You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỀ THI CUỐI KỲ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Quản Trị Sản Xuất 1


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Mã môn học: PRMA330806
Đề số/Mã đề:01 Đề thi có 02 trang.
NGÀNH KINH TẾ
Thời gian: 75 phút.
------------------------- Được phép sử dụng tài liệu giấy.

ĐÁP ÁN ĐỀ 01
Câu 1: ( 3 điểm)
Hãy đưa ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định “sản xuất” hay “mua” khi thiết
kế quy trình sản xuất. Cho ví dụ minh họa.
Sinh viên cần nêu các yếu tố sau:
1- Sản lượng hay số lượng cần sản xuất: Liên quan đến năng lực của các thiết bị sản xuất và
phương pháp sản xuất phù hợp. Do đó khi thiết kế quy trình sản xuất thì sản lượng sẽ ảnh
hưởng đến quyết định “sản xuất” hay “mua”, nếu sản xuất khối lớn (sản lượng lớn) thường
các doanh nghiệp sẽ sản xuất tất cả các chi tiết, ngược lại nếu sản xuất đơn chiếc các chi tiết
sử dụng không thường xuyên và số lượng ít nên doanh nghiệp thường chọn giải pháp “mua
ngoài” thay vì phải sản xuất. Khi đó quy trình sản xuất của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất máy bay, nếu doanh nghiệp sản xuất tất cả các chi tiết sẽ không
hiệu quả bằng “mua ngoài” một số các chi tiết của một số doanh nghiệp có uy tín và chuyên
sản xuất các chi tiết đó.
2- Chất lượng của sản phẩm: Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mong muốn chất lượng sản
phẩm của mình như thế nào, tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, mức độ phức tạp của
quy trình sản xuất sản phẩm, … sẻ ảnh hưởng đến quyết định “sản xuất” hoặc “mua” khi thiết
kế quy trình sản xuất.
Ví dụ: Công nghệ chế tạo vũ khí (Tên lửa, máy bay, …) cần đòi hỏi chất lượng và độ chính
xác tuyệt đối của sản phẩm, thường thì doanh nghiệp này sẽ sản xuất tất cả các chi tiết cho sản
phẩm mà không được phép “mua ngoài”.
3- Chi phí sản xuất: Doanh nghiệp sản xuất có lợi hơn hay mua ngoài có lợi hơn cho doanh
nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất quạt máy, nếu mua motor của doanh nghiệp khác về lắp ráp thì
giá thành sản phẩm sẽ cao hơn so với giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp tự sản xuất.

Câu 2: (3 điểm)
Hãy trình bày những nguyên tắc của sản xuất dây chuyền. Vì sao tính hoán đổi (lắp lẫn)
giữa các chi tiết lại mang ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất khối lớn? Giải thích?
Sinh viên cần trình bày sau:
1- Các nguyên tắc
Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang:1/6
- Nguyên tắc dòng công việc:
Nguyên tắc này đảm bảo cho dòng công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm di
chuyển đều đặn trong quá trình sản xuất
Tùy thuộc vào: đặc tính của dây chuyền, SP, công nghệ, ….
Hoạt động nhịp nhàng.
- Sử dụng hoán đổi giữa các công việc:
Việc cân bằng dây chuyền SX phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoán đổi giữa các công
việc với nhau
Để hoán đổi thuận tiện hơn người ta thường tiêu chuẩn hóa sản phẩm sản xuất.
- Nguyên tắc cực tiểu khoảng cách di chuyển:
Vị trí liên kết giữa các trạm làm việc liên tiếp
Cố định đường đi của bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, bởi vì nó ít linh hoạt
cho nhiều dạng sản phẩm cũng như công nghệ
- Chia nhỏ công đoạn:
Việc phân chia các công đoạn, bước công việc, phân chia lao động là một chỉ số quan
trong trong sản xuất dây chuyền
2- Việc lắp lẫn (hoán đổi) trong sản xuất dây chuyền có một đặc điểm quan trọng là tính kinh
tế quy mô cao nhờ vào sản xuất với sản lượng lớn, người ta tiêu chuẩn hóa với độ chính xác
cao, khả năng sản xuất những chi tiết có những đặc tính giống nhau như chiều dài, đường
kính, dung sai, nguyên vật liệu…nhằm đảm bảo việc có thể lắp lẫn các chi tiết này khi lắp ráp
các sản phẩm khác nhau.
Câu 3: (4 điểm)
Quan hệ tiên quyết và thời gian công việc thành phần của quy trình lắp ráp sản phẩm từ 10
công việc thành phần được cho trong bảng sau:

Công việc thành phần Thời gian gia công (phút) Công việc ngay trước nó
1 0.5 /
2 0.3 1
3 0.8 1
4 0.2 2
5 0.1 2
6 0.6 3
7 0.4 4, 5
8 0.5 3, 5
9 0.3 7, 8
10 0.6 6, 9

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang:2/6


a. Xây dựng biểu đồ tiên quyết của tất cả các công việc

0.2 b.
0.4
4
0.3
7
2 0.1 0.3

5 9
0.5 0.5 0.6
1
1 8 0

0.8

3
0.6

6
Nếu chu kỳ sản xuất TC = 1 phút, xác định số trạm làm việc bé nhất theo lý thuyết với mục
tiêu là cực tiểu hóa thời gian lãng phí.
TC=1 phút
T
TC = Q

n n
Q. ti  ti = (0.5  0.3  0.8  0.2  0.1  0.6  0.4  0.5  0.3  0.6)
Nmin = i 1 = i 1 =
1
T TC
4.3
Vậy số trạm làm việc bé nhất theo lý thuyết sẽ là 5 trạm.
(Sinh viên có thể dùng các phương pháp khác để xác định số trạm làm việc)
c. Xác định tỷ lệ thời gian lãng phí.
n

TTB=  ti =
i 1
(0.5  0.3  0.8  0.2  0.1  0.6  0.4  0.5  0.3  0.6)
=
4.3
5 5
N
TC  TB 1  4 .3 / 5
L= %= % = 14%
TC 1

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang:3/6


ĐÁP ÁN ĐỀ 02
Câu 1: (3 điểm)
Hãy nêu một số đặc điểm của hệ thống sản xuất đơn chiếc, nhận xét về ưu điểm và
nhược điểm của hệ thống? Hãy nêu một vài sản phẩm/dịch vụ trong sản xuất đơn chiếc?
Sinh viên cần trình bày sau:
1. Đặc điểm của hệ thống sản xuất đơn chiếc
- Sản lượng ít
- Tính tiêu chuẩn hóa của sản phẩm kém
- Chu kỳ lặp lại thường rất dài
- Sản xuất theo nhu cầu của khách hàng
2. Ưu điểm
- Phù hợp với các dạng sản xuất: dự án xây dựng, nghiên cứu, máy bay, trạm không lưu, …
- Sản xuất theo yêu cầu của khách hàng
- Một số loại sản phẩm có nhu cầu thấp chúng ta không thể áp dụng những hệ thống sản
xuất khác.
- Hệ thống sản xuất đơn chiếc ngày nay được tổ chức chuyên môn hơn, bài bản hơn để sản
xuất một số loại sản phẩm đặc biệt.
3. Nhược điểm
- Sản lượng ít
- Thời gian sản xuất trong hệ thống thường rất dài
- Chi phí sản xuất trong hệ thống thường rất lớn
- Thiết bị dụng cụ đa năng không chuyên biệt
- Kỹ năng của công nhân đòi hỏi phải cao và đa năng
4. Một số sản phẩm trong sản xuất đơn chiếc
- Máy bay, tên lửa, …

Câu 2: (3 điểm)
Hãy nêu một số đặc điểm chung của một quy trình kiểm soát tốt. Những nguyên nhân
nào có thể dẫn đến thất bại trong kiểm soát? Nêu ví dụ cụ thể (về một Doanh nghiệp mà
Anh/Chị biết)
Sinh viên cần trình bày sau:
1. Những đặc điểm chung của một quy trình kiểm soát tốt
- Kế hoạch thực hiện: có kế hoạch cụ thể, thường xuyên duy trì việc ghi chép kết quả
thực hiện thực tế, sau đó so sánh đánh giá căn cứ vào kế hoạch để đưa ra những thay đổi cho
phù hợp.

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang:4/6


- Chuẩn mực của những quy định kiểm soát tốt để phân tích hay thiết kế các hệ thống
kiểm soát: đơn giản, ít tốn kém, thông tin chính xác và kịp thời, linh hoạt, cho phép quản lý có
trọng điểm, buộc phải lập kế hoạch và điều chỉnh.
- Kiểm soát sản xuất và lao động: Phải thừa nhận sự cần thiết của kiểm soát, chấp
nhận hệ thống, Đào tạo và huấn luyện, công nhận và khen thưởng
2. Những nguên nhân dẫn đấn thất bại trong kiểm soát
- Kế hoạch không phù hợp
- Nhân viên vận hành: Nhân viên không đủ trình độ, thường xuyên phạm sai lầm,
không được huấn luyện chu đáo, không hiểu nhiệm vụ của mình, không được giới thiệu về hệ
thống kiểm soát.
- Dữ liệu cơ bản: số liệu không chính xác sẽ dẫn đến kết quả thực hiện yếu kém
- Chi phí cho hệ thống kiểm soát không hợp lý
3. Sinh viên nêu ví dụ về một doanh nghiệp cụ thể.

Câu 3: (4 điểm)
Quan hệ tiên quyết và thời gian công việc thành phần của quy trình lắp ráp sản phẩm từ 10
công việc thành phần được cho trong bảng sau:

Công việc thành phần Thời gian gia công (phút) Công việc ngay trước nó
1 0.5 /
2 0.3 1
3 0.8 1
4 0.2 2
5 0.1 2
6 0.6 3
7 0.4 4, 5
8 0.5 3, 5
9 0.3 7, 8
10 0.6 6, 9

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang:5/6


a. Xây dựng biểu đồ tiên quyết của tất cả các công việc

0.2 b.
0.4
4
0.3
7
2 0.1 0.3

5 9
0.5 0.5 0.6
1
1 8 0

0.8

3
0.6

6
Nếu chu kỳ sản xuất TC = 1 phút, xác định số trạm làm việc bé nhất theo lý thuyết với mục
tiêu là cực tiểu hóa thời gian lãng phí.
TC=1 phút
T
TC = Q

n n
Q. ti  ti = (0.5  0.3  0.8  0.2  0.1  0.6  0.4  0.5  0.3  0.6)
Nmin = i 1 = i 1 =
1
T TC
4.3
Vậy số trạm làm việc bé nhất theo lý thuyết sẽ là 5 trạm.
(Sinh viên có thể dùng các phương pháp khác để xác định số trạm làm việc)
c. Xác định tỷ lệ thời gian lãng phí.
n

TTB=  ti =
i 1
(0.5  0.3  0.8  0.2  0.1  0.6  0.4  0.5  0.3  0.6)
=
4.3
5 5
N
TC  TB 1  4 .3 / 5
L= %= % = 14%
TC 1

Ngày … tháng … năm 2016

Thông qua Trưởng ngành

(ký và ghi rõ họ tên)

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang:6/6

You might also like