You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------

BÀI CÁO CUỐI KỲ


ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
ĐỐI VỚI GIÀY FAKE (GIẢ)
GVHD : VÕ HỒNG TÂM
MÔN : NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHÓM : NHÓM 2 _ RMD3001
1. NGUYỄN THỊ HỒNG
2. NGUYỄN THỊ DIỄM
3. NGUYỄN THỊ MỸ NGÂN
4. MAI VĂN CHƯƠNG
5. NGUYỄN THỊ THU HỒNG
6. NGUYỄN NGỌC CHIÊU TRÂN
7. ĐỖ VĂN NGHĨA
8. HOÀNG THỊ NGHĨA

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 07 năm 2020


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG.............................................................................8

1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................8

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................9

1.3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................9

1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................10

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................10

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................10

1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................10

1.6. Bố cục đề tài...................................................................................................11

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..........................12

2.1. Tổng quan đề tài nghiên cứu..........................................................................12

2.1.1. Các lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu................................................12

2.2. Các nghiên cứu liên quan...............................................................................13

2.2.1. Nghiên cứu “Tìm hiểu về tiêu dùng hàng Fake”, Asia Pacific Journal of
Marketing and Logistics, Tang, F., Tian, V.-I. and Zaichkowsky, J. (2014).........13

2.2.2. Nghiên cứu: “Các loại sản phẩm và mô tả sơ lược động lực của người tiêu
dùng có liên quan đến hàng Fake không?”, Journal of Product & Brand
Management, André Le Roux, Marinette Thébault, Yves Roy.............................13

2.2.3. Nghiên cứu: “Phân tích nhu cầu đối với hàng Fake ”, Journal of Fashion
Marketing and Management, Norum, P.S. and Cuno, A. (2011)..........................14

2.3. Các giả thuyết nghiên cứu..............................................................................14

2.4. Mô hình nghiên cứu........................................................................................16

2.5. Mối quan hệ giữa các biến..............................................................................17

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................18

3.1 Tiến trình nghiên cứu.....................................................................................18

3.2 Thiết kế thang đo lường..................................................................................18

2
3.3 Chọn mẫu.......................................................................................................19

3.3.1. Kích thước mẫu...........................................................................................19

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu...............................................................................20

3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu......................................................................20

3.4. Phân tích dữ liệu thu thập được.........................................................................20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................21

4.1. Mô tả dữ liệu thu thập được............................................................................21

4.1.1. Nhân tố Đánh giá đạo đức.......................................................................22

4.1.2. Nhân tố Niềm tin về lợi ích......................................................................23

4.1.3. Nhân tố niềm tin về rủi ro........................................................................24

4.1.4. Nhân tố Thái độ đối với giày Fake...........................................................25

4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo...................................26

4.2.1. Thang đo Đánh giá đạo đức.....................................................................26

4.2.2. Thang đo Niềm tin về lợi ích...................................................................26

4.2.3. Thang đo Niềm tin về rủi ro.....................................................................27

4.2.4. Thang đo Thái độ đối với giày Fake.......................................................27

4.2.5. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach’s Alpha..................27

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................................28

4.3.1. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập............................................28

4.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc..............................................31

4.3.3. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố (EFA)........................33

4.4. Kiểm định mô hình và các giả thuyết.............................................................33

4.4.1. Phân tích tương quan Pearson..................................................................33

4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính....................................................................34

4.5. Phân tích sự khác biệt về gía trị trung bình “Thái độ đối với giày Fake ” giữa
các nhóm đặc điểm nhân khẩu học...........................................................................40

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................44

3
5.1. Kết luận.............................................................................................................44

5.2. Kiến nghị...........................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Đồ thị mô tả mô tả giá trị trung bình nhân tố Đánh giá đạo đức.....................23
Hình 2. Đồ thị mô tả mô tả giá trị trung bình nhân tố niềm tin về lợi ích....................24
Hình 3. Đồ thị mô tả mô tả giá trị trung bình nhân tố Niềm tin về rủi ro.....................25
Hình 4. Đồ thị mô tả mô tả giá trị trung bình nhân tố thái độ đối với giày Fake..........25
Hình 5. Phân phối của phần dư trong mô hình............................................................36
Hình 6. Đồ thị tán( Scatterplot) của phần dư trong mô hình........................................38

5
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.....................................................................22


Bảng 2. Mô tả nhân tố Đánh giá đạo đức....................................................................22
Bảng 3. Mô tả nhân tố Niềm tin về lợi ích...................................................................23
Bảng 4. Mô tả nhân tố Niềm tin về rủi ro....................................................................24
Bảng 5. Mô tả nhân tố Thái độ đối với giày Fake........................................................25
Bảng 6. Độ tin cậy thang đo Đánh giá đạo đức............................................................26
Bảng 7. Độ tin cậy thang đo Niềm tin về lợi ích..........................................................26
Bảng 8. Độ tin cậy thang đo Niềm tin về rủi ro...........................................................27
Bảng 9. Độ tin cậy thang đo Thái độ đối với giày Fake...............................................27
Bảng 10. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach’s Alpha.......................28
Bảng 11. Ma trận xoay nhâ tố trong mô hình..............................................................29
Bảng 12. Ma trận xoay nhân tố trong mô hình lần cuối...............................................29
Bảng 13. Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát..............................................30
Bảng 14. Phương sai trích của các nhân tố trong mô hình...........................................30
Bảng 15. Hệ số tải của các nhân tố trong mô hình.......................................................31
Bảng 16. Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc............................................................31
Bảng 17. Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát..............................................32
Bảng 18. Phương sai trích của nhân tố phụ thuộc........................................................32
Bảng 19. Hệ số tải của các nhân tố trong mô hình.......................................................33
Bảng 20. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố (EFA).............................33
Bảng 21. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập..........................34
Bảng 22. Kiểm định sự tồn tại của mô hình.................................................................35
Bảng 23. Kiểm định giả thuyết phần dư có phân phối chuẩn.......................................35
Bảng 24. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.....................................37
Bảng 25. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất trong mô hình..............37
Bảng 26.Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình......................................38
Bảng 27. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy...................................................39
Bảng 28. Bảng kết quả hồi quy....................................................................................39
Bảng 29. Hệ số beta chuẩn hóa của các nhân tố trong mô hình...................................40
Bảng 30. Kết quả phân tích ANOVA và T-TEST........................................................41

6
Bảng 31. So sánh các nhóm trong biến “loại giày mua” về giá trị trung bình đánh giá
về “Thái độ đối với giày Fake ”...................................................................................42
Bảng 32. So sánh các nhóm trong biến tần suất mua về giá trị trung bình đánh giá về
thái độ đối với giày Fake .............................................................................................43

7
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, đi cùng với cuộc sống ngày càng hiện đại thì thời trang cũng đóng một
vai trò thiết yếu. Con người có xu hướng quan tâm đến yếu tố thời trang hơn bởi
thông qua thời trang họ có thể thể hiện cá tính, địa vị hay sự lịch sự của bản thân. Các
sản phẩm thời trang bao gồm: quần áo, túi sách, phụ kiên, giày dép....với mẫu mã và
kiểu dáng đa dạng. Đặc biệt, thời trang Fake là chủ đề nóng luôn được sự quan tâm từ
nhiều người. Theo một số nghiên cứu cho rằng, hàng Fake được định nghĩa là bản sao
được sao chép giống hệt với các mặt hàng hợp pháp, bao gồm bao bì, nhãn hiệu và
nhãn mác (Kay, 1990, July 7). Sức hấp dẫn của chúng đối với người tiêu dùng rõ ràng
là chúng trông giống như hàng thật, nhưng chỉ tốn một phần nhỏ chi phí so với giá
gốc(Rath, 2008). Sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng Fake gây ra các vấn đề kinh tế
và xã hội nghiêm trọng và làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản
phẩm được sản xuất hoặc có thương hiệu (Tom, Garibaldi, Zeng & Pilcher, 1998).
Giống như giới trẻ ở nhiều quốc gia, giới trẻ Việt Nam cũng đang sục sôi với thời
trang Fake (hàng nhái, giả hiê ̣u). Quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, trang sức Fake
được ưa chuô ̣ng ở mọi nơi. Những thương hiê ̣u càng nổi tiếng càng được quan tâm, và
xu hướng Fake nhiều hơn. Và giày Fake là một trong những sản phẩm thời gian phổ
biến được ưa chuộng hàng đầu. Với nhiều người, giày là một nguồn đam mê lớn đối
với họ, họ có thể chi môt khoản tiền lớn chỉ để mua một đôi giày mà họ muốn dù giá
cao ngất ngưỡng. Tuy nhiên, không phải ai đam mê cũng có đủ điều kiện để sắm cho
mình một tủ giày Real, điều này đã được các nhà kinh doanh thấu hiểu, những đôi giày
Fake bắt đầu xuất hiện và ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người
đặt biệt là giới trẻ.
Trên thực tế, sự xuất hiện của giày Fake đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều
người với nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí nó đã trở thành chủ đề gây tranh cãi
không hồi kết. Đối với những người chơi giày lâu năm, họ cho rằng việc sử dụng giày
Real là một hành động tôn trọng nhà thiết kế, tôn trọng chất xám và thể hiện đẳng cấp
của người chơi giày. Tuy nhiên, một số khác thì cho rằng, việc chi quá nhiều tiền cho
một đôi giày là tốn kém trong khi những đôi giày Fake có mẫu mã tương tự nhưng giá
thấp hơn, có thể tiết kiêm được số tiền đầu tư vào những vấn đề khác. Mặt khác, sự có
mặt của giày Fake đã mang lại những hậu quả nghiêm trọng tới doanh thu của các

8
thương hiệu giày Real đã và đang chú trọng vào việc phát triển sản phẩm, mong muốn
cung cấp những sản phẩm tốt nhất đến khách hàng và đã có nhiều công cuộc chống
bán hàng Fake xuất hiện nhằm đòi sự công bằng cho giày real.
Trong bối cảnh như hiện nay, sinh viên là nhóm xã hội có trình độ tri thức cao,
đồng thời cũng là lớp người kế cận của đất nước. Do vậy, đòi hỏi họ phải luôn có
những hiểu biết và cách nhìn đúng đắn với các vấn đề xã hội xảy ra xung quanh mình.
Việc sử dụng hàng Fake đang là một đề tài đáng chú ý trong xã hội hiện nay, thấu hiểu
được tính cấp thiết của đề tài, nhóm quyết định lựa chọn tìm hiểu: “Đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng
đối với giày Fake ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mối quan hệ giữa “Thái độ của sinh viên đối với giày Fake ” và đặc
điểm tính cách “Đánh giá đạo đức”.
- Xác định mối quan hệ giữa “Thái độ của sinh viên đối với giày Fake ” và đặc
điểm tính cách “Niềm tin về lợi ích”.
- Xác định mối quan hệ giữa “Thái độ của sinh viên đối với giày Fake ” và đặc
điểm tính cách “Niềm tin về rủi ro”.
- Xác định được sự khác biệt về đánh giá giá trị về “Thái độ của sinh viên đối với
giày Fake” giữa các nhóm đặc điểm về nhân khẩu học (hành vi mua sắm, giới tính,
năm học…)
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Bạn có niềm đam mê với giày không?
Câu 2: Bạn thường sử dụng hãng giày Real hay hàng Fake ?
Câu 3: Bạn thường mua giày với giá bao nhiêu?
Câu 5: Bạn đã bao giờ sử dụng giày Fake chưa?
Câu 6: Tần suất mua giày Fake trong một năm?
Câu 7: Theo bạn giá cho một đôi giày Fake bao nhiêu là hợp lý?
Câu 8: Yếu tố nào quan trọng nhất tác động đến việc mua hàng Fake của bạn?
Câu 9: Bạn sử dụng các hãng giày Fake nhằm mục đích gì?
Câu 10: Bạn hãy thể hiê ̣n quan điểm của mình đối với các ý kiến sau theo các mức đô ̣
cụ thể:

9
- Bạn tin rằng hàng Fake sẽ làm tổn thương doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu
gốc
- Bạn tin rằng hàng Fake ảnh hưởng đến suy giảm nền kinh tế
- Bạn tin rằng mua hàng Fake là phi đạo đức
- Mua giày Fake là một quyết định mua sắm thông minh
- Nói chung, bạn có thái độ tích cực đối với việc mua giày Fake
- Giày Fake và thời trang giả nói chung có giá rẻ
- Giá thấp là một yếu tố quan trọng để xem xét cho việc mua giày Fake của bạn
- Giày Fake cung cấp hình ảnh sang trọng tương tự và phong cách thời trang như
các thương hiệu chính hãng
- Hình ảnh sang trọng và phong cách thời trang là quan trọng đối với bạn
- Giày Fake sẽ có các chi tiết giống như một món đồ nguyên bản có cùng kiểu
dáng
- Chi tiết rất quan trọng với bạn khi mua giày
- Chất lượng giày Fake thời trang kém
- Chất lượng của giày là quan trọng đối với bạn
- Mọi người dễ dàng nhận ra giày Fake
THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Giới tính của bạn là gì?
 Nam
 Nữ
- Bạn là sinh viên năm mấy?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nhóm quan tâm trong đề tài này là những nhân tố ảnh hưởng đến thái
độ của sinh viên Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng và ý định mua hàng của họ đối
với giày Fake trên thị trường .
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

10
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài này trong phạm vị Đại học Kinh tế- Đại học Đà
Nẵng, tập trung chủ yếu tới cách nhìn và thái độ của các sinh viên.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ngày được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng
bằng việc thực hiện các bảng câu hỏi khảo sát đối với các đối dượng nghiên cứu để thu
thập thông tin nhằm tìm hiểu thái độ của sinh viên về việc dùng hàng nhái. Phương
pháp nghiên cứu định lượng sẽ thể hiện qua việc xử lý và phân tích dữ liệu thu thập, sử
dụng phẩn mềm SPSS để xử lý số liệu
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn đã thực
hiện về thái độ, thực trạng sử dụng hàng nhái. Các tư liệu được nghiên cứu, phân tích,
hệ thống hoá và được sử dụng trong đề tài như một mục tham khảo.
Thông qua sự tìm hiểu các nghiên cứu trước, các lý thuyết đã được sử dụng kết hợp
với ý kiến của các chuyên gia, giảng viên để xây dựng nên mô hình nghiên cứu sau đó
xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu .
1.6. Bố cục đề tài
Nghiên cứu này có các nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan đề tài nghiên cứu
2.1.1. Các lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu
Hàng Fake được định nghĩa là bản sao được sao chép giống hệt với các mặt hàng
hợp pháp, bao gồm bao bì, nhãn hiệu và nhãn mác. Sức hấp dẫn của họ đối với người
tiêu dùng rõ ràng là chúng trông giống như thật, nhưng giá chỉ bằng một phần nhỏ so
với giá gốc. Hàng Fake hiện nay đang là một vấn đề quan trọng với các thương hiệu
lớn trên thế giới như: Nike, Adidas, Chanel, Hermes,...và vấn đề này không ngừng gia
tăng trên thế giới làm ảnh hưởng đến các thương hiệu này. Vấn đề hàng Fake này,
thường xuất hiện ở các quốc gia kém phát triển. Sự tăng trưởng của hàng Fake gây ra
các vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng đe dọa đến cuộc sống của những người tiêu
dùng, tàn phá kinh tế và làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản
phẩm được sản xuất hoặc có thương hiệu.
Hàng Fake được xác định có nghĩa là một sản phẩm gốc có một sản phẩm đáng
chú ý giá trị thương hiệu sao chép đã tồn tại trên thị trường. Đặc điểm của nó là được
sao chép vào một sản phẩm khác, không thể phân biệt được với bản gốc hay chỉ nhìn
kĩ mới phân biệt được. Giá bán những sản phẩm hàng Fake này thường được bán với
giá thấp hơn với bản gốc.
Hàng Fake gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu thuế của chính phủ,
trật tự thị trường và cạnh tranh công bằng và phát triển kinh tế. Những kẻ giả mạo
tham gia vào thị trường “chợ đen kinh tế”, vì vậy họ không phải trả thuế khiến các
quốc gia mất doanh thu hợp pháp. Người ta ước tính rằng, hàng Fake là một vấn đề trị
giá 600 tỷ đô la trên một năm.
Một phần lý do cho việc kinh doanh sinh lợi này là tỷ suất lợi nhuận cao và nhu
cầu tăng cao. Hàng Fake đã phát triển mạnh do nhu cầu mạnh mẽ trên toàn thế giới, có
nhiều nhu cầu tiếp tục giữa nhiều người mua. Người tiêu dùng mua hàng Fake mạo
hiểm tài trợ cho các hoạt động bất chính, góp phần vào tình trạng thất nghiệp, tạo ra
thâm hụt ngân sách và làm tổn hại đến tương lai của đất nước này trong nền kinh tế
toàn cầu. Một số nhà nghiên cứu coi người mua hàng Fake là những kẻ âm mưu gián
tiếp với những kẻ giả mạo, hoạt động kinh tế bất hợp pháp và tội phạm khi họ mua
hàng Fake.

12
Bất chấp nghiêm trọng của vấn đề giả mạo, có rất ít nghiên cứu về chủ đề này
trong tài liệu, đặc biệt là trong lĩnh vực hiểu hành vi của người tiêu dùng đối với hàng
Fake ví dụ như: Ha&Lennon, 2006; Penz&Stottinger 2005; Wee,Tan&Cheok 1995.
Hầu hết sự chú ý trong tài liệu chỉ liên quan đến khía cạnh cung cấp của các vấn đề giả
mạo.
2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.2.1. Nghiên cứu “Tìm hiểu về tiêu dùng hàng Fake”, Asia Pacific Journal
of Marketing and Logistics, Tang, F., Tian, V.-I. and Zaichkowsky, J. (2014)
Mục đích của bài viết này là tạo ra một khuôn khổ để hiểu sâu các phạm trù và
động lực đằng sau việc mua các sản phẩm hàng Fake khác nhau. Các nhóm tập trung
nghiên cứu dữ liệu định tính từ 509 sự cố mua hàng Fake của 95 người cung cấp thông
tin.
Động lực được nhắc đến nhiều nhất là sự tiện ích (35%), nhận được lợi ích so với
việc mua hàng chính hãng. Động lực thứ hai, nhưng tiêu cực, rủi ro nhận thức (rủi ro
vật chất và xã hội) liên quan đến việc mua hàng (22%). Các chuẩn mực xã hội, sự
nhầm lẫn và mối quan tâm về đạo đức mỗi lần mua khoảng 10%. Các động lực ít được
đề cập nhất để mua hàng Fake , ít hơn 4% là văn hóa, thói quen và mong muốn khám
phá.
Nghiên cứu định tính qua nhiều phạm trù sản phẩm và cung cấp một cái nhìn tổng
quan độc đáo về nhận thức về tiêu dùng hàng Fake . Phát hiện rằng đạo đức người tiêu
dùng có thể phụ thuộc vào việc liệu hoạt động này có mang lại lợi ích cho xã hội hay
không, có đáng để cân nhắc hay không. Các tác giả biết rằng khi người tiêu dùng nghĩ
rằng việc tiêu thụ hàng Fake của họ gây ra ít hoặc không gây hại thì họ không có nhiều
mối quan tâm về đạo đức trong hành động của họ
2.2.2. Nghiên cứu: “Các loại sản phẩm và mô tả sơ lược động lực của
người tiêu dùng có liên quan đến hàng Fake không?”, Journal of Product &
Brand Management, André Le Roux, Marinette Thébault, Yves Roy
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của phạm trù sản phẩm và cơ sở
động lực của người tiêu dùng đối với các yếu tố quyết định sở thích của người tiêu
dùng và ý định mua hàng Fake và sản phẩm chính hãng, thông qua việc thao túng các
thuộc tính sản phẩm và tình huống mua hàng.

13
Nghiên cứu dựa thông qua bảng câu hỏi với hai phần: mô hình đánh đổi thao túng
ba thuộc tính, loại sản phẩm (chính hãng với hàng Fake), giá (cao so với thấp) và nơi
mua hàng (cửa hàng thông thường, Internet và thị trường) trong hai loại sản phẩm và
một động lực đo lường quy mô để mua hàng Fake. Xếp hạng và ý định mua được phân
tích bằng phân tích liên hợp và mô hình hỗn hợp tuyến tính tổng quát (GLMM).
Xếp hạng cho thấy một mô hình chi phối của hành vi người tiêu dùng liên quan
đến hàng Fake: loại sản phẩm, giá cả và nơi mua. Phạm trù sản phẩm có tác dụng kiểm
duyệt đối với tiêu chí lựa chọn: tầm quan trọng tương đối của nơi mua và giá thay đổi
tùy theo phạm trù sản phẩm. Cơ sở động lực của người tiêu dùng cũng có tác dụng
kiểm duyệt đối với hành vi của người tiêu dùng. Một số cơ sở dễ tiếp nhận bản sao
hơn. Cơ sở của người tiêu dùng thể hiện các hệ thống tiêu chí mua hàng khác nhau và
có thể thay đổi tùy theo phạm trù sản phẩm.
Kết quả thách thức tài liệu về vai trò chủ đạo của giá cả trong các tiêu chí lựa
chọn. Giá một mình không thể xác định mua hàng Fake . Đó là sự tương tác của giá cả,
nơi mua hoặc loại sản phẩm giải thích hành vi mua hàng Fake . Các vấn đề về loại sản
phẩm: Giá cả và nơi quan trọng của việc mua hàng không thể được xem xét mà không
tính đến phạm trù sản phẩm. Vấn đề cơ sở động lực của người tiêu dùng. Người tiêu
dùng không phải là luôn luôn đồng tình với hàng Fake .
2.2.3. Nghiên cứu: “Phân tích nhu cầu đối với hàng Fake ”, Journal of
Fashion Marketing and Management, Norum, P.S. and Cuno, A. (2011)
Việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng Fake đã và đang ngày càng nghiêm
trọng. Mục đích của bài viết này là để kiểm tra, theo kinh nghiệm, các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng Fake .
Lý thuyết kinh tế về nhu cầu của người tiêu dùng cung cấp khung lý thuyết. Dữ
liệu được thu thập từ các sinh viên theo học tại một trường Đại học Trung Tây lớn, và
hồi quy logistic đã được sử dụng để ước tính các hàm nhu cầu đối với hàng Fake .
Kết quả chỉ ra rằng sự nhạy cảm của sinh viên đối với vấn đề hàng Fake không
làm giảm đáng kể việc mua hàng Fake .
Các nhà giáo dục trong ngành dệt may nên có quyền lợi trong việc cung cấp giáo
dục về hàng Fake , dẫn đến sinh viên nhạy cảm hơn với vấn đề này.
Việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng Fake đã và đang gia tăng ở mức đáng
báo động. Pháp luật hiện hành đề cập đến phía cung của vấn đề, nhưng không phải là

14
phía cầu của vấn đề. Giáo dục người tiêu dùng có thể là một cách tiếp cận khả thi để
giải quyết khía cạnh nhu cầu của vấn đề
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: “Đánh giá đạo đức” có tác động nghịch chiều với “Thái độ
của sinh viên đối với giày Fake” .
Môi trường bên ngoài như bạn bè, xã hội tác động rất lớn đến suy nghĩ mỗi sinh
viên trong việc sử dụng hàng Fake nói chung và giày Fake nói riêng. Việc đặt hàng
Fake tại Việt Nam giờ đây ngày càng công khai hơn trên mạng xã hội; các người mẫu,
diễn viên trẻ cũng có thói quen sử dụng hàng hiệu giả, điều này gây ảnh hưởng nhiều
đến tâm lý và lối sống thời trang của giới trẻ; hơn nữa việc dùng hàng Fake như là một
cách để các bạn trẻ thể hiện bản thân, thể hiện đẳng cấp của mình.
Điều đầu tiên cần khẳng định là thế hệ trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn sinh viên là
những người tiêu dùng ít hiểu biết về sở hữu trí tuệ (IPR), và rõ ràng thái độ của họ đối
với việc mua hàng Fake cũng bị chi phối nhiều bởi đạo đức hơn là những cân nhắc về
tài chính. Khi họ thật sự hiểu 2 chữ “tôn trọng” họ sẽ không dùng hàng Fake, bởi hàng
Fake là sản phẩm đánh cắp, không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người phát minh.
Theo Penz và Stottinger (2005) cho rằng: “những cân nhắc về đạo đức đóng vai trò
quan trọng trong hành vi tiêu dùng, người tiêu dùng có xu hướng đạo đức cao sẽ xấu
hổ hơn nếu họ bị phát hiện mặc hàng nhái”. Do đó đánh giá về việc mua hàng Fake là
phi đạo đức càng cao thì thái độ của sinh viên đối với việc mua giày Fake là càng kém
thiện chí.
Giả thuyết 2: Niềm tin về lợi ích có tác động thuận chiều với thái độ của sinh
viên đối với giày Fake .
Các bạn trẻ ngày nay thường đánh giá và có cách nhìn phiến diện về người khác
qua vẻ bề ngoài, vậy nên họ cho rằng hàng hiệu thể hiện đẳng cấp của người dùng.
Tuy nhiên, khi nhận định này đi quá đà sẽ trở thành vấn đề tiêu cực, do đó mà nhiều
người muốn dùng hàng nhái vì họ muốn “mua danh” nhưng lại không có đủ điều kiện
tài chính để sử dụng hàng thật.
Việc sử dụng hàng Fake vừa thể hiện được đẳng cấp, lối sống bắt kịp xu hướng
vừa giúp tiết kiệm chi phí, lại dễ mua do đó các bạn trẻ ngày nay ngày càng càng ưa
chuộng việc dùng hàng Fake để thể hiện giá trị bản thân. “Trong khi việc mua hàng
Fake có thể có lợi cho cá nhân ngay lập tức, nó lại có hại cho lợi ích xã hội” ( Nill &

15
Schultz, 1996). Tom và cộng sự (1998) cho rằng: “Việc mua hàng Fake dường như là
một giải pháp thông minh cho người tiêu dùng, khi họ không đủ khả năng chi trả cho
hàng thật hoặc không sẵn sàng chi tiền cho hàng thật họ có thể nhận được bản sao với
giá thấp hơn những lợi ích”. Có thể thấy rằng niềm tin về lợi ích của việc mua hàng
Fake càng cao thì thái độ với việc mua hàng Fake càng có thiện chí.
Giả thuyết 3: Niềm tin về rủi ro có tác động nghịch chiều với thái độ của sinh
viên đối với giày Fake .
Hàng Fake luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy mà chúng ảnh hưởng đến
không hề nhỏ, chúng gây hại xấu đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng. Đồng
thời khi người tiêu dùng mua phải hàng Fake thì niềm tin đối với sản phẩm bị sụt giảm
và tác động lớn đến doanh thu, uy tín của doanh nghiệp. Có thể nói, niềm tin về rủi ro
mua phải hàng Fake là một trong những yếu tố tác động đến thái độ mua hàng của sinh
viên. Trong bài Nghiên cứu Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ , niềm tin và ý định
mua sắm của Vũ Thị Tường Vi (2017) đã đo lường mức độ ảnh hưởng của niềm tin đến
thái độ trong mua sắm . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi niềm tin của người tiêu dùng
càng ít, nhận thấy rủi ro càng nhiều thì họ càng không dám mua hàng. Theo Goldsmith
và cộng sự (2000), sự tin cậy có tác động tích cực đến thái độ đối với quảng cáo,
thương hiệu và ý định mua hàng của người tiêu dùng. Do vậy, niềm tin về rủi ro của
việc mua hàng Fake càng vững chắc thì thái độ mua hàng Fake càng kém thiện chí.
Giả thuyết 4: Kinh nghiệm mua hàng trong quá khứ có tác động thuận chiều
với thái độ của sinh viên đối với giày Fake .
Chất lượng dịch vụ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lòng trung thành của
khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng có thể ảnh hưởng đến dự định tương lai của
khách hàng đối với hàng Fake . Điều đó cho thấy, có mối quan hệ giữa sự hài lòng và
lòng trung thành của khách hàng hình thành nên kinh nghiệm mua hàng. Thái độ là kết
quả của quá trình tác động của nhiều yếu tố văn hóa, xã hội, tâm lý, cá nhân. Hành vi
người tiêu dùng là một tiến trình cho phép cá nhân hay một nhóm người chọn lựa,
mua, sử dụng hay loại bỏ một sản phẩm hay một dịch vụ thông qua những suy nghĩ đã
có kinh nghiệm tích lũy, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn của họ. Thái độ
được xem là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi
người tiêu dùng. Có thể thấy thái độ được hình thành thông qua quá trình tự học hỏi.
Con người dùng kinh nghiệm để phản ứng lại một có thiện cảm đối với một sự vật. Do

16
vậy sinh viên đã có kinh nghiệm mua giày Fake trước đây sẽ có thái độ thiện chí hơn
đối với việc mua hàng Fake so với những người chưa từng mua.
2.4. Mô hình nghiên cứu

2.5. Mối quan hệ giữa các biến


 Biến độc lập bao gồm:
- Đánh giá đạo đức
- Niềm tin về lợi ích
- Niềm tin về rủi ro
 Biến phụ thuộc bao gồm:
- Thái độ đối với giày Fake
 Biến kiểm soát gồm các yếu tố thuộc nhân khẩu học.
 Biến độc lập và biến phụ thuộc thế hiện mối quan hệ nhân quả. Biến độc lập giữ
vai trò nguyên nhân còn biến phụ thuộc là kết quả. Do vậy, khi biến độc lập thay đổi
thì biến phụ thuộc thay đổi. Tức là khi niềm tin về lợi ích, rủi ro; cũng như tiêu thức
đạo đức thay đổi sẽ dẫn tới thái độ của sinh viên đối với giày Fake sẽ thay đổi.

17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tiến trình nghiên cứu

3.2 Thiết kế thang đo lường


Nhân Mã hóa dữ
Biến Thang đo
tố liệu
Bạn tin rằng hàng Fake sẽ làm tổn thương DD1
doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu gốc
Đánh
Bạn tin rằng hàng Fake ảnh hưởng đến suy DD2 Likert 5
giá đạo
giảm nền kinh tế mức độ
đức
Bạn tin rằng mua hàng Fake là phi đạo đức DD3

Niềm Giá thấp là một yếu tố quan trọng để xem LI1 Likert 5
tin về xét cho việc mua giày Fake của bạn mức độ
lợi ích Giày Fake cũng cấp hình ảnh sang trọng LI2
tương tự và phong cách thời trang như các
thương hiệu chính hãng
Hình ảnh sang trọng và phong cách thời LI3
trang là quan trọng đối với bạn
Giày Fake sẽ có các chi tiết giống như một LI4
món đồ nguyên bản có cùng kiểu dáng

18
Niềm Chất lượng giày Fake kém RR1 Likert 5
tin vể Chất lượng của giày là quan trọng đối với RR2 mức độ
rủi ro bạn
Mọi người dễ dàng nhận ra giày Fake RR3
Thái độ Mua giày Fake là một quyết định mua sắm TD1 Likert 5
đối với thông minh mức độ
giày Nói chung bạn có thái độ tích cực đối với TD2
Fake việc mua giày Fake
Giày Fake và thời trang Fake nói chung có TD3
giá rẻ
Chi tiết rất quan trọng đối với bạn khi mua TD4
giày
Yếu tố Bạn có niềm đam mê với giày không? DAM_ME Thang đo
thuộc Bạn thường sử dụng hãng giày Real hay REAL_OR_ định danh
nhân hàng Fake ? FAKE
khẩu Bạn đã bao giờ sử dụng giày Fake chưa? SUDUNG
học Yếu tố nào quan trọng nhất tác động đến YEUTO
việc mua hàng Fake của bạn?
Bạn sử dụng các hãng giày Fake nhằm mục MUC_DIC
đích gì? H
Giới tính GIOITINH
Bạn thường mua giày với giá bao nhiêu? GIA Thang đo
Tần suất mua giày Fake trong một năm? TAN_SUA khoảng
T
Theo bạn giá cho một đôi giày Fake bao GIAHOPLY
nhiêu là hợp lý?
Năm học NAM_HOC Thang đo
thứ bậc
3.3 Chọn mẫu
3.3.1. Kích thước mẫu
Trên thực tế có nhiều công thức xác định kích thước mẫu, nhưng để phù hợp với
việc phân tích nhân tố nên nhóm lấy mẫu trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1, tức là để đảm bảo

19
phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1
biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100. Hair &ctg(2006).
Bảng khảo sát của nhóm gồm 27 số quan sát, do vậy mẫu tối thiểu sẽ là 24 x 5 =
120 mẫu, đây là số mẫu tối thiểu.
Kết quả khảo sát nhóm thu thập được: 200 mẫu
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Trong bài nghiên cứu này nhóm sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu
nhiên thông qua bảng câu hỏi đã được chuẩn bị. Mẫu ngẫu nhiên (random sample) là
mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên trong đó các đơn vị điều tra trong tổng thể có cơ
hội được lựa chọn ngang nhau.( Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh
tế Quốc dân).
3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm sẽ tiến hành gởi bảng câu hỏi online được tạo bởi công cụ
Google Form đến đang bạn sinh viên thông qua mail và các trang mạng xã hội.
3.4. Phân tích dữ liệu thu thập được
Bước 1: Mã hóa và nhập dữ liệu vào phần mềm thống kê.
Bước 2: Phân tích hệ số tin cậy của các thang đo.
Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bước 4: Phân tích hồi quy, kiểm dịnh giả thuyết mô hình.

20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả dữ liệu thu thập được
Thống kê mô tả được sử dụng để cho đưa ra cái nhìn tổng quát về đặc điểm của
mẫu nghiên cứu và kết quả khảo sát có được
Frequency Percent
Variables (người) (%)
Nam 83 41,5
Nữ 117 58,5
Giới tính
Năm 1 52 26,1
Năm 2 57 28,6
Năm học
Năm 3 60 30,2
Năm 4 30 15,1
Có 142 71,7
Không 56 28,3

Đam mê giày
Real 45 22,5
Fake 81 40,5
Loại giày sử dụng Cả hai 74 37,0
Dưới 500 95 47,5
Từ 500-1 triệu 73 36,5
Giá mua Trên 1 triệu 32 16,0
Sử dụng giày Đã từng 170 85,0
Chưa từng 30 15,0
Fake
1-2 lần / năm 119 61,3
Tần suất mua 2-4 lần/ năm 55 28,4
Trên 4 lần /năm 20 10,3
Giá 57 28,5
Mẫu mã 31 15,5
Giá trị thương hiệu 17 8,5
Yếu tố ảnh hưởng Dễ dàng tìm mua 27 13,5
Chất liệu 12 6,0
Cả 5 yếu tố 47 23,5
khác 9 4,5
Muốn mọi người hiểu nhầm mình 27 13,5
đang dùng giày real
Mục đích mua Chạy theo xu thế 33 16,5
Phát sinh từ nhu cầu cấp thiết 108 54,0
Khác 32 16,0

Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

MÔ TẢ CÁC NHÂN TỐ TRONG MÔ HÌNH

21
Để xác định giá trị trung bình của các biến thuộc vào giá trị nào của thang đó,
nghiên cứu sử dụng giá trị khoảng cách đối với thang đo likert 5 mức độ, theo đó
Giá trị khoảng cách = ( Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n = (5-1)/5 = 0.8
Từ đó ta sẽ xác định được các giá trị khoảng trong thang đo likert tương ứng với
các mức độ
1 - 1,8 : Rất không đồng ý
1,81 - 2,6 : Không đồng ý
2,61 – 3,4 : Trung lập
3,41 – 4,2 : Đồng ý
4,21 – 5 : Rất đồng ý
4.1.1. Nhân tố Đánh giá đạo đức
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
DD1 200 1 5 3,40 1,080
DD2 200 1 5 2,99 ,932
DD3 200 1 5 2,91 ,973
Bảng 2. Mô tả nhân tố Đánh giá đạo đức

3.5
3.4
3.4
3.3
3.2 Hình 1.
3.1 Đồ thị
2.99
3 mô tả
2.91
2.9
mô tả
2.8
giá trị
2.7
trung
2.6
DD1 DD2 DD3 bình
nhân tố
Đánh giá đạo đức

4.1.2. Nhân tố Niềm tin về lợi ích


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
LI1 200 1 5 3,51 1,051

22
LI2 200 1 5 3,14 ,939
LI3 200 1 5 3,20 ,968
LI4 200 1 5 3,22 ,966
Bảng 3. Mô tả nhân tố Niềm tin về lợi ích

3.6
3.51
3.5
3.4
3.3
3.2 3.22
3.2 3.14
3.1
3
2.9
LI1 LI2 LI3 LI4

Hình 2. Đồ thị mô tả mô tả giá trị trung bình nhân tố niềm tin về lợi ích

4.1.3. Nhân tố niềm tin về rủi ro


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
RR1 200 1 5 3,22 ,943
RR2 200 1 5 3,39 ,996
RR3 200 1 5 3,20 ,930
Valid N (listwise) 200
Bảng 4. Mô tả nhân tố Niềm tin về rủi ro

23
3.45
3.4 3.39

3.35
3.3
3.25 3.22
3.2
3.2
3.15
3.1
RR1 RR2 RR3

Hình 3. Đồ thị mô tả mô tả giá trị trung bình nhân tố Niềm tin về rủi ro

4.1.4. Nhân tố Thái độ đối với giày Fake


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TD1 200 1 5 2,98 ,888
TD2 200 1 5 3,14 ,977
TD3 200 1 5 3,50 ,992
TD4 200 1 5 3,24 ,927
Bảng 5. Mô tả nhân tố Thái độ đối với giày Fake

3.6
3.5
3.5
3.4
3.3 3.24
3.2 3.14
3.1
3 2.98
2.9
2.8
2.7
TD1 TD2 TD3 TD4

Hình 4. Đồ thị mô tả mô tả giá trị trung bình nhân tố thái độ đối với giày Fake

4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo.

24
4.2.1. Thang đo Đánh giá đạo đức
Items Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted
DD1 5,91 2,850 ,545 ,726
DD2 6,32 2,940 ,686 ,563
DD3 6,40 3,196 ,535 ,726
Cronbach's Alpha = 0.755
Bảng 6. Độ tin cậy thang đo Đánh giá đạo đức

Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Đánh
giá đạo đức” là 0,755 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total
Correlation) của 3 biến quan sát trong thang đo đều >0,3 nên thang đo “Đánh giá đạo
đức” đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.2.2. Thang đo Niềm tin về lợi ích


Items Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Alpha if Item
Correlation Deleted
LI1 9,56 5,545 ,561 ,755
LI2 9,93 5,663 ,645 ,712
LI3 9,86 5,870 ,558 ,754
LI4 9,85 5,636 ,623 ,722
Cronbach's Alpha = 0.788
Bảng 7. Độ tin cậy thang đo Niềm tin về lợi ích

Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“niềm tin về lợi ích” là 0,788 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item –
Total Correlation) của 4 biến quan sát trong thang đo đều >0,3 nên thang đo “niềm tin
về lợi ích” đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.
4.2.3. Thang đo Niềm tin về rủi ro
Items Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

25
RR1 6,59 2,866 ,556 ,704
RR2 6,43 2,597 ,603 ,650
RR3 6,62 2,811 ,595 ,661
Cronbach's Alpha = 0.755
Bảng 8. Độ tin cậy thang đo Niềm tin về rủi ro

Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“niềm tin về rủi ro” là 0,755 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item –
Total Correlation) của 3 biến quan sát trong thang đo đều >0,3 nên thang đo “niềm tin
về rủi ro” đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.
4.2.4. Thang đo Thái độ đối với giày Fake
Item Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
s Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
TD1 9,89 4,816 ,479 ,628
TD2 9,73 4,138 ,598 ,546
TD3 9,37 4,345 ,517 ,601
TD4 9,63 5,231 ,326 ,717
Cronbach's Alpha = 0.693
Bảng 9. Độ tin cậy thang đo Thái độ đối với giày Fake

Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “thái
độ đối với giày Fake ” là 0,693 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item –
Total Correlation) của 4 biến quan sát trong thang đo đều >0,3 nên thang đo “thái độ
đối với giày Fake ” đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.
4.2.5. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach’s Alpha
Unreliable
STT Scale n Reliable Items
items
1 DD 3 DD1,DD2,DD3 0
2 LI 4 LI1,LI2,LI3,LI4 0
3 RR 3 RR1,RR2,RR3 0
4 TD 4 TD1,TD2,TD3,TD4 0
Bảng 10. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach’s Alpha

Như vậy, khi thực hiện phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo
biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, kết quả cho thấy có 14 biến quan sát đủ
độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

26
4.3.1. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3
LI2 ,852
LI4 ,824
LI3 ,678
LI1 ,649
RR3 ,813
RR2 ,749
RR1 ,744
DD2 ,846
DD3 ,839
DD1 ,709
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.


a. Rotation converged in 5 iterations.

Bảng 11. Ma trận xoay nhâ tố trong mô hình

Từ kết quả phân tích ta thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn
0.5. Đảm bảo giá trị hội tụ của các biến trong một nhân tố. Nên đủ điều kiện phân tích
các bước tiếp theo.

4.3.1.1. Kiểm định tích hợp của mô hình nhân tố EFA(Kaiser-


Meyer_Olkin)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,779
Approx. Chi-Square 674,514
Bartlett's Test of Sphericity df 45
Sig. ,000

27
Bảng 12. Ma trận xoay nhân tố trong mô hình lần cuối

Từ kết quả phân tích nhân tố lần cuối cho thấy:

Thước đo KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị =0,779 thỏa điều kiện 0,5<= KMO
<=1.

Kết luận: Phân tích nhân tố rất phù hợp với dữ liệu thực tế.

4.3.1.2. Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,779
Approx. Chi-Square 674,514
Bartlett's Test of Sphericity df 45
Sig. ,000
Bảng 13. Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát

Kết quả kiểm định tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố, kiểm định
Bartlett’s Test có giá trị Sig. = 0,000 <0,05.
Kết luận: Các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố.
4.3.1.3. Kiểm định phương sai trích của các yếu tố
Total Variance Explained
Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
pone Squared Loadings Squared Loadings
Tota % of Cumul Tota % of Cumul Tota % of Cumulati
nt
l Varianc ative % l Varianc ative % l Varianc ve %
e e e
3,78 3,78 2,42
1 37,883 37,883 37,883 37,883 24,284 24,284
8 8 8
1,71 1,71 2,14
2 17,109 54,993 17,109 54,993 21,405 45,689
1 1 0
1,11 1,11 2,05
3 11,192 66,185 11,192 66,185 20,496 66,185
9 9 0
4 ,799 7,987 74,172
5 ,579 5,790 79,962
6 ,506 5,056 85,017
7 ,460 4,599 89,617
8 ,400 3,996 93,612
9 ,356 3,563 97,176

28
100,00
10 ,282 2,824
0
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 14. Phương sai trích của các nhân tố trong mô hình
Eigenvalue = 1,119 (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố)
lớn hơn 1 thì 3 nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Hệ số tổng phương sai trích (Total Varianve Explained) có giá trị phương sai cộng
dồn của các yếu tố (từ yếu tố 1 đến yếu tố 3) là 66,185% > 50% đáp ứng tiêu chuẩn.
Kết luận: 66,185% thay đổi của các nhân tố được giải thích bới các biến quan sát
trong mô hình.
4.3.1.4. Kiểm định hệ số tải nhân tố
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3
LI2 ,852
LI4 ,824
LI3 ,678
LI1 ,649
RR3 ,813
RR2 ,749
RR1 ,744
DD2 ,846
DD3 ,839
DD1 ,709
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.
Bảng 15. Hệ số tải của các nhân tố trong mô hình

Các biến trong phân tích EFA có hệ số tải lớn hơn 0.5, vì vậy 10 biến này tiếp tục
được đưa vào để phân tích hồi quy tuyến tính bằng các nhân tố đại diện.
4.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc
4.3.2.1. Kiểm định tích hợp của mô hình nhân tố EFA (KMO)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,634
Approx. Chi-Square 160,999
Bartlett's Test of Sphericity df 6
Sig. ,000
Bảng 16. Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc

29
Từ kết quả phân tích nhân tố lần cuối cho thấy:
Thước đo KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị =0,634 thỏa điều kiện 0,5 <=
KMO <=1.
Kết luận: phân tích nhân tố rất phù hợp với dữ liệu thực tế.
4.3.2.2. Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,634
Approx. Chi-Square 160,999
Bartlett's Test of Sphericity df 6
Sig. ,000
Bảng 17. Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát

Kết quả kiểm định tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố, kiểm định
Bartlett’s Test có giá trị Sig. = 0,000 <0,05.
Kết luận: Các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố.
4.3.2.3. Kiểm định phương sai trích của các yếu tố
otal Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance %
1 2,105 52,616 52,616 2,105 52,616 52,616
2 ,861 21,535 74,151
3 ,671 16,784 90,935
4 ,363 9,065 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 18. Phương sai trích của nhân tố phụ thuộc

Eigenvalue = 2.105 (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố)
lớn hơn 1 thì các nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Hệ số tổng phương sai trích (Total Varianve Explained) có giá trị phương sai cộng
dồn của các yếu tố thái độ đối với giày Fake là 52,616% > 50% đáp ứng tiêu chuẩn.
4.3.2.4. Kiểm định hệ số tải nhân tố
Component Matrixa
Component
1
TD2 ,835
TD3 ,755

30
TD1 ,736
TD4 ,544
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Bảng 19. Hệ số tải của các nhân tố trong mô hình

Kết quả phân tích cho EFA cho biến phụ thuộc trên cho thấy, hệ số tải nhân tố của
các biến quan sát đều thỏa điều kiện Factor Loading >=0,5 và nhân tố tạo ra là 1 nhân
tố.
Các biến quan sát trong nhân tố “Thái độ đối với giày Fake ” đã thỏa điều kiện
phân tích Cronbach’s Alpha >0,6 đảm bảo yêu cầu phân tích hồi quy.
Các biến quan sát trong nhân tố biến phụ thuộc sau khi phân tích EFA: TD1, TD2,
TD3, TD4
4.3.3. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố (EFA)
STT Scale n Factor Items
1 DD 3 Đánh giá đạo đức DD1,DD2,DD3,DD4
2 LI 4 Niềm tin về lợi ích LI1,LI2,LI3,LI4
3 RR 3 Niềm tin về rủi ro RR1,RR2,RR3
4 TD 4 Thái độ đối với giày Fake TD1,TD2,TD3,TD4
Bảng 20. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố (EFA)

Để thực hiện phân tích hồi quy, sử dụng phép tính trung bình (Mean) cho các biến
quan sát trong từng nhân tố.

4.4. Kiểm định mô hình và các giả thuyết


4.4.1. Phân tích tương quan Pearson
- Ho :Không có sự tương quan giữa biến phụ thuộc “Thái độ đối với giày Fake ” và
các biến độc lập.
- H1: Có sự tương quan giữa biến phụ thuộc “Thái độ đối với giày Fake ” và các
biến độc lập.
Correlations
TD DD LI RR
** **
Pearson Correlation 1 ,275 ,734 ,501**
TD Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 200 200 200 200
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 21. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập

31
Từ kết quả phân tích Pearson cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều đến
“Thái độ đối với giày Fake ” vì hệ số Sig của các biến độc đều có giá trị < 0,05 và các
hệ số tương quan (Pearson Correlation) của các biến độc lập và biến phụ thuộc đều
dương. Trong đó, nhân tố có mối tương quan mạnh nhất đến “Thái độ đối với giày
Fake ” là nhân tố “Niềm tin về lợi ích” (R = 0,734), nhân tố có mối tương quan thấp
nhất tới “Thái độ đối với giày Fake ” là nhân tố “Đánh giá đạo đức” (R = 0.275). Do
đó, các biến nhân tố trong mô hình đủ điều kiện để thực hiện phân tích hồi quy.
4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính
Mô hình hồi quy tuyến tính mẫu
Y= Bo+ B1X1 + B2X2 + B3X3 + U
Trong đó :
- Y : Nhân tố “Thái độ đối với giày Fake ”
- X1: Nhân tố “Đánh giá đạo đức”
- X2: Nhân tố “Niềm tin về lợi ích”
- X3: Nhân tố “Niềm tin về rủi ro”
- Bo: Hệ số hồi quy chặn
- B1,B2,B3 : hệ số hồi quy góc lần lượt của X1,X2,X3
- U : Sai số trong mô hình
4.4.2.1. Kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy
Giả thuyết H0: Mô hình hồi quy không tồn tại hay R2 = 0
Đối thuyết H1: Mô hình hồi quy tồn tại hay R2 ≠ 0
ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 53,177 3 17,726 87,432 ,000b
1 Residual 39,736 196 ,203
Total 92,914 199
a. Dependent Variable: TD
b. Predictors: (Constant), RR, DD, LI
Bảng 22. Kiểm định sự tồn tại của mô hình

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, giá trị thống kê F =87,432 được tính từ giá
trị R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị sig. =0 ,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0:
R2 =0 hay nói cách khác mô hình có tồn tại.

32
4.4.2.2. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy
4.4.2.2.1. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư
- Giả thuyết H0: Phần dư có phân phối chuẩn
- Đối thuyết H1: Phần dư không có phân phối chuẩn
One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test
Unstandardized
Residual
N 200
Mean 0E-7
Normal Parametersa,b
Std. Deviation ,44685643
Absolute ,070
Most Extreme Differences Positive ,064
Negative -,070
Kolmogorov-Smirnov Z ,996
Asymp. Sig. (2-tailed) ,274
a. Test distribution is Normal.
b. Calculated from data.
Bảng 23. Kiểm định giả thuyết phần dư có phân phối chuẩn

Bảng trên cho thấy Sig. của Kolmogorov-Smirnov lớn hơn 0,05, từ đó có cơ sở
chấp nhận H0 hay nói cách khác phần dư có phân phối chuẩn. Đồ thị phần dư
(Regression Standardized Residual) về cơ bản có phân phối chuẩn

Hình 5. Phân phối của phần dư trong mô hình

33
4.4.2.2.2. Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
- Giả thuyết H0 : Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
- Đối thuyết H1: Mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Beta Tolerance VIF
Error
(Constant) ,718 ,175 4,111 ,000
DD ,040 ,043 ,048 ,948 ,345 ,845 1,183
1 11,98
LI ,566 ,047 ,635 ,000 ,776 1,289
0
RR ,161 ,049 ,185 3,316
,001 ,702 1,425
a. Dependent Variable: TD
Bảng 24. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình

VIF (Variance Inflation Factor) của các biến trong mô hình đều rất nhỏ, có giá trị từ
1.183 đến 1.425 nhỏ hơn 2. Chứng tỏ, mô hình hồi quy không vi phạm giả thuyết của
hiện tượng đa cộng tuyến, mô hình có ý nghĩa thống kê.
4.4.2.2.3. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất
- Giả thuyết H0: Mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất.
- Giả thuyết H1: Mô hình tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất.
Correlations
Unstandardized LI RR
Residual
Correlation
Spearman's Unstandardized 1,000 ,062 ,074
Coefficient
rho Residual Sig. (2-tailed) . ,379 ,297
N 200 200 200
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 25. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất trong mô hình

Theo bảng mối quan hệ tương quan giữa phần dư và các biến độc lập ta thấy giá
trị Sig. của các mối quan hệ tương quan đều có giá trị Sig. lớn hơn 0,05, nên có thể kết
luận không có mối quan hệ tương quan giữa phần dư và các biến độc lập, từ đó ta có
thể thấy các phương sai của phần dư trong mô hình bằng nhau hay nói cách khác chấp
nhận H0, mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất.

34
Đồng thời, đồ thị phân tán (Scatterplot) không theo quy luật cho thấy không có
hiện tượng phương sai của sai số thay đổi (phương sai không đồng nhất) và dạng hàm
tuyến tính là phù hợp.

Hình 6. Đồ thị tán( Scatterplot) của phần dư trong mô hình

4.4.2.2.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan


- Giả thuyết H0 : Mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan
- Đối thuyết H1: Mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan
Model Summaryb
Mode R R Adjuste Std. Change Statistics Durbin
l Squar dR Error of -
e Square the Watson
R F df df2 Sig. F
Estimat
Square Chang 1 Chan
e
Chang e ge
e
a
1 ,757 ,572 ,566 ,45026 ,572 87,432
3 196 ,000 2,045
a. Predictors: (Constant), RR, DD, LI
b. Dependent Variable: TD
Bảng 26.Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình

35
Giá trị Durbin-watson =2.045, tra bảng durbin-watson với n =200 và k=3 , ta có
được giá trị dU = 1,704, giá trị durbin- watson nằm trong khoảng [dU;4-dU] thì mô
hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Theo bảng kết quả ta thấy, dU <
2.045 < 4 – dU (1.704 < 2.045 < 2.296), nên có thể kết luận mô hình hồi quy không
xảy ra hiện tượng tự tương quan.
4.4.2.3. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy
Giả thuyết H0: Các hệ số hồi quy Bk=0
Đối thuyết H1: Các hệ số hồi quy Bk ≠0
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Beta Tolerance VIF
Error
(Constant) ,718 ,175 4,111 ,000
DD ,040 ,043 ,048 ,948 ,345 ,845 1,183
1 11,98
LI ,566 ,047 ,635 ,000 ,776 1,289
0
RR ,161 ,049 ,185 ,001 3,316 ,702 1,425
a. Dependent Variable: TD
Bảng 27. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy

Sig. của các hệ số hồi quy của các nhân nhân tố độc lập trong mô hình đều nhỏ
hơn 0.05. Vì vậy ta có thể kết luận, tồn tại hệ số hồi quy cho các nhân tố này. Riêng
nhân tố “Đánh giá đạo đức” có sig =0.345 > 0.05, vì vậy không tồn tại hệ số hồi quy
cho nhân tố này.
4.4.2.4. Kết quả hồi quy và ý nghĩa các hệ số hồi quy
Model Summaryb
Mode R R Adjuste Std. Change Statistics Durbin
l Squar dR Error of -
e Square the Watson
R F df df2 Sig. F
Estimat
Square Chang 1 Chang
e
Chang e e
e
a
1 ,757 ,572 ,566 ,45026 ,572 87,432 3 196 ,000 2,045
a. Predictors: (Constant), RR, DD, LI

36
b. Dependent Variable: TD
Bảng 28. Bảng kết quả hồi quy

Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy bằng lệnh Enter cho thấy R 2 điều chỉnh
(Adjusted R square) = 0,566, như vậy mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu ở mức 56.6%.
Đồng thời, mô hình hồi quy về thái độ đối với giày Fake được xác định như
sau:
TD = 0.566 * LI + 0.161 * RR + 0.718
Trong đó:
TD : Nhân tố “Thái độ đối với giày Fake ”
LI: Nhân tố “Niềm tin về lợi ích”
RR: Nhân tố “Niềm tin về rủi ro”
Mức độ ảnh hưởng (quan trọng) của các yếu tố ảnh hưởng đến “Thái độ đối
với giày Fake ” được xác định thông qua hệ số beta chuẩn hóa như sau:

Influence
Stt Factor Standard.Beta
level

1 LI ,635 1
2 RR ,185 2
Bảng 29. Hệ số beta chuẩn hóa của các nhân tố trong mô hình

Nhân tố “Niềm tin về lợi ích” là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến “Thái độ đối
với giày Fake ” . Cụ thể là, khi nhân tố “Niềm tin về lợi ích” tăng, giảm 01 đơn vị (các
yếu tố khác không đổi) thì giá trị trung bình “Thái độ đối với giày Fake ” tăng, giảm
0,566 đơn vị.
Nhân tố “Niềm tin về rủi ro” là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ 2 đến “Thái độ đối
với giày Fake ”. Cụ thể là, khi nhân tố “Niềm tin về rủi ro” tăng, giảm 01 đơn vị (các
yếu tố khác không đổi) thì giá trị trung bình “Thái độ đối với giày Fake ” tăng, giảm
0,161 đơn vị.
R2= 0.572. Ta có thể kết luận rằng,các nhân tố trong mô hình giải thích cho “Thái
độ đối với giày Fake ” là 57,2%. Còn lại các yếu tố khác ngoài mô hình.
4.5. Phân tích sự khác biệt về gía trị trung bình “Thái độ đối với giày Fake
” giữa các nhóm đặc điểm nhân khẩu học.

37
TEST Variables Group Sig.
Real
Loại giày mua Fake 0,029
Cả 2
1-2 lần/năm
2-4 lần /năm
Tần suất mua 0.033
Trên 4 lần/năm

Giá

ANOVA Mẫu mã

Giá trị thương hiệu

Yếu tố ảnh hưởng Dễ dàng tìm mua 0.014

Chất liệu

Cả 5 yếu tố

Khác

Nam
Giới tính 0,232
Nữ

Đã từng
T-TEST Sử dụng giày Fake 0,351
Chưa từng


Đam mê giày 0,135
Không
Bảng 30. Kết quả phân tích ANOVA và T-TEST

Kết quả phân tích phương sai ANOVA và T-Test cho thấy các giá trị sig của các
biến “sử dụng giày Fake ”, “đam mê” và “giới tính” đều lớn hơn 5%, vì vậy ta có thể
kết luận giữa các nhóm của các biến này không có sự khác biệt về giá trị trung bình
đánh giá “Thái độ đối với giày Fake ”.
Riêng biến “loại giày mua”, “tần suất mua” và “yếu tố ảnh hưởng” có sig < 0.05
nên có thể kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm của biến này về giá trị trung bình
đánh giá vể“Thái độ đối với với Fake ”.

38
Đối với biến “loại giày mua”:
Multiple Comparisons
Dependent Variable: TD
(I) (J) Mean Std. Sig. 95% Confidence
REAL_OR_ REAL_OR Differenc Error Interval
Lower Upper
FAKE _FAKE e (I-J)
Bound Bound
*
Fake -,54815 ,13870 ,001 -,8873 -,2090
real
cả hai -,39324* ,14214 ,021 -,7402 -,0462
Dunnett real ,54815* ,13870 ,001 ,2090 ,8873
Fake
T3 cả hai ,15490 ,09599 ,291 -,0768 ,3866
real ,39324* ,14214 ,021 ,0462 ,7402
cả hai
Fake -,15490 ,09599 ,291 -,3866 ,0768
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Bảng 31. So sánh các nhóm trong biến “loại giày mua” về giá trị trung bình đánh giá
về “Thái độ đối với giày Fake ”

Nhóm “giày real” có đánh giá về giá trị trung bình “Thái độ đối với giày Fake ”
thấp hơn nhóm “giày Fake ” và “cả 2 loại” do có sig < 0.05
Đối với biến “tần suất mua”:
Multiple Comparisons
Dependent Variable: TD
(I) (J) Mean Std. Sig. 95% Confidence
TAN_SUAT TAN_SUAT Difference Error Interval
Lower Upper
(I-J)
Bound Bound
2-4 lần/ năm -,28866* ,11124 ,027 -,5514 -,0259
1-2 lần /
trên 4 lần
năm -,16366 ,16487 ,582 -,5531 ,2258
/năm
1-2 lần /
,28866* ,11124 ,027 ,0259 ,5514
Tukey năm
2-4 lần/ năm
HSD trên 4 lần
,12500 ,17814 ,763 -,2958 ,5458
/năm
1-2 lần /
trên 4 lần ,16366 ,16487 ,582 -,2258 ,5531
năm
/năm
2-4 lần/ năm -,12500 ,17814 ,763 -,5458 ,2958
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Bảng 32. So sánh các nhóm trong biến tần suất mua về giá trị trung bình đánh giá về
thái độ đối với giày Fake .

39
Nhóm có tần suất “mua 2-4 lần/năm” có đánh giá về giá trị trung bình “Thái độ
đối với giày Fake ” cao hơn nhóm “mua 1-2 lần/năm” do có sig < 0.05.

40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Câu chuyện hàng nhái đang một lần nữa tạo luồng tranh cãi trong xã hội, lối sống
dùng hàng Fake hay cụ thể ở đây là dùng giày Fake đang trở thành một đề tài được
nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích có chiều sâu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
đã đánh giá được các yếu tố: đánh giá đạo đức, niềm tin về lợi ích, niềm tin về rủi ro,
yếu tố thuộc nhân khẩu học tác động đến thái độ của sinh viên đối với giày Fake. Qua
đó xác định được biến trên tác động thuận chiều đến “Thái độ đối với giày Fake”
.Trong đó, yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới “Thái độ đối với giày Fake” là yếu tố
“Niềm tin về lợi ích”, yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất tới “Thái độ đối với giày Fake” là
yếu tố “Đánh giá đạo đức”. Việc sử dụng hàng nhái, trong đó có giày Fake khiến các
bạn trẻ đang tự làm giảm giá trị bản thân và cuốn vào hư danh cùng những điều không
có thật. Các bạn trẻ hiện nay có thói quen đánh giá về người khác qua vẻ bề ngoài, nên
thường cho rằng hàng hiệu chính là cách thể hiện đẳng cấp người dùng. Điều thú vị
hơn nữa là, khi điều này đi quá giới hạn nó lại trở thành vấn đề tiêu cực của giới trẻ
Việt, đặc biệt là sinh viên với đời sống và thu nhập vừa phải, chọn sử dụng giày Fake
như một giải pháp tạm thời để đáp ứng nhu cầu khoe mẽ, chứng tỏ đảng cấp và sự am
hiểu hàng hiệu. Cần phải khẳng định là thái độ của giới trẻ đối với việc mua già Fake
bị chi phối bởi những lợi ích về tài chính nhiều hơn là những cân nhắc về đạo đực, đây
cũng là thế hệ của những người tiêu dùng ít quan tâm về quyền sở hữu trí tuệ (IPR).
Tuy rằng, một phần các bạn sinh viên chọn mang giày Fake chỉ vì giá rẻ, phù hợp vời
tài chính của mình, nhưng chính sự thờ ơ với quyền sở hữu trí tuệ này đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến các thương hiệu. Vậy cách giải quyết đơn giản nhất là các bạn
thay vì việc mua giày Fake thì có thể chuyển sang dùng những sản phẩm bình dân với
mức giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập bản thân hơn.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là chủ đề tư tưởng xuyên suốt dự án. Đã đến lúc
cần phải có sự thay đổi trong suy nghĩ tiêu dùng của người trẻ, cụ thể ở đây là tầng lớp
sinh viên; sao cho thế hệ trẻ sống thật phong cách và vẫn an tâm khi tiến tới việc mua
hàng chính hãng. Tạo ra một xã hội văn minh, phát triển bền vững.
Bên cạnh những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn, nghiên cứu này vẫn còn
nhiều mặt hạn chế. Nghiên cứu hiện tại chỉ tập trung vào của sinh viên đại học Đại học
Kinh tế Đà nẵng nên mức độ chính xác vẫn chưa được cao. Do đó, nghiên cứu sắp tới

41
có thể đi sâu vào một nhóm tuổi rộng hơn, phạm vi lớn hơn để có những đánh giá hiệu
quả hơn.
5.2. Kiến nghị

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận Văn 2S. Phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS - Lý thuyết và thực hành.
from https://luanvan2s.com/phan-tich-nhan-to-kham-pha-efa-trong-spss-
bid53.html
Lưu Hà Chi. (2019). Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha. from
https://luanvanviet.com/kiem-dinh-do-tin-cay-thang-do-cronbachs-alpha/
Nguyễn Văn Ngọc. (2006). Từ điển Kinh tế học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
Cheng, S.-I., Fu, H.-H., & Tu, L. C. (2011). Examining customer purchase intentions
for counterfeit products based on a modified theory of planned behavior.
International Journal of Humanities and Social Science, 1(10), 278-284.
Goldsmith, R. E., Lafferty, B. A., & Newell, S. J. (2000). The impact of corporate
credibility and celebrity credibility on consumer reaction to advertisements and
brands. Journal of advertising, 29(3), 43-54.
Ha, S., & Lennon, S. J. (2006). Purchase Intent for Fashion Counterfeit Products:
Ethical Ideologies, Ethical Judgments, and Perceived Risks. Clothing and
Textiles Research Journal, 24(4), 297-315. doi: 10.1177/0887302x06293068
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. (2006).
Multivariate data analysis . Uppersaddle River: NJ: Pearson Prentice Hall.
Kay, H. (1990). Counterfeiting:Fake’s progress. Management Today, 54, 54-59.
Le Roux, A., Thébault, M., & Roy, Y. (2019). Do product category and consumers’
motivations profiles matter regarding counterfeiting? Journal of Product &
Brand Management.
Nill, A., & Shultz, C. J., II. (1996, 1996 November-December). The scourge of global
counterfeiting. Business Horizons, 39, 37+.
Norum Pamela, S., & Cuno, A. (2011). Analysis of the demand for counterfeit goods.
Journal of Fashion Marketing and Management: An International Journal,
15(1), 27-40. doi: 10.1108/13612021111112322
Penz, E., & Stottinger, B. (2005). Forget the Real Thing – Take the Copy! An
explanatory model for the volitional purchase of counterfeit products. Advances
in Consumer Research, 32, 568-575.
Rath, P. M., Bay, S., Gill, P., & Petrizzi, R. (2014). The why of the buy: Consumer
behavior and fashion marketing: Bloomsbury Publishing.

43
Tang, F., Tian, V.-I., & Zaichkowsky, J. (2014). Understanding counterfeit
consumption. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics.
Tom, G., Garibaldi, B., Zeng, Y., & Pilcher, J. (1998). Consumer demand for
counterfeit goods. Psychology & Marketing, 15(5), 405-421.
Wee, C. H., Ta, S. J., & Cheok, K. H. (1995). Non‐price determinants of intention to
purchase counterfeit goods : an exploratory study. International Marketing
Review, 12(6), 19-46. doi: 10.1108/02651339510102949

44
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP
PHẦN TRĂM
STT HỌ VÀ TÊN LỚP
ĐÓNG GÓP
1 Nguyễn Thị Hồng 43K01.6 100%
2 Nguyễn Thị Diễm 43K01.6 100%
3 Nguyễn Thị Mỹ Ngân 43K01.6 100%
4 Mai Văn Chương 42K25.2 100%
5 Nguyễn Thị Thu Hồng 43K01.2 100%
6 Nguyễn Ngọc Chiêu Trân 43K01.2 100%
7 Đỗ Văn Nghĩa 42K24.2 100%
8 Hoàng Thị Nghĩa 42K24.2 100%

45

You might also like