You are on page 1of 7

BÀI 5.

SÓNG DỪNG TRÊN DÂY


Mục đích
a. Tạo sóng dừng trên dây, khảo sát sự hình thành nút sóng phụ thuộc vào lực
căng dây F, độ dài dây và mật độ khối lượng dây m∗ = m/s
b. Xác định bước sóng λ phụ thuộc vào lực căng dây F, độ dài dây s và mật độ khối
lượng dây m∗ = m/s.
c. Xác định vận tốc truyền sóng c bằng Stroboscope.

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tốc độ lan truyền của sóng trong một môi trường được tính toán bằng cách sử
dụng hàm sóng d’Alembert. Đối với một dây đàn hồi căng, tốc độ lan truyền này
là:

F
c=
A . ρ

F: lực căng dây, A: Tiết diện ngang dây, thiết diện dây, ρ: khối lượng riêng theo
chiều dài dây.
Tương ứng:

F ∗
m
c= với m = (1)
m∗ s
(m là khối lượng dây, s là độ dài dây)
Lực căng F được thay đổi cho đến khi hình thành sóng dừng với bước sóng:
2s
λ = (2)
n
n: số bụng dao động
Việc xác định tần số f sử dụng một stroboscope cho phép tính toán tốc độ lan
truyền dựa theo công thức
c = λ. f (3)
Stroboscope được sử dụng không chỉ để đo tần số: Khi xuất hiện sóng dừng, ánh
sáng nháy của stroboscope ở một tần số xấp xỉ tần số sóng, dao động của dây
dường như chậm lại và sự phân cực tròn của sóng trở thành nhìn thấy được một
cách ấn tượng.

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


1
II. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

STT Tên thiết bị Mã số SL


1 Thiết bị tạo dao động cho dây 40103 1
2 Thước dây, = 2 m 31177 1
3 Đèn nhấp nháy HELIO-STROB 451281 1
4 Cân điện tử SPS602F, 600g OHCS-600E 1

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


Chuẩn bị thí nghiệm
Cắt dây thành 3 phần với độ dài khác nhau:
 Cắt 1 đoạn đây dài 0.65m là đoạn 1 cho phần a
 Cắt 1 đoạn dây dài 0.50 m là đoạn 2 cho phần b
 Cắt 1 đoạn khoảng 2.60m là đoạn 3, gấp lại làm 4 lần, quấn các đoạn dây lại
với nhau và thắt các đầu dây lại.
Lưu ý: Thay đổi độ căng của dây bằng cách nâng hạ thanh treo (e).
Lắp đặt và tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được lắp đặt như hình dưới đây:

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


2
a. Khảo sát bước sóng λ và vận tốc pha phụ thuộc vào lực căng F
- Lắp tay cầm (e) của thiết bị rung dây tại vị trí (c)
- Thắt 1 đầu của dây vào móc (a)
- Thắt đầu còn lại thành thong lọng và treo vào cái lực kế (f)
- Đo khoảng cách giữa (a) và tâm của ròng rọc (d) (chiều dài dây s) và ghi giá trị
này vào bảng 1.
- Bật motor của thiết bị
- Vặn các vít điều chỉnh nới lỏng, thay đổi lực F bằng cách thay đổi chiều cao của
tay cầm (e) đến khi một sóng đứng với biên độ lớn nhất với bước sóng λ = 2s
được hình thành (một bụng sóng dao động)
- Đọc các giá trịF tương ứng và ghi các giá trị này vào trong bảng 1.
- Bằng cách thay đổi từ từ và cẩn thận độ cao của tay cầm (e), tính các lực F tại
vị trí sóng đứng với bụng sóng n=2,3,4 và 5 được hìnhthành.
- Với mỗi sóng đứng, sử dụng stroboscope để xác định tần số kích thích f. Để làm
được việc này, bắt đầu từ tần số stroboscope lớn nhất và từ từ giảm tần số cho
đến khi 1 sóng dừng hình sin đầu tiên trở nên nhìn thấy rõ.
- Ghi lại các số n của nút sóng, lực F tương ứng và tần số f vào bảng 1.
- Tắt mô tơ
- Tháo dây, đo khối lượng m và độ dài s của dây, ghi vào bảng 1.
b. Sự ảnh hướng của độ dài dây s và khối lượng dây m:
- Cài đặt tay cầm (e) của thiết bị rung dây tại vị trí (b).

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


3
- Gắn dây 2.
- Đo khoảng cách giữa (a) và tâm của ròng rọc (d) (chiều dài dây s) và ghi giá trị
này vào bảng 2.
- Bật mô tơ của thiết bị.
- Xác định lực F và tần số f của sóng dừng với bụng sóng n = 1,2,3và 4 được
hình thành. Số liệu ghi vào bảng 2.
- Tắt mô tơ.
- Tháo dây, đo khối lượng m và chiều dài s của dây, ghi vào bảng 2.

c. Khảo sát bước sóng λ và vận tốc pha c phụ thuộc vào mật độ m*
- Cài đặt tay cầm (e) của thiết bị rung dây tại vị trí (c)
- Gắn dây 3
- Bật motor
- Xác định lực Fn và tần số f tạo sóng dừng với bụng sóng n=1,2,3,4 và 5được
hình thành. Số liệu ghi vào bảng 3.
- Tắt motor
- Đo khối lượng m và chiều dài s của dây, ghi vào bảng 3

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


4
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BÀI 5. SÓNG DỪNG TRÊN DÂY

Xác nhận của Thầy (Cô) giáo


Học viện Kỹ thuật Mật Mã
Lớp:………..Nhóm……………..Ca………………
Họtên:………………………………………………..

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Khảo sát sóng dừng đối với đoạn dây 1

Bảng 1
- Khoảng cách giữa a và tâm ròng rọc:s = ………..(m)
- Khối lượng dây m = ……….(g)
- Độ dài của dây s = …………(m)
- Mật độ khối lượng dây
m
m∗ = = … … … … … … (kg/m)
s
n f (Hz) F (N) λ (m) c (m/s) 𝐅/𝐦∗ (𝐦/𝐬)
1
2
3
4
5

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


5
2. Khảo sát sóng dừng đối với đoạn dây 2
Bảng 2
- Khoảng cách giữa a và tâm ròng rọc:s = ………..(m)
- Khối lượng dây m = ……….(g)
- Độ dài của dây s = …………(m)
- Mật độ khối lượng dây
m
m∗ = = … … … … … … (kg/m)
s
n f (Hz) F (N) λ (m) c (m/s) 𝐅/𝐦∗ (𝐦/𝐬)
1
2
3
4
5

3. Khảo sát sóng dừng đối với đoạn dây 3


Bảng 3
- Khoảng cách giữa a và tâm ròng rọc:s = ………..(m)
- Khối lượng dây m = ……….(g)
- Độ dài của dây s = …………(m)
- Mật độ khối lượng dây
m
m∗ = = … … … … … … (kg/m)
s
n f (Hz) F (N) λ (m) c (m/s) 𝐅/𝐦∗ (𝐦/𝐬)
1
2
3
4
5

Trong đó bước sóng và vận tốc truyền sóng được tính theo công thức:
2s
λ =
n
c = λ. f

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


6
Từ bảng số liệu 1, 2 và 3 vẽ đồ thị:
F
c=f
m∗

Nhận xét đồ thị:


…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………
…………………………………………………………………………………………….……………………………

Bộ môn Lý – Khoa Cơ Bản – HVKTMM


7

You might also like