You are on page 1of 6

1.

Phân tích Swot


Điểm mạnh - Nguồn nguyên liệu quen thuộc đối với
người tiên dùng rẻ tiền, dễ tìm kiếm.
- Snack là sản phẩm đang được người tiêu
dùng trên toàn cầu ưa chuộng.
- Sản phẩm snack khoai tây chiên vị nấm là
một sản phẩm hoàn toàn mới.
- Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nấm tốt
cho sức khỏe người tiêu dùng.
Điểm yếu - Là sản phẩm hoàn toàn mới trên thị
trường nên nhận biết của người tiêu dùng
đối với sản phẩm chưa cao.
- Có các đối thủ cạnh tranh mạnh và có tên
tuổi như Lay’s, Oishi, O’Star, Swing,…
Cơ hội - Cải thiện cái nhìn chung của người tiêu
dùng đối với các loại sản phẩm thức ăn
nhanh và các loại thức ăn vặt trên thị
trường
- Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao
nhất là đối với các sản phẩm quan tâm đến
sức khỏe
- Người tiêu dùng luôn muốn hướng tới các
sản phẩm mới lạ .

Thách thức - Đối thủ cạnh tranh là những công ty có


tên tuổi trên thị trường, đã tạo được độ
nhận biết cao
- Chi phí về marketing, quảng cáo cao vì là
sản phẩm mới.
- Sản phẩm chưa có danh tiếng trên thị
trường nên khó cho tất cả người tiêu dùng
biết về sản phẩm.
- Mỗi ngày các sản phẩm không ngừng
nâng cao giá trị và luôn có những sản phẩm
khác mới lạ ra đời thu hút người dùng.

2. Thị trường mục tiêu


- Snack khoai tây vị nấm có các hương vị phù hợp với thị hiếu của người Việt.
- Những khách hàng quan tâp đến sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
- Khách hàng trẻ tuổi từ 15 – 29 tuổi.
3. Phân tích thị trường mục tiêu
- Snack là loại sản phẩm ăn nhẹ, giòn tan , làm từ nhiều thành phần và có rất
nhiều hương vị, do đó snack được nhiều người tiêu dùng yêu thích nhất là các bạn
trẻ có độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi.
- Snack là dòng sản phẩm “ăn chơi” và mang tính mùa vụ, đặc biệt được ăn
nhiều trong các dịp lễ tết.... . Sản phẩm này có thể có mặt tại tất cả các cửa hàng bán
lẻ bánh kẹo, các quán cóc, các quán karaoke….. Khi đời sống vật chất của người
tiêu dùng ngày càng được cải thiện thì loại sản phẩm này càng dễ dàng thâm nhập
và trở nên phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày của họ. Snack là sản phẩm mang
phong cách hiện đại, hiện nay đã được tiêu dùng phổ biến không chỉ ở các thành
phố lớn mà còn ở nhiều vùng nông thôn và miền núi.
- Khách hàng mà chúng tôi hiện nay đang nhắm tới là mọi người mọi nơi, với nhóm
khách hàng chính là giới trẻ với mục đích dùng bánh trong dịp đi chơi, giao lưu…
- Khách hàng tiềm năng mà công ty hướng đến là đối tượng sinh viên với một lực lượng
khá đông và trẻ.
4. Phân tích các kênh phân phối sản phẩm

SNACK KHOAI TÂY VỊ NẤM

SIÊU THỊ TRANG


NHÀ
VÀ CHUỖI THƯƠNG XUẤT
PHÂN
CỬA HÀNG MẠI ĐIỆN KHẨU
PHỐI TIỆN LỢI TỬ

Điểm
bán lẻ

Người tiêu dùng


Kênh hiện đại
- Siêu thị và cửa hàng tiện ích. Siêu thị là địa điểm kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên
doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng
các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang trí kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh
doanh.
- Trang thương mại điện tử: Mở gian hàng bán sản phẩm trên Lazada, gian hàng trên Tiki
và Shopee. Để tận dụng triệt để hiệu quả của các kênh bán hàng.Kênh truyền thống:
Kênh truyền thống:
Có 2 cấp trung gian, trung gian thứ nhất là nhà phân phối, trung gian thứ 2 là các
loại hình bán lẻ. Do sản phẩm snack khoai tây vị nấm là hàng tiêu dùng nhanh nên chiều
dài của kênh chỉ có 2 cấp trung gian nhưng bề rộng của kênh ở cấp bán lẻ được ưu tiên
mở rộng nhằm tiếp thêm khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng và đưa sản phẩm tới tay
người tiêu dùng nhanh chóng với chi phí thấp.
Xuất khẩu
Hiện nay sản phẩm snack khoai tây vị nấm vẫn chưa tung ra thị trường nhưng chiến
lược kênh phân phối vẫn muốn đưa sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Đài
Loan, Mỹ và Châu Âu,….
Nguồn: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/11270-Nhung-loai-kenh-phan-
phoi-trong-Marketing-pho-bien-nhat
5. Đề xuất chương trình quảng cáo cho sản phẩm
- Quảng cáo trên Internet: quảng cáo trực tiếp trên website của công ty và các website
liên kết, youtube, facebook.
- Quảng cáo truyền hình: các chương trình quảng cáo trên các đài VTV, HTV và các đài
địa phương cho các nhãn hiệu mới theo các chiến dịch tung sản phẩm.
- Quảng cáo báo chí: báo Tuổi trẻ.
- Quảng cáo tiếp thị tại các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, các hội chợ về an
toàn thực phẩm, thực phẩm vì chất lượng cuộc sống,... nhằm quãng bá mạnh cho thương
hiệu của công ty.
- Các chương trình tiếp thị trực tiếp: chào hàng trực tiếp, nếm thử sản phẩm mới.
5.1. PR

- Các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hoặc bảo vệ hoặc nâng cao hình
ảnh sản phẩm của công ty.
- Công chúng bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông, nhân viên, chính quyền, cộng
đồng và xã hội mà công ty hoạt động trong đó.
- Luôn quan tâm đến các công tác xã hội từ thiện. Quà tặng cho các trẻ em nghèo vào các
dịp lễ tết. Tặng quà cho trẻ em nghèo ăn tết trung thu…
5.2. Khuyến mãi

- Các hoạt động khuyến mãi bao gồm: trưng bày, trình diễn, thực hiện chương trình
khuyến mãi,…
- Công cụ khuyến mãi: Triển lãm, trưng bày và biểu diễn, trình diễn thương mại, hàng
mẫu phiếu và quà thưởng, bảo trợ các cuộc thi, tặng quà.
5.3. Chiến lược chiêu thị

Thông điệp truyền thông


- Xuyên suốt quá trình truyền thông sẽ đưa ra thông điệp: “Quen mà lạ”
- Snack khoai tây bổ sung những chất dinh dưỡng từ thiên nhiên.
Công cụ truyền thông
Quảng cáo
+ Online
- Các chương trình quảng cáo được thực hiện thông qua: Đài truyền hình, Radio, Google
ads, Facebook ads.
- Đài truyền hình: tài trợ cho chương trình, quảng cáo
- Radio: các trò chơi trả lời câu hỏi để nhận thưởng
-Quảng cáo Facebook, Google: giới thiệu sản phẩm, các trò chơi nhận thưởng cùng thần
tượng, chia sẻ cảm nhận cho lần dùng sản phẩm đầu tiên.
+ Offline:
- Quảng cáo ngoài trời: để tăng mức độ nhận biết của sản phẩm mới của Snack khoai tây,
dán poster trên các tuyến xe bus đi qua trung tâm thành phố, đặt các biển quảng cáo tại
các điểm xe buýt, cửa hàng tiện lợi, trường học,...

Khuyến mãi
- Cho dùng thử sản phẩm trong khu vực snack của các siêu thị lớn, trước các cổng trường
đại học,...

- Chạy chương trình khuyến mãi mua 2 gói tăng 1 gói trong 10 ngày đầu tiên.
Nguồn: https://www.sangia.vn/tin-tuc/qua-tang/quang-cao-san-pham-moi-3346.html
6. Đề xuất các giải quyết khi sản phẩm có lỗi
- Tìm hiểu cụ thể nguyên nhân tại sao sản phẩm bị lỗi, lỗi là do khâu nào? Khâu đóng
hàng của mình, khâu vận chuyển hay do khách hàng? Sau đó tùy thuộc vào nguyên nhân
mà xử lý hợp lý.
- Nếu là do mình thì xin lỗi và đổi lại cho khách sản phẩm mới.
- Nếu do khâu giao vận chuyển thì làm việc với bên đó.
- Nếu là lỗi do khách hàng thì thu thập thông tin, bằng chứng và nói chuyện lịch sự cho
khách hiểu sau đó cùng họ tìm ra 1 hướng xử lý hợp tình hợp lý nhất.

You might also like