You are on page 1of 14

3.

(5) Phân phối dịch vụ (Place and Distribution):

Bạn sẽ phân phối dịch vụ thông qua các kênh nào? Chiến lược phân phối của bạn là gì? Vì sao bạn
lại chọn các kênh đó để phân phối? - thêm sẽ đem đến cái gì cho doanh nghiệp

An Nam sử dụng hệ thống kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp:

- Kênh trực tiếp: nhân viên khách sạn tương tác trực tiếp với khách hàng để giới thiệu và tiếp
nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng; gửi thông tin về dịch vụ đến khách hàng mục
tiêu; sử dụng website, tài khoản mạng xã hội chính thức để khách hàng đặt phòng online.
+ Kênh cấp 0: Khách sạn phân phối các dịch vụ của mình thông qua website An Nam, nhân
viên lễ tân, bộ phận sale.
- Kênh gián tiếp: liên kết với các đại lý du lịch, trung gian phân phối dịch vụ lưu trú: Agoda,
Booking, Tripadvisor, Traveloka và nhận hoa hồng từ các đơn đặt phòng thành công. Thông
qua các hãng hàng không nhằm thu hút lượng khách du lịch.
+ Kênh cấp 1: Khách sạn liên kết với/cung cấp thông tin dịch vụ cho đại lý du lịch, trung gian
phân phối: Vietnam Boking, Tripadvisor, Traveloka, Agoda…và hãng hàng không Vietnam
Airline, Vietjet Air, Bamboo Airway
+ Kênh cấp 2: An Nam liên kết với/cung cấp thông tin về các gói dịch vụ cho đại lý du lịch. Đại
lý du lịch cung cấp thông tin dịch vụ cho công ty lữ hành để phân phối dịch vụ đến khách hàng.

Chiến lược phân phối chọn lọc: Sử dụng 1 số đại lý du lịch và trung gian phân phối để phân phối
dịch vụ. Chiến lược này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và chọn lọc được trung gian hiệu quả. Từ
đó khách sạn dễ kiểm soát và mở rộng thị trường; xây dựng và hình thành nên mạng lưới phân
phối rộng và hiệu quả.

Việc sử dụng nhiều kênh phân phối giúp đa dạng hoá hệ thống phân phối. Từ đó, tạo sự thuận lợi
cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn. Các kênh phân phối online giúp tiết kiệm
chi phí.

- Kênh phân phối trực tiếp tại khách sạn thông qua lễ tân đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống kênh phân phối. Vì đây là một trong số những nơi khách hàng đăng ký dịch vụ, song
cũng là nơi duy nhất để khách hàng sử dụng dịch vụ. An Nam toạ lạc ở ngay cạnh bãi biển du
lịch Mỹ Khê, gần trung tâm thành phố Đà Nẵng, là một vị trí thuận lợi thoả mãn nhu cầu du
lịch và lưu trú công vụ cho khách. Từ đó thu hút được sự chú ý và quyết định mua của khách
hàng.
- Kênh phân phối website giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và đặt mua dịch vụ một cách nhanh
chóng, tiện lợi và tiết kiệm. Đối với kênh này, An Nam chú trọng việc thiết kế bố cục web dễ
dàng sử dụng, thông tin luôn cập nhật kịp thời và đầy đủ.
- Kệnh phân phối tài khoản mạng xã hội chính thức bao gồm Facebook, Instagram – là những
mạng xã hội có lượng người dùng rất lớn tại Việt Nam và trên thế giới. Giúp An Nam có thể
tiếp cận thông tin dịch vụ dễ dàng, nhanh chóng hơn đến rất nhiều khách hàng trong và ngoài
nước. Ngoài ra, An Nam sử dụng kênh này để tạo tương tác hai chiều giữa khách hàng và
khách sạn.
- Kênh gián tiếp thông qua đại lý du lịch, trung gian phân phối và công ty lữ hành được An Nam
lựa chọn nhằm tạo thuận lợi cho việc đăng ký dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng
quốc tế. Các trung gian sẽ thay khách hàng xử lý thủ tục, giấy tờ nhanh chóng. Sử dụng kênh
này giúp An Nam tiết kiệm được chi phí xây dựng kênh phân phối và thâm nhập được vào
những thị trường mới.

4. (25) Truyền thông Marketing (Promotion):

Hoạt động truyền thông của DN bạn sẽ nhắm đến: 1) Khán thính giả nào (đối tượng mục tiêu), 2)
Mục tiêu truyền thông của bạn là gì?? 3)Thông điệp chung là gì? 4) Bạn sẽ dùng những công cụ truyền
thông Mkt và hướng dẫn khách hàng nào? Thông điệp truyền thông của từng công cụ.

Từ đó, hãy đánh giá tính thực tế của các công cụ truyền thông mà bạn sẽ sử dụng.

Liệu nó có giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ hay không?

1. Khán thính giả mục tiêu

Khách hàng: Là những người và gia đình có thu nhập cao; Khách du lịch trong và ngoài nước, quan
tâm và yêu thích trải nghiệm văn hoá Việt.

Nhân viên: Nhân viên tiếp xúc là những quản lý, nhân viên lễ tân, nhân viên tạp vụ. Truyền thông
phong cách phục vụ, cách đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề, cách tạo trải nghiệm cho khách hàng,
trang phục và thái độ đối với khách hàng.

Cộng sự: Nhà cung cấp; Các đại lý, trung gian trong kênh phân phối; Nhà đầu tư

Chính quyền các cấp: Ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của khách sạn
Cộng đồng người dân địa phương Đà Nẵng: Khách sạn hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng, chịu ảnh
hưởng truực tiếp bởi cộng đồng địa phương.

2. Mục tiêu truyền thông:

Đối với khách hàng:

- Tạo nhận thức về thương hiệu, dịch vụ của khách sạn An Nam
- Tạo sự hiểu biết bằng cách cung cấp thông tin về thương hiệu, dịch vụ khách sạn An Nam
- Xây dựng niềm tin, cam kết tạo ra và duy trì những dịch vụ chất lượng, trải nghiệm khác biệt,
đáng nhớ cho khách hàng.
- Thu hút, lôi kéo, thúc đẩy, nhắc nhở khách hàng sử dụng dịch vụ
- Tạo sự quen thuộc và duy trì nhận diện thương hiệu, dịch vụ
- Lôi cuốn khách hàng của đối thủ
- Giữ chân và duy trì lòng trung thành của khách hàng với khách sạn An Nam.
 Thông điệp: Khách sạn An Nam là nơi mang đến cho khách hàng những trải nghiệm nghỉ dưỡng
và lưu trú hoàn hảo chứa đựng bản sắc văn hoá Việt Nam.

Đối với nhân viên:

- Thông qua nhân viên, xây dựng một văn hóa doanh nghiệp riêng. Với môi trường làm việc
chuyên nghiệp, hiếu khách, tận tâm, luôn kịp thời, sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận đóng góp
của khách hàng. Kết hợp với không gian làm việc mang phong cách cung đình Huế. Thông qua
đó mang lại cho khách hàng cảm giác thân thuộc, gần gũi và tiện nghi.
 Thông điệp: Nhân viên chính là những khách hàng đặc biệt và nhân tố quan trọng giúp An Nam
tạo ra những dịch vụ chất lượng cao đến người tiêu dùng.

Đối với cộng sự:

- Thuyết phục các trung gian phân phối tin tưởng, gắn bó với doanh nghiệp.
- Xây dựng lòng tin và mối quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với nhà cung cấp, nhà đầu tư
 Thông điệp: An nam không những là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng lẫn
nhau mà còn là một nơi đáng tin cậy, đáng để gắn bó và đồng hành.

Đối với cộng đồng:

- Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện, có trách nhiệm với môi trường và xã hội
 Thông điệp: Khách sạn An Nam là nơi luôn nhận thức và đề cao trách nhiệm với xã hội và môi
trường.
3. Thông điệp chung
- An Nam mang lại trải nghiệm mang đậm giá trị Việt – là nơi đáng tin cậy để sống và làm việc!
4. Công cụ truyền thông

Quảng cáo

- Các thông điệp quảng cáo đến KHMT thông qua báo, tạp chí, truyền hình, internet và quảng
cáo ngoài trời: “Giữ trọn khoảng khắc Việt”, “Cổ điển, sang trọng và tiện nghi hoàn hảo” và
“Enjoy a unique lifestyle with premium service”

Quan hệ công chúng:

- Tuyên truyền:
+ Liên hệ phóng viên viết bài báo về giới thiệu An Nam Hotel và các sự kiện khai trương và
hoạt động tài trợ. Đăng tải lên các các trang báo giấy và báo điện tử.
+ Quan hệ với giới báo chí: các biên tập viên, phóng viên, người phụ trách chuyên mục, nhà
bình luận - những người giữ cổng phương tiện truyền thông có khả năng quyết định có công
bố các thông tin về doanh nghiệp hay không.
 Tuyên truyền giúp An Nam tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau lâu dài với giới báo chí.
- Sự kiện đặc biệt: Nhằm thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin, các doanh nghiệp cơ
quan cung cấp DV thường tổ chức các sự kiện quan trọng đáng đưa tin nhằm quảng bá thông
tin cho công chúng biết về doanh nghiệp. Đó là sự kiện quan trọng cuả doanh nghiệp như
triển khai các công nghệ mới, kỷ niệm các năm chẵn chục ngày thành lập
- Hoạt động tài trợ: Đầu tư cho sự kiện, hoạt động văn hoá-xã hội, từ thiện… nhằm thu hút sự
quan tâm của công chúng, qua đó An Nam nâng cao độ nhận diện, uy tín, tiếng tăm trong xã
hội. Hoạt động tài trợ cũng giúp An Nam dễ tiếp cận với công chúng-khách hàng tương lai, vì
nó dễ gây thiện cảm với khách hàng hơn là quảng cáo.

Mục tiêu của quảng cáo là giới thiệu doanh nghiệp và tương ứng với các giai đoạn trong tiến trình
mua của khách hàng: nhận thức, hiểu biết, thuyết phục và hành động.

Maketing trực tiếp

Xúc tiến bán hàng:


- Khuyến khích bằng giảm giá: để khuyến khích khách hàng mua DV trong giai đoạn khai trương
- Phiếu thưởng giảm giá: cho phép khách hàng hưởng chiết khấu trong các lần sử dụng dịch vụ
sau. Đối tượng được nhận phiếu là các nhóm khách hàng đặc biệt hay các khách hàng tiềm
năng.
- Quà tặng: Tặng trực tiếp trong dịp khai trương chn khách mời và khách tham gia. Bao gồm:
voucher giảm giá và các hiện vật như áo phông, đồng hồ có sử dụng logo của An Nam.
Quà tặng có tác dụng kích thích khách hàng chú ý đến doanh nghiệp

Bán hàng trực tiếp

TRUYỀN THÔNG MARKETING

I. Đối tượng mục tiêu:

1. Khách hàng

Là những người có thu nhập tương đối cao, sự nghiệp chuyên nghiệp và tập trung vào

phúc lợi xã hội.

Giới trẻ từ 18-24 tuổi: những người này đa số là sinh viên, phần lớn thành thạo công

nghệ và thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Họ là những khách hàng ưa thích sự năng

động, giao lưu gặp gỡ bạn bè tại các quán cà phê.


Thanh thiếu niên từ 13-17 tuổi thuộc gia đình khá giả, những người này đa số được bố

mẹ chi tiền và một phần họ đến quán cà phê để chơi với bạn bè và học tập.

2. Nhân viên tiếp xúc

Nhân viên tiếp xúc là những nhân viên thu ngân, pha chế tại các cửa hàng cà phê của

Starbucks. Họ truyền thông qua cách phục vụ, cách tạo trải nghiệm cho khách hàng,

trang phục và thái độ đối với khách hàng.

3. Một vài đối tượng khác:

a. Cộng đồng:

Họ đưa ra những cam kết đóng vai trò lãnh đạo môi trường trong tất cả khía cạnh kinh

doanh

b. Cộng sự (nhà cung ứng, nhà máy sản xuất)

Nhà cung ứng là những hộ gia đình mà Starbucks trực tiếp thu mua từ 4 nơi trồng cà

phê trên khắp thế giới (Cà phê của John Parry ở Hawaii, cà phê của một bộ phận nông

dân nhỏ ở Sumatra, cà phê của một ngôi làng nhỏ ở Ethiopia và của gia đình Baumann

ở Mexico)

Nhà máy sản xuất: 1 số nhà máy sản xuất do Starbucks lập ra, còn lại thì hợp tác với

nhà máy khác như Nhà máy Kent ở Kent thuộc Washington, Nhà máy Bay Bread

Bakery ở Nam San Francisco,…

c. Nhà phân phối: các cửa hàng Starbucks trên khắp thế giới

d. Các cổ đông

II. Mục tiêu truyền thông:

1. Đối với khách hàng:

Mục tiêu:

Thu hút và lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình

Duy trì nhận diện thương hiệu đối với khách hàng
Cam kết tạo ra và duy trì những trải nghiệm khác biệt, đáng nhớ cho khách hàng khi

đến cửa hàng Starbucks

Giữ chân và duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu Starbucks

Thông điệp: biến Starbucks là nơi lưu giữ những trải nghiệm khách hàng tốt nhất và

được định vị cao cấp.

2. Đối với nhân viên:

Mục tiêu: Thông qua nhân viên, Starbucks xây dựng một văn hóa công ty cho riêng

mình, tạo một môi trường làm việc thoải mái, thân thiện, biến nơi đây trở thành nơi

“thứ ba” giữa nhà và nơi làm việc, nơi họ có thể trải nghiệm một cách tự nhiên nhất.

Starbucks thông qua nhân viên để truyền tải những giá trị cốt lõi của mình đến khách

hàng.

Thông điệp: Tạo ra giá trị cho nhân viên từ đó mới đem đến sự hài lòng cho khách

Hàng

“Biến trải nghiệm của khách thành của bạn” – Luôn tùy chỉnh trải nghiệm của khách

hàng thông qua kinh nghiệm của nhân viên và linh hoạt theo từng tình huống khác

nhau.

“Mọi thứ đều quan trọng” – Tập trung vào mọi khía cạnh trong lúc làm việc. Luôn tập

trung theo dõi trải nghiệm của khách hàng và góc nhìn của họ.

“Niềm vui của sự bất ngờ” – Những bất ngờ nho nhỏ sẽ tạo nên một kỷ niệm mua

hàng khó phai của khách.

“Luôn luôn kiên trì” – Làm việc trong ngành bán lẻ sẽ không tránh khỏi sai lầm,

nhưng điều quan trọng nhất là nhân viên phải học được từ sai lầm đó và cùng công ty

lớn mạnh hơn

“Để lại dấu ấn” – Tạo một trải nghiệm hoàn hảo đến mức khách hàng có thể nhớ tới

bạn.
3. Một vài đối tượng khác

a. Đối với cộng đồng

Mục tiêu: Thiết lập sự tin tưởng vững chắc về trách nhiệm của Starbucks với môi

trường, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện và có trách nhiệm với cộng đồng.

Thông điệp: Nơi tạo ra và lan tỏa những hiểu biết, nhận thức về môi trường cũng như

trách nhiệm với cộng đồng xã hội

b. Đối với cộng sự

Mục tiêu: Thực hiện cam kết xây dựng mối quan hệ có đạo đức, đối xử tôn trọng và

luôn tạo điều kiện tốt nhất để đối tác của mình hoạt động có hiệu quả.

Thông điệp: Starbucks không chỉ là nơi làm việc mà là nơi mỗi chúng ta có thể là

chính mình, đối xử với nhau một cách tôn trọng và đường hoàng.

c. Đối với nhà phân phối

Mục tiêu: Gắn kết và kết nối các nhà phân phối với nhau thành một cộng đồng chung

với những hoạt động tích cực.

Thông điệp: Đến với Starbucks, mỗi cửa hàng là một phần của cộng đồng và là người

bạn láng giềng thân thiết.

d. Cổ đông

Mục tiêu: Thể hiện mối quan hệ gắn bó và tôn trọng sự đóng góp của các cổ đông.

Cam kết công nhận những phần thưởng của sự thành công cho các cổ đông. Mong

muốn tạo dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và phát triển.

Thông điệp: Đầu tư cho Starbucks là sự lựa chọn đúng đắn, đảm bảo mang lợi ích về

mặt kinh tế, giúp bạn tồn tại lâu dài và phát triển mạnh.

THÔNG ĐIỆP CHUNG: “Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người

– một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm.”

III. Những công cụ truyền thông Marketing


1.Truyền thông cá nhân

a. Truyền miệng

Trong quá trình hình thành và phát triển, Cà phê Starbucks đã tạo cho mình một

thương hiệu có vô số những người “nghiện” cà phê nặng, đặc biệt là một cộng đồng

những “tín đồ” của loại đồ uống này. John Writer Smith là một trong số những người

nghiện đó, nhưng đặc biệt hơn, anh đã có một bộ sưu tập công phu về những chuyến

viếng thăm các cửa hàng Cà phê Starbucks vòng quanh thế giới. John cẩn thận lưu lại

những khoảnh khắc ấy bằng hình ảnh và cả ngày tháng ghé thăm để đăng trên trang

web riêng Cà phê StarbucksEverywhere.net. Trang web này luôn nằm trong top 10 của

Google khi tìm kiếm từ “Cà phê Starbucks” và nghiễm nhiên trở thành công cụ quảng

cáo miễn phí cho nhãn hiệu cà phê này.

Starbucks dựa vào việc phát triển thương hiệu qua phương thức “truyền miệng”,

khuyến khích khách hàng chia sẻ cảm nhận về hương vị và nói lại cho những người

khác. Chuỗi cà phê Starbucks thu hút khách bởi việc viết tên họ lên chiếc cốc đồ uống.

Có một điều mà nhiều người uống Starbucks nhận ra là tên họ thường bị nhân viên viết

sai trên cốc . Lý do đằng sau là bởi các nhân viên càng viết nhầm tên thành những cụm

từ ngộ nghĩnh thì người uống càng có khả năng sẽ chụp lại chiếc cốc và chia sẻ lên

Facebook hoặc Instagram – những nền tảng quảng cáo miễn phí cho Starbucks.

b. Training

Starbucks mở các phiên đào tạo, giảng dạy về văn hóa Starbucks hay nhân cách con

người cho nhân viên của họ. Vì thế, nhân viên ở đây luôn ở tinh thần tinh cực, hạnh

phúc, kết nối rất tốt với khách hàng. ( Truyền thông trực tiếp qua đội ngũ nhân viên)

2. Quảng cáo
Các thông điệp được Starbucks truyền tải đến phân khúc khách hàng mục tiêu thông

qua quảng cáo báo chí và truyền thông bao gồm:

“Beware of Cheater Coffee. It Comes with a Price”

“If Your Coffee Isn’t Perfect, We’ll Make It Over. If It’s Still Not Perfect Make Sure

You Are in a Starbucks”

“Starbucks or Nothing. Because Compromise Leaves Really Bad Aftertaste”

a. Broadcast

b. Print

c. Internet

Đầu năm 2008, Starbucks bắt đầu tấn công các mạng xã hội. Sự hiện diện của

Starbucks trên Facebook, Twitter, Instagram và Pinterest biến hoạt động uống cà phê

thành một sở thích mà khách hàng dễ dàng chia sẻ với bạn bè và gia đình. Ví dụ:

Starbucks thường xuyên đưa ra các ưu đãi thông qua hình thức like, share, comment

trên mạng xã hội, từ đó tăng tỷ lệ tương tác cũng như độ phủ của sản phẩm đến người

dùng. Chiến dịch truyền thông xã hội lớn của Starbucks đã được khởi động vào năm

2009, khi khách hàng tại Hoa Kỳ được cung cấp một chiếc bánh ngọt miễn phí qua

mạng xã hội nếu họ mua đồ uống trước 10:30 sáng.

Các chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội hiệu quả và gần đây nhất do Starbucks tung

ra bao gồm tweet @tweetacoffee, Blonde Roast, Pumpkin Latte, #TreatReceipt và các

chiến dịch khác.

Chiến dịch “tweet-a-coffee” cho phép khách hàng gửi một tấm thiệp quà tặng trị giá 5

đô tới bất kỳ người bạn nào! bằng cách đăng một dòng trạng thái lên trang twitter cá

nhân với nội dung “@tweetacoffee”. Dĩ nhiên là phần cà phê thì không hề miễn phí

rồi, vì vậy khách hàng phải! kết nối tài khoản Starbucks của họ với tài khoản Twitter

và thêm thông tin về thẻ credit vào tài khoản.


Chỉ trong vòng 2 tháng, có đến hơn 27,000 khách hàng đã gửi đi những phần quà.

Theo tính toán của Starbucks thì chiến dịch này đã đem về hơn 180,000 đô lợi nhuận.

Không chỉ dừng lại ở đó, Starbucks cũng thu thập được rất nhiều thông tin khách hàng

của họ thông qua các tài khoản twitter để phục vụ cho các chiến dịch marketing về sau.

Không chỉ để giới thiệu sản phẩm, Starbucks còn truyền tải thông điệp về niềm đam

mê của thương hiệu bằng cách chia sẻ hình ảnh khách hàng tận hưởng cuộc sống tại

các cửa hàng cà phê. Hình ảnh trung tâm trong nhiều bài đăng không phải là những

cốc Frappuccino, Espresso mà là các khách hàng cùng nhau chuyện trò, thưởng thức

cà phê trong không gian êm ả, yên tĩnh.

Họ cũng sử dụng các kênh truyền thông xã hội của mình (chủ yếu là Twitter). Thường

là tạo những cuộc trò chuyện ngắn và ngọt ngào chạm đến trải nghiệm của khách hàng

với thương hiệu.

d. Outdoor

3. Xúc tiến bán

Thẻ thành viên thân thiết: Chương trình khách hàng thân thiết Starbucks Rewards ®

của tôi là một công cụ hữu hiệu đóng vai trò quan trọng để thực hiện hầu hết các sáng

kiến xúc tiến bán hàng trong thực tế. Chương trình cho phép khách hàng đã đăng ký

“thu thập các Ngôi sao và kiếm thêm phần thưởng sau mỗi lần đến Starbucks”. Phần

thưởng bao gồm đồ uống “mua một tặng một”, một lát bánh ngọt miễn phí trong tháng

sinh nhật của khách hàng mua bất kỳ đồ uống thủ công nào, tùy chỉnh đồ uống miễn

phí và những thứ khác. Tại Hoa Kỳ và Canada, có hiệu lực từ tháng 4 năm 2016, công

ty đã sửa đổi chương trình khách hàng thân thiết dựa trên giao dịch, My Starbucks

Rewards® thành chương trình dựa trên chi tiêu, Starbucks RewardsTM

Quà tặng miễn phí: Starbucks quảng bá “Mua một tặng một vào mỗi thứ sáu” tại các

cửa hàng. Hơn nữa, Starbucks được biết là cung cấp quà tặng miễn phí để đánh dấu
những dịp cụ thể. Ví dụ: để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 13 của Pumpkin Spice Latte vào

tháng 10 năm 2016, chuỗi cà phê đã tặng cà phê miễn phí cho 1.300 khách hàng đầu

tiên bước vào mỗi cửa hàng Starbucks và nói “Chúc mừng sinh nhật, Pumpkin Spice

Latte.”

Khuyến mại theo mùa: Chuỗi cà phê này thường xuyên triển khai các chương trình

khuyến mãi theo mùa như chương trình khuyến mãi cho kỳ nghỉ Giáng sinh và

Starbucks Red Holiday Cup.

Sử dụng Starbucks Gift Card: Với hình thức khuyến mại này, hãng đã dễ dàng thu hút

các khách hàng mới chưa từng sử dụng dịch vụ Starbucks. Họ là bạn bè của các khách

hàng cũ, và hãng sử dụng chính những khách hàng cũ để quảng cáo miễn phí cho

mình.

Coupons

4. PR

Bắt kịp xu hướng - Jumping on the trend

Trận bão tuyết tiến vào nước Mỹ năm 2013 đã trở thành một cơ hội tuyệt vời

Starbucks triển khai chiến dịch “cà phê nóng cho mùa lạnh” trên mạng xã hội. Họ đã

lan tỏa chiến dịch bằng cách tạo ra các cuộc hội thoại! Xoay quanh về trận bão tuyết

với tên gọi là Nemo thông qua các bài post trên Facebook và Twitter.

Cuộc thi chiếc cốc đỏ (#THEREDCUPCONTEST)

Cuối năm 2014 đầu 2015, Starbucks đã mở đầu cho cuộc chiến #redcupcontest trên

Instagram. Người tham gia cần phải chia sẻ và gắn thẻ ảnh vào những chiếc cúp đỏ của

họ để có cơ hội thắng một trong năm giải, và tất nhiên phải có gắn thẻ #redcupcontest.

Chiến dịch từ thiện

Starbucks kết hợp với Foursquare, một phần mềm di động tìm địa phương, để tăng

nhận thức của người dân về bệnh AIDS. Chỉ trong một thời gian ngắn, Starbucks đã
quyên góp được 1 đô mỗi khi có khách hàng check in tại cửa hàng trên toàn nước Mỹ

và Canada. Starbucks đã quyên góp được hơn 250.000 đô cho chiến dịch từ thiện này.

Trước đó họ đã quyên góp được hơn 10 triệu đô cho chiến dịch RED đấu tranh với căn

bệnh AIDS.

Meet me at Starbucks

Starbucks đã khởi động chiến dịch “Gặp tôi tại Starbucks” vào năm 2014. Thương

hiệu cho phép khách hàng có cơ hội nhận được một năm uống cà phê miễn phí đổi lấy

những câu chuyện “Chúng tôi đã gặp như thế nào – How we met” của khách hàng.

5. Các dấu hiệu của doanh nghiệp

a. Logo

Logo được thiết kế độc đáo với hình ảnh nàng nhân ngư 2 đuôi cùng với gam màu

thiên nhiên là xanh lá cây và trắng mang thông điệp về sự sạch sẽ, ngon miệng và

thông điệp hình ảnh thể hiện cam kết về sức khỏe và những giá trị bền vững.

Tại sao lại có 2 cửa hàng Starbucks trong cùng một tòa nhà hay 3 cái trên cùng một

con phố? Vì cái nhỏ hơn sẽ thay cho tấm biển quảng cáo hay cả triệu đô la cho vài

giây ngắn ngủi trên màn hình lớn giữa giờ nghỉ trong một trận đấu thể thao

In logo của nhãn lên những đồ dùng cá nhân như áo phông, bình giữ nhiệt, cốc,...

Nguồn: Internet

Logo còn xuất hiện trên cả các nhãn hiệu kem, trà, nước ngọt, kẹo cao su thì cũng nhờ

vậy, hình ảnh Starbucks mới xuất hiện trên kệ hàng của những cửa hàng tiện dụng,

siêu thị hay chuỗi bán buôn lớn..

b. Đồng phục

Những nhân viên mang tạp dề màu xanh( số lượng đông đảo nhất) ngụ ý họ đã được

công ty tiếp nhận và đào tạo bài bản nên hoàn toàn có đủ khả năng phục vụ các thượng
khách.

Một số ít nhân viên đeo tạp dề màu đen ngụ ý những bậc thầy về cà phê đại diện cho

sự khích lệ và vinh dự cao nhất của hãng.

Hiếm thấy nhất là chiếc tạp dề màu cà phê- “đại sứ cà phê” là đại diện cho đội ngũ

Starbucks trên toàn thế giới.

6. Tài liệu hướng dẫn

Website

Brouchures

Interactive software

Đúng ra với phần này, các bạn nên tập trung vào SB Đà Nẵng chứ không phải

toàn cầu vì thị trường khác, ĐTMT có hành vi và nhận thức khác, đặc trưng tiêu

dùng cũng khác. Việc gom hết sẽ tạo sự khó khăn cho phân tích các phần dưới vì

đặc trưng quy trình, thực đơn cũng sẽ khác một chút, giữa Franchise và Branch

cũng khác. Phần này C4, các bạn được 8.5đ

You might also like