tiếp tục của cơ hoành làm tăng dung tích phổi do đó làm cho áp
suất trong ngực, phổi tiếp tục thấp hơn áp suất bên ngoài môi trường. Sự chênh
lệch về áp suất làm cho không khí tiếp tục di chuyển thêm từ ngoài môi trường
vào trong phổi đến các phế nang.
3.1.2.  Động tác thở ra
- Thở ra thông thường: Thở ra thông thường là một động tác thụ động vì nó không
đòi hỏi năng lượng co cơ, các cơ hít vào ở giai đoạn này không co nữa, chúng giãn ra
trở về vị trí cũ, làm cho lồng ngực được trở về vị trí ban đầu. Các xương sườn hạ
xuống, các vòm hoành lại lồi lên phía trên lồng ngực. Kết quả là dung tích lồng ngực
giảm làm cho áp suất của phổi tăng lên có tác dụng đẩy không khí từ phổi ra ngoài môi
trường.
- Động tác thở ra gắng sức: Khi cố gắng thở ra hết sức, dung tích lồng ngực tiếp tục
giảm, áp suất trong ngực phổi tăng lên thêm và kết quả là không khí tiếp tục được đẩy
từ phổi ra ngoài môi trường. Động tác thở ra gắng sức cũng đòi hỏi năng lượng co cơ,
do đó nó cũng là một động tác hô hấp tích cực.
3.2. Các thể tích, dung tích và lưu lượng thở
3.2.1. Các thể tích hô hấp
- Thể tích khí lưu thông (Tidal Volume - TV):

85
Thể tích khí lưu thông là thể tích khí lưu chuyển trong một lần hít vào hoặc thở ra
thông thường. Ở người trưởng thành, bình thường thể tích khí lưu thông khoảng 400-
500 ml, nó chiếm khoảng 12% thể tích của dung tích sống. Thể tích lưu thông ở nam
cao hơn ở nữ và giảm ở người già.
- Thể tích dự trữ hít vào (Inspiratory Reserve Volume - IRV):
Thể tích dự trữ hít vào là thể tích khí thu được khi cố gắng hít vào hết sức sau thì hít
vào thông thường. Thể tích này khoảng từ 1500 – 2000 ml. Thể tích dự trữ hít vào còn
được gọi là dung lượng dự trữ hít vào hoặc thể tích khí bổ túc. Bình thường thể tích dự
trữ hít vào chiếm khoảng 56% thể tích của dung tích sống.
- Thể tích dự trữ thở ra (Expiratory Reserve Volume- ERV):
Thể tích dự trữ thở ra là thể tích khí thu được khi cố gắng thở ra hết sức sau thì thở
ra thông thường. Thể tích này khoảng 1100 - 1500 ml.
- Thể tích khí cặn (Residual Volume: RV)
Thể tích khí cặn là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra hết sức. Bình
thường thể tích khí cặn khoảng 1000 - 1200 ml. Thể tích khí cặn tăng lên làm cho tỷ số
thông khí giảm, khả năng đổi mới thành phần khí phế nang giảm. Có thể dùng các khí
nitơ hoặc heli để đo thể tích khí cặn.
3.2.2  Các dung tích hô hấp
Trong thăm dò chức năng thông khí phổi, theo quy ước quốc tế, dung tích hô hấp là
tổng của hai hay nhiều thể tích thở.
-Dung tích sống (Vital Capacity - VC, còn được ký hiệu là SVC -  Slow Vital
Capacity): Dung tích sống là thể tích khí thở ra hết sức sau khi đã hít vào hết sức.
Dung tích sống là tổng của thể tích khí lưu thông, thể tích dự trữ hít vào và thể tích dự
trữ thở ra:
VC = TV + IRV + ERV
Dung tích sống là thể tích tối đa huy động được trong một lần hô hấp, nó thể hiện
khả năng của cơ thể đáp ứng về mặt hô hấp với lao động nặng, thể thao hoặc các công
việc nặng nhọc khác. Đặc điểm:
+ VC = 3,5 – 4 lít với nam giới; 2,5 – 3 lít với nữ giới.
+ Phụ thuộc: tuổi, giới, chiều cao. Người già VC giảm.
+ VC giảm so với lý thuyết ≥ 20% được coi là có rồi loạn chức năng thông khí hạn chế.

86
- Dung tích sống thở mạnh (hay còn gọi là dung tích sống gắng sức: Forced Vital
Capacity - FVC): Dung tích sống thở mạnh là thể tích khí thu được do hít vào thật hết sức
rồi thở ra thật nhanh, thật mạnh và thật hết sức. FVC có giá trị ở những trường hợp có tắc
nghẽn đường thở, FVC giảm rõ rệt và là biểu hiện sớm của rối loạn thông khí tắc nghẽn.
Khi FVC giảm xuống ≥ 20% của số lý thuyết là có rối loạn thông khí (hạn chế hoặc tắc
nghẽn).
- Dung tích hít vào (Inspiratory Capacity - IC): Dung tích hít vào là số lít khí hít vào
tối đa kể từ vị trí cuối thì thở ra bình thường, bao gồm thể tích khí lưu thông và thể
tích khí dự trữ hít vào:
IC = TV + IRV
Dung tích hít vào thể hiện khả năng hô hấp thích ứng với nhu cầu cung cấp O 2 tăng
lên của cơ thể. Bình thường dung tích hít vào khoảng 2000 – 2500 ml. Đo IC bằng
cách hít vào hết sức sau khi thở ra bình thường.
- Dung tích cặn chức năng (Functional Residual Capacity - FRC): Dung tích cặn
chức năng là số lít khí có trong phổi cuối thì thở ra bình thường, bao gồm thể tích khí
cặn và dự trữ thở ra:
FRC =RV + ERV
Bình thường thể tích này khoảng 2000 ml đến 3000 ml. Dung tích cặn chức năng có
ý nghĩa quan trọng, nó tăng lên trong một số bệnh như hen phế quản, bệnh bụi phổi ở
giai đoạn nặng.
- Dung tích toàn phổi (Total Lung Capacity - TLC): Dung tích toàn phổi là toàn bộ
số lít khí có trong phổi sau khi hít vào tối đa, bao gồm dung tích sống và thể tích khí
cặn:
TLC = VC + RV
Bình thường dung tích toàn phổi khoảng 5 lít, thể hiện khả năng chứa đựng của
phổi. Đây là một thông số quan trọng để đánh giá rối loạn chức năng thông khí hạn
chế.
3.2.3.  Các lưu lượng thở
Lưu lượng thở là số lượng thể tích khí được huy động trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị là lít trong một phút (lít/phút) hoặc lít trong một giây (lít/giây). 
Để đo các lưu lượng thở, người ta đo dung tích sống thở mạnh (FVC) và được thực
hiện bằng các thiết bị hô hấp kế và cho ra các loại lưu lượng thở sau đây:

87
- Lưu lượng tối đa trung bình trong một khoảng nhất định của FVC: Thường được
ký hiệu là FEF (Forced Expiratory Flow) hoặc MEF (Maximal Expiratory Flow) cùng
với khoảng phần trăm của FVC đã thở ra.
- Lưu lượng tức thời tại một điểm xác định của FVC: Thường được ký hiệu là FEF
đi cùng với một số % thể tích của FVC đã thở ra hoặc MEF đi cùng với số % thể tích
của FVC còn lại trong phổi.
+ Lưu lượng đỉnh (Peak Expiratory Flow - PEF hay Peak Flow - PF): Ngày nay,
người ta sử dụng các lưu lượng đỉnh kế để các bệnh nhân hen có thể đo PEF thường
xuyên ở nhà nhằm phát hiện các dấu hiệu sớm của các cơn hen.
+ FEF 25 hoặc MEF 75: Lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 75% của FVC, đánh giá
mức độ thông thoáng của các phế quản lớn.
+ FEF 50 hoặc MEF 50: Lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 50% của FVC, đánh giá
mức độ thông thoáng của các phế quản vừa.
+ FEF 75 hoặc MEF 25: Lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 25% của FVC, đánh giá
mức độ thông thoáng của các phế quản nhỏ.
- Thể tích thở tối đa giây đầu tiên – FEV 1 (hoặc VEMS: Volume Expiratoire
Maximum par Seconde): là thể tích khí lớn nhất có thể thở ra được trong một giây đầu
tiên. Trên một người bình thường FEV1chiếm khoảng 75% dung tích sống.
Tỷ số FEV1/VC hay VEMS/VC  % được gọi là tỷ số Tiffeneau. Tỷ số này giảm khi
FEV1 giảm. Khi tỷ số Tifeneau < 75% chúng ta nói có rối loạn chức năng thông khí tắc
nghẽn (hay gặp ở bệnh nhân co hẹp đường dẫn khí, ví dụ hen phế quản).
- Thông khí phút (ký hiệu là MV): Thông khí phút là lưu lượng khí thở được trong
một phút lúc nghỉ ngơi. Thông khí phút được tính bằng cách lấy thể tích khí lưu thông
(TV) nhân với tần số thở (f) trong một phút:
MV = TV x f
- Thông khí phế nang (Alveolar Ventilation - VA.): Là mức không khí trao đổi ở tất
cả các phế nang trong một phút.
- Khoảng chết của bộ máy hô hấp: Là khoảng không gian chứa khí trong phổi không
có sự trao đổi khí với máu, gồm có:
+ Khoảng chết giải phẫu: bao gồm toàn bộ các đường dẫn khí.
+ Khoảng chết sinh lý: Là khoảng chết giải phẫu cộng thêm các phế nang không
trao đổi khí với máu.

88
 Thể tích không khí trong khoảng chết gọi là thể tích khoảng chết hoặc
thể tích chết. Thể tích khoảng chết trung bình khoảng 140 ml.
 Thông khí phế nang chính là mức thông khí có hiệu lực vì nó tham gia
trao đổi khí. Từ công thức trên ta thấy thở sâu có lợi hơn thở nông vì thở chậm
và sâu thì thông khí khoảng chết giảm, thông khí phế nang tăng. Trong phương
pháp dưỡng sinh thở chậm thở sâu làm tăng thông khí phế nang, tăng hiệu quả
trao đổi khí.
4. Chức năng vận chuyển và trao đổi không khí của máu.
4.1. Các yếu tố ảnh huởng đến tốc dộ khuếch tán khí qua màng hô hấp
Trong điều kiện nhiệt độ cơ thể ổn định ở 370C, tốc độ khuếch tán khí qua màng hô
hấp phụ thuộc vào diện tích màng hô hấp, sự chênh lệch về phân áp khí (P), bề dày
màng hô hấp (khoảng cách d) và hệ số khuếch tán.
- Sự chênh lệch phân áp khí khuếch tán (P): Ở phổi, O 2 ở các phế nang có phân áp cao
hơn ở mao mạch, hướng khuếch tán của O2 sẽ chủ yếu là từ phế nang sang mao mạch.
Ngược lại CO2 lại có phân áp trong mao mạch phổi cao hơn ở trong phế nang do đó
hướng khuếch tán chủ yếu sẽ là từ mao mạch vào phế nang.
- Bề dày màng hô hấp (khoảng cách d):
- Diện tích màng hô hấp (A): Tổng diện tích màng hô hấp khoảng từ 50 đến 100m2 ở
người trưởng thành và tuỳ thuộc vào thì thở ra hay hít vào. Với diện tích lớn như vậy
của màng hô hấp, các chất khí sẽ dễ dàng khuếch tán qua màng. Tốc độ khuếch tán
tăng khi diện tích của màng hô hấp tăng và tốc độ khuếch tán sẽ giảm khi diện tích của
màng hô hấp giảm xuống.
- Hệ số khuếch tán (bao gồm hai tham số là hệ số hoà tan (S) và phân tử lượng (PTL)
của chất khí): hệ số khuếch tán của CO 2 lớn gấp 20 lần so với hệ số của O 2. Do đó,
CO2 dễ dàng khuếch tán từ mao mạch vào phế nang để đào thải ra ngoài, tạo nên sự ổn
định nồng độ CO2 của máu động mạch đi đến các mô của cơ thể.
4.2. Máu vận chuyển và trao đổi oxy
Khi máu tĩnh mạch đi qua phổi, do chênh lệch phân áp, O2 từ phế nang khuếch tán
vào huyết tương dưới dạng hoà tan, phân áp O2 trong huyết tương nhanh chóng tăng
lên bằng phân áp O2 trong phế nang. Cũng do sự chênh lệch về phân áp, O2 lại từ huyết
tương khuếch tán vào hồng cầu dưới dạng hoà tan, làm cho phân áp O2 ở hồng cầu
cũng nhanh chóng tăng lên xấp xỉ mức trong phế nang. Với phân áp 100mmHg, tỷ lệ

89
HbO2 tăng tới 95% mức bão hoà, chứa khoảng 20 ml O2/100ml máu và máu trở thành
máu động mạch.
Khi máu động mạch tới các mô, O2 hoà tan trong huyết tương khuếch tán ra dịch kẽ
tế bào, làm cho phân áp O2 nhanh chóng hạ thấp xuống xấp xỉ trong dịch kẽ, O2 từ
hồng cầu khuếch tán vào trong huyết tương, phân áp oxy trong hồng cầu giảm xuống.
Tương ứng với phân áp oxy thấp (20 - 40 mmHg), mức độ phân ly HbO 2 tăng lên,
đồng thời phân áp CO2 ở mô cao, HbO2 càng bị phân ly (hiệu ứng Bohr). Máu chỉ còn
khoảng 15ml O2/100ml máu. Như vậy, khi tới mô, 100 ml máu mang 20 ml O 2 đã
chuyển cho mô 5ml O2, hiệu suất sử dụng O2 là 5/20 = 25%.
Ở những cơ đang vận động, CO2 sinh ra nhiều hơn lúc nghỉ làm pH của máu ngả về
acid; nhiệt độ tại chỗ tăng lên làm cho mức độ phân ly HbO 2 càng cao hơn nữa, hiệu
suất sử dụng O2 tăng cao có thể đạt tới 100% tức là máu ở tĩnh mạch gần như không
còn oxy nữa. Ngoài ra khi cơ đang vận động còn có hiện tượng giãn mạch, tăng lưu
lượng máu đến cơ làm lượng O2 cung cấp cho cơ tăng rất cao, phù hợp với nhu cầu cao
về O2 của cơ đang vận động.
4.3. Vận chuyển và trao đổi CO2 trong máu
Khi máu động mạch đi tới các mô, do chênh lệch phân áp, CO 2 từ dịch kẽ khuếch
tán vào huyết tương dưới dạng hoà tan, làm phần CO2 huyết tương tăng, CO2 sẽ vào
hồng cầu. Một phần CO2 kết hợp với Hb dưới dạng HbCO2, còn phần lớn CO2 dưới tác
dụng của enzym carbonic anhydrase cho H 2CO3. H2CO3 sẽ ion hoá thành 
H+ và CO3-, HCO3- sẽ khuếch tán từ hồng cầu ra huyết tương kết hợp với protein và
các muối kiềm cho các bicarbonat. Nồng độ CO 2 của máu tăng, máu vận chuyển
CO2 theo đường tĩnh mạch về tim phải rồi lên phổi. Như vậy máu tĩnh mạch có nồng
độ oxy thấp và nồng độ CO2 cao.
Khi máu tĩnh mạch qua phổi, các quá trình xảy ra theo chiều ngược lại, CO 2 ở dạng
hoà tan trong huyết tương khuếch tán sang phế nang, HbCO 2 phân ly, CO2 từ hồng cầu
khuếch tán ra huyết tương, các bicarbonat phân ly, HCO 3- vào hồng cầu, ở đó tạo
thành H2CO3, nhờ enzym carbonic anhydrase cho ra CO2 và H2O, CO2 khuếch tán ra
huyết tương rồi từ huyết tương lại khuếch tán sang phế nang. Quá trình khuếch tán
CO2 từ huyết tương sang phế nang làm cho nồng độ CO 2 trong máu giảm, máu trở
thành máu động mạch sau khi trao đổi khí ở màng hô hấp có nồng độ oxy cao và nồng
độ CO2thấp.

90
5. Điều hòa hô hấp
5.1. Cấu tạo và hoạt động của trung tâm hô hấp
5.1.1. Cấu tạo trung tâm hô hấp
- Trung tâm hô hấp bao gồm nhiều nhóm nơron ở đối xứng hai bên, nằm rải rác ở hành
não và cầu não.
- Có ba tập hợp nơron chính là:
+ nhóm nơron hô hấp lưng nằm ở phần lưng hành não, chủ yếu gây hít vào, có
vai trò cơ bản nhất điều hoà nhịp hô hấp.
+ nhóm nơron hô hấp bụng nằm ở phần bụng bên của hành não, gây hít vào
hoặc thở ra tuỳ nơron.
+  trung tâm điều chỉnh thở (pneumotaxic center) nằm ở phần lưng và trên của
cầu não, có tác dụng điều chỉnh cả tần số thở lẫn kiểu thở.
5.1.2. Hoạt động của trung tâm hô hấp
5.1.2.1. Nhóm nơron hô hấp lưng – Trung tâm hít vào
- Vị trí liên lạc: Nhóm nơron hô hấp lưng nằm trải suốt hành não.
- Trung tâm hít vàotự phát xung động một cách đều đặn, nhịp nhàng để duy trì nhịp
thở bình thường. Xung động từ trung tâm hít vào được truyền đến các nơron vận động
alpha nằm ở sừng trước tủy sống rồi đến các cơ hô hấp, làm cơ co gây động tác hít
vào. Lúc đầu tần số xung thấp, về sau tăng dần vì vậy động tác hít vào xảy ra từ từ.
Khi trung tâm hít vào hết hưng phấn các cơ hô hấp giãn ra gây động tác thở ra. Bình
thường trung tâm hít vào hưng phấn khoảng 2s và ngừng khoảng 3s tạo ra nhịp hô hấp
khoảng 12 - 20 lần/phút.
5.1.2.2. Trung tâm điều chỉnh thở
- Vị trí : Trung tâm điều chỉnh thở (pneumotaxic center) nằm ở nhân parabrachialis tại
phần lưng và trên của cầu não, liên tục gửi xung động đến vùng hít vào.
- Xung động từ trung tâm điều chỉnh thở này làm ngừng xung động gây hít vào của
nhóm nơron lưng. Xung động điều chỉnh mà mạnh thì chỉ hít vào ngắn nửa giây đã thở
ra ngay, xung động điều chỉnh yếu thì động tác hít vào kéo dài tới 5 giây hoặc hơn,
ngực căng đầy không khí mới chuyển sang thở ra. Nếu thời gian hít vào dài thì nhịp
thở chậm, nếu xung động điều chỉnh thở mạnh thì thời gian hít vào ngắn, nhịp thở
nhanh, tần số cao.
5.1.2.3. Nhóm nơron hô hấp bụng: Chức năng cả hít vào lẫn thở ra

91
- Vị trí : Nhóm này nằm phía trước và phía sau của nhóm lưng, cách nhóm lưng 5mm.
- Chức năng có nhiều đặc điểm như sau: Khi hô hấp nhẹ nhàng bình thường, nhóm
nơron này không hoạt động. Khi cần tăng mạnh thông khí thì tín hiệu từ nhóm nơron
lưng lan sang nhóm nơron bụng mới tham gia điều khiển hô hấp.
5.1.2.4. Vùng nhạy cảm hoá học ở trung tâm hô hấp
Rất nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ CO2 và H+. Trung tâm nhận cảm hoá học
hưng phấn sẽ kích thích trung tâm hít vào làm tăng nhịp hô hấp. Còn sự giảm pH máu
từ 7,5 xuống 7,3 (tăng ion H+) ảnh hưởng không đáng kể đối với lưu lượng thông khí.
5.2. Các yếu tố tham gia điều hòa hô hấp
5.2.1. Vai trò của CO2
- Nồng độ CO2 tăng gây phản xạ hô hấp tăng. 
- Thông khí tăng làm cho tăng đào thải CO2 khỏi cơ thể.
- Khi nồng độ CO2 trong không khí thở tăng cao hơn trong phế nang thì dù có tăng hô
hấp cũng không thải được nhiều CO2 hơn nữa, do đó xuất hiện những triệu chứng
nhiễm độc CO2 như nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tuần hoàn, hôn mê...
- CO2 với nồng độ bình thường trong cơ thể có tác dụng kích thích duy trì hô hấp.
Nồng độ CO2 thấp quá sẽ gây ngừng thở, cũng vì vậy cấp cứu người ngất bằng hỗn
hợp 95% O2 và 5% CO2 có tác dụng tốt hơn thở O2 nguyên chất. Hỗn hợp O2 có 5%
CO2 còn gọi là carbogen.
- Ở trẻ sơ sinh do tuần hoàn nhau thai bị cắt, cơ thể không thải được CO2, đồng thời do
trẻ cử động, CO2 trong máu đứa trẻ tăng kích thích trung tâm hít vào gây nên động tác
hô hấp đầu tiên của đứa trẻ.
5.2.2. Vai trò của O2
Khi nồng độ O2 xuống thấp dưới mức 60 mmHg làm tăng thông khí, lúc đầu làm
tăng độ sâu của thở, sau làm tăng cả số lần thở. Phân áp oxy thấp tác động vào các cảm
thụ hoá học của động mạch cảnh và quai động mạch chủ gây phản xạ hô hấp.
5.2.3. Vai trò của các receptor nhận cảm về áp suất và hóa học
Những receptor nhận cảm  áp suất và hoá học trong cơ thể cũng có tác dụng điều
hoà hô hấp. Huyết áp tăng ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh tác động
vào các receptor nhận cảm áp suất ở đây làm giảm hô hấp và ngược lại.
5.2.4. Vai trò của thần kinh cảm giác nông

92
Kích thích những dây thần kinh cảm giác nông, nhất là dây V, sẽ có tác dụng làm
thay đổi hô hấp. Kích thích nhẹ làm thở sâu, kích thích mạnh làm ngừng thở.
5.2.5. Vai trò của dây X (phản xạ Hering - Breuer)
Khi hít vào gắng sức, dòng khí đi qua các phế quản và tiểu phế quản vào các phế
nang. Tại đây các receptor về sức căng (nằm ở cơ trơn thành phế quản và tiểu phế
quản) bị kích thích. Tín hiệu được truyền về trung tâm qua dây X và ức chế trung tâm
hít vào. Càng hít vào gắng sức thì càng ức chế, cho đến khi ức chế hoàn toàn trung tâm
hít vào, gây động tác thở ra. Khi thở ra, phế nang co nhỏ lại không kích thích dây X
nữa, trung tâm hít vào được giải phóng và hoạt động trở lại, gây động tác hít vào.
Trong hô hấp bình thường phản xạ này không hoạt động. Phản xạ này chỉ hoạt động
khi hít vào gắng sức làm phổi bị căng giãn nhiều. Đây là phản xạ bảo vệ, tránh cho các
phế nang khỏi bị căng quá mức.
5.2.6.  Vai trò của thân nhiệt
Nhiệt độ của máu tăng làm tăng thông khí.
5.2.7. Vai trò các trung tâm thần kinh khác
- Trung tâm nuốt hưng phấn ức chế trung tâm hít vào.
- Vùng dưới đồi: Nhiệt độ ở môi trường xung quanh thay đổi gây biến đổi hô hấp
thông qua vùng dưới đồi, góp phần điều hoà thân nhiệt.
- Hệ thần kinh tự động có tác dụng điều hoà lượng không khí ra vào phổi do có tác
dụng làm co hoặc giãn đường dẫn khí. Kích thích dây giao cảm làm giãn đường dẫn
khí, ngược lại kích thích dây phó giao cảm làm co đường dẫn khí.
- Vỏ não có vai trò quan trọng chi phối hoạt động của trung tâm hô hấp. Cảm xúc thay
đổi làm thay đổi nhịp hô hấp. Mặt khác, vỏ não và một số trung tâm cao cấp khác còn
điều khiển hô hấp tuỳ ý qua đường thần kinh võ não - tủy chi phối các cơ hô hấp.

93
CHƯƠNG 6. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA
Mục tiêu.
1. Mô tả được hình thể, vị trí và sự liên quan của các bộ phận chính của miệng.
2. Mô tả được hình thể, cấu tạo và liên quan của thực quản.
3. Mô tả được vị trí, hình thể, cấu tạo cơ bản và sự liên quan của dạ dày.
4. Mô tả được vị trí, hình thể, cấu tạo cơ bản của ruột tá, ruột non, ruột già và sự liên
quan của ruột với nhau – với các tạng khác và đối chiếu trên thành bụng.
5. Trình bày được các hoạt động cơ học ở miệng, thực quản, dạ dày và ruột.
6. Giải thích được các hiện tượng hóa học để biến đổi thức ăn thành chất dễ hấp
thu ở miệng, thực quản, dạ dày và ruột.
7. Trình bày được cơ chế hấp thu thức ăn ở miệng, thực quản, dạ dày và ruột.
Nội dung.
Bộ máy tiêu hóa gồm ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày và ruột) và các
tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, tuyến tụy, gan...).

94
Hệ tiêu hóa
1. Miệng
Miệng là phần đầu của ống tiêu hoá, gồm có:
1.1. Tiền đình miệng

95
- Tiền đình miệng là một khoang hình móng ngựa nằm giữa môi má và cung lợi răng.
- Ở chính giữa mặt trong của hai môi trên và dưới có nếp hãm môi.
- Mặt trong má ngang mức răng hàm trên số 7 có lỗ ống Sténon, là ống dẫn nước bọt
chính của tuyến nước bọt mang tai.
1.2. Cung lợi răng
1.2.1. Cung lợi
Cung lợi là bờ của hai xương hàm, có nhiều hốc răng và có lợi phủ đến tận cổ răng.
1.2.2. Răng
Răng được cắm chặt vào các hốc răng của xương hàm nhờ các bộ phận giữ răng như
lợi, hốc răng, dây chằng hốc răng.
a. Hình thể ngoài
Răng màu trắng ngà, rắn, chắc, gồm 3 phần:
- Thân răng.
- Cổ răng: nối thân rang với chân răng.
- Chân răng: cắm sâu vào lợi.
b. Hình thể trong
Từ ngoài vào trong gồm có:
- Men răng: trắng bóng, rất cứng, bọc ngoài thân răng. Còn chân răng lại được bọc bởi
chất xương răng ( chất Ciment ) màu vàng, cứng.
- Ngà răng: màu vàng, cứng.
- Tủy răng: có nhiều mạch máu và thần kinh.
c. Các loại răng: Có 2 loại răng
- Răng tạm thời: còn gọi là răng sữa. Từ 3 - 6 tuổi, có 20 chiếc: 8 răng cửa (số 1, 2), 4
răng nanh (số 3), 8 răng hàm nhỏ (số 4, 5).
- Răng vĩnh viễn: Từ 6 - 11 tuổi, răng sữa rụng dần, thay bằng răng vĩnh viễn. Bộ răng
vĩnh viễn gồm có 32 răng.

96
Hình thể răng
1.3. Buồng miệng
Buồng miệng được giới hạn bởi
1.3.1. Phía trước và hai bên: Là cung lợi răng.
1.3.2. Phía sau: Thông với họng (hầu) qua eo họng.
1.3.3. Phía trên
Là vòm miệng
- Vòm miệng cứng (hàm ếch) ở phía trước ngăn cách vói hốc mũi.
- Vòm miệng mềm (màu hồng) ở phía sau bị hẹp lại thành lưỡi gà.

97
1.3.4. Phía dưới
Là nền miệng, có lưỡi. Lưỡi chính là bộ phận cơ được niêm mạc bao phủ và gồm có 2
mặt
1.3.4.1. Mặt trên
 Phần trước: niêm mạc xù xì, có 2 loại gai
 Gai chỉ: có chức năng xúc giác.
 Gai đài: có chức năng vị giác.
 Phần sau: có các tuyến hạnh nhân lưỡi.
1.3.4.2. Mặt dưới
Niêm mạc mỏng, nhẵn, trong suốt và có nhiều tĩnh mạch nổi lên ở dọc chính giữa
các nếp hãm lưỡi. Ở hai bên nếp hãm lưỡi có những lỗ ống tiết của các tuyến nước bọt
dưới hàm và dưới lưỡi.

Buồng miệng (nhìn thẳng)

98
Buồng miệng (nhìn nghiêng)

Tuyến nước bọt


2. Thực quản.
2.1. Hình thể và cấu tạo
2.1.1. Hình thể

99
Thực quản là một ống dài khoảng 25cm, mặt trong nhẵn, màu hồng nhạt, có 3
chỗ hẹp gọi là eo: eo nhẫn, eo phế chủ, eo hoành.
2.1.2. Cấu tạo
Từ ngoài vào trong thực quản gồm 3 lớp
- Lớp cơ: có tác dụng co rút để đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Lớp dưới niêm mạc: có nhiều mạch máu, thần kinh.
- Lớp niêm mạc: có những nếp dọc để giãn ra khi nuốt thức ăn.
2.2. Liên quan: Thực quản được chia làm 4 đoạn
2.2.1. Đoạn cổ
Thực quản ở nông và đi gần cột sống.
2.2.2. Đoạn ngực
Thực quản ở sâu trong trung thất.
Mặt trước: thực quản liên quan với màng ngoài tim của tâm nhĩ trái, nên khi tâm nhĩ to
sẽ ép thực quản gây khó nuốt.
2.2.3. Đoạn hoành
Thực quản chui qua lỗ cơ hoành.
2.2.4. Đoạn bụng
Nối với dạ dày qua lỗ tâm vị của dạ dày.
3. Dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hoá, chứa đựng thức ăn, ở trên thông với
thực quản, ở dưới thông với ruột tá (tá tràng). Dạ dày nằm ở dưới cơ hoành, tương ứng
với một phần của hạ sườn phải, với vùng thượng vị của thành bụng. Vì vậy, khi bị đau
dạ dày người bệnh thường có cảm giác đau vùng thượng vị.

Phân khu vùng bụng

100
3.1. Hình thể ngoài và liên quan
Dạ dày hình chữ “J”, dài 25cm, rộng 12cm, dày 8cm và dung tích khoảng 1-2 lít.
Dạ dày gồm 2 đầu trên và dưới, hai thành trước và sau, hai bờ cong lớn và nhỏ.
3.1.1. Hai đầu.
- Đầu trên có lỗ tâm vị: ở trên thông với thực quản, có một nếp van đậy không kín
nhưng được cơ hoành thắt lại.
- Đầu dưới có lỗ môn vị: ở dưới, thông với ruột tá, có cơ thắt vòng rất mạnh, ổ loét ở
môn vị dễ gây tắc hẹp môn vị và làm giãn dạ dày.
3.1.2. Hai thành
- Thành trước: liên quan với phổi, màng phổi và thành bụng trước.
- Thành sau: phần dưới liên quan chủ yếu với tuyến tụy, nên ổ loét dạ dày có thể thủng
và dính vào tụy gây viêm tụy.
3.1.3. Hai bờ cong
- Bờ cong nhỏ: nối với gan bởi mạc nối nhỏ, sát bờ cong có vòng động mạch bờ cong
nhỏ.
- Bờ cong lớn: nối với tỳ (lách) bởi mạc nối vị (dạ dày) tỳ, nối với kết tràng ngang bởi
mạc nối lớn. Sát bờ cong có vòng động mạch bờ cong lớn.
3.2. Cấu tạo
Kể từ ngoài vào trong thành dạ dày có 4 lớp
3.2.1. Lớp thanh mạc
Bọc cả 2 mặt dạ dày và liên tiếp với các mạc nối.
3.2.2. Lớp cơ
Rất dày, gồm có 3 loại thớ
- Thớ dọc ở ngoài.
- Thớ vòng ờ giữa, nhiều nhất ở môn vị, tạo thành cơ thắt môn vị.
- Thớ chéo ở trong.
3.2.3. Lớp dưới niêm mạc
Có nhiều mạch máu.
3.2.4. Lớp niêm mạc
Khi dạ dày rỗng, lớp niêm mạc gấp nếp theo chiều dọc. Trên niêm mạc còn có
một số hốc dạ dày, là chỗ lỗ của tuyến dạ dày tiết dịch vào dạ dày.

101
Dạ dày

4. Ruột
Ruột là ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày, gồm có ruột tá, ruột non và ruột già.
4.1. Ruột tá (tá tràng)
Ruột tá là phần đầu của ruột nối tiếp dạ dày đi từ môn vị tới góc tá - hỗng tràng
(góc Trietz), ở ngang mức đốt sống thắt lưng I - IV.
4.1.1. Hình thể ngoài và liên quan
Ruột tá hình chữ C - dài khoảng 25cm. Ruột tá quây quanh đầu tụy và chia làm 4
khúc (4 đoạn)
4.1.1.1. Khúc 1 (đoạn trên)

102
Nằm dưới gan và ở ngang mức đốt sống thắt lưng I - II, 2/3 đầu của khúc I phình
ra và di động gọi là hành ruột tá, còn 1/3 cố định dính vào thành bụng sau.
Thành ruột tá liên quan với mặt dưới gan và túi mật ở phía trước. Vì vậy, khi loét
thành ruột tá ở mặt trước dễ dính vào túi mật và gan.
4.1.1.2. Khúc 2 (đoạn xuống)
Chạy dọc bờ phải các đốt sống thắt lưng, nằm trong rãnh của đầu tụy và dính chặt
vào đầu tụy. Ở lớp niêm mạc của khúc II này có 2 cục ruột nhỏ và to. Ở cục ruột nhỏ là
nơi ống tụy phụ đổ vào, còn ở cục ruột to là nơi ống mật chủ và ống tụy chính đổ vào
bóng Vater (bóng van tràng).
4.1.1.3. Khúc 3 (đoạn ngang)
Đi từ phải sang trái, nằm vắt ngang đốt sống thắt lưng IV.
4.1.1.4. Khúc 4 (đoạn lên)
Chạy xa dần đầu tụy để chếch lên trên. Từ góc này trở xuống ruột non trở thành
di động.
4.1.2. Hình thể trong và cấu tạo
- Kể từ ngoài vào trong ruột tá gồm 4 lớp
- Lớp thanh mạc ở ngoài cùng.
- Lớp cơ trơn: thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong.
- Lớp dưới niêm mạc.
- Lớp niêm mạc: có các mao tràng và 2 cục ruột: cục ruột to phình to ở giữa là
một lỗ có cơ thắt Oddi (còn gọi là bóng Vater). Giun đũa có thể chui lên ống mật chủ
qua bóng Vater.
4.2. Ruột non ( hỗng, hồi tràng )
Ruột non đi từ góc tá - hỗng tràng tới manh tràng (ruột tịt), chiếm khoảng giữa và
bên trái của ổ bụng. Ruột non được treo vào thành bụng sau bởi mạc treo ruột non
trong đó có mạch máu, thần kinh chạy tới ruột. Cần lưu ý: mạc treo của trẻ em dài và
rộng nên dễ bị lồng ruột và xoắn ruột.
4.2.1. Hình thể ngoài
Ruột non dài khoảng 3,5m ở người lớn. Ruột non gồm có
4.2.1.1. Hai phần
- Hỗng tràng (ruột hỗng) tiếp nối với ruột tá ở trên và chiếm phần lớn ruột non.
- Hồi tràng (ruột hồi) là đoạn cuối của ruột non, dài khoảng 70cm.

103
4.2.1.2. Các quai ruột
Ruột non có khoảng 14-16 quai ruột
- Nửa số quai ruột ở trên nằm ngang.
- Nửa số quai ruột ở dưới nằm dọc, trừ 10 - 15cm, đoạn cuối ruột non lại chạy
ngang đế đổ thẳng vào manh tràng.
4.2.2. Liên quan
Mặt trước liên quan với thành bụng và mạc nối lớn. Bên phải liên quan với manh
tràng, ruột thừa và ruột kết lên.
4.2.3. Hình thể trong và cấu tạo
Ruột non có 4 lớp như ruột tá. Riêng lớp niêm mạc có nhiều nếp, trên mỗi nếp có
nhiều mao tràng. Ngoài ra còn có nang bạch mô và van tràng.
4.2.3.1. Mao tràng
Là những nhú nổi lên của niêm mạc trong đó có một động mạch nhỏ đi vào, một
tĩnh mạch nhỏ đi ra và một ống dưỡng trấp ở giữa đổ vào bạch mạch. Vì vậy, mao
tràng có tác dụng hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu và bạch huyết.
4.2.3.2. Nang bạch mô
Là một tổ chức tân bào, tụ lại thành mảng Payer (nhiều nhất là ở đoạn cuối ruột
non). Thủng ruột thương hàn thường thủng ở đoạn ruột này do hoại tử các mảng Payer.
4.2.3.3. Van tràng
Đặc biệt là van Bauhin nằm ở lỗ hồi tràng đổ vào manh tràng.

104
Các động mạch ruột
4.3. Ruột già
Ruột già gồm có: manh tràng, ruột kết và ruột thẳng.
4.3.1. Manh tràng và ruột thừa
Nằm trong hố chậu phải.
4.3.1.1. Hình thể ngoài
 Manh tràng (ruột tịt) là đoạn đầu tiên của ruột già, ruột tịt có ruột thừa bám
vào, một đầu thông với ruột kết. Manh tràng hình túi, cao 6cm, rộng 6 - 8cm, di động,
ở lỗ thông với ruột hồi, có van hồi manh tràng (van Bauhin).
Ba dải cơ dọc của manh tràng chụm vào chỗ bám của ruột thừa.
 Ruột thừa (trùng tràng): thường nằm ở mặt sau trong của đáy manh tràng (ở
dưới góc hồi - manh tràng), nhưng đôi khi ruột thừa nằm ở trước hoặc sau manh tràng.
Vì vậy điểm đau ruột thừa cấp tính (điểm Mac - Burney) thường ở điểm 1/3 dưới
đường nối gai chậu trước trên bên phải và rốn.

105
Ruột thừa dài khoảng 6 - 8cm, và có nhiều tổ chức nang bạch mô. Phía dưới liên
quan với cung đùi. Vì vậy, viêm ruột thừa cấp tính có thể nhầm với viêm hoặc lao
manh tràng, viêm cơ thắt lưng chậu, sỏi niệu quản phải.
4.3.1.2. Hình thể trong và cấu tạo
Kể từ ngoài vào trong có 4 lớp
- Lớp thanh mạc.
- Lớp cơ.
- Lớp dưới niêm mạc.
- Lớp niêm mạc.

Các điểm đau ruột thừa


4.3.2. Ruột kết (kết tràng hay đại tràng)
106
Toàn bộ ruột kết dài khoảng l,5m, rộng chừng 4 - 6cm, tạo thành một khung hình
chữ U ngược (khung ruột kết) ở trong ổ bụng.
Ruột kết cũng gồm 4 lớp: Lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm
mạc. Ruột kết chia làm 2 phần: phải và trái.
4.3.2.1. Ruột kết phải
Dính vào thành bụng sau bởi mạc treo của ruột kết phải (còn gọi là mạc dính)
nên vết thương ở đoạn ruột kết cố định này có thể gây viêm màng bụng khu trú.
Phân đoạn: ruột kết phải gồm 2 đoạn:
- Ruột kết lên: đi từ manh tràng chếch lên trên, đến mặt dưới gan thì gấp lại thành
góc gan.
- Đoạn ruột kết ngang phải: đi từ góc gan sang trái, tiếp nối với nửa ruột kết
ngang trái.
4.3.2.2. Ruột kết trái
Gồm có phần ruột kết ngang trái, ruột kết xuống và ruột kết chậu hông.
- Đoạn ruột kết ngang trái đi tiếp theo đoạn ruột kết ngang phải, vòng ôm lấy bờ
cong lớn của dạ dày sang trái tới góc tỳ. Ruột kết ngang trái là đoạn di động nên khi có
vết thương dễ gây viêm màng bụng lan tỏa.
Ruột kết ngang trái cùng với ruột kết ngang phải tạo thành ruột kết ngang.
- Ruột kết xuống đi từ góc tỳ xuống dưới, ra sau tới mào chậu và dính vào thành
bụng sau bởi mạc treo ruột kết xuống.
- Ruột kết chậu hông (ruột kết sigma): đi tiếp theo ruột kết xuống, cong lõm
xuống dưới, ra sau và dính vào thành bụng sau bởi mạc treo di động.
4.3.3. Ruột thẳng (trực tràng)
Đi từ đốt sống cùng III đến hậu môn.
4.3.3.1. Hình thể ngoài
Ruột thẳng dài khoảng 12 - 15cm, dung tích 250ml, không có dải cơ dọc, không
có bướu phình.
- Nhìn thẳng trước: Ruột thẳng đứng thẳng ở giữa.
- Nhìn ngang: Ruột thẳng dựa vào xương cùng cụt, cong lõm ra trước, khi tới
đỉnh xương cụt thì bẻ gấp 90° lại cong lõm ra sau. Chỗ bẻ gập ngang là chỗ ruột thẳng
phân chia làm hai đoạn: đoạn trên phình to là bóng ruột thẳng, đoạn dưới hẹp là ống
ruột thẳng (ống hậu môn).

107
Vì vậy, khi đặt canuyn vào ruột thẳng trong thủ thuật thụt, cần dựa vào độ dài và
đi theo độ gấp của ruột thẳng.
4.3.3.2. Hình thể trong và cấu tạo
Từ ngoài vào trong ruột thẳng gồm 4 lớp
- Lớp thanh mạc: ở ngoài cùng.
- Lớp cơ: thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong.
- Lớp dưới niêm mạc: có đám rối tĩnh mạch ruột thẳng, khi các tĩnh mạch này bị
giãn gọi là bệnh trĩ.
- Lớp niêm mạc: có cột và van (Morgagni).
4.3.3.3. Liên quan
- Mặt trước
+ Nam giới: liên quan từ trên xuống với túi bịt Douglas, mặt sau dưới của
bàng quang và tuyến tiền liệt.
+ Nữ giới: liên quan từ trên xuống với túi bịt Douglas và tử cung, cân ruột
thẳng - âm đạo và âm đạo.
- Mặt sau: liên quan với xương cùng và xương cụt.

Khung đại tràng


5. Sinh lý tiêu hóa
Bộ máy tiêu hóa liên tục cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng, nước, muối
khoáng... thông qua các hiện tượng sau:
- Hiện tượng cơ học: bao gồm những động tác nghiền nát vàvận chuyển thức ăn
từ miệng tới đoạn cuối ruột già.
108
- Hiện tượng hóa học: Thức ăn được tiêu hóa bởi các dịch tiêu hóa để thành các
chất dễ hấp thu.
- Hiện tượng hấp thu là sự vận chuyển của những thức ăn đã được tiêu hoá qua
niêm mạc ống tiêu hoá để vào máu.
5.1. Tiêu hóa ở miệng và thực quản
5.1.1. Hiện tượng cơ học
- Hoạt động cơ học diễn ra ở miệng và thực quản, bao gồm hai cử động nhai và nuốt.
+ Nhai: là một hoạt động nửa tùy ý, nửa phản xạ nhằm mục đích nghiền thức ăn
để có thể thấm đều nước bọt tạo thành viên thức ăn mềm, trơn dễ nuốt.
+ Nuốt: khi nuốt, lưỡi đẩy viên thức ăn ra sau là một hiện tượng tùy ý, lưỡi gà
đóng đường mũi, sụn nắp thanh quản đậy đường vào thanh khí quản, bụng thu
hẹp lại, thực quản mở ra và viên thức ăn đi vào thực quản. Sau đó, làn sóng nhu
động thực quản đẩy thức ăn xuôi chiều từ trên xuống dưới. Xuống đến tâm vị,
thức ăn đọng lại một thời gian rất ngắn để tâm vị mở ra mới vào được dạ dày.
Thức ăn qua khỏi thực quản chỉ trong 10 đến 20 giây.
5.1.2. Hiện tượng hóa học
Tác động của nước bọt lên thức ăn là hiện tượng hoá học đầu tiên của sự tiêu
hoá. Tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm tiết ra nước bọt do phản xạ
không điều kiện (khi nhai, thức ăn kích thích vào niêm mạc miệng) hoặc phản xạ có
điều kiện (trông thấy, ngửi hoặc nói đến một số thức ăn).
Thành phần của nước bọt gồm có
 Nước: chiếm 98,5 - 99%.
 Muối khoáng: Natri clorua, canxi cacbonat và phosphat.
 Chất nhầy: (Muxin) có tác dụng bao bọc thức ăn thành viên thức ăn.
 Men: Ptyalin (Amylaza) có tác dụng thủy phân tinh bột chín thành đường
Mantoza. Ptyalin hoạt động trong môi trường kiềm (pH của nước bọt 7,4 - 8), các
tuyến của thực quản không tiết men, chỉ tiết chất nhầy làm cho dễ nuốt thức ăn. Ở trẻ
em, tuyến nước bọt chỉ phát triển từ 3 - 4 tháng trở đi.
5.1.3. Hiện tượng hấp thu
Thức ăn chưa được tiêu hoá nhiều nên hầu như chưa có hiện tượng hấp thu.
5.2. Tiêu hóa ở dạ dày
5.2.1. Hiện tượng cơ học
109
Lúc bắt đầu ăn, do tâm lý kích thích tiết dịch vị tính axit xuống làm cho môn vị
đóng lại. Vì vậy, khi thức ăn vào dạ dày thì môn vị đã đóng. Động tác co bóp của dạ
dày làm thức ăn được nhào trộn trong dạ dày, thấm dịch vị thành nhũ trấp. Khi thức ăn
thành nhũ trấp (khi tính axit của dịch ở ruột tá đã được trung hoà) môn vị mở ra, hang
vị co lại đẩy một số nhũ trấp về phía môn vị và xuống ruột tá. Cứ 10-15 giây lại co
hang vị một lần. Tính axit của nhũ trấp ở ruột tá lại gây phản xạ đóng môn vị. Khi vị
trấp (nhũ trấp) lại được trung hoà thì môn vị lại mở, một số vị trấp khác lại xuống ruột
tá. Cứ như vậy, vị trấp qua môn vị từng đợt.
Chỉ ở cuối quá trình tiêu hoá thì đáy vị mới co lại đẩy hết thức ăn xuống ruột tá.
Sau 6-7 giờ thì thức ăn qua hết dạ dày xuống ruột tá. Thức ăn qua nhanh hay chậm còn
tùy thuộc từng loại thức ăn, như chất gluxit qua hết sau 3 giờ, chất protit qua hết sau 5
giờ, còn chất Lipit qua hết phải sau 6-8 giờ.
5.2.2. Hiện tượng hóa học
Dịch vị do dạ dày tiết ra thấm vào thức ăn. Các tuyến dạ dày tiết ra dịch vị do cơ
chế phản xạ không điều kiện (khi thức ăn kích thích vào miệng hoặc trực tiếp vào niêm
mạc dạ dày làm tiết dịch vị) hoặc do phản xạ có điều kiện (yếu tố tâm lý như giờ ăn,
mùi thức ăn, vui buồn...) Dịch vị tiết theo cơ chế phản xạ có điều kiện gọi là dịch vị
tâm lý. Ngoài ra, dịch vị tiết ra do chất Gastrin là hormon của niêm mạc vùng hang vị
của dạ dày, do hormon vỏ thượng thận.
Thành phần của dịch vị gồm có: nước, muối khoáng đặc biệt là axit clo- hydric
(HCL) và các men.
 HCL là thành phần quan trọng của dịch vị vì có tác dụng làm ngăn ngừa lên
men các thức ăn, đóng mở môn vị, kích thích tiết dịch ở ruột tá, diệt khuẩn, tăng cường
hoạt động của các men đặc biệt là men Pepsin.
 Men Pepsin có tác dụng thủy phân các protein ở môi trường axit.
 Men Prezua có nhiều ở trẻ còn bú và làm đông sữa. Ở trẻ em các tuyến dạ dày
còn ít, đến 2 tuổi mới giống như người lớn.
5.2.3. Hiện tượng hấp thu
Dạ dày chỉ hấp thu được ít nước và rượu.
5.3. Tiêu hóa ở ruột non
5.3.1. Hiện tượng cơ học
Ruột non có 3 loại cử động chính.
110
5.3.1.1. Cử động lắc lư
Do sự co rút liên tiếp của các thớ cơ dọc làm cho ruột lật từ trái sang phải và phải
sang trái, theo trục của ruột và làm cho các đoạn ruột trượt lên nhau dễ dàng.
5.3.1.2. Cử động co rút từng đoạn
Do sự co rút của các thớ cơ vòng làm cho ruột chia làm thành nhiều đoạn nhỏ.
Các đoạn nhỏ này lại co rút ở giữa để chia thành những đoạn nhỏ mới. Cử động này
cùng với cử động lắc lư làm thức ăn được nhào trộn, thấm nhiều dịch tiêu hoá, làm cho
niêm mạc ruột hấp thu thức ăn nhiều và dễ dàng.
5.3.1.3. Cử động làn sóng (làn sóng nhu động ruột)
Do sự co rút phối hợp cả hai loại thớ cơ dọc và vòng cùng một chiều và từng đợt
như làn sóng. Cử động này có tác dụng đẩy thức ăn theo chiều từ trên xuống dưới. Nếu
có phản nhu động tăng quá mạnh, có thể gây lồng ruột.
Thời gian thức ăn ở ruột non khoảng 6-8 giờ.
5.3.2. Hiện tượng hóa học
a. Ở ruột tá
Vị trấp từ dạ dày chuyển xuống ruột tá sẽ chịu tác dụng của dịch tụy và mật.
 Dịch tụy
Là một loại dịch kiềm, tiết ra từ tuyến tụy do phản xạ (nhai, nhìn hoặc ngửi thấy
thức ăn). Ngoài ra còn do cơ chế hoá học (chất Secretin và chất Pancreozymin của ruột
tá kích thích tụy).
Thành phần của dịch tụy gồm có nước, muối khoáng, chất nhầy và chủ yếu là 3
loại men: Trypsin, Amylaza và Lipaza.
 Trypsin: có tác dụng tiêu hoá chất protit.
 Amylaza: có tác dụng tiêu hoá tinh bột thành đường Mantoza.
 Lipaza: thủy phân các lipit đã nhũ tương hoá bởi mật thành axit béo và
glyxeron.
 Mật: do gan tiết ra liên tục, được cô đặc và dự trữ trong túi mật.
Thành phần của mật gồm có: nước, sắc tố lipit, muối mật còn giúp cho sự hấp thu
các vitamin tan trong dầu mỡ (như vitamin D, E, K) và chống lại hiện tượng lên men,
thối rữa của vị trấp, làm tăng nhu động của ruột non.
5.3.2.2. Ở ruột non (ruột hỗng, hồi)

111
Sự tiêu hoá ở ruột non quan trọng nhất nhờ dịch tụy, mật và dịch ruột, các dịch
này làm cho hầu hết các chất thức ăn biến đổi thành những chất đơn giản nhất (như
axit amin, glucose, axit béo và glyxeron) để có thể hấp thu được vào máu. Dịch ruột
tiết ra do cơ chế cơ học (thức ăn kích thích vào niêm mạc ruột) cơ chế hoá học (dịch
vị).
Thành phần của dịch ruột gồm có: nước, muối khoáng và các men tiêu hoá chất
hữu cơ:
 Men Ezepsin: có tác dụng tiêu hoá nốt các chất protit đã chịu tác động của dịch
vị và dịch tụy thành axit amin, ngoài ra còn tiêu hoá được chất muxin và keratin (lông,
da...) mà dạ dày chưa tiêu hoá được.
 Men tiêu hoá gluxit: mỗi loại gluxit có một men tiêu hoá riêng.
 Men Amylaza tiêu hoá tinh bột thành mantaza.
 Men Saccaroza: tiêu hoá đường saccarose thành glucose.
 Men Lactaza: tiêu hoá đường galactose thành glucose.
 Men Mantaza: tiêu hoá đường mantose thành glucose.
Nói chung, các men tiêu hoá gluxit có tác dụng biến đổi gluxit thành glucose để
có thể hấp thu được.
 Men Lipaza: có tác dụng tiêu hoá một số Lipit còn lại chưa tiêu hoá hết ở ruột
tá thành glyxerol và axit béo.
Thức ăn đã được tiêu hoá ở ruột non gọi là dưỡng trấp.
5.3.3. Hiện tượng hấp thu
Ruột non có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu như niêm mạc có nhiều
mao tràng, diện tích hấp thu rất rộng, thức ăn ở lại tương đối lâu và các chất đã hoàn
toàn biến thành những chất đơn giản nhất.
Đường hấp thu: Sau khi thức ăn đã biến đổi thành những chất đơn giản nhất ở
ruột non sẽ được vận chuyển qua niêm mạc vào máu theo hai đường
 Phần lớn các chất được hấp thu vào các mao mạch của mao tràng, theo tĩnh
mạch ruột chảy về tĩnh mạch cửa vào gan để chuyển hoá, sau theo tĩnh mạch trên gan
lên tĩnh mạch chủ dưới rồi về tâm nhĩ phải. Đó là những chất: muối khoáng, glucose,
axit amin và glyxerol một số axit béo ngắn.

112
 Một số chất được hấp thu vào ống dưỡng trấp của mao tràng sẽ theo hệ thống
bạch mạch đổ vào tĩnh mạch dưới đòn trái về tĩnh mạch chủ trên rồi đổ vào tâm nhĩ
phải, chủ yếu là lipít của thức ăn.
5.4. Tiêu hóa ở ruột già
5.4.1. Hiện tượng cơ học
Cũng có những nhu động như ruột non nhưng thưa hơn, có tác dụng đẩy chất cặn
bã (phân) xuống ruột thẳng.
Thời gian chất cặn bã ở ruột già khoảng 15 giở.
5.4.2. Hiện tượng hóa học
Dịch ruột ở ruột già không có men tiêu hóa nên ruột già chỉ có những nhiệm vụ sau:
- Tiêu hoá nốt thức ăn chưa kịp tiêu hoá ở ruột non nhờ những men tiêu hoá từ
ruột non xuống ruột già.
- Các vi khuẩn ở ruột già (như E.Coli... ) tiết ra men có tác dụng phân hủy
xenlulose và gây hiện tượng thối rữa chất protit còn lại phát sinh ra hơi thối (H 2S).
Ngoài ra, các vi khuẩn còn đóng vai trò trong việc tổng hợp vitamin nhóm B, K ( nhất
là ở trẻ em ).
5.4.3. Hiện tượng hấp thu
Ruột già tiếp tục hấp thu nước làm cho phân cô đặc lại và hoàn thành chủ yếu
trong ruột kết lên. Sự lên men diễn ra trong ruột kết phải và sự thối rữa trong ruột kết
trái, nơi mà chất chứa trong ruột mất nước dần dần làm cho phân cô đặc lại.
Ruột già còn hấp thu một số chất thuốc, muối khoáng và glucose. Vì vậy, trong
điều trị người ta có thể đưa các chất dinh dưỡng và thuốc vào cơ thể qua đường ruột.
6. Gan.
6.1. Vị trí
Gan là một tuyến lớn nhất của cơ thể, nẳm dưới cơ hoành. Mặt trên của gan lên
tới khoang gian sườn IV bên phải, bờ trước gan đi từ xương sườn IX bên phải đến sụn
sườn VII bên trái. Vì vậy, ở người lớn không sờ thấy gan như ở trẻ em dưới 5 tuổi.
6.2. Hình thể ngoài và liên quan
Gan có màu nâu sẫm chứa đầy máu, nặng khoảng 2.300g. Gan gồm có 3 mặt.
6.2.1. Mặt trên

113
Đúc theo vòm hoành, ở giữa có mạc chẳng liềm cố định gan vào cơ hoành, chia
gan thành hai thùy phải và trái. Mặt trên gan liên quan với cơ hoành, qua cơ hoành liên
quan với phổi.
6.2.2. Mặt dưới
Nối với bờ cong nhỏ của dạ dày để cố định gan. Có 2 rãnh dọc và một rãnh
ngang chia mặt dưới của gan ra làm 4 thùy: thùy trái, thùy phải, thùy vuông và thùy
đuôi.
- Rãnh dọc trái: phía trước có dây chằng tròn, phía sau có ống tĩnh mạch (di tích của
tĩnh mạch rốn).
- Rãnh dọc phải: phía trước có túi mật, phía sau có tĩnh mạch chủ dưới dính vào để cố
định gan. Điểm đau túi mật nằm ở điểm giữa bờ sườn phải (điểm Murphy).
- Rãnh ngang (cuống gan) trong rãnh này gồm có:
+ Động mạch gan, tĩnh mạch cửa và đường dẫn mật.
+ Tĩnh mạch cửa thu toàn bộ máu của ống tiêu hoá về gan. Tĩnh mạch cửa còn tiếp nối
với hệ thống tĩnh mạch chủ ở 3 lưới tĩnh mạch: tĩnh mạch thực quản, quanh rốn và trực
tràng. Vì vậy, khi máu ở tĩnh mạch cửa bị cản trở (như trong bệnh xơ gan...) sẽ gây
giãn tĩnh mạch thực quản (nôn ra máu), tuần hoàn bàng hệ ở bụng và trĩ.
+ Đường dẫn mật có hai đường :
• Đường dẫn mật chính gồm có: ống gan và ống mật chủ (ống Choledoc). Hai
ống gan phải và trái dẫn mật từ gan ra họp thành ống gan chung. Ống gan chung lại
họp với ống túi mật thành ống mật chủ. Ông mật chủ đổ vào cục ruột to ở khúc II ruột
tá (bóng Vater).
• Đường dẫn mật phụ gồm có: túi mật và ống túi mật. Túi mật là túi dự trữ mật.
6.2.3. Mặt sau
Mặt sau không có màng bụng phủ, vì vậy ngưởi ta có thể chích áp xe gan và sinh
thiết gan ở mặt này, mặt sau có mạc chằng vành và dây chằng hoành gan để giữ gan
vào thành bụng sau.
6.3. Cấu tạo cơ bản của gan

114
Sơ đồ một tiểu thùy gan

Gan được tạo nên từ nhiều đơn vị chức năng gọi là tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy là 1
khối nhu mô gan mà mặt cắt ngang có hình 5 hoặc 6 cạnh. Ở mỗi góc của tiểu thùy có
một khoảng mô liên kết gọi là khoảng cửa, nơi chứa 1 nhánh tĩnh mạch cửa, một
nhánh động mạch gan và 1 ống dẫn mật. Ở trung tâm mỗi tiểu thùy gan có một tĩnh
mạch trung tâm.
Từ tĩnh mạch trung tâm có những đôi dây tế bào gan hình lập phương tỏa ra
ngoại vi. Giữa hai đôi dây tế bào liền nhau là những mao mạch dạng xoang (lớn hơn
mao mạch bình thường) dẫn máu từ nhánh tĩnh mạch cửa và nhánh động mạch gan ở
khoảng cửa tới tĩnh mạch trung tâm. Thành của các mao mạch dạng xoang được tạo
nên bởi các tế bào nội mô, trong đó có một số đại thực bào có tên là tế bào Kupffer.
Các tĩnh mạch trung tâm của một số tiểu thùy tạo nên các tĩnh mạch lớn hơn, và
cuối cùng tạo thành các tĩnh mạch gan chạy ra khỏi gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
Ở giữa các dây tế bào gan của mỗi đôi dây là các vi quản mật, đầu ngoại vi của vi
quản mật đổ vào ống mật ở khoảng cửa (ống gian tiểu thùy). Các ống mật ở khoảng

115
của hợp nên những ống mật lớn dần, cuối cùng thành các ống gan phải và trái đi ra
khỏi gan.

116
Đường dẫn mật ngoài gan

Hình thể ngoài và liên quan của gan

117
6.4. Sinh lý gan
Gan là một tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết, có nhiều chức năng quan trọng trong
hoạt động sống của cơ thể. Bởi vì, gan tiếp nhận gần như toàn bộ máu chứa các chất
do ống tiêu hoá biến đổi trở về qua tĩnh mạch cửa, để dự trữ và chuyển hoá.
Sau đây là những chức năng chính của gan:
6.4.1. Chức năng tạo glycogen
Nhờ có một số men trong tế bào gan mà glucose về gan qua tĩnh mạch cửa sẽ
được tổng hợp thành glycogen để dự trữ ở tế bào gan. Nồng độ glycogen ở tĩnh mạch
cửa cao lúc hấp thu và thấp ngoài lúc hấp thu.
Khi nồng độ glucose trong máu giảm, glycogen được dự trữ ở tế bào gan lại chịu
tác dụng của một số men khác của tế bào gan để biến thành glucose đưa vào máu, giữ
cho nồng độ glucose máu ở mức hằng định từ (0,8 - lg/lít). Như vậy, gan có tác dụng
điểu chỉnh nồng độ glucose trong máu.
6.4.2. Chức năng tạo urê
Các chất axit amin được ruột non hấp thu đưa vào tĩnh mạch cửa về gan, gan sẽ
giữ lại một phần axit amin để giải phóng vào máu khi nồng độ axit amin trong máu
giảm.
Nhưng quan trọng nhất là trong quá trình thoái hoá, axit amin khi thoái hóa sẽ
phát sinh ra amoniac (NH3). NH3 là chất độc đối với cơ thể và sau sẽ biến đổi một
phần NH3 thành một chất ít độc hơn là urê. Còn một phần amoniac và urê được đào
thải theo nước tiểu ra ngoài qua thận.
Nồng độ bình thường của urê trong máu là 0,2 - 0,4. Nồng độ bình thường của
NH3 trong máu là 1,5 - 3mg/lít. Ngoài ra, gan còn biến đổi axit amin thành protit của
huyết tương, protit tế bào và nhiều chất quan trọng khác.
6.4.3. Chức năng tạo mỡ và tiêu mỡ
Gan còn có chức năng chuyển gluxit thành mỡ dự trữ khi thiếu mỡ trong thức ăn
và ngược lại. Khả năng này chứng tỏ gan có khả năng tạo mỡ và tiêu mỡ, vì nếu cho
động vật ăn toàn gluxit sẽ thấy tế bào gan có những hạt mỡ để dự trữ, và ngược lại
không cho động vật ấy ăn gluxit nữa lại thấy các chất mỡ của gan bị tiêu hao dần. Các
axit béo cùng với muối mật giữ vai trò quan trọng trong sự duy trì khả năng hoà tan
được của cholesterol. Các rối loạn sự cân bằng này có thể làm cho cholesterol kết tủa,
tạo thành sỏi mật.

118
6.4.4. Chức năng bài tiết mật
Gan tiết ra mật liên tục và đổ vào những ống mật nhỏ trong tổ chức của gan. Sau
đó mật theo ống gan xuống ống mật chủ để đổ vào khúc II tá tràng qua cục ruột to
đồng thời nó được dự trữ và cô đặc ở túi mật.
6.4.5. Chức năng chống độc
Chức năng chống độc rất quan trọng vì nó có tác dụng chống lại sự ngộ độc đối
với cơ thể. Những chất lạ hay chất độc đều bị gan giữ lại, biến thành các chất ít độc
hơn như các chất độc do mô sinh ra, do sự lên men trong ruột, chất độc kim loại (đồng,
thạch tín), nọc rắn, mã tiền, morphin, nicotin, NH3... Sau đó các chất độc được đào
thải ra ngoài theo nước tiểu qua thận. Vì vậy, tổn thương gan có thể chết vì ngộ độc.
6.4.6. Các chức năng khác của gan
6.4.6.1. Chuyển hoá và dự trữ sắt
Cùng với lách, gan là kho dự trữ sắt. 60% muối sắt tích lại ở gan để cung cấp cho
tủy xương sản sinh ra hồng cầu. Sữa mẹ thiếu sắt, nhưng gạn trẻ sơ sinh lại chứa rất
nhiều sắt nên việc sản sinh ra hồng cầu vẫn tiến hành được bình thường.
6.4.6.2. Tham gia vào cơ chế đông máu
Vì gan sản xuất ra Prothrombin (Thrombozen) và Fibrinozen - hai yếu tố này đã
tạo cho quá trình đông máu tiến triển được bình thường.
6.4.6.3. Dự trữ vitamin
Cây quả có tiền vitamin A (caroten), khi ăn vào sẽ biến thành vitamin A dự trữ ở
gan.
7. Tuyến tụy
7.1. Vị trí
Tuyến tụy nằm ngay sau dạ dày, kéo dài từ khung ruột tá hướng hơi chếch lên
trên và sang trái tới lách. Tuyến tụy áp sát vào thành bụng sau, tương ứng với đốt sống
thắt lưng I, II, III.
7.2. Hình thể ngoài và liên quan
Tuyến tụy dài khoảng 18cm, nặng 80g gồm 4 phần
- Đẩu tụy: hơi tròn, nằm gọn trong khung ruột tá.
- Cổ tụy: là chỗ thắt hẹp.
- Thân tụy: mặt trước liên quan với mặt sau dạ dày.
- Đuôi tụy: di động trong mạc nối tụy tỳ.

119
7.3. Hình thể trong và cấu tạo
7.3.1. Ống tụy
Có 2 ống tụy
- Ống tụy chính: chạy dọc giữa tụy, đổ vào cục ruột to (bóng Vater) cùng với ống
mật chủ ở khúc II của ruột tá. Vì vậy, khi sỏi mật ở bóng Vater có thể làm dịch tá tràng
chảy vào ống tụy chính gây viêm tụy cấp tính.
- Ống tụy phụ: tách từ ống tụy chính ở cổ tụy, chạy lên trên và đổ vào cục ruột
nhỏ (ở phía trên cục ruột to) trong khúc II của ruột tá.
7.3.2. Nang tụy
Là những túi tuyến tiết dịch tụy. Các nang tụy do các tế bào ngoại tiết họp thành.
Các tế bào này nối tiếp với những tế bào của ống tụy nhỏ và các ống tụy nhỏ họp
thành hai ống tụy chính và phụ.
7.3.3. Đảo tụy (đảo Langherhan)
Là những đám tế bào nội tiết nằm rải rác giữa các nang gọi là các tiểu đảo tụy.
7.4. Sinh lý tuyến tụy
Tuyến tụy có hai chức năng: nội tiết và ngoại tiết.
7.4.1. Chức năng ngoại tiết
Nang tụy tiết ra dịch tụy theo hai ống tụy đổ vào khúc II của ruột tá, tham gia vào
sự tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là protit và lipit.
7.4.2. Chức năng nội tiết
Các tiểu đảo tụy tiết ra hai hormon quan trọng là insulin và glucagon. Hai
hormon nàv có tác dụng chủ yếu là điều hoà chuyển hoá đường (gluxit).
7.4.2.1. Insulin
Có tác dụng làm tăng cường vận chuyển axit amin và glucose từ máu vào tế bào,
nên làm cho glucose máu giảm đồng thời làm cho glycozen trong gan và trong cơ
được dự trữ nhiều hơn. Do đó:
 Khi thiếu insulin, glucose máu tăng lên và được thải theo nước tiểu gây đái
tháo đường (glucose máu thải quá 1,7g%o), đồng thời cản trở chuyển hoá protit, lipit
làm cho tế bào teo đi, cơ thể gầy sút nhanh.
 Khi thừa insulin: Người bệnh bị u đảo tụy hay tiêm quá liều insulin để điều trị
thì insulin tăng lên nhiều làm cho glucose máu giảm đi nên mệt mỏi. Khi glucose máu
xuống đến 0,45g/l máu (0,45g%o) thì bắt đầu hôn mê.
120
7.4.2.2. Glucagon
Làm phân giải glycogen dự trữ ở gan thành glucose vào máu. Phối hợp tác dụng
của glucagon với insulin sẽ làm cho cơ thể sử dụng được glycogen dự trữ.

Khối gan, mật, tụy và ruột tá

8. Màng bụng (phúc mạc)


Màng bụng là một lớp thanh mạc che phủ tất cả các thành của ổ bụng và bao bọc
gần hết các tạng nằm trong ổ bụng nên diện tích của màng bụng gần bằng diện tích của
da, khi viêm màng bụng thường gây nhiễm độc nặng.
8.1. Cấu tạo của màng bụng
Màng bụng có hai lá và nhiều nếp.
8.1.1. Các lá màng bụng
 Lá thành: lót mặt trong các thành cùa ổ bụng.
 Lá tạng: bao bọc mặt ngoài các tạng nằm trong ổ bụng.
8.1.2. Các nếp màng bụng
Giữa các nếp màng bụng đều có mạch máu - thần kinh, các nếp màng bụng gồm
3 loại
8.1.2.1. Mạc treo

121
Treo các tạng thuộc ống tiêu hoá vào thành bụng. Có 2 loại mạc treo
 Mạc treo di động:
 Mạc treo dạ dày: treo dạ dày vào thành bụng trước.
 Mạc treo ruột non, ruột kết ngang, ruột kết chậu hông, là các mạc liên
tiếp từ dạ dày đến ruột.
 Mạc treo dính: như mạc dính tá tụy, ruột kết phải và trái.
8.1.2.2. Mạc chằng
Chằng các tạng không thuộc ống tiêu hoá vào thành bụng như mạc chằng liềm,
mạc chằng vành (ở gan).
8.1.2.3. Mạc nối
Nối tạng nọ với tạng kia.
 Mạc nối lớn: nối bờ cong lớn của dạ dày với ruột kết ngang.
 Mạc nối nhỏ: nối bờ cong nhỏ của dạ dày với gan.
8.2. Màng bụng và phân khu ổ bụng
Màng bụng phân chia ổ bụng thành hai khu: khu ngoài ổ bụng và khu trong ổ bụng.
8.2.1. Khu ngoài ổ bụng
Gồm có hai loại tạng
8.2.1.1. Loại tạng nằm ở phía sau màng bụng
Thận, tuyến thượng thận, đoạn niệu quản ở vùng thắt lưng...
8.2.1.2. Loại tạng nằm ở phía dưới màng bụng
Là những tạng nằm trong vùng chậu hông bé như bàng quang, các tạng sinh dục,
phần cuối của ruột thẳng... Màng bụng ở phía dưới này khi qua phủ các tạng sẽ tạo nên
các túi cùng mà thấp nhất là túi cùng Douglas. Vì vậy, khi trong ổ bụng có máu, mủ
(thủng dạ dày, vỡ chửa ngoài dạ con, vỡ áp xe gan...) thì chất dịch và mủ sẽ đọng lại ở
túi cùng Douglas.
8.2.2. Khu trong ổ bụng
8.2.2.1. Các phân khu trong ổ bụng
Mạc treo hay mạc chằng chia khu trong ổ bụng ra làm các phân khu. Vì vậy, khi
viêm phúc mạc (khi thủng các tạng rỗng) có thể viêm màng bụng từng vùng hoặc lan
dần từ phân khu này sang phân khu khác.
Mạc treo ruột kết ngang chia khu trong ổ bụng ra làm hai tầng:
 Ở tầng trên: có các tạng như dạ dày, ruột tá, gan, tỳ, tụy, đường dẫn mật.
122
Mạc chằng liềm của gan lại chia khoang dưới cơ hoành làm 2 ô: ô dưới hoành
phải và ô dưới hoành trái.
 Ở tầng dưới: mạc treo ruột non lại chia tầng dưới ổ bụng làm 2 khu: khu phải và
khu trái.
8.2.2.2. Các tạng nằm trong ổ bụng
Các tạng này được màng bụng bao phủ nằm sát nhau và di động dễ dàng.
 Các tạng được treo vào thành bụng sau bởi các mạc treo hay mạc nối như: dạ
dày, ruột non, ruột kết ngang, ruột kết chậu hông, tỳ.
 Các tạng được dính vào thành bụng sau bởi các mạc dính như: ruột tá, ruột kết
lên, ruột kết xuống, phần đầu của ruột thẳng, tụy.

123
CHƯƠNG 7. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
Mục tiêu học tập
1. Mô tả được hình thể, cấu tạo cơ bản và sự liên quan của thận.
2. Trình bày được hình thể, liên quan của niệu quản.
3. Trình bày được hình thể, liên quan và cấu tạo của bàng quang.
4. Mô tả, so sánh được đường đi, phân đoạn niệu đạo nam và niệu đạo nữ.
5. Trình bày được các cơ chế bài tiết nước tiểu và chức năng của thận trong duy trì
hằng tính nội môi.
6. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết nước tiểu của thận.

Hệ tiết niệu là hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì thăng bằng nội
môi – điện giải trong cơ thể, cũng như đào thải một số chất độc ra khỏi cơ thể thông
qua sự tạo thành và bài tiết nước tiểu.
Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Hình 9.1. Hệ tiết niệu

1. THẬN

124
Thận là bộ phận quan trọng, đảm nhiệm chức năng chính là sản xuất ra nước tiểu.
Thận nằm sau ngoài ổ phúc mạc, hai bên đốt sống thắt lưng, trong góc tạo bởi
xương sườn XI và cột sống. Mỗi thận nằm trong một ổ chứa đầy mỡ gọi là ổ thận.
Thận phải thấp hơn thận trái 2cm ( do có gan đè lên ) .

Hình thể ngoài và liên quan của thận

1.1. Hình thể ngoài và liên quan


 Thận có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, mật độ chắc nhưng dễ vỡ do chứa đầy máu
và nước tiểu.
 Mỗi thận nặng trung bình 135 – 140g
 Thận có 2 mặt, 2 bờ, 2 cực
1.1.1. Hai mặt
a. Mặt trước: lồi, liên quan trực tiếp với phúc mạc, qua phúc mạc liên quan với các
tạng trong ổ bụng.
b. Mặt sau: phẳng, là mặt phẫu thuật, liên quan Xương sườn XI – XII và khối cơ vùng
thắt lưng.
1.1.2. Hai bờ

125
 Bờ trong : lõm, ở giữa là rốn thận, có cuống thận chạy qua. Thành phần cuống
thận gồm tĩnh mạch thận, động mạch thận và niệu quản.
 Bờ ngoài : lồi
1.1.3. Hai cực
a. Cực trên : có tuyến thượng thận nằm úp lên cực trên thận như một cái mũ.
b. Cực dưới : thận phải thấp hơn trái

126
Thiết đồ ngang qua đôt sống thắt lưng 12 và thiết đồ đứng dọc qua thận phải

1.2. Hình thể trong và cấu tạo cơ bản


Trên thiết đồ bổ dọc thận nhìn từ ngoài vào trong gồm
1.2.1. Bao xơ: là lớp màng xơ mỏng bọc quanh thận, ngăn cách thận với tuyến thượng
thận và lớp mỡ quanh thận
127
1.2.2. Nhu mô thận: chia 2 vùng
a. Vùng tủy: ở trong, màu hồng nhạt, gồm 9-12 tháp Manpighi. Đỉnh tháp hướng vào
phía xoang thận và lồi vào thành xoang thận tạo thành các gai thận ( nhú thận ), đáy
tháp hướng ra ngoài và giữa mỗi tháp cách nhau bởi các cột thận ( cột Bectin ).
b. Vùng vỏ: ở ngoài, gồm các tháp nhỏ tỏa ra từ nền các tháp Manpighi ( gọi là các
tháp Feranh ). Trên một đáy tháp Manpighi có từ 300 – 500 tháp Feranh .

Hình thể trong của thận


Nhu mô thận được cấu tạo bởi hang triệu đơn vị chức năng thận ( Nephron ). Mỗi
đơn vị chức năng thận gồm có:
 Cầu thận ( tiểu thể Manpighi ): cấu tạo gồm 2 phần
 Phần bao ở ngoài ( còn gọi là bọc Bowman ) có hình bóng tròn lõm ở
giữa.
 Cuộn mao động mạch ở trong gọi là tiểu cầu thận ( tiểu cầu Manpighi
). Tiểu động mạch vào lớn hơn tiểu động mạch ra.
 Ống thận ( hệ thống ống sinh niệu ) gồm ống lượn gần, quai Henle, ống
lượn xa, ống thẳng và ống góp.

128
Đơn vị chức năng thận ( Nephron )

129
TB cận tiểu cầu

Cầu thận

1.2.3. Xoang thận: Chiếm 1/3 giữa thận, rỗng và thông ra ngoài ở rốn thận, xoang thận
gồm các gai thận, các đài thận ( đài lớn, đài nhỏ ) và bể thận. Có 8-12 gai thận.

130
Hình thể trong và cấu tạo cơ bản của thận

2. NIỆU QUẢN

Niệu quản
2.1. Hình thể ngoài

131
 Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận hướng xuống dưới, ra trước, vào
trong tới bàng quang, dài 25cm, đường kính 3-5mm, nằm sau phúc mạc sát vào thành
bụng sau.
 Có 3 chỗ thắt hẹp: chỗ nối với bể thận, chỗ bắt chéo động mạch chậu và chỗ
đổ vào bàng quang.

Phân đoạn niệu quản

2.2. Phân đoạn và liên quan: niệu quản chia làm 4 đoạn
2.2.1. Đoạn bụng: dài 9-11cm, nằm dọc 2 bên cột sống, áp sát vào thành bụng sau. Mặt
trước liên quan với phúc mạc.
2.2.2. Đoạn chậu: dài 3-4cm, qua cánh chậu tới eo trên, niệu quản phải liên quan với
manh tràng và ruột thừa.
2.2.3. Đoạn chậu hông: dài 13-14cm, từ eo trên đến bàng quang, nằm ép vào thành bên
và nền chậu hông bé. Nữ giới niệu quản chạy lách giữa âm đạo và bàng quang, bắt
chéo phía sau động mạch tử cung.
2.2.4. Đoạn bàng quang: dài 1-1,5cm, chạy vào thành bàng quang, chếch xuống dưới
và vào trong. Mặt trong bàng quang có 2 lỗ niệu quản cách nhau khoảng 2cm. Phía

132
trên lỗ niệu quản trong có một nếp niêm mạc, có tác dụng như 1 cái van đậy niệu quản
lại khi bàng quang đầy nước tiểu.
2.3. Cấu tạo: gồm 3 lớp
 Lớp ngoài: lớp vỏ, có nhiều mạch máu
 Lớp giữa có 3 lớp cơ, 2 lớp cơ dọc ở ngoài và lớp cơ vòng xoắn ở trong.
 Lớp trong: lớp niêm mạc, có nhiều nếp dọc.

Cấu tạo niệu quản

3. BÀNG QUANG

133
Thiết đồ đứng dọc giữa bàng quang nữ

134
Thiết đồ đứng dọc giữa bàng quang nữ ( tt )

135
Bàng quang và tuyến tiền liệt của nam

136
Thiết đồ đứng dọc giữa bàng quang nam

3.1. Vị trí:
Bàng quang ( BQ ) nằm dưới và ngoài phúc mạc, trong chậu hông bé, sau khớp
mu, trước các tạng sinh dục.
3.2. Hình thể ngoài và liên quan:
 BQ là 1 túi đựng nước tiểu từ thận xuống. Dung tích trung bình là 250-300ml.
 Nhìn nghiêng BQ có hình chữ Y, nấp sau khớp mu, có 3 mặt, chỗ thông với
niệu đạo gọi là cổ BQ.
 Khi BQ đầy: mặt trên BQ căng phồng lên trên khớp mu như một vòm cầu
( gọi là cầu BQ ).
3.2.1. Mặt sau trên: Liên quan với phúc mạc, phúc mạc lách xuống rồi quặt lên tạo ra
các túi cùng, túi cùng trước BQ, túi cùng sau BQ ( Douglas )
3.2.2. Mặt sau dưới ( đáy bàng quang ): hình tam giác mà đỉnh là lỗ niệu đạo
 Nam: liên quan với túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và ruột thẳng
 Nữ: trên liên quan với cổ tử cung, dưới liên quan với âm đạo
3.2.3. Mặt trước dưới: gồm có
137
 Dây chằng bàng quang mu: làm cho mặt này dính vào 1/3 dưới khớp mu
 Cân rốn trước bàng quang .
 Khoang trước bàng quang ( Retzius ) chứa đầy mỡ và các đám rối tĩnh mạch.
3.3. Hình thể trong và cấu tạo
3.3.1. Hình thể trong: được chia làm 2 phần
 Vòm BQ : là phần di động, chun giãn, khi có nhiều nước tiểu thì căng tỳ vào
thành bụng tạo thành cầu bang quang.
 Đáy BQ : là phần cố định, hai lỗ niệu quản cùng lỗ niệu đạo tạo thành ba góc
của tam giác bàng quang.
3.3.2. Cấu tạo: thành bàng quang có 3 lớp
 Lớp ngoài: là lớp bao xơ mỏng ( thanh mạc ), ở những nơi không có thanh
mạc bao phủ thì có mô liên kết bao phủ.
 Lớp giữa: có 3 lớp cơ từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo.
 Lớp trong: là lớp niêm mạc có 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo.

Cấu tạo thành bàng quang


4. NIỆU ĐẠO
Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.
4.1. Hình thể ngoài
4.1.1. Niệu đạo nam: Vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh, dài 16cm, đi
từ cổ BQ xuyên qua tuyến tiền liệt, cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu,
sau đó quặt xuống dưới để vào dương vật thông ra ngoài bằng lỗ sáo ( lỗ tiểu tiện ).
4.1.2. Niệu đạo nữ: Là đường dẫn nước tiểu, dài 3-4cm đi từ cổ BQ chếch xuống dưới
và ra trước tới âm hộ thông ra ngoài bằng lỗ tiểu tiện.
138
4.2. Phân đoạn và liên quan
4.2.1. Niệu đạo nam: chia làm 2 đoạn
a. Đoạn cố định: gồm có
 Đoạn tiền liệt:
 Nằm xuyên qua tuyến tiền liệt
 Có ụ núi, ở đoạn này có 2 lỗ phóng tinh
 Cơ thắt trơn niệu đạo ở gần cổ bàng quang.
 Đoạn màng ( niệu đạo màng ): xuyên qua cân đáy chậu giữa, có cơ thắt vân
niệu đạo.
b. Đoạn di động ( niệu đạo xốp ): dài 12cm, nằm trong vật xốp của dương vật và thông
ra ngoài bằng lỗ sáo.

Đoạn cố định niệu đạo nam

139
Phân đoạn niệu đạo nam

4.2.2. Niệu đạo nữ: chia làm 2 đoạn cố định


a. Niệu đạo chậu hông: gồm có
 Cơ thắt trơn ở gần cổ BQ.
 Liên quan với âm đạo ở phía sau.
140
b. Niệu đạo đáy chậu:
 Xuyên qua cân đáy chậu giữa, ở đây có cơ thắt vân niệu đạo.
 Hai bên liên quan với cơ nâng hậu môn và vật hang của âm vật.

Niệu đạo nam

141
Niệu đạo nam ( tt )

Niệu đạo nữ
4.3. Cấu tạo: từ ngoài vào trong gồm có
4.3.1. Lớp cơ: gồm có thớ cơ dọc ở trong, cơ vòng ở ngoài.
4.3.2. Lớp niêm mạc: gồm có nhiều hốc, nhiều lỗ tuyến tiết dịch nhờn, nhiều nếp dọc.
142
5. SINH LÝ TIẾT NIỆU
Đường tiết niệu là đường quan trọng nhất để đào thải các chất bài tiết ra ngoài cơ
thể, góp phần duy trì sự ổn định của hằng số nội môi.
5.1. Cơ chế tạo nước tiểu ở thận: gồm 3 cơ chế
5.1.1. Cơ chế lọc ở cầu thận
 Đơn vị thận ( Nephron ): có chức năng cơ bản là lọc sạch những chất thừa,
loại chất có hại ra khỏi huyết tương khi máu chảy qua thận như Creatinin, axit Uric…
 Cơ chê lọc ở cầu thận: máu từ tiểu động mạch đến chảy vào cầu thận, tạo nên
áp lực của máu trong cầu thận cao hơn áp lực trong ống thận nên huyết tương từ các
mao mạch cầu thận được lọc vào bọc Bowman, tạo thành nước tiểu đầu ( 1/5 lượng
dịch huyết tương chảy qua thận trở thành nước tiểu đầu, 4/5 qua tiểu động mạch đi ).
Các chất protit, lipit không qua được màng của bọc Bowman do phân tử quá lớn.
5.1.2. Cơ chế tái hấp thu ở ống thận:
 Người bình thường có 170 lít nước tiểu đầu được lọc qua cầu thận vào ống
thận. Tại ống thận sẽ hấp thu lại 99% nước của nước tiểu đầu và một số chất để đưa
vào máu, chỉ để lại 1,2 – 1,5lít ( 1ml / kg / 1h ) thành nước tiểu cuối vận chuyển các
chất đào thải ra ngoài.
 Ống thận tái hấp thu những chất có ngưỡng bài tiết như của glucose là 0,17%
và của Nacl là 0,6%. Nếu nồng độ các chất này thấp hơn ngưỡng bài tiết của các tế bào
thì các tế bào trong ống thận sẽ tái hấp thu toàn bộ vào máu. Nếu quá ngưỡng sẽ được
đào thải ra ngoài.
 Urê được hấp thu rất ít, cô đặc tăng 65 lần. Creatinin không được hấp thu mà
được bài tiết, cô đặc tăng 140 lần
 Những chất độc không được tái hấp thu mà phải đào thải ra ngoài qua thận.
 Tại ống lượn gần ( ống quanh co gần ): 85% nước, toàn bộ glucose, Na+, K+
được hấp thu.
 Tại quai Henle: một số nước và Na+, Urê, K+, và Cl-, được hấp thu.
 Ống lượn xa ( ống quanh co xa ): hấp thu Cl-, Bicacbonat, Na+, K+.
 Ống góp: hấp thu nước và phụ thuộc vào nồng độ ADH trong máu, ADH tăng
thì sự hấp thu nước tăng.
5.1.3. Cơ chế bài tiết ở ống thận: Các ống quanh co như một tuyến bài tiết nên có các
chức năng bài tiết tích cực các chất sau
143
 Axit hippuric: tạo ra trong quá trình tổng hợp từ axit benzoic trong thức ăn.
 NH3: tạo ra do quá trình phân giải các axit uric, creatinin.
 Urocrôm: là chất sắc tố của nước tiểu.
5.2. Chức năng của thận: chức năng chính của thận là bài tiết nước tiểu
5.2.1. Bài tiết các chất độc và cặn bã: khi so sánh thành phần huyết tương và nước tiểu,
ta thấy thận đào thải nhiều chất độc và chất cặn bã do chuyển hóa protit như: Urê, axit
uric, creatinin… Ngoài ra thận còn đào thải thuốc, chất màu…
5.2.2. Chức năng tổng hợp: sản sinh ra amoniac để tham gia vào điều hòa PH máu
( Amôniac có tính kiềm ).
5.2.3. Điều hòa các thành phần của máu
a. Điều hòa nước: khi uống nhiều nước, thành phần nước trong máu tăng lên, thận sẽ
tăng cường đào thải nước nên làm cho đái nhiều.
b. Điều hòa nồng độ Nacl ( Natri clorua ):
 Khi Nacl trong máu tăng lên thì thận cũng tăng cường đào thải NaCl. Chính
Nacl giữ vai trò quan trọng trong sự điều hòa áp lực thẩm thấu.
 Khi viêm thận sự đào thải NaCl kém, muối và nước ứ đọng lại trong các mô
gây phù, nên người bị viêm thận cần phải ăn nhạt.
c. Điều hòa PH
 Tùy theo PH của máu mà PH của nước tiểu thay đổi từ 4,8 (axit) tới 8,2
(kiềm) nhưng trung bình là 6. Nếu PH của máu giảm (tăng độ axit) thận sẽ điều hòa
bằng cách tăng thải photphat 1 kiềm, khi PH của máu tăng (tăng độ kiềm) thận sẽ tăng
thải photphat 2 kiềm.
 Thận còn sản xuất ra Renin, gây tăng huyết áp, là 1 cơ chế điều hòa tự động
bảo đảm đầy đủ khối lượng máu vào thận. Ở những người bị bệnh viêm thận mạn tính,
máu vào thận ít cũng làm tăng huyết áp.
5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành nước tiểu
5.3.1. Lưu lượng máu và huyết áp
 Khi lưu lượng máu qua thận tăng lên thận sẽ tăng bài tiết nước tiểu. Vì vậy
mùa lạnh đi tiểu nhiều hơn vì mạch máu dưới da co lại làm dồn máu vào nội tạng
nhiều hơn, trong đó có thận.

144
 Khi huyết áp giảm sẽ làm cho áp suất máu ở mao mạch cầu thận cũng giảm
nên bài tiết ít nước. Ví dụ : choáng làm huyết áp hạ nên đi tiểu ít hoặc vô niệu, các
chất độc bài tiết ra, không được đào thải ra ngoài gây suy thận.
5.3.2. Thành phần hóa học của máu
Những thay đổi thành phần hóa học của máu cũng làm thay đổi thành phần nước
tiểu. Ví dụ: khi uống nước ít thì nước tiểu ít, nhưng độ đậm đặc các chất trong nước
tiểu tăng lên, hoặc khi ăn nhiều NaCl thì độ đậm NaCl trong nước tiểu tăng.
5.3.3. Tuyến nội tiết
a. Thùy sau tuyến yên
Thùy sau tuyến yên có kích tố ADH làm cho các quá trình tái hấp thu nước của
ống thận tăng lên, nên khi giảm chức năng thùy sau tuyến yên sẽ gây bệnh đái tháo
nhạt ( đái rất nhiều, nước tiểu loãng nhưng không có đường ).
b. Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận tiết ra Adrenalin. Adrenalin ở mức thấp sẽ làm giãn động
mạch vào và co động mạch ra của cầu thận nên áp lực máu trong tiểu cầu thận tăng lên
làm cho bài tiết nước tiểu tăng.
5.3.4. Thần kinh
 Thận tiếp nhận những nhánh của dây thần kinh phế vị ( dây phó giao cảm )
và dây thần kinh tạng ( dây giao cảm ). Kích thích dây thần kinh tạng sẽ làm co mạch
ở thận, làm giãn hoặc ngừng bài tiết nước tiểu, nhưng nếu cắt đứt dây thần kinh tạng sẽ
làm giãn mạch ở thận, làm tăng nước tiểu.
 Trung khu bài tiết nước tiểu ở hành tủy bị kích thích sẽ làm bài tiết nước
tiểu tăng.
 Vỏ não: cũng có ảnh hưởng đến sự bài tiết nước tiểu.
5.3.5. Thuốc lợi tiểu
Các thuốc lợi niệu chia làm nhiều nhóm có tác dụng khác nhau
 Thuốc tác dụng trên tim:
Các thuốc cường tim ( Uabain, Digitalin … ) thuốc trợ tim ( Cafein, Spactein ) có
tác dụng làm tăng sức co bóp của tim, do đó làm tăng lưu lượng máu và tăng huyết áp,
gây bài xuất nước tiểu nhiều.
 Thuốc tác dụng trên thận chủ yếu là

145
 Những thuốc làm giãn mao mạch thận như : Theobromin, Theophylin …
làm tăng lưu lượng máu đi qua thận, gây bài xuất nước tiểu nhiều.
 Những thuốc tác dụng trên đơn vị thận: là những thuốc có thủy ngân
( Hg ). Hg được đào thải chủ yếu ở thận, thủy ngân làm giảm quá trình tái hấp thu nên
lượng nước tiểu tăng lên.
 Những dung dịch đường hoặc muối ưu trương: có tác dụng hút nước từ
khe gian bào vào máu, nhất thời làm tăng lưu lượng máu và huyết áp nên làm tăng
cường bài tiết nước tiểu ở thận.
 Các vị thuốc nam như: rau ngô, mã đề, cỏ tranh,… đều có tác dụng lợi tiểu.

146
CHƯƠNG 8. GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ SINH DỤC
1. Mục tiêu.
1. Trình bày được giải phẫu của các bộ phận thuộc hệ thống sinh dục nam.
2. Trình bày được đường đi và cấu trúc cơ bản của cơ quan sinh dục nam.
3. Trình bày được sinh lý sinh dục nam.
4. Trình bày được giải phẫu của cơ quan sinh dục ngoài và trong của cơ quan
sinh dục nữ
5. Trình bày được chức năng ngoại tiết và nội tiết của buồng trứng.
6. Trình bày được chu kỳ kinh nguyệt.
7.Trình bày được cơ chế, các biểu hiện của dậy thì và mãn kinh

2. Nội dung.
2.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục nam.
2.1.1. Tình hoàn.
2.1.1.1. Hình thể ngoài.

Tinh hoàn và mào tinh

Tinh hoàn hình trứng, nặng khoảng 20g. Hai tinh hoàn nằm trong hạ nang. Tinh hoàn
được bao bọc bởi màng tinh hoàn, đó là 2 lá màng bụng bị cuốn xuống tạo thành, giữa
hai lá có ít chất nhờn.

147
2.1.1.2. Cấu tạo.
Tinh hoàn được bọc trong màng thớ màu trắng xanh, màng này có nhiều vách
thớ đi vào trong tinh hoàn, chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thùy (có chừng 250 – 300.
Tiểu thùy). Trong mỗi tiểu thùy có từ 1 đến 4 ống sinh tinh nối với nhau, xen giữa các
ống sinh tinh có các đám tế bào kẽ.

Tinh hoàn và mào tinh

2.1.2. Các đường dẫn tinh.


Đi từ ống sinh tinh tới niệu đạo gồm có 4 phần.
- Ở trong tinh hoàn: Gồm có: Ống thẳng – màng tinh - ống xuất – mào thu tinh.
- Ống dẫn tinh: Đi từ mào tinh hoàn qua ống bẹn vào ổ bụng, đến sau cổ bàng quang
và đổ vào túi tinh.
- Túi tinh: Hai túi tinh dịch nằm sau bàng quang tách ra ở phần cuối ống dẫn tinh để
dự trữ tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng.
- Ống phóng tinh: Do túi tinh và ống dẫn tinh chụm lại họp thành rồi chui qua tuyến
tiền liệt để đổ vào niệu đạo qua ụ núi ở đoạn niệu đạo tiền liệt.

148
Túi tinh và bóng ống dẫn tinh

2.1.3. Tuyến tiền liệt


Tuyến tiền liệt là một tuyến phụ của cơ quan sinh dục nam, nằm ở dưới bàng
quang, bao quanh đoạn niệu đạo tiền liệt. Dịch tiền liệt tiết ra chất dịch giống như sữa,
kiềm tính cùng với dịch do túi tinh tiết ra tạo nên tinh dịch để nuôi dưỡng tinh trùng.
2.1.4. Dương vật.
Dương vật là cơ quan niệu – sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu, vừa để phóng
tinh dịch.

Cấu tạo dương vật


1. Quy đầu    2. Vật hang     3. Hành xốp      4. Trụ  dương vật

149
2.1.4.1. Hình thể ngoài.
Dương vật gồm có gốc – thân – đầu.
- Gốc dương vật: Dính vào hai ngành ngồi mu bởi 2 vật hang.
- Thân dương vật: Hình trụ, hơi dẹt.
- Đầu dương vật: Còn gọi là qui đầu, là chỗ phình của vật xốp, qui đầu được bọc trong
bao qui đầu, mặt ngoài của bao là da, mặt trong là niêm mạc. Đỉnh qui đầu có lỗ ngoài
của niệu đạo là lỗ đái (lỗ sáo).
Khi hẹp bao qui đầu có thể gây nhiễm khuẩn hoặc dẫn đến ung thư dương vật.
2.1.4.2. Cấu tạo.
Từ ngoài vào trong, dương vật có các lớp bọc và các tạng cương. Các tạng
cương gồm 2 vật hang và 1 vật xốp.
- Vật hang: Hai vật hang nằm song song với nhau, có hình trụ, dẹt, giữa hai vật hang ở
trên có 1 rãnh sâu chứa tĩnh mạch, động mạch và thần kinh mu. Ở mặt dưới giữa 2 vật
hang là một nang trong đó có vật xốp, Mỗi vật hang tạo thành một bao, từ đó tạo ra
những vách liên kết với nhau thành các nang để chứa khối lượng máu tới, tùy theo sự
dồn máu.
- Vật xốp: Trong vật xốp có niệu đạo. Đầu trước vật xốp phình to tạo thành qui đầu.
2.1.5. Mạch máu và thần kinh của cơ quan sinh dục nam.
2.1.5.1. Động mạch.
- Động mạch tinh hoàn: tách từ động mạch chủ bụng chạy xuống sau phúc mạc, tới lỗ
bẹn sâu chui vào thừng tinh qua ống bẹn tới bìu cấp máu cho tinh hoàn và mào tinh
hoàn.
- Động mạch ống dẫn tinh: là nhánh của ĐM rốn. Nó cấp máu cho ống dẫn tinh, túi
tinh và ống phóng tinh.
Tuyến tiến liệt được cấp máu bởi nhánh của các ĐM bàng quang dưới và trực tràng
giữa.
- Động mạch chi phối cho dương vật có nguồn gốc từ ĐM thẹn ngoài và thẹn trong.
2.1.5.2. Tĩnh mạch.
- Các TM cuả tinh hoàn, ống dẫn tinh và cơ bìu đi kèm các ĐM. Trong thừng tinh, các
TM này tạo nên đám rối TM hình dây leo. Các TM của tuyến tiền liệt tạo nên đám rối
TM tiền liệt.
- Các TM dương vật đổ về TM mu sâu dương vật.

150
2.1.5.3. Thần kinh.
- Thần kinh tự chủ của tinh hoàn tách ra từ đám rối liên lạc treo tràng và đám rối thận,
chúng tạo thành đám rối tinh hoàn. Đám rối thần kinh của ống dẫn tinh là chi nhánh
của đám rối hạ vị dưới. Đám rối tiền liệt tách ra từ đám rối hạ vị.
- Thần kinh dương vật được chi phối bởi các nhánh thần kinh tách ra từ thần kinh thẹn
và các nhánh từ đám rối thần kinh tự chủ trong chậu hông.
2.2. Chức năng của tinh hoàn.
Tinh hoàn gồm có hai chức năng:
2.2.1. Chức năng ngoại tiết
Là sản sinh ra tinh trùng.
Trước tuổi dậy thì ống sinh tinh chỉ có các tế bào sinh dục non. Đến tuổi dậy thì
(trung bình khoảng 16 tuổi), dưới ảnh hưởng của kích dục tố A của thùy trước tuyến
yên, các tế bào sinh dục non mới phát triển thành tinh trùng.
Tinh trùng dài chừng 50 micromet, gồm có 3 phần: Đầu, cổ, đuôi. Đuôi có tác
dụng làm cho tinh trùng di chuyển, còn đầu và cổ sẽ chui vào trứng để tạo thành trứng
thụ tinh. Trong đường dẫn tinh, tinh trùng có thể sống được vài ba tuần lễ. Khi ra
ngoài, tiếp xúc với ngoại cảnh, tinh trùng chỉ sống được vài giờ, nhưng trong tử cung
tinh trùng sống được vài ngày. Tinh trùng hoạt động mạnh trong môi trường kiềm,
nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ cơ thể. Sau khi tinh trùng được sản sinh ra, chúng phải tập
trung ở túi tinh để sống trong tinh dịch. Khi xuất tinh, tinh dịch còn nhận thêm chất tiết
của tuyến tiền liệt và của tuyến hành niệu đạo (hay tuyến cooper) ở thấp hơn đổ thẳng
vào niệu đạo. Mỗi lần giao hợp, tinh dịch phóng ra khoảng 2-3ml,trong mỗi ml tinh
dịch nhu vậy chứa khoảng 60 triệu tinh trùng.
2.2.2. Chức năng nội tiết:
Là tiết ra kích tố testosteron, testosteron do các các đám tế bào kẽ của các ống
sinh tinh tiết ra có ảnh hưởng của các kích dục tố B của thùy trước tuyến yên.
Testosteron có các tác dụng sau:
 Thúc đẩy dậy thì ở trẻ em.
 Làm cho cơ quan sinh dục nam phát triển đều đặn.
 Làm phát triển giới tính phụ như mọc râu,tiếng nói trầm, khung chậu hẹp.
2.3. Chức năng của túi tinh.

151
Túi tinh thực chất là một tuyến góp phần sản xuất tinh dịch, túi tinh chứa tuyến
tiết dịch nhầy có tính kiềm chứa Fructose, prostaglandins. Tính kiềm của dịch giúp
trung hoà môi trường acid trong niệu đạo nam giới và cơ quan sinh sản nữ để bảo vệ
cho tinh trùng. Chất đường giúp nuôi dưỡng cho tinh trùng
2.4. Chức năng của tuyến tiền liệt.
Chức năng ngoại tiết: Tiền liệt tuyến là tuyến lớn nhất của nam giới, có nhiều
ống dẫn, chất dịch do tiền liệt tuyến tiết ra chiếm khoảng 20% khối lượng tinh dịch tiết
ra mỗi lần giao hợp. Dịch của tuyến tiền liệt chứa nhiều acid citric, ion canxi, nhiều
loại enzym đông đặc… Cung cấp cho tinh trùng môi trường và năng lượng phù hợp,
giúp bôi trơn cho hoạt động tình dục, tạo điều kiện cần thiết cho tinh trùng kết hợp với
trứng khi đi vào tử cung của phụ nữ.
Chức năng nội tiết: Tuyến tiền liệt có thể tiết ra nhiều loại dung môi
(prostaglandin) có tác dụng kích thích hưng phấn tình dục ở nam giới.
Co bóp và kiểm soát nước tiểu: Giúp nước tiểu chảy ngược về phía bàng quang
trong quá trình phóng tinh, cơ thắt trong ở đáy bàng quang sẽ đóng lại. Khi cơ thắt
trong đóng lại, nó ngăn nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài cơ thể qua niệu đạo cùng lúc.
Khi đạt đỉnh của khoái cảm, cơ vòng này sẽ đóng chặt để ngăn không cho tinh dịch
trào ngược vào bàng quang.
2.5. Tinh dịch.
Tinh dịch bao gồm 2 thành phần chủ yếu là chất dịch và tinh trùng. Ngoài ra
tinh dịch còn có các tế bào biểu mô của ông dẫn tinh và túi tinh, một ít tế bào máu
(bạch cầu, hồng cầu) và có thể cả vi trùng gây bệnh.
Chất dịch là một hỗn hợp bao gồm dịch từ ống dẫn tinh (60%), dịch từ túi tinh
(30%), dịch từ tuyến tiền liệt (10%) và một phần rất nhỏ do mào tinh hoàn, tuyến hành
niệu đạo sản xuất.
2.6. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục nữ.
2.6.1. Buồng trứng.
Buồng trứng là tuyến sinh dục vừa ngoại tiết vừa nội tiết, có 2 buồng trứng trái và
phải.
a.Vị trí.
Buồng trứng nằm áp vào thành bên chậu hông, dưới eo trên 10mm.
b. Hình thể ngoài.

152
Buồng trứng hình hạnh nhân hơi dẹt, nặng khoảng 5-6 gam (to bằng ngón tay
cái). Mặt trong buồng trứng phải liên quan đến ruột thừa nên khi viêm buồng trứng dễ
nhầm với viêm ruột thừa.
c. Cấu tạo.
 Buồng trứng chỉ có 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài.
 Lớp trong: có rất nhiều mạch máu và thần kinh.
 Lớp ngoài: gồm 1 lớp thượng bì. Hai buồng trứng có khoảng 300.000
-400.000 bọc nguyên thủy, sau đó số bọc nguyên thủy thoái hóa dần để đến tuổi dậy
thì chỉ có khoảng chừng 300-400 noãn trưởng thành (nang Degraaf).
2.6.2. Vòi trứng (ống dẫn trứng)
Vòi trứng là hai ống dẫn trứng từ buồng trứng tới tử cung. Một đầu thông với tử
cung, một đầu mở vào ổ bụng.
a.Phân đoạn:
 Vòi trứng dài khoảng 10-12cm và phân làm 4 đoạn
 Đoạn thành: Xẻ trong thành tử cung.
 Đoạn eo: Là đoạn hẹp nhất.
 Đoạn bóng vòi: Trứng thường thụ tinh ở đoạn này (1/3 ngoài của vòi trứng).
Sau khi thụ tinh trứng sẽ di chuyển dần vào thành tử cung để làm tổ.
 Đoạn loa vòi: Hình phễu, rất di động có chừng 10-12 tua, trong đó có 1 tua
dài nhất dính vao dây chằng vòi-buồng trứng để hứng trứng đi vào vòi trứng gọi là tua
vòi trứng buồng trứng(tua Richard).
b. Cấu tạo
Từ ngoài vào trong có 4 lớp:
 Lớp thanh mạc
 Lớp liên kết trong có mạch và thần kinh
 Lớp cơ trơn: gồm 2 loại thớ dọc và thớ vòng
 Lớp niêm mạc: được phủ một lớp biểu mô có lông chuyển,chính nhờ lông
chuyển và sự co của thành vòi trứng mà trứng di chuyển từ vòi trứng vào tử cung.
2.6.3. Tử cung.

153
Tử cung vừa là nơi trứng thụ tinh làm tổ, vừa là nơi thai nhi phát triển và là nơi
sinh ra kinh nguyệt. Tử cung nằm trong vùng chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực
tràng, trên âm đạo.

Cơ quan sinh dục nữ


2.6.3.1. Hình thể ngoài và liên quan
a. Hình thể ngoài
Tử cung hình thang đáy lớn ở trên,đáy nhỏ ở dưới.Tử cung có 3 phần:
Thân tử cung: ở trên nối hai bên với hai vòi trứng qua sừng tử cung
Eo tử cung ơ giữa, là nơi thắt hẹp.
Cổ tử cung: ở dưới , giữa cổ tử cung và than tử cung hợp thành góc 1200. Tử cung
được giữ bởi sự bám vào âm đạo và tư thế của tử cung thẳng góc với âm đạo.
b. Liên quan
- Ở trước: qua túi cùng bàng quang – tử cung liên quang với bàng quang.
- Ở sau: qua túi cùng trực tràng – tử cung hay túi cùng Douglas liên quan với trực
tràng.
- Ở trên: qua phúc mạc liên quan với ruột non.
- Ở dưới: tử cung thông với âm đạo.
2.6.3.2. Hình thể trong
Tử cung có 2 buồng rỗng ở giữa.
a) Buồng thân tử cung:
Hình tam giác, các thành lồi vào trong vã nhẵn, dung tích khoảng 34ml.
Hai góc thông với hai vòi trứng.

154
Dưới thông với buồng cổ tử cung
b) Buồng cổ tử cung.
- Ở trên thông với buồng thân tử cung qua lỗ trong

155
- Ở dưới thông với âm đạo qua lỗ ngoài.
2.6.3.3. Cấu tạo
Kể từ ngoài vào trong tử cung có 3 lớp:
a) Lớp thanh mạc
Do màng bụng tạo nên.
b) Lớp cơ
Là thành phần chủ yếu tạo nên tử cung.
Thân tử cung: có 3 lớp cơ. Các thớ dọc ở ngoài, các thớ vòng ở trong và các thớ
chéo ( lớp rối) ở giữa. Giữa các thớ đan chéo có rất nhiều mạch máu hình xoắn ốc nên
sau khi đẻ tử cung co lại tì máu cầm lại được. Nếu bị liệt hoặc đờ tử cung, cá thớ cơ
không co rút để ép vào mạch máu thì sẽ gây chảy máu rất nhiều.
Cổ tử cung: chỉ có 2 loại thớ dọc và vòng, không có loại thớ cơ chéo.
c) Lớp niêm mạc
Liên tiếp ở dưới với niêm mạc âm đạo và ở trên với niêm mạc của vòi trứng.
Lớp niêm mạc có nhiều tuyến nang tiết ra dịch. Niêm mạc có 2 lớp thay đổi theo chu
kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ:
 Lớp chức năng: bong ra khi hành kinh
 Lớp nền: thay thế cho lớp chức năng bong ra
2.6.4. Âm đạo
Âm đạo là một ống đi từ cổ tử cung tới âm hộ, dài khoảng 7-8 cm nhưng rất co
giãn.
2.6.4.1. Đầu trên
Âm đạo bám vào quanh cổ tử cung và tạo với cổ tử cung thành 4 túi bịt: trước,
sau và hai bên. Cổ tử cung lồi vào trong âm đạo nên khám cổ tử cung rất dễ trong chẩn
đoán có thai và các bệnh của cổ tử cung.
2.6.4.2. Đầu dưới
Thông với tiền đình, có màng trinh đậy.
2.6.5. Âm hộ
Âm hộ là phần ngoài cùng của cơ quan sinh dục nữ, gồm có các môi,tiền đình
và các tạng cương.
2.6.5.1. Các môi
Có tác dụng bảo vệ lỗ ngoài của âm đạo:
156
Môi lớn: là 2 nếp da ở ngoài ở 2 bên có lông.
Môi nhỏ: là 2 nếp da nằm phía trong môi lớn.
2.6.5.2. Tiền đình
Là một hõm ở giữa hai môi nhỏ, gồm có:
a) Màng trinh
Là một màng ngăn cách giữa âm hộ với âm đạo và thường có một lỗ thông, đôi
khi có thể có nhiều lỗ và hiếm khi không có lỗ.
b) Các lỗ
Ở đáy tiền đình có 2 lỗ:
Lỗ niệu đạo: ở trước lỗ âm đạo và ở sau âm vật
Lỗ âm đạo: thông với âm đạo, ở sau lỗ niệu đạo.
Ở 2 bên tiền đình có tuyến tiền đình (tuyến Bartholin). Tuyến này có những ống
tiết đổ chất nhầy vào tiền đình.
2.6.5.3. Các tạng cương
Gồm có:
Âm vật.
Hành âm đạo hay hành tiền đình.
2.7. Chức năng của buồng trứng.

157
Buồng trứng là một tuyến vừa ngoại tiết, vừa nội tiết.
2.7.1. Chức năng ngoại tiết của buồng trứng.
Tới tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động có chu kỳ và thể hiện ra ngoài
bằng chu kỳ kinh nguyệt. chính những hormone sản xuất ra trong chu kỳ hoạt động
của buồng trứng đã quyết định chu kỳ kinh nguyêt. Chu kỳ kinh nguyệt thường là 28-
30 ngày, có khi dài hơn ( 35-40 ngày), có khi ngắn hơn (20-25 ngày). Nếu lấy một chu
kỳ là 28 ngày, ta có thể chia làm 3 thời kỳ:
 Thời kỳ phát triển của noãn bào thành bọc De-Graaf
Bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt, dưới ảnh hưởng của
kích dục tố A của thùy trước tuyến yên, một noãn bào nguyên thủy của buồng trứng
phát triển thành bọc De-Graaf. Noãn bào nguyên thủy càng phát triển càng tiết ra
nhiều foliculin vào máu, ở niêm mạc tử cung, dưới ảnh hưởng của foliculin, tế bào
tăng sinh, dày lên (gấp 10-15 lần lúc bình thường), mao mạch dài ra, xoắn lại, chuẩn bị
tiếp thu tác dụng của progesterone. Kinh nguyệt xảy ra trong 3-5 ngày đầu của thời kỳ
này (thực ra là kết quả của chu kỳ rụng trứng lần trước).
Trong thời kỳ trưởng thành của bọc De-Graaf, thân nhiệt lấy sáng sớm khi mới ngủ
dậy luôn luôn là 370C
 Thời kỳ rụng trứng (phóng noãn)
Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ, bọc De-Graaf chín bài tiết foliculin ngày
càng nhiều, đến ngày này thì đạt mức tối đa làm thùy trước tuyến yên ngưng bài tiết
kích dục tố A. Nhưng thùy trước tuyến yên lại bài tiết kích dục tố B làm bọc De-Graaf
vỡ ra, tiểu noãn được phóng ra và lọt vào vòi trứng.
 Thời kỳ hoàng thể
Từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28 khi trứng rụng, phần còn lại của noãn bào bị
vỡ ra ở buồng trứng sẽ to lên, có màu vàng gọi là hoàng thể. Dưới tác dụng của kích
dục tố B, hoàng thể tiết ra progesterone. Ở tử cung, niêm mạc dày lên, các tuyến và
động mạch phát triển mạnh, tạo đủ điều kiện để đón trứng thụ tinh vào làm tổ. Thời kì
hoàng thể thân nhiệt luôn luôn trên 370 c
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu tiểu noãn kết hợp được với tinh trùng (thụ thai), hoàng thể phát triển
ngày một lớn và tiết ra progesterone giúp trứng làm tổ ở tử cung được tốt.

158
- Nếu không thụ thai, hoàng thể sẽ thoái hóa. Đến ngày thứ 26, không còn
progesterone trong máu nữa. kết quả là những mạch máu dưới niêm mạc tử cung xoắn
lại gây ra xuất huyết, niêm mạc tử cung bong từng mảng nhỏ: kinh nguyệt xuất hiện.
Mỗi lần có kinh mất 100-150ml máu. Bình thường kinh nguyệt độ 3 ngày thì
sạch, nếu kéo dài trên 7 ngày thì là bất thường.
2.7.2. Chức năng nội tiết của buồng trứng
Buồng trứng tiết ra estrogen và progesterone
2.7.2.1. Estrogen
Do màng bao trong của bọc De-Graaf tiết ra. Ở phụ nữ có thai, rau thai cũng
sản xuất foliculin
Tác dụng của estrogen
 Làm phát triển bộ phận sinh dục: làm âm đạo nở nang, lớp cơ tử cung dày
lên, niêm mạc tử cung tăng sinh.
 Làm tuyến vú phát triển, nhưng không có tác dụng đối với sự bài tiết sữa.
 Làm xuất hiện giới tính phụ: Dáng điệu, tính tình phụ nữ, làm phát sinh tình
dục.
 Làm tăng tính co bóp của tử cung khi có thai.
 Nếu nồng độ estrogen quá cao, có thể ảnh hưởng ngược lại đến tuyến yên,
kìm hãm sự bài tiết kích dục tố A
2.7.2.2. Progesteron
Do hoàng thể tiết ra trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Ở phụ nữ có thai,
rau thai cũng sản xuất progesterone.
Tác dụng của progesterone
 Giúp trứng thụ tinh làm tổ, phát triển tốt, không bị sẩy: Với sự phối hợp của
foliculin, nó làm niêm mạc tử cung tăng sinh, dày thêm, bài tiêt niêm dịch.
 Giảm tính co bóp của tử cung, làm tử cung mềm ra.
 Nói chung, progesterone có tác dụng trợ thai, giúp cho trứng tồn tại, làm tổ
và phát triển, giúp thai phát triển trong tử cung.
 Làm cho khung chậu và các khớp xương chậu giãn ra, giúp cho sự sinh đẻ
được dễ dàng.
 Phối hợp với estrogen làm phát triển các mô ở vú

159
 Nếu nồng độ cao, progesterone kìm hãm sự bài tiết kích dục tố B của thùy
trước tuyến yên.
2.8. Chu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung
ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc
Estrogen và Progesteron trong cơ thể.
2.8.1. Cơ chế của kinh nguyệt
Hoạt động của hệ trục:  Dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng.
Người ta nhận xét thấy:
Vòng kinh không phóng noãn: Chỉ có estrogen thì sự tụt đột ngột của estrogen
cũng gây chảy máu kinh nguyệt.
Vòng kinh có phóng noãn: Có hoàng thể thì sự tụt đột ngột của cả estrogen và
Progesteron cũng đủ gây chảy máu kinh nguyệt.
Giả thiết tụt đơn thuần Progesteron không chấp nhận được vì một mình
Progesteron không làm phát triển được niêm mạc tử cung và khi tụt Progesteron cũng
không làm bong được niêm mạc tử cung.
Vào cuối vòng kinh, dưới tác dụng của Progesteron kết hợp với estrogen, xuất
hiện những xoang nối tiếp động - tĩnh mạch, khi estrogen và Progesteron tụt thấp, máu
từ tiểu động mạch dồn mạnh vào tiểu tĩnh mạch làm vỡ xoang tiếp nối này và gây chảy
máu kinh.
2.8.2. Tính chất của kinh nguyệt
Niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau trong tử cung. Có
nơi bong rồi, có nơi chưa bong và có nơi đang bong, chứ không phải là bong cùng một
lúc. Chính vì vậy mà thời gian mỗi đợt hành kinh kéo dài 3 - 5 ngày.
Niêm mạc tử cung bong đến đâu thì tái tạo ngay đến đấy. Người ta chưa giải
thích được cơ chế của hiện tượng tái tạo nhanh này là do đâu, trong khi nồng độ
hormon sinh dục chưa tăng.
Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng
của estrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động - tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động
mạch xoắn ốc nên máu kinh là máu động mạch, có màu đỏ tươi.

160
Trong những vòng kinh có phóng noãn, máu kinh thường thẫm màu, ngả về
màu nâu, có lẽ do máu chảy từ các xoang nối tiếp động - tĩnh mạch được hình thành
dưới tác dụng của estrogen phối hợp với progesteron.
Máu kinh là một hỗn dịch máu không đông trong chứa cả chất nhầy của tử
cung, của cổ tử cung, của vòi trứng, những mảnh niêm mạc tử cung, những tế bào
bong của âm đạo, cổ tử cung. Máu thực sự chỉ chiếm 40%.
Máu kinh chứa các chất Protein, các chất men và các Prostaglandin.
Thông thường máu đông trong âm đạo chỉ là những tích tụ hồng cầu trong âm
đạo chứ không chứa sinh sợi huyết. Có hiện tượng tiêu sợi huyết và tiêu Protein mạnh
trong buồng tử cung. Những sản phẩm giáng hoá của sinh sợi huyết và sợi huyết cũng
là những nhân tố chống đông máu rất có hiệu quả.
Máu kinh có mùi hơi nồng, không tanh như máu chảy do nguyên nhân khác.
Chu kỳ kinh có thể thay đổi giữa người này, người khác, nhưng ít thay đổi ở
cùng một người ở trong tuổi hoạt động sinh dục.
2.8.3. Đặc điểm của kinh nguyệt
Chu kỳ kinh, thời gian hành kinh (kỳ kinh), lượng máu kinh, ngoài ảnh hưởng
của thay đổi nội tiết sinh dục, còn phụ thuộc vào tình trạng và sự trả lời của niêm mạc
tử cung. Nếu niêm mạc tử cung có tổn thương như viêm, u xơ tử cung... khiến các
vùng của niêm mạc không trả lời đồng đều với các hormon sinh dục, sẽ xảy ra hiện
tượng phát triển không đều của niêm mạc, dẫn đến kinh kéo dài và kinh ra nhiều máu.
Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng
dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng và tình trạng của niêm mạc tử cung, là thước đo
quá trình diễn biến hoạt động sinh dục của người phụ nữ.
Lấy kinh nguyệt làm mốc để chia cuộc đời hoạt động sinh dục của người phụ
nữ thành các thời kỳ khác nhau:
- Thời kỳ niên thiếu: Trước khi người phụ nữ hành kinh lần đầu
- Tuổi dậy thì: Được đánh dấu bằng kỳ hành kinh đầu tiên.
- Thời kỳ hoạt động sinh sản: Là thời kỳ trong đó người phụ nữ hành kinh đều
đặn, vòng kinh có phóng noãn, có khả năng sinh sản.
- Thời kỳ mãn kinh: thời kỳ mà người phụ nữ không còn kinh nguyệt nữa,
không còn khả năng sinh sản.
2.9. Dậy thì và mãn kinh.

161
2.9.1. Dậy thì.
Ở người phụ nữ, trong thời kỳ bào thai cũng như sau khi sinh buồng trứng
không hoạt động trong một thời gian khá dài cho tới khi vùng Limbic trưởng thành,
những tín hiệu xuất phát từ vùng Limbic đủ mạnh để kích thích vùng dưới đồi bài tiết
đủ lượng GnRH và phát động hoạt động của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến
sinh dục gây ra hiện tượng dậy thì. Lúc này hai buồng trứng bắt đầu hoạt động, thể
hiện bằng sự sinh giao tử và bài tiết hormon sinh dục nữ dẫn đến những thay đổi về thể
chất, tâm lý, sự trưởng thành và hoàn thiện về chức năng sinh dục.
Tuổi dậy thì không phải là một thời điểm mà là một khoảng thời gian. Khoảng
thời gian này có thể thay đổi theo từng cá thể nhưng thường kéo dài 3 – 4 năm.Trong
đó, thời kỳ dậy thì ở nữ được đánh dấu bằng biểu hiện tuyến vú bắt đầu phát triển.
Thời điểm dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên.
Những biến đổi của cơ thể khi dậy thì, trong thời kỳ này cơ thể bé gái phát triển
nhanh về chiều cao cũng như trọng lượng. Cơ thể trở nên cân đối, mềm mại, thân hình
có các đường cong tạo dáng nữ do lớp mỡ dưới da phát triển đặc biệt ở một số vùng
như ngực, mông, khung chậu nở rộng hơn. Bắt đầu xuất hiện các đặc tính sinh dục nữ
thứ phát như hệ thống lông mu, lông nách phát triển. Giọng nói cũng trong hơn, tâm lý
cũng có những biểu hiện như hay e ngại trước mọi người, hay tư lự và thường ý tứ hơn
trong cách cư xử hoặc thích làm dáng…
● Hoạt động của tuyến sinh dục khi dậy thì.
Chức năng sinh giao tử của buồng trứng bắt đầu hoạt động, thể hiện hàng tháng
dưới tác dụng của hormon tuyến yên, các nang noãn phát triển, có khả năng tiến tới
chín và phóng noãn. Như vậy, từ thời kỳ này các bé gái có khả năng sinh con. Tuy
nhiên chức năng của các cơ quan trong hệ thống sinh sản vẫn chưa phát triển thành
thục trong thời kỳ này.
Chức năng nội tiết của buồng trứng cũng bắt đầu hoạt động, hai buồng trứng
bắt đầu bài tiết estrogen và progesteron. Dưới tác dụng của hai hormon, cơ thể của bé
gái phát triển, các bộ phận của cơ quan sinh dục như tử cung, vòi tử cung, âm đạo, âm
hộ, tuyến vú phát triển mạnh mẽ cả về kích thước và chức năng. Mốc quan trọng là lần
kinh nguyệt đầu tiên.
2.9.2. Mãn kinh

162
Ở người phụ nữ, vào khoảng 40 – 50 tuổi các nang noãng của buồng trứng trở
nên không còn đáp ứng với kích thích của hormon tuyến yên. Quá trình này diễn ra từ
từ dẫn đến giảm chức năng của buồng trứng. Biểu hiện của sự suy giảm này là chu kỳ
kinh nguyệt và chu kỳ phóng noãn trở nên không đều. Sau vài tháng đến vài năm, các
chu kỳ buồng trứng, chu kỳ niêm mạc tử cung ngừng hoạt động, người phụ nữ không
còn kinh nguyệt, không phóng noãn, nồng độ các hormon sinh dục nữ giảm đến mức
thấp nhất. Hiện tượng này gọi là mãn kinh. Nguyên nhân của mãn kinh là do sự kiệt
quệ của buồng trứng ở vào tuổi khoảng quanh 45, tại buồng trứng số nang noãn còn
khả năng đáp ứng với tác dụng kích thích của FSH và LH còn rất ít vì vậy lượng
estrogen giảm dần đến mức thấp nhất. Với lượng estrogen này thì không đủ để tạo cơ
chế điều hòa ngược dương tính kích thích phóng noãn.
Biểu hiện ở thời kỳ mãn kinh thường gặp là không còn hiện tượng kinh nguyệt,
bộ phận sinh dục trong và ngoài teo nhỏ: âm đạo, âm hộ teo nhỏ, giảm tiết dịch và dịc
có pH ít acid hơn, các tuyến sinh dục phụ giảm bài tiết dịch. Tuyến vú nhỏ lại, phẳng
và nhão do teo các mô đệm và ống dẫn sữa. Giảm mô mỡ ở vùng xương mu nhưng lại
phát triển mạnh các mô mỡ dưới da ở vùng bụng làm cho tỷ lệ vòng eo/mông tăng lên
gây mất cân đối về hình dáng. Kèm theo đó là những biến đổi về tâm lý, tính tình dễ
thay đổi, hay buồn bực cáu gắt, hay quên, giảm trí nhớ. Có những cơn bốc nóng lên
mặt hoặc vã mồ hôi vào ban đêm do rối loạn thần kinh thực vật. Các biểu hiện đó là do
buồng trứng teo nhỏ, thoái hóa, không phóng noãn dẫn đến giảm estrogen.
Trong thời kỳ này, do giảm lượng estrogen nên người phụ nữ dễ mắc một số
bệnh như loãng xương, viêm âm đạo, viêm bàng quang, xơ vữa động mạch.

163
CHƯƠNG 9. GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ THẦN KINH
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các đặc điểm cấu tạo và chức năng của neuron.
2. Trình bày được cấu tạo và chức năng của tuỷ sống, hành – cầu não, não giữa, não
trung gian, tiểu não và các vùng chức năng của vỏ não.
3. Trình bày được đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh thực vật.
4. Trình bày được nghĩa và phân loại trí nhớ.
5. Trình bày được vai trò của các cấu trúc thần kinh và các chất tuyền đạt thần kinh
đối với hoạt động cảm xúc.

1. ĐẠI CƯƠNG
Hệ thần kinh được chia làm hai phần:
- Thần kinh trung ương: là phần nằm trong hộp sọ và ống xương sống, bao
gồm bộ não và tuỷ sống. Não gồm:
- Não sau (gồm hành não, cầu não, tiểu não).
- Não giữa.
- Não trước (gồm gian não và các bán cầu đại não).

Hình. Hệ thần kinh


1. Hành não 2. Dây thần kinh ngoại biên 3. Đại não 4. Tiểu não 5. Tủy gai

164
Thần kinh ngoại vi: là phần nằm ngoài hộp sọ và ống xương sống, bao gồm các dây
thần kinh: 31 đôi thần kinh sống, 12 đôi thần kinh sọ, và phần ngoại vi của hệ thần
kinh thực vật
2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO THẦN KINH
(NEURON)
2.1.Đặc điểm cấu tạo.
Neuron là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh. Neuron có hình dạng và
kích thước rất khác nhau, gồm những thàng phần chính là thân, sợi trục và đuôi gai.
2.1.1.Thân neuron
Thân neuron là phần to nhất của neuron, có nhiều hình dạng khác nhau như
hình sao, hình tháp, hình cầu. Các thân neuron có kích thước từ vài micromet
tới trên 100 micromet.
2.1.2. Sợi gai
Là những mỏm bào tương ngắn, phân nhánh, ở gần thân neuron. Đa số các
neuron có nhiều sợi gai, trừ neuron của tế bào hai cực (ở võng mạc) chỉ có một
sợi gai.
2.1.3. Sợi trục
Sợi trục là một mỏm bào tương dài, từ vài micromet đến vài chụcmicromet,
phần cuối chia thành các nhánh tận cùng, đầu nhánh tận cùng phình to lên gọi là
cúc tận cùng.
Có hai loại sợi trục là sợi có myelin và sợi không myelin.
- Sợi có myêlin: là các sợi trắng được bọc bằng bao myelin (chất phospholipids
màu trắng có tính cách điện) giữa các lớp cuộn của tế bào soan.
- Sợi không myelin: là các sợi không có myelin hay còn gọi là sợi xám.
2.1.4. Synap
Là chỗ tiếp xúc giữa sợi trục của neuron này với neuron khác (với đuôi gai hoặc
than), hoặc giữa các neuron với tế bào đáp ứng (tế bào cơ, tuyến…). Thàng
phần của synap gồm có:
- Màng trước synap là màng cúc tận cùng.
- Khe synap
- Màng sau synap
2.2. Các loại neuron
165
Theo chức năng, hệ thần kinh có ba loại neuron để thực hiện ba chức năng cơ bản
của nó.
- Neuron cảm giác
- Neron liên hợp
- Neuron vận động truyền thông tin
2.3. Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi trục
Các sợi thần kinh đều có tính hưng phấn và tính dẫn truyền.
- Khi điện thế hoạt động được tạo ra ở bất kỳ điểm nào trên màng sợi thần kinh
thì điện thế này sẽ lan tỏa ra toàn bộ màng.
- Ở sợi trục, xung động được dẫn truyền theo cả hai chiều.
- Tốc độ dẫn truyền trên sợi trục có đường kính to nhanh hơn sợi trục có đường
kính nhỏ.
- Sự dẫn truyền xung động ở sợi trục có meyelin nhanh hơn sợi không có myelin,
do xung động nhảy cách qua các eo ranvier.
- Cường độ kích thích càng lớn thì tần số xung động xuất hiện trên sợi thần kinh
cao.
- Trong một bó sợi trục thì xung động được dẫn truyền riêng trong từng sợi mà
không lan tỏa ra các sợi lân cận, nên thông tin thần kinh được dẫn truyền chính
xác đến nơi mà nó cần đến.
- Dẫn truyền xung động chỉ xảy ra trên sợi trục còn nguyên vẹn.
2.4. Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synap
2.4.1. Sự giải phóng chất truyền đạt thần kinh (TĐTK)
Khi điện thế hoạt động lan tới cực tận cùng, kênh Ca++ mở ra, Ca++ cùng với
Na+ sẽ vào cực tận cùng.
2.4.2. Tác dụng của chất truyền đạt thần kinh lên neuron sau synap
- Chất truyền đạt thần kinh gắn với receptor kích thích ở màng sau synap gây khử
cực màng, làm mở kênh Na+, Na+ đi vào làm điện thế màng tăng lên, xuất hiện
điện thế hoạt động ở màng sau synap gây tác dụng đến kích thích.
- Chất truyền đạt thần kinh gắn với receptor ức chế, sự kết hợp này làm mở kênh
K+ và Cl-, K+ đi ra khỏi tế bào, CL- vào trong tế bào, điện thế màng càng âm
hơn gọi là hiện tượng ưu phân cực màng.

166
2.4.3. Đặc điểm dẫn truyền xung động qua synap
Dẫn truyền xung động thần kinh qua synap theo một chiều từ cực tận cùng đến khe
synap, rồi đến màng sau synap
Cường độ kích thích càng mạnh thì tần số xung động càng tăng, còn biên độ xung
động không ảnh hưởng.
2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung động qua synap
Ion calci: ion calci làm các bọc nhỏ dễ di chuyển tới màng cúc tận cùng và dễ vỡ
nên làm tăng dẫn truyền qua synap. Ion magiê có tác dụng ngược lại.
pH: neuron rất nhạy cảm với sự thay đổi pH trong dịch kẻ. Nhiễm kiềm làm tăng
tính hưng phấn của neuron.
Thiếu oxy: chỉ cần thiếu oxy trong vài giây cũng làm cho neuron bị mất tính hưng
phấn.
Thuốc: có một số thuốc cefein, theophylin, theobronin làm tăng tính hưng phán do
làm giảm ngưỡng kích thích.
2.5. Một số chất truyền đạt thần kinh
Hiện nay, người ta xác định được khoảng hơn 40 chất hóa học được coi là chất
truyền đạt thần kinh ở synap.
2.5.1. Nhóm có phần tử nhỏ
- Acetylcholin được sản xuất ở các neuron trong nhiều vùng vỏ não, một số nhân
nền não, neuron trước hạch của hệ thần kinh thực vật, neuron sau hạch của hệ
phó giao cảm,…
- Noradrenalin được tổng hợp ở các neuron trong não, vùng dưới đồi, tủy thượng
thận, các sợi hậu hạch giao cảm.
- Dopamin được các neuron của chat đen và các nhân nền giải phóng, có tác dụng
gây ức chế
- GABA được bài tiết ở các cúc tận cùng trong tủy sống, tiểu não, nhân nền và ở
nhiều vùng của vỏ não, có tác dụng ức chế.
- Serotinin do các nhân ở não giữa và một số vùng khác của não, sung sau tủy
sống và vùng dưới đồi sản xuất.
- Glycin có tác dụng làm mở kênh Cl- nên gây ức chế.
2.5.2. Nhóm có phần tử lớn

167
Nhóm có phần tử lớn có bản chất là các peptid nên còn được gọi là các peptid
thần kinh do ribosom trong than neuron tổng hợp. Mỗi loại neuron có thể giải
phóng một hay nhiều peptid não.
2.5.3. Chuyển hóa chất truyền đạt thần kinh
- Khuếch tán khỏi khe synap vào các dịch xung quanh.
- Được tái hấp thu tích cực vào cúc tận cùng và được sử dụng lại.
- Bị enzyme đặc hiệu phân giải ngay tại synap.
3. TỦY SỐNG.
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của tủy sống
Tủy sống nằm trong ống xương sống, phía trên nối tiếp nối với hành não ở
ngang mức đốt sống cổ 1, phía dưới tận cùng ở ngang mức đốt sống thắt lưng 2.
Tủy sống dài khoảng 45 cm, bên ngoài có màng tủy bao bọc. Tủy sống có 31
đốt, được đặt tên tương ứng với đốt xương sống, nhưng tủy sống ngắn hơn cột sống do
cột sống phát triển (dài ra) nhanh hơn tủy sống.
Trên thiết đồ cắt ngang tủy sống có hai phàn: chất xám ở trong, chất trắng ở ngoài.
- Chất xám do các thân neuron và các sợi không có myelin tạo nên. Chất xám có
hình H, có hai sừng trước, hai sừng sau và hai sừng bên.
- Chất trắng do các sợi thần kinh có myelin tạo nên, hợp thành từng bó.
3.2. Chức năng của tủy sống
3.2.1. Dẫn truyền cảm giác đi lên
Các thông tin cảm giác về tủy sống theo rễ sau của dây thần kinh tủy. Trong tủy
sống có rất nhiều sợi đi lên và đi xuống từ đốt tủy này tới đốt tủy khác.
3.2.2. Dẫn truyền vận động đi xuống.
- Đường tháp: dẫn truyền những thong tin chi phối vận động tùy ý từ thùy trán
của vỏ não đi xuống tủy sống
- Các đường ngoại tháp: xuất phát từ các nhân dưới vỏ, sợi trục đi đến sừng trước
tủy sống.
3.2.3. Tủy sống là trung tâm của các phản xạ
Chất xám của tủy sống còn là trung tâm của một số phản xạ. các thông tin cảm
giác về tủy sống theo rễ sau của dây thần kinh tủy vào tủy sống.
- Phản xạ trương lực cơ: bình thường các cơ có một mức căng nhất định (không
co hẳn mà cũng không duỗi hẳn), mức căng đó được gọi la trương lực cơ
168
- Phản xạ gân – cơ: mỗi đoạn của tủy sống có chức năng điều khiển một nhóm
cơ trên cơ thể. Các đốt tủy cổ là trung tâm vận động của cơ hoành, cơ cổ, cơ vai
và cơ chi trên.
- Phản xạ thực vật: gồm những phản xạ có định khu ở tủy sống như phản xạ đại
tiện (ở giữa đốt tủy thắt lưng và cùng), phản xạ tiểu tiện (ở các đốt tủy cùng 2
đến cùng 4), phản xạ cương sinh dục (ở các đốt tủy thắt lưng và cùng)…
- Phản xạ da: khi gãi nhẹ lên da ở một số nơi sẽ gây co cơ ở gần hoặc ở dưới nơi
đó.
3.3. Rối loạn do tổn thương ở tủy
3.3.1. Hiện tượng choáng tủy
Khi tủy sống bị đứt ngang đột ngột thì xảy ra hiện tượng choáng tủy.
Hiện tượng này là do khi tủy sống bị đứt thì tủy bị mất các tín hiện kích thích từ
các trung tâm cao hơn đi tới nó.
3.3.2. Hội chứng Browwn – Sesquard
Là hậu quả của sự đứt ngang nửa tủy. Sau khi hồi phục, bên lành còn vận động
và cảm giác sâu, mất cảm giác đau và cảm giác nóng lạnh, bên bị tổn thương
mất vận động, mất cảm giác sâu, còn cảm giác nóng lạnh, cảm giác xúc giác
thô sơ, rồi loạn xúc giác tinh tế và bị giãn mạch.
4. Não
Não là phần thần kinh trung ương nằm trong hộp sọ. Bốn phần chính của não là: thân
não, tiểu não, gian não và đại não. Thân não liên tiếp với tủy sống, bao gồm hành não,
cầu não và trung não. Ở sau thân não là tiểu não. Gian não nằm ở trên trung não và

169
giữa hai bán cầu đại não.

Hình. Mặt trong đại não


1. Vùng hạ đồi 2. Tuyến yên 3. Cầu não
4. Thể chai 5. Đồi thị 6. Trung não

4.1. Hành – cầu não


4.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Hành não là phần thần kinh phình to ra, nằm trên tủy sống trong hộp sọ. Cầu
não nằm ngay trên hành não. Hành và cầu não nằm trên đường đi của mọi
đường dẫn truyền đi lên và đi xuống giữa tủy sống và não.
4.1.2. Chức năng của hành – cầu não
a) Chức năng dẫn truyền
Hành – cầu não có các đường cảm giác đi lên và vận động đi xuống như ở tủy
sống và có thêm các bó dẫn truyền cảm giác vùng đầu, mặt, cảm giác tạng trong
long ngực và ổ bụng.
b) Trung tâm của các phản xạ
170
Hành – cầu não là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng, có liên quan đến
sinh mạng. Đó là các phản xạ:
- Phản xạ điều hòa hô hấp: hành – cầu não có các trung tâm hô hấp điều khiển
nhịp thở cơ bản: trung tâm hít vào, trung tâm thở ra, trung tâm điều chỉnh,…
- Phản xạ điều hòa tim mạch: ở đây có nhân dây X, tác dụng làm giảm hoạt động
tim và có trung tâm điều hòa vận mạch.
- Phản xạ về tiêu hóa: nhai, nuốt, nôn, cử động của dạ dày, ruột, túi mật.
- Phản xạ bảo vệ thuộc về hô hấp: ho, hắt hơi.
- Phản xạ giác mạc: phản xạ chớp mắt, tiết nước mắt.
c) Hành não tham gia điều hòa trương lực cơ
Ở hành não có nhân tiền đình có tác dụng làm tăng trương lực cơ. Ở não giữa
có nhân đỏ có tác dụng làm giảm trương lực cơ. Bình thường, hai nhân này phối
hợp với nhau có điều hòa trương lực cơ.
4.2. Não giữa (trung não)
4.2.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Não giữa nằm trên cầu não, gồm cuống não và các củ não sinh tư. Cuống não
có một nhân xám quan trọng là nhân đỏ.
4.2.2. Chức năng của não giữa
Chức năng dẫn truyền: Não giữa có các đường đi lên và đi xuống như ở tủy
sống. Ngoài ra, còn có thêm đường dẫn truyền thính giác từ tai trong qua não
giữa lên vỏ não thùy thái dương.
Chức năng của củ não sinh tử: Các củ não sinh tử trước là trung tâm của các
phản xạ định hướng với ánh sang: may mắt, lay tròng mắt… Các củ não sinh tư
sau là trung tâm của các phản xạ định hướng với âm thanh: vểnh tai, quay đâu
về phía có tiếng động…
Chức năng của nhân đỏ: Nhân đỏ có tác dụng làm giảm trương lực cơ, cùng
phối hợp với nhân tiền đình ở hành não điều hòa trương lực cơ và cùng với các
cấu trúc thần kinh khác tham gia hình thành phản xạ tư thế và chỉnh thế.
4.3. Cấu tạo lưới
4.3.1. Đặc điểm hình thái chức năng

171
Cấu tạo lưới là một cấu trúc nằm ở thân não và gian não (từ hành não đến vùng
dưới đồi) do các thân, sợi trục và đuôi gai của các neuron có kích thước và ình
dáng khác nhau tạo ra.
4.3.2. Chức năng cấu tạo lưới
Nhóm nhân lưới ở gian não: các thông tin từ nhân dưới vỏ đến nhân lưới gây ra
kích thích truyền xuống neuron vận động tủy có tác dụng tăng cường trương lực
cơ và phản xạ tủy.
Nhóm nhân lưới ở hành cầu não trước: thong tin từ vỏ não, dưới vỏ, bó tháp, bó
đỏ tủy, các đường vận động khác đến nhóm nhân lưới ức chế tuyền xuống các
neuron vận động tủy làm giản trương lực cơ và phản xạ tủy.
Nhóm nhân lưới ở hành – cầu não giữa: có tác dụng tăng cường truyền lên cụ
thể là hoạt hóa vỏ não, nếu cắt ngang qua não trên cuống não thì con vật ngủ
lien miên.
4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cấu tạo lưới
Hoạt động cấu tạo lưới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: nhịp ngày đêm,
các xung cảm giác, thành phần nội môi (nồng độ O2, CO.. ) các hormone
(adrenalin, noradrenalin, hormone tuyến giáp…).
4.4. Não trung gian (Gian não )
Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đồi:
4.4.1. Đồi thị
a) Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Đồi thị là một cấu trúc hình bầu dục, được cấu tạo từ nhiều nhân xám. Đồi thị
bao gồm bốn nhóm nhân: nhóm trước, nhóm sau, nhóm trong, nhóm ngoài.
b) Chức năng của đồi thị
Đồi thị là trạm dừng của mọi đường cảm giác trước khi lên trung tâm ở vỏ não,
là trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau. Ngoài ra, đồi thị còn tham gia điều hòa
các vận động biểu hiện cảm xúc.
4.4.2. Vùng dưới đồi
a) Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Vùng dưới đồi nằm ở nền não, dưới đồi thị, có liên quan mật thiết với tuyến yên
và với nhiều phần khác của hệ thần kinh.
b) Chức năng của vùng dưới đồi

172
- Chức năng điều hòa hoạt động nội tiết. Các neuron của vùng dưới đồi tổng
hợp và bài tiết các hormone, bao gồm những hormone giải phóng (RH) và
những hormone ức chế (IH).
- Chức năng sinh dục. Trong thời kỳ bào thai, vùng dưới đồi biệt hóa thể thức
hoạt động sinh dục
- Chức năng chống bài niệu: vùng dưới đồi bài tiết ra hormone vasopressin hay
ADH (antidiurêtic hormone).
- Chức năng chuyển hóa: nhóm nhân giữa của vùng dưới đồi là trung tâm
chuyển hóa glucid. Nhân củ xám được xem là trung tâm chuyển hóa lipid và là
trung tâm khát.
- Chức năng thực vật: nữa sau vùng dưới đồi là trung tâm cao cấp của hệ giao
cảm, nửa trước là trung tâm cao cấp của hệ phó giao cảm.
- Chức năng điều nhiệt: nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng, nửa
sau là trung tâm chống lạnh.
- Chức năng dinh dưỡng: nhân bụng giữa là được xem là trung tâm no, phá
trung tâm này trên động vật thực nghiệm sẽ làm cho động vật ăn rất nhiều và
tăng trọng nhanh.
- Chức năng khác: vùng dưới đồi còn có liên quan đến trạng thái thức ngủ, xúc
cảm, hành vi.
4.5. Tiểu não
4.5.1. Đặc điểm hành thái, cấu tạo
Tiểu não nằm kề bên trục não – tủy, sau thân não. Tiểu não nhận những thông
tin từ tủy sống và từ não tới rồi đưa các thông tin đó đến các cấu trúc thần kinh
khác.
4.5.2. Chức năng của tiểu não
- Chức năng dẫn truyền: tiểu não có các bó sợi thần kinh đi từ tủy sống đến tiểu
não (các bó cảm giác), từ vỏ não đến tiểu não ( bó vận động) và có các bó đi ra
khỏi tiểu não (các bó vận động).
- Chức năng của nguyên tiểu não: nguyên tiểu não có vai trò giữ thăng bằng cho
cơ thể.

173
- Chức năng tiểu não cổ: tiểu não cổ giữ vai trò điều hòa trương lực cơ, cụ thể là
làm giảm trương lực cơ cùng bên thông qua nhân đỏ và tham gia hình thành các
phản xạ tư thế và chỉnh thế.
- Chức năng tiểu não mới: tiểu não mới điều hòa trương lực cơ theo hướng làm
tăng trương lực cơ cùng bên và điều hòa, phối hợp các động tác tùy ý phức tạp.
4.5.3. Rối loạn chức năng tiểu não
Tổn thương tiểu não gây giảm trương lực cơ, cử động sai tầm, sai hướng, cử
động loạn nhịp, lúc nhanh lúc chậm (cử động càng phức tạp thì càng run), lay
tròng mắt, mất thăng bằng, đi lảo đảo, rối loạn phát âm, nói khó.
4.6. Vỏ não

Hình. Mặt ngoài đại não


1. Thùy trán 2. Rãnh trung tâm 3. Thùychẩm 4. Rãnh bên 5.Thùy thái dương
4.6.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo.
Vỏ não là lớp chất xám bao quanh hai bán cầu đại não, là bộ phận liên hợp và
tích hợp mạnh nhất, điều hòa hoạt động cơ vân, giúp phân tích và nhận thức các
cảm giác, kiểm soát các hoạt động thần kinh “cấp cao”.
Võ nào được hình thành sớm từ trong bào thai, tiếp tục hình thành và hoàn thiện
sau khi đẻ đến khoảng 10 tuổi.
4.6.2. Các vùng chức năng của vỏ não
a)Các vùng vận động của vỏ não
- Vùng vận động sơ cấp (vùng 4 theo Brodmann)

174
Vùng này nằm ngay trước rãnh trung tâm. Bán cầu não phải chi phối vận động tùy
ý của nữa người bên trai và bán cầu trái chi phối nửa người bên phải.
- Vùng tiền vận động (vùng 6 theo Brodmann)
Vùng này nằm ngay vùng vận động sơ cấp. Bản đồ hình chiếu của cơ thể trên vùng
này cũng giống như ở trên vùng vận động sơ cấp.
- Vùng vận động bổ sung (Vùng 8 theo Brodmann)
Vùng này nằm ngay phía trước và phía trên của vùng tiền vận động. Phải kích thích
mạnh vùng này mới gây được co cơ và thường gây co cơ cả hai bên.
- Một số vùng vận động đặc biệt trên vỏ não
+ Vùng Broca: nằm ở thùy trán bên bán cầu não trái (đối với người thuận tay phải).
+Vùng wernicke: nằm ở thùy thái dương, bên bán cầu não trái (đối với người thuận
tay phải).
b)Các vùng cảm giác ở vỏ não.
- Vùng cảm giác nằm ở thùy đỉnh: là nơi tận cùng của tất cả các đường cảm giác.
- Vùng cảm giác thị giác: nằm ở thùy chẩm của cả hai bán cầu.
- Vùng cảm giác thính giác: nằm ở thùy thái dương của hai bán cầu não.
- Vùng vị giác: nằm ở vùng dưới hồi đỉnh lên thuộc thùy đỉnh cả hai bên bán cầu
não.
- Vùng khứu giác: nằm ở hồi hải mã thuộc thùy thái dương cả hai bên bán cầu
não.
4.7. Thần kinh sọ và thần kinh thực vật
4.7.1. Thần kinh sọ
Các thần kinh sọ bao gồm:
Thần kinh khứu giác (I)
Thần kinh khứu giác bắt đầu từ các tế bào cảm thị khứu giác ở phần trên của
niêm mạc mũi.
Thần kinh thị giác (II)
Các sợi của thần kinh thị giác bắt nguồn từ những tế bào ở võng mạc mắt.
Thần kinh vận nhãn (III)
Là một thần kinh vận động ma nguyên ủy là nhân thần kinh vận nhãn ở trung
não. Các sợi tự chủ trong thần kinh vận nhãn là các sợi phó giao cảm trước hạch
có nguồn gốc từ các nhân thực trong não.
175
Thần kinh ròng rọc (IV)
Là một thần kinh vận động mà nguyên ủy là nhân thần kinh ròng rọc ở trung
não.
Thần kinh sinh ba (V)
Là một thần kinh hỗn hợp gồm hai rễ: rễ cảm giác lớn và rễ vận động nhỏ chui
ra ở mặt trước – bên của cầu não.
Thần kinh mắt là nhánh cảm giác đơn thuần.
Thần kinh hàm trên cũng là nhánh cảm giác đơn thuần.
Thần kinh hàm dưới chứa cả hai loại sợi cảm giác và vận động.
Thần kinh giạng (VI)
Là thần kinh vận động mà nguyên ủy là nhân thần kinh giạng ở trần cầu não,
gần sàn não thất bốn.
Thần kinh mặt (VII)
Là một thần kinh hỗn hợp. Các sợi vận động có nguyên ủy từ nhân vận động
thần kinh mặt ở cầu não.
Thân kinh tiền đình - ốc tai (VIII)
Thần kinh cảm giác này bao gồm hai phần riêng biệt là thần kinh tiền đình và
thần kinh ốc tai.
Nguyên ủy của thần kinh tiền đình là các tế bào của hạch tiền đình
Nguyên ủy của thần kinh ốc tai (Thính giac) là các tế bào của hạch ốc tai.
Thần kinh lưỡi hầu (IX)
Là một thần kinh hỗn hợp chui ra khỏi hành não tại rãnh sau trám hành và đi ra
khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh. Các sợi vận động xuất phát từ nhân hoài nghi và
đi tới vận động cho cơ tram hầu.
Thần kinh lang thang (còn gọi là dây vagus) (X)
Là một thần kinh hỗn hợp chui ra khỏi hành não tại rãnh sau trám hành và đi ra
khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh.
Thần kinh phụ (XI)
Là một thần kinh vận động thoát ra khỏi hành não tại rãnh sau trám hành và đi
ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh.
Thần kinh hạ thiệt (XII)

176
Là một thần kinh vận động đi ra khỏi hành não tại rãnh trước tram hành và đi ra
khỏi sọ qua ống thần kinh hạ nhiệt.
4.7.2. Hệ thần kinh thực vật
a) Đại cương
Hệ thần kinh được chia thành hai loại: hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh
thực vật.
Ở hệ thần kinh thân thể, các neuron cảm giác chuyển về não các cảm giác
chuyên biệt (nhìn, nghe, ngửi, nếm và thăng bằng) và các cam giác thân thể
(các cảm giác đau, nhiệt, xúc giác và bản thể).
Ở hệ thần kinh thực vật, các neuron cảm giác dẫn truyền cảm giác từ các thụ
cảm hóa học hoặc cơ học nằm ở các tạng và mạch máu về nhưng tring tâm tích
hợp ở thần kinh trung ương.
b) Giải phẫu
 Hệ giao cảm
Trung tâm của hệ giao cảm nằm ở sừng bên chất xám tủy từ đốt tủy ngực 1 và
đến đốt tủy thắt lưng 2, các sợi trước hạc đi theo rễ trước than kinh tủy đến các
hạch giao cảm nằm ở hai bên cột sống và các hạch trước cột sống (hạch tạng và
hạch hạ vị), tại đây các sợi trước hạch tạo synap với neuron ở hạch giao cảm, từ
cá neuron này cho các sợi sau hạch đến chi phối các tạng.
 Hệ phó giao cảm
Trung tâm của hệ thần kinh phó giao cảm nằm ở thân não cho các sợi đi theo
dây III, VII, IX, X và sừng bên chất xám tủy từ đốt cùng 2 đến đốt cùng 4.
c) Dẫn truyền qua synap ở hệ thần kinh thực vật
 Sợi cholinergic và sợi adrenergic
Sợi bài tiết acetylcholine được gọi là sợi cholinergic, sợi bài tiết noradrenalin
được gọi là sợi adrenergic.
 Các receptor ở các cơ quan đáp ứng
Để gây tác dụng lên cơ quan đáp ứng, chất truyền đạt thần kinh trước hết phải
gắn với các receptor đặc hiệu nằm ở mặt ngoài của màng tế bào đáp ứng
 Các receptor cholinergic: là cá receptor tiếp nhận acetylcholine. Có hai
loại receptor khác nhau là receptor muscarinic va receptor nicotinic.

177
 Các receptor adrenergic: có hai loại receptor adrenergic chính là các
receptor alpha và receptor beeta.
d) Tác dụng kích thíc và ức chế của hệ giap cảm và hệ phó giao cảm lên các cơ
quan
Tác dụng của hệ giao cảm và của hệ phó giao cảm lên các tạng khác nhau.
e) Đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh thực vật
 Hệ thần kinh thực vật gây ra đáp ứng với tần số kích thích rất thấp
 “Trương lực” giao cảm và phó giao cảm
f) Điều hòa hoạt động hệ thần kinh thực vật
Trung tâm cấp cao điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật nằm ở vùng
dưới đồi, phía trước là trung tâm của hệ thần kinh phó giao cảm còn phía sau là
trung tâm của hệ giao cảm.
5. MỘT SỐ CHỨC NĂNG CAO CẤP CỦA HỆ THẦN KINH
5.1. Trí nhớ
5.1.1. Định nghĩa
Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ
thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể, là khả năng tái hiện tại những
thông tin đã lưu giữ hoặc những kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh
vực ý thức hoặc tập tính.
5.1.2. Phân loại trí nhớ
a) Nhớ dương tính và nhớ âm tính
Nhớ là quá tình dương tính lặp lại tư duy cũ, những phần lớn các quá trính nhớ
lại âm tính.
b) Nhớ nguyên phát và nhớ thức phát
Nhớ nguyên phát là nhớ việc ngay lúc xảy ra.
Nhứ thứ phát là hồi tưởng lại chuyện đã qua.
c) Dự vào cách hình thành trí nhớ
Trí nhớ hình tượng: trí nhớ được hình thành trên cơ sở tiếp nhận kích thích
thong qua các giác quan.
Trí nhớ vận động: trí nhớ vận động được hình thành trên cơ sở thực hiện các
động tác cụ thể như đánh đàn, điều khiển máy….

178
Trí nhớ cảm xúc: trí nhớ cảm xúc được hình thành khi cơ thể bị tác động bởi
các kích thích gây ra cảm xúc như vui, buồn,…
Trí nhớ ngôn ngữ - logic: trí nhớ ngôn ngữ logic được hình thành thong qua các
tính hiệu kích thích là những từ, những câu nói, câu viết với nội dung chứa
đựng trong đó.
d) Dựa vào thời gian tồn tại của trí nhớ trong não
Trí nhớ tức thời
Trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ dài hạn
5.1.3. Cơ chế của trí nhớ
a) Cơ chế của trí nhớ ngắn hạn
Cơ chế trí nhớ ngắn hạn la sự tăng cường giải phóng chất truyền đạt thần kinh
và kéo dài thời gian dẫn truyền xung động qua synap.
b) Cơ chế của trí nhớ dài hàn
Trong quá trình hình thành trí nhớ dài hạn có sự biết đổi về cấu trúc và chức
năng tại synap.
5.2. Giấc ngủ
Ngủ là trạng thái sinh lý không có ý thức và có thể thức tỉnh trở lại do kích thích
cảm giác hoặc các kích thích khác.
5.2.1. Loại giấc ngủ sóng chậm
Nếu ta cố thức lien tục chừng 24 giờ rồi đi ngủ, giờ đầu sau khi vào giường thì
ngủ rất say và yên tĩnh.
5.2.2. Loại giấc ngủ REM ( ngủ nghịch thường, khử đồng bộ)
Giấc ngủ REM là giấc ngủ bình thường, trong lúc đó mắt có cử động nhanh tuy
vẫn nhắm.
5.2.3. Các nguyên nhân gây giấc ngủ REM
Hiện nay, chưa hiểu rõ yếu tố nào tạo giấc ngủ REM. Cứ đều đặn từng thời gian
chừng 90 phút lại có một giấc ngủ REM xen kẽ vào giấc ngủ sóng chậm.
5.2.4. Chu kỳ luân phiên ngủ và thức
Lúc ta thức, các trung tâm ngủ không hoạt hóa, do đó các nhân lưới ở não giữa
và ở phần trên của cầu não thoát ức chế và trở thành hoạt động.
5.2.5. Tác dụng sinh lý của giấc ngủ

179
- Tác dụng của giấc ngủ đối với hệ thần kinh:
Ngủ giúp phục hồi hoạt động thần kinh tâm thần bình thường và phục hồi cân
bằng giữa các phần của hệ thần kinh trung ương.
- Tác dụng của giấc ngủ đối với các phần than thể ở ngoại vi:
Chu kỳ luân phiên thức – ngủ có tác dụng sinh lý ở một mức độ nhất định đói
với phần thân thể ở ngoại vi.
5.3. Ý thức
Ý thức là dòng chảy liên tục của độ thức tỉnh. Nhờ có ý thức mà ta biết được mình
đang tư duy trong môi trường xung quanh. Rối loạn ý thức gặp trong hôn mê, ngất,
chết não. Hôn mê là mất ý thức kéo dài, không thể dung các kích thích thông
thường làm tỉnh lại như dối với giấc ngủ, hôn mê có thể dẫn đến tử vong.
5.4. Cảm xúc
5.4.1. Khái niệm về hoạt động cảm xúc
a) Định nghĩa
Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người hay động vật đối với các sự kiện và
hiện tượng của môi trường xung quanh.
Cảm xúc là điểm gặp nhau của sinh lý học và tâm thần học, bao gồm hai khía
cạnh là thể xác và tâm hồn.
b) Phân loại cảm xúc
- Phân loại dựa vào những biến đổi tâm lý do cảm xúc gây ra:
+ Cảm xúc hưng cảm (khoái cảm): là trạng thái khí sắc nâng cao, vui vẻ cùng với
sự ham muốn, tư duy nhanh và hoạt động tăng.
+ Cảm xúc trầm cảm (giảm khí sắc): là khí sắc suy giảm, buồn rầu sâu sắc, chán
nản, phiên não, là cảm giác âm u và khó xác định về một điều khó chịu nào đó.
- Phân loại dựa vào mức độ phức tạp về nội dung của cảm xúc:
+ Cảm xúc thấp: là những cảm xúc phát sinh trên cơ sở các phản xạ không điều
kiện, liên quan với hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất và có tính chất sinh
học nhiều hơn so với cảm xúc cao.
+ Cảm xúc cao: xuất hiện trên cơ sở các điều kiện hóa và xây dựng trên cơ sở các
cảm xúc thấp, cùng với sự tích lũy kinh nghiệm của cá thể trong cuộc sống.
5.4.2. Vai trò của các cấu trúc thần kinh, một số chất truyền đạt thần kinh và
hormon trong hoạt động cảm xúc
180
a) Vai trò của các cấu trúc thần kinh
- Phức hợp amidan: có chức năng hình thành các phản ứng cảm xúc và biểu thị
cảm xúc.
- Vùng hippocampus: vùng này tham gia vào sự hình thành và biểu thị cảm xúc.
- Vùng septum: vùng này có chức năng làm giảm cường độ các phản ứng cảm
xúc.
b) Vai trò của một số chất truyền đạt thần kinh
- Serotonin: ức chế hoạt động của hệ thống hoạt hóa cấu tạo lưới và những hoạt
động khác của não, nên nó đóng vai trò tạo nên giấc ngủ.
- Noradrenalin: làm tăng hưng phấn tâm thần do kích thích hệ thống cấu tạo lưới.
- Dopamin: gây rối loạn cảm xúc và đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh
tâm thân phân liệt.
- Acetylcholin: tham gia vào hoạt động trí nhớ và các chức năng tâm thần khác,
đặc biệt là cảm xúc.
- Endorphin – Enkephalin: ức chế cảm giác đau nên có tác dụng làm dịu đau và
cho cảm giác khoan khoái.
- Chất P: gây trạng thái buồn chán, lo âu và đau khổ.

181
CHƯƠNG 10. SINH LÝ NỘI TIẾT, CHUYỂN HOÁ,
ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được vị trí, hình thể, chức năng các tuyến nội tiết.
2. Giải thích được tóm tắt sự chuyển hoá của cơ thể.
3. Trình bày thân nhiệt và điều hoà thân nhiệt.

1. TUYẾN NỘI TIẾT


1.1. Tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nội tiết liên hệ mật thiết với thần kinh trung ương và
nhiều tuyến nội tiết khác nên có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể.
Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm và dính liền với não thất III bởi
cuống tuyến yên. Tuyến yên nặng chừng 0,5g.
Tuyến yên gồm có 2 thuỳ: Thuỳ trước và thuỳ sau. Các kích tố của tuyến yên
gồm có
1.1.1. Các kích tố của thuỳ trước tuyến yên: Có tác dụng
 Đối với sự tăng trưởng của cơ thể: Thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích tố phát
triển cơ thể, có tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng cơ thể (Somatrophin).
 Đối với chuyển hoá:
 Chuyển hoá gluxit: Hạn chế việc sự dụng glucose các mô, kích thích sự
chuyển hoá glycogen thành glucose, ngăn cản việc chuyển hoá glucose thành mỡ dự
trữ và kích thích sự chuyển hoá mỡ thành glucose.
 Chuyển hoá protit: Làm tăng dự trữ chất đạm trong cơ thể.
 Chuyển hoá lipit: Làm tăng sự phân hoá mỡ.
 Đối với các tuyến khác
 Với tuyến vú: Thùy trước tuyến yên tiết ra kích thích nhũ tố (prolactin) có
tác dụng làm tuyến vú phát triển và phối hợp với progesteron kích thích tuyến vú tiết
ra sữa.
 Với tuyến giáp trạng: Thuỳ trước tuyến yên tiết ra chất thyreostimulin “kích
giáp tố” có tác dụng làm tuyến giáp trạng phát triển, bài tiết ra nhiều thyroxin.
 Với tuyến sinh dục: Thuỳ trước tuyến yên tiết ra 2 loại kích dục tố
(gonadostimulin) là kích dục tố A và kích dục tố B.
182
 Đối với tuyến cận giáp trạng: Thuỳ trước tuyến yên kích thích tuyến giáp
trạng tiết ra parahormon.
 Đối với tuyến thượng thận: Thuỳ trước tuyến yên tiết ra kích thượng thận tố
làm cho vỏ thượng thận phát triển và bài tiết ta nhiều hormon ACTH (Adeno – Cortico
– Trophic hormon).
1.1.2. Các kích tố thuỳ sau tuyến yên
 Tác dựng đối với cơ trơn: Kích tố thúc đẻ của thuỳ sau tuyến yên (Oxytoxin)
làm tăng trưởng các cơ trơn của khí quản, dạ dày… đặc biệt là tác dụng làm tăng
trưởng lực cơ tử cung và làm tăng những đợt co bóp của tử cung lúc đẻ. Còn gọi là tác
dụng thúc đẻ.
 Tác dụng tăng huyết áp: Tiêm vào tĩnh mạch tinh chất của thuỳ sau tuyến yên sẽ
tăng huyết áp nhưng không bền.
 Tác dụng chống bài xuất nước tiểu: Kích tố chống bài niệu của thuỳ sau tuyến
yên (ADH) làm tăng quá trình tái hấp thu nước ở các ống thận, do đó nước tiểu bài tiết
ra ít, nhưng nồng độ Natri clorua tăng lên.

Hình 11.1. Sơ đồ các tuyến nội tiết

183
1.2. Tuyến giáp
1.2.1. Vị trí.
 Nằm trước khí quản.
 Dưới sụn giáp.

Hình 11.2. Tuyến giáp


1.2.2. Hình thể và cấu tạo
Có 2 thuỳ, giữa 2 thuỳ là eo tuyến giáp trạng.
1.2.3. Sinh lý
Tuyến giáp trạng tiết ra thyroxin.
1.2.3.1. Chức năng:
Tuyến giáp tiết ra thyroxin đảm nhiệm các chức năng sau
 Phát triển cơ thể
 Làm cho sụn chóng biến thành xương
 Làm cho cơ phát triển.
 Làm phát triển lông tóc.
 Làm cho bộ phận sinh dục phát triển.
 Tăng chuyển hoá
Do thyroxin kích thích sự oxy hoá trong các mô, tăng sự đốt cháy các thức ăn làm
tăng sự tiêu hoá gluxit, tăng quá trình dị hoá protit và giảm dự trữ lipit.
184
 Các chức năng khác
 Kháng tuỵ (có thể gây đái tháo đường).
 Tăng nhiệt.
 Tăng sức đề kháng đối với nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
 Phát triển tinh thần, tăng hưng phấn thần kinh thực vật.
 Có ảnh hưởng đến các tuyến sinh dục, tuyến thượng thận.
1.2.3.2. Rối loạn chức năng
 Giảm năng gây ra các bệnh sau
 Phù niêm dịch: Ở trẻ nặng hơn.
 Bướu cổ đơn thuần: Thường gặp ở những người sống ở những vùng thiếu
Iốt.
 Tăng năng gây ra bệnh sau: Chủ yếu gây bệnh Basedow do mất điều hoà giữa
tuyến yên vùng dưới đồi thị và tuyến giáp.
1.3. Tuyến cận giáp trạng
1.3.1. Vị trí và hình thể
Tuyến cận giáp dính ở phía sau tuyến giáp trạng, gồm có 4 tuyến nhỏ bằng hạt
thóc.
1.3.2. Chức năng: Tuyến cận giáp trạng rất cần cho sự sống, thiếu nó động vật sẽ
không sống được vì tuyến cận giáp trạng có các chức năng sau:
 Điều tiết nồng độ canxi và phospho trong máu.: Bình thường canxi trong máu ở
mức 100 – 200mg/lít và phospho trong máu khoảng 35mg/lít.
 Tăng cường hoạt động của các huỷ cốt bào: Do đó huy động canxi vào máu.
 Làm giảm hưng phấn của cơ và thần kinh do tăng nồng độ canxi trong máu.
1.3.3. Rối loạn chức năng
 Giảm năng: Gây ra bệnh tetani do canxi trong máu giảm, phospho trong máu
tăng.
 Tăng năng: Khi có u tuyến cận giáp trạng thì canxi trong máu tăng, phospho
trong máu giảm.
1.4. Tuyến thượng thận
1.4.1. Vị trí và hình thể ngoài:

185
 Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến nhỏ, màu vàng nằm trên thận.
 Mỗi tuyến nặng khoảng 6g, có 2 lớp:
 Vỏ thượng thận.
 Tủỵ thượng thận: Tủỵ thượng thận coi như là một bộ phận có tính chất thần
kinh giao cảm tiết ra Adrenalin và NorAdrenalin.
1.4.2. Các kích tố vỏ thượng thận.
Vỏ thượng thận tiết ra nhiều kích tố nhưng có thể chia làm 2 nhóm. Kích tố chuyển
hoá và kích tố nam tính.
1.4.2.1. Kích tố chuyển hoá Gồm có:
* Kích tố chuyển hoá đường (gluco – corticoit): Gồm có: cortisol, corticosteron,
hydrocortison…Các kích tố này làm tăng đồng hoá gluxit, có tác dụng tăng sức chống
đỡ của cơ thể đối với quá trình viêm, dị ứng, sốc, đồng thời tăng khả năng hoạt động
của cơ. Giữ vững được huyết áp, biến gluco thành glycogen dự trữ ở gan. Nhưng các
kích tố này lại làm cho thận giữ muối Na và làm tăng tiết dịch vị.
* Kích tố chuyển hoá muối (mineralo – corticoit) : Gồm các chất aldosteron và
desoxycocticcosteron (DQC).Các kích tố này làm tăng hấp thụ Na ở ống thận nên tích
nước lại trong cơ thể và vài xuất kali.
1.4.2.2. Kích tố nam tính: Là androgen, kích tố này làm phát triển giới tính phụ của
nam giới như mọc râu, tiếng nói trầm, phát triển lông…
1.4.3. Rối loạn chức năng
- Cường năng vỏ thượng thận (do khối u vỏ thượng thận), thường gây ra 2 bệnh, bệnh
ái nam giả trong bào thai, bệnh nam tính hoá.
- Suy năng vỏ thượng thận (do lao) gây ra bệnh Adison.
- Cường năng Tuỵ thượng thận gây những cơn tăng huyết áp dự dội.

186
Hình 11.3. Các tuyến nội tiết hormon quan trọng được tuyến nội tiết tiết ra

2. CHUYỂN HOÁ VÀ THÂN NHIỆT


2.1. Đại cương về chuyển hoá.
Muốn duy trì sự sống và phát triển, cơ thể cần thường xuyên cung cấp năng
lượng để hoàn thiện nhiều chức năng như giữ vững thân nhiệt ( cần có nhiệt năng ), co
cơ ( cần có công năng ), biến hoá các chất ( cần có hoá năng ).
Những năng lượng được cung cấp chủ yếu là do quá trình phân hoá các chất hữu
cơ ( gluxit, protit, lipit ).
187
Các chất hữu cơ sẽ được chuyển hoá sau khi biến đổi thành những chất đơn giản
nhất ( như gluxit thành glucose, lipit thành axit béo và glyxerol, protit thành axit amin)
để hấp thụ qua màng ruột , sau đó hầu hết các chất được hấp thụ theo tĩnh mạch cửa
vào gan.
2.1.1. Chuyển hoá gluxit ( glucose ) dưới 2 hình thức
2.1.1.1. Thoái hoá : Xảy ra 2 trường hợp
 Trường hợp có đủ oxy: Glucose sẽ được thoái hoá ( oxy hoá ) đến cùng để giải
phóng nước và khí cacbonic.
 Trường hợp thiếu oxy: Glucose sẽ tạo thành axit lactic.
2.1.1.2. Tổng hợp glycogen:
 Là một quá trình quan trọng và được tiến hành chủ yếu là ở gan và cơ.
 Trong đó quá trình chuyển hoá glucose có sự tham gia của nhiều kích tố
( hormone ) của các tuyến nội tiết nhưng đặc biệt là insulin của tuyến tuỵ. Khi thiếu
insulin, glucose chậm biến hoá thành glycogen làm cho nồng độ glucose huyết tăng và
nếu quá ngưỡng (trên 1,7g/lít thì sẽ đào thải qua nước tiểu gọi là bệnh tiểu đường hay
đái tháo đường).
2.1.2. Chuyển hoá lipit
Glyxerol cũng chuyển hoá như gluxit nên ở đây chỉ nói đến chuyển hoá axit béo.
Chuyển hoá axit béo cũng được thực hiện dưới 2 hình thức
2.1.2.1. Thoái hoá: Xảy ra ở nhiều bộ phận như mô mỡ, cơ, thận… nhưng chủ yếu là ở
gan. Sự oxy hoá hoàn toàn axit béo sẽ tạo thành H2O và CO2.
2.1.2.2. Tổng hợp
 Chủ yếu xảy ra ở mô mỡ.
 Sự tổng hợp axit béo được điều hòa bởi insulin, insulin làm tăng quá trình tổng
hợp axit béo trong các mô mỡ, vú, gan.
2.1.3. Chuyển hoá protit ( axit amin ) 
Là sự chuyển hoá axit amin, sự biến đổi axit amin gồm 2 quá trình chính
 Khử amin: Quá trình này rất quan trọng trong khi nitơ tách khỏi axit amin dưới
dạng amoniac NH3.
 Trao đổi amin: Được thực hiện nhờ các men amin.
Hai quá trình này dẫn đến tổng hợp một số axit amin và sau đó tổng hợp protein.
2.2. Thân nhiệt ( nhiệt độ cơ thể ).
188
Là kết quả của sự điều hoà giữa hai quá trình đối lập nhau: sinh nhiệt và thải
nhiệt.
2.2.1. Trung tâm điều hoà thân nhiệt : ở vùng dưới đồi thị.
 Phần trước của vùng này có chức năng chống nóng bằng cách gây phản xạ thở
nhanh, vã mồ hôi, giãn mạch dưới da… để thải nhiệt
 Phần sau của vùng này có chức năng chống lạnh bằng cách gây các phản xạ đối
lập với phần trước để tránh toả nhiệt.
2.2.2. Vai trò của tuyến nội tiết trong sự điều hoà thân nhiệt
 Tuyến giáp trạng: tiết ra thyroxin có tác dụng làm tăng quá trình oxy hoá sinh ra
năng lượng.
 Tuyến thượng thận: ngoài tuỷ thượng thận ra, vỏ thượng thận cũng tiết ra
hormon là cocticoit giữ vai trò chống lạnh đặc biệt.
 Tuyến yên: có tác dụng chi phối giáp trạng và tuyến thượng thận.
2.2.3. Thân nhiệt
Bình thường nhiệt độ của cơ thể là 370C nhưng cũng có thể thay đổi tuỳ thuộc
vào mấy yếu tố chính sau đây
2.2.3.1. Vị trí lấy nhiệt độ: Người ta dùng nhiệt kế để lấy nhiệt độ ở hậu môn, nách và
miệng.
 Ở hậu môn: nhiệt độ lấy ở đây chính xác nhất là 370C.
 Ở nách: là nơi thường lấy nhiệt độ hơn cả, nhiệt độ trung bình ở nách là 36,50C
 Ở miệng: phải đặt nhiệt kế vào dưới lưỡi sau đó ngậm miệng lại. nhiệt độ trung
bình ở miệng là 36,70C. Không nên lấy nhiệt độ ở miệng của người vừa uống nước đá
hoặc nước nóng.
2.2.3.2. Thời gian lấy nhiệt độ
Nhiệt độ lấy vào buổi sáng thường chính xác hơn vì nhiệt độ cơ thể vào buổi
chiều thường hơi tăng do chuyển hóa, do vận động các cơ và tuyến.
2.2.3.3. Những yếu tố tác động vào sự điều hòa thân nhiệt:
Có 3 yếu tố chính
 Nhiệt độ của môi trường: trong môi trường lạnh, cơ thể giảm bớt thải nhiệt
bằng sự co mạch dưới da, đồng thời tăng cường sinh nhiệt bằng sự vận động cơ. Trong
môi trường nóng, cơ thể phải tiến hành thải nhiệt bằng cách giãn mạch dưới da, tiết mồ
hôi và thở nhanh…
189
 Chế độ ăn uống: Một cơ thể dĩnh dưỡng cân bằng, 4/5 các phản ứng oxy hóa
diễn ra trong thức ăn. Khi nhịn đói, phản ứng oxy hóa lại xảy ra trên các chất dự trữ
trong cơ thể đặc biệt là glycogen ở gan và mỡ ở trong các mô. Nếu các chất dự trữ đã
được sử dụng quá nhiều, phản ứng oxy hóa xảy ra trên protein của các mô.
 Sự vận động các cơ: Ở các cơ đang hoạt động xảy ra một quá trình chuyển hóa
rất mạnh kèm theo những phản ứng hóa học phức tạp, làm sản sinh ra và tiêu hao một
số lớn năng lượng. Một phần năng lượng đáng kể được sản sinh không những dùng
cho việc co cơ mà còn chuyển thành nhiệt năng.

190
CHƯƠNG 11. GIẢI PHẪU – SINH LÝ CÁC GIÁC QUAN

MỤC TIÊU.
1. Trình bày được các đặc điểm cấu tạo giải phẫu và mô học liên quan đến chức
năng của mắt, tai, mũi, luỡi.
2. Trình bày được sự điều tiết của mắt, các tật về khúc xạ của mắt, cơ chế cảm thụ
ánh sáng và cơ chế nhìn màu.
3. Trình bày được sự dẫn truyền âm thanh và cảm giác thính giác. Cảm giác thăng
bằng của bộ máy tiền đình.
4. Trình bày được các đuờng dẫn truyền cảm giác khứu giác và cơ chế nhận cảm
khứu giác.
5. Trình bày được các đường dẫn truyền cảm giác vị giác và các cơ chế nhận cảm
giác vị giác cơ bản.
NỘI DUNG.
1. Đại cương.
     Các giác quan là bộ phận ngoại biên của một cơ quan phân tích mà trung ương của
các cơ quan phân tích này nằm ở vỏ bán cầu đại não. Ở các cơ quan phân tích có chứa
các cơ quan thụ cảm tiếp nhận những kích thích về vật lý (cơ học, ánh sáng, âm thanh,
và thăng bằng) và hóa học (khứu giác, vị giác) mà cơ thể nhận được từ môi trường
xung quanh.
 Cơ thể có năm giác quan chính:
- Cơ quan thị giác (mắt) tiếp nhận kích thích về ánh sáng
- Cơ quan thính giác (tai) tiếp nhận kích thích về âm thanh và thăng bằng
- Cơ quan khứu giác là các tế bào khứu giác ở niêm mạc vùng hốc mũi tiếp nhận các
kích thích về mùi
- Cơ quan vị giác là những nụ vị giác ở niêm mạc lưỡi tiếp nhận các kích thích về vị
- Cơ quan xúc giác là nằm ở da tiếp nhận các kích thích về xúc giác, đau đớn, nhiệt
độ.
2. Cơ quan thị giác.
    Cơ quan quan thị giác được cấu tạo bởi hai phần chính là nhãn cầu và các cấu
tạo phụ của nhãn cầu.
2.1. Hình thể của nhãn cầu.
191
- Là một vật thể hình cầu mà mặt trước là một chỗ lồi có độ cong lớn hơn tất cả diện
tích còn lại.
- Nhãn cầu được phân ra thành hai cực:
     + Cực trước tương ứng với trung tâm của giác mạc
     + Cực sau nằm ngoài chỗ dây thần kinh thị giác đi ra khỏi nhãn cầu một chút.
- Đường thẳng đi qua cực trước và cực sau gọi là trục quang học của mắt.
2.2. Cấu tạo bên trong của nhãn cầu.
         Gồm có vỏ của nhãn cầu và các môi trường trong suốt
2.2.1. Vỏ của nhãn cầu: Gồm ba lớp màng từ ngoài vào trong là: 
a) Lớp màng xơ: gồm có hai phần:
   - Giác mạc: Chiếm 1/6 ở  phía trước của lớp màng xơ trong suốt nên ánh sáng có thể
xuyên qua được
 - Củng mạc: Chiếm 5/6 ở phía sau có màu trắng sữa do tổ chức liên kết sợi chắc tạo
nên có tác dụng bảo vệ.
        Nơi tiếp giáp giữa giác mạc và củng mạc là rãnh củng mạc. Phần giác mạc ở rãnh
này gọi là viền giác mạc. Bên trong rãnh có xoang tĩnh mạch củng mạc

Hình 1: Cấu tạo bên trong của nhãn cầu


b) Lớp màng mạch: Màng mạch được chia làm ba phần: phần sau là màng mạch
chính thức giữa là thể mi và phần trước là mống mắt (lòng đen)
 * Màng mạch chính thức: Chiếm phần lớn phía sau và có nhiều những tế bào chứa
sắc tố đen làm cho lòng nhãn cầu tối như một buồng kín thuận lợi cho sự nhìn rõ
  -Phía sau màng có một lỗ thủng để cho dây thần kinh thị giác thoát ra
192
          Màng này dính chặt với củng mạc ở hai vị trí là: Nơi dây thần kinh thị giác đi ra
và chỗ giác mạc chuyển thành củng mạc. Còn ở chỗ khác màng mạch liên kết với
củng mạc một cách lỏng lẻo
 * Thể mi: Là phần giữa dày lên của màng mạch ở xung quanh bờ giác mạc. Thể mi
có hai phần:
  - Phần ngoài là vành mi được cấu tạo bởi các cơ mi, cơ mi bao gồm các bó sợi cơ
trơn sắp xếp theo ba hướng: vòng nan hoa kinh tuyến.
  - Phần trong là mỏm mi gồm khoảng 60 đến 80 nếp lồi do lớp trong của màng mạch
tạo nên. Trong các mỏm mi có các cuộn mạch
  - Ở giữa thể mi và nhân mắt có dây treo nhân mắt.Bởi vậy khi cơ mi co hay dãn sẽ
làm cho nhân mắt có thể dẹp xuống hay phồng lên và đó là sự điều tiết của mắt khi
nhìn những vật ở xa hay gần.
  * Mống mắt (lòng đen):
- Là phần trước của màng mạch và có hình một đĩa tròn đứng thẳng ở giữa có một lỗ
thủng gọi là con ngươi(hay đồng tử).Con ngươi có thể thu nhỏ hay dãn rộng được là
nhờ các cơ nằm ngay trong bề dày của mống mắt.Gồm có:
  + Cơ dãn đồng tử: chạy theo hướng nan hoa
  + Cơ thắt đồng tử: là một cơ vòng
 - Mống mắt có nhiều tế bào sắc tố khác nhau ở các giống người
 c) Lớp màng thần kinh(võng mạc): Gồm có ba phần: Võng mạc chính thức, võng
mạc thể mi và võng mạc mống mắt tương ứng với ba phần của màng mạch.
        Trong đó võng mạc chính thức có cấu tạo phức tạp nhất được cấu tạo bởi ba lớp
tế bào thần kinh là:
      * Lớp tế bào hình nón và hình que:
- Tế bào hình que thu nhận  các kích thích về ánh sáng trắng và đen. Các tế bào này
chứa sắc tố đỏ thị giác gọi là Rôđốpxin.Chất này rất nhạy cảm với ánh sáng( khi hấp
thụ ánh sáng thì làm hưng phấn tế bào hình que). Nó bị phân giải ngoài ánh sáng và lại
được tái tạo trong bóng tối làm cho toàn bộ võng mạc có màu hồng
- Tế bào hình nón có khả năng cảm nhận các kích thích về màu sắc và sắc thái các
màu
      * Lớp tế bào thần kinh song cực: Là lớp trung gian giữa lớp tế bào hình nón
hình que với lớp tế bào hạch.

193
      * Lớp tế bào hạch: Là lớp tế bào đa cực. Sợi trục của lớp tế bào này tạo thành
dây thần kinh thị giác
       Trên võng mạc thực sự người ta phân biệt hai điểm là:
   * Điểm vàng: Là nơi nhìn rõ vật nhất vì nơi đây tập trung nhiều tế bào hình nón và
hình que nhất. Điểm vàng còn gọi là hố trung tâm
   * Điểm mù: Là nơi không nhìn thấy gì cả vì ở đây không có các tế bào hình nón và
hình que.Điểm này chính là nơi dây thần kinh thị giác thoát ra khỏi nhãn cầu
2.2.2. Các môi trường trong suốt:
  a. Giác mạc: (đã được mô tả)
  b. Thuỷ dịch:
  - Nằm trong buồng trước và buồng sau của nhãn cầu.
     + Buồng trước là một khoảng nằm ở giữa giác mạc lòng đen và phía sau là nhân
mắt
     + Buồng sau : Nằm giữa lòng đen nhân mắt và dây treo nhân mắt
     + Buồng trước và buồng sau thông với nhau bởi con ngươi .
  - Thuỷ dịch là một loại nước không màu trong suốt dịch này được các mạch máu chủ
yếu ở trong các cuộn mạch mi tiết ra và là một loại dịch bạch huyết của nhãn cầu.
Thủy dịch luôn luôn được lưu chuyển thoát vào hệ thống tĩnh mạch bằng một ống tròn
quanh giác mạc. Áp lực của thủy dịch được lưu thông bình thường không thay đổi.
Khi bệnh lý gây tắc nghẽn lưu thông thủy dịch sẽ làm tăng áp lực thủy dịch gây đau
đầu và giảm thị lực( gọi là thiên đầu thống)
 c. Nhân mắt (thủy tinh thể):
       Là môi trường triết quang quan trọng nhất. hình dạng tương tự một thấu kính lồi
hai mặt kích thước trước sau của nhân mắt khoảng 3 7mm. Khi cơ mi co độ căng của
màng nhân mắt giảm do tính đàn hồi của nhân mắt nó trở nên lồi hơn kích thước trước
sau có thể tới 4 4mm. Khi nhìn những vật ở xa nhân mắt dẹt lại . Khi nhìn gần nhân
dầy lên. Đường kính nhân mắt khoảng 9 cm . Toàn bộ nhân mắt được  bọc kín trong
màng nhân mắt . Mép của nhân mắt dính với dây treo nhân mắt (vòng gân chung) bao
gồm các sợi rất nhỏ chạy tới thể mi.
d. Dịch thuỷ tinh:
     Là một chất dịch hơi nhầy trong suốt chứa toàn bộ khoang của nhãn cầu ở phía sau
nhân mắt và dây treo nhân mắt .

194
    Dịch thuỷ tinh đựoc bao bọc bởi một màng trong suốt( màng thấm quang). Nằm
theo trục dọc của thể thủy tinh là một ống gọi là ống thủy tinh. Trong phôi thai ống là
đường đi của động mạch thể kính động mạch này chạy ra trước để cấp máu cho thấu
kính và thường biến mất trước khi
2.3. Các cấu tạo phụ của nhãn cầu.
2.3.1. Các mí mắt: Là những cấu tạo có tác dụng che chở, bảo vệ nhãn cầu ở phía
trước. Khi nhắm mắt các mí mắt góp phần làm ướt nhãn cầu.
    Mỗi mắt có hai mí : Mí trên và mí dưới ở bờ mi có lông mi giữa bờ mi trên và dưới
có khe mắt. Trong mí mắt có các tuyến mí tiết ra dịch nhờn.
    Mặt trong mí mắt được che phủ bởi kết mạc. Kết mạc gồm hai phần: Kết mạc mí
mắt và kết mạc nhãn cầu. Ở kết mạc mí mắt có các lỗ của ống tuyến lệ đổ vào và vòm
kết mạc dưới.

Hình 2: các cấu tạo phụ của nhãn cầu


2.3.2. Bộ lệ: Bao gồm tuyến lệ túi lệ và ống lệ .
   * Tuyến lệ: Nằm ở góc trên ngoài của ổ mắt . Đây là loại tuyến túi-ống. Tuyến lệ có
hai phần trên và dưới gọi là tuyến lệ trên và tuyến lệ dưới.
   * Chức năng của tuyến lệ: Tiết ra nước mắt làm ướt nhãn cầu và để bảo vệ mắt
    Nước mắt tiết ra chảy vào hồ lệ rồi từ đó vào các ống lệ trên và ống lệ dưới rồi đổ
vào ống lệ tỵ mở vào khoang mũi. Người ta nhìn thấy lỗ xuất phát của các ống lệ ở
góc trong của khe mắt ở trên mi trên và mi dưới( gọ là điểm lệ trên và điểm lệ dưới)

195
2.3.3. Các cơ vận động nhãn cầu: các cơ vận động nhãn cầu đều là cơ vân có 7 cơ: 4
cơ thẳng; 2 cơ chéo và 1cơ nâng mi trên.
- Bốn cơ thẳng: Trên, dưới, trong, ngoài. Tác dụng: cơ co ở phía nào thì kéo nhãn cầu
về phía đó.
- Hai cơ chéo:
   + Cơ chéo trên (cơ chéo to): Khi co làm xoay mắt ra ngoài xuống dưới.
   + Cơ chéo dưới (cơ chéo bé): Khi co làm xoay nhãn cầu ra ngoài lên trên.
- Cơ nâng mi trên: Khi co làm nâng mi trên.

Hình 3: Các cơ vận động của nhãn cầu


2.4. Mạch máu và thần kinh của nhãn cầu.
2.4.1. Động mạch: Võng mạc và dây thần kinh thị giác nhận máu từ động mạch trung
tâm của võng mạc, động mạch này nằm trong lòng dây thần kinh thị giác đi vào trong
nhãn cầu và là một nhánh của động mạch ổ mắt( là một nhánh của động mạch cảnh
trong) .
2.4.2. Tĩnh mạch: Máu từ trong nhãn cầu đi ra bằng tĩnh mạch trung tâm của võng
mạc. Tĩnh mạch này đi cùng với động mạch trung tâm. Ngoài ra còn có bốn tĩnh mạch
xoáy các tĩnh mạch này đổ vào các tĩnh mạch ổ mắt rồi đổ vào xoang tĩnh mạch hang.
2.4.3. Thần kinh:
- Vận động các cơ ở mắt là do các dây thần kinh III, IV, VI.

196
- Cảm giác ở mắt( ổ mắt và tuyến lệ) là một nhánh của dây thần kinh tamthoa (dây V):
nhánh mắt
- Giác quan là dây thần kinh thị giác (dây II)
- Thực vật: Làm tiết tuyến lệ là một nhánh của dây VII. Cơ thắt đồng tử và cơ mi được
chi phối bởi một nhánh thực vật của dây III.
2.5. Đường dẫn truyền thị giác.

Hình 4: Đường dẫn truyền thị giác


- Các tế bào hình que và hình nón ở võng mạc sau khi tiếp nhận các kích thích về ánh
sáng và màu sắc đã truyền xung động cho các tế bào song cực.Từ tế bào song cực
xung động truyền đến các tế bào hạch. Sợi trục của các tế bào hạch chụm lại thành dây
thần kinh thị giác (II) chui qua lỗ  thị giác đến hố sọ giữa thì một nửa số sợi phía ngoài
võng mạc đi thẳng vào dải thị giác cùng bên còn một nửa số sợi phía trong võng mạc
bên phải và trái bắt chéo nhau tạo thành chéo thị giác (giao thoa thị giác) rồi lại tách
nhau ra đi vào hai dải thị giác chạy vòng quanh cuống đại não để đến thể gối ngoài và
một số ít dừng lại ở đồi chẩm.

197
- Từ thể gối ngoài và đồi chẩm các sợi đi lên tạo thành tia thị giác tới vỏ não ở hồi
chẩm sáu( hồi chêm) cho ta cảm nhận về ánh sáng và màu sắc. Một số sợi đi tới củ
não sinh tư trên để điều khiển sự hoạt động các cơ của nhãn cầu cơ mi và cơ co thắt
đồng tử.
3. Cơ quan thính giác.
3.1. Cấu tạo của tai.
3.1.1. Tai ngoài: Vành tai, ốg tai ngoài, màng nhĩ. Trong tai ngoài có nhiều tuyến bã
và tuyến mồ hôi.
3.1.2. Tai giữa (thùng màng nhĩ) :Nằm trong xương thái dương, liên hệ với tai ngoài
ở màng nhĩ, với tai trong ở cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn, với họng qua ống Eusache.
Trong tai giữa có một hệ thống xương nhỏ gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp.
Xương búa liên quan với phần trên của màng nhĩ và xương đe. Xương đe khớp với
xương bàn đạp, xương bàn đạp truyền rung động từ xương đe đến màng bịt cửa sổ bầu
dục. Như vậy chuỗi xương này đóng vai trò đòn bẩy truyền rung động của màng nhĩ
tới tai trong.
3.1.3. Tai trong (có cấu tạo phức tạp): Tai trong nằm trong xương đá, có hồi quanh
co nên gọi là mê lộ. Trong mê lộ có một túi hình dạng giống mê lộ. Giữa túi này và
vách xương có ngoại dịch. Ngoại dịch thông với khoang dưới nhện qua đường cổng
ốc. Chất chứa bên trong túi là nội dịch.
Mê lộ gồm nhiều phần thông với nhau: ốc tai, túi bầu dục, túi nhỏ và cá ống bán
khuyên. Các ống bán khuyên (có ba ồng xếp theo ba mặt phẳng không gian), túi bầu
dục và túi nhỏ hợp lại thành tiền đình có chức năng đối với thăng bằng của cơ thể.
3.1.4. Ốc tai: Có chức năng thính giác, ốc tai có hình xoắn ốc. Hai bên dính vào
xương đá, mặt trên nổi lềnh bềnh giữa nội dịch và ngọai dịch. Mặt dưới (màng đáy) là
một lá có nhiều vân (vân Hensen), khoảng 60.000 vân.
Từ đáy ốc lên đỉnh ốc, vân dài dần từ 60 đến 350 m. Trên màng đáy có mật dãy tế bào
(khoảng 6.000 tế bào) là tế bào Corti, tạo thành đường ống Corti. Trên đường ống
Corti có các tế bào giác quan.
Tế bào giác quan có lông rung, phía trên lông rung là màng nóc, phần dưới của tế bào
rung có các sợi đi ra, các sợi này tập trung lại thành sợi thần kinh thính giác. Tế bào
giác quan này là nơron đầu tiên.

198
Hình 5: Cấu tạo của tai.
3.2. Đường dẫn truyền thính giác: Nơron thứ nhất là các tế bào giác quan trên đường
ống Corti. Noron thứ hai xuất phát từ nhân lưng và nhân bụng của dây VIII và dừng ở
nhân trám, thể hình thang ở cầu não đối bên. Nơron thứ ba từ đấy theo dải Reil bên lên
thể gối trong. Nơron thứ tư từ thể gối trong lên thùy thái dương của vỏ não.
Có một số sợi từ nơron thứ hai không bắt chéo mà tận cùng ở thể gối trong và củ não
sinh tư sau cùng bên. Giữa hai thể gối có liên hệ với nhau.
3.3. Cơ chế nghe (có bản chất vật lý):
3.3.1. Sóng âm tới vành tai: Được hướng vào ống tai ngoài. Vành tai có tác dụng
định hướng nguồn âm. Nếu bịt nến làm cho mất các vết nhăn lồi lõm ở vành tai thì tuy
nghe thấy âm nhưng không định hướng được nguồn âm. Ống tai ngòai hướng sóng âm
vào thẳng góc với màng nhĩ. Màng nhĩ có hình phễu làm biên độ rung nhỏ nhưng lực
rung lớn.
3.3.2. Chuỗi xương: Truyền rung động của màng nhĩ vào cửa sổ bầu dục. Cửa sổ bầu
dục nhỏ hơn màng nhĩ nên rung động được khuyếch đại lên. Màng nhĩ và màng cửa sổ
bầu dục được bảo vệ khỏi bị rung quá mức bởi âm thanh quá mạnh nhờ cơ xương búa
và cơ xương bàn đạp. Cơ xương búa (do dây V chi phối) và cơ xương bàn đạp (do dây
199
VII chi phối) làm giảm biên độ rung của hai màng này. ống Eustache thông tai giữa
họng làm áp suất trong tai giữa không cao, khiến cho màng nhĩ không bị căng do
chênh lệch áp suất giữa tai giữa và môi trường, do đó dễ rung hơn.
3.3.3. Sóng cơ học: Đến cửa sổ bầu dục được truyền vào ngọai dịch, màng Reissner
(màng đáy) rồi tới cửa sổ tròn. Ở tai trong rung động cơ học được biến thành dòng
điện, tế bào lông rung làm cho nó bị khử cực, phát sinh dòng điện hưng phấn ở nơron
và xung động điện được dẫn truyền đi. Nếu biến dòng điện này thành âm thì thu được
đúng âm đã phát ra.
3.4. Chức năng thăng bằng.
Tiền đình và các ống bán khuyên là nơi có các đầu mút sợi thần kinh nhận cảm về sự
thay đổi áp suất chất nội dịch trong tai rồi truyền theo thần kinh tiền đình lên các phần
thần kinh trung ương để thực hiện chức năng thăng bằng. Có hai loại thăng bằng:
3.4.1. Thăng bằng tư thế:
Thăng bằng tư thế do tiền đình đảm nhiệm, các bộ phận nhận cảm trong tiền đình có
liên quan với trương lực cơ và phản xạ trọng lượng cơ thể đè lên hai bàn chân gây
phản xạ thăng bằng trong tư thế đứng. Đó là thăng bằng tư thế trong trạng thái tĩnh.
3.4.2. Thăng bằng chỉnh thế:
Khi thực hiện những động tác phức tạp làm chuyển động nội dịch trong các ống bán
khuyên. Các ống này được sắp xếp theo 3 chiều khác nhau trong không gian. Khi thay
đổi tư thế thì các chất dịch này chuyển động theo hướng ngược lại với động tác, nên ta
sẽ nhận biết được sự thay đổi đó và biết được vị trí đỉnh đầu của mình nằm ở hướng
nào trong không gian. Khi tổn thương ống bán khuyên nào thì đầu ngả về phía bên đó,
nếu tổn thương cả 3 ống thì bị chóng mặt và dễ bị ngã, gọi là rối loạn tiền đình. Căn cứ
vào đường đi của dây tiền đình lên trung ương tới các phần thần kinh khác, ta thấy có
mối liên quan với các bộ phận khác trong phản xạ thăng bằng khi làm các động tác
phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác của nó:
- Các cơ vận nhãn định hướng đường chân trời, khi mất thăng bằng thì bị lay tròng
mắt.
- Tiểu não điều khiển các loại thăng bằng nói trên.
- Nhân đỏ và nhân tiền đình điều khiển trương lực cơ
- Vỏ não đóng vai trò điều khiển chỉ đạo chung.

200
- Tuỷ sống thực hiện các mệnh lệnh vận cơ và trương lực cơ để giữ thăng bằng hoặc
thực hiện các động tác chính xác.
4. Cơ quan khứu giác.
4.1. Cấu trúc bộ phận nhận cảm và đường dẫn truyền khứu giác.
Tế bào khứu giác: Nằm trong niêm mạc mũi, là một vùng có đường kính
khoảng 1-2cm màu vàng nhạt nằm ở chóp mũi giữa vách mũi và xương cuốn trên.
Các tế bào khứu giác là những nơron song cực, có lông khứu giác hướng về
phía mũi còn sợi trục xuyên qua lá sàng xương bướm lên hành khứu tiếp xúc với
nơron đa cực. Từ các nơron đa cực các sợi trục đi ra tạo thành dây khứu. Nơi tiếp giáp
giữa các nơron song cực và đa cực là các búi khứu giác, mỗi búi nhận khoảng 23000
sợi. Từ búi các sợi của tế bào bám theo vân khứu giác giữa, qua mép trước não sang
hành khứu đồi bên, một phần theo vân khứu giác trung gian đến vùng dải chéo. Còn
các sợi trục của tế bào đa cực thì theo vân khứu giác bên đến hạnh nhân cùng bên và
vỏ não.
Vùng vỏ não dưới thùy trán có một vùng nhỏ liên quan đến khứu giác còn phần
lớn liên quan đến cảm xúc, bản năng và nhiều chức năng thần kinh, nội tiết phức tạp
khác của hệ viền (hệ Limbic).

Hình 6: Đường dẫn truyền khứu giác.


4.2. Cơ chế cảm nhận khứu giác.

201
Cấu trúc không gian của phân tử có mùi có ý nghĩa quyết định, mỗi phân tử mùi
có một cấu trúc riêng. Các phân tử tổng hợp cũng có mùi tương tự phân tử tự nhiên.
Muốn nhận biết được mùi thì phân tử mùi phải tiếp xúc được với tế bào khứu giác.
Chất mùi nào càng dễ bay hơi thì càng dễ kích thích khứu giác. Mỗi chất mùi có
một ngưỡng riêng (tính theo số phân tử tự do trong một thể tích không khí nhất định).
Khi tiếp xúc với một mùi lâu ngày thì nhận cảm với mùi ấy sẽ kém đi thậm chí còn
không cảm thấy mùi ấy nữa, đó gọi là hiện tượng thích nghi.
Sự nhận cảm mùi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Niêm mạc mũi bị khô,
ướt quá hoặc bị viêm làm giảm nhận cảm mùi. Một mùi có thể gây ra cảm giác dễ chị
ở người này nhưng lại gây ra cảm giác khó chị ở người khác. Sự nhận cảm mùi ở phụ
nữ nhạy bén hơn ở nam. Điều này có lẽ liên quan đến hormone của buồng trứng: Ở
phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng thì sự nhạy cảm mùi giảm nhưng nếu tiêm estrogen thì
sự nhạy cảm mùi lại tăng lên. Tổn thương trung khu khứu giác dẫn đến “điếc mùi”.
5. Cảm giác vị giác.
5.1. Cơ quan nhận cảm vị giác và đường dẫn truyền vị giác.
Cơ quan nhận cảm vị giác là lưỡi. Trên lưỡi có các nhú vị giác và xúc giác. Nhú
vị giác có hình nấm nằm ở trước hình V lưỡi còn nhú xúc giác có hình dài nằm ở ngay
sau hình V lưỡi.
Đơn vị vị giác là các nụ vị giác gồm các tế bào vị giác được bao quanh bởi các
tế bào chống đỡ, các tế bào vị giác có lông. Vị giác tập trung ở lỗ vị giác còn các sợi
trục ở phía dưới thì tập trung lại thành dây vị giác.
Các sợi vị giác dưới lưỡi tạo thành dây lưỡi là các sợi của thừng nhĩ thuộc dây
VII và đến hạch gối. Nơron từ hạch gối đến nhân đơn độc rồi từ nhân này đi đến đồi
thị. Từ đồi thị có những sợi đi đến vùng cảm giác lưỡi ở thùy đỉnh của võ não rồi đi
đến vùng dưới đồi.
Các sợi vị giác sau lưỡi đi theo dây lưỡi hầu đến hạch Andersch. Từ hạch này
có sợi đến nhân đơn độc, từ nhân này trở đi đường đi giống như dây lưỡi.

202
Hình 7: Cơ quan nhận cảm vị giác.
5.2.Cảm giác vị giác cơ bản.
Nếm là một cảm giác hỗn hợp, phức tạp, thường phối hợp với khứu giác. Năm cảm
giác cơ bản của nếm là:
- Mặn (muối).
- Ngọt (đường).
- Chua (acid).
- Đắng (cafein)
- Cay (ớt).
Mặt trên lưỡi có những vùng nhận cảm riêng với từng cảm giác.
Cơ chế của vị giác còn chưa biết rõ nhưng bản chất cấu trúc phân tử có lẽ
không liên quan đến cảm giác vị giác. Không phải muối nào cũng mặn, không phải
acid nào cũng chua, vị chua không liên quan đến pH.Muốn gây được cảm giác vị giác
thì vật nếm phải được hòa tan ở một nồng độ ngưỡng nhất định trở lên. Nhiệt độ cũng
ảnh hưởng đến cảm giác vị giác: cảm giác ngọt tăng khi nhiệt độ vật nếm giảm. Nhiệt
độ từ 30 – 400C là tối thuận cho nhận cảm vị giác. Lưỡi, miệng khô cung làm giảm
cảm giác vị giác.
6. Cảm giác xúc giác.
6.1. Các thụ cảm thể xúc giác.
Bộ phận xúc cảm trên gia là các tiểu thể Meckel, Mesisner và các đầu mút
quanh các chân lông. Các thụ cảm thể này phân bố không đồng đều trên cơ thể. Ở các:

203
đầu ngón tay, đầu lưỡi, quanh môi, đầu mũi có nhiều nhất rồi đến: má, mi mắt, vòm
họng, các vùng khác có ít hơn.
Các thụ cảm thể này nhận những thay đổi về áp suất, về sự biến dạng của da…
xung động theo dây cảm giác ở rễ sau vào tủy, đi theo bó tủy đến đồi thị trước để lên
đồi thị rồi rồi lên vỏ não đối bên sau khi bắt chéo ở tủy. Đoạn chạy trong chất xám của
bó này dài nên phải tổn thương nhiều đốt tủy đứng liền nhau mới thấy rõ mất xúc giác.
Cảm giác xúc giác tinh vi còn đi theo bó Goll và bó Burdach lên vỏ não.
Nếu luyện tập thì cảm giác xúc giác tăng lên: Ở người mù cảm giác xúc giác
tăng hơn người bình thường, còn ở người bình thường thì cảm giác này cũng thay đổi
theo từng cá thể.
6.2. Cảm giác về xúc giác.
          Kích thích gây cảm giác xúc giác là những kích thích cơ học trên da như va
chạm, áp suất, rung động (tín hiệu kích thích lặp đi lặp lại nhanh).
- Các loại receptor xúc giác:
          + Đầu dây thần kinh tự do.
          + Tiểu thể Meissner ở đỉnh các gai da .
          + Đĩa Merkel nhóm lại thành thể Iggo ở dưới lớp biểu bì da.
          + Tận cùng có myelin và không myelin ở chân lông.
          + Tiểu thể Pacini
 - Phân bố receptor xúc giác: nhiều ở đầu ngón tay, đầu lưỡi, môi, đầu mũi, mặt dưới
ngón chân cái. Có ít ở phần trên đùi, mặt trước cẳng tay, mặt trong cẳng chân, cổ và
phần da che xương.
- Độ nhậy cảm của receptor xúc giác thay đổi theo cá thể, tập luyện. Ví dụ: người mù
xúc giác phát triển, khi mệt xúc giác giảm.
6.3. Cảm giác về nhiệt độ.
Kích thích gây cảm giác nhiệt là những kích thích lạnh hoă ̣c nóng tùy mức độ.
- Các loại receptor nhiệt:
          + Receptor nhận cảm nóng (tiểu thể Ruffini): là các tiểu thể có vỏ bọc, bên trong
có các sợi có myelin. Ngừng hoạt động khi nhiệt độ thấp hơn 20-250C, hoạt động
mạnh ở 38-430C và giới hạn cao nhất là 45-470C.
          + Receptor nhận cảm lạnh (tiểu thể Knauss): bắt đầu được kích thích ở 10-150C,
khoảng 240C bắt đầu giảm kích thích và mất hẳn ở nhiệt độ trên 400C.

204
- Phân bố receptor nhiệt: nằm ở lớp nông của da, tách xa nhau, mỗi receptor chi phối 1
vùng khoảng 1mm. Gây cảm giác nhiệt nhờ hiện tượng cộng kích thích. Receptor lạnh
nhiều gấp 3-10 lần receptor nóng và nằm ở nông hơn. Receptor nhiệt có nhiều ở môi
kế tiếp là ngón tay và ít trên thân mình. 
- Receptor nhiệt, nhất là receptor lạnh có tính thích nghi rất nhanh nhưng không hoàn
toàn.
6.4. Cảm giác đau.
          Kích thích gây cảm giác đau là những kích thích cơ học mạnh, kích thích nhiệt
quá nóng hoặc quá lạnh, kích thích hóa học như bradykinin, serotonin, histamin,
acetylcholin, acid, ion K+…
          - Receptor đau: đầu tự do của dây thần kinh.
          - Phân bố receptor đau:
          + Lớp nông của da.
          + Mô bên trong: màng xương, thành động mạch, mặt khớp, màng não, thành các
tạng có ít receptor đau nhưng gây được cảm giác đau nhờ hiện tượng cộng kích thích.
Những receptor đau này thường không có đường dẫn truyền riêng mà phải mượn
đường của receptor đau vùng da tương ứng.
          - Receptor đau không có tính thích nghi.

205

You might also like