You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHAN TUẤN

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC


XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TỀ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHAN TUẤN

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC


XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành : Quản lý công


Mã số : 60340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Nguyễn Tấn Khuyên

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do cá nhân tôi khảo sát, tham khảo tài
liệu và thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn
và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của cá nhân tôi. Luận văn được
thực hiện trên cơ sở tổng hợp những kiến thức và khảo sát thực tế của tác giả mà không
nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ..… tháng 11 năm 2016

Người viết

Phan Tuấn
MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH .................................. 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.5 Kết cấu của đề tài:................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY
DỰNG NTM .................................................................................................................... 8
2.1 Giới thiệu về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ............................. 8
2.2 Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng NTM ................................. 11
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU... 15
3.1 Các khái niệm cơ bản............................................................................................ 15
3.1.1 Khái niệm về sự tham gia của người dân ....................................................... 15
3.1.2 Khái niệm nông thôn mới ............................................................................... 20
3.2 Kinh nghiệm của các nước ................................................................................... 21
3.2.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................ 21
3.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc .......................................................................... 22
3.2.3 Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................................. 23
3.3 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào các lĩnh vực .......................... 25
3.3.1 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ........... 25
3.3.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong các lĩnh vực khác ........ 27
3.4 Khung phân tích về sự tham gia của người dân ................................................... 29
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY
DỰNG NTM TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................... 31
4.1. Quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn ...... 31
4.2 Thực trạng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại thành phố Quy
Nhơn ........................................................................................................................... 37
4.2.1 Mô tả tổng quát mẫu điều tra.......................................................................... 38
4.2.2 Thông tin về chương trình NTM .................................................................... 39
4.2.3 Người dân tham gia bàn bạc, ý kiến trong xây dựng NTM ........................... 47
4.2.4 Người dân tham gia trực tiếp trong xây dựng NTM ...................................... 52
4.2.5 Người dân tham gia giám sát, quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình ..... 57
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 61
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 61
5.2 Khuyến nghị .......................................................................................................... 62
5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng Việt

BCĐ Ban chỉ đạo

BCH Ban chấp hành

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NQ Nghị quyết

NTM Nông thôn mới

QĐ Quyết định

TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

PR Participatory Research - Nghiên cứu sự

tham gia

PAR Participatory Action Research -


Nghiên cứu hành động tham gia

OTOP One Tambon One Product - Mỗi xã một sản


phẩm

OVOP One Village One Product - Mỗi làng một


sản phẩm

Oxfam Oxford Committee for Famine Relief - Ủy


ban Oxford về cứu đói
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bộ máy chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ................. 10
Hình 2.2 Cơ cấu vốn thực hiện chương trình NTM ....................................................... 11
Hình 2.3 Các bước tham gia xây dựng NTM ................................................................. 14
Hình 3.1 Thang đo mức độ tham gia của người dân ...................................................... 18
Hình 3.2 Thang đo mức độ tham gia của người dân ...................................................... 19
Hình 3.3 Khung phân tích về sự tham gia của người dân .............................................. 29
Hình 4.1 Nguồn vốn đầu tư XD NTM TP Quy Nhơn giai đoạn 2011 – 2015............... 36
Hình 4.2 Tỷ lệ người dân biết một số thông tin về Chương trình NTM ........................ 42
Hình 4.3 Tỷ lệ người dân tiếp cận các nguồn thông tin về NTM qua các kênh ............ 43
Hình 4.4 Tỷ lệ người dân được thông báo về một số vấn đề trong XD NTM ............... 44
Hình 4.5 Ai là người đóng vai trò chính trong xây dựng NTM? ................................... 45
Hình 4.6 Tham gia của người dân tại các cuộc họp ở địa phương về vấn đề NTM. ..... 47
Hình 4.7 Đề xuất của người dân về mức độ tham gia. ................................................... 49
Hình 4.8 Tỷ lệ khảo sát các yếu tố quyết định cho việc lập kế hoạch cho các hoạt động
xây dựng NTM ............................................................................................................... 50
Hình 4.9 Tỷ lệ người dân được mời tham gia các hoạt động liên quan đến xây dựng
NTM. .............................................................................................................................. 51
Hình 4.10 Hình thức đóng góp của người dân .............................................................. 53
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM thành phố Quy Nhơn ............. 34
Bảng 4.2 Phân phối mẫu điều tra theo xã ..................................................................... 39
Bảng 4.3 Giới tính của người được khảo sát.................................................................. 39
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của người được khảo sát..................................................... 39
Bảng 4.5 Cấu trúc nghề nghiệp chính của hộ gia đình được khảo sát .......................... 39
TÓM TẮT
Đề tài “Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM tại thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định” được thực hiện nhằm phân tích vai trò của người dân trong xây
dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua đó đánh giá mức độ tham gia
của người dân trong xây dựng NTM và các kết quả đạt được. Từ đó gợi ý các giải pháp
nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở thành phố Quy
Nhơn theo hướng có hiệu quả và bền vững.

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, nghiên cứu thực địa cùng
với phân tích, so sánh và phân tích thống kê với 175 hộ được điều tra tại 04 xã và các
số liệu được thu thập từ các cơ quan ở các cấp từ xã đến tỉnh.

Thực trạng về sự tham gia của người dân trong khảo sát nghiên cứu tại thành
phố Quy Nhơn cho thấy: Mức độ tham gia của người dân theo thang đo “biết, bàn,
làm, kiểm tra” có chiều hướng giảm dần, chỉ những hoạt động liên quan trực tiếp tới
đời sống người dân và họ phải đóng góp chi phí để xây dựng các công trình liên quan
trực tiếp đến cộng đồng thì mới có sự tham gia của người dân. Sự tham gia của người
dân trong hoạt động giám sát, vận hành, duy tu, bảo dưỡng còn khá mờ nhạt.

Để cải thiện sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng NTM, tác
giả đưa ra một số khuyến nghị: (1) Tiếp tục thông tin về Chương trình đến người dân
theo hướng đi vào chiều sâu, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; (2) Phải thực
sự phát huy vai trò chủ thể của người dân, cần tăng cường phát huy dân chủ ở địa
phương, đưa nhân dân vào quá trình ra quyết định; (3) Nâng cao trình độ của đội ngũ
cán bộ ở nông thôn làm nòng cốt cho Chương trình xây dựng NTM; (4) Minh bạch hóa
các hoạt động xây dựng NTM.
1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

1.1 Bối cảnh nghiên cứu


Xây dựng Nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta
nhằm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua, nhiều văn bản chính thức đã được ban
hành để định hướng phát triển nông thôn, trong đó, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng đã ra Nghị quyết xác định mục tiêu xây dựng NTM: “Xây dựng NTM
ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Dựa
trên tinh thần của Nghị quyết này, Hội nghị TW lần thứ bảy của BCH Trung ương
Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo hướng quy
hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao,
môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường”. Thực hiện định hướng đó của Đảng, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu của Chương trình hành động là khẳng định và
bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương đã đề
ra. Cụ thể, mục tiêu của Chương trình hành động đề ra nhằm: nâng cao chất lượng cuộc
sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở
nông thôn, xây dựng NTM bền vững theo hướng giàu đẹp, văn minh…

Hiện nay Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đang được quan tâm
triển khai, thực hiện trên cả nước. Từ kết quả của chương trình đã góp phần phát triển
kinh tế xã hội và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và nông thôn.
2

Kết quả qua 05 năm (2010 – 2015) thực hiện xây dựng NTM, cả nước có 1.298
xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí
(tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát
điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.

Trong 5 năm, cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho
Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án khác)
266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷ
đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%).

Riêng ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 98.664 tỷ đồng
(11,59%). Trong đó, ngân sách Trung ương 16.400 tỷ đồng (sự nghiệp kinh tế 3.480 tỷ
đồng, đầu tư phát triển 2.420 tỷ đồng, trái phiếu Chính phủ 10.500 tỷ đồng), ngân sách
địa phương các cấp 82.264 tỷ đồng. (Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG
XD NTM, tháng 12 năm 2015).

Tại tỉnh Bình Định, trong 5 năm qua, Chương trình xây dựng NTM đã được
triển khai toàn diện và cũng đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Bộ mặt nông
thôn của tỉnh đang dần thay đổi, đặc biệt hạ tầng cơ sở nông thôn phát triển mạnh mẽ,
nhiều tuyến đường giao thông liên xã, đường trục xã, thôn… được cải tạo hay xây mới
tạo sự thuận tiện phục vụ sản xuất, đi lại, giao thương của nhân dân; hệ thống thủy lợi
tiếp tục được đầu tư kiên cố để đẩy mạnh chương trình thâm canh sản xuất, nâng cao
năng suất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm nghiệp; việc xây dựng trụ sở,
trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nhà văn hóa, chợ nông thôn, nước sinh hoạt,…
dần được hoàn thiện.

Bên cạnh những thành công đạt được, Chương trình xây dựng NTM còn gặp
không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các khó khăn liên quan đến người dân như:
người dân vẫn chưa cảm nhận hết vai trò của mình, nhận thức của người dân về
3

chương trình xây dựng NTM còn chưa rõ, tỷ lệ người dân tham gia vào các hoạt động
xây dựng NTM chưa cao, kinh phí huy động của cộng đồng dân cư còn thấp,…

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-
2015: trong tổng nguồn vốn đầu tư 36.493 tỷ đồng, nguồn vốn người dân đóng góp
424,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,2%, rất thấp so với yêu cầu của Quyết định 800/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ là 10%. (Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Bình
Định, 2015)

Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, thời gian qua Chương trình xây dựng NTM
vẫn chưa phát huy hết vai trò của người dân nông thôn, đặc biệt là quan tâm đến vai trò
của người dân trong việc thực hiện các chương trình, dự án, mô hình phát triển nông
nghiệp – nông thôn tại địa phương, tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
thiết yếu phục vụ cho đời sống dân sinh,… Vì vậy, việc cải thiện sự tham gia của người
dân vừa là hành động để tiếp tục thực hiện, vừa là mục đích để hướng tới trong quá
trình xây dựng NTM. Khi sự tham gia của người dân được cải thiện theo chiều hướng
tích cực hơn, thì nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM không chỉ tăng lên mà còn thúc
đẩy người dân tự tin, năng động, tham gia đóng góp tích cực hơn để xây dựng NTM tại
địa phương mình.

Qua khảo sát sơ bộ tại thành phố Quy Nhơn, tác giả nhận thấy sự tham gia của
người dân trong xây dựng NTM còn hạn chế và thụ động. Thực tế này phản ánh sự bất
cập trong chủ trương phát triển nông nghiệp dựa vào phát triển cộng đồng và các chính
sách của nhà nước cũng như thực tế khi triển khai các chính sách tại cơ sở. Khi sự tham
gia của người dân được cải thiện, không chỉ nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM tăng
lên mà còn thúc đẩy người dân tự tin, tự quyết và tham gia chủ động, tích cực hơn
trong xây dựng NTM ở địa phương.

Sự tham gia của người dân có thể xem là một nhân tố quan trọng trong việc thực
hiện thành công chương trình xây dựng NTM. Khi tham gia vào quá trình xây dựng
4

NTM, người dân tại nông thôn sẽ từng bước tăng cường kỹ năng, năng lực quản lý,
khơi dậy và phát huy tiềm năng của nông dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
của người dân,… Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình xây dựng
NTM.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


- Mục tiêu tổng quát: Đề tài nhằm phân tích vai trò của người dân trong xây
dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua đó đánh giá mức độ tham gia
của người dân trong xây dựng NTM và các kết quả đạt được. Từ đó gợi ý các giải pháp
nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở thành phố Quy
Nhơn theo hướng có hiệu quả và bền vững.

- Mục tiêu cụ thể: Đề tài được xây dựng nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:

1) Phân tích thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2) Đánh giá vai trò và mức độ tham gia của người dân trong việc xây dựng
NTM thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

3) Đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương
để tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định.
5

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn 04 xã ngoại thành của
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bao gồm: xã Phước Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Hải và
Nhơn Châu. Trong đó:

Về tiến độ xây dựng NTM: xã Phước Mỹ và xã Nhơn Lý đã được công nhận đạt
chuẩn NTM (vào tháng 8/2015); 02 xã Nhơn Châu và Nhơn Hải chưa hoàn thành xây
dựng NTM.

Về địa bàn: Phước Mỹ là xã miền núi, Nhơn Châu là xã đảo, Nhơn Lý và Nhơn
Hải là xã bán đảo.

- Về phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá quá trình xây dựng NTM trong giai
đoạn 2011 - 2015.

1.4 Phương pháp nghiên cứu


- Cách tiếp cận: Cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài là từ người dân ở 04 xã
nghiên cứu hay nghiên cứu từ dưới lên và nghiên cứu thực chứng.

- Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, nghiên cứu thực địa cùng với
phân tích, so sánh và phân tích thống kê để giải quyết cho các mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu đề ra ở trên.

- Nguồn thông tin:

+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu được thu thập từ Ban quản lý xây dựng NTM cấp
xã, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM thành phố, Phòng Kinh tế thành phố, Văn phòng Điều
phối xây dựng NTM tỉnh, … Các loại sách, bài giảng, các bài báo có liên quan tới đề
tài, các website có liên quan.

+ Số liệu sơ cấp: Được khảo sát từ 175 người dân tại 04 xã xây dựng NTM của
thành phố Quy Nhơn.
6

- Phương pháp chọn mẫu và phương thức điều tra:

Phương pháp chọn mẫu được áp dụng là chọn mẫu phi xác xuất, cụ thể là chọn
mẫu thuận tiện kết hợp với chọn mẫu theo kinh nghiệm. Nguyên tắc chọn mẫu là chọn
chủ hộ gia đình đại diện cho các nhóm nghề nghiệp khác nhau trong vùng nông thôn và
phân bổ theo các thôn.

Các hộ được chọn dựa trên hai nhóm chính là nhóm sản xuất nông ngư nghiệp
và nhóm phi nông nghiệp. Phương thức điều tra được áp dụng là phỏng vấn bằng Phiếu
khảo sát soạn sẵn các câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, điều tra viên đặt câu hỏi, nắm bắt
thông tin, câu trả lời và ghi nhận vào phiếu.

Trên thực tế điều tra có xã thuần nông, có xã thuần ngư, có xã hoạt động phi
nông nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, do khó khăn về khả năng thu xếp, gặp mặt của
người dân và sự hợp tác trả lời thông tin của người dân nên số lượng người trong một
nhóm phỏng vấn cũng thay đổi tùy theo tình huống thực tế.

Tổng cộng có 175 hộ được điều tra bằng phiếu khảo sát trên 04 xã. Nội dung
của Phiếu khảo sát tập trung vào 04 nội dung chính: (1) Thông tin về chương trình
NTM; (2) Người dân tham gia bàn bạc ý kiến trong xây dựng NTM; (3) Người dân
tham gia trực tiếp trong xây dựng NTM; (4) Người dân tham gia giám sát xây dựng,
vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình NTM.

Để trả lời cho câu hỏi “Thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây
dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn?”, đề tài thực hiện khảo sát tại địa phương bằng
cách thu thập ý kiến của người dân thông qua Phiếu khảo sát. Đồng thời thực hiện
phỏng vấn sâu đại diện của Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã, Ban Chỉ đạo xây dựng
NTM thành phố, Văn phòng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh,… Từ đó đối chiếu, so
sánh với các quy định trong các văn bản hiện hành để xác định những vấn đề còn tồn
tại, những mặt tích cực để ghi nhận thực trạng về xây dựng NTM tại thành phố Quy
Nhơn.
7

Để trả lời cho câu hỏi “Giải pháp nào phù hợp với điều kiện của địa phương để
cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn?”,
đề tài liên hệ với các quy định pháp luật, kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở một số nước, thực trạng tại các xã nghiên cứu của thành phố Quy Nhơn và
các nghiên cứu trước để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực tham gia của người
dân trong chính sách xây dựng NTM.

1.5 Kết cấu của đề tài:


Đề tài được chia làm 05 chương.

Chương 1: Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Giới thiệu sơ lược về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM.

Chương 3: Cơ sở lý luận, thực tiễn và khung phân tích về sự tham gia của người
dân trong xây dựng NTM.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


8

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NTM

2.1 Giới thiệu về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
Nông thôn Việt Nam là khu vực đa dạng về thành phần tộc người, văn hóa, là
nơi sản xuất lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác cần thiết cho nhu cầu cơ bản
của xã hội. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu
nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy đổi mới
nông nghiệp, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các chính sách về nông thôn ở Việt Nam đã bắt đầu từ rất sớm. Nhờ việc thực
hiện chính sách cải cách và triển khai công tác khuyến nông mà kinh tế hộ nông dân
phát triển, hàng triệu nông dân hăng hái sản xuất đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.
Tiếp theo sau đó là hàng loạt các mô hình thí điểm xây dựng NTM theo phương châm
dựa vào nội lực của cộng đồng nông thôn để phát triển. Kết quả bước đầu rất khả quan,
bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, người dân dần dần thay đổi nhận thức về xây
dựng NTM. Tuy vậy, mô hình thí điểm còn gặp phải một số hạn chế, đó là việc chọn
xã thí điểm chưa mang tính đại diện cho vùng, mô hình thường hướng vào các chương
trình xây dựng cơ bản, chưa có định hướng phát triển chung và đặc biệt là vai trò của
người dân chưa thực sự được coi trọng.

Ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 26-
NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã thể hiện những quan
điểm chủ yếu trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xác định vị trí quan
trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tiến trình phát triển đất nước. Đồng
thời nhìn nhận mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xem nông dân là
chủ thể của quá trình xây dựng, phát triển NTM. Nghị quyết này tạo nền móng vững
chắc cho chính sách xây dựng NTM. Ngày 30/12/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng
9

ban hành Quyết định số 205-QĐ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo thí điểm Chương
trình xây dựng NTM và lựa chọn 11 xã điểm xây dựng NTM.

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đây là căn cứ để đánh giá kết quả chương
trình thực hiện xây dựng NTM. Ngày 21/8/2009, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về NTM. Bộ tiêu chí này là căn cứ để xây dựng nội dung Chương
trình MTQG xây dựng NTM, chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình NTM trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng để kiểm tra, đánh giá công
nhận xã, huyện, tỉnh đạt NTM.

Năm 2010, chương trình xây dựng NTM chính thức trở thành Chương trình
Mục tiêu quốc gia khi ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
800/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020”. Khác với những chương trình phát triển nông thôn
trước đây, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mới đã bao phủ trên diện
rộng, là một chương trình tổng thể trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và phát triển
kinh tế chứ không thiên về xây dựng cơ bản, cộng đồng dân cư được xem là những
người chủ thể trong xây dựng NTM. Theo đó, chương trình gồm 11 nội dung với 19
tiêu chí, được phân chia thành 5 nhóm:

Nhóm I: Quy hoạch (01 tiêu chí)

Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (08 tiêu chí)

Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (04 tiêu chí)

Nhóm IV: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (04 tiêu chí)

Nhóm V: Hệ thống chính trị (02 tiêu chí)


10

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
26/2011/TTLB-BNNPTNT-BKHĐT-BTC của liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Chương trình NTM được điều hành, quản lý
bởi các Ban Chỉ đạo (BCĐ) các cấp được thành lập từ Trung ương đến cấp xã, Văn
phòng điều phối là cơ quan thường trực giúp việc cho BCĐ cấp Trung ương và cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan thường trực điều phối là cơ quan giúp
việc cho BCĐ cấp huyện. Đối với cấp xã là đơn vị trực tiếp triển khai chương trình nên
vừa có BCĐ, vừa có Ban Quản lý và cấp quản lý cuối cùng là Ban Phát triển thôn.

Ban chỉ đạo


Trung ương

Văn phòng Ban chỉ đạo Các bộ, ngành


Điều phối TW Cấp tỉnh, thành Trung ương

Văn phòng Ban chỉ đạo Các sở, ngành


Điều phối tỉnh Cấp huyện Tỉnh

Ban chỉ đạo


Cơ quan thường cấp xã Các phòng, ban
trực điều phối cấp huyện

Ban phát triển


Ban quản lý Các CB công
thôn
xây dựng NTM chức xã, trưởng
xã thôn
Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ hỗ trợ
Hình 2.1 Bộ máy chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
(Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên Thông tư 26/2011/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC)
11

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn đầu tư
để phục vụ cho Chương trình được huy động từ bốn nguồn: thứ nhất, vốn ngân sách
(Trung ương và địa phương) chiếm khoảng 40%; thứ hai, vốn tín dụng (tín dụng đầu tư
phát triển và tín dụng thương mại) khoảng 30%; thứ ba, vốn huy động từ doanh nghiệp,
hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%; thứ tư, huy động đóng góp của
cộng đồng dân cư khoảng 10%.

Hình 2.2 Cơ cấu vốn thực hiện chương trình NTM


(Nguồn: Dựa trên Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Báo cáo tổng kết Chương trình
mục tiêu quốc gia XD NTM giai đoạn 2010 – 2015)

Tuy nhiên trong thực tế ở các địa phương, nguồn lực huy động và đóng góp từ
các nguồn thường là không đạt theo như Quyết định số 800/QĐ-TTg, trong đó nguồn
huy động từ cộng đồng dân cư và từ doanh nghiệp thường đạt thấp, chủ yếu là nguồn
vốn từ ngân sách.

2.2 Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng NTM
Trong quá trình xây dựng NTM hiện nay, người dân giữ vị trí là chủ thể. Đây là
sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát
huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn
hóa, xã hội,…, đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ. Người dân
chính là những nhân tố tích cực tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn, chủ động,
sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong quá trình tổ chức sản
12

xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong giữ gìn nếp sống văn
hóa, thuần phong mỹ tục và là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống
chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.

Trong các văn bản chỉ đạo về chương trình xây dựng NTM, phương châm “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đều được nêu lên để chính quyền các cấp từ
trung ương đến địa phương quán triệt và áp dụng trong tình hình thực tế ở địa phương
và ở mỗi cấp, vai trò của người dân cũng thể hiện khác nhau.

Xét trên góc độ pháp lý, có nhiều văn bản đề cập đến vai trò người dân trong
xây dựng NTM nhưng chủ yếu được thể hiện trong 4 văn bản: Thứ nhất, Pháp lệnh
thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn quy định về những vấn đề người dân
được biết, bàn bạc, ý kiến, thực hiện, kiểm tra, đây là cơ sở để xác định những hoạt
động người dân được tham gia trong xây dựng NTM. Thứ hai, Nghị quyết 26-NQ/TW
ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra những quan
điểm chủ yếu trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định
vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng và phát triển NTM. Thứ ba, Quyết định
800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ với những quy định
về việc lấy ý kiến cộng đồng trong quy hoạch, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất
có hiệu quả, xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông, cấp nước sạch, vệ
sinh môi trường và mức đóng góp xây dựng NTM, đã cho thấy vai trò của người dân
theo Quyết định này chỉ ở mức độ là người được tham vấn, lấy ý kiến. Cuối cùng, Sổ
tay hướng dẫn xây dựng NTM cấp xã năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là văn bản thể hiện đầy đủ và chi tiết nhất về vai trò của người dân trong xây
dựng NTM. Ở mức độ thấp, người dân tham gia với vai trò là người đóng góp công
sức, tiền của xây dựng các công trình công cộng, chỉnh trang nơi ở,… Ở mức độ cao
hơn, vai trò của người dân thể hiện thông qua việc cho ý kiến vào đề án xây dựng
NTM, bản đồ quy hoạch NTM cấp xã hay việc lựa chọn những công việc cần thực hiện
13

trước, việc gì làm sau để phù hợp với điều kiện của địa phương. Ở từng công việc, vai
trò của người dân sẽ thay đổi: khi tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và bản đồ
quy hoạch NTM cấp xã, người dân đóng vai trò là người được tham vấn; khi tham gia
ý kiến lựa chọn công việc, quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình
công cộng của địa phương, người dân đóng vai trò là người quyết định; khi tham gia tổ
chức, quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành, người dân
đóng vai trò là người quản lý; khi tham gia vào Ban giám sát để quản lý và giám sát
các công trình xây dựng của xã, người dân đóng vai trò là người giám sát.

Qua phân tích trên, tác giả nhận thấy các quy định này bổ sung cho nhau về vai
trò của người dân. Theo đó, người dân sẽ tham gia theo từng cấp độ, từ thấp đến cao. Ở
mức độ thấp, người dân chỉ cung cấp thông tin để chính quyền có thể thực hiện một
cách thuận lợi nhất, đến mức độ cao hơn, người dân tham gia ý kiến vào việc lập quy
hoạch, đề án, tham gia đóng góp tiền bạc, công sức rồi kiểm tra, giám sát, vận hành,
bảo dưỡng, duy tu…Khi người dân tham gia xây dựng NTM với tất cả những vai trò
nêu trên, họ thật sự là người giữ vai trò chính trong hoạt động này. Tuy nhiên, khi chỉ
căn cứ trên Quyết định 800/QĐ-TTg, đây là văn bản liên quan trực tiếp và có giá trị
pháp lý đối với Chương trình xây dựng NTM, thì người dân chỉ được tham gia với vai
trò là người được tham vấn. Như vậy, có thể thấy, vẫn còn một khoảng trống pháp lý
cho những quy định về vai trò của người dân trong xây dựng NTM.
14

Hình 2.3 Các bước tham gia xây dựng NTM

Như vậy chúng ta có thể thấy: Chương trình MTQG xây dựng NTM đã được
quan tâm đúng mức hơn các chương trình trước đây thực hiện trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn. Khác với những chương trình phát triển nông thôn trước đây,
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mới đã bao phủ trên diện rộng, là một
chương trình tổng thể trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và phát triển kinh tế,
cộng đồng dân cư được xem là những người chủ thể trong xây dựng NTM. Vấn đề sụ
tham gia của người dân đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý. Trong các văn
bản chỉ đạo về chương trình xây dựng NTM, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” đều được nêu lên để chính quyền các cấp từ trung ương đến địa
phương quán triệt và áp dụng trong tình hình thực tế ở địa phương.
15

CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1 Các khái niệm cơ bản

3.1.1 Khái niệm về sự tham gia của người dân


Sự tham gia của người dân được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc
vào hoạt động, mức độ… mà người dân tham gia. Theo Florin, Paul (1990), “Sự tham
gia của người dân là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết
định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ”.

Theo Pierre André (2012), “Sự tham gia của người dân là một quá trình mà
trong đó những người dân thường tham gia trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc và
hành động một mình hoặc trong một nhóm với mục tiêu ảnh hưởng đến quyết định sẽ
tác động đến cộng đồng của họ”. Sự tham gia này có thể diễn ra bên trong hoặc bên
ngoài khuôn khổ thể chế và nó có thể được tổ chức bởi thành viên của các tổ chức xã
hội hay người ra quyết định.

Harding cùng cộng sự (2009) đã phân tích khái niệm “Sự tham gia của cộng
đồng” theo cách phân tách từng thành phần riêng biệt: “sự tham gia” và “cộng đồng”.
“Sự tham gia” được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và người ra quyết định,
giữa một bên là các cá nhân, nhóm, tổ chức và một bên là nhóm chính quyền trong việc
thảo luận và ra các quyết định. “Cộng đồng” bao gồm tất cả các chủ thể đóng góp hay
bị ảnh hưởng bởi các quyết định. “Cộng đồng” được hiểu với một nội hàm rất rộng,
bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, có những đặc
điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị.

Theo giáo sư Guijt và Cornwall từ Viện nghiên cứu và phát triển (Trường Đại
học Sussex, Anh), có nhiều phương pháp và kỹ thuật tham gia được gọi chung là
“nghiên cứu tham gia” (PR – Participatory Research). Trong đó có cách tiếp cận
“nghiên cứu hành động tham gia” (PAR – Participatory Action Research) đã được
16

Deshler, D and Ewert, M (1995) định nghĩa mang tính chất chung và được thừa nhận:
“PAR là một quá trình nghiên cứu có hệ thống, trong đó những người đang phải trải
qua một hoàn cảnh khó khăn ở cộng đồng hay ở nơi làm việc, trên tinh thần hợp tác
với những người nghiên cứu như những chủ thể nghiên cứu, tham gia vào việc thu thập
và phân tích thông tin, việc ra quyết định, và các hoạt động quản lý cũng như việc cải
thiện hoặc giải quyết vấn đề của chính họ”. (Trích “Một số khía cạnh lý thuyết của
cách tiếp cận “nghiên cứu hành động tham gia” (PRA) trong phát triển cộng đồng”,
Nguyễn Duy Thắng, 2002).

Tùy thuộc vào hoàn cảnh, đặc điểm của từng địa phương, trình độ nhận thức của
người dân… mà mức độ tham gia của người dân thể hiện ở các cấp độ khác nhau:

+ Không có sự tham gia: mọi công việc đều do nhà nước làm bằng cách thuê
người ngoài vào làm, người dân không tham gia vào bất kỳ khâu nào của quá trình.

+ Tham gia thụ động: người dân làm theo ý của người đại diện nhà nước mà
không hiểu việc mình đang làm, người dân được đóng góp ý kiến nhưng chỉ là hình
thức, mọi quyết định không phụ thuộc vào ý kiến người dân.

+ Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: thông qua trả lời các câu hỏi mà
người đại diện nhà nước đưa ra, người dân không tham gia vào quá trình phân tích hay
sử dụng các thông tin mà mình đưa ra.

+ Tham gia bởi nghĩa vụ, bị bắt buộc: người dân phải đóng góp tiền của, sức
lao động theo nghĩa vụ, do người đại diện nhà nước khởi xướng, định hướng.

+ Tham gia bởi định hướng từ bên ngoài: người dân tự nguyện tham gia đóng
góp vào chương trình do bên ngoài khởi xướng, hỗ trợ và chịu trách nhiệm trong quyết
định của mình.
17

+ Tham gia tự nguyện: nhận thấy lợi ích mà mình nhận được thông qua chương
trình, người dân tự lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá và quản lý mà không có sự định
hướng từ bên ngoài.

Tham gia tự
nguyện
Tham gia
bởi định
hướng
Tham gia
bởi nghĩa vụ
Tham gia
cung cấp
thông tin
Tham gia
thụ động
Không tham
gia

Từ khái niệm nền tảng “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng”, nhiều tác giả
đã xây dựng thang đo của sự tham gia, trong đó các thang đo đều hướng tới việc đảm
bảo mục tiêu thực hiện dân chủ, trao quyền và quyền con người. Trong số đó phải kể
đến các công trình nghiên cứu của Sherry R Arnstein (1969), Wilcox (2003) và
Choguil (1996).

Trong một nghiên cứu của Sherry R Arnstein (1969), “A ladder of citizen
participation” đã phân chia mức độ tham gia của người dân thành 8 mức độ. Thang đo
8 mức độ này được David Wilcox phân chia từ cao đến thấp và mô tả như sau: Ở hai
18

nấc thấp nhất là Sự vận động (Manipulation) và Lôi kéo (Therapy) hoàn toàn chưa có
sự tham gia của người dân, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia. Ở nấc thang Cung
cấp thông tin (Informing), đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia
nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có sự phản hồi. Ở mức
Tham vấn (Consultation) sẽ thực hiện bước khảo sát, tổ chức các cuộc họp ở khu dân
cư và tham khảo ý kiến của người dân. Nấc thang Động viên (Placation), người dân
bầu và đưa những thành viên xứng đáng vào ủy ban để thực hiện chương trình. Ở mức
độ Hợp tác (Partnership), cả người dân và chính quyền đều có trách nhiệm trong lập
kế hoạch và ra quyết định. Nấc thang Ủy quyền (Delegated Power), người dân thường
nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định, có thể chịu trách nhiệm.
Nấc thang cuối cùng Người dân quản lý (Citizen Control), cộng đồng sẽ thực hiện toàn
bộ công việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách và quản lý một chương trình.
(Wilcox, 2003)

1 Người dân quản lý


2 Ủy quyền
3 Hợp tác
4 Động viên
5 Tham vấn
6 Cung cấp thông tin
7 Lôi kéo
8 Sự vận động

Hình 3.1 Thang đo mức độ tham gia của người dân


Nguồn: Sherry R Arnstein (1969), “A ladder of citizen participation”
19

Một nghiên cứu khác của Choguill (1996) dựa theo lý thuyết của Sherry
Arnstein (1969) thì lại điều chỉnh thang đo cho phù hợp với các nước kém phát triển
gồm 8 bậc với mức độ từ cao xuống thấp:

1 Trao quyền
2 Hợp tác
3 Hòa giải
4 Sự che đậy
5 Ngoại giao
6 Thông tin
7 Sự im lặng
8 Tự quản lý

Hình 3.2 Thang đo mức độ tham gia của người dân


Nguồn: Choguill (1996), “A Ladder of Community Participation for Underdeveloped Countries”

Ở nấc Trao quyền (Empowerment), cộng đồng có quyền trong việc ra quyết
định, chính quyền phải có biện pháp tạo điều kiện để thực hiện; Nấc Hợp tác
(Partnership), người dân và chính quyền cùng chia sẻ công việc với đại diện của người
dân là các ban hay hội đồng; Ở nấc Hòa giải (Conciliation), chính quyền đưa ra cách
thức và người dân tham gia đóng góp ý kiến, tuy nhiên, những ý kiến này có thể sẽ
không được chính quyền chấp nhận; Tuy nhiên ở nấc Sự che đậy (Dissimulation), thì
sự tham gia của người dân chỉ mang tính hình thức với một nhóm người được đưa vào
hội đồng nhưng lại tán thành với quyết định của chính quyền một cách nhanh chóng;
Nấc thang Ngoại giao (Diplomacy), chính quyền kêu gọi cộng đồng tự tạo ra những
thay đổi với sự trợ giúp bên ngoài; Nấc thang Thông tin (Infoming), là hình thức truyền
tin một chiều từ chính quyền, người dân không có cơ hội phản hồi; Nấc thang Sự im
lặng (Conspiracy), người dân không tham gia bất cứ hoạt động nào; Nấc thang Tự
20

quản lý (Self-Management), chính quyền không có động cơ để giải quyết vấn đề của
địa phương, thiếu vắng hoàn toàn sự quan tâm của chính quyền (Choguill, 1996)

Từ các nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy rằng, người dân tham gia
theo các mức độ khác nhau vào các chương trình mà có tác động trực tiếp đến họ hay
đến cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống theo những hình thức và mức độ khác nhau. Vì
vậy, khi đánh giá Chương trình xây dựng NTM, ta nhận thấy 11 nội dung với 19 tiêu
chí xây dựng NTM này điều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cộng đồng dân cư
nông thôn, nên đây là cơ sở cho người dân tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM.
Cụ thể hơn, người dân nông thôn là người thụ hưởng những thành quả trong xây dựng
NTM nên chỉ có họ mới là người hiểu rõ nhất nhu cầu của mình. Từ những nhu cầu đó,
người dân biết cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.

3.1.2 Khái niệm nông thôn mới


Khái niệm “Nông thôn mới” lần đầu tiên được đề cập đến trong Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung
ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 26 đưa ra mục
tiêu “… Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở
nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường …”.

Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị
trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát
gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (i) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (ii)
sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; (iii) đời sống về vật
chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; (iv) bản sắc văn hoá dân
tộc được giữ gìn và phát triển; (v) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Như
21

vậy xây dựng NTM nhằm tạo ra những giá trị mới cho nông thôn Việt Nam, phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, một nông thôn hiện đại chứa những
giá trị kinh tế mới, có văn hóa, nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn và bảo
tồn được các bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng NTM là xây dựng người nông dân trở
thành một chủ thể sáng tạo, được thụ hưởng những giá trị vật chất, tinh thần do chính
họ tạo ra.

3.2 Kinh nghiệm của các nước

3.2.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản


Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Lợi (2013), trong phong trào xây dựng
làng xã ở Nhật Bản, nổi tiếng nhất và là phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (One
Village One Product – OVOP) do Hiramatsu Morihiko, Chủ tịch tỉnh Oita khởi xướng
năm 1979. Sau đó, phong trào này đã được nhân rộng trên toàn Nhật Bản. Phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản chú trọng khuyến khích sự nỗ lực của người
dân địa phương trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng
đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn. Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi địa phương sẽ lựa
chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát
triển.

Kinh nghiệm từ trong quá trình xây dựng NTM của Nhật Bản cho thấy rằng:
Cần khuyến khích người nông dân tích cực tham gia, coi trọng tính tự lập tự chủ. Nhật
Bản ý thức được rằng, muốn xây dựng nông thôn nếu chỉ dựa vào Chính phủ sẽ không
thể đủ, cần phải có sự tham gia tích cực của người nông dân, đội ngũ những người
được hưởng lợi trong công cuộc này. Chính vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã tìm mọi
cách để nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người nông dân, để họ thực sự trở thành
lực lượng chủ lực trong xây dựng phát triển nông thôn. Cụ thể, trong phong trào xây
dựng làng xã, Chính phủ Nhật Bản đề cao tinh thần phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ
22

dám làm, từ việc xây dựng, thực thi quy hoạch, đến việc lựa chọn sản phẩm trong
phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, đều là do người dân tự căn cứ vào nhu cầu của
điạ phương mình để đề xuất, thực hiện.

Từ giữa thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80, phong trào xây dựng làng xã của Nhật
Bản đã khiến bộ mặt nông thôn của đất nước này thay đổi rõ rệt, thể hiện ở một số mặt
sau: Một là, xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, về kết cấu hạ tầng sản
xuất và đời sống của dân cư nông thôn và thành thị không có gì khác biệt. Hai là, tăng
thu nhập cho người nông dân, thu nhập bình quân của hộ gia đình đạt 5,5 triệu Yên,
tương đương 44 nghìn USD, trong đó tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp chiếm 86%. Ba
là, mở ra thị trường nông thôn cho sản phẩm phi nông nghiệp, kích thích hoạt động tiêu
dùng ở nông thôn phát triển theo hướng đa dạng.

3.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc


Vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc vẫn còn 70% dân số sống ở
nông thôn với điều kiện rất khó khăn, không thể tiếp cận được các dịch vụ cơ bản của
xã hội, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn.
Lúc này chính phủ đã xây dựng nên phong trào “Saemaulundong”, theo tiếng Hàn
Saemaul là sự đổi mới của cộng đồng, undong có nghĩa là phong trào,
“Saemaulundong” có thể hiểu là “Phong trào đổi mới nông thôn”. Khác với các
chương trình khác thường có sự áp đặt từ trên xuống, phong trào “Saemaulundong”
tăng cường việc trao quyền và trách nhiệm của người dân trong các hoạt động ở nông
thôn, định hướng họ theo nhu cầu và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, khuyến
khích người dân tham gia từ những việc đơn giản đến những việc phức tạp. (Phạm
Xuân Liêm, 2011).

Ngay từ đầu, “Phong trào đổi mới nông thôn” đã đề cao 3 thành tố chính đó là:
“Chăm chỉ - Tự lực – Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân,
không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công. “Tự lực” là ý chí bản thân,
23

tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân, “Hợp
tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể.
(Tuấn Anh, 2012).

Chỉ sau 8 năm (1971 – 1978), các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ
bản được hoàn thành, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ
diệu. Một trong những bài học kinh nghiệm đã được Hàn Quốc tổng kết, đó là: Phát
huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương châm là
nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5 – 10
công sức và tiền của”, dân quyết định loại công trình, dự án cần ưu tiên làm trước,
công khai bàn bạc, quyết định và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình; Phát huy dân
chủ để phát triển nông thôn, thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng kinh
phí của nhà nước công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cân
thiết của địa phương.

Phong trào “Saemaulundong” của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông
thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông
thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển.
Phong trào “Saemaulundong” với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc
từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở nên một quốc gia có nền kinh tế lớn
trên thế giới.

3.2.3 Kinh nghiệm của Thái Lan


Từ một nước nông nghiệp truyền thống, Thái Lan đã thực hiện Chương trình
Phát triển vùng nông thôn với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
và tạo điều kiện để người dân tự vươn lên giúp chính mình. Chương trình Phát triển
vùng nông thôn của Thái Lan đã xây dựng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (One
Tambon One Product - OTOP) được áp dụng dựa trên kinh nghiệm từ phong trào “Mỗi
24

làng mỗi sản phẩm” (One Village One Product – OVOP) của tỉnh Oita, Nhật Bản.
(Việt Dũng, 2014)

Mục tiêu tổng thể của OTOP là: Xây dựng xã, cộng đồng vững mạnh, phát triển
tự lực của nhân dân, xây dựng gia đình hạnh phúc có chất lượng. Để triển khai Chương
trình OTOP, Ủy ban Chương trình OTOP được thành lập từ Trung ương cho đến các
địa phương. Ngân sách để thực hiện Chương trình OTOP là ngân sách Chính phủ.

Chương trình được thực hiện như sau: các đơn vị sản xuất kinh doanh đăng ký ý
tưởng sản phẩm và kế hoạch của mình với Ban OTOP địa phương, nếu thẩm định đạt,
sẽ được chấp thuận cho triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Các sản phẩm OTOP từ những sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền
thống đến các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa địa phương, truyền thống văn
hóa,…Chương trình OTOP thường xuyên tổ chức xúc tiến thương mại để giới thiệu
sản phẩm tại các hội chợ ở cấp trung ương, cấp khu vực, cấp tỉnh, ở các hội trại, hội
thi, lễ hội,… Thậm chí sản phẩm còn đưa vào trụ sở hành chính các cấp, nhà ga, sân
bay, khách sạn, nhà hàng,… tạo nên tổng thể cả xã hội tham gia sản xuất, kinh doanh
sản phẩm OTOP.

Từ sự thành công trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn ở các nước,
có thể thấy rằng: Chương trình xây dựng nông thôn của các nước có nhiều điểm tương
đồng với Chương trình xây dựng NTM của nước ta, bên cạnh khâu đột phá và sự trợ
giúp hiệu quả của nhà nước, thì sự phát huy tính tự chủ, ý tưởng sáng tạo, trách nhiệm
và chủ động của người dân có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, hình thành nên
động lực nội tại cho công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, góp phần trong việc
phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Sự tham gia của người dân sẽ quyết định
mức độ thành công và tính bền vững của chương trình.
25

3.3 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào các lĩnh vực

3.3.1 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM
Hiện nay Chương trình MTQG xây dựng NTM đang được quan tâm triển khai,
thực hiện trên cả nước. Từ kết quả của chương trình đã góp phần phát triển kinh tế xã
hội và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và nông thôn.

Bên cạnh những thành công đạt được, Chương trình xây dựng NTM còn gặp
không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các khó khăn liên quan đến người dân như:
người dân vẫn chưa cảm nhận hết vai trò của mình, nhận thức của người dân về
chương trình xây dựng NTM còn chưa rõ, tỷ lệ người dân tham gia vào các hoạt động
xây dựng NTM chưa cao, kinh phí huy động của cộng đồng dân cư còn thấp,… Điều
này được ghi nhận qua một số nghiên cứu của các tác giả về sự tham gia của người dân
trong xây dựng NTM.

Công trình nghiên cứu “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại” do tác giả Vũ
Trọng Khải chủ trì (NXB Nông nghiệp, 2004) đề cập đến mô hình phát triển của nông
thôn Việt Nam. Tác giả đã chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn của người dân khi nông
thôn bước vào đổi mới toàn diện. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra
những khuyến cáo, những hậu quả cụ thể của người dân khi mất vai trò làm trung tâm
và không được trực tiếp tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn.

Nghiên cứu của Trần Tiến Khai (năm 2015) “Xây dựng nông thôn mới ở thành
phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững” khi thực hiện việc
điều tra khảo sát trên người dân nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh về 19 tiêu chí xây
dựng NTM, có 25,1% người dân ở khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh cho
rằng hoàn toàn không biết, 27,2% cho là biết nhưng không chắc chắn và 47,7% cho là
có biết.
26

Tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chỉ có 13,4% người dân được hỏi cho rằng
người dân cần phải tham gia vào việc ra quyết định trong xây dựng NTM, thực tế điều
tra chỉ có 38% trả lời là có tham gia vào hoạt động xây dựng NTM. Kết quả khảo sát
cũng cho thấy, có 32,4% người được hỏi không rõ và cho rằng người dân không được
tạo điều kiện để tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các công trình
xây dựng NTM ở địa phương. (Đào Duy Ngọc, 2015).

Điều tra về sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân tại xã Quảng Tâm, thành
phố Thanh Hóa cho thấy chỉ có 36,7% người dân được hỏi trả lời có tham gia các cuộc
họp về xây dựng cơ sở hạ tầng NTM; 33,3% muốn tham gia nhưng không được mời;
13,4% muốn tham gia nhưng không có điều kiện; 16,6% không tham gia. (Lê Thanh
Tùng, 2015)

Tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, qua điều tra có 24% số hộ
cho rằng người dân chỉ cần được thông báo các vấn đề có liên quan đến xây dựng
NTM chứ không cần phải tham gia bàn bạc, chỉ có 8% cho rằng người dân phải được
tham gia vào việc ra quyết định. (Bàn Cao Sơn, 2016)

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-
2015: trong tổng nguồn vốn đầu tư 36.493 tỷ đồng, nguồn vốn người dân đóng góp
424,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,2%. (Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Bình
Định, 2015)

Bên cạnh đó, việc kiểm tra giám sát các hoạt động xây dựng NTM, kiểm tra chất
lượng công trình xây dựng NTM và kiểm tra việc sử dụng kinh phí đầu tư NTM của
người dân nông thôn còn rất thấp. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có từ 1,7 đến 2,1%
người dân trả lời có tham gia các hoạt động xây dựng NTM. (Trần Tiến Khai, năm
2015).

Qua các nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho thấy, tại xã Việt Lâm, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có đến 81,7% người được hỏi, hay tại huyện Xuân Lộc, tỉnh
27

Đồng Nai có đến 80,6% số người được hỏi trả cho rằng họ chưa từng tham gia vào bất
kỳ hoạt động giám sát xây dựng các công trình NTM nào. (Bàn Cao Sơn năm 2016;
Đào Duy Ngọc, 2015) Như vậy, phần lớn các hoạt động tham gia xây dựng NTM của
người dân nông thôn chỉ mới dừng lại ở mức đóng góp ngày công lao động, vật chất và
kinh phí, trong khi hoạt động kiểm tra giám sát của người dân nông thôn đối với việc
thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn rất hạn chế.

3.3.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong các lĩnh vực khác
Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng khá nhiều và đa dạng về lĩnh vực. Từ
những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho đến
các lĩnh vực giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh, hay trong vấn đề sử dụng đất,
quản lý rừng…

Cụ thể, nghiên cứu của Công ty Tư vấn Mekong Economics (2005) về “Sự tham
gia của cộng đồng trong Giao thông nông thôn” đã nêu lên những vấn đề về đóng góp
và sự tham gia của người dân trong xây dựng đường giao thông nông thôn tại hai tỉnh
Vĩnh Long và Phú Thọ. Nghiên cứu nhằm đánh giá hình thức, mức độ đóng góp của
người dân cũng như tác động của các khoản đóng góp đến đời sống của họ.

Lĩnh vực quy hoạch cũng nhận được nhiều sự quan tâm với những nghiên cứu
của Tạ Quỳnh Hoa (2009) về sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch đô thị hay
nghiên cứu của Nguyễn Trung Dũng và Đỗ Thị Hòa (2013) về sự tham gia của người
dân trong quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn cho phát triển NTM. Các tác giả Phạm
Bảo Dương, Hà Thị Thanh Mai (2011) lại tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
đối với sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong giảm nghèo. Bên cạnh việc đánh
giá thực trạng về sự tham gia, các tác giả còn nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự
tham gia của cộng đồng và đưa ra các giải pháp cải thiện.

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Bộ Thủy sản, Trung tâm phát triển và hội
nhập, Viện Kinh tế Việt Nam (2006) về “Sự tham gia của cộng đồng ngư dân nghèo
28

trong xác định nguồn lực và nhu cầu đầu tư phát triển thủy sản” cũng chỉ ra vai trò
của cộng đồng ngư dân hết sức quan trọng trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản,
khai thác thủy sản, lựa chọn các mô hình sinh kế bền vững để góp phần tăng thu nhập
và phát triển kinh tế của hộ ngư dân.

Vấn đề giành được nhiều sự quan tâm nhất trong những năm qua là quyền sử
dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất. Nghiên cứu của Ủy ban Oxford cho cứu trợ
nạn đói, 2012 (Oxford Committee for Famine Relief – gọi tắt là Oxfam) về “Tăng
cường tiếng nói của cộng đồng để lựa chọn đúng đắn - Vấn đề sử dụng đất và thay đổi
quyền sử dụng đất ở miền Trung Việt Nam" đã chỉ ra sự phản ứng khác nhau của cộng
đồng và chính quyền về vấn đề này. Các cộng đồng tham gia tích cực đã giành lại
quyền sử dụng đất cho mình như trường hợp ở Quảng Bình hay từ chối chuyển quyền
sử dụng đất ở Quảng Trị. Ở chiều ngược lại, sự tham gia thụ động của cộng đồng ở
Nghĩa Đàn, Nghệ An đã dẫn đến việc thay đổi quyền sử dụng đất trên nhiều diện tích
đất là nguồn sinh kế chính của cộng đồng.

Qua những nghiên cứu về sự tham gia của người dân trên các lĩnh vực, ta có thể
nhận thấy người dân có thể tham gia rất nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau, mức độ
tham gia cũng rất đa dạng và quan trọng hơn là chỉ ra sự hiệu quả đối với những hoạt
động có sự tham gia của người dân. Một khi người dân được hướng dẫn, đào tạo về
những kỹ năng tham gia, giải thích về quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì hiệu quả tham
gia được cải thiện, sự tham gia chuyển từ thụ động sang chủ động, tích cực. Bên cạnh
đó, các nghiên cứu trước còn cho thấy nội dung có sự tương đồng với một hay một số
nội dung của Chương trình xây dựng NTM. Từ hai căn cứ này, ta có thể rút ra kết luận:
Chương trình xây dựng NTM phải có sự tham gia của người dân và mức độ tham gia
của người dân quyết định mức độ thành công của chương trình.
29

3.4 Khung phân tích về sự tham gia của người dân

Nội dung sự
tham gia của Yếu tố ảnh
Thực
người dân hưởng
trạng
trong xây dựng
NTM

Sự tham Thực trạng - Các yếu tố


triển khai từ phía
gia trong
xây dựng người dân:
nắm bắt
NTM tại + Điều kiện
thông tin về thời gian
thành phố
+ Trình độ
Quy Nhơn
nhận thức
Sự tham + Lợi
gia trong - Sự tham gia ích/hường
bàn bạc của người lợi
dân trong các + Điều kiện

Trực tiếp vấn đề: kinh tế của


+ Quy hoạch người dân
tham gia
xây dựng
trong xây
dựng NTM NTM
+ Phát triển
- Yếu tố
kinh tế, hình
Sự tham gia thể chế,
thức tổ chức
trong kiểm ch.quyền:
sản xuất
tra, giám sát + Văn bản
+ Đóng góp
các công pháp lý.
kinh phí, vật
trình + Sự quan
chất,…
tâm của
Sự tham gia + Kiểm tra,
ch.quyền
nghiệm thu, giám sát
+ Trình độ,
quản lý, + Quản lý,
năng lực
khai thác, sử khai thác và
dụng công
cán bộ.
sử dụng
trình + Thông tin
truyên
truyền

Hình 3.3 Khung phân tích về sự tham gia của người dân
30

Từ các nghiên cứu của các tác giả, có thể thấy rằng, người dân tham gia theo các
mức độ khác nhau vào các chương trình mà có tác động trực tiếp đến họ hay đến cộng
đồng dân cư nơi họ sinh sống theo những hình thức và mức độ khác nhau. Điều này
cũng phù hợp với việc nghiên cứu trong Chương trình xây dựng NTM. Và qua nghiên
cứu quá trình xây dựng và phát triển nông thôn ở một số nước hoặc nghiên cứu trong
một số lĩnh vực, có thể thấy rằng: bên cạnh khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của
nhà nước, thì sự phát huy tính tự chủ, ý tưởng sáng tạo, trách nhiệm và chủ động của
người dân có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Sự tham gia của người dân sẽ quyết
định mức độ thành công và tính bền vững của chương trình.
31

CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG
NTM TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

4.1. Quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại thành phố Quy
Nhơn
Thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh
Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt
nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng
trong giao lưu, trao đổi thương mại trong nước cũng như quốc tế.

Thành phố Quy Nhơn có diện tích tự nhiên khoảng 28.552 ha, trong đó đất nông
nghiệp 2.926 ha, tương đương 10,3% và đất phi nông nghiệp chiếm 25.626 ha tương
đương 89,7% tổng diện tích tự nhiên. Tổng dân số 285.543 người, trong đó dân số các
phường nội thành chiếm đến 260.108 người, tương đương 91,1% tổng dân số. Thành
phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính gồm 16 phường và 05 xã, riêng 05 xã ngoại
thành (Phước Mỹ, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và Nhơn Châu) nhưng chiếm đến
49% tổng diện tích tự nhiên, tương đương 13.980 ha, trong khi dân số của 05 xã chỉ là
25.435 người, tương đương 8,9% tổng dân số của thành phố.

Trong quá trình phát triển, thành phố Quy Nhơn cũng đang hình thành vai trò là
thành phố công nghiệp – cảng biển – dịch vụ - du lịch, được xác định nằm trong nhóm
đô thị lớn, cực lớn và là một trong 12 đô thị trung tâm cấp vùng của cả nước. Tuy
nhiên bên cạnh đó, hoạt động nông nghiệp chỉ đóng vai trò hết sức khiêm tốn vào nền
kinh tế của thành phố, nông nghiệp chỉ đóng góp 5,14% trong cơ cấu tổng giá trị sản
phẩm trên địa bàn tính theo giá trị hiện hành (GRDP) của thành phố, trong khi công
nghiệp và xây dựng đóng góp 47,74% và dịch vụ đóng góp đến 47,11% (Chi cục
Thống Kê TP. Quy Nhơn, 2015).
32

Mặc dù đi đầu cả tỉnh về phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ và đang
trong tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ nhưng thành phố Quy Nhơn đã và đang quan tâm
đầu tư đến phát triển nông thôn ở khu vực các xã ngoại thành, bao gồm các xã Phước
Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Hải và Nhơn Châu (trừ xã Nhơn Hội đã quy hoạch phát triển Khu
kinh tế Nhơn Hội và tương lai đô thị hóa gần như hoàn toàn). Thành phố Quy Nhơn hết
sức chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội cho khu
vực nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đã có rất
nhiều chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư cho vùng ngoại thành
phát triển và rút ngắn khoảng cách thu nhập nông thôn – thành thị và cải thiện đời sống
người dân ngoại thành.

Kể từ năm 2008, khi Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 7
Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thành ủy Quy Nhơn đã tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo ban hành nhiều cơ chế, chính sách và triển khai nhiều giải pháp hiệu quả
nhằm huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị,
chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; không
ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn; phát huy vai trò
chủ thể của nông dân trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với
chương trình xây dựng NTM trên địa bàn thành phố.

Quy Nhơn cũng đã nhanh chóng triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước về xây dựng NTM, Thành ủy Quy Nhơn đã ban hành Chương trình hành
động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 về thực hiện Nghị quyết số 26-
NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 10/QĐ- UBND ngày 20 tháng 01 năm
2009 về Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp,
33

nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
khóa X.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Quy Nhơn lần thứ 5 (khóa IX)
ngày 12 tháng 7 năm 2011 đã nêu chỉ tiêu phấn đấu: “…chú trọng đầu tư và huy động
các nguồn lực trong các thành phần kinh tế và nhân dân để hoàn thành sớm Chương
trình xây dựng NTM tại 02 xã Phước Mỹ và Nhơn Lý giai đoạn 2011 – 2015 và 02 xã
còn lại Nhơn Hải và Nhơn Châu giai đoạn 2016 – 2020”.

Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Quy Nhơn đã ban hành nhiều văn bản để
triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn thành
phố. Trên cơ sở đó, các phòng ban, đoàn thể thành phố và các địa phương đã ban hành
các Chương trình hành động cụ thể, các kế hoạch để triển khai thực hiện.

Ngày 15 tháng 01 năm 2011, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số
26/QĐ-UBND về ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa
bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2010 – 2020, tiếp theo sau đó là ban hành các văn
bản về những Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố, như: Chương trình sản
xuất lúa lai; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Chương trình ứng dụng công nghệ
theo hướng an toàn sinh học trong sản xuất nông nghiệp, Chương trình xây dựng công
trình khí sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi, Chương trình khuyến nông – khuyến
ngư theo hướng sản xuất phù hợp với nông nghiệp đô thị, Phát triển sản xuất rau an
toàn, v.v… Tải bản FULL (90 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Khi bắt đầu thực hiện Chương trình, một trong những vấn đề được sự quan tâm
của chính quyền địa phương là xây dựng và hoàn thành Đề án xây dựng NTM của xã.
Các xã đã tập trung xác định tiềm năng, lợi thế của địa phương, từ đó xác định lựa
chọn, phân kỳ đầu tư các công trình trọng điểm, chú trọng việc đầu tư, hỗ trợ phát triển
sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, xác định các tiêu chí còn khó khăn, chưa đạt,
34

đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện. Đề án được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể,
có sự tham gia, phối hợp của các phòng, ban chức năng của thành phố và trên cơ sở lấy
ý kiến của nhân dân tại địa phương. Vì vậy Đề án sau khi được hoàn thành về cơ bản
đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân, sát với yêu cầu thực tiễn, phù
hợp với điều kiện và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực
hiện, cùng với các nguồn lực đầu tư của tỉnh, thành phố và địa phương, người dân cũng
đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, hiểu được nội dung, ý nghĩa của
Chương trình, tham gia đóng góp ý kiến cũng như đóng góp vật chất, tiền bạc, ngày
công,… để thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại địa phương.

Vì vậy, cho đến cuối năm 2015, việc xây dựng NTM trên địa bàn thành phố
Quy Nhơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành phố có tổng cộng 04 xã xây dựng
NTM, khi mới bắt đầu thực hiện Chương trình cả 04 xã đều chỉ mới đạt dưới 07 tiêu
chí/xã, nhưng đến tháng 08 năm 2015 đã có 02 xã ( Phước Mỹ và Nhơn Lý) được
quyết định công nhận đạt chuẩn NTM, 02 xã (Nhơn Châu và Nhơn Hải) đạt 12 tiêu chí.

Bảng 4.1 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM thành phố Quy Nhơn

Địa phương Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Xã Phước Mỹ 6/19 9/19 13/19 18/19 19/19

Xã Nhơn Lý 5/19 10/19 13/19 18/19 19/19

Xã Nhơn Hải 4/19 4/19 4/19 7/19 12/19

Xã Nhơn Châu 5/19 8/19 9/19 10/19 12/19

Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn, tháng 03/2016

Qua đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM
giai đoạn 2010-2015 của thành phố Quy Nhơn cho thấy Chương trình xây dựng NTM
35

đã thực sự đã tạo ra những thay đổi to lớn về cơ sở hạ tầng nông thôn cũng như đời
sống của người dân địa phương tại 04 xã: 100% đường trục giao thông chính của các
xã đều được bêtông hóa và nhựa hóa, đường trục thôn và đường ngõ xóm được bêtông
83,6%; Tỷ lệ kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa 89,8%; Đê, kè chắn sóng ở các xã
đảo, bán đảo đã được kiến cố đảm bảo an toàn cho người dân sống ven biển; Tỷ lệ
người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%, các xã đều đạt chuẩn quốc gia về y tế; Thu
nhập bình quân đầu người cũng tăng rõ rệt; Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã giảm hơn so với từ
lúc mới bắt đầu Chương trình; Vấn đề về môi trường cũng được cải thiện, ý thức bảo
vệ môi trường của người dân và công tác vệ sinh môi trường nông thôn có sự chuyển
biến tích cực; Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt trên 90%,… (Báo
cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-
2015 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, UBND TP. Quy Nhơn, tháng 04
Tải bản FULL (90 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
năm 2016). Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM, một số quy
định trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM và quy chuẩn của các Bộ ngành chưa thực sự phù
hợp với đặc thù của địa phương tại các xã của thành phố Quy Nhơn. Cụ thể như: Quy
định về đường ngõ xóm phải có lòng đường rộng tối thiểu 3,5 – 4,0 m, nhưng thực tế
diện tích tự nhiên ở các xã đảo và bán đảo của thành phố Quy Nhơn rất nhỏ, mật độ
dân cư sống đông đúc, vì vậy đường làng, ngõ xóm phổ biến chỉ có độ rộng dưới 2 m,
có nơi chỉ 1,5 m; Quy định mỗi xã phải có 1 -2 khu xử lý rác thải tập trung và bãi chôn
lấp chất thải, nhưng thực tế ở các xã đảo và bán đảo không có diện tích để bố trí, vì vậy
chỉ đủ điều kiện xây dựng lò đốt rác thải; Diện tích để xây dựng chợ phải từ 2.000 –
3.000 m2; Hoặc tiêu chí về kênh mương thủy lợi không phù hợp khi áp dụng đánh giá
cho các xã đảo và bán đảo, vì các xã không có sản xuất nông nghiệp,…
36

Trong 05 năm giai đoạn 2011-2015, thành phố Quy Nhơn đã sử dụng các nguồn
lực đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn với tổng nguồn vốn đã thực hiện là 156.633
triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 37.846 triệu đồng, chiếm 24,2%.

- Ngân sách tỉnh: 4.378 triệu đồng, chiếm 2,8%.

- Ngân sách thành phố: 73.115 triệu đồng, chiếm 46,7%.

- Vốn lồng ghép: 1.746 triệu đồng chiếm 1,1%.

- Vốn vay tín dụng: 16.603 triệu đồng, chiếm 10,6%.

- Doanh nghiệp: 3.805 triệu đồng, chiếm 2,4%.

- Nhân dân đóng góp: 17.348 triệu đồng, chiếm 11,1%.

- Vốn khác: 1.792 triệu đồng, chiếm 1,1%.

Hình 4.1 Nguồn vốn đầu tư XD NTM TP Quy Nhơn giai đoạn 2011 – 2015
Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015
và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, UBND TP. Quy Nhơn, tháng 02 năm 2016.

6666205

You might also like