You are on page 1of 5

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)


A- Hệ thống kiến thức cơ bản:
1. Giá trị nội dung:
*Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc của Truyện Kiều
- Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của Kiều: sống trong cảnh ngộ cô đơn, tội nghiệp, sống
trong tâm trạng đầy buồn bã và lo âu trong lầu xanh của Tú Bà.
*Giá tị nhân đạo cảm động của "TK"
- Niềm xót thương chân thành của ND với những bất hạnh của Kiều.
- Khám phá trân trọng vẻ đẹp tâm hồn: hiếu thảo, thủy chung.
2. Giá trị nghệ thuật
- Thành công nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
+ Nghệ thuật tả cảnh: chấm phá tinh tế
+ Miêu tả tình: kín đáo, chân thực qua tâm trạng (gián tiếp qua BTTN, trực tiếp qua NTMT)
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: kết hợp 2 dòng ngôn ngữ (nội tâm, bình dân, bác học).
- Nghệ thuật xây ựng nhân vật: bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm
3. Vị trí bố cục
- Vị trí: Phần 2 - Gia biến, lưu lạc.
Mạch thơ: sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, quá tủi nhục và
đau khổ đến Kiều định tự tử. Tú Bá sợ vốn liếng đi dời nhà ma cho nên vờ lựa lời an tủi chăm sóc
thuốc thang, vờ hứa hẹn sẽ tìm người tử tế gả chồng cho Kiều. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu
Ngưng Bích. Thực chất là giam lỏng nàng để chuẩn bị thể hiện âm mưu đê tiện và tàn bạo hơn.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: (từ đầu… tấm lòng) Miêu tả khung cảnh lầu Ngưng Bích
+ Phần 2: (còn lại) Diễn biến tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích (nhớ người yêu, lo cho cha mẹ,
thương mình)
B - Hệ thống đề luyện
Đề 1:Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ:
"Buồn trông…. hôm
.. Ầm ầm………. ngồi"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A- Phân tích đề:
1. KVB: NLVH phân tích 1 đoạn thơ
2. Nội dung: - Khám phá được giá trị của đoạn thơ về nội dung và NT
+ Nội dung tư tưởng: khắc họa BTTN biển cả vào buổi chiều hôm vừa gợi cảm, hùng vĩ, vừa
dữ dội.
Diễn tả một cách chân thực tâm trạng TK ở lầu Ngưng Bích
+ Nỗi nhớ quê hương, cha mẹ
+ Nỗi xót xa cho thân phận
+ Nỗi lo âu cho tương lai
Nghệ thuật: Miêu tả
Cảnh: chấm phá
Tình: ngụ tình, chân thực
Ngôn ngữ: bình dị, có sức gợi
Giọng thơ: khắc khoải, chất chứa suy tư, trăn trở
B. Dàn bài:
I. Đặt vấn đề:
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, chính ông đã viết nên những trang thơ có sức hấp dẫn dài lâu
đối với người đọc Việt Nam nhiều thế hệ. Đến với “TK” người đọc vừa cảm động trước những trang
thơ thể hiện tấm lòng yêu thương con người sâu sắc, chân thành của Nguyễn Du vừa khâm phục tài
năng sáng tạo của người nghệ sĩ ấy trong lĩnh vực xây dựng nhân vật, trong cách miêu tả thế giới nội
tâm con người và khả năng sử dụng ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt đạt trình độ bậc thầy. Dường như bất
cứ đoạn thơ nào trong thi phẩm này cũng hội tụ khá đầy đủ trọn vẹn những thành công ấy nổi bật là
đoạn thơ:
"Buồn… ngồi"
II. Giải quyết vấn đề
1. Tổng quát
a) Vị trí đoạn trích:
b) Khái quát giới thiệu nội dung, nghệ thuật:
8 dòng thơ, 4 cặp lục bát đã dựng lên trước mắt người đọc BT biển cả, buổi chiều hôm gợi cảm
mà hùng vĩ, dữ dội. Qua đó người đọc nhận ra được bức tranh chân thực về tâm trạng người con gái họ
Vương, vừa chứa chan nỗi nhớ quê hương, gia đình; vừa xót xa cho thân phận tha hương lạc loài, lại
vừa lo âu cho tương lai phía trước.
Cảnh ấy, tình ấy được ngòi bút Nguyễn Du ghi lại bằng những nét chấm phá và lối ngụ tình
tinh tế, chân thực nhờ hệ thống ngôn ngữ giản dị có sức gợi tả biểu cảm lớn và giọng điệu thơ chất
chứa suy tư khắc khoải, trăn trở.
2. Phân tích đoạn thơ:
* Cấu trúc của đoạn thơ:
- Toàn bộ đoạn thơ có cấu trúc rất đặc biệt, 8 dòng thơ lục bát chia thành 4 cặp. Trong 1 cặp lục
bát câu 6 có chung cấu trúc "buồn trông…". Cụm từ "buồn trông…" cho thấy nỗi buồn sẵn có chất
chứa trong lòng người giờ dâng trào nhuốm phả và cái nhìn cảnh vật nó khác với "trông buồn - có thể
lòng người không thấy buồn nhưng khi nhìn cảnh vật mới xâm nhiễm thế giới tâm hồn của con người
Điệp khúc "buồn trông" điệp lại tới 4 lần vừa tạo âm điệu thơ trầm buồn, kín đáo, gợi tả được
điệp khúc tâm trạng chan chứa nỗi buồn của người con gái lưu lạc đồng thời có vai trò XĐ cảm xúc
chủ đạo cho cả đoạn thơ.
Mỗi cặp câu lục bát đều có chung cách thể hiện nội dung: mỗi câu lục bát là một câu hỏi tu từ
buông ra tạo điệu thơ, giọng thơ khắc khoải, da diết đầy trăn trở kết hợp với cửa biển vào lúc chiều
hôm qua cái nhìn của TK bởi thế ẩn hiện sau một nét vẽ tự nhiên ấy là tâm trạng của chính K. Cảnh
như một bức tứ bình cổ điển vừa gợi cảm vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng sao mà buồn vắng.
- Cặp lúc bát đầu tiên xuất hiện hình ảnh con thuyền giữa đại dương mênh mông: "Thuyền ai …
xa xa". Có thể là con thuyền có thực lọt vào tầm nhìn của K nhưng trong văn cảnh nó đóng vai trò như
một ẩn dụ diễn tả nỗi nhớ nhà da diết cùng ước vọng khắc khoải về một ngày đoàn tụ với gia đình. Bởi
lẽ trong văn chương cổ "thuyền, ngựa" là phương tiện nối liền những khoảng cách. Song hình ảnh con
thuyền hữu hạn lại được đặt trong tương quan với không gian rộng lớn vô hạn của biển cả lại hàm ý
biểu đạt niềm hy vọng của TK mong manh như ảo vọng. Không chỉ vậy cũng chính hình ảnh con
thuyền bé nhỏ trở thành hiện thân cho con người đang trong cảnh ngộ cô đơn lẻ loi. Chỉ với một cặp
lục bát Nguyễn Du đã khắc họa chân thực nỗi buồn nhớ quê hương của người con gái sống cảnh tha
hương. Nỗi buồn nhớ ấy càng da diết hơn khi chính TK biết rằng Lầu Ngưng Bích chỉ là cái danh, nhà
chứa mới là hiện thực.
- Cặp lục bát tiếp theo Nguyễn Du để cho TK thu vào tầm mắt hình ảnh "hoa trôi man mác"
trước "dòng nước mới xa". Người đọc gặp ở đây một hình ảnh thơ có tính ước lệ và giàu ý nghĩa biểu
tượng: "hoa" vốn là ước lệ, biểu tượng của cái đẹp trong cuộc đời vậy mà giờ đây bị dập vùi đến tàn
tạ. Trong tương quan với ngọn nước mới sa, cái đẹp trở nên mong manh, người đọc dễ dàng liên tưởng
những cánh hoa mỏng manh bị ngọn nước ở trên cao dội xuống đẩy đưa, xô dạt đến rã dời, tan nát,
nhàu nhĩ. Hình ảnh "hoa" cũng là một ẩn dụ nghệ thuật giàu sức biểu cảm về thân phận người con gái
bị vùi dập phũ phàng, sống cuộc đời chìm nổi phiêu bạt. Không chỉ vậy, chính hình ảnh này còn kín
đáo cảm nhận nỗi đau xót của người con gái tài sắc, ý thức sâu sắc giá trị cuộc sống tuổi trẻ. Vậy mà
giờ đây phải từng ngày, từng ngày thấy tuổi xuân, nhan sắc thanh xuân của mình tàn tạ. Người con gái
ấy cũng tự biết mình "sống mòn" mỏi trong cái địa ngục trần gian là lầu Ngưng Bích. Đúng như
Nguyễn Du đã dự cảm đây là nơi giam hãm quãng đời thanh xuân đẹp nhất của TK cũng là nơi vùi dập
phũ phàng nhân phẩm của TK. Người ta tìm thấy trong cặp lục bát này tiếng nói xót phận - một biểu
hiện mới của giá trị nhân đạo trong văn học trung đại. Bởi lẽ, VHTĐ chịu sự chi phối nghiệt ngã của
tư tưởng phong kiến phi ngã, vô ngã. Nó không có chỗ cho cái tôi cá nhân vậy mà ở đây ngòi bút
Nguyễn Du đã khắc họa một TK có nhu cầu sống thật với chính mình, khát khao một cuộc sống cá
nhân hạnh phúc. Vậy là nối tiếp nỗi buồn nhớ đến khắc khoải về quê hương nơi sâu thẳm, trái tim TK
lại dâng trào nỗi buồn đau đễn xót xa khi bị tước đoạt giá trị tuổi trẻ.
-Đứng từ đỉnh cao lầu Ngưng Bích, TK còn thu vào tầm mắt hình ảnh một sắc cỏ "chân mây …
xanh", "rầu rầu" trải rợp không gian chân mây mặt đất. Cảnh có sắc nhưng không phải là những sắc
màu sống đọng. Cái màu xanh xanh rầu rầu kia đơn điệu đến nhàm chán lại trải trong không gian rộng
lớn đến rợn ngợp. Dường như lời thơ đang chứa đựng cái nhìn cảnh của một người con gái buồn đến
não nề tê tái vì biết mình đang sống cuộc đời tẻ nhạt vô vị "mây… khuya" lòng người đã sẵn nỗi buồn
ngoại cảnh lại như nhân lên nỗi buồn chán. Con người càng cảm thấy trống trải bơ vơ lẻ loi hơn trong
những sắc màu TN cây cỏ đơn điệu mà rợn ngợp ấy. Ở cặp thứ 3 này câu thơ ngắp nhịp chẵn rất ngắn
2/2/2… làm cho nhịp thơ có khả năng tái hiện chân thực mà tinh tế cái nhịp sống, điệu sống hư tàn uể
oải, rệu rã của con người.
Đoạn thơ khép lại bằng cặp lục bát mang âm hưởng rất dữ dội "gió cuốn mặt duềnh ầm ầm…
ngồi". Cảnh TN lầu Ngưng Bích không chỉ có hình ảnh màu sắc mà giờ còn có thêm âm thanh tiếng
sóng. Từ láy "ầm ầm" được đặt ngay đầu dòng thơ 8 chữ như một cách nhấn mạnh theo lối đặc tả tính
chất dữ dội hung hãn của âm thanh tiếng sóng nơi đại dương tạo cho người đọc cảm giác TN biển cả
như đang nổi giận, lên cơn thịnh nộ. Âm thanh tiếng sóng phụ họa với hình ảnh "gió… duềnh" làm
cho không gian biển càng trở nên hung hãn. Đây. Nó khép lại bản nhạc buồn ở lầu Ngưng Bích và mở
ra chặng đời 15 năm đoạn trường đầy sóng gió chìm nổi của TK: "Thanh y 2 lượt, thanh lâu 2 lần",
"sống làm vợ khắp người ta". Câu thơ"ầm ầm… ngồi" Nguyễn Du không chỉ dự cảm về một tương lai
đầy bất trắc với Kiều mà còn diễn tả thấm thía và sâu sắc nỗi buồn lo, sợ hãi đến kinh hoàng của Kiều
khi nghĩ đến tương lai.
3. Đánh giá
a) Chốt:
Quả thực 4 cặp lục bát ở đoạn thơ này là 4 nét châm phá tinh tế tạo thành một bức tranh thiên
nhiên cửa biển chiều hôm vừa hùng vĩ thoáng đạt mà dữ dội, vừa tĩnh lặng gợi cảm đến ám ảnh.
BTTN ấy làm hiện lên những cung bậc sắc thái tâm trạng rất chân thực của Thúy Kiều có nỗi buồn
nhớ quê hương trong quá khư, Có nỗi buồn đau, buồn chán trong hiện tại và lo sợ bất an cho tương lai.
Ghi lại những nét tâm trạng ấy của nhân vật Nguyễn Du đã thể hiện niềm đồng cảm, xót thương của
mình với người con gái trong cảnh ngộ thật đáng thương. Tuổi trẻ tài sắc, ý thức sâu sắc giá trị cuộc
sống mà đành nhắm mắt đưa chân theo sự đẩy đưa của số phận. Đây là phương diện làm nên giá trị
nhân đạo sâu sắc, cảm động của đoạn thơ nói riêng,tác phẩm nói chung. Cũng ở 8 câu này Nguyễn Du
đã thể hiện được tài năng bậc thầy của mình về tả cảnh ngụ tình và sử dụng ngôn ngữ.
b) Nâng cao
Đoạn thơ xứng đáng là một bức họa bằng ngôn từ về thiên nhiên cửa biền ở lầu Ngưng Bích về
một thế giới nội tâm của hình tượng nhân vật Thúy Kiều nó góp phần làm nên thành công chung về
nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật của Truyện Kiều. Có người còn cho rằng đây là đoạn thơ đạt
đến trình độ mẫu mực của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều nói riêng và trong thơ ca
trung đại nói chung.
III. KTVĐ
Đến với đoạn thơ mỗi chúng ta đều dễ dàng chia sẻ, cảm thông với cảnh ngộ đáng thương của
người con gái họ Vương từ đó mà thấm thía hơn vẻ đẹp sức hấp dẫn của những trang thơ Kiều.

You might also like