You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG


BIỂN

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Chuyên ngành: QUẢN TRỊ LOGISTIC

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Trung Thành


Nguyễn Thanh Trúc 18DQTC6 1811143176
Văn Công Trường 18DQTC6 1811143189
Vương Trần Trúc Uyển 18DQTC6 1811143210
Nguyễn Võ Thanh Duy 18DQTC6 1811142292

TP. Hồ Chí Minh, 2021


2
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ XUẤT
KHẨU TRONG VẬN TẢI BIỂN
1.1. Khái niệm
- Vận tải đường biển là phương thức sử dụng phương tiện kết hợp cùng các cơ sở hạ
tầng đường biển để vận chuyển hàng hóa quy mô lớn, tiết kiệm chi phí và an toàn. Hàng hóa
được đóng trong container và xếp lên tàu, vận chuyển đến các cảng quốc tế trên thế giới.
Thông thường, phương tiện thường dùng chính là tàu thuyền, còn cần cẩu, xe cẩu tự hành là
các phương tiện đóng vai trò xếp dỡ hàng hoá. Cảng biển, cảng trung chuyển tàu thuyền là hệ
thống cơ sở hạ tầng đường biển, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá. 
1.2. Đặc điểm của vận tải đường biển
- Phương thức vận tải đường biển được chia làm loại vận chuyển hàng hóa và vận
chuyển người (ở nước ta phổ biến vận chuyển hàng hóa).
- Tùy vào mỗi loại hàng sẽ có những phương thức vận chuyển riêng. Các mặt hàng
đông lạnh sẽ được vận chuyển bằng các loại tàu có lắp đặt thiết bị máy lạnh và thường di
chuyển nhanh để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận một cách nhanh nhất, tránh bị hư
hỏng hàng.
- Một số loại hàng container sẽ được các loại tàu chuyên chở container đảm nhận và
thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn. Còn các loại hàng chất lỏng, chất hóa học
sẽ được vận chuyển theo các vận tải chuyên dụng.
1.2.1 Ưu điểm của ngành vận tải đường biển:
- Có thể giao nhận hàng hóa ở khắp mọi nơi không hạn chế về đường đi do 70% trái đất
là nước.
- Không có loại hình vận tải nào có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn như
hình thức vận tải này. Với những tàu lớn chuyên chở khối lượng hàng hóa khổng lồ tạo ưu
thế cho phát triển vận tải biển. Vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không thường chỉ
chở khối lượng hàng hóa ít. Tuy nhiên, vận tải biển có thể chở hàng hóa gấp trăm, gấp ngàn
lần 2 hình thức vận tải trên.
- Vận tải đường biển có thể chở đa dạng các mặt hàng: Trừ các mặt hàng cấm chuyên
chở dưới mọi hình thức thì vận tải đường biển có thể chở tất cả các mặt hàng. Mỗi mặt hàng
sẽ được phân vào các nhóm và các hình thức vận chuyển. Điều này để tiện trung chuyển hàng
hóa hơn. 
- Với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, giao thông vận tải mà vận tải biển đang có
bước tiến dài. Không chỉ gò bó với quy định hàng hóa như xưa, hàng hóa vận chuyển hiện
nay đa dạng về chủng loại. Phương tiện và cơ sở vật chất kỹ thuật ở bến, cảng, bãi tàu đều
được hiện đại hóa. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình luân chuyển hàng hóa. Góp phần
nâng cao uy tín, chất lượng cho các doanh nghiệp vận chuyển. 
- Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: Thông thường, nguyên liệu dùng tiêu
hao trong quá trình vận chuyển có chi phí thấp. Đồng thời, nhiều hàng hóa được ghép vào để
chở cùng lúc vì vậy giá vận chuyển cũng thấp. Không chỉ vậy, vận chuyển bằng đường biển
có thể giảm thời gian trung chuyển xuống ngắn nhất. Phần lớn các quốc gia đều có cảng biển,
thuận lợi cho thông thương. 

3
- Vận tải đường biển tiết kiệm chi phí tối đa cho các doanh nghiệp: Thời điểm hiện tại
chi phí vận tải đường biển là tương đối thấp trong các loại vận chuyển. Hơn nữa, xét về tính
an toàn, loại hình vận tải này hạn chế mức thấp nhất tai nạn. 
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Không khó để biết được lượng xả thải của phương
tiện vận tải biển. Theo tìm hiểu, loại hình vận tải này không chỉ tiêu tốn nguyên liệu có chi
phí thấp mà còn có lượng xả thải rất thấp. Điều này góp phần cải thiện không nhỏ ô nhiễm
môi trường. 
- Thủ tục pháp lí liên quan đến vận tải đường biển: Dù là doanh nghiệp nào đều muốn
thủ tục vận chuyển nhanh chóng và linh hoạt. Các thủ tục pháp lí đều tuân thủ theo quy trình
và hướng tới tiêu chí nhanh gọn. Đó là điều đáng nói ở vận tải đường biển. An toàn, đúng quy
trình và tạo dựng uy tín với đối tác là phương châm của loại hình vận tải này. 
- Vận tải biển mang lại lợi ích xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế: Đây là điều chủ
doanh nghiệp hay dịch vụ logistics đều hướng đến. Sử dụng vận tải theo đường biển là việc
chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác. Đồng thời phải có sự chấp thuận của quốc gia
đó. Việc trung chuyển hàng hóa như một tấm vé thông hành để việc giao lưu hàng hóa được
đẩy mạnh. Từ đó, quan hệ lợi ích giữa nhiều bên cũng được cải thiện. 
1.2.2 Nhược điểm của hình thức vận chuyển này:
- Vận tải biển phục thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Tốc độ tàu còn thấp, việc tăng tốc độ khai thác của tàu còn bị hạn chế.
- Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền, vì vậy sẽ cần kết hợp với các phương thức
vận tải khác.
- Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầu của chủ hàng
nào đang cần gửi hàng đi nhanh hoặc kiện hàng cần điều kiện bảo quản thời gian dài.

1.3. Phân loại hàng hoá của vận tải đường thuỷ:
1.3.1 Phân loại theo tính chất lý hóa của hàng
- Theo tính chất lý hóa của hàng ta có thể liệt kê ra đây rất nhiều loại hàng nhưng gộp
lại ta có thể phân thành ba nhóm hàng sau:
+ Nhóm hàng thứ nhất: Là nhóm hàng có tính xâm thực (các hàng trong nhóm này có
khả năng làm ảnh hưởng tới các hàng hóa khác xếp gần chúng). Các loại hàng có tính hút và
tỏa ẩm, một số loại hàng nguy hiểm, các loại hàng tỏa mùi (da thú ướp muối…) các loại hàng
bay bụi…
+ Nhóm hàng thứ hai: Gồm các loại hàng chịu sự tác động của các loại hàng xếp trong
nhóm thứ nhất khi xếp chung với chúng ở mức độ nhất định. Các loại hàng dễ hấp thụ mùi vị
như chè, thuốc lá, đồ gia vị….
+ Nhóm hàng thứ ba: Gồm các loại hàng hóa trung tính, đó là những loại hàng không
chịu sự ảnh hưởng và không tác động xấu đến các hàng xếp gần nó. Các loại hàng trung tính
như sắt thép, thép cuộn, thiết bị máy móc, …..
Sự phân loại hàng theo tính chất lý hóa của chúng giúp ta phân bổ hàng xuống hầm tàu hợp
lý ngăn ngừa được sự hư hỏng hàng do sự tác động qua lại giữa chúng với nhau.
1.3.2 Phân loại theo phương pháp vận tải biển
- Phân loại hàng theo phương pháp vận tải nhằm để tổ chức đúng các quy trình vận tải
và chuyển tải hàng. Đây là phương pháp phân loại phổ biến trong VTB hiện nay. Theo
phương pháp này hàng được chia làm 3 nhóm:

4
+Nhóm hàng bách hóa (general cargoes) (hàng tính theo đơn chiếc): Nhóm hàng này
gồm các đơn vị hàng vận chuyển riêng rẽ có bao bì hoặc không có bao bì (kiện, bao, thùng,
hòm, chiếc, cái…). Hàng bách hóa có thể được chở trên tàu với một loại hàng hoặc nhiều loại
hàng với các hình dạng bao bì khác nhau. Hiện nay hàng bách hóa có xu hướng đóng trong
các Container và vận chuyển trên các tàu Container.
+ Nhóm hàng chở xô (bulk cargoes): là hàng chở theo khối lượng lớn, đồng nhất, trần
bì. Ví dụ: quặng, ngũ cốc, than chở rời … . Những loại hàng này khối lượng hàng thường xác
định theo phương pháp đo mớn nước (giám định mớn nước) và thường được chở trên các tàu
chuyên dụng. Nhóm hàng chở xô được chia thành hai nhóm là nhóm hàng lỏng và nhóm hàng
chất rắn chở xô.
+ Nhóm hàng vận chuyển đòi hỏi có chế độ bảo quản riêng: đó là những loại hàng do
tính chất riêng của chúng đòi hỏi phải được bảo quản theo những chế độ đặc biệt quy định
trong vận tải. Nếu không tuân theo những quy định này thì hàng sẽ bị hư hỏng hoặc gây nguy
hiểm cho tàu.
Nguồn: https://bmtphuquoc.com/tin-tuc/phan-loai-hang-hoa-van-tai-duong-thuy.html
1.4. Lợi ích của vận tải đường biển
1.4.1 Về kinh tế:
- Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng
hóa đi buốn bán với khu vực khác. Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc
đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Vận tải
biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buốn
bán với khu vực khác. Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất
của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Đồng thời, nó tạo
điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân
khố mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó.
1.4.2 Về xã hội:
- Mở ra cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa
qua. Từ đó, ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề nhức nhối của xã hội như thất
nghiệp, đói nghèo, nhằm tạo ra xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong học tập và làm
việc.
1.4.3 Về đối ngoại - đối nội:
- Tạo dựng con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa
các quốc gia. Riêng đối nội, vận tải nội địa góp phần quan trọng trong phương thức vận
tải hàng hóa nước ta.
1.4.4 Về chính trị:
- Là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới, là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu
quả động thái của các quốc gia.
1.5. Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá
1.5.1. Phương thức thuê tàu chợ (Liner Charter)
- Thuê tàu chợ là chủ hàng liên hệ trực tiếp với chủ tàu hoặc thông qua đại lý của
chủ tàu, người môi giới để thuê một phần của chiếc tàu chuyên chở hàng hóa từ cảng này

5
sang cảng khác. Mối quan hệ giữa người thuê và người cho thuê trong phương thức thuê tàu
chợ được điều chỉnh bằng chứng từ vận đơn đường biển.
- Đặc điểm của phương thức thuê tàu chợ:
+ Đặc điểm chung: 
 Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển
phát hành cho người gửi hàng.
 Quan hệ của chủ tàu và chủ hàng được điều chỉnh bởi vận đơn đường biển.
 Cước phí tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ và được tính theo biểu cước của
hãng tàu.
Chủ tàu là người chuyên chở và chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình
vận chuyển.
 Các chủ tàu thường liên kết với nhau để thành lập nên các công hội tàu (Liner
Conference). Hoặc thành lập các công hội cước phí (Freight Conference). Mục đích của việc
làm này là nhằm để khống chế thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh.
+Ưu điểm:
 Số lượng hàng hóa gửi đi không hạn chế, có thể gửi hàng với số lượng lớn
 Thủ tục nhận – gửi hàng hóa đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hiện
 Biểu cước vận chuyển thường ổn định
 Chủ hàng và chủ tàu đều chủ động trong quá trình vận chuyển
+ Nhược điểm:
 Cước phí vận chuyển cao
 Chủ hàng hóa không được thỏa thuận các điều kiện chuyên chở
 Thời gian vận chuyển lâu
 Luồng tuyến cố định, không linh hoạt
- Quy trình thuê tàu:
Quy trình thuê tàu chợ sẽ được chia thành 2 hình thức đó là: thuê tàu chợ trực tiếp, thuê
tàu chợ gián tiếp.
+ Hình thức thuê tàu chợ trực tiếp
 Bước 1: Tập trung số lượng hàng hóa cho đủ theo quy định.
 Bước 2: Cập nhật lịch trình tàu chạy trên các bài báo. Sau đó chọn một hãng tàu uy
tín và có cước phí phù hợp.
 Bước 3: Chủ tàu sẽ lập một bảng kê khai hàng hóa và ủy thác cho đại lý vận tải để giữ
chổ trên tàu. Chủ tàu phải ký đơn xin lưu khoang với hãng đại lý. Sau khi hãng tàu đồng ý
vận chuyển thì đóng cước phí.
 Bước 4: Tập kết hàng hóa để giao lên tàu. Nếu hàng hóa vận chuyển bằng container
thì làm thủ tục mượn container rồi xếp hàng vào trong. Sau đó giao cho bãi container.
 Bước 5: Lấy vận đơn (Bill of Lading).
 Bước 6: Thông báo cho người nhận về kết quả giao hàng cho tàu.

6
+ Hình thức thuê tàu chợ gián tiếp
 Bước 1: Chủ hàng nhờ người môi giới tìm tàu để chuyên chở hàng hóa.
Bước 2: Sau khi tìm được tàu, người môi giới sẽ gửi giấy lưu cước tàu chợ (Liner

Booking Note). Giấy lưu cước thông thường sẽ được in sẵn thành mẫu. Trên đó sẽ có các
thông tin cần  thiết để điền vào. Việc lưu cước tàu chợ có thể xảy ra cho 1 lô hàng lẻ và cũng
có thể cho 1 lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý hoặc
cả năm với hợp đồng lưu cước đối với hãng tàu.
 Bước 3: Người môi giới và chủ tàu sẽ thỏa thuận một số điều khoản trong quy trình
xếp dỡ và vận chuyển.
 Bước 4: Sau khi thỏa thuận, người môi giới sẽ thông báo kết quả lưu cước cho chủ
hàng.
 Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu và vận chuyển hàng hóa ra cảng để giao lên tàu.
 Bước 6: Chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu cấp cho chủ hàng bộ vận đơn theo yêu cầu
của chủ hàng sau khi hàng hóa đã được xếp xong lên tàu. 
1.5.2. Phương thức thuê tàu chuyến ( Voyage Charter )
- Thuê tàu chuyến là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu vận tải biển của
mình để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Trong phương thức thuê tàu
chuyến thì mối quan hệ giữa người thuê tàu và chủ tàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi
là hợp đồng thuê tàu chuyến, hợp đồng này do hai bên tự thỏa thuận ký kết
- Các loại hình thuê tàu chuyến hiện nay: Thuê từng chuyến một, Thuê khứ hồi,
Thuê nhiều chuyến liên tục, Thuê bao.
+ Thuê từng chuyến một: là người thuê tàu vận tải biển của chủ tàu vận chuyển hàng
hóa từng chuyến riêng biệt và với mỗi chuyến sẽ có hợp đồng riêng.
+ Thuê khứ hồi : là người thuê tàu vận tải biển của chủ tàu để vận chuyển hàng hóa từ
cảng bốc hàng đến cảng đích sau đó tiếp tục vận chuyển hàng hóa từ cảng đích trở về cảng
bốc hàng ban đầu.
+ Thuê nhiều chuyến liên tục: là người thuê tàu vận tải biển của chủ tàu mà tàu vận tải
biển sẻ vận chuyển nhiều chuyến liên tục tùy theo hợp đồng thỏa thuận trên số chuyến hay
trên một khoảng thời gian.
+ Thuê bao : là người thuê tàu vận tải biển của chủ tàu mà người thuê tàu bao luôn cả
cao tàu
- Trình tự tiến hành: Thuê tàu chuyến được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
 Bước 1: Người thuê tàu có thể thông qua công ty logistics yêu cầu thuê tàu để vận
chuyển hàng hóa, người thuê tàu phải cung cấp thông tin về hàng hóa, tên hàng, bao
bì đóng gói, số lượng hàng, hành trình…để công ty logistics có căn cứ tìm tàu hợp lý.
 Bước 2: Trên cơ sở những thông tin của người thuê tàu cung cấp công ty logistics sẽ
tìm tàu vận tải biển phù hợp với nhu cầu hàng hóa.
 Bước 3: Sau khi  tìm được tàu phù hợp công ty logistics sẽ tiến hành đàm phán với
chủ tàu về các điều khoản của hợp đồng
 Bước 4: Công ty logistics thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu  để tiến
hành chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng
 Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu tiến hành ký hợp đồng thỏa thuận

7
 Bước 6: Sau khi hợp đồng được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ thực hiện. Người thuê
tàu sẽ vận chuyển hàng hóa đến cảng bốc hàng lên tàu, chủ tàu sẽ cấp vận đơn đường
biển cho người thuê tàu
- Đặc điểm của việc thuê tàu chuyến
Tàu chuyến có đặc trưng riêng khác với các loại tàu thông thường do đó tuỳ vào thoả
thuận của bên thuê tàu và chủ tàu có các điều khoản quy định.
Tàu chuyến thường có các đặc điểm sau: 
+ Đối tượng chuyên chở
Các hàng hoá vận chuyển trên tàu chuyến thường là hàng hoá có khối lượng lớn,
thường lắp đầy tàu hoặc chỉ thừa ít chỗ, có tính chất hàng hoá đặc trưng không được lẫn vào
các hàng hoá khác.
Ngoài ra, tuỳ vào mục đích của chủ tàu, hàng hoá được vận chuyển trên tàu sẽ được
phân loại đối tượng riêng. 
+ Cấu trúc tàu chuyến
Tàu chuyến là loại tàu chỉ có duy nhất một boong, khung tàu và miệng hầm lớn, hầm để
hàng có cấu trúc tách biệt nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá.
+ Cước phí
Tuỳ vào thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu chợ, các bên sẽ đề cập mức chi phí về việc
thuê tàu chuyến bao gồm cả việc bôc dỡ hàng hoá và bảo hiểm hàng hoá.
Thông thường việc thuê tài riêng sẽ có mức phí cao hơn mức tàu chợ nếu cùng điều
kiện hàng hoá như khối lượng, số lượng,… 
Điều kiện về cước phí đối với loại hình thuê tàu này sẽ linh động và thường có nhiều sự
thay đổi với các loại tàu thông thường.
+ Phạm vi hoạt động
Tuỳ vào nhu cầu mà người ta phân chia thị trường cho phương thức thuê tàu chuyến.

1.5.3 Phương thức thuê tàu định hạn (Time charter)


- Thuê tàu định hạn trong tiếng Anh là Time charter. 
- Thuê tàu định hạn hay thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ
con tàu, có thể gồm cả một thuyền bộ (thuyền trưởng và tập thể thủy thủ) hoặc không, để
kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả
tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu.
- Phương thức thuê tàu định hạn có đặc điểm:
+ Người thuê tàu được quyền quản lí và sử dụng con tàu trong một thời gian nhất
định. Người thuê tàu phải tìm hàng hóa để chở và có thể chở nhiều chuyến trong thời gian
thuê.

+ Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp đồng định
hạn (Time Charter Party).

8
+ Hợp đồng thuê tàu định hạn mang tính chất là một hợp đồng thuê tài sản được kí kết
giữa chủ tàu và người thuê tàu, qui định những nội dung trên: tên chủ tàu, người thuê tàu, tên
tàu, trọng tải, dung tích đăng kí, dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu, thời gian và
địa điểm giao tàu, trả tàu, thời gian thuê, vùng biển được phép kinh doanh, tiền thuê, phân
chia một số chi phí hoạt động của tàu như: nhiên liệu, nước ngọt...

+ Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê (Hire) chứ không phải tiền cước
(Freight). Tiền thuê tàu được tính theo ngày hoặc tháng cho toàn bộ tàu hoặc theo một đơn vị
trọng tải hay dung tích của tàu.

+ Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu còn phải chịu các chi phí hoạt động của con tàu
(Operation Cost) như: nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lí phí, hoa hồng môi giới, vật liệu
chèn lót...

+ Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở. Khi đi chở thuê theo chuyến thì
người thuê tàu (Time Charterer) sẽ đóng vai trò là người chuyên chở chứ không phải chủ tàu.

- Với những đặc điểm trên, người thuê tàu thường sử dụng phương thức thuê tàu định hạn khi
thị trường thuê tàu nhộn nhịp, giá cước có xu hướng tăng, việc thuê tàu chuyến khó khăn.

- Hiện nay, người thuê tàu ở Việt Nam ít sử dụng phương thức thuê tàu theo thời hạn.

- Các hình thức thuê tàu định hạn:

+ Thuê toàn bộ: tức là thuê toàn bộ con tàu cung thuyền bộ (thuyền trưởng, sĩ quan,
thủy thủ). Trong hình thức này có hai cách:

+ Thuê theo thời hạn (Period Time Charter): tức là thuê tàu trong một thời gian, có
thể là 6 tháng, 1 năm, nhiều năm...

+ Thuê định hạn chuyến (Trip Time Charter): tức là thuê kiểu định hạn, nhưng chỉ
một chuyến.

+ Thuê định hạn trơn (Bare Boat Charter): Chủ tàu cho người thuê tàu thuê con tàu
mà không có thuyền bộ. Trong trường hợp này, người thuê tàu phải biên chế đủ thuyền bộ
mới có thể khai thác con tàu được.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền
thông) (8)
1.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên
quan
1.6.1 Quyền và nghĩa vụ bên bán
9
- Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng
+ Bên bán phải kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi giao hàng
+ Bên bán phải đảm bảo cho bên mua tham dự việc kiểm tra hàng (nếu có quy định
trong hợp đồng)
+ Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không đảm bảo chất lượng như
mẫu hàng hóa hoặc không được bảo quản, đóng gói theo cái hình thức thông thường đối với
hàng hóa đó.
- Giao chứng từ theo hàng hóa
+ Bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong tờ
hẹn tại địa điểm ra bằng phương thức đã thỏa thuận.
- Giao hàng đúng thời hạn
+ Bên bán phải giao hàng đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng
+ Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời gian giao hàng mà không xác định thời điểm
giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng trong bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó
và thông báo cho bên mua
- Giao hàng đúng địa điểm
+ Bên bán có nghĩa vụ giao hang đúng địa điểm đã thỏa thuận
- Kiểm tra hang hóa trước khi giao hang
+ Bên bán phải đảm bảo bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra
+ Bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực
tế cho phép nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo
thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
- Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa
+Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu đất hợp pháp của hàng hóa và chuyển giao
quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua đảm bảo hàng hóa đã bán không bị tranh chấp
bởi bên thứ ba.
+ Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Rủi ro đối với hàng hóa
+ Rủi ro về mất mát hư hỏng hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ
khi hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng.
+ Trường hợp có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hang hóa đó
theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
1.6.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua
- Tiếp nhận hang
+Người mua phải thực hiện các việc cần thiết kể cả hướng dẫn gửi hàng để bên bán
thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hợp đồng.
+ Bên mua có quyền từ chối nhận hàng khi bên bán giao hàng trước thời hạn.
+ Bên mua có quyền nhận hoặc từ chối nhận số hàng do bên bán giao thừa
+ Bên mua có quyền kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng

10
+ Bên mua có quyền nhận hoặc từ chối nhận hang trước thời hạn
- Có quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm khi:
+ Giao hang thiếu
+ Hàng giao không phù hợp với hợp đồng
- Thanh toán tiền hàng
+ Người mua phải thanh toán tiền mua hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng kể cả
trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng sau thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ
người bán sang người mua.
+ Nếu người mua vi phạm thời gian thanh toán người bán có quyền đòi lại tiền lãi do
chậm thanh toán tiền hàng
- Người mua có quyền ngưng thanh toán hoặc giữ lại một phần tiền mua hàng nếu
nhận hàng phát hiện:
+ Hàng bị hư hỏng
+ Có khuyết tật
+ Có bằng chứng người bán hàng lừa gạt
- Tranh chấp phổ biến
Thường có tình trạng phát sinh xảy ra khi các bên có cách hiểu khác nhau về các thỏa
thuận trong hợp đồng hoặc những tình huống phát sinh không lường trước được trong quá
trình thực hiện hợp đồng:
+ Số lượng
+ Chất lượng
+ Cách thức đóng gói, bảo quản
+ Địa điểm giao hàng
Việc thỏa thuận hợp đồng có sự công bằng trong quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia là rất cần thiết. Bên cạnh đó các quyền và nghĩa vụ này cũng cần tuân thủ theo đúng quy
định và luật pháp quốc tế. Đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần biết và tuân
theo!
1.6.3 Trách nhiệm của người bán (bên xuất khẩu):
- Phải chuẩn bị hàng hoá theo đúng hợp đồng trong mua bán ngoại thương về số lượng,
chất lượng, quy cách, loại hàng, bao bì đóng gói …
- Tập kết hàng đến cảng tới ngày nhận, thông báo tàu đến nhận chuyên chở, giao hàng
cho tàu khi qua lan can an toàn mới hết trách nhiệm về những rủi ro tai nạn đối với hàng hoá.
- Người bán phải làm các thủ tục hải quan, kiểm dịch, lấy giấy chứng nhận kiểm định
phẩm chất, đóng gói bao bì phải chịu được điều kiện vận chuyển bốc dỡ thông thường.
- Người bán phải lấy được vận tải đơn sạch.
- Nếu bán hàng theo điều kiện CIF người bán còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô
hàng hoá sau đó ký hậu vào đơn bảo hiểm để chuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm cho người
mua.
1.6.4 Trách nhiệm của người mua (bên nhập khẩu):
- Nhận hàng của người chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng… đã ghi trong hợp
đồng vận chuyển và hợp đồng mua bán ngoại thương,
11
- Lấy giấy chứng nhận kiểm đếm, biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên
bản hàng hoá hư hỏng đổ vỡ do tàu gây lên (nếu có), nếu có sai lệch về số lượng hàng đã
nhập khác với hợp đồng mua bán nhưng đúng với hợp đồng vận chuyển thì người mua bảo
lưu quyền khiếu nại đối với người bán.
- Nếu phẩm chất, số lượng hàng hoá được nhận có sai lệch với vận tải đơn thì người
mua căn cứ vào biên bản trên bảo lưu quyền khiếu nại với chủ phương tiện chuyên chở.
Ngoài ra, người mua còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu mua hàng theo giá
CF và mua bảo hiểm, thuê tàu trả cước phí vận chuyển hàng hoá nếu mua hàng theo gía FOB
hay nhận lại chứng từ bảo hiểm do người bán chuyển nhượng nếu mua hàng theo giá CIF.
1.6.5 Trách nhiệm của người vận chuyển:
- Chuẩn bị phương tiện chuyên chở theo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng
hải, giao nhận hàng đúng quy định theo hợp đồng vận chuyển.
- Theo tập quán thương mại quốc tế thì tàu chở hàng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm
thân tàu và P and I.
- Người vận chuyển còn có trách nhiệm cấp vận đơn cho người gửi hàng.
- Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm với những rủi ro xảy ra đối với hàng hoá
theo quy định và phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho lô hàng hoá chuyên chở trong
hành trình từ cảng đi đến cảng đích.
1.6.6 Trách nhiệm của người bảo hiểm:
- Có trách nhiệm với những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho lô hàng hoá tham gia bảo
hiểm
- Có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ liên quan đến hàng hoá, hành trình vận chuyển
và bản thân tàu chuyên chở.
- Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, người bảo hiểm có trách
nhiệm tiến hành giám định, bồi thường tổn thất và đòi người thứ ba nếu họ gây ra tổn thất
này.

2. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG


THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Các phương thức vận tải:
2.1.1 Các thuật ngữ thường dung:
- FCL (Full Container Load): Hàng nguyên Container.
- LCL (Tải ít hơn một container): Hàng xếp không đủ một Hàng lẻ hoặc Hàng lẻ.
- CFS (Container Freight Station): Trạm làm hàng lẻ, đảm nhận dịch vụ giao nhận và
lưu kho đối với hàng LCL.
- CY (Container Yard): Bãi chứa container ở cửa sổ.
- ICD (Inland Clearance Deport): Địa điểm thông tin nội địa.

12
2.1.2 FCL - FCL: Gửi hàng nguyên Container:

Hình 1: Hình minh hoạ phương thức gửi hàng FCL – FCL
Nguồn: Việt Nam Biz (1)
- FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách
nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng
đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều
container để gửi hàng.
2.1.3 FCL - LCL: Gửi hàng nguyên container (FCL) – giao hàng lẻ
(LCL) ;

Hình 2: Hình minh hoạ phương thức gửi hàng FCL – LCL
Nguồn: Việt Nam Biz (1)
2.1.4 LCL - FCL: Nhiều đơn hàng lẻ (LCL) được gom vào thành 1
container gửi đi;

13
Hình 3: Hình minh hoạ phương thức gửi hàng LCL – FCL
Nguồn: Việt Nam Biz (1)
2.1.5 LCL - LCL: Gom các đơn hàng lẻ vào 1 container, tới cảng dở phân
chia về các kho, doanh nghiệp nhập khẩu

Hình 4: Hình minh hoạ phương thức gửi hàng LCL – LCL
Nguồn: Việt Nam Biz (1)
Nguồn tham khảo: https://vietnambiz.vn/phuong-phap-nhan-le-giao-le-lcl-lcl-trong-
logistics-la-gi-20191127170200621.html (1)
2.2 Trách Nhiệm theo từng phương thức gửi hàng
2.2.1 Trách nhiệm của Người Gửi Theo FCL
- Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến bãi chứa
container của cảng gửi;
- Làm thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng hóa;
- Đóng hàng container, chẳng buộc và chèn lót, đánh ký mã hiệu và hàng dấu chuyên
chở;
- Niêm container theo quy chế xuất khẩu và thủ tục hải quan vào trong phong kẹp chì
Giao container đã niêm phong kẹp chì cho người chuyên chở;

14
- Chịu mọi chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
2.2.2 Trách Nhiệm Của Người Nhận Theo FCL:
- Làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa;
- Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hang
- Rút hàng ra khỏi container và chuyên chở về kho bằng xe tải hoặc mượn container để
đem hàng về kho riêng, sau khi dỡ hàng ra khỏi container thì trả vỏ cho người chuyên chở tại
bãi chứa quy định;
- Chịu mọi chi phí cho các thao tác nói trên kể cả chi phí điều vận container đi và về bãi
chứa.
2.2.3 Trách Nhiệm Của Người Gửi Hàng Theo LCL:
- Vận chuyển hàng của mình đến CFS, chịu mọi chi phí vận chuyển này;
- Giao hàng cho người gom hàng tại CFS;
- Người gom hàng là những người kinh doanh chở hàng lẻ nhiều chủ hàng, tiến hành
sắp xếp, phân loại và đóng hàng vào container, sau đó niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất
khẩu và thủ tục tàu lên tãi tại cảng đích, rút hàng đưa vào CFS tại cảng đích và giao cho
người nhận hàng;
- Chuyển giao cho người hàng những giấy tờ cần thiết;
- Nhận vận đơn và trả cước phí hàng lẻ.
2.2.4. Trách Nhiệm Của Người Nhận Theo LCL:
- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục Hải quan cho lô hàng nhập của mình;
- Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người gom hàng hoặc đại diện của họ để nhận hàng;
- Nhanh chóng nhận hàng tại CFS.
2.2.5 Trách Nhiệm Của Người Chuyên Chở Theo FCL:
- Quản lý, chăm sóc bảo quản hàng container kể từ khi nhận chở đến khi giao;
- Xếp container từ bãi chứa của cảng xuống tàu, kể cả chẳng buộc trên tàu và chuyên
chở đến cảng đích;
- Dỡ hàng từ tàu lên bãi chứa ở cảng đích;
- Giao hàng cho người nhận có hóa xếp trong vận đơn hợp lệ;
- Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên và xuống tàu;
- Bồi thường mọi tổn thất cho người chủ hàng nếu thuộc phạm vi trách nhiệm của
mình.
2.2.6 Trách Nhiệm Của Người Chuyên Chở Theo LCL:
Trong phương thức này có 2 dạng người chuyên chở:
- Người chuyên chở thực (Effective Carrier) Người chuyên chở thực có nhiệm vụ: Kinh
doanh chuyên chở hàng lẻ trên danh nghĩa người gom hàng, ký phát vận đơn thuộc dạng
LCL/LCL hoặc FCL/FCL và cấp cho người gửi hàng rồi xếp hàng xuống tàu, chuyên chở, dỡ
hàng lên bờ và giao cho người nhận tại CFS của cảng đích.
- Người thầu chuyên chở hàng lẻ nhưng không có tàu Non Operating Vessel
CommonCarrier - NVOCC ): Thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh trên danh
nghĩa người gom hàng. Người thầu chuyên chở chịu mọi trách nhiệm trong suốt quá trình vận
chuyển từ khi nhận hàng tại cảng gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn của
người thầu chuyên chở cấp cho người gửi hàng có thể là vận đơn do người gom hàng soạn
thảo hay vận đơn do Hiệp hội những người giao nhận quốc tế soạn thảo (FIATA Bill of
Lading) nếu như người giao nhận là thành viên của hiệp hội trên. Vì người thầu chuyên chở
không có tàu nên họ phải đi thuê tàu của người chuyên chở thực. Người chuyên chở thực xếp
hàng lên tàu rồi cấp vận đơn đường biển cho người thầu chuyên chở, vận chuyển hàng đến
cảng đích, giao hàng cho người thầu hoặc đại lý của họ tại cảng đích.
Nguồn tham khảo: Giáo trình sách Vận tải Bảo hiểm (2)

15
2.3 Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển.
2.3.1 Đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Đàm phán là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay
thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên, trong đó có những điều
khoản về hàng hóa, điều kiện giao hàng ( Incoterms ), trách nhiệm của mỗi bên. Sau khi
doanh nghiệp đã lựa chọn được đối tác phù hợp với hợp đồng thì doanh nghiệp cần phải tiến
hành đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác. Để đàm phán và ký kết hợp đồng thành công
doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin cần thiết về phía đối tác, đặc biệt cần chuẩn bị
một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi là đạt kết quả cao nhất.
- Trong khi đàm phán hợp đồng xuất khẩu cần lưu ý:
Cần thống nhất trước khi ký kết một hợp đồng
Khi đàm phán cần thỏa thuận tất cả các vấn đề. Cần liệt kê trước các nội dung cần
đàm phán và các văn bản thỏa thuận nhằm tránh khả năng bỏ sót
Trong hợp đồng không được nêu những điều khoản đã bị cấm trong pháp luật của
mỗi bên vì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu
Cần trình bày hợp đồng rõ ràng, tránh dùng những từ đối nghĩa hoặc có thể hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau.
Khi ký kết hợp đồng,người ký cũng như con dấu phải có thẩm quyền ký kết nếu
không hợp đồng sẽ vô hiệu.
Hiện nay, các hợp đồng quốc tế hoặc xuất khẩu thường do một bên soạn trước.
Ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn từ mà cả hai bên cùng thông thạo haowjc có thể sử
dụng hợp đồng song ngữ.

2.3.2 Công tác chuẩn bị hồ sơ


- Nhân viên giao nhận tiếp nhận hồ sơ có hợp lệ và phù hợp cho việc xuất khẩu
hàng hóa hay không. Công việc đầu tiên là nghiên cứu hợp đồng đây là công việc khá
quan trọng và những thông tin cần nắm bắt dựa vào:
Tên hàng và nhãn hiệu thương mại cua rhàng hóa. Tên hàng bao gồm tên thông
thường, tên thương mại, tên khoa học.
Xuất xứ, quy cách chính của hàng hóa, tên nhà sản xuất.
Số lượng kiện, trọng lượng…
Quy cách phẩm chất
Thời hạn và địa điểm giao hàng
Bao bì, ký hiệu mã hàng hóa
- Đối với điều kiện giám định, kiểm nghiệm hàng hóa và cung cấp chi tiết để hoàn
chỉnh bộ hồ sơ chứng từ gồm:
Hợp đồng/ đơn đặt hàng
Bản kê chi tiết
Hóa đơn thương mại
Chi tiết đóng gói
Vận đơn đường biển
Giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu có )
Giấy chứng nhận chất lượng ( nếu có )

16
Đối với hàng xuất nhập khẩu quản lý theo hạn ngạch thì phải có Quota và bản kê danh
mục hàng
Hàng đầu tư phải có giấy phép đầu tư
Hàng gia công phải có giấy phép của bộ thương mại cho phép gia công.
Đối với hàng khu chế xuất phải có đơn xin phê chuẩn danh mục hàng do Ban quản lý
các khu chế xuất cấp
Với hàng văn phòng đại diện nước ngoài, các công ty đầu tư liên doanh hoăc hàng của
các công ty xí nghiệp cá nhân có giá trị trên 100 triệu đồng đều phải xin giấy phép xuất nhập
khẩu do cục hải quan thành phố cấp.

2.3.3. Đặt booking và lấy container rỗng


- Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, booking tàu rất quan trọng. Tuy
nhiên, trước khi thực hiện được bước này, cần phải tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương
( sale contract ).
- Để booking tàu, cần cung cấp đầy đủ các thông tin như sau cho các hãng tàu:
Cảng đi ( port of loading ): nơi mà hàng hóa được xếp lên tàu
Cảng chuyển tải: có hai hình thức là chuyển tải ( transit ) và đi thằng ( direct ).Tùy
thuộc vào quy định, sự thống nhất giữa hai bên mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức phù
hợp.
Cảng đến ( port of discharge ): nơi hạ container
Tên hàng, trọng lượng : dựa trên thông tin trên bộ hồ sơ chứng từ để cung cấp
Thời gian tàu chạy ( ETD ): ngày dự kiến tàu xuất phát
Thời gian đóng hàng : theo kế hoạch thống nhất giữa hai bên
Các yêu cầu khác: loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió…
- Quy trình lấy vỏ container rỗng đối với hàng xuất:
 Bước 1: nhận booking từ nhân viên chứng từ, trên booking này sẽ thể hiện số lượng
container mà doanh nghiệp cần phải lấy và nơi để lấy container rỗng.
 Bước 2: nhân viên giao nhận sẽ đến nơi cấp container tiến hành làm thủ tục cấp
container ( mang theo booking, giấy giới thiệu, ghi tên , số điện thoại lên booking rồi
đưa cho nhân viên của bãi container ). Sau đó nhân viên bãi sẽ đưa cho nhân viên
hiện trường một dnah sách liệt kê vị trí nhữung container mà mình có thể chọn.
 Bước 3: nhân viên hiện trường sẽ xuống bãi container tìm và chọn container phù
hợp với yêu cầu đóng hàng của chủ hàng. Ghi lại số container và xác nhận với nhân
viên bãi là mình chọn container này.
 Bước 4: thanh toán chi phí liên quan và mua chì hãng tàu. Nhân viên bãi sẽ đưa lại
phiếu cấp container, nhân viên hiện trường sẽ giữ lại phiếu này và đưa cho bên vận
tải để kéo container về kho chủ hàng để đóng hàng.
- Những lưu ý khi chọn vỏ container hàng xuất:
+ Kiểm tra bên ngoài vỏ container: kiểm tra các vết rách, lỗ thủng, méo mó do va đập,
ngoài ra còn phải kiểm tra phần mái, các góc của container vì những chỗ này thường bị bỏ sót
nhưng lại là yếu tố quan trọng của container liên quan đến an toàn chuyên chở.
+Kiểm tra bên trong container: kiểm tra về độ kín, kiểm tra các đinh tán, kiểm tra tấm
bọc phủ…
+Kiểm tra cửa container: kiểm tra tình hình hoạt động khi đóng mở then của và then cài
đảm bảo của đóng mở an toàn, kín không để nước xâm nhập vào container.

17
+Kiểm tra tình trạng vệ sinh container: vỏ container phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo,
tránh dơ bẩn, và mùi hôi..

2.3.4 Kiểm tra hàng xuất và chuẩn bị hàng xuất.


- Sau khi nhận được đồng ý của khách hàng v ề hóa đơn chiếu lệ, công ty ra kế hoạch
sản xuất hàng hóa để đảm bảo số lượng hàng hóa và chất lượng như trong hợp đồng
- Khi đã có booking, nhân viên xuất nhập khẩu lên kế hoạch lấy container đóng hàng và
kiểm tra hàng lần hai trước khi niêm seal
- Cần chú ý kiểm tra container có bị lủng, hư ván sàn không vì sẽ ảnh hưởng đến an
toàn hàng hóa. Nếu sau này consignee nhận hàng xong trả container bị hư hãng tàu sẽ không
nhận lai hoặc bắt bồi thường phí sửa chữa container .

2.3.5 Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở ( shipping mark )


a. Đóng gói:
- Đóng gói hàng tại kho:
Trong giai đoạn này, bộ phận xuất nhập khẩu cần phải phối hợp với bộ phận kỹ thuật,
công nhân tại nhà máy để đóng hàng hóa. Phải ghi rõ thông tin trên lô hàng theo yêu cầu của
khách hàng ( vì có liên qan đến hợp đồng ngoại thương ). Các thông tin bao gồm: tên mặt
hàng, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển
( hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh…)
- Đóng hàng tại cảng:
Quy trình đóng hàng tại cảng cũng tương tự như đóng hàng tại kho. Tuy nhiên đóng
hàng tại cảng đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục hải quan hơn, và phải thuê công nhân đóng
hàng tại cảng.
Việc đóng gói đối với hàng trong container cần theo 2 nguyên tắc sau:
Container phải được xếp chặt
Hàng đóng trong container phải được ghim chặt
b. Ký mã hiệu ( Marking )
- Là những ký hiệu bằng số, bằng chữ hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì nhằm
thông báo những chi tiết cần thiết cho việc bốc dỡ, giao nhận hăọc bảo quản hàng hóa.
- Ký mã hiệu là một khâu rất cần thiết cho việc đóng gói bao bì nhằm:
Đảm bảo thuận lợi cho công tác giao nhận.
Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
Việc đánh mã ký hiệu có thể được kẻ theo yêu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng
không yêu cầu cụ thể, thì cần kẻ ký mã hiệu theo chi tiết sau:
 Tên người gửi, người nhận, địa điểm hàng đi, hàng đến
 Số HBL, MBL của từng lô hàng
 Số kiện hàng.

2.3.6. Mua bảo hiểm cho lô hàng.


Có thể liên hệ một số công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng của mình, thường
mức bảo hiểm tùy thuộc vào giá trị hàng hóa. Với hàng hóa thông thường mức mua là 2%
tổng giá trị hàng hóa. Xuất hàng FOB hay CNF thì không cần mua bảo hiểm.

2.3.7. Làm thủ tục hải quan


- Đây là một bước quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Bước này bao gồm
các công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy tờ khai, thanh lý tờ
khai, vào sổ tàu, thực xuất tờ khai hải quan.
a. Mở tờ khai hải quan:

18
- Để có thể mở được tờ khai hải quan, cần chuânt bị các giấy tờ sau: giấy giới thiệu
nhân viên giao nhận, giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp ( 2 bản ), tờ khai hải quan ( 2
bản ), hợp đồng ngoại thương ( bản sao ), hóa đơn thương mại ( invoice ) và phiếu đóng ang (
paking list ).

Hình 5: Tờ khai quan điện tử


Nguồn: Indochinalines (3)
b. Đăng ký tờ khai:
- Đăng ký viên sẽ dựa vào thông tin trên bước mở tờ khai để nhập thông tin và trình
lãnh đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được thông quan. Nếu lô hàng không có bất cứ vấn
đề gì thì sẽ được vào luồng xanh. Ngược lại nếu lô hàng rơi vào diện bị kiểm tra thì có thể
vào luồng vàng hoặc luồng đỏ.
- Quy trình thủ tục hải quan theo phân luồng

Hình 6: Phân luồng hải quan


Nguồn: Indochinaline (3)
+ Luồng xanh:
 Truyền tờ khai hải quan điện tử được trả về luồng xanh.
 Tiến hành nộp thuế ( nếu có )
 Tờ khai sẽ được thông quan trên mạng

19
 In tờ khai và xuất hàng tại cảng
Lưu ý: sau khi nộp thuế xong, mất một khoản thời gian để tiền vào tài khoản hải quan
thì tờ khai mới lấy được và thông quan. Thời gian có thể kéo dài 1 giờ, 1 buổi… tùy theo sự
ổn định của mạng hải quan.
+ Luồng vàng:
 Sau khi nhận phân luồng vàng
 Xuất trình hồ sơ hải quan chi cục hải quan cửa khẩu
 Hải quan kiểm tra hồ sơ và tiến hành thông quan nếu phù hợp và đã nộp thuế.
 Nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc nghi ngờ hải quan sẽ chuyển sang luồng đỏ để kiểm tra
thực tế hàng hóa. Sau đó thông quan nếu không vi phạm.
 In tờ khai và xuất hàng tại cảng.
+ Luồng đỏ:
 Sau khi nhận phân luồng đỏ
 Xuất trình hồ sơ hải quan và hàng hóa để hải quan kiểm tra thực tế
 Hải quan thông quan nếu không có vi phạm và đã nộp thuế
 In tờ khai và xuất hàng tại cảng.
c. Đóng phí :
Tiến hành đóng phí và làm thủ tục hải quan
d. Lấy tờ khai:
Bộ phận hải quan sẽ ghi số container và số seal vào mặt sau của tờ khai ( phần dành cho
hải quan)
e. Thanh lý tờ khai
Người làm thủ tục hải quan sẽ trình tờ khai đã được hoàn thiện để nhân viên thương vụ
cảng kiểm tra container và seal đã được hạ chưa và hạ có đúng không. Xong bước này,
container sẽ được nhận vào hệ thống của cảng.
f. Vào sổ tàu
Khi container đã được hạ tiếp theo sẽ được vào sổ tàu. Nhân viên giao nhận phải ký vào
biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng container.
g. Thực xuất tờ khai hải quan
Sau khi lô hàng đã được giao cho khách nhân viên giao nhận phải làm thực xuất cho lô
hàng, bao gồm các giấy tờ như sau: tờ khai hải quan ( 1 bản chính, 1 bản sao ), commercial
invoice ( 1 bản chính ), vận đơn đường biển ( bill tàu ).
Nguồn tham khảo (3): https://indochinalines.com/quy-trinh-xuat-khau-hang-hoa-bang-
duong-bien/
2.2.8. Giao hàng cho hãng tàu
- Chuẩn bị trước khi giao hàng cho hãng tàu:
Kiểm nghiệm, kiểm dịch ( nếu cần ), làm thủ tục khai báo hải quan
Bào cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến ( ETA ), chấp nhận thông báo sẵn sàng.
Giao cho cảng danh mục hàng hóa xuất khẩu để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên
cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hóa sẽ lên sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan )
Ký kết hợp đồng xếp dỡ với cảng
-Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu.
Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số
máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải ( nếu cần )
Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ
được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao hàng,
nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Final Report. Phía tàu cũng có
nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.

20
Khi giao một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó ( Mate’s Receipt ) để
lập vận đơn.
- Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng
sẽ lập bản tổng kết xếp hàng lên tàu ( General Loading Report ) và cùng ký xác nhận với tàu.
Đây cũng là cơ sở để lập B/L.
- Bước này phải được thực hiện trước giờ cắt máng closing và trước bước thực xuất.
Giao hàng cho tàu sẽ được kết thúc khi bạn đã nhận được vận đơn đường biển, có thể bill
gốc ( 3 bản ) hoặc surrendered bill.
2.2.9 Thanh toán cước phí.
- Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là thanh
toán tiền hàng. Trong bước này người làm thủ tục xuất khẩu phải hòa thành bộ chứng từ
thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại ( commercial invoice ), phiếu đóng gói ( packing
list ), vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O ), và giấy chứng nhận
khử trùng …. Nếu thanh toán bằng L/C cần nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh cần
thông báo.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần
- Thanh toán chi phí cần thiết cho cảng như cho phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản,
lưu kho.
- Tính toán thường phạt xếp dỡ,( nếu có ).
Qua các bước trên ta thấy được các ưu điểm và nhược điểm khi xuất khẩu hàng hóa
bằng đường biển.
- Về ưu điểm:
Chi phí vận chuyển rẻ.
Nhà xuất khẩu chuyên nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa từ quốc gia của mình đến
bất kỳ nơi nào trên thế giới bằng đường biển.
Vận tải đường biển thân thiện với môi trường.
Có thể vận chuyển được hàng nặng
- Về nhược điểm:
Tốc độ vận chuyển thấp
Phải phụ thuộc vào thiên nhiên, có rủi ro cao
Tình đều đặn và kém linh hoạt
2.4 Lựa chọn Container phù hợp cho từng loại hàng xuất khẩu
2.4.1. Phân loại theo công dụng
- Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa.
+ Nhóm này bao gồm các container kín có cửa ở một đầu, container kín có cửa ở một
đầu và các bên, có cửa ở trên nóc, mở cạnh, mở trên nóc – mở bên cạnh, mở trên nóc – mở
bên cạnh – mở ở đầu; những container có hai nửa (half-heigh container), những container có
lỗ thông hơi…..
- Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)
+ Là loại container dùng để chở hàng rời (ví dụ như thóc hạt, xà phòng bột, các loại
hạt nhỏ….). Đôi khi loại container này có thể được sử dụng để chuyên chở hàng hóa có
miệng trên mái để xếp hàng và có cửa container để dỡ hàng ra. Tiện lợi của kiểu container
này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng nó cũng có điểm bất lợi
là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước
cho container vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn trong việc xếp hàng có
thứ tự.

21
- Nhóm 3: Container bảo ôn/nóng/lạnh (Thermal insulated/ Heated/ Refrigerated/
Reefer container)
+ Loại container này có sườn, sàn mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự di
chuyển nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container, nhiều container loại này có thiết bị
làm lạnh hoặc làm nóng được đặt ở một đầu hay bên thành của container hay việc làm lạnh
dựa vào những chiếc máy kẹp được gắn phía trước container hoặc bởi hệ thống làm lạnh trực
tiếp của tàu hay bãi container. Nhiều container lại dựa vào sự làm lạnh hỗn hợp (khống chế
nhiệt độ). Đây là loại container dùng để chứa hàng mau hỏng (hàng rau quả ….)  và các loại
container hàng hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, vì chỉ có lớp cách điện
và nếu có thể tăng thêm đồng thời lớp cách điện và máy làm lạnh này cũng giảm dung tích
chứa hàng của container, sự bảo quản máy móc cũng yêu cầu đòi hỏi cao hơn nếu các thiết bị
máy được đặt ở trong container.
- Nhóm 4: Container thùng chứa (Tank container)
+ Dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng đóng rời (thực phẩm lỏng như dầu ăn,
hóa chất, chở hoá chất…..)
+ Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung
tích là 20ft hình dáng như một khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon (15410 lít)
tuỳ theo yêu cầu loại container này có thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng, đây là
loại container được chế tạo cho những hàng hóa đặc biệt, nó có ưu điểm là sức lao động yêu
cầu để đổ đầy và hút hết (rỗng) là nhỏ nhất và có thể được sử dụng như là kho chứa tạm thời.
Tuy nhiên, nó cũng có những khuyết tật, chẳng hạn:
– Giá thành ban đầu cao.
– Giá thành bảo dưỡng cao.
– Các hàng hóa khi cho vào đòi hỏi phải làm sạch thùng chứa(mỗi lần cho hàng vào là một
lần làm sạch thùng chứa)
– Khó khăn cho vận chuyển nên hàng bị rơi nhiều (hao phí do bay hơi, rò rỉ….)
– Trọng lượng vỏ cao.
- Nhóm 5: Các container đặc biệt ( Special container), container chở súc vật sống (Cattle
Container).
+ Những container của ISO được lắp đặt cố định những ngăn chuồng cho súc vật sống
và có thể hoặc không thể chuyển đổi thành container phù hợp cho mục đích chuyên chở hàng
hóa bách hóa. Loại container này dùng để chuyên chở súc vật sống do vậy nhược điểm chính
của nó là vấn đề làm sạch giữa các loại hàng hóa. Trong nhiều quốc gia đó chính là vấn đề
kiểm dịch khi các container rỗng dùng để chở súc vật sống quay trở lại dùng để tiếp tục bốc
hàng.
Nguồn tham khảo: https://logistics4vn.com/phan-loai-container (7)

2.5 Tổng kết về quy trình xuất khẩu chi tiết:

22
Hình 7: Sơ đồ quy trình xuất khẩu
Nguồn: Log easy (4)
Nguồn tham khảo (4) : http://www.log-easy.com/2020/05/quy-trinh-xuat-khau-chi-
tiet.html

3. VÍ DỤ MÔ TẢ CHO QUY TRÌNH XUẤT


KHẨU HÀNG:
3.1. Quy trình gửi hàng xuất khẩu tại Cảng Cát Lái thông
qua hệ thống Eport:
3.1.1 Hệ thống Eport là gì?
- Hệ thống Eport là một trang khai báo điện tử có thể thanh toán và khai báo thông tin
lô hàng mà không phải trực tiếp đến cảng để khai báo giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, có
thể khai báo qua điện thoại hoặc máy tính … thông qua đường link: https: //
eport.saigonnerport.vn/.
Bước 1: Đăng ký giao container hàng xuất cho cảng qua hệ thống Eport.
- Đăng nhập vào hệ thống Eport. Sau đó điền vào các mục như sau:
 Đại lý/ hãng tàu
 Số container
 Kích cỡ
 Số seal
 Tên tàu/ số chuyến.
 Cảng chuyển tải
 Cảng đích

23
Hình 8: Cổng trang điện tử Eport
Nguồn: Tân Cảng Cát Lái Sài Gòn (5)
- Thanh toán phí cho lô hàng và nhận hóa đơn điện tử trên Eport
Bước 2: Kiểm tra container, in Eir tại cổng vào.
- Quy trình kiểm tra xe và container sẽ do nhân viên cổng kiểm tra.
- Xe container đi vào làn đúng luồng quy định ở cổng gate in.

Hình 9: Cổng Gatein tại Cảng


Nguồn: Tân Cảng Cát Lái Sài Gòn (5)
- Khách hàng cần cung cấp số đăng ký cho nhân viên giao nhận cổng. Nhân viên sẽ sử
dụng máy handheld để đối chiếu thông tin như là số container, số phương tiện vận chuyển mà
khách hàng đã đăng ký tại bước 1.
- Nếu có sai sót khách hàng cần điều chỉnh lại trên hệ thống Eport.
- Sau khi kiểm tra thông tin xong nếu không có vấn đề gì xảy ra nhân viên sẽ xác nhận
đã kiểm tra trên máy handheld.
Bước 3: nhân viên vi tính cổng sẽ kiểm tra lần cuối trước khi vào bãi hạ.
- Nhân viên vi tính cổng sẽ kiểm tra thông tin và in phiếu eir cho khách hàng.
- Phiếu eir sẽ hiển thị các thông tin như: ngày giờ check in, tên tàu, cảng chuyển tải, vị
trí hạ công, và một số thông tin khác.

24
- Khi nhận phiếu từ khách hàng nhân viên cổng sẽ nhập mã đăng ký, thực hiện cân,
kiểm tra lại tải trọng phương tiện, kiểm tra thông tin hợp lệ trên hệ thống, nếu không hợp lệ
khách hàng phải bổ sung những thông tin còn thiếu.

Hình 10: Phiếu giao nhận Container


Nguồn: Tân Cảng Cát Lái Sài Gòn (5)

Bước 4: Hạ container tại bãi hàng

Hình 11: Bãi hàng tại Cảng


Nguồn: Tân Cảng Cát Lái Sài Gòn (5)
- Line của hàng xuất thường được bố trí gần đầu tàu để tiện cho việc xuất hàng, hàng
lên tàu.
- Ngoài ra có thể nhìn vào số eir để xem vị trí hạ công. Nếu không tìm thấy container có
thể liên hệ với văn phòng trên hiện trường các terminal để tìm vị trí của công.
- Sau khi hạ container xong khách hàng sẽ tiến hành thanh lý sổ tàu.
- Khách hàng chỉ có thể thực hiện thủ tục đăng ký tàu xuất khi đủ các điều kiện sau:
 Container có vị trí tại bãi
25
 Đối chiếu tờ khai thành công qua hệ thống Eport
 Đăng ký tàu xuất trước giờ closing time ( cắt máng ) của tàu tại cảng.

Bước 5: Bấm giờ ra khỏi cổng


- Sau khi hoàn tất thủ tục, tài xế sẽ lái xe ra cổng gate out theo đúng làn quy định

Hình 12: Cổng Gate Out tại cảng


Nguồn: Tân Cảng Cát Lái Sài Gòn (5)
- Nhân viên sẽ kiểm tra phiếu eir và nếu không phát sinh gì thêm sẽ xác nhận đã kiểm
tra và đóng dấu trên phiếu eir. Thủ tục đã hoàn tất.

Hình 8: Đóng dấu trên phiếu Eir


Nguồn: Tân Cảng Cát Lái Sài Gòn (5)
Nguồn tham khảo (5): https://www.youtube.com/watch?v=xPE8porrnIM
3.2 Ví dụ về quy trình xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.
Bước 1: Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, công ty xuất khẩu cần kiểm tra mặt hàng nông sản
đã đạt về chất lượng phù hợp với yêu cầu của công ty nhập khẩu hay chưa. Việc kiểm tra này
mang lại lợi ích quan trọng đối với công ty xuất khẩu giúp công ty có thể xem xét cũng như
lựa chọn thị trường phù hợp và từng loại nông sản sẽ hợp với công ty nhập khẩu nào.
Bước 2: Thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch

26
- Hàng nông sản là mặt cần được bảo quản tốt trước khi xuất khẩu vì thế hàng nông sản
cần thỏa mãn các điều kiện sau:
 Kiểm dịch thực vật.
 Đảm bảo tiêu chuẩn vè quy cách đóng hàng để tránh hư hàng hóa.
 Sản phẩm nông sản được trồng từ những vùng đạt chuẩn
 Kiểm tra chất lượng nông sản về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật.
- Ngoài ra, đối với một số mặt hàng là sản phẩm tươi phải bảo quản lạnh trên đường
vận chuyển, cần chú ý các đặc điểm sau:
 Thời gian thu hoạch nông sản đúng thời điểm.
 Thời gian đóng hàng
 Thời gian vận chuyển
 Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm dịch hàng hóa
- Đây là khâu quan trọng nhất và phức tạp nhất trong việc xuất khẩu hàng hóa vì thế
cần tỉ mỉ, cẩn thận và làm chính xác nhất tránh xảy ra sai sót.
Bước 3: Giấy tờ cho xuất khẩu
- Khi xuất khẩu hàng nông sản, cần chuẩn bị các loại giấy tờ như:
 Hóa đơn bán hàng
 Hóa đơn đỏ
 Danh sách bán hàng
 Chứng nhận nguồn gốc
 Chứng nhận kiểm dịch
 Hợp đồng xuất khẩu nông sản.
Bước 4: Chuẩn bị giao hàng

- Cần dựa vào kế hoạch sản xuất và tiến hành book container tại các hãng tàu. Đóng
hàng vào container và chuẩn bị cho việc khai báo hải quan.
Bước 5: Khai báo hải quan
Khai báo hải quan sẽ dựa vào hóa đơn và phiếu đóng gói để khai báo hải quan điện tử,
mở tờ khai, thông quan hàng hóa và thanh lý cuối cùng là vô sổ tàu.
Bước 6: Thủ tục thông quan
Công ty xuất khẩu nông sản cần gửi chi tiết bill cho hãng tàu mà công ty đã book trước
2 ngày tàu chạy để hãng tàu soạn hóa đơn nháp và hãng tàu sẽ gửi lại cho công ty xuất khẩu
nông sản kiểm tra hóa đơn nháp.
Khi hóa đơn nháp đã đúng với bên xuất khẩu và hãng tàu thỏa thuận, hãng tàu sẽ xuất
hóa đơn chính và gửi bản scan cho công ty xuất khảu, còn bản chính sẽ giao khi công ty xuất
khẩu hoàn thành việc thanh toán cho hãng tàu.
Hãng tàu còn nộp hóa đơn bản nháp và chứng từ kiểm dịch bản nháp để cơ quan kiểm
dịch để kiểm tra các chứng từ kiểm dịch thực vật và cung cấp chứng thư kiểm dịch bản gốc.
Soạn hồ sơ xin C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý XNK và nhận CO gốc. Sau khi có
được tất cả chứng từ gốc như: invoice, hóa đơn, packing list, phyto, co. Tùy vào tình hình và
điều kiện thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ tiến hành xuất trình hồ sơ gốc đến
cho ngân hàng (LC, DP, DA) hoặc gửi trực tiếp đến người nhập khẩu.

3.2 Ví dụ về quy trình xuất khẩu gạo của Công ty cổ phần


thương mại điện tử Tín Thương (Việt Nam)
Bước 1: Công ty CPTMĐT Tín Thương (Việt Nam) kí kết hợp đồng xuất khẩu gạo với
Công ty Henan Grain Industry (Trung Quốc).

27
Bước 2: Công ty Henan Grain Industry đặt chỗ tàu thông qua forwarder Real Logistics.
Bước 3: Forwarder nhận thông tin và đặt chỗ tại hãng tàu T.S Lines.
Bước 4: Forwarder chuyển Booking Acknowledgement cho công ty Tín Thương.
Bước 5: Công ty Tín Thương liên hệ với hãng tàu T.S Lines để lấy container lạnh 20’.
Bước 6: Công ty Tín Thương làm thủ tục và lập các chứng từ liên quan cho lô hàng
xuất khẩu.
Bước 7: Công ty CPTMĐT Tín Thương giao bộ chứng từ cho ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam BIDV. Theo hình thức thanh toán D/P như giao dịch trong hợp đồng, khi
hàng đến Trung Quốc, nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng, lấy bộ chứng từ để nhận hàng,
công ty Tín Thương nhận được tiền chuyển vào tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam BIDV.

Sơ đồ 1: Sơ đồ xuất khẩu hàng tại Công ty cổ phần thương mại điện tử Tín Thương

28
Nguồn tham khảo
(1): Nguồn: https://vietnambiz.vn/phuong-phap-nhan-le-giao-le-lcl-lcl-trong-logistics-
la-gi-20191127170200621.html
(2): Nguồn: Sách giáo trình môn Vận tải Bảo hiểm
(3): Nguồn: https://indochinalines.com/quy-trinh-xuat-khau-hang-hoa-bang-duong-
bien/
(4): Nguồn: http://www.log-easy.com/2020/05/quy-trinh-xuat-khau-chi-tiet.html
(5): Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=xPE8porrnIM
(6): Nguồn: https://bmtphuquoc.com/tin-tuc/phan-loai-hang-hoa-van-tai-duong-
thuy.html
(7): Nguồn: https://logistics4vn.com/phan-loai-container
(8): Nguồn: Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông

Nhóm chúng em cảm ơn Thầy đã dành thời gian để xem qua bài
Tiểu luận: Quy trình xuất khẩu hành hoá bằng đường biển !

29

You might also like