You are on page 1of 38

4.

Chuyên đề thực tập: Gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh cho khách sạn Huy
Phương với việc sử dụng phần mềm CRM tích hợp tiếp thị đa kênh (Omnichannel)
và mở rộng dịch vụ F&B

4.1. Cơ sở lý thuyết về khách sạn, CRM và mô hình tiếp thị đa kênh Omnichannel, dịch
vụ F&B, mô hình Business Model Canvas
4.1.1. Khách sạn là gì?
Thuật ngữ “Hotel”- khách sạn có nguồn gốc từ tiếng Pháp, thời trung cổ nó được dùng để
chỉ lâu đài của các lãnh chúa. Từ “Khách sạn” theo nghĩa hiện đại được dùng ở Pháp vào
cuối thế kỉ XVII, đến cuối thế kỉ XIX mới được phổ biến ra các nước khác. Từ giữa thế
kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sự phát triển của khách sạn thay đổi cả về chất và lượng. Bên
cạnh các khách sạn sang trọng phục vụ giới thượng lưu, một hệ thống khách sạn nhỏ
cũng được xây dựng dành cho giới bình dân. Từ đó xuất hiện sự khác biệt về phong cách
phục vụ và cấp độ cung cấp dịch vụ trong các khách sạn, sự khác biệt còn phụ thuộc vào
sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn ở mỗi quốc gia. Đây là một nguyên nhân
dẫn đến có nhiều khái niệm về khách sạn.
Khái niệm về kinh doanh khách sạn
Ngày 29/04/1995 quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục Du lịch đã công nhận thuật ngữ
kinh doanh khách sạn và nó được hiểu là “Làm nhiệm vụ tổ chức việc đón tiếp, phục vụ
việc lưu trú ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”
Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch thường sử dụng 2 khái niệm: kinh doanh
khách sạn theo nghĩa rộng và kinh doanh khách khách sạn theo nghĩa hẹp.
● Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ
nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách.
● Theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ
cho khách.
Các hoạt động trong kinh doanh khách sạn
Trong hoạt động của khách sạn cần phân biệt hai nội dung hoạt động chính đó là:
● Kinh doanh về hoạt động lưu trú: Cung cấp cho khách hàng những phòng đã
chuẩn bị sẵn đầy đủ tiện nghi.
● Kinh doanh về dịch vụ ăn uống: Sản xuất, bán và phục vụ cho khách hàng các loại
đồ ăn, thức uống. Trong đó, dịch vụ lưu trú là cơ bản.
Bên cạnh các hoạt động chính theo quy mô, cấp độ, vị trí... thì các khách sạn còn có thêm
những dịch vụ bổ sung như: Khu vui chơi giải trí, giặt là, xông hơi, bán hàng lưu niệm...
4.1.2. CRM là gì?
CRM là một thuật ngữ trong ngành thông tin để chỉ các phương pháp luận, phần mềm và
thường là các khả năng của Internet giúp doanh nghiệp quản lý các mối quan hệ với
khách hàng một cách có tổ chức.
CRM là quá trình quản lý tất cả các khía cạnh tương tác mà một công ty có với khách
hàng của mình, bao gồm cả việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bán hàng và dịch vụ.
Các ứng dụng CRM cố gắng cung cấp thông tin chi tiết và cải thiện mối quan hệ của công
ty / khách hàng bằng cách kết hợp tất cả các quan điểm này về tương tác với khách hàng
thành một bức tranh
CRM là một cách tiếp cận tích hợp để xác định, thu hút và giữ chân khách hàng. Bằng
cách cho phép các tổ chức quản lý và điều phối các tương tác của khách hàng trên nhiều
kênh, phòng ban, ngành kinh doanh và khu vực địa lý, CRM giúp các tổ chức tối đa hóa
giá trị của mọi tương tác với khách hàng và thúc đẩy hiệu suất công ty vượt trội.
CRM là một hệ thống thông tin tích hợp được sử dụng để lập kế hoạch, lập lịch trình và
kiểm soát các hoạt động trước và sau bán hàng trong một tổ chức. CRM bao gồm tất cả
các khía cạnh của giao dịch với khách hàng tiềm năng và khách hàng, bao gồm trung tâm
cuộc gọi, lực lượng bán hàng, tiếp thị, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hiện trường. Mục tiêu
chính của CRM là cải thiện sự tăng trưởng dài hạn và lợi nhuận thông qua sự hiểu biết tốt
hơn về hành vi của khách hàng. CRM nhằm mục đích cung cấp phản hồi hiệu quả hơn và
cải tiến tích hợp để đánh giá tốt hơn lợi tức đầu tư (ROI) trong các lĩnh vực này.
CRM là một chiến lược kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu và sự hài lòng
của khách hàng bằng cách tổ chức xung quanh các phân khúc khách hàng, thúc đẩy hành
vi làm hài lòng khách hàng và thực hiện các quy trình lấy khách hàng làm trung tâm.
Tại sao CRM lại rất quan trọng trong doanh nghiệp?
CRM là chiến lược kinh doanh cốt lõi tích hợp các quy trình và chức năng nội bộ cũng
như mạng lưới bên ngoài, để tạo ra và cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu nhằm thu
lợi nhuận. Nó dựa trên dữ liệu chất lượng cao liên quan đến khách hàng và được kích
hoạt bởi công nghệ thông tin.
4.1.3. Tiếp thị đa kênh (Omnichannel) là gì?
4.1.3.1. Omnichannel
Omnichannel là một cách tiếp cận đa kênh để bán hàng nhằm cung cấp cho khách hàng
trải nghiệm mua sắm liền mạch, cho dù họ đang mua sắm trực tuyến từ máy tính để bàn
hay thiết bị di động, qua điện thoại hay trên mạng cửa hàng.
4.1.3.2. Bán hàng đa kênh (Omnichannel Retailing)
Bán hàng đa kênh (Omnichannel Retailing) là mô hình tiếp thị tất cả trong 1 của ngành
bán lẻ. Hiểu đơn giản là khách hàng của bạn sẽ tiếp cận sản phẩm cửa hàng bằng nhiều
cách khác nhau mà họ biết, nghĩa là khi bạn tiếp thị ở bất kỳ kênh nào thì khách hàng sẽ
biết đến bạn qua kênh đó.
Các khái niệm về tiếp thị đa kênh

Hình 1: Kênh tiếp thị đa kênh


Single channel: như một hình thức mua và bán giữa 2 cá nhân với nhau, không có sự đa
dạng về hình thức cũng như sự truyền tải thông tin

Multi-channel: Đây là một hình thức cũng phổ biến gần đây khi doanh nghiệp sử dụng
nhiều kênh, nhiều nền tảng để kết nối với khách hàng. Tuy nhiên các hoạt động trên các
kênh này là tách biệt hoàn toàn với các chiến lược trên từng kênh là khác nhau và không
có tính liên kết.

Cross-channel: cũng tương tự như multichannel nhưng có một đặc điểm nổi bật hơn:
thay vì nhắm trúng đối tượng với cùng 1 thông điệp trên đa kênh, bạn sử dụng những
thông điệp khác nhau được xâu chuỗi thành hệ thống thông qua các kênh khác nhau. Như
việc bạn gửi đi một bức email, trong thông điệp nên kèm theo link hoặc mã code đưa đến
các kênh khác (Facebook, website,). Sau đó bạn có thể hướng đối tượng mục tiêu từ một
kênh họ tiếp cận đầu tiên đến các kênh khác. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận toàn
diện hơn trong kế hoạch của bạn, có nghĩa là bạn cần phải gắn kết với đối tượng qua
“đúng” kênh và “đúng” thời điểm..

Định nghĩa về Omni-channel


Theo Tommy Walker – Content Editor của Oberlo đã chia sẻ về khái niệm cơ bản
Omni-channel như sau: “Triết lý của Omni-channel là cung cấp trải nghiệm thương hiệu
nhất quán nhưng độc đáo và phù hợp với ngữ cảnh trên nhiều điểm chạm của khách hàng,
bao gồm cửa hàng vật lý, trang thương mại điện tử, website, thiết bị di động và mạng xã
hội. Omni-channel cũng cho phép người dùng mua hàng mọi lúc mọi nơi theo các kênh
phù hợp với sở thích đồng thời xóa bỏ ranh giới giữa các kênh tiếp thị và bán hàng để tạo
ra một tổng thể thống nhất, tích hợp.
Ví dụ: đại diện dịch vụ khách hàng tương tác với khách hàng trong cửa hàng có thể ngay
lập tức tham chiếu các giao dịch mua và sở thích trước đó của khách hàng một cách dễ
dàng như đại diện dịch vụ khách hàng trên điện thoại hoặc đại diện web chat dịch vụ
khách hàng

Hình 2: Ứng dụng quản lý đa kênh Oracle

Các kênh bán hàng trong Omni-channel


 Website
 Mua bán trực tiếp
 Cộng tác viên
 Mạng xã hội
Tiếp thị liên kết (affiliate): tiếp thị liên kết là một kênh khá mới trong đó các đối tác tiếp
thị sẽ đi giới thiệu sản phẩm - dịch vụ của mình trên các trang nội dung của họ và chèn
vào đó một mã code định danh. Khi khách hàng xem nội dung đó, click vào quảng cáo,
link về website và mua hàng thành công, bạn trả tiền cho đơn vị đó dưới dạng hoa hồng
(Commission). Kênh này bao gồm các hình thức nhỏ như:
Online travel agency (OTAs): bao gồm các trang web đặt phòng bên thứ 3 như booking,
agoda, traveloka
Lợi ích của việc tiếp thị và bán hàng đa kênh trong doanh nghiệp
Giúp nâng cao hiệu quả marketing: Khi doanh nghiệp sử dụng các hệ thống thủ công
và các quy trình đặc biệt, có thể có sự kém hiệu quả đáng kể. Việc dùng omnichannel cho
phép các công ty phát triển các quy trình hợp lý hơn, tiết kiệm chi phí hơn, có thể được
vận hành bởi bất kỳ người đương nhiệm tiếp thị nào, cho dù có kinh nghiệm hay mới đảm
nhận vai trò.
Năng suất doanh nghiệp tăng cao hơn: Việc dùng omnichannel sẽ cho phép các doanh
nghiệp có thể chạy song song nhiều chiến dịch marketing đồng thời trên các kênh tiếp thị
khác nhau nói chung và OTA nói riêng.
Marketing hiệu quả hơn: cho phép các nhà MKT sử dụng những gì được gọi là mkt chu
kỳ khép kín (CLM - closed-loop marketing).
● Marketing chu kỳ khép kín là quá trình theo dõi các kênh truyền thông từ thời
điểm một người lần đầu truy cập website của bạn đến thời điểm họ chính thức mua
hàng. Marketing chu kỳ khép kín tích hợp phần mềm Marketing của bạn với hệ
thống CRM của bộ phận bán hàng. Loại hình Marketing này cho bạn khả năng
theo dõi các kênh Marketing để xác định kênh nào chốt Sale thành công nhất và
kênh nào cần phải chỉnh lí để hoạt động hiệu quả hơn.

Hình 3: Closed-loop marketing


Sự khác biệt của Omni-channel

Hình 4: Sự khác biệt của Omni channel

Về cơ bản, Omni channel có những đặc tính của Multi channel đó là xuất hiện trên nhiều
kênh. Tuy nhiên lại có tính liên kết, liên kết và xuyên suốt trong quá trình mua hàng của
khách hàng. Cụ thể, tất cả trải nghiệm của omni channel đều sử dụng multi channel
nhưng không phải trải nghiệm nào của multi channel cũng là omni channel

Omni-channel có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt là bán hàng đa kênh. Nó không chỉ đơn
thuần là bán hàng ở nhiều kênh khác nhau, theo đầy đủ nghĩa, nó gồm 3 yếu tố chính:

Bán hàng đa kênh:

Với việc công nghệ đang ngày càng phát triển, các kênh bán hàng ngày càng được tạo
thêm với mục đích tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Sự lựa chọn cho người bán
là rất nhiều, từ các kênh truyền thống như cửa hàng, đại lý, pop-up store đến các kênh
digital như website, social media, mobile app,
Tuy nhiên, chúng ta không cần phải sử dụng tất cả các nền tảng kể trên, hãy tìm hiểu đâu
là kênh phù hợp nhất với khả năng và mục đích kinh doanh và tối ưu trải nghiệm của
khách hàng trên các kênh đó.

Tiếp thị đa kênh:

Trung bình, để chuyển hóa từ lần bắt gặp đầu tiên của khách hàng với sản phẩm đến khi
mua hàng, sản phẩm của bạn cần xuất hiện lặp đi lặp lại tới 21 lần. Vì vậy, các sản phẩm
càng xuất hiện ở nhiều nơi khách hàng hay lui tới, cơ hội để bán được hàng là càng cao.
Tuy nhiên, nếu không quá dư dả vào tài chính để đầu tư vào nhiều kênh tiếp thị, ta cần
hiểu được nhu cầu của khách hàng, xác định được điểm tiếp xúc tiềm năng và xác định
khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Bên cạnh việc xuất hiện ở nhiều kênh, việc liên kết
các kênh với nhau cũng cần được lưu ý. Chẳng hạn như khách hàng khách hàng đang
xem sản phẩm trên website của bạn và bỏ vào giỏ hàng nhưng chưa tiến đến thanh toán.
Ngày hôm sau, họ lại thấy sản phẩm của bạn xuất hiện trên Facebook, nhu cầu của họ
được lại khơi dậy lại và họ sẽ quay lại để mua món hàng đã chọn.

Quản lý tập trung:

Một cửa hàng khi lập ra không thể nào chỉ có 1 sản phẩm. Để quản lý được số lượng lớn
hàng hóa, giá cả, thông tin, đôi khi bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ bên thứ 3 đó là các phần
mềm hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh.

4.1.4. Khái niệm về Food & Beverage (F&B)

4.1.5. Định nghĩa về Business Model Canvas

Khung mô hình kinh doanh là một đại diện trực quan của một mô hình kinh doanh, làm
nổi bật tất cả các yếu tố chiến lược quan trọng. Nói cách khác, nó là một tổng quan
chung, toàn diện và đầy đủ về hoạt động của công ty, khách hàng, dòng doanh thu, v.v.

Ngoài việc cung cấp một cái nhìn tổng quan chung về mô hình kinh doanh, những khung
vẽ này cho phép các công ty hình dung và phân tích chiến lược của họ. Điều này bao gồm
cập nhật mô hình khi công ty phát triển, chẳng hạn như những thay đổi trên thị trường,
luồng mới hoặc mở rộng.

Khung mô hình kinh doanh cung cấp nguồn kiến thức chung, trung tâm mà qua đó mỗi
bộ phận có thể thêm đầu vào duy nhất từ các lĩnh vực tương ứng của họ. Bao gồm 9 yếu
tố:

1. Customer segments (Phân khúc khách hàng mục tiêu) – CS


2. Value Propositions (Tuyên bố giá trị) – VP
3. Channels (Kênh phân phối) – CH
4. Customer Relationships (Mối quan hệ với khách hàng) – CR
5. Revenue Streams (Luồng doanh thu) – RS
6. Key Resources (Nguồn tài nguyên chính) – KR
7. Key Activities (Hoạt động chính) – KA
8. Key Partnerships (Đối tác chính) – KP
9. Cost structure (Cơ cấu chi phí) – CS

4.2 Thực trạng áp dụng mô hình Business Model Canvas tại công ty thương mại và
dịch vụ lưu trú Huy Phương

4.2.1. Thực trạng phần mềm CRM về vấn đề overbooking và khả năng tiếp thị đa
kênh vá ứng dụng mô hình Canvas để đổi mới phần mềm CRM cho công ty thương
mại và dịch vụ lưu trú Huy Phương

Thực trạng về phần mềm CRM hiện tại của khách sạn Huy Phương

Hiện nay lượng khách hàng lưu trú tăng vọt so với thời gian mới khai trương doanh
nghiệp cùng với đó chính là sự phức tạp trong khâu quản lý nhiều kênh đặt phòng song
song gây ra nhiều vấn đề trong việc tổng hợp thông tin trên nền tảng quản lý buồng
phòng của doanh nghiệp. Hiện trạng dễ nhận thấy nhất đó chính là vấn đề overbooking
và nhận thông tin đặt phòng của khách lưu trú chậm trễ

Hình: tình hình kinh doanh vào tháng 3/2022

HÌnh: tình hình kinh doanh vào tháng 11/2022


Trong 2 tháng vừa qua, đã xảy ra nhiều tình trạng nhầm lẫn check-in cho khách hàng trên
các nền tảng OTAs và xảy ra hiện tượng overbook gây ra cho khách một trải nghiệm
không tốt, đã có một số đánh giá 01 sao đã ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Khi tiêu chí của doanh nghiệp là tạo một không gian phục vụ tốt nhất dành cho khách
hàng

Hình 5: Đánh giá trên Traveloka

Điểm số 7 từ Traveloka đã gây ảnh hưởng đến từ trang web booking này
Hình 6: Kết quả từ những đánh giá không tốt từ khách hàng

Hình: thông báo bị huỷ phòng do phản hồi không kịp trên website Go2joy
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng dẫn đến nhiều công việc hơn cho các bộ phận nói
chung và bộ phận ở Front Office nói riêng. Việc theo dõi bằng con người hiện không tối
ưu cho khả năng sắp xếp phòng của doanh nghiệp. Với việc làm việc trên một nền tảng
CRM chưa tích hợp nhiều tính năng gây ra cản trở cho sự phát trưởng, Ezcloudhotel được
xem là một multichannel nên không có được các khả năng quản lý đa kênh
(Omnichannel)

Số liệu về tình hình kinh doanh cho ta thấy một điều đó chính là sự tăng trưởng của
doanh thu công ty càng cao thì cần phải cải thiện khả năng quản lý đa kênh của doanh
nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và không làm tổn hại đến sự phát triển
của doanh nghiệp. Hiện nay khách hàng biết đến khách sạn Huy Phương ngày càng nhiều
cũng nhờ sự hỗ trợ từ các trang web booking nên vấn đề bị huỷ phòng từ phía khách sạn
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm của khách hàng trong bối cảnh khách hàng từ
các khu vực ngoài phạm vi như các quận Phú Nhuận, Quận 1 và Quận 3… biết đến ngày
càng nhiều. Đặc biệt hơn là những đơn booking từ khách nước ngoài cần được giải quyết
nhanh chóng tránh việc khó xử lý với agency của OTA quốc tế

Hình: khách nước ngoài bị huỷ phòng do vấn đề quản lý không chặt chẽ

Hiện trạng ứng dụng mô hình Canvas để đổi mới phần mềm CRM cho công ty
thương mại và dịch vụ lưu trú Huy Phương

Áp dụng mô hình Cavnas sẽ làm nổi bật lên được những lợi ích trong việc thay đổi
phần mềm CRM và quy trình vận hành của công ty. Khi áp dụng mô hình Canvas sẽ
thấy được khách quan những yếu tố đang hiện hữu để lên kế hoạch và cải thiện, cùng
với 9 mảnh ghép được nêu ra sẽ chỉ rõ những thành tố đang tác động đến giải pháp
khắc phục tình trạng overbooking và tăng tốc độ nhập dữ liệu booking cho công ty

Bảng: mô hình Business Model Canvas


(Nguồn: dữ liệu trên ezcloudhotel, dữ liệu sinh viên tự thu thập)
Key Partner Key Value propositions Customer Customer
Văn phòng Activities Relationship Segments
địa chỉ Guest Giải quyết tình trạng Khách hàng lưu trú Khách hàng lưu
Diary overbooking ngắn, dài hạn trú tại khách
Vietnam Khách hàng trung thành sạn
Đáp ứng khả năng Khách hàng từ những
phản hồi thông tin khu vực ngoài phạm vi
nhanh hơn Khách nước ngoài

Tích hợp các chương


Key Channels
trình marketing tiếp
Resources Google travel
thị đa kênh trên một
Phòng ban Bing place
hệ thống
tổng vụ để Booking.com
điều chỉnh Agoda
Xây dựng được các
lại hệ thống Traveloka
quy chuẩn trong việc
mới Go2joy
tương tác và tránh
Phòng ban lễ Facebook, Zalo,…
lãng phí trong việc
tân để điều Bnb (mở rộng sau này)
khai thác và sử dụng
hành khách
dữ liệu từ các kênh
sạn thông
qua phần
Khai thác được hành
mềm mới
vi và tâm lý khách
hàng tốt hơn thông
qua hệ thống AI
thông minh của trang
web
Cost Structure Revenue Streams
Chi phí vận hành theo gói Tăng được dòng doanh thu từ các đơn đặt
Chi phí đào tạo lại nhân viên phòng bị phản hồi chậm, overbooking,…
Chi phí marketing từ phía doanh nghiệp

4.2.2. Thực trạng về thị hiếu khách hàng trong và ngoài khách sạn sử dụng dịch vụ
F&B và ứng dụng mô hình Canvas tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho đề xuất mở
rộng dịch vụ F&B tại khách sạn

4.3. Ứng dụng mô hình Canvas tại công ty thương mại và dịch vụ lưu trú Huy Phương

4.3.1. Ứng dụng mô hình Canvas để đổi mới phần mềm CRM để khắc phục tính
trạng overbooking và mở rộng khả năng liên kết đa kênh

Mô hình Canvas gồm 9 yếu tố sẽ đề xuất được giải pháp khắc phục tình trạng
overbooking của khách sạn và khả năng mở rộng, nhờ vào mô hình sẽ biết được mức
độ quan trọng của từng mảnh ghép tạo nên tính thành công cho kế hoạch.

1. Phân khúc khách hàng

Đối tượng khách hàng vẫn như cũ không có sự thay đổi, hình thức thay đổi phần mềm
CRM nhằm đáp ứng tốt hơn với các loại phân khúc khách hàng lưu trú. Đặc biệt đó chính
là khách hàng vào dịp cuối tuần và khách nước ngoài đặt phòng dài hạn cần sự phản hồi
ngay lập tức
2. Các giải pháp giá trị

Giá trị mà sự thay đổi mang lại đó chính là các tính năng được tích hợp để đơn giản hoá
quá trình quản lý buồng phòng và quản lý OTA mà Guest Diary mang lại dành cho doanh
nghiệp, các khả năng đó bao gồm:
Tính năng 1: Tích hợp tính năng setup buồng phòng OTA ngay trên website của
công ty

Hình 7: Khả năng tự setup buồng phòng giới hạn từ GuestDiary lên OTAs

Guest Diary có khả năng tự đồng bộ các thông tin từ website OTAs đổ về theo một trình
tự nhất định, nền tảng CRM này có tính nhất quán trong việc thu thập và khai thác dữ
liệu. Như hình minh hoạ, khi nhân viên được phân công đặt giới hạn số lượng phòng trên
các nền tảng OTAs thì chỉ cần click vào trang web được tạo sẵn dựa trên nền tảng Guest
Diary thì sẽ dễ dàng đặt giới hạn buồng phòng cho khách sạn, khi phòng được đặt trùng
thì phần mềm sẽ linh hoạt trong việc sắp xếp buồng phòng và phản hồi với khách hàng
thông qua hệ thống chat bot thông minh
● GIÚP XÂY DỰNG được các quy chuẩn trong tương tác/ chăm sóc khách hàng
● TRÁNH LÃNG PHÍ trong việc khai thác và sử dụng dữ liệu sau này
Giảm được khó khăn trong công việc và hạn chế được khuyết điểm trong việc booking
phòng thủ công mà con người làm
Guest Diary sử dụng Channel Manager là một hệ thống tích hợp kết nối với các trang
web OTA (Đại lý Du lịch Trực tuyến) sau đây. Mọi thay đổi trong hệ thống quản lý đặt
phòng của bạn sẽ cập nhật giá và tình trạng phòng trên các trang web được kết nối bao
gồm các tính năng nhỏ mở rộng:
● Tự động đóng phòng: Khi phát hiện trang web đang gần quá tải công suất phòng
thì hệ thống sẽ tự cho phép đóng lại đặt chỗ trên OTAs
● Ưu tiên đặt phòng trên Website hoặc OTAs: Vào các dịp lễ hay cuối tuần hệ
thống sẽ offer đóng phòng trên OTAs hoặc website, công việc của doanh nghiệp
chỉ cần nhấp chuột xác nhận đồng ý để chuyển đổi tạm thời hình thức bán buồng
phòng sang trực tiếp

Hình 8: Guest Diary hoạt động tối ưu với các OTAs này

Hình 9: Đại lý Guest Diary tại Việt Nam phản hồi về phần mềm
Trong tương lai nếu doanh nghiệp mở rộng thị trường thì sự đáp ứng đến từ một Omni-
channel là hoàn toàn có cơ sở, tính đồng bộ và quản lý luôn luôn được đảm bảo và thống
nhất dù doanh nghiệp đang ở mức trung bình hay lớn

Hình 10: Các mô hình tiêu chuẩn của Guest Diary dành cho các loại hình doanh
nghiệp
Tính năng 2: Cho phép điều chỉnh giá linh hoạt trên OTAs
Giống với tính năng điều chỉnh số lượng phòng thì Guest Diary cho phép cả điều chỉnh
giá trên hệ thống phần mềm rồi từ đó đồng bộ lên OTA

Hình 11: Tính năng mapping của Guest Diary trên website

Tính năng 3: Package & Offer khuyến mãi trên trang web dễ dàng
Khi so sánh với các phần mềm CRM phổ biến trên thị trường thì rất dễ nhận ra một điều,
đó chính là không tích hợp trang web vào trong phần mềm quản lý của khách sạn sẽ gây
ra các khó khăn về mặt tương tác với khách hàng cũng như thay đổi thông tin nếu không
có phòng ban IT trong công ty

Hình 12: Bảng nhập promotion code trên hệ thống

Đối với Guest Diary, hệ thống sẽ tối giản hoá việc nhập liệu thông tin cho doanh nghiệp
dễ dàng cập nhật thông tin khuyến mãi lên website chính của khách sạn. Các thông tin
như: mã giảm giá, thời gian khuyến mãi và loại phòng được khuyến mãi,... Sau khi nhập
dữ liệu thì hệ thống sẽ tự động điền lên website

Hình 13: Hệ thống tìm kiếm mã khuyến mãi dành cho khách hàng

Ngoài ra, Guest Diary còn tích hợp cả chiến dịch SMS tự động. Hệ thống có khả năng
nhắn mã khuyến mãi đến số điện thoại của khách hàng từng ở khách sạn
Tính năng 4: Tích hợp booking engine trên trang web của doanh nghiệp
Hình 14: Khung thông tin booking dành cho khách hàng trên website doanh nghiệp

Việc tích hợp booking trên hệ thống sẽ giúp thông tin được truyền tải nhanh hơn. Ngoài
ra việc booking trên website cũng như mạng xã hội như Facebook, Zalo sẽ giảm chi phí
hoa hồng phải trả cho các agency của OTAs
Tính năng 5: Phân tích năng suất kinh doanh của doanh nghiệp
So sánh với Ezcloudhotel thì cả 2 phần mềm đều có thuật toán phân tích tài chính và
doanh thu riêng dành cho công ty nhưng Ezcloudhotel chỉ dừng ở mức cơ bản chính là
thống kê số tiền bàn giao ca (Drop cash) hằng ngày không đưa ra được những đặc điểm
nổi bật trong dòng tiền

Hình 15: Biểu đồ thống kê dòng tiền của Ezcloudhotel


Còn Guest Diary có tính năng My Performance giúp hệ thống có thể tự phân tích được
những điểm chạm trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Hình 16: Tính năng My Performance của Guest Diary

Giúp doanh nghiệp có thể xuất file ra nhiều biểu đồ khác nhau tùy vào ý định của phòng
ban

Hình 17: File xuất ra từ Guest Diary

Những phân tích nổi bật bao gồm:


● Phân tích doanh thu booking của từng OTAs bằng biểu đồ đường
● Đưa ra phân tích Lead time tối ưu dành cho doanh nghiệp
Hình 18: File xuất ra từ Guest Diary

● Xuất file theo nhiều định dạng thống kê, phân tích khác nhau

Hình 19: Các mô hình phân tích của Guest Diary


Hình 20: Các mô hình phân tích của Guest Diary

Tính năng 6: đồng bộ các chat bot của website và OTAs để dễ dàng tương tác với
khách hàng
Tương tác và tư vấn cho khách hàng trên nhiều nền tảng mạng xã hội cũng như OTAs
gây ra sự nhầm lẫn và thiếu nhất quán cho nhân viên chăm sóc khách hàng. Guest Diary
cũng phân tích được khó khăn đó và họ cho phép doanh nghiệp tích hợp các khung chat
bot trên Zalo, Facebook, Traveloka, Booking.com… để nhà quản lý có thể dễ dàng thao
tác chỉ thông qua 1 tab

Hình 21: Tích hợp các khung chat bot thông qua Guest Diary website
Khó khăn gặp phải nếu không tiếp nhận được phản hồi từ khách hàng thông qua
các kênh OTAs: Nếu người quản lý tài khoản không biết về các khiếu nại mà khách
hàng đã lên tiếng thông qua đại lý trung tâm liên lạc, thì hiệu quả sẽ ngược lại với những
gì tổ chức đang cố gắng đạt được bằng cách cung cấp nhiều kênh. Nếu một ưu đãi khuyến
mại đang được gửi đến một khách hàng vừa bị hủy, nó có thể gây ra một tình huống khó
xử. Nếu nó được gửi cho một khách hàng vừa đặt hàng, nó sẽ tốn kém tiền bạc và có khả
năng làm hỏng mối quan hệ.

Hình 22: Sự phức tạp của luồng thông tin

Việc xác định kênh liên hệ và xây dựng một chiến lược đa kênh hoạt động tốt, để giúp
các kênh khác nhau sẽ cần được kết hợp vào đúng nơi vào đúng thời điểm. Một phương
thức liên hệ tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong tốc độ xử lý khiếu nại đến từ khách hàng.
Lợi ích của tích hợp chatbot: Chatbot thực hiện các công việc như thu thập dữ liệu
đăng ký, cung cấp thông tin, trả lời các câu hỏi thường gặp… từ đó lưu trữ được
những thông tin cơ bản về khách hàng. Thông qua cơ sở dữ liệu này, chatbot có thể
đưa ra các câu trả lời, gợi ý, tư vấn chính xác cho từng cá nhân. Đồng thời, bằng
cách trả lời nhanh chóng, chatbot giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn, từ đó nâng cao sự
hài lòng của khách hàng
Rủi ro và cách khắc phục khi sử dụng Omnichannel
Omnichannel đã giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng trong việc xây dựng đa kênh
tiếp thị nhưng vẫn sẽ tạo ra một ít xung đột giữa các kênh tiếp thị (khi thị trường được
mở rộng và data khách hàng trở nên phong phú…)

Hình 23: Channel Conflict

Về cơ bản, thiết lập đa kênh phân phối giúp bổ trợ lẫn nhau nhiều hơn là xung đột. Xung
đột ở đây chính là việc lập đa kênh phân phối, nếu như không tổ chức và quản lý chặt chẽ
sẽ xảy ra sự xung đột đối với các chiến lược áp dụng cho từng kênh
Ví dụ: Khi giá trên kênh A (nhà sách) đang bán 100,000 VND/cuốn sổ và chiến
lược của họ là giá cả bình ổn tại các kênh đều cùng mức giá là 100,000 VND/ cuốn, và
kênh B (Shopee) cũng bán cuốn sổ với đó, tuy nhiên, đội ngũ kênh B thường hay kích
cầu bằng việc tung ra các giảm giá 20k xuống còn 80,000 VND/ cuốn. Dẫn đến sự xung
đột ở kênh A, ở đây về giá không thống nhất, khách hàng sẽ đổ xô nhau mua hàng ở kênh
B.
Ngoài ra, đôi khi có thêm trường hợp trên nền tảng Internet như: Doanh nghiệp
muốn xây dựng kênh A mạnh, nhưng do kênh B giảm giá nhiều, dẫn đến thị trường tự
động kéo lượt traffic (lưu lượng truy cập) vào kênh B. Do đó việc xây dựng kênh phối A
của doanh nghiệp gặp xung đột, trở ngại.
Đây là một tình trạng chỉ xảy ra khi các trang trung gian muốn đẩy mạnh khi các agency
muốn đẩy mạnh tiếp thị ở doanh nghiệp họ. Hoàn toàn không gây ảnh hưởng sâu đến các
cơ sở quan trọng trong công ty.

Các lợi ích khai thác tối đa quy trình tiếp thị đa kênh
● Tăng trải nghiệm khách hàng
○ Tối ưu hoá được website trên điện thoại di động và các nền tảng

Đa phần các khách hàng mua hàng online bằng di động nhiều hơn là thông qua laptop
hay máy tính. Trong một báo cáo về xu hướng thương mại điện tử di động, 79% người
dùng điện thoại đã mua hàng bằng điện thoại thông minh trong 6 tháng qua.

Việc đặt phòng thông qua điện thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn thông qua website. Giúp
khách hàng có nhiều lựa chọn đặt phòng hơn trên đa nền tảng

● Tạo thông điệp nhất quán và liền mạch giữa các kênh
Các kênh được sử dụng riêng thường thiếu tính nhất quán và không được liền mạch trong
thông điệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo chắc chắn rằng những chiến dịch mới được tiến
hành đồng bộ với thông tin nhất quán trên từng kênh, cũng như việc sử dụng logo, lựa
chọn phông chữ và màu sắc. Đây là một thách thức trong bán hàng đa kênh, nhưng có thể
đem lại lợi ích vô cùng lớn.
Xử lý yêu cầu nhanh chóng qua hệ thống quản lý ticket đa kênh
Các định hướng giá trị tương lai sau khi áp dụng sự thay đổi
Thiết kế 01 website khách sạn chuyên nghiệp
Thiết kế một trang web chuyên nghiệp là một công cụ trực tuyến không thể thiếu để có
thể hấp dẫn được khách hàng. Trở ngại đối với việc thiết kế là tốn chi phí cho bên công ty
thứ ba, cụ thể là IT để thuê lập trình. Với xu hướng điện thoại thông minh và máy tính
bảng hiện này thì một trang web với chức năng xử lý nghiệp vụ đặt phòng và thân thiện
với thiết bị di động là điều tiến quyết Website có thể dùng để giới thiệu về khách sạn của
bạn, tiện nghi, ưu điểm, vị trí khách sạn, các loại phòng…Và cũng dễ dàng hơn trong
việc lập kế hoạch marketing cho khách sạn.
Hình 24: Phản hồi từ đại diện Guest Diary tại Việt Nam

Sau khi liên hệ trực tiếp với văn phòng đại diện Guest Diary tại Việt Nam thì chúng tôi
biết được trong gói quản lý phần mềm đã được tích hợp thêm website thiết kế riêng cho
doanh nghiệp, điều này có lợi cho khách sạn Huy Phương vì sẽ giảm được chi phí thuê
ngoài

Hình 25: Website khách sạn được lập trình riêng bởi phần mềm Guest Diary
Các chiến dịch mà chúng tôi có thể dùng như:
Tối ưu trải nghiệm website và app mobile: chúng tôi sẽ tối giản website để có thể chạy
mượt trên điện thoại cũng như máy tính, làm nổi bật tính năng đặt phòng đơn giản chỉ
qua 2-3 bước, hiển thị phòng trống và mức giá rõ ràng tích hợp khả năng giảm giá khi
vào dịp khuyến mãi
Tích hợp bot chat: tư vấn đặt phòng và giải quyết các thắc mắc, vấn đề khách hàng
3. Các kênh kinh doanh
Có 2 loại hình thức kinh doanh chủ yếu đó chính là:
Phương thức bán hàng cổ điển (khách walk-in)

Đây là phương thức thuê phòng trực tiếp mà việc mua bán chỉ diễn ra khi khách sạn và
người lưu trú gặp gỡ trực tiếp mà không thông qua hình thức tiếp cận các nền tảng online
khác, trao đổi về đồng ý thuê phòng hoặc từ chối.

Phương thức bán hàng hiện đại (khách OTAs, social media,... )

Đây là phương thức bán hàng mà người bán không còn phải làm tất cả các thao tác như
trong phương thức bán hàng cổ điển, người bán và người mua không cần phải tiếp xúc
với nhau mà thương vụ vẫn có thể xảy ra thông qua sự hỗ trợ của mạng xã hội và website
booking

Đối với việc thay đổi phần mềm CRM thì sẽ hỗ trợ trực tiếp thông qua “phương thức bán
hàng hiện đại” thông qua khả năng liên kết đa nền tảng booking mà Guest Diary đề cập.
Các tính năng có thể kể đến như là

 Khoá/mở phòng trực tiếp trên hệ thống Guest Diary mà không cần làm thủ công
 Cài đặt lại giá phòng trên các trang web OTA
 Tích hợp chat bot để hỗ trợ khách hàng một cách tối đa
 Cho phép cài đặt và tạo trang web mà không cần tốn thêm chi phí cho kỹ thuật
viên
Hình: các trang web được hỗ trợ tối đa của Guest Diary

Khả năng liên kết của Guest Diary chính là giải pháp khắc phục tối đa tình trạng
overbooking của khách sạn.

4. Mối quan hệ khách hàng

Trực tiếp cải thiện được trải nghiệm và tăng tốc độ tương tác chính là cải thiện mối quan
hệ khách hàng và tìm kiếm thêm nguồn khách hàng tiềm năng.

Công ty đã trải qua tình trạng tồi tệ khi vướng phải hiện tượng trùng phòng khiến cho
khách lưu trú tới nhưng không nhận được phòng và cuối cùng là bị đánh giá trải nghiệm
1 sao trên các nền tảng mà chúng tôi đang xây dựng, sự ảnh hưởng không nhỏ này khiến
chúng tôi phải làm việc trực tiếp với các đại lý booking để cam kết cải thiện. Với 2 nền
tảng chính là Traveloka và Booking thì họ đòi hỏi rất cao trong trải nghiệm khách hàng.

5. Dòng doanh thu

Hiện tượng overbook chiếm khoảng 5-7% doanh thu của một tháng. Sẽ rơi vào khoảng
nếu tình trạng overbooking diễn ra thì một tháng công ty sẽ thâm hụt từ 10 triệu đến 15
triệu và nếu để kéo dài thì một năm doanh nghiệp bị thâm hụt con số lớn hơn 100 triệu.
Khắc phục được tình trạng trùng phòng thì doanh thu một tháng sẽ đạt được ngưỡng 160-
170 triệu, đây là mức công suất phòng lý tưởng của doanh nghiệp.
Hình: chi tiết doanh thu buồng phòng tháng 11/2022

6. Các hoạt động chính

Đó chính là khả năng liên kết và nhập liệu của phần mềm giúp cải thiện khả năng vận
hành của doanh nghiệp

Hình: các hoạt động chính trên Guest Diary


7. Các nguồn lực chính

Chúng tôi sẽ phân ra 2 nguồn lực chính để sử dụng phần mềm phục vụ khách hàng như
sau:

Bộ phận tổng vụ: Sẽ trực tiếp tham gia vào các chương trình hướng dẫn với đại lý uỷ
quyền của Guest Diary để xem xét và học hỏi cách cài đặt buồng phòng và các chương
trình marketing của đối tác. Ngoài ra, đối tác sẽ cung cấp và phản hồi liên tục trong thời
gian đầu để khắc phục các sai sót trong việc vận hành phần mềm. Trong thời gian đầu, bộ
phận tổng vụ phải theo dõi sát quy trình vận hành phần mềm để đưa ra được thời gian
phần hồi nhanh nhất

Bộ phận lễ tân: công ty sẽ đào tạo lại cho nguồn lực này để có thể hiểu các chức năng và
cách vận hành phần mềm. Tương tự như ezcloudhotel, bộ phận lễ tân phải tập làm quen
từ đầu với các tính năng cơ bản như: check in-out, thông báo hết phòng và hỗ trợ theo dõi
trên các nền tảng OTAs

8. Các đối tác chính

Chúng tôi sẽ phân ra thành 2 tệp đối tác chính:

Guest Diary: Đây là đối tác sẽ trực tiếp hỗ trợ chúng tôi tiếp cận phần mềm và cài đặt
trang web mà hệ thống mang lại.

Các nhân viên trên nền tảng OTAs: để phục vụ tối đa được việc quản lý đa kênh chúng
tôi cần sự hỗ trợ từ anh/chị nhân viên để biết website hoặc ứng dụng booking có thể hoạt
động tối ưu trên Guest Diary hay là không, nếu website booking hạn chế trong việc trên
Guest Diary thì chúng tôi cần phối hợp để điều chỉnh lại hệ thống để phù hợp với tất cả
nền tảng hoặc sẽ tìm thêm đối tác booking mới để phần mềm phát huy hết được khả năng.
9. Cơ cấu chi phí
Mức chi phí chắc chắn sẽ cao hơn hiện tại với các gói quản lý mà Guest Diary đã đem ra
nhưng so sánh với việc phải thuê ngoài kỹ thuật để thiết kế trang web và tăng chi phí để
sử dụng thêm tính năng booking mở rộng của Ezcloudhotel thì sử dụng phần mềm Guest
Diary sẽ là phương pháp tối ưu hơn để tối ưu hoá chi phí nhân sự và vận hành

Hình: thông tin chi phí Guest Diary phản hồi cho công ty

4.3.2. Ứng dụng mô hình Canvas để mở rộng dịch vụ F&B tìm kiếm thêm khách
hàng cho khách sạn
1.Phân khúc khách hàng
Những người làm việc văn phòng, công nhân ở khu vực lân cận

Nkhách hàng lao động luôn hướng tới một ly cà phê có vị đậm đà với giá thành phải
chăng. Nói chung, họ sẽ ưa chuộng các loại cà phê truyền thống và được phục vụ nhanh
chóng, phân khúc khách hàng này thường sẽ có thói quen uống cà phê vào sáng sớm ở
những quán có không gian và vào chiều tối. Họ có xu hướng tìm tới những nơi gần nói
làm việc, đối với phân khúc khách hàng này thì ở vị trí Ngã Ba Giòng thì có rất nhiều
công ty nhỏ và xí nghiệp.

Khách nước ngoài và các tệp khách hàng lưu trú tại khách sạn

Đối với những tệp khách hàng này thì việc phục vụ cà phê được xem như một dịch vụ
F&B ngay tại khách sạn vào khung giờ họ quy định. Người nước ngoài rất thích được
uống một ly cà phê “nhanh” vào buổi sáng và thói quen này lặp lại mỗi ngày cho tới khi
họ trả phòng.

2. Các giải pháp giá trị


Quán sẽ cung cấp các loại cà phê Việt Nam với mức giá bình dân phù hợp với đại đa số
người dân vùng Hóc Môn
Ngoài ra, quán còn cung cấp các món điểm tâm nhẹ vào buổi sáng nếu khách hàng trong
và ngoài khách sạn nếu có nhu cầu
Tất cả cà phê và đồ ăn nhẹ, hợp tác với các nhà cung cấp sử dụng nguyên liệu an toàn cho
sức khoẻ.
3. Các kênh kinh doanh
Chúng tôi sẽ tận dụng phía trong của lobby khách sạn để xây dựng không gian ngồi và xe
cà phê được đặt ở phía sảnh sau khách sạn. Việc đặt quán cà phê như vậy sẽ đảm bảo
được tính riêng tư cho khách lưu trú, họ sẽ không bị làm phiền khi vào làm thủ tục check
in hoặc check out cũng như rời khách sạn.
Hình: hình ảnh về quán cafe Lynn tại cơ sở Nguyễn Văn Tráng – Đại học Hoa Sen

4. Các mối quan hệ khách hàng


Quán cà phê chúng tôi muốn biến khách hàng ngoài khách sạn thành khách hàng trung
thành và nhắm mục tiêu mua hàng lặp lại. Để có được doanh thu ổn định chúng tôi muốn
thói quen mua cà phê của một khách hàng lặp đi lặp lại từ 3-5 ngày/ tuần
Ngoài ra, còn có các chương trình khuyến mãi đồ ăn nhẹ với nhiều loại khác nhau hàng
tháng.

5. Doanh thu
Thu nhập chính của quán cà phê là từ việc bán các loại thức uống cà phê truyền thống
vốn là thế mạnh chính của quán.

Thu nhập thêm từ việc bán đồ ăn vặt.

Thu nhập khác từ bán cà phê bột.

6. Các hoạt động chính

Ngoài việc bán cà phê chúng tôi sẽ dựa vào thế


mạnh của các trang web để tiến hành các hoạt
động như:
 Bán các thức uống: cà phê đen, cà phê
sữa…
 Liên hệ hợp tác với các app đặt thức ăn,
uống
 Chạy marketing trên facebook
 Thiết kế các chương trình khuyến mãi như: đặt phòng tặng coupon cà phê, uống cà
phê giảm giá tiền phòng khách sạn, …

Hình 26: Bảng menu tại cà phê Laha

7. Các nguồn lực chính


Nguồn lực chính vẫn làn những nhân viên được đào tạo bài bản để pha chế cà phê với
chất lượng mà khách sạn yêu cầu. Ngoài ra, phòng ban tổng vụ có nghĩa vụ trong việc
tiếp cận và đánh giá trải nghiệm khách hàng thông qua phiếu đánh giá hoặc các bình luận
nhận xét trên mạng xã hội để tiến hành tiếp thị và cải thiện chất lượng sản phẩm trong
giai đoạn phát triển
Máy móc là một yếu tố then chốt để quyết định được một ly cà phê pha, việc này sẽ do
quản lý khách sạn đảm nhiệm và liên hệ để xin nhượng quyền từ Laha Cà Phê.
8. Các đối tác chính
Sau khi tham khảo và đối chiếu với việc tự xây dựng một thương hiệu cà phê riêng và
nhượng quyền từ các chi nhanh cà phê khác. Chúng tôi quyết định chọn phương pháp an
toàn là nhượng quyền và đối tác chính là Laha Coffee
Được thiết kế để vận hành theo đúng nhu cầu kinh doanh của riêng từng đối tác, Laha
Express đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định để đối tác nhượng quyền nhanh chóng gia nhập
vào thị trường
Hình 27: Bảng so sánh về các lợi ích Laha mang lại

9. Cơ cấu chi phí

 Nguyên liệu Cà phê và các loại khác.


 Chi phí chuẩn bị cửa hàng: ly, tách, đĩa, thìa, máy pha cà phê, máy tính tiền, và
những thứ khác.
 Chi phí nhân viên.
 Chi phí khác: Điện, Nước, Gas.
 Chi phí cải tạo, sửa chữa cửa hàng.
Chi phí nhượng quyền từ Laha Coffee:
Theo tham khảo bên phía trang web và các tư vấn viên thì Laha cho một kiosk dao động
là 450 triệu đồng. Laha không tính giá nhượng quyền chi tiết cho mô hình này mà chỉ
tính tổng đầu tư cho mô hình. Tổng đầu tư cho mô hình này khoảng 400 triệu đồng. Số
lượng nhân viên khoảng 2-3 nhân viên
Điểm hòa vốn của mô hình Kiosk:
– Tiền trả lương nhân viên: 5 triệu đồng.
– Tiền mặt bằng: 1 triệu đồng.
– Giá bán trung bình: 18k/ky
– Chi phí nguyên vật liệu chiếm: 25% giá bán
– Điểm hòa vốn: 27 ly/ngày.
4.4. Nhận xét trong việc ứng dụng mô hình Business Model Canvas trong việc thay đổi
phần mềm CRM và mở rộng dịch vụ F&B tại công ty thương mại và dịch vụ lưu tú
Huy Phương

4.4.1. Hiệu quả của mô hình Business Model Canvas để thay thế phần mềm CRM 

Đề xuất thay đổi phần mềm CRM để giải quyết các tình trạng hiện hữu tại công ty phác
hoạ theo mô hình Canvas là một đề xuất hoàn toàn khả thi và đáp ứng hoàn được tình
trạng thực tế của doanh nghiệp. Đối với một sinh viên thực tập thì việc đưa ra lý thuyết
còn dựa vào các lý thuyết và cũng đã được quản lý phê duyệt và chấp thuận, đồng thời
cũng hỗ trợ tối đa trong việc mua gói đăng quản lý để cải thiện các vấn đề. Việc đưa ra
được con số overbooking theo dữ liệu có sẵn của doanh nghiệp và có sự tham khảo khoa
học đối với các đối tác đã giúp tôi đánh giá được tính hiệu quả của phần mềm quản lý
mới.

Vì thế, tôi muốn đề xuất một phần mềm mới cùng với khả năng đào tạo lại của doanh
nghiệp để có thể phát triển được doanh nghiệp trong các năm tiếp theo

4.4.2. Hiệu quả của mô hình Business Model Canvas để mở rộng dịch vụ F&B

4.5. Định hướng tương lai của việc quản lý khách hàng và vận hành tại công ty thương
mại và lưu trú Huy Phương

5. Kết quả đạt được sau quá trình thực tập tại công ty thương mại và dịch vụ lưu
trú Huy Phương

5.1. Kiến thức chuyên môn

5.2. Kỹ năng làm việc đạt được

5.3. Thái độ về định hướng nghề nghiệp

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY TNHH LƯU TRÚ HUY PHƯƠNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN

You might also like