You are on page 1of 36

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


TÊN HỌC PHẦN: KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM
MÃ HỌC PHẦN: TP1210

KHOA: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


BIÊN SOẠN: HUỲNH THỊ HỒNG NHUNG

Vĩnh Long, 2016


BẢNG TỔNG HỢP
MỨC SỐ TIẾT MỖI
MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 TỔNG
CHƯƠNG CHƯƠNG
CHƯƠNG 1: Giới thiệu bao bì
8 11 18 7 36
thực phẩm
CHƯƠNG 2: Nhãn hiệu thực
7 10 17 7 34
phẩm- Mã số mã vạch
CHƯƠNG 3: Vật liệu làm bao
15 21 35 14 70

TỔNG CỘNG 30 42 70 28 140
TÊN MÔN HỌC: KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM
Mã môn học: TP1210 Số tiết: 30
Số chương: 3 Tổng số câu hỏi: 140

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM


MỨC 1
Câu 1: Định nghĩa nào là định nghĩa của bao bì?
A. Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán (bán sỉ và bán lẻ). Bao bì
có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản
phẩm.
B. Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán sỉ. Bao bì có thể bao gồm
nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm.
C. Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán lẻ. Bao bì có thể bao gồm
nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm.
D. Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán (bán sỉ và bán lẻ). Bao bì
có thể bao gồm một lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản
phẩm.
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 2: Bao bì kín chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ gì?
A. Ngăn cách không gian xung quanh vật phẩm thành hai môi trường.
B. Ngăn cách không gian xung quanh vật phẩm thành ba môi trường.
C. Ngăn cách thực phẩm với môi trường và bảo vệ thực phẩm.
D. Ngăn cách không cho oxy, ánh sáng tiếp xúc với thực phẩm.
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 3: Bao bì hở có mấy dạng?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 4: Bao bì có mấy chức năng chính?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 5: Có mấy cách phân loại bao bì thực phẩm?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
[<OA =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 6: Bao bì có mấy ý nghĩa chính?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 7: Tính chất kín hay hở của bao bì được quyết định bởi?
A. Vật liệu làm bao bì
B. Phương pháp đóng sản phẩm vào bao bì
C. Cách ghép kín mí của bao bì
D. Cả 3 đều đúng
[<O A =`D` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 8: Tại Pháp màu sắc nào trên bao bì thể hiện sản phẩm thực phẩm mang chất lượng cao?
A. Đỏ, đen, vàng
B. Đỏ, đen, xám
C. Vàng, đỏ, tím
D. Vàng, đen, trắng
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 9: Tại Pháp màu trắng trên bao bì thực phẩm có ý nghĩa gì?
A. Tinh khiết - sạch sẽ
B. Sang trọng - quý phái
C. Sang trọng - sạch sẽ
D. Tinh khiết - quí phái
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 10: Đối với màu vàng đất không nên dùng trên bao bì thực phẩm ở những quốc gia nào?
A. Nhật Bản, Malaysia và Singapore
B. Nhật Bản, Thái Lan và Singapore
C. Malaysia, Singapore và Thái Lan
D. Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 11: Hoa cúc là một trong những biểu tượng cao quý của nước nào?
A. Nhật Bản
B. Thái Lan
C. Đài Loan
D. Việt Nam
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.1`>]
[<br>]
MỨC 2
Câu 12: Nguyên nhân của sự trao đổi khí và hơi giữa thực phẩm và môi trường bên ngoài (có
liên quan đến bao bì)?
A. Do sự không nguyên vẹn của bao bì
B. Do sự thấm khí và hơi
C. Do sự rò rỉ của mối ghép bao bì
D. Cả 3 câu đều đúng
[<O A =`D` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 13: Loại thực phẩm nào được đóng gói trong bao bì hở?
A. Hoa, rau, quả
B. Nước, hoa, quả
C. Bánh, sữa, quả
D. Thịt, cá, bánh
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 14: Ngoài nhiệm vụ chứa đựng thực phẩm bao bì hở còn có nhiệm vụ gì?
A. Tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trong vận chuyển, kiểm tra lưu kho
B. Tăng giá trị cảm quan và giá trị thương phẩm cho sản phẩm thực phẩm mà nó chứa đựng
C. Tăng giá trị cảm quan và dễ dàng kiểm tra trong việc kiểm tra phân phối và lưu kho
D. Tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện và tăng giá trị cảm quan cho thực phẩm
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 15: Phương pháp đóng gói sản phẩm vào bao bì, kiểu dáng bao bì, cách hàn ghép mí bao
bì phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Vật liệu bao bì đã lựa chọn
B. Thực phẩm mà bao bì chứa
C. Yêu cầu bảo quản của thực phẩm
D. Giá thành của sản phẩm
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 16: Chọn đáp án đúng nhất về chức năng của bao bì:
A. Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm, thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người
tiêu dùng, thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.
B. Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm, thông tin, thu hút người tiêu dùng, thuận tiện
trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.
C. Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm, thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người
tiêu dùng, thuận tiện trong việc buôn bán, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.
D. Đảm bảo chất lượng thực phẩm, thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng,
thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 17: Thực phẩm sau khi được xử lý chế biến phải được đóng bao bì kín trong điều kiện:
A. Vô trùng và bao bì sạch
B. Tiệt trùng và bao bì sạch
C. Vô trùng và bao bì kín
D. Tiệt trùng và bao bì kín
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 18: Bò là biểu tượng cao quý trong tín ngưỡng ở những quốc gia nào?
A. Ấn Độ, Malaysia, Singapore
B. Malaysia, Việt Nam, Thái Lan
C. Singapore, Đài Loan, Việt Nam
D. Ấn Độ, Hồng Kông, Malaysia
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 19: Ở Việt Nam thường không dùng những màu sắc nào để trang trí bao bì thực phẩm?
A. Tím, trắng, đen.
B. Tím, trắng, đỏ
C. Trắng, đỏ, xanh.
D. Vàng, trắng, đỏ.
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 20: Bao bì bên ngoài được chọn và thiết kế theo các ngyên tắc:
A. Bền vững, chống va chạm cơ học, chịu tải trọng, dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn
và nhất định đối với từng chủng loại thực phẩm để phân phối và quản lý, chứa đựng nhiều
chủng loại thực phẩm.
B. Bền vững, chống va chạm cơ học, mẫu mã đẹp, dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn
và nhất định đối với từng chủng loại thực phẩm để phân phối và quản lý, chứa đựng nhiều
chủng loại thực phẩm.
C. Bền vững, chống và chạm cơ học, chịu tải trọng, dạng khối hình tròn chứa một số lượng
lớn và nhất định đối với từng chủng loại thực phẩm để phân phối và quản lý, chứa đựng nhiều
chủng loại thực phẩm.
D. Bền vững, giá thành thấp, chịu tải trọng, dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn và nhất
định đối với từng chủng loại thực phẩm để phân phối và quản lý, chứa đựng nhiều chủng loại
thực phẩm.
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 21: Điền vào chỗ trống câu sau:
‘Sản phẩm giá………thường được đóng gói nhỏ và sản phẩm giá……..thường được đóng gói
lớn’.
A. Cao, thấp
B. Thấp, cao
C. Cao, cao
D. Thấp, thấp
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 22: Thực phẩm đã chế biến được đóng gói bao bì kín ngăn chặn sự thẩm thấu của:
A. Nước, hơi nước, O2, CO2, N2, đất bụi, vi sinh vật, các chất mùi, hương, chất béo
B. Nước, hơi nước, O2, đất bụi và sự xuyên thấu của ánh sáng
C. Nước, hơi nước, O2, N2, đất bụi, vi sinh vật, ánh sáng
D. Nước, O2, NH3, đất bụi và sự xuyên thấu của ánh sáng
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 23: Phân loại sản phẩm theo thực phẩm gồm có các dạng:
A. Dạng lỏng, dạng rắn, dạng hỗn hợp
B. Dạng gel, dạng rắn, dạng hỗn hợp
C. Dạng lỏng, dạng gel, dạng rắn
D. Dạng rắn, dạng gel, dạng hỗn hợp
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 24: Trong những phát biểu nào sau đây phát biểu nào KHÔNG ĐÚNG với ý nghĩa của
bao bì thực phẩm
A. Bao bì phản ánh chất lượng sản phẩm bên trong.
B. Bao bì là phương tiện thực hiện các biện pháp kỹ thuật, bao bì ảnh hưởng trên lưu thông,
tiêu thụ sản phẩm.
C. Bao bì mang tính hàng hóa. Bao bì chi phối chất lượng và số lượng.
D. Bao bì giới thiệu và chỉ dẫn sử dụng hàng hóa.
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 25: Điền vào chỗ trống câu sau:
“Màu đen tránh không nên dùng ở……….., nhưng lại là màu trang nghiêm ở………..”.
A. Đài Loan - Nhật Bản
B. Nhật Bản - Đài Loan
C. Pháp - Trung Quốc
D. Trung Quốc - Pháp
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 26: Sản phẩm sữa bột chứa hàm lượng chất béo cao và vitamin cao được chứa đựng trong
bao bì như thế nào?
A. Bao bì chắn ánh sáng hoàn toàn
B. Bao bì trong suốt cho ánh sáng xuyên qua
C. Bao bì phải nhiều lớp
D. Bao bì kín
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 27: Để dễ dàng phân phối và vận chuyển hàng hóa bao bì ngoài nên có hình dạng gì?
A. Hình chữ nhật
B. Hình vuông
C. Hình thoi
D. Hình tròn
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 28: Chất lượng thực phẩm bị bao bì chi phối bởi 2 dạng:
A. Chất lượng thật sự và chất lượng định kiến.
B. Bao bì và chất lượng thực phẩm.
C. Chất lượng dinh dưỡng và mẫu mã bao bì.
D. Không có đáp án nào đúng.
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 29: Chức năng chế biến của bao bì:
A. Bao bì là phương tiện cho phép tiệt trùng sản phẩm
B. Bao bì làm cho sản phẩm không thay đổi độ ẩm
C. Bao bì tạo sự tiện lợi trong sử dụng sản phẩm
D. Tất cả đều đúng
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.2`>]
[<br>]
MỨC 3
Câu 30: Trong các hộp thực phẩm sau đây, hộp nào mang tính thuận lợi cao nhất?

a b c
A. a
B. b
C. c
D. a, c
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 31: Thịt heo cần đựng trong bao bì có màu nhằm để bảo vệ:
A. Sắc tố myoglobine
B. Sắc tố chlorophyll
C. Sắc tố carotennoide
D. Sắc tố anthocyanin
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 32: Cho các hình vẽ sau

Bao bì nào thuộc loại bao bì kín?


A. a, b, g, h
B. a, b, f, h
C. b, c, g, h
D. a, e, f, h
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 33: Cho các hình vẽ sau

Bao bì nào thuộc loại bao bì hở?


A. c, d, e, f
B. c, d, g, h
C. c, f, g, h
D. c, e, f, g
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 34: Yêu cầu bao bì ngăn không cho thấm khí oxy từ môi trường vào sản phẩm KHÔNG
ĐÚNG trong trường hợp:
A. Bao bì bảo quản rau quả tươi
B. Bao bì bảo quản cá khô
C. Bao bì bảo quản sữa tươi
D. Bao bì bảo quản bánh
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 35: Người tiêu dùng hay người mua hàng phải nhận thức được điều gì khi mua sản phẩm
thực phẩm đã được đóng gói bao bì kín?
A. Không mở sản phẩm bao bì trước khi mua, không thể sờ, nếm, ngửi thực phẩm bên trong
bao bì đang bày bán, mà chỉ nhận thức chất lượng, sự tin cậy của sản phẩm qua bao bì thể hiện
bởi cấu tạo và thông tin của sản phẩm trên bao bì.
B. Nên nếm, ngửi thực phẩm bên trong bao bì để đảm bảo thực phẩm chứa đựng bên trong
bao bì là đúng với nội dung thể hiện trong thông tin của sản phẩm trên bao bì.
C. Mở sản phẩm bao bì trước khi mua, có thể sờ, nếm, ngửi thực phẩm bên trong bao bì đang
bày bán, để nhận thức chất lượng, sự tin cậy của sản phẩm qua bao bì thể hiện bởi cấu tạo và
thông tin của sản phẩm trên bao bì.
D. Cả A, B, C sai
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 36: Trường hợp sản phẩm thực phẩm có hàm ẩm lớn hơn 28% được đóng gói trong bao bì
như thế nào?
A. Đóng gói bao bì kín, rút chân không hoặc bơm khí trơ.
B. Đóng gói trong bao bì nhiều lớp không cần rút chân không.
C. Đóng gói trong bao bì có khả năng trao đổi ẩm.
D. Đóng gói trong bao bì kín hoặc hở tùy vào nhà sản xuất.
[<O A =`A` C=`C1` D=`0.3`>]
[<br>]
Chương 2: NHÃN HIỆU THỰC PHẨM – MÃ SỐ MÃ VẠCH
MỨC 1
Câu 37: Nhãn hiệu thực phẩm hay nhãn là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ mấy của
bao bì thực phẩm:
A. Thứ hai
B. Thứ ba
C. Thứ tư
D. Thứ nhất
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 38: Nhãn hiệu làm nhiệm vụ thông tin, giới thiệu, thu hút người tiêu dùng bởi nội dung:
A. Ghi nhãn và hình ảnh
B. Nhãn và hình ảnh
C. Thành phần dinh dưỡng
D. Thành phần nguyên liệu
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 39: Sự trình bày hình ảnh, màu sắc minh họa cho thực phẩm là yếu tố:
A. Không bắt buộc
B. Bắt buộc
C. Được qui định
D. Cả A, B, C sai
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 40: Điền vào chỗ trống
“Nhãn phụ được gắn vào sản phẩm thực phẩm ……….. hàng hóa được nhập khẩu, được kiểm
tra và đạt yêu cầu hàng nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan quản lý”.
A. Sau khi
B. Trước khi
C. Ngay khi
D. Cả A, B, C sai
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 41: Điền vào chỗ trống
“Quy chế ghi nhãn hàng hóa ………………….đối với hình ảnh, màu sắc, sự sắp xếp hình ảnh
trên nhãn”.
A. Không quy định bắt buộc
B. Quy định bắt buộc
C. Tùy trường hợp
D. Cả A, B, C sai
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 42: Chỉ ra phát biểu SAI cách ghi: “Thời hạn sử dụng của thực phẩm” được bán ở Việt
Nam:
A. Tháng, năm đối với SP có thời hạn sử dụng tốt nhất dưới ba tháng.
B. Có thể ghi ngày, tháng, năm đối với TP có hạn sử dụng trên ba tháng.
C. Ngày, tháng, năm đối với SP có hạn sử dụng dưới ba tháng.
D. Tháng, năm đối với SP có thời hạn sử dụng tốt nhất trên ba tháng.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 43: Cách ghi các chất phụ gia trên nhãn hiệu được quy định như sau:
A. Tên nhóm và mã số quốc tế của phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn.
B. Tên nhóm và mã số quốc tế của chất phụ gia.
C. Tên nhóm và tên chất phụ gia, lượng sử dụng.
D. Tên nhóm và tên mã số quốc tế của phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn, và ghi hàm
lượng.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 44: Có mấy nội dung ghi nhãn bắt buộc?
A. 9
B. 10
C. 8
D. 11
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 45: Nhãn phụ được yêu cầu gắn trên sản phẩm nào:
A. Sản phẩm thực phẩm nhập khẩu không ghi nhãn bằng ngôn ngữ của quốc gia nhập khẩu.
B. Sản phẩm thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào mà không ghi bằng tiếng Việt
C. Sản phẩm thực phẩm nhập khẩu ghi nhãn bằng ngôn ngữ của quốc gia nhập khẩu.
D. Sản phẩm thực phẩm xuất khẩu cần ghi nhãn phụ cho người tiêu dùng nước ngoài đọc.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 46: Đối với tên gọi của thực phẩm trong trường hợp chưa quy định thì sử dụng tên gọi
của thực phẩm đã được xác định trong tiêu chuẩn:
A. Codex hoặc ISO
B. Codex
C. ISO
D. Việt Nam
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.1`>]
[<br>]
MỨC 2
Câu 47: Kích thước của tên sản phẩm trình bày trên nhãn được qui định như thế nào?
A. Không bắt buộc
B. Bắt buộc
C. Tên sản phẩm lớn
D. Tên sản phẩm nhỏ
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 48: Các loại nguyên liệu được dùng để chế biến ra sản phẩm, được ghi theo thứ tự hàm
lượng sử dụng như thế nào
A. Từ cao đến thấp
B. Từ thấp đến cao
C. Nguyên liệu ghi trước phụ gia ghi sau
D. Phụ gia ghi trước nguyên liệu ghi sau
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 49: Phải liệt kê thành phần nguyên liệu của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm được chế
tạo từ mấy thành phần trở lên?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Từ bốn trở lên
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 50: Sản phẩm sẽ không có giá trị thương phẩm nếu thiếu yếu tố nào sau đây?
A. Nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu không ghi đúng qui cách.
B. Hình ảnh minh họa cho sản phẩm.
C. Nhãn phụ hoặc công ty phân phối.
D. Hình ảnh minh họa và logo của công ty.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 51: Kích thước của nhãn phụ như thế nào so với nhãn chính?
A. Nhỏ hơn.
B. Lớn hơn.
C. Bằng với nhãn chính.
D. Nhỏ hơn và được ghi bằng ngôn ngữ Việt.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 52: Mục đích của nhãn phụ là gì?
A. Thông báo cho khách hàng biết về công ty nhập khẩu hoặc công ty phân phối thực phẩm và
cũng nhằm quy trách nhiệm chất lượng hàng hóa công ty nhập khẩu, phân phối hàng.
B. Thông báo cho khách hàng biết về công ty nhập khẩu thực phẩm và cũng nhằm quy trách
nhiệm chất lượng hàng hóa công ty nhập khẩu, phân phối hàng.
C. Thông báo cho khách hàng biết về công ty phân phối thực phẩm và cũng nhằm quy trách
nhiệm chất lượng hàng hóa công ty phân phối hàng.
D. Thông báo cho khách hàng biết về công ty nhập khẩu hoặc công ty phân phối thực phẩm.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 53: Thành phần nguyên liệu của bánh ngọt được ghi theo hàm lượng từ cao đến thấp như
thế nào?
A. Bột mì, trứng, đường, nho khô, bơ, sữa.
B. Trứng, bột mì, đường, nho khô, bơ, sữa.
C. Trứng, đường, nho khô, bơ, sữa.
D. Phụ gia, bột mì, đường, nho khô, bơ, sữa.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 54: Điền vào chỗ trống
“Trường hợp chất của các gia vị thực phẩm như ……………….thì trên bao bì không có mục
thành phần nguyên liệu vì chúng là một hợp chất hóa học có độ tinh khiết rất cao”. A. Đường,
muối, bột ngọt.
B. Đường, muối, acid citric.
C. Acid citric, muối, bột ngọt.
D. Muối, bột ngọt, tinh bột.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 55: Điền vào chỗ trống
“Mỗi sản phẩm đều phải ghi ………để có thể nhận biết về thời điểm sản xuất lô hàng thực
phẩm đó, nhằm có thể nhận biết sản phẩm của công ty sản xuất và xem xét nguyên nhân gây
sai lỗi, quy trách nhiệm trong lúc sản xuất, nếu bị khiếu kiện về chất lượng sản phẩm bởi
khách hàng”.
A. Ký hiệu mã lô hàng
B. Ký hiệu hàng hóa
C. Ký hiệu đặc biệt của công ty.
D. Ký hiệu mã công ty.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 56: Cho hình vẽ sau:

Biểu tượng này thể hiện nội dung gì?


A. Thực phẩm chiếu xạ
B. Thực phẩm ăn kiêng
C. Thực phẩm cao cấp
D. Thực phẩm giá rẻ
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 57: Yêu cầu đối với số đăng ký chất lượng của sản phẩm là
A. Không bắt buộc ghi trên nhãn
B. Bắt buộc ghi trên nhãn
C. Ghi ở vị trí dễ thấy nhất
D. Ghi ở góc phải của nhãn
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 58: Mã số mã vạch có nguồn gốc từ nước nào?
A. Mỹ
B. Anh
C. Pháp
D. Ý
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 59: Các loại mã số, mã vạch tiêu chuẩn đang được áp dụng hiện nay:
A. EAN (EAN – 8, EAN – 13), ITF – 14, UCC/EAN – 28
B. EAN (EAN – 8, EAN – 13)
C. EAN (EAN – 8, EAN – 13), UCC/EAN – 28
D. EAN (EAN – 8), ITF – 14, UCC/EAN – 28
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 60: Nước tinh khiết cùng chất lượng, cùng công ty sản xuất, loại sản phẩm 250ml và
1000ml thì sẽ mang mã số, mã vạch như thế nào?
A. Khác nhau
B. Giống nhau
C. Tùy vào công ty qui định
D. Cả A, B, C sai
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 61: Các phương pháp nào thường được dùng để in mã số mã vạch lên sản phẩm?
A. In đồng thời với khi in nhãn hiệu bao bì.
B. In lên giấy rồi dán lên sản phẩm.
C. In phun hàng loạt mã số mã vạch bằng một thiết bị chuyên dùng lên sản phẩm đã được
đóng bao bì
D. In sau khi in xong nãn hiệu bao bì
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 62: Mã số mã vạch EAN-13 có cấu tạo như thế nào?
A. Mã quốc gia+ mã doanh nghiệp+ mã mặt hàng+ số kiểm tra.
B. Mã doanh nghiệp+ mã quốc gia+ mã mặt hàng+ số kiểm tra.
C. Mã quốc gia+ mã mặt hàng+ mã doanh nghiệp+ số kiểm tra.
D. Mã quốc gia+ mã doanh nghiệp+ mã mặt hàng.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 63: Mã số mã vạch EAN-8 có cấu tạo như thế nào?
A. Mã quốc gia + mã mặt hàng+ số kiểm tra.
B. Mã quốc gia+ mã doanh nghiệp+ số kiểm tra.
C. Mã quốc gia+ mã doanh nghiệp+ mã mặt hàng.
D. Mã doanh nghiệp+ mã mặt hàng+ số kiểm tra.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.2`>]
[<br>]
MỨC 3
Câu 64: Thực phẩm chế biến đã được đóng bao bì kín, được chắn ánh sáng và được thanh
trùng hoặc tiệt trùng đúng quy định, có thể bị biến đổi chất lượng, hư hỏng do:
A. Bao bì gây nhiễm.
B. Vi sinh vật.
C. Môi trường bên ngoài như không khí, nước, ánh sáng.
D. Côn trùng, đất bụi.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 65: Dấu hiệu ® viết nhỏ phía trên bên phải của thương hiệu, trên nhãn hiệu hàng hóa, có
ý nghĩa gì?
A. Chỉ sự độc quyền sử dụng tên và kiểu dáng của thương hiệu có mang dấu hiệu ®.
B. Được độc quyền tên thương hiệu của một công ty.
C. Sự dành độc quyền nhãn hiệu của một sản phẩm.
D. Dấu hiệu độc quyền tên và kiểu dáng sản phẩm.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 66: Loại mã số mã vạch nào sau đây dùng cho sản phẩm bán lẻ:
A. EAN-13, EAN-8.
B. ITF - 14, UCC/EAN - 28.
C. EAN-8, UCC/EAN - 28.
D. ITF - 14, EAN-13.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 67: Tính số kiểm tra cho mã số 893456501001C
A. C=8
B. C=5
C. C=7
D. C=4
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 68: Trong chế biến phomat, có thể sử dụng các chất tạo nhũ natripolyphosphat và dikali
diphosphat, chúng được ghi nhãn như sau:
A. Chất tạo nhũ: natripolyphosphat và dikali diphosphat hoặc chất tạo nhũ: (452i) và (450iv)
B. Chất tạo nhũ: natripolyphosphat và dikali diphosphat và chất tạo nhũ: (452i) và (450iv)
C. Chất tạo nhũ: natripolyphosphat và dikali diphosphat
D. Chất tạo nhũ: (452i) và (450iv)
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 69: Sản phẩm cá mòi sốt cà chua thì thành phần nguyên liệu được ghi như sau:
A. Cá mòi, nước sốt (cà chua, muối, đường, bột ngọt).
B. Nước sốt (cà chua, muối, đường, bột ngọt), cá mòi.
C. Cá mòi, cà chua, muối, đường, bột ngọt.
D. Cà chua, muối, đường, bột ngọt, cá mòi.
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 70: Nội dung ghi nhãn bắt buộc nhằm thông tin và giới thiệu sản phẩm với người tiêu
dùng, gồm các nội dung theo Nghị định số:
A. 89/2006/NĐ-CP
B. 88/2006/NĐ-CP
C. 90/2006/NĐ-CP
D. 91/2006/NĐ-CP
[<O A =`A` C=`C2` D=`0.3`>]
[<br>]
Chương 3: VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ
MỨC 1
Câu 71: Ưu điểm của bao bì giấy?
A. Tính bền cơ học, nhẹ, dễ phân hủy, tái sinh dễ dàng, không gây ô nhiễm môi trường.
B. Nhẹ, dễ phân hủy, tái sinh dễ dàng, gây ô nhiễm môi trường.
C. Dễ dàng vận chuyển, nhẹ, không tái chế, không gây ô nhiễm môi trường.
D. Dễ rách, hút ẩm tốt, dễ phân hủy, tái sinh dễ dàng, không gây ô nhiễm môi trường.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 72: Khuyết điểm của bao bì giấy?
A. Dễ rách, thấm nước, thấm khí, tính dễ xé rách càng cao khi hàm ẩm càng cao.
B. Dễ rách, thấm nước, thấm khí, tính dễ xé rách càng cao khi hàm ẩm càng thấp.
C. Kém bền, hút ẩm, dễ phân hủy, gây ô nhiễm môi trường.
D. Dễ rách, hút ẩm tốt, dễ phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 73: Độ ẩm cho phép đảm bảo tính bền của bao bì giấy:
A. 6 ÷ 7%
B. 8 ÷ 10%
C. 5 ÷ 7%
D. 9 ÷ 10%
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 74: Bao bì giấy thường là dạng:
A. Bao bì hở
B. Bao bì kín
C. Bao bì thường
D. Cả A, B, C sai
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 75: Giấy có thể làm từ nguyên liệu gì?
A. Rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân mềm, gỗ thân cứng.
B. Gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân mềm, gỗ thân cứng.
C. Rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân mềm.
D. Rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, gỗ thân mềm, gỗ thân cứng.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 76: Các chai lọ thủy tinh được thổi trong mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
MỨC 2
Câu 77: Có mấy cách phân loại bao bì kim loại:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 78: Phân loại bao bì kim loại theo vật liệu bao bì bao gồm:
A. Bao bì kim loại thép mạ thiếc, bao bì kim loại thép mạ crôm, bao bì kim loại nhôm.
B. Bao bì kim loại thép mạ thiếc, bao bì kim loại thép mạ đồng, bao bì kim loại nhôm.
C. Bao bì kim loại thép mạ thiếc, bao bì kim loại thép mạ crôm, bao bì kim loại kẽm.
D. Bao bì kim loại thép mạ thiếc, bao bì kim loại thép mạ bạc, bao bì kim loại nhôm.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 79: Giấy kraft làm bao bì là loại:
A. Giấy màu hơi nâu
B. Giấy màu hơi trắng
C. Giấy màu hơi ngà
D. Giấy màu hơi xám
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 80: Đối với những lọ chai thủy tinh thì độ dày thành chai và đáy chai như thế nào?
A. Đồng đều nhau
B. Không đồng đều
C. Thành chai dày hơn đáy chai
D. Đáy chai dày hơn thành chai
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 81: Không thể dùng bao bì thủy tinh để chứa:
A. HF và kiềm đậm đặc
B. HF và acid
C. Kiềm đậm đặc
D. HF
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 82: Để tránh việc bể chai thủy tinh thì nhiệt độ giữa mặt trong và mặt ngoài không chênh
lệch quá:
A. 40oC
B. 50oC
C. 30oC
D. 60oC
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 83: Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái theo sự tăng giảm nhiệt độ như thế nào?
A. Thuận nghịch.
B. Bất thuận nghịch.
C. Không phụ thuộc nhiệt độ.
D. Trơ với nhiệt độ.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 84: Tính chất chung của bao bì kim loại:
A. Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển, đảm bảo độ kín trong thời gian dài, ngăn cản sự xuyên thấu
của ánh sáng, truyền nhiệt và chịu được nhiệt độ cao, giá trị cảm quan.
B. Nặng, thuận lợi cho vận chuyển, đảm bảo độ kín trong thời gian dài, ngăn cản sự xuyên
thấu của ánh sáng, truyền nhiệt và chịu được nhiệt độ cao, giá trị cảm quan.
C. Nhẹ, khó cho việc vận chuyển, đảm bảo độ kín trong thời gian dài, ngăn cản sự xuyên thấu
của ánh sáng, truyền nhiệt và chịu được nhiệt độ cao, giá trị cảm quan.
D. Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển, không đảm bảo độ kín trong thời gian dài, ngăn cản sự
xuyên thấu của ánh sáng, truyền nhiệt và chịu được nhiệt độ cao, giá trị cảm quan.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 85: Ưu điểm của bao bì thủy tinh:
A. Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường, trong suốt, bền hóa cao, không thấm khí
và hơi.
B. Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường, dẫn nhiệt tốt, bền hóa cao, không thấm
khí và hơi.
C. Tái sinh dễ dàng gây ô nhiễm môi trường, dẫn nhiệt tốt, trong suốt, bền hóa cao, không
thấm khí và hơi.
D. Tái sinh dễ dàng gây ô nhiễm môi trường, dẫn nhiệt tốt, trong suốt, không thấm khí và hơi.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 86: Trong quá trình tráng bề mặt giấy để chống thấm bằng sáp hoặc parafin thì sáp và
parafin được nấu chảy và duy trì ở nhiệt độ nào?
A. 60oC
B. 70oC
C. 50oC
D. 65oC
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 87: Chất lượng giấy thành phẩm được quyết định bởi yếu tố nào?
A. Nguyên liệu gỗ ban đầu đó là chiều dài của mạch cellulose
B. Nguyên liệu mà công ty sử dụng để làm giấy
C. Trình độ sản xuất của công ty làm giấy
D. A, B, C sai
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 88: Tính dễ bể của thủy tinh có thể cải thiện bằng cách:
A. Tăng độ dày và sử dụng lớp phủ
B. Tăng độ dày và bổ sung các oxit kim loại
C. Bổ sung các oxit kim loại
D. Tăng độ dày
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 89: Điền vào chỗ trống
“Thép mạ thiếc có thành phần chính là……..”.
A. Sắt
B. Nhôm
C. Kẽm
D. Thiếc
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 90: Bao bì plastic PE bao gồm:
A. LDPE, LLDPE, MDPE, HDPE
B. LDPE, LLDPE, MDPE
C. LDDE, LLDPE, MDPE, HDPE
D. LDPE, LLDPE, HDPE
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
Câu 91: Cấu trúc của hộp tetrabrik gồm có mấy lớp?
A. 7
B. 8
C. 5
D. 6
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.1`>]
[<br>]
MỨC 2
Câu 92: Loại bao bì plastic nào không thể chống thấm dầu mỡ:
A. LDPE và LLDPE.
B. LDPE và HDPE.
C. MDPE và LLDPE.
D. MDPE và HDPE.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 93: Tại sao giấy bìa gợn sóng có độ bền cao hơn giấy thường?
A. Do đặc trưng về nguyên liệu, công nghệ và cấu tạo gợn sóng
B. Công nghệ chế tạo
C. Không tẩy trắng
D. Có lớp gợn sóng
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 94: Thủy tinh cản quang màu xanh lá cây đậm có chứa oxyt kim loại nào?
A. Cr2O3, CuO, V2O3, Fe2O3
B. Cr2O3, MnO, V2O3, Fe2O3
C. Cr2O3, CuO, NiO, Fe2O3
D. Cr2O3, MnO, NiO, Fe2O3
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 95: Các loại miệng chai thủy tinh cơ bản
A. Miệng ren, miệng đai, miệng mũ
B. Miệng ren, miệng mũ, miệng crow
C. Miệng mũ, miệng đai, miệng crow
D. Miệng ren, miệng đai, miệng to
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 96: Chai thủy tinh có nắp miệng ren phù hợp đối với sản phẩm nào:
A. Chất lỏng không có áp lực khí như khí CO2 hoặc chỉ có áp lực riêng phần của ethanol trong
sản phẩm rượu màu có độ cồn ≤ 40o.
B. Chất lỏng không có áp lực khí như khí CO2 hoặc chỉ có áp lực riêng phần của ethanol trong
sản phẩm rượu màu có độ cồn ≥ 40o.
C. Chất lỏng không có áp lực khí như khí O2 hoặc chỉ có áp lực riêng phần của ethanol trong
sản phẩm rượu màu có độ cồn ≤ 40o.
D. Chất lỏng không có áp lực khí như khí CO2 hoặc chỉ có áp lực riêng phần của ethanol trong
sản phẩm rượu màu có độ cồn < 40o.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 97: Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết định bởi những yếu tố:
A. Thành phần nguyên liệu, công nghệ chế tạo và cấu tạo hình dạng bao bì
B. Thành phần nguyên liệu, cấu tạo hình dạng bao bì
C. Công nghệ chế tạo và cấu tạo hình dạng bao bì
D. Thành phần nguyên liệu và qui trình sản xuất của công ty
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 98: Nếu độ dày của thành chai không đồng đều thì dưới tác dụng của lực sẽ xuất hiện
hiện tượng nào?
A. Vỡ chai
B. Nứt chai
C. Không có hiện tượng nào
D. A, B, C sai
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 99: Đặc tính quang học của thủy tinh được thể hiện ở chức năng nào?
A. Hấp thụ ánh sáng và phản xạ ánh sáng
B. Hấp thụ ánh sáng
C. Phản xạ ánh sáng
D. Dẫn truyền ánh sáng
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 100: Cho hình vẽ sau:
Đây là biểu tượng của loại miệng chai nào?
A. Miệng ren
B. Miệng đai
C. Miệng mũ
D. Miệng crow
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 101: Cho hình vẽ sau:

Đây là biểu tượng của loại miệng chai nào?


A. Miệng đai
B. Miệng ren
C. Miệng mũ
D. Miệng crow
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 102: Cho hình vẽ sau:

Đây là biểu tượng của loại miệng chai nào?


A. Miệng mũ
B. Miệng ren
C. Miệng đai
D. Miệng crow
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 103: Chai thủy tinh có nắp miệng đai phù hợp đối với sản phẩm nào:
A. Để chứa các loại rượu vang, rượu champagn… có áp lực CO2 cao.
B. Để chứa các loại rượu vang, rượu champagn… có áp lực CO2 thấp.
C. Để chứa các loại rượu vang, rượu champagn không có áp lực CO2.
D. Chất lỏng không có áp lực khí như khí CO2 hoặc chỉ có áp lực riêng phần của ethanol trong
sản phẩm rượu màu có độ cồn ≤ 40o.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 104: Thủy tinh có màu đỏ có chứa:
A. CdS + Se, Au, Cu, UO3 + Sb2S3
B. CdS, CeO2 + TiO2
C. Co3O4, Cu2O + CuO
D. CeO2, TiO2, Fe2O3
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 105: Lon có thân dính liền với đáy là dạng lon:
A. 2 mảnh
B. 3 mảnh
C. 1 mảnh
D. 4 mảnh
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 106: Điền vào chỗ trống
“Lon………………..là loại thích hợp chứa các loại thực phẩm có tạo áp suất dư bên trong bao
bì như sản phẩm nước giải khát có chứa khí CO2 hoặc khí N2”.
A. 2 mảnh
B. 3 mảnh
C. 1 mảnh
D. 4 mảnh
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 107: Hư hỏng trong hình vẽ sau thuộc dạng hư hỏng gì?
A. Mối ghép hỏng
B. Móc thân quá ngắn
C. Móc thân quá dài
D. Móc nắp quá ngắn
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 108: Hộp kim loại đựng sữa bột làm bằng vật liệu gì?
A. Thép tráng thiếc
B. Thép tráng vec-ni
C. Nhôm tráng vecni
D. Thép tráng crôm
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 109: Mục đích của việc tạo gân cho hộp thép tráng thiếc là:
A. Tăng độ vững chắc cho bao bì sản phẩm có khối lượng lớn, tăng độ cứng vững cho bao bì
bằng thép mỏng, khối lượng nhỏ nhưng có chiều cao khá cao.
B. Tăng độ vững chắc cho bao bì sản phẩm có khối lượng lớn, giảm giá thành cho sản phẩm
do dùng thép mỏng nhưng vẫn tạo được sự cứng vững cho lon.
C. Tạo vẽ thẩm mỹ cho bao bì kim loại, tăng độ cứng vững cho bao bì bằng thép mỏng, khối
lượng nhỏ nhưng có chiều cao khá cao.
D. Tăng độ vững chắc cho bao bì sản phẩm có khối lượng nhỏ, tăng độ cứng vững cho bao bì
bằng thép mỏng, khối lượng nhỏ nhưng có chiều cao khá cao.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 110: Hư hỏng trong hình vẽ sau thuộc dạng hư hỏng gì?

A. Móc thân quá ngắn


B. Mối ghép thẳng
C. Móc thân quá dài
D. Móc nắp quá ngắn
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 111: Hư hỏng trong hình vẽ sau thuộc dạng hư hỏng gì?

A. Ép hỏng vùng mối hàn


B. Ép loe mí ở phía dưới
C. Gờ quá bén
D. Móc nắp quá ngắn
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 112: Hư hỏng trong hình vẽ sau thuộc dạng hư hỏng gì?

A. Ép loe mí ở phía dưới


B. Ép hỏng vùng mối hàn
C. Gờ quá bén
D. Móc nắp quá ngắn
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 113: Hư hỏng trong hình vẽ sau thuộc dạng hư hỏng gì?

A. Gờ quá bén
B. Mốc nắp quá ngắn
C. Ép hỏng vùng mối hàn
D. Ép loe mí ở phía dưới
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 114: Bao bì thép có thể bị khí H2S ăn mòn hóa học do:
A. Khí H2S sinh ra từ sự gia nhiệt tiệt trùng các thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt,
cá hoặc nguồn thực vật như tỏi.
B. Sự trầy xước lớp vec-ni ở mặt trong của hộp.
C. Khí H2S sinh ra từ sự thối rữa của thực phẩm.
D. Do hộp không được tráng lớp vec-ni.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 115: Hư hỏng trong hình vẽ sau thuộc dạng hư hỏng gì?

A. Móc thân quá dài.


B. Mối ghép thẳng.
C. Móc nắp quá dài.
D. Móc nắp quá ngắn.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 116: Hư hỏng trong hình vẽ sau thuộc dạng hư hỏng gì?

A. Móc nắp quá ngắn


B. Mối ghép thẳng.
C. Móc nắp quá dài.
D. Móc thân quá dài.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 117: Lon 3 mảnh thường được chế tạo bằng kim loại nào?
A. Thép tráng thiếc, thép.
B. Thép, nhôm.
C. Thép tráng thiếc, nhôm.
D. Thép mạ crôm, nhôm.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 118: Bao bì plastic dạng copolymer bao gồm:
A. EVA, EVOH, EAA, EBA, EMA, EMAA.
B. EVA, EVOH, EAA, EBA, EMA, EPS.
C. EVA, EVOH, EAA, EBA, EPS, EMAA.
D. EPS, EVOH, EAA, EBA, EMA, EMAA.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 119: Bao bì nhiều lớp có thể được chế tạo theo mấy phương pháp:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 120: Công dụng của màng HDPE trong cấu trúc của hộp tetrabrik:
A. Chống thấm nước, bảo vệ lớp in bằng giấy bên trong tránh bị trầy xướt.
B. Cho phép bao bì dễ hàn và tạo lớp trơ tiếp xúc với sản phẩm bên trong, chống thấm nước,
chất béo.
C. Có thể gấp nếp tạo hình dáng hộp, lớp này có độ cứng và dai chịu đựng được những va
chạm cơ học.
D. Ngăn chặn ẩm, ánh sáng, khí và hơi.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 121: Công dụng của màng copolymer của PE trong cấu trúc của hộp tetrabrik:
A. Lớp keo kết dính giữa giấy kraft và màng nhôm
B. Ngăn chặn ẩm, ánh sáng, khí và hơi
C. Trang trí và in nhãn
D. chống thấm nước, bảo vệ lớp in bằng giấy
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 122: Homopolymer cấu tạo từ mấy loại monomer:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 123: Copolymer cấu tạo từ mấy loại monomer:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 124: Terpolymer cấu tạo từ mấy loại monomer:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 125: Theo quyết định số 02/2005/QĐ-BYT thì loại plastic nào cho sản sản phẩm nước
quả, nước giải khát có CO2, nước tinh khiết có thể tích nhỏ hơn 10 lít thì không được tái sử
dụng?
A. PET
B. OPP
C. PA
D. PE
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
Câu 126: Bao bì thép mạ crôm do người nào đã nghiên cứu và chế tạo ra:
A. Người Nhật
B. Người Anh
C. Người Pháp
D. Người Ý
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.2`>]
[<br>]
MỨC 3
Câu 127: Công dụng của màng LLDPE trong cấu trúc của hộp tetrabrik:
A. Cho phép bao bì dễ hàn và tạo lớp trơ tiếp xúc với sản phẩm bên trong, chống thấm nước,
chất béo.
B. Chống thấm nước, bảo vệ lớp in bằng giấy bên trong tránh bị trầy xướt.
C. Có thể gấp nếp tạo hình dáng hộp, lớp này có độ cứng và dai chịu đựng được những va
chạm cơ học.
D. Lớp keo kết dính giữa giấy kraft và màng nhôm.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 128: Cho hình vẽ sau:
Hãy liệt kê tên những lớp màng theo thứ tự từ 1 đến 7 trong bao bì tetrabrik:
A. Màng HDPE, giấy in ấn, giấy kraft, màng copolymer của PE, màng nhôm, ionomer hoặc
copolymer của PE, LLDPE.
B. Màng HDPE, giấy in ấn, giấy kraft, màng nhôm, màng copolymer của PE, ionomer hoặc
copolymer của PE, LLDPE.
C. Màng HDPE, giấy kraft, giấy in ấn, màng copolymer của PE, màng nhôm, ionomer hoặc
copolymer của PE, LLDPE.
D. Màng HDPE, giấy in ấn, màng nhôm, giấy kraft, màng copolymer của PE, ionomer hoặc
copolymer của PE, LLDPE.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 129: Màng nhôm trong cấu trúc bao bì tetrapak có chức năng:
A. Ngăn chặn ẩm, ánh sáng khí và hơi một cách hiệu quả cho nơi có thể đâm thủng bằng ống
hút để uống.
B. Tạo độ mềm dẻo cho bao bì.
C. Tạo hình dáng cho cho hộp, chịu được những va chạm cơ học.
D. Tăng giá trị thẩm mỹ cho bao bì tetrapak.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 130: Điền vào chỗ trống
‘Nhiệt độ mềm dẻo của LDPE thấp hơn........, trong khi đối với LLDPE thì khoảng biến động
khá cao..........’.
A. 100oC , 95 ÷ 180oC
B. 95 ÷ 180oC, 100oC
C. 90oC , 95 ÷ 180oC
D. 100oC , 95 ÷ 150oC
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 131: Do kim loại Al có tính mềm dẻo cao, nhiệt độ nóng chảy cao, nên dạng lon, hộp
nhôm được chế tạo theo phương pháp:
A. Dập tạo hình, không hàn thân, mối ghép giữa thân và nắp thì được ghép bằng phương pháp
cơ học.
B. Không hàn thân, mối ghép giữa thân và nắp thì được ghép bằng phương pháp cơ học.
C. Dập tạo hình, hàn thân, mối ghép giữa thân và nắp thì được ghép bằng phương pháp cơ
học.
D. Dập tạo hình, hàn thân, chế tạo theo phương pháp của quá trình chế tạo lon 3 mảnh.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 132: Cho các lớp bao bì theo thứ tự từ ngoài vào trong như sau.
‘OPP – Chất kết dính – EVOH – Chất kết dính – LLDPE’
Hãy cho biết công dụng của từng lớp đó.
A. LLDPE hàn dán nhiệt thuận lợi, EVOH chống thoát hương, OPP để chống thấm O2, hơi
nước và nước bảo vệ cho lớp EVOH, có thể xé rách dễ dàng, in ấn tốt.
B. EVOH hàn dán nhiệt thuận lợi, LLDPE chống thoát hương, OPP để chống thấm O2, hơi
nước và nước bảo vệ cho lớp EVOH, có thể xé rách dễ dàng, in ấn tốt.
C. OPP hàn dán nhiệt thuận lợi, EVOH chống thoát hương, LLDPE để chống thấm O2, hơi
nước và nước bảo vệ cho lớp EVOH, có thể xé rách dễ dàng, in ấn tốt.
D. LLDPE hàn dán nhiệt thuận lợi, OPP chống thoát hương, EVOH để chống thấm O2, hơi
nước và nước bảo vệ cho lớp OPP, có thể xé rách dễ dàng, in ấn tốt.
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 133: Giấy dùng để bao gói trực tiếp bánh, giấy làm từ nguyên liệu rơm rạ dùng bao gói
các loại bánh có hạn sử dụng nhỏ hơn 5 ngày là loại giấy gì?
A. Giấy tráng parafin
B. Giấy tráng sáp
C. Giấy tráng nhựa
D. Giấy nhiều lớp
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 134: Loại thủy tinh nào sau đây có khả năng cản quang cao:
A. Thủy tinh màu vàng nâu (amber) và thủy tinh xanh lá cây
B. Thủy tinh màu xanh da trời và thủy tinh xanh lá cây
C. Thủy tinh màu vàng nâu (amber) và thủy tinh xanh da trời
D. Thủy tinh màu vàng nâu (amber) và thủy tinh màu đỏ tía
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>
Câu 135: Giấy kraft làm bao bì được xử lý bằng phương pháp gì?
A. Sulfat hóa
B. Sulphite
C. Tẩy trắng
D. Nhuộm màu
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 136: Thủy tinh không màu, ngăn cản tia UV có chứa oxyt kim loại nào?
A. CeO2, TiO2, Fe2O3
B. Cu2O, TiO2, Fe2O3
C. CdS, CeO2 + TiO2
D. MnO, MnO + Fe2O3
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 137: Thủy tinh xanh da trời có chứa oxyt lim loại nào?
A. Co3O4, Cu2O + CuO
B. Cu2O, TiO2, Fe2O3
C. CdS, CeO2 + TiO2
D. CdS + Se, Na2S
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 138: Thủy tinh màu tím đỏ, xanh lam+ đỏ có chứa oxyt lim loại nào?
A. Mn2O3, NiO
B. CeO2, TiO2
C. TiO2, Fe2O3
D. CdS + Se
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 139: Thủy tinh màu nâu có chứa oxyt lim loại nào?
A. MnO, MnO + Fe2O3, TiO2 + Fe2O3, MnO + CeO2
B. Cr2O3, Fe2O3 + Cr2O3 + CuO, V2O3
C. CdS + Se, Au, Cu, UO3 + Sb2S3
D. Co3O4, Cu2O + CuO
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
Câu 140: Thủy tinh có màu vàng có chứa oxyt kim loại nào?
A. CdS, CeO2 + TiO2
B. Co3O4, Cu2O + CuO
C. CeO2, TiO2, Fe2O3
D. CdS + Se, Au, Cu
[<O A =`A` C=`C3` D=`0.3`>]
[<br>]
PHIẾU TỔNG HỢP CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM
TÊN HỌC PHẦN: KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM MÃ HỌC PHẦN: TP1210
SỐ TÍN CHỈ: 2
GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN: HUỲNH THỊ HỒNG NHUNG

CHƯƠNG 1:

CÂU HỎI MỨC 1 CÂU HỎI MỨC 2 CÂU HỎI MỨC 3


CÂU ĐÁP ÁN
1 A CÂU ĐÁP
2 A ÁN CÂU ĐÁP ÁN
3 A 12 D 21 A 30 A
4 A 13 A 22 A
31 A
5 A 14 A 23 A 32 A
6 A 15 A 24 A 33 A
7 D 16 A 25 A 34 A
8 A 17 A 26 A 35 A
9 A 18 A 27 A 36 A
10 A 19 A 28 A
11 A 20 A 29 A

CHƯƠNG 2

CÂU HỎI MỨC 1 CÂU HỎI MỨC 2


CÂU ĐÁP ÁN
CÂU ĐÁP CÂU
37 A CÂU HỎI MỨC 3
ÁN
38 A 47 A 56 A
39 A 48 A 57 A CÂU ĐÁP ÁN
40 A 49 A 58 A 64 A
41 A 65 A
50 A 59 A
42 A 51 A 60 A 66 A
43 A 52 A 61 A 67 A
44 A 53 A 62 A 68 A
45 A 54 A 63 A 69 A
46 A 55 A 70 A
CHƯƠNG 3:

CÂU HỎI MỨC 1 CÂU HỎI MỨC 1 CÂU HỎI MỨC 1


CÂU ĐÁP CÂU CÂU ĐÁP CÂU CÂU ĐÁP CÂU
ÁN ÁN ÁN
71 A 81 A 91 A 109 A 127 A 134 A
72 A 82 A 92 A 110 A 128 A 135 A
73 A 83 A 93 A 111 A 129 A 136 A
74 A 84 A 94 A 112 A 130 A 137 A
75 A 85 A 95 A 113 A 131 A 138 A
76 A 86 A 96 A 114 A 132 A 139 A
77 A 87 A 97 A 115 A 133 A 140 A
78 A 88 A 98 A 116 A
78 A 89 A 99 A 117 A
80 A 90 A 100 A 118 A
91 A 101 A 119 A
102 A 120 A
103 A 121 A
104 A 122 A
105 A 123 A
106 A 124 A
107 A 125 A
108 A 126 A

Vĩnh Long, ngày 22 tháng 06 năm 2016

Phụ trách khoa Giáo viên phản biện Giáo viên biên soạn

Đặng Thanh Sơn Trần Minh Phúc Huỳnh Thị Hồng Nhung

Huỳnh Thị Phương Thảo

You might also like