You are on page 1of 131

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐÀO MAI TRINH

HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VỀ TRẺ EM


CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ
Ở VIỆT NAM
(Khảo sát từ năm 2010 đến năm 2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐÀO MAI TRINH

HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VỀ TRẺ EM


CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ
Ở VIỆT NAM
(Khảo sát từ năm 2010 đến năm 2013)

Chuyên ngành: Quan hệ công chúng


Mã số: 60320108

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN NGỌC OANH

HÀ NỘI - 2014
ĐƠN XÁC NHẬN

Học viên Đào Mai Trinh - Lớp Cao học Quan hệ công chúng K18 đã sửa
chữa luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoạt động Quan hệ công chúng về trẻ em
của các tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam” (Khảo sát từ năm
2010 - 2013) theo đúng yêu cầu của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Quan hệ
công chúng ngày 14 tháng 11 năm 2014.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Hoạt động quan hệ công chúng về trẻ
em của các tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam” (khảo sát từ năm
2010 - 2013) do chính tác giả viết dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Ngọc
Oanh. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào trước đây.
Tôi xin cam đoan: Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014


Tác giả

Đào Mai Trinh


LỜI CẢM ƠN

Điều đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc
Oanh, Phó Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
người đã truyền cho tôi cảm hứng nghiên cứu khoa học, đưa tôi đến với lĩnh
vực nghiên cứu này và đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
tôi thực hiện đề tài. Tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh
vực truyền thông cũng như tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học
nghiêm túc của thầy.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới cô giáo chủ nhiệm, PGS, TS.Đinh Thị
Thúy Hằng và các thầy, cô giáo trong và ngoài Khoa QHCC&QC, các thầy
cô phòng Sau đại học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã dạy bảo tận tình
và chỉ dẫn tôi trong hai năm học vừa qua và tạo mọi điều kiện cho tôi thực
hiện nghiên cứu luận văn này.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn bộ phận truyền thông của các tổ chức
phi chính phủ Quốc tế ở Việt Nam: Plan, ChildFund, World Vision đã nhiệt
tình giúp đỡ về tư liệu, hình ảnh, phỏng vấn làm cơ sở cho việc thực hiện đề
tài thành công.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với sự nỗ lực của bản thân
nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đánh giá,
góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện luận văn
này trong tương lai nếu có cơ hội được nghiên cứu ở cấp cao hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp tôi. Họ thực sự là nguồn động viên vô tận đối với
tôi trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Học viên thực hiện luận văn
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNG QHCC VỀ TRẺ EM CỦA INGOs Ở VIỆT NAM........................ 13
1.1. Lý thuyết chung về hoạt động QHCC về trẻ em của NGOs ............. 13
1.1.1. Khái niệm về hoạt động QHCC, hoạt động QHCC về trẻ em .. 13
1.1.2. Khái niệm NGOs và INGOs ở Việt Nam.................................. 15
1.1.3. Hoạt động QHCC về trẻ em trong INGOs ở Việt Nam............. 20
1.2. Bộ phận truyền thông trong INGOs ở Việt Nam .............................. 24
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận truyền thông INGOs ở Việt Nam ....... 25
1.2.2. Nhiệm vụ của cán bộ truyền thông trong INGOs..................... 28
1.3. Giới thiệu các INGOs ở Việt Nam ................................................... 30
1.3.1. Plan ........................................................................................ 30
1.3.2. ChildFund............................................................................... 31
1.3.3. World Vision............................................................................ 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QHCC VỀ TRẺ EM CỦA
INGOs Ở VIỆT NAM ................................................................................ 35
2.1. Khảo sát mô hình hoạt động bộ phận truyền thông của INGOs ở
Việt Nam ................................................................................................... 35
2.2. Các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam ................. 38
2.2.1. Gây quỹ, quyên góp tiền cho hoạt động của tổ chức ............... 38
2.2.2. Cung cấp thông tin cho chính phủ và công chúng ................... 63
2.2.3. Quảng bá hình ảnh ................................................................. 73
2.2.4. Giải quyết khủng hoảng .......................................................... 77
2.3. Cán bộ truyền thông trong INGOs ở Việt Nam thực hiện hoạt
động QHCC ................................................................................................ 78
2.3.1. Xây dựng các hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh
tổ chức ...............................................................................................79
2.3.2. Xây dựng và quản lý các chiến lược trên các phương tiện
truyền thông .......................................................................................80
2.3.3. Duy trì quan hệ với báo chí..................................................... 82
2.3.4. Đại diện phát ngôn của tổ chức .............................................. 84
2.3.5. Thiết lập và duy trì quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền.. 85
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QHCC VỀ TRẺ EM CỦA INGOs
Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 87
3.1. Những vấn đề đặt ra về các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở
Việt Nam ...................................................................................................... 87
3.1.1.Về cơ cấu tổ chức bộ phận truyền thông .................................. 87
3.1.2. Về các hoạt động QHCC......................................................... 88
3.1.3. Về đội ngũ cán bộ truyền thông............................................... 90
3.2. Khuyến nghị nâng cao chất lượng hoạt động QHCC về trẻ em của
INGOs ở Việt Nam....................................................................................... 92
3.2.1. Sự cần thiết phải có bộ phận truyền thông trong NGOs .......... 92
3.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản để hoạt động QHCC trong NGOs
hiệu quả....................................................................................................... 93
3.2.3. Vấn đề về kỹ năng đối với cán bộ truyền thông trong NGOs ... 95
KẾT LUẬN................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 100
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Các tổ chức phi chính phủ NGOs


Các tổ chức phi chính phủ quốc tế INGOs
Quan hệ công chúng QHCC
ChildFund Tổ chức ChildFund tại Việt Nam
Plan Tổ chức Plan International tại Việt Nam
World Vision Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam
Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường iSEE
Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân PACCOM
Câu lạc bộ CLB
Chương trình phát triển vùng CTPTV
Phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm CCCD
Văn phòng vùng dự án PU
Giám đốc vùng PUM
Giám đốc khu vực AM
Cán bộ bảo vệ trẻ em CPO
Ủy ban nhân dân UBND
Ban Quản lý BQL
Chiến dịch “Vì em là con gái” - “Because I am a girl” BIAAG
Quyền trẻ em - A Child’s right ACR
Liên hợp quốc LHQ
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng:
Bảng 1.1: Tóm tắt bốn mô hình truyền thông của James E. Grunig
Bảng 2.1: Sơ đồ đơn giản hóa cơ cấu tổ chức Plan tại Việt Nam
Bảng 2.2: Báo cáo tài chính tổ chức Worrld Vision Việt Nam từ 2011 - 2013
Bảng 2.3: Báo cáo tài chính tổ chức ChildFund Việt Nam từ 2011 - 2013

Hình, mô hình:
Hình 1.1: Sơ đồ minh họa quá trình PR
Hình 1.2: Tổ chức Plan ở Việt Nam
Hình 2.1: Báo cáo tài chính năm 2013 tổ chức World Vision Việt Nam
Hình 2.2: Nguồn thu từ văn phòng tài trợ World Vision Việt Nam
Hình 2.3: Chương trình vùng và dự án đặc biệt của World Vision năm 2013
Hình 2.4: Các ấn phẩm truyền thông của Plan đều sử dụng hình ảnh tích cực
của trẻ em
Hình 2.5: Ấn phẩm truyền thông Plan phù hợp với các nhóm đối tượng công
chúng khác nhau
Hình 2.6: Hình ảnh trẻ em sử dụng ấn phẩm truyền thông của Worrld Vision
Hình 2.7: Các sản phẩm truyền thông của ChildFund cho các nhóm đối tượng
công chúng khác nhau
Hình 2.8: Logo tổ chức Plan
Hình 2.9: Giao diện website ChildFund ở Việt Nam.
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là khi
phát triển nền kinh tế thị trường, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải
đối mặt và tìm ra giải pháp đối phó với những vấn đề xã hội nảy sinh, đặc biệt
là các vấn đề liên quan đến trẻ em như: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ bị
xâm hại, bạo lực, vấn đề nghèo đói, tai nạn thương tích.v.v. Mức độ các vấn
đề xã hội đó ở mỗi nước, mỗi giai đoạn là khác nhau.Thông thường các nước
phát triển sớm và nhanh, thường phải đối phó với các vấn đề xã hội đó trước
so với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Điều này có lợi cho các
nước đi sau, vì ít nhiều họ cũng học được kinh nghiệm của các nước đi trước.
Do vậy việc tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội là một
xu hướng tất yếu của các nước nghèo, nước đang phát triển hay nói một cách
khác là các nước đi sau.
Theo báo cáo của Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) về
Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam [49] tại Hội nghị Quốc tế
NGOs lần 3 năm 2013 cho thấy Quá trình hợp tác quốc tế diễn ra theo ba mối
quan hệ chính đó là hợp tác giữa Chính phủ với các tổ chức quốc tế như
UNDP, UNICEF, WHO, ILO, gọi chung là hợp tác đa phương; thứ hai là hợp
tác giữa các chính phủ với các chính phủ đó là hợp tác song phương và ba là
hợp tác giữa chính phủ với INGOs. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là
các nước nghèo, nước đang phát triển như Việt Nam đều duy trì cả ba mối
quan hệ hợp tác này. Mỗi loại hình tổ chức quốc tế đều có thế mạnh riêng về
mặt định hướng phát triển chính sách, cơ chế hoặc tài chính hay kinh nghiệm
can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội.
2

Trong quá trình đối phó với các vấn đề xã hội, INGOs như một xu thế tất
yếu. Việc hình thành NGOs ban đầu là để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh
ngay tại nước sở tại, khi các vấn đề xã hội đó còn ở quy mô nhỏ, nhưng khi các
vấn đề xã hội diễn ra ở quy mô lớn, đòi phải phải có nguồn lực tài chính lớn,
nhân lực lớn thì nhà nước phải hình thành chính sách cơ chế, chương trình để
can thiệp đối phó. Chính từ lịch sử hình thành như vậy mà INGOs có khá nhiều
kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở tầm vi mô, tầm
cơ sở. Sau này khi các vấn đề xã hội ở nước sở tại cơ bản được giải quyết thì
NGOs mới mở rộng tầm hoạt động ra nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là để
giúp các nước nghèo, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo của (PACCOM) và Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và
Môi trường (iSEE) [48], nhiều INGOs đã hoạt động ở Việt Nam từ thời chiến
tranh. Khi chiến tranh kết thúc cùng sự cấm vận của Hoa Kỳ vào năm 1979,
hầu như không còn INGOs nào hoạt động ở Việt Nam. Nhờ chính sách đổi
mới năm 1986, Việt Nam thu hút nhiều tổ chức INGOs đến hoạt động. Với sự
ra đời của PACCOM vào năm 1989, số lượng INGOs hoạt động ở Việt Nam
tăng mạnh. Phần lớn NGOs đang hoạt động đã đến Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 1990 đến năm 2000 (chiếm 49,5%). Điều này chứng tỏ thành công của
chính sách đối ngoại cởi mở của Việt Nam cũng như hoạt động của PACCOM
trong việc kêu gọi viện trợ để phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo.
Theo báo cáo của PACCOM, đến năm 2013, có 950 tổ chức INGOs và văn
phòng đại diện dự án đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau ở hầu
hết các tỉnh và thành phố của Việt Nam.
INGOs ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy
mạnh các mục tiêu chính trị và xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên,
khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người, cải thiện mức phúc lợi cho
những người bị thiệt thòi.
3

Riêng đối với Việt Nam, INGOs đóng vai trò quan trọng trong quá
trình thực hiện các chương trình, dự án về phúc lợi xã hội. Thông qua nhiều
hình thức khác nhau từ hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, nguồn lực.v.v.,
INGOs ở Việt Nam đã thực sự đồng hành cùng Chính phủ trong việc hoàn
thiện hệ thống luật pháp, chính sách về an sinh xã hội và phát triển. Chương
trình viện trợ của các NGOs được triển khai ở 63 tỉnh thành trong cả nước,
đặc biệt tập trung vào những vùng còn nghèo, vùng sâu, vùng xa và ngày
càng tập trung hơn vào các lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên và định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo và
phát triển bền vững.
Sự trợ giúp của INGOs ở Việt Nam không chỉ là viện trợ vật chất mà
bao gồm cả chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc
y tế, phổ cập giáo dục..., và thông qua viện trợ, INGOs làm cho nhân dân thế
giới hiểu biết hơn về Việt Nam, góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp
tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Thế mạnh của INGOs hợp tác với các cơ quan chính phủ và NGOs
trong nước tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội đó là: kinh nghiệm thực
hành can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp cơ sở; là việc thiết lập các
mô hình can thiệp trợ giúp các đối tượng xã hội dựa vào cộng đồng; là sự huy
động sự tham gia của cộng đồng và tăng cường tính tự chủ của cộng đồng
trong việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của bản thân đối tượng; Thử
nghiệm cơ chế chính sách can thiệp trợ giúp các đối tượng xã hội.v.v.
Ngày 20/02/1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em
(CRC), là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới chính thức cam
kết ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc làm này có ý nghĩa hết
sức quan trọng, đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm nhất quán của Đảng,
Nhà nước ta coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nội
4

dung cơ bản của chiến lược con người trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội đất nước. Qua 24 năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 204 (lần đầu ban hành năm 1991). Việc
thực hiện quyền trẻ em ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng,
được nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn còn đứng trước rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi
trẻ em đều được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Tình trạng vi phạm
quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng như bị giết chết, bạo hành, xâm hại
tình dục, lao động sớm, không được chăm sóc sức khỏe,… còn xảy ra ở
nhiều nơi.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sứ mệnh cao cả nhưng
cũng rất nặng nề. Điều đó đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các lực lượng xã
hội, NGOs trong nước, quốc tế, các cơ quan nhà nước… Mặc dù mỗi tổ chức,
cơ quan có chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều có chung sứ
mệnh vì cuộc sống tốt đẹp của trẻ em, chăm lo đáp ứng các nhu cầu, phúc lợi
và đẩy mạnh thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt là những đối tượng trẻ em còn
nhiều thiệt thòi. Tại Việt Nam, viện trợ quốc tế đóng góp một phần quan
trọng vào việc thực hiện quyền của trẻ em cũng như đóng góp vào sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thực tế hoạt động cho thấy, các INGOs có vai trò lớn trong việc huy
động tiềm năng của gia đình, cộng đồng, xã hội, quốc tế… để tham gia hỗ trợ
cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; góp phần thay đổi nhận thức và
thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.Tiếng nói của
INGOs về các vấn đề liên quan đến trẻ em ngày càng được các cộng đồng
quan tâm, có những tác động nhất định tới các chính sách các quốc gia.
5

Hiện nay, rất nhiều INGOs đã quan tâm đến vấn đề truyền thông, đặc
biệt là các hoạt động QHCC như một công cụ hữu hiệu để xây dựng ấn tượng
tốt đẹp, tạo lập và giữ vững niềm tin của công chúng. Song, cho đến nay, hoạt
động QHCC ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn hình thành, phát triển, mới chỉ
tập trung ở một số mảng riêng lẻ như tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí, truyền
thông nội bộ… Đặc biệt, trong INGOs thì hoạt động QHCC, đặc biệt là hoạt
động QHCC về trẻ em chưa được khai thác một cách triệt để bởi nhận thức về
vai trò và tầm quan trọng của QHCC còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề
tài: “Hoạt động quan hệ công chúng về trẻ em của các tổ chức phi chính
phủ quốc tế ở Việt Nam (Khảo sát từ năm 2010 - 2013)” với mong muốn
nghiên cứu các hoạt động QHCC, bộ phận truyền thông cũng như công việc
của cán bộ truyền thông trong các INGOs ở Việt Nam. Từ đó hệ thống hoá
khung lý thuyết QHCC, tìm ra các vấn đề còn đặt ra trong QHCC, đưa ra các
giải pháp giúp tối ưu hoá, tăng cường hoạt động QHCC để bộ phận truyền
thông trong các NGOs hoạt động ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.
2. Tình hình nghiên cứu
QHCC hay còn gọi là Public Relations (PR) đã và đang là một lĩnh vực
thu hút sự quan tâm, đầu tư của các quốc gia, các tổ chức, các doanh nghiệp
và các cá nhân trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vì đây vẫn là một lĩnh vực mới
nên các nghiên cứu liên quan đến QHCC trong INGOs chưa được đa dạng và
phong phú.
Trong chương 3 cuốn sách “PR- Lý luận và ứng dụng” do PGS,TS. Đinh
Thị Thúy Hằng (chủ biên) đã phân chia PR ứng dụng bao gồm: PR trong
chính phủ, PR trong doanh nghiệp và PR trong các tổ chức phi chính phủ.
Đây được coi là ba mảng lớn mà PR đang có tầm ảnh hưởng và có những
đóng góp lớn. Đặc biệt trong nội dung “PR trong các tổ chức phi chính phủ”,
6

tác giả đã có những nhận định tổng quan, sắc bén về vai trò , nhiệm vụ cũng
như các hoạt động PR mà NGOs đang thực hiện. Đây là một phần cơ sở lý
luận quan trọng được sử dụng trong luận văn này.
Một số đề tài nghiên cứu và luận văn, luận án trong nước có xuất hiện các
nghiên cứu về hoạt động QHCC của NGOs ở Việt Nam hay các nghiên cứu về
hoạt động truyền thông trong NGOs liên quan đến trẻ em có thể kể ra như:
Luận văn của Mai Thị Thúy An (2014), “Sự tham gia của trẻ em trong
các hoạt động truyền thông về quyền trẻ em” với mong muốn tìm hiểu
phương thức, kinh nghiệm từ những dự án có sự tham gia của trẻ em, qua đó
rút ra những bài học hữu ích đối với những tổ chức, cá nhân đang thực hiện
kế hoạch thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Đồng thời, làm cơ sở để NGOs
hoạt động vì trẻ em, các nhà hoạch định chính sách đưa ra kế hoạch cũng như
chiến lược truyền thông và nâng cao nhận thức, hướng đến thay đổi hành vi
của gia đình, nhà trường trong việc tạo điều kiện để phát huy hiệu quả quyền
trẻ em theo nhóm quyền tham gia.
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Nhị (2013), “Hoạt động PR
trong các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam với vấn đề thúc đẩy và bảo vệ
quyền của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)(khảo
sát tại viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi truyền iSEE)” có đưa ra những
lý luận chung về PR, hoạt động PR trong NGOs liên quan đến vấn đề của
cộng đồng LGBT đồng thời đưa ra được những kiến nghị liên quan đến việc
nâng cao hiệu quả cho các hoạt động PR của NGOs về vấn đề này.
Luận văn thạc sỹ “Hoạt động truyền thông cho trẻ em của tổ chức
ChildFund tại miền núi phía bắc”của tác giả Vương Tuyết Nhung (2012) có
đề cập đến những hoạt động truyền thông có sự tham gia của trẻ em, phân
tích, đánh giá, hiệu quả của các dự án. Tuy nhiên, luận văn tập trung chủ yếu
là hoạt động truyền thông cho trẻ em nói chung của một INGOs ở Việt Nam
là ChildFund tại Hòa Bình và Bắc Kạn.
7

Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Bình (2011) với đề tài “Hoạt
động truyền thông biến đổi khí hậu của các tổ chức phi chính phủ ở Việt
Nam: Cơ hội và thách thức (Khảo sát tại dự án Xây dựng năng lực về biến
đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự VIệt Nam của tổ chức SRD và Dự
án Hãy là sử giả xanh của tổ chức Live and Learn” đưa ra những vấn đề liên
quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động truyền thông tại hai tổ chức
NGOs liên quan đến truyền thông biến đổi khí hậu
Cuốn “Cẩm nang xây dựng sản phẩm truyền thông có sự tham gia của
trẻ em và cộng đồng”của nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan Minh, Nguyễn Ngọc
Oanh, Hà Thị Lan Anh biên soạn vào tháng 1 năm 2012 đưa ra những nhận
định ban đầu về công tác truyền thông cho trẻ em và hướng dẫn các quy trình
xây dựng các loại sản phẩm truyền thông có sự tham gia của trẻ em.
Sách chuyên khảo “Nhà báo với trẻ em - Kiến thức và kỹ năng” của
TS. Nguyễn Ngọc Oanh như một tài liệu hướng dẫn về kỹ năng tiếp cận và
giải quyết các đề tài trẻ em dựa trên quyền và đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ
em; giúp các nhà báo, những người làm truyền thông hoàn thiện, nâng cao kỹ
năng, góp phần hiệu quả vào việc nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của
báo chí đối với nhóm công chúng trẻ em hiện nay.
Cuốn giáo trình”Báo chí với trẻ em”của PGS, TS. Nguyễn Văn Dững
(chủ biên), Nhà xuất bản Lao động, xuất bản (2004) cung cấp những thông
tin, tri thức nền về trẻ em như nghiên cứu công chúng - nhóm đối tượng trẻ
em; Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam…cùng những
kỹ năng, giúp người đọc hệ thống hóa, nâng cao năng lực tác nghiệp.
Cuốn “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em”do PGS, TS Nguyễn Văn
Dững (chủ biên) cung cấp cho các phóng viên báo chí làm việc với trẻ em
những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ báo chí và những vấn đề liên quan đến
trẻ em, đồng thời cũng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động
8

nghiệp vụ báo chí với trẻ em của những nhà hoạt động xã hội, của các chuyên
gia nghiên cứu báo chí trẻ em.
Trên thế giới cũng có một số tác phẩm, sách được xuất bản về nghiên
cứu các hoạt động truyền thông và và hoạt động QHCC cho doanh nghiệp và
các tổ chức như:
JD Lasica & Shonali Burke, How NGOs can use social media to create
impact and eradicate povety (Làm sao để NGOs có thể sử dụng mạng các hội
trong việc gây ảnh hưởng và xóa đói giảm nghèo), Bài tham luận, Viện
nghiên cứu chính sách và phát triển xã hội dân sự, Liên hợp quốc.
Trong cuốn sách tham khảo “Những điểm mở và thách thức cơ bản
với phương thức làm chương trình dựa trên cơ sở quyền con người cho
phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam” (2004), tác giả TS. Christian Salazar
Volkmann, điều phối viên cao cấp về chương trình của UNICEF tại Việt
Nam, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về quyền trẻ em đã
không chỉ nêu ra những thành tựu mà còn nêu các khó khăn, trở ngại trong
quá trình thực hiện quyền con người của phụ nữ và trẻ em trên thế giới và
tại Việt Nam.
Cuốn “Quy luật mới của PR và Tiếp thị” của tác giả David Meerman
Scott cũng đưa ra những ví dụ tiêu biểu nhất của những nhà hoạt động QHCC
và Quảng cáo thông minh đã xây dựng thành công các chương trình tiếp thị
và PR thành công trên mạng trong đó có các ví dụ về NGOs.
Một số nghiên cứu khác có bàn đến hoạt động truyền thông của NGOs
ở Việt Nam, cụ thể ở các lĩnh vực bảo vệ môi trường, trẻ em, y tế. Tuy nhiên
các nghiên cứu này chưa đi sâu nghiên cứu về hoạt động QHCC trong NGOs
theo lý thuyết PR như: Gây quỹ, góp tiền cho hoạt động của tổ chức; cung
cấp thông tin cho chính phủ và công chúng; quảng bá hình ảnh, giải quyết
khủng hoảng. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ
9

QHCC của mình, nhằm tích cực hóa các giải pháp tăng cường hoạt động
QHCC về trẻ em của INGOs nói riêng, góp phần vào sự phát triển của hệ
thống NGOs trong nước và quốc tế ở Việt Nam nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng hoạt
động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam, qua khảo sát một số NGOs
tiêu biểu: Plan, World Vision, ChildFund, luận văn đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường hoạt động QHCC của các NGOs ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu đã nêu, tác giả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá và làm rõ khung lý thuyết các hoạt động QHCC ở INGOs
ở Việt Nam, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của bộ phận truyền thông
trong INGOs ở Việt Nam qua đó khẳng định tầm quan trọng của các hoạt
động QHCC về trẻ em trong INGOs ở Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động QHCC về trẻ em của
NGOs ở Việt Nam, những kết quả đạt được và tìm ra những điểm mạnh, điểm
yếu trong các hoạt động đó.
- Phát hiện vấn đề, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tối ưu hóa
các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi
Khảo sát các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam hiện
nay, cụ thể của: Plan, World Vision, ChildFund.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2013.
10

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp luận
Vì đây là một đề tài mới và chưa có nhiều tài liệu chính thức để tham
khảo, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích và tổng hợp các tài liệu của
một số nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam, dựa vào hệ thống lý thuyết
về QHCC đại cương, lý thuyết về các NGOs để đưa ra những thông tin tổng
quan về hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam, các mô hình bộ
phận truyền thông cũng như hình ảnh về nhân viên truyền thông trong các
INGOs tại Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: qua việc khảo sát các bài
viết, báo cáo của INGOs ở Việt Nam (Plan, World Vision, ChildFund) đăng
tải trên website của các tổ chức này và các tài liệu, báo cáo do các cán bộ
truyền thông của các tổ chức này cung cấp để từ đó tìm ra nhóm các hoạt
động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam, đánh giá kết quả, phân tích
điểm mạnh, điểm yếu các hoạt động QHCC về trẻ em của các tổ chức này.
Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu thêm các tài liệu từ sách, báo, tạp chí,
bài nghiên cứu, bài viết trên mạng Internet viết về QHCC, về trẻ em và các
INGOs để có phân tích hiệu quả hơn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đối tượng là cán bộ truyền thông, quản
lý truyền thông của INGOs ở Việt Nam để thu thập thông tin có chất lượng,
đáng tin cậy nhằm làm rõ vai trò và nhiệm vụ của bộ phận truyền thông,
xác định mục tiêu các hoạt động QHCC và các kênh truyền thông được sử
dụng trong hoạt động QHCC cũng như những đánh giá về hoạt động
QHCC của tổ chức.
- Phương pháp Diễn giải - Quy nạp: Bằng các luận chứng, luận cứ diễn
giải trong phần khảo sát, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá chung,
bằng phương pháp quy nạp để tổng hợp các nội dung đã nêu trước đó.
11

- Phương pháp quan sát: Trực tiếp tìm hiểu các hoạt động QHCC về trẻ
em, mô hình tổ chức và nhiệm vụ bộ phận truyền thông của NGOs ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần vào việc hình thành quan niệm lý thuyết QHCC ở
các NGOs nói chung và các INGOs nói riêng, nghiên cứu, làm rõ và cung cấp
những luận cứ khoa học trong việc vận dụng khung lý thuyết QHCC tại
NGOs. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng về QHCC cho sinh viên khoa QHCC và một số ngành liên
quan như quan hệ quốc tế và chính trị học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn hy vọng sẽ giúp bộ phận truyền thông của các tổ chức, cơ
quan, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động QHCC và quản lý truyền thông
ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp hơn. Từ đó, hình thành các ý tưởng xây
dựng các chiến dịch truyền thông nhằm tăng cường hiệu quả của các hoạt
động này góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, phát triển doanh nghiệp.
7. Kết cấu chi tiết của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương 8
tiết, cụ thể như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hoạt động QHCC về
trẻ em của INGOs ở Việt Nam
1.1. Lý thuyết chung về hoạt động QHCC về trẻ em của NGOs
1.2. Bộ phận truyền thông trong INGOs ở Việt Nam
1.3. Giới thiệu các INGOs ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở
Việt Nam
12

2.1. Khảo sát mô hình hoạt động bộ phận truyền thông của INGOs ở
Việt Nam
2.2. Các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam:
2.3. Cán bộ truyền thông trong INGOs ở Việt Nam thực hiện hoạt
động QHCC
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị nâng cao chất
lượng hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam
3.1. Những vấn đề đặt ra về các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs
ở Việt Nam
3.2. Khuyến nghị nâng cao chất lượng hoạt động QHCC về trẻ em của
INGOs ở Việt Nam
13

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QHCC
VỀ TRẺ EM CỦA INGOs Ở VIỆT NAM

1.1. Lý thuyết chung về hoạt động QHCC về trẻ em của NGOs


1.1.1. Khái niệm về hoạt động QHCC, hoạt động QHCC về trẻ em
Cuốn “PR - kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” của PGS-TS.
Đinh Thị Thúy Hẳng (chủ biên) đã đưa ra nhiều định nghĩa về QHCC.
QHCC hay còn gọi là PR theo nhà nghiên cứu Frank Jeffkins được định
nghĩa như sau “PR bao gồm tất cả các hình thức truyền thông ra bên ngoài
và bên trong, giữa một tổ chức và công chúng của họ vì mục đích đạt được
mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết chung” [10, tr. 13]
Viện PR của Anh (IPR) định nghĩa “PR là những nỗ lực được đặt kế
hoạch, duy trì để hình thành và củng cố sự thiện chí và hiểu biết lẫn nhau
giữa một tổ chức và công chúng của nó.” [10, tr.13] trong đó cần nhấn mạnh:
- PR cần một chương trình hành động được lập kế hoạch đầy đủ
- Chương trình hành động đó được xem xét trên cơ sở dài hạn, liên tục.
- Mục tiêu là để thiết lập quan hệ tốt giữa một tổ chức và công chúng
Một định nghĩa khác, trong tuyên bố Mexico tại Đại hội đầu tiên của
các Hiệp hội PR thế giới đã đưa ra “PR là một ngành khoa học xã hội nhân
văn, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà
lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập
kế hoạch để phục vụ quyền lợi của các tổ chức và công chúng.”[11, tr.43]
Như vây, có thể thấy hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến những
chức năng cơ bản của QHCC: nghiên cứu, hoạch định, truyền thông, đánh giá
và thừa nhận tổ chức nào cũng có nhiều công chúng và phải dành được sự
đồng thuận và ủng hộ của họ.
14

Bản chất của PR là quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể
và công chúng nhằm tác động tới nhận thức của công chúng để đạt được mục
đích của chủ thể.
Sơ đồ minh họa quá trình PR như sau:

Thông điệp
Chủ thể Công
chúng
Hiểu, quan tâm, ủng hộ, tin
tưởng
Hình 1.1. Sơ đồ minh họa quá trình PR

Các thành phần của PR: gồm 4 thành phần


+ Chủ thể: là những cá nhân hay tổ chức xây dựng và vận hành các
chương trình PR trong hoạt động của mình.
+ Công chúng: có thể là các cá nhân hay tập thể. Cá nhân có thể là
khách hàng, bạn hàng, nhân viên, nhà lãnh đạo... Tập thể là doanh nghiệp, tổ
chức xã hội, cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan cấp trên, đơn vị trực thuộc,
đối tác, đối thủ cạnh tranh,...
+ Thông điệp: rất đa dạng, phong phú, được chủ thể mong muốn
chuyển tải tới công chúng. Có thể là khẩu hiệu, logo, thương hiệu, kế hoạch,
tuyên bố, khuyến cáo, văn hóa...
+ Kênh truyền tải thông tin: đó là các công cụ PR như báo chí, truyền
thông, vệ tinh, Internet, điện tín, điện thoại, mẫu phiếu điều tra, tài liệu PR,
sự kiện...
Hiểu một cách đơn giản, QHCC hay PR là hoạt động quản lý truyền
thông để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau
giữa một tổ chức/cá nhân nhằm tạo ra hình ảnh và thông tin tích cực, mục
đích quảng bá, gây ảnh hưởng có lợi cho công chúng của họ.
15

Trong đề tài luận văn, tác giả đề cập đến hoạt động QHCC về trẻ em
tức là nhóm công chúng đặc biệt đối với tổ chức. Theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê năm 2008, nếu tính theo độ tuổi trẻ em là những người dưới 16 tuổi
thì dân số Việt Nam là dân số trẻ với 14,3% dân số nam và 13,4% dân số nữ
dưới 16 tuổi.
Theo định nghĩa của TS. Nguyễn Ngọc Oanh, “Trẻ em là những người
chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc cho sự sống, sự tồn tại và
phát triển, được bảo vệ và được bày tỏ ý kiến, nhất là đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt” [17, tr. 27].
Định nghĩa về công chúng trẻ em, PGS,TS. Nguyễn Văn Dững cho
rằng: “Công chúng trẻ em là nhóm lớn xã hội có thế giới riêng của mình cả
về thể chất, tâm lý, sinh lý, nhận thức, văn hóa cùng với nhu cầu, nguyện
vọng và cách thể hiện của chúng. Nhóm công chúng này chịu sự chi phối
mạnh mẽ của môi trường sống, điều kiện sinh sống” [8, tr. 15].
Trẻ em vừa là đối tượng phản ánh của các hoạt động truyền thông đồng
thời vừa là đối tượng tham gia sáng tạo các hoạt động truyền thông. Dựa trên
việc khảo sát hoạt động QHCC của ba tổ chức được cho là hoạt động mạnh
mẽ nhất trong INGOs tại Việt Nam về vấn đề liên quan đến trẻ em (Plan,
World Vision, ChildFund), chúng ta sẽ đúc kết được nhiều bài học liên quan
đến hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs tại Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm NGOs và INGOs ở Việt Nam
Theo luật pháp một số nước, NGOs bao gồm các chủ thể có tư cách
pháp nhân, là những tổ chức không thuộc chính phủ như các Viện, các tổ
chức tư nhân hay công cộng hoặc các Quỹ… Đó là những tổ chức phi lợi
nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước đó
và theo pháp luật nước đặt trụ sở chính.
16

Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tế
nào được lập ra không phải do một thỏa thuận liên chính phủ quốc tế nhưng
NGOs có thể bao gồm các tổ chức có thành viên do chính phủ cử ra, với điều
kiện thành viên đó không được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ
chức đó.[38]
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Tổ chức phi chính phủ” xuất hiện đầu tiên
trong Luật Tổ chức Phi chính phủ năm 1992, sau đó là luật hợp tác xã năm
1996 và một số văn bản pháp quy gần đây. NGOs được hiểu như sau:
- Là tổ chức tự nguyện của nhân dân, có tư cách pháp nhân, tập hợp
những cá nhân có cùng đặc trưng, cùng ngành nghề, giới, sở thích, nhu cầu…
- Hoạt động một các thường xuyên để thực hiện mục tiêu hung là
không vì mục tiêu lợi nhuận
- Hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật [38]
Nói về đặc điểm của NGOs, Thạc sĩ Quản lý hành chính công Trần
Ngọc Thịnh, Chuyên gia tư vấn phát triển chia sẻ:“Loại hình tổ chức này có đặc
điểm chung là các tổ chức này không nằm trong hệ thống các cơ quan trực thuộc
chính phủ như văn phòng chính phủ, các bộ, ngành, các UBND. Ngoài ra NGOs
hoạt động trên tinh thần phi lợi nhuận, có mục đích xã hội cao, có ngân sách
hoạt động chính không dựa vào chính phủ. Tuy nhiên, ở một số nước phát triển
(Anh, Mỹ, Châu Âu), dịch vụ xã hội công (y tế, vệ sinh môi trường, giáo dục)
được Chính phủ trao cho NGOs làm và Chính phủ trả phí cho các tổ chức đó.
NGOs không thể là tổ chức vô chính phủ, bởi vì nếu 1 NGO muốn hoạt động tại
địa bàn 1 quốc gia nào đó thì phải được Chính phủ đó cấp phép thành lập hoặc
cho phép hoạt động và phải thường xuyên báo cáo về hoạt động của mình với cơ
quan Chính phủ có thẩm quyền quản lý.”[40]
Bên cạnh tên gọi Phi chính phủ, còn có một số khái niệm tương đồng
khác để gọi các tổ chức dạng này.
17

- Phi lợi nhuận (Non-for-profit): nhưng không phải là hoạt động không
có lợi nhuận, mà nó “phi lợi nhuận” ở chỗ lợi nhuận không được phân chia
cho các mục đích cá nhân mà dùng để duy trì sự tồn tại của tổ chức hoặc tái
sử dụng vì mục đích cộng đồng.
- Doanh nghiệp xã hội (Social Enterprise): Đây là một khái niệm mới
bắt đầu nổi lên gần đây, bắt nguồn từ Anh. Đây là loại hình lai (hybrid) giữa
một doanh nghiệp và 1 tổ chức NGO. Tức là những loại hình tổ chức hoạt
động như 1 doanh nghiệp tức là kinh doanh 1 sản phẩm dịch vụ gì đó nhưng
mà có định hướng xã hội cao, giải quyết các vấn đề xã hội, và phần lớn lợi
nhuận được tài đầu tư lại cho cộng đồng. Do khái niệm này còn đang gây ra
tranh cãi nhiều về mặt học thuật và pháp lý, nên ở Việt Nam hiện nay chưa có
khuôn khổ pháp lý cho loại hình này.
- Xã hội dân sự (Civil Society): Là khái niệm bao quát nhất để chỉ NGOs,
tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tự nguyện, các câu lạc bộ, các hội nhóm, đoàn
thể của công dân nói chung. Khái niệm này dùng phổ biết ở Châu Âu.
- Trụ cột ba (Third Sector): Khái niệm này được sử dụng ở Mỹ, bởi lẽ
trong lý thuyết xã hội được sử dụng rộng rãi ở đây, người ta chia xã hội thành
3 trụ cột chính: chính phủ, doanh nghiệp và phi chính phủ. Người ta gọi
chung là trụ cột thứ ba để phản ánh vị trí của nó trong kết cấu xã hội.
Ba loại NGOs hiện đang hoạt động trên thế giới [39]:
o Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia;
o Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế;
o Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ;
Các tổ chức NGO mang tính chất quốc gia (National Non-
Governmental Organizations, gọi tắt là NNGOs) là tổ chức mà các thành viên
đều mang một quốc tịch. Các tổ chức này xuất hiện trên thế giới rất sớm.
Phạm vi hoạt động chủ yếu phục vụ cho từng cộng đồng, hoạt động trong
phạm vi một nước. Về số lượng, NNGOs chiếm đa số tuyệt đối.
18

Các tổ chức NGO mang tính chất quốc tế (International Non-Governmental


Organizations, gọi tắt là INGOs) là tổ chức mà các thành viên của nó mang
nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra. Về số lượng, INGOs ít hơn nhiều so
với NNGOs. Phạm vi hoạt động của INGOs rộng khắp trên thế giới, nhưng
INGOs phải tuân theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác.
Các tổ chức NGO mang tính chất chính phủ (Governmental Non-
Governmental Organizations, gọi tắt là GONGOs) là các tổ chức do chính phủ
lập ra hoặc một NGO nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ.
Từ những định nghĩa trên, có thể đưa ra khái niệm INGOs ở Việt Nam
như sau: INGOs tại Việt Nam được thành lập theo luật pháp nước ngoài, có
hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận
hoặc các mục đích khác tại Việt Nam. INGOs đang hoạt động ở Việt Nam
được quản lý bởi Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM).
Thực hiện chủ trương và chính sách của Nhà nước ta về mở rộng quan
hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, để tạo điều kiện cho
các hoạt động của các INGOs tại Việt Nam được tiến hành có hiệu quả, mang
lại lợi ích thiết thực và phù hợp với luật pháp và tập quán Việt Nam, kể từ
năm 1996, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật liên
quan sau [39]:
+ Quyết định số 340/TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế về hoạt động của INGOs tại Việt Nam
+ Thông tư số 22/1999/TT-BTC ngày 26/02/1999 của Bộ Tài chính về
quản lý viện trợ không hoàn lại.
+ Thông tư số 02/2000/TT-BTC ngày 05/01/2000 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hoá, dịch vụ do
các tổ chức trong nước mua hàng bằng tiền viện trợ nhân đạo của nước ngoài.
19

+ Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày 24/04/2001 của Thủ tướng


Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài.
+ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ INGOs
+ Thông tư số 04/2001/TT-BKH này 05/06/2001 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn thục hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện
trợ INGOs.
+ Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/08/2001 của Bộ Tài chính
hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không
hoàn lại.
+ Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/04/2002 của Thủ tướng Chính
phủ về chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ INGOs.
+ Ngày 27/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số
286/2006/QĐ-TTg về việc ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận
động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010” nhằm tăng
cường huy động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và
giảm nghèo ở Việt Nam.
Các văn bản pháp quy trên, trong đó có việc cấp Giấy phép lập Văn
phòng Đại diện, Giấy phép lập Văn phòng Dự án và Giấy phép hoạt động cho
INGOs và việc thành lập một cơ quan liên ngành chuyên trách -Uỷ ban Công
tác về các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài với 9 thành viên cấp Thứ trưởng
từ các Bộ, ngành của Việt Nam, thể hiện sự công nhận chính thức đối với sự
có mặt của INGOs tại Việt Nam và tạo dựng một cơ chế trong việc phối hợp,
hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức này.
20

Theo ông Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ nhiệm PACCOM cho biết trong 10
năm từ 2003 đến 2013, số lượng các tổ chức có quan hệ với Việt Nam tăng từ
khoảng 500 tổ chức (2003) lên trên 950 tổ chức (2013). Số lượng các dự án được
triển khai hơn 28.000 dự án với tổng giá trị giải ngân đạt gần 2,4 tỉ USD.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động
QHCC trong 3 INGOs cụ thể là Plan, ChildFund và World Vision.
1.1.3. Hoạt động QHCC về trẻ em trong INGOs ở Việt Nam
Cũng giống như các doanh nghiệp và chính phủ, NGOs luôn có mối
quan hệ tốt đẹp với công chúng để đáp ứng những mục tiêu của họ. Vì vậy
hoạt động QHCC là không thể thiếu trong việc giúp các tổ chức xây dựng và
duy trì mối quan hệ tốt đẹp với công chúng, thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ
uy tín của tổ chức.
Theo PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, QHCC trong các tổ chức có vai trò
như sau: Quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể
cả sản phẩm dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng; Khắc phục sự hiểu
nhầm, định kiến trong công chúng đối với tổ chức, cơ quan; Đưa ra các thông
điệp rõ ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi; Thu hút, giữ chân
người có tài làm việc cho mình (quan hệ nội bộ); Tạo cảm nhận về trách
nhiệm xã hội với cộng đồng qua các hoạt động thể thao, từ thiện, gây quỹ;
Xây dựng và duy trì thương hiệu cho các tổ chức. [10, tr.25-26]
Các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam được chia theo
các hoạt động QHCC trong NGOs từ giáo trình “PR - Lý luận và ứng dụng”
của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng [11, tr1.85-188] bao gồm:
Thứ nhất, hoạt động gây quỹ, quyên góp tiền cho hoạt động của tổ chức
là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong các chiến dịch PR trong NGOs. Không
giống như các tổ chức chính phủ hay doanh nghiệp, các NGOs phải tự tìm
kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động của mình. Trên thực tế thì ngày càng có
21

nhiều quỹ và tổ chức được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội trong khi
nguồn tiền tài trợ không tăng vì vậy các NGOs phải tìm kiếm các quan hệ đối
tác lâu dài để đảm bảo hoạt động của tổ chức. Việc lập kế hoạch cho các hoạt
động lâu dài đòi hỏi INGOs phải xác định nhiệm vụ, mục tiêu và tầm nhìn rõ
ràng và phù hợp.
Ths. Trần Ngọc Thịnh chia sẻ, NGOs có nhiều nguốn vốn đa dạng khác
nhau tùy theo từng tổ chức. Nhưng tựu chung lại là các nguồn chính sau đây:
Ngân sách chính phủ: Ở Việt Nam có rất ít (hầu như là không có)
NGOs được nhận tiền tài trợ từ ngân sách nhà nước. Nhưng ở các nước tư
bản, nơi mà xã hội dân sự được coi trọng như là một trụ cột thứ ba của xã hội
bên cạnh chính phủ và doanh nghiệp, thì NGOs có phần lớn nguồn tài trợ từ
ngân sách chính phủ (bang hoặc liên bang). Có thể thấy NGOs của Úc ở Việt
Nam (như tổ chức ChildFund) thường xin được tài trợ từ ngân sách chính phủ
Úc cho các dự án ở Việt Nam. Điều này cũng cho thấy, mặc dù mang tên phi
chính phủ, có nghĩa là nó độc lập về mặt hệ thống chính trị, nhưng không có
nghĩa là độc lập về tài chính.
Hoạt động gây quỹ (Fund raising): là một trong những hoạt động mà
NGOs phải rất “giỏi” để duy trì hoạt động của mình. Có rất nhiều cách gây
quỹ khác nhau. Với INGOs, ở các nước phát triển thì chi nhánh của nó đi gây
quỹ, vận động tài trợ để chuyển tiền sang cho các chi nhánh ở các nước đang
phát triển làm dự án.
Viết đề xuất dự án (Proposal Writing): Hàng năm, NGOs hoạt động tại
địa phương phát hiện những vấn đề bất cập trong mọi lĩnh vực như y tế, giáo
dục, nghèo đói.v.v. và họ đề xuất các dự án sáng tạo, đổi mới và bền vững để
gửi cho các quỹ tài trợ đa phương, song phương hay tư nhân.
Tiền đóng góp/ tài trợ của các tổ chức/cá nhân: Thường NGOs hay có
những “mạnh thường quân” đứng sau chống lưng, cung cấp một nguồn ngân
22

sách vô cùng dồi dào. Ví dụ như Bill & Melinda Gates Foundation là một quỹ
từ thiện tư nhân của tỷ phú Bill Gates. Quỹ Michael and Susan Dell
Foundation là do ông chủ tập đoàn máy tính Dells sáng lập. Hay quỹ Citi
Foundation của tập đoàn tài chính Citigroup.
Đối với các INGOs hoạt động ở Việt Nam, nguồn vốn hoạt động bao
gồm: tiền gây quỹ từ các chi nhánh của tổ chức tại các nước phát triển chuyển
sang cho các dự án, chương trình hoạt động, INGOs ở Việt Nam không trực
tiếp gây quỹ. Nguồn vốn hoạt động của INGOs ở Việt Nam còn có từ các nhà
tài trợ hảo tâm đến từ các quốc gia khác nhau, quỹ tài trợ của chính phủ hoặc
tổ chức của các quốc gia trên thế giới.
Trong chương 2 phần khảo sát thực trạng, luận văn tập trung làm rõ các
dự án, chương trình liên quan đến trẻ em mà INGOs ở Việt Nam thực hiện
hoặc liên kết thực hiện sử dụng nguồn vốn tài trợ từ chi nhánh của tổ chức tại
các nước phát triển và từ nguồn vốn do các tổ chức/cá nhân tài trợ cho hoạt
động của tổ chức.
Thứ hai, hoạt động cung cấp thông tin cho chính phủ và công chúng:
Để các hoạt động đạt kết quả tốt, NGO không chỉ cần sự ủng hộ của công
chúng mà còn cần sự ủng hộ của chính phủ nước sở tại hay các cấp chính
quyền địa phương do đó mối quan hệ giữa NGO và các đối tác là việc hết sức
quan trọng. Công chúng ở đây bao gồm công chúng nói chung và các đối
tượng được hưởng lợi cụ thể. INGOs cần sự ủng hộ của chính quyền nước sở
tại và các cấp chính quyền địa phương để tạo môi trường hoạt động thuận lợi
cho tổ chức. Bên cạnh đó, sự tham gia của công chúng, đặc biệt là đối tượng
được hưởng lợi là nhân tố chính mang đến thành công cho các hoạt động, các
chương trình của NGOs. Bởi vậy, việc đảm bảo cung cấp thông tin đến các
đối tượng mục tiêu cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong các chiến dịch PR
của NGO. Nếu chính quyền các cấp và người dân không biết về mục tiêu
23

cũng như hoạt động của NGO họ sẽ không hợp tác và dẫn đến thất bại của tổ
chức. [11, tr.187]
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả khảo sát thực trang mỗi INGOs ở
Việt Nam đã làm thế nào để đảm bảo cung cấp thông tin đến công chúng ra
sao trong các dự án, chương trình.
Thứ ba, hoạt động quảng bá hình ảnh: Cũng như các hoạt động
QHCC các loại hình tổ chức khác, việc quảng bá hình ảnh cho tổ chức là
việc cần thiết trong công tác QHCC của các NGOs nhằm truyền tải thông
điệp đối với các đối tượng mục tiêu. Đối với tổ chức INGOs ở Việt Nam,
có hai cách thức quảng bá hình ảnh bao gồm: Quan hệ báo chí để thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải các thông điệp đến
với công chúng, báo chí sẽ trở thành cầu nối giữa tổ chức với chính quyền
sở tại và công chúng mục tiêu. Các bản thông cáo báo chí, họp báo, sự
kiện đại chúng, tham gia các mạng lưới xã hội cộng đồng được NGOs
thực hiện. Bên cạnh đó việc đảm bảo các quy tắc truyền thông và xây
dựng hình ảnh, thương hiệu riêng của tổ chức tại cộng đồng cũng vô cùng
cần thiết.
Thứ tư, hoạt động giải quyết khủng hoảng cũng là một vấn đề cần thiết
đối với không chỉ doanh nghiệp, chính phủ mà còn cần cả cho NGOs - những
tổ chức thường được biết đến với mục tiêu nhân đạo.
“Khủng hoảng là bất cứ tình huống nào đe dọa sự ổn định hay danh
tiếng của tổ chức của bạn và thường xảy ra do sự “nhòm ngó” theo hướng
bất lợi của giới truyền thông. Những tình huống này có thể là một vụ trnh
chấp liên quan đến luật pháp, ăn cắp, tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt hay những tai
họa do con người gây ra mà ảnh hưởng xấu đến tổ chức của bạn. Nó cũng có
thể là tình huống mà trong mắt của giới truyền thông hay công chúng nói
24

chung, tổ chức của bạn đã không phản ứng với một trong những tình huống
nêu trên một cách thích hợp”[1]
Khủng hoảng truyền thông là một khái niệm mơ hồ, và chỉ trừ những
người có kinh nghiệm mới có thể phát hiện ra nguy cơ của khủng hoảng truyền
thông lan rộng. Ngày nay tốc độ của internet chính là thước đo tốc độ về sự lan
tỏa của một khủng hoảng truyền thông. Báo chí cập nhật tin từng giờ, từng phút
để đưa thông tin nóng hổi đến độc giả. Mạng xã hội là nơi mà thông tin lan tỏa
cực nhanh và không kiểm soát được cường độ và hướng lan tỏa.
Nếu khủng hoảng được xử lý đúng cách, thiệt hại có thể giảm đến mức
tối thiểu. Một điều quan trọng cần ghi nhớ là trong cuộc khủng hoảng, cần
phải nói hết tất cả, nói sớm và nói sự thật. Nếu bạn làm được như thế, bạn đã
giảm thiểu những hậu quả bất lợi có thể xảy ra.
Mục tiêu hoạt động của NGOs thường hướng đến việc phát triển cộng
đồng, vì lợi ích cộng đồng nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con
người. Vì thế, khi gặp phải khủng hoảng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ
chức họ trong mắt công chúng thì công việc xử lý khủng hoảng là trách nhiệm
chuyên môn đối với người làm công tác truyển thông, họ phải được huấn
luyện một cách chuyên nghiệp, biết nhận diện rủi ro và có kỹ năng ngăn ngừa
khủng hoảng.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ nêu ra một vài trường hợp điển
hình và cách thức các cán bộ truyền thông xử lý khủng hoảng truyền thông.
1.2. Bộ phận truyền thông trong INGOs ở Việt Nam
Truyền thông là bộ phận không thể thiếu trong NGOs. Nhiệm vụ quan
trọng của người làm truyền thông trong NGOs là hỗ trợ các chương trình phát
triển, trong đó có truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng
đồng nhằm bảo đảm thông điệp của tổ chức tác động đến đối tượng công
chúng một cách tích cực và hiệu quả nhất.
25

Truyền thông là một trong những yếu tố rất quan trọng đóng góp
vào quá trình chuyển đổi nhận thức, thay đổi hành vi của trẻ em và người
dân. Các hoạt động truyền thông như thành lập các câu lạc bộ trẻ em, tổ
chức diễn đàn, các sự kiện cho trẻ em, giao lưu văn hóa, tư vấn hỗ trợ, hội
họp truyền thông cho trẻ em, cha mẹ và cộng đồng về các nội dung về
quyền trẻ em, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em, chăm sóc sức
khỏe và dinh dưỡng, giữ gìn nước sạch và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường, phương pháp giáo dục lấy trẻ em làm trọng tâm, định hướng nghề
cho trẻ em, v.v... đã được INGOs và các tổ chức xã hội, dân sự khác triển
khai sâu rộng tại địa bàn các vùng dân cư miền núi. Hoạt động truyền
thông sẽ đạt được hiệu quả tác động cao hơn nếu nội dung và các hình
thức của sản phẩm truyền thông khuyến khích được sự tham gia tích cực
của trẻ em và cộng đồng.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận truyền thông INGOs ở Việt Nam
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì “Cơ cấu tổ chức là một hệ
thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ
chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng, do ai làm, làm cái gì và liên kết với
các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp
nhàng theo đúng mục tiêu của tổ chức”. [30]
Quy mô của bộ phận truyền thông có thể lớn hay nhỏ tùy thuộc vào
nhu cầu và quy mô của NGOs. Sự đóng góp của người làm truyền thông rất
quan trọng.
James E. Grunig đã có đóng góp to lớn ứng dụng vào lý luận QHCC
thế giới khi đưa ra 4 mô hình truyền thông. Dưới đây là bảng tóm tắt 4 mô
hình truyền thông dựa trên nghiên cứu của Grunig:
26

Bốn mô hình QHCC của Grunig


Tên Loại hình Đặc điểm
Công Truyền Người phát ngôn giao tiếp nhằm mục đích thuyết
khai/công thông một phục và ảnh hưởng tới người nghe. Tính chính xác
bố chiều không thực sự quan trọng. Mô hình này thường được
áp dụng trong ngành công nghiệp giải trí, khi các
ngôi sao muốn thu hút sự chú ý của cộng đồng, hoặc
trong các công ty quảng cáo.
Người phát ngôn giao tiếp nhằm mục đích tuyên
Thông tin
Truyền truyền, vận động người nghe. Tính chính xác đặc biệt
công
thông một quan trọng. Thường áp dụng ở các cơ quan chính
cộng
chiều phủ, sức khoẻ, y tế cộng đồng.
Sử dụng sự thuyết phục và sự vận động để tạo ảnh
hưởng, khiến người nghe hành xử theo cách mà tổ
chức mong muốn. Trong mô hình này, các tổ chức có
Mô hình
Truyền sử dụng những nghiên cứu công chúng nhưng chỉ để
hai chiều
thông hai tìm hiểu những phản hồi từ công chúng. Cán cân
bất cân
chiều truyền thông không cân bằng vì người phát ngôn có
xứng
mục đích thuyết phục người nghe từ đó quyết định
xem họ phải thay đổi như thế nào để có lợi nhất cho
mình.
Sử dụng các phương tiện truyền thông để thương
thuyết với công chúng, giải quyết xung đột, tăng
Mô hình
Truyền cường hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tổ
hai chiều
thông hai chức và công chúng, tìm cách cân bằng lợi ích hai
cân xứng
chiều bên. Mô hình này tạo ra quan hệ bền vững hơn những
mô hình khác.

Bảng 1.1: Tóm tắt bốn mô hình truyền thông của James E. Grunig [31]
27

Lý thuyết Excellence của các tác giả nói rằng nên thiết kế chương trình
truyền thông trên con đường mô hình hai chiều cân xứng hơn là mô hình công
khai, thông tin công cộng, hoặc mô hình hai chiều bất cân xứng. Mô hình truyền
thông hai chiều cân xứng cố gắng để cân bằng lợi ích của tổ chức và công
chúng, được dựa trên nghiên cứu, và sử dụng thông tin để quản lý xung đột,
khủng hoảng. Lẽ dĩ nhiên, QHCC hai chiều cân xứng duy trì mối quan hệ lâu
dài với công chúng hơn so với các mô hình khác. Mô hình này cũng tạo ra hiệu
ứng cân bằng lợi ích của các tổ chức và công chúng trong xã hội.
Dựa trên mô hình này, Grunig cũng đã đưa ra ba mệnh đề cụ thể:
1. Các bộ phận truyền thông nên phản ánh thông tin hai chiều cân xứng.
2. Các chương trình truyền thông phát triển cho công chúng cụ thể là
dựa trên hai chiều cân xứng, mô hình động cơ hỗn hợp.
3. Các giám đốc điều hành cấp cao truyền thông hoặc những người khác
trong bộ phận truyền thông phải có kiến thức cần thiết cho mô hình hai chiều
cân xứng, hoặc chức năng truyền thông sẽ không có tiềm năng để thực hành mô
hình tuyệt vời này. Các nhân viên truyền thông do đó có động cơ hỗn hợp. Họ
trung thành với cả người quản lý của họ và cho công chúng của họ.
Cách lựa chọn mô hình truyền thông quyết định hoạt động của bộ phận
truyền thông trong tổ chức. Với mô hình công khai, bộ phận truyền thông
phải hoạt động làm sao để có lợi cho tổ chức của mình. Mô hình thông tin
công cộng đòi hỏi bộ phận truyền thông phải có sự chuẩn xác trong phát
ngôn, hành động. Với mô hình hai chiều bất cân xứng, những người làm
truyền thông cần có những cuộc điều tra công chúng trước và sau khi bắt đầu
một chương trình truyền thông, nhằm thay đổi quan điểm của họ theo hướng
có lợi cho tổ chức. Với mô hình hai chiều cân xứng, việc điều tra, khảo sát
cũng được tiến hành nhưng với mục đích phát triển sự hiểu biết lẫn nhau giữa
tổ chức và công chúng.
28

Như vậy, rõ ràng tùy vào mục đích hướng tới mà hoạt động QHCC
trong các tổ chức, doanh nghiệp không giống nhau, có những nét khác biệt
nhau. Tuy nhiên, nhiều học giả cũng cho rằng, mô hình hai chiều cân xứng là
không thực tế. Các tổ chức muốn có lợi nhuận cần phải truyền thông theo
hướng có lợi cho mình. Do vậy, ít có tổ chức nào đạt chuẩn của mô hình hai
chiều cân xứng.
Tuy nhiên, hoạt động QHCC tại các NGOs nếu thể hiện được tính
tương tác hai chiều cân xứng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho NGOs. Mọi
NGOs đều mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng và
ngược lại, công chúng cũng rất cần có những hoạt động để họ có thể trực tiếp
tham gia, thay đổi từ thái độ, nhận thức tiến tới thay đổi hành vi.
1.2.2. Nhiệm vụ của cán bộ truyền thông trong INGOs
Trong INGOs ở Việt Nam, cán bộ làm công tác QHCC thường có chức
danh là Cán bộ truyền thông. Với tất cả các hoạt động mang tính đặc thù,
theo PGS,TS. Đinh Thị Thúy Hằng cho rằng nhiệm vụ của cán bộ truyền
thông trong INGOs đó là [11, tr. 190-191]:
Một là, Xây dựng các hoạt động truyền thông, bao gồm cả việc thúc
đẩy hình ảnh của tổ chức, lên kế hoạch PR cho các chương trình, dự án của tổ
chức đồng thời đảm bảo các vấn đề liên quan đến thương hiệu, hình ảnh của
tổ chức đối với công chúng trong và ngoài NGOs. Không như các tổ chức
trong chính phủ hay doanh nghiệp, NGOs đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ
quyên góp tiền ủng hộ cho hoạt động của mình. Đây là nét riêng trong nhiệm
vụ PR của NGOs đồng thời giải thích lý do tại sao vai trò của PR trong NGOs
nói chung và INGOs ở Việt Nam nói riêng ngày càng trở nên quan trọng.
Muốn thu hút được nguồn vốn lớn thì các cán bộ truyền thtông phải thực hiện
các chương trình truyền thông tốt.
29

Hai là, Xây dựng và quản lý việc thực hiện các chiến lược trên các
phương tiện truyền thông, bao gồm việc sản xuất các thông cáo báo chí, văn
bản giới thiệu, tạo tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
Ba là, Tổ chức họp báo, duy trì các mối quan hệ với giới truyền thông,
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nhấn mạnh “Chưa bao giờ báo chí Việt
Nam phát triển mạnh mẽ như ngày nay, con số hơn 600 đầu báo, với đủ loại
hình đang hoạt động là một ví dụ. Tuy nhiên điều tôi muốn nói ở đây là sự ảnh
hưởng mà báo chí tạo được trên nhiều mặt đời sống của đất nước” [14, tr.44].
Báo chí với sức mạnh của “quyền lực thứ tư” đã và đang có ảnh hưởng sâu
rộng với chúng ta.
Bản thân các NGOs đều thẩy rõ sức mạnh trong việc định hướng dư
luận xã hội của báo chí thông qua cơ chế tác động bằng thông tin và khả năng
thuyết phục công chúng bằng nội dung, tính chất của thông tin. Vì vậy, NGOs
nói chung và INGOs ở Việt Nam luôn có mối quan hệ đặc biệt với các cơ
quan thông tấn nói chung và các phóng viên/biên tập viên mảng xã hội, cộng
đồng nói riêng.
Công việc cụ thể bao gồm: Chủ động gửi thông tin đến phóng viên;
Thường xuyên theo dõi tin, bài, có phản hồi phù hợp cũng như cung cấp thêm
thông tin (nếu báo chí yêu cầu); Giải đáp thắc mắc từ báo chí; Giữ liên hệ với
báo chí.
Bốn là, Đại diện phát ngôn cho tổ chức với các cơ quan nước sở tại,
khu vực và quốc tế. Người phát ngôn phải trung thực, thẳng thắn, đáng tin, có
khả năng giữ bình tĩnh, biết ứng xử với các nhóm công chúng và báo chí, biết
cách tại lòng tin cho báo chí, có kỹ năng thuyết trình và trả lời phỏng vấn,
biết thuyết phụ, sử dụng ngôn ngữ rõ rang, chính xác, dễ tiếp cận và phái có
kiến thức về tổ chức.
30

Năm là, Thiết lập và duy trì quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền
nước sở tại. Đây là công việc khá thường xuyên đối với các cán bộ truyền
thông nằm vùng dự án.
1.3. Giới thiệu các INGOs ở Việt Nam
1.3.1. Plan

Hình 1.2. Tổ chức Plan tại Việt Nam

Plan là một tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ
em làm trung tâm, và làm việc trên 48 quốc gia. Có khoảng 1,5 triệu trẻ em
và gia đình của các em đang hưởng lợi từ các chương trình của tổ chức. Tổ
chức do nhà báo John Langdon-Davies thành lập cùng với một nhân viên xã
hội làm việc tại trại tị nạn tên là Eric Muggeridge. Tổ chức này không có bất
kỳ mỗi liên quan chính trị hay tôn giáo nào. Tổ chức hoạt động chủ yếu tại
các nước đang phát triển ở Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, Nam và Đông Nam
Á với số lượng nhân viên trên 6,000 người và hệ thống tình nguyện viên trên
50,000. Hiện nay, Plan là một trong những NGO lớn nhất và lâu đời nhất trên
thế giới hoạt đồng về trẻ em, nhằm đảm bảo quyền trẻ em và giúp hang triệu
trẻ em thoát khỏi đói nghèo.
Hoạt động ở Việt Nam từ năm 1993, Plan Việt Nam hướng tới việc giúp
đỡ trẻ em, gia đình và cộng đồng xóa đói giảm nghèo thông qua các lĩnh vực y
tế cộng đồng, chăm sóc và phát triển trẻ thơ toàn diện, giáo dục cơ bản có chất
lượng (cấp tiểu học và trung học cơ sở), sinh kế bền vững và bảo vệ trẻ em.
31

Chiến lược quốc gia của tổ chức hướng tới các cộng đồng dân tộc thiểu
số, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại các vùng sâu vùng xa.
Plan phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, nâng cao
năng lực cho các tổ chức phi chính phủ trong nước và các cơ quan nhà nước
như Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công An, UBND tỉnh, các cấp lãnh đạo huyện, xã.
Plan ở Việt Nam đã và đang hỗ trợ, cải thiện đời sống cho hơn 250.000
trẻ em, các gia đình và cộng đồng trên 10 tỉnh thành và hơn 200 xã trên cả
nước. Plan hiện là một trong những NGO lớn nhất hoạt động ở Việt Nam.
1.3.2. ChildFund
ChildFund ở Việt Nam là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, làm việc
để tạo ra những thay đổi có ý nghĩa và bền vững đối với cuộc sống của trẻ
em, gia đình và cộng đồng, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính,
năng lực hay tôn giáo.
ChildFund ở Việt Nam là văn phòng đại diện cho ChildFund Australia -
Tổ chức phát triển quốc tế độc lập và phi tôn giáo, hoạt động nhằm xóa đói,
giảm nghèo cho trẻ em sống tại các quốc gia đang phát triển.
Tổ chức ChildFund Australia là thành viên của liên minh ChildFund -
một mạng lưới toàn cầu gồm 12 tổ chức, gây quỹ từ hoạt động tài trợ trẻ, thực
hiện các dự án phát triển cộng đồng hướng tới việc cải thiện cuộc sống của
trẻ em nghèo và gia đình các em tại 59 quốc gia thuộc châu Á và Thái Bình
Dương, châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Liên mình dành ra hơn 503 triệu đô
mỗi năm để giúp đỡ những trẻ em dễ bị tổn thương, bị loại trừ và cô lập.
ChildFund bắt đầu làm việc ở Việt Nam từ năm 1994, với tầm nhìn
“Một cộng đồng thế giới không có đói nghèo, nơi trẻ em được bảo vệ và có
cơ hội phát triển toàn diện tiềm năng của mình” và sứ mệnh “làm việc trong
mối quan hệ đối tác với trẻ em và cộng đồng để tạo ra những thay đổi bền
vững và có ý nghĩa thông qua việc hỗ trợ sự phát triển dài hạn của cộng đồng
và thúc đẩy quyền trẻ em.”
32

ChildFund ở Việt Nam thực hiện sứ mệnh của mình thông qua các
chương trình phát triển cộng đồng lồng ghép bao gồm: Tiếp cận Giáo dục có
Chất lượng, Quyền Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em, Xây dựng Cộng đồng Vững
mạnh và Tự lực.
Từng chương trình đều được xây dựng một cách lồng ghép bao gồm
các hợp phần thuộc 5 mảng hoạt động chính bao gồm: y tế, dân sinh, nước
sạch và vệ sinh, giáo dục và bảo vệ trẻ em để đảm bảo có thể giải quyết được
nhiều nhất các nhu cầu khác nhau tại cộng đồng và nguyên nhân gốc rễ của
đói nghèo. Các hoạt động dự án được điều phối và lập kế hoạch cùng đối tác
cấp huyện, xã để đảm bảo các chương trình phù hợp với định hướng phát
triển của địa phương cũng như có được những đóng góp tích cực từ trẻ em và
cộng đồng.
ChildFund đã hỗ trợ trẻ em và cộng đồng tại các tỉnh Hòa Bình (huyện
Kỳ Sơn và Cao Phong), Bắc Kạn (huyện Na Rì và Bạch Thông) và Cao Bằng
(huyện Trà Linh và Quảng Uyên).
Các dự án truyền thông của ChildFund cho trẻ em bao gồm nhiều hoạt
động đa dạng nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho trẻ
em. Nội dung các hoạt động này đều tập trung vào các vấn đề nước sạch - vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản vị thành niên,
HIV/AIDS, phòng ngừa các tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, xâm hại - bóc
lột trẻ em, quyền trẻ em,.v.v.
1.3.3. World Vision
World Vision - Tầm nhìn Thế giới là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực
hiện các chương trình cứu trợ và phát triển nhằm cải thiện chất lượng cuộc
sống cho cộng đồng, đặc biệt là trợ giúp trẻ em, người nghèo và người gặp
hoàn cảnh khó khăn. World Vision hoạt động phục vụ tất cả mọi người,
không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, dân tộc hay giới.
33

World Vision được thôi thúc và khích lệ bởi tình yêu, sự thương cảm và
quan tâm đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với người nghèo, người thiệt thòi và
trẻ em.
- World Vision là một tổ chức Cơ đốc.
- World Vision quý trọng con người.
- World Vision cam kết phục vụ người nghèo.
- World Vision có trách nhiệm với nguồn lực được giao phó.
- World Vision là đối tác bình đẳng.
- World Vision sẵn sàng trợ giúp.
Với tầm nhìn“Vì một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa cho mọi trẻ em và
những tấm lòng thiện chí biến mong ước đó thành hiện thực”, World Vision
bắt đầu thực hiện các hoạt động cứu trợ khẩn cấp ở Việt Nam từ năm 1988 và
mở văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 1990. Kể từ năm 1990, World Vision
triển khai nhiều hoạt động cứu trợ và hỗ trợ phát triển, hợp tác cùng Chính
phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ khác và cộng đồng.
Là tổ chức hoạt động vì trẻ em, World Vision ở Việt Nam thực hiện
hoạt động vì an sinh của trẻ em, trọng tâm vào các hoạt động y tế, giáo dục,
sự tham gia của trẻ và bảo vệ trẻ em. Hàng năm, hơn 2,5 triệu trẻ em và
người lớn được hưởng lợi từ các chương trình.

Tiểu kết chương 1


Trong chương 1, tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan
đến lý thuyết chung về hoạt động QHCC, QHCC về trẻ em, NGOs và INGOs,
hoạt động QHCC về trẻ em của NGOs.
Về hoạt động QHCC, chương 1 đề cập đến bốn hoạt động chính trong
NGOs bao gồm: Gây quỹ quyên góp tiền tài trợ cho hoạt động của tổ chức;
Cung cấp thông tin cho chính phủ và công chúng; Quảng bá hình ảnh và giải
34

quyết khủng hoảng. Đây là tiền đề cơ sở quan trọng cho việc khảo sát hoạt
động QHCC của INGOs ở Việt Nam trong các chương sau.
Chương 1 cũng đã nêu lên tầm quan trọng của bộ phận truyền thông
trong INGOs ở Việt Nam cũng như nhiệm vụ của các cán bộ trong bộ phận
truyền thông INGOs ở Việt Nam. Đồng thời trong chương 1 đã giới thiệu một
cách khái quát các tổ chức INGOs tiêu biểu trong các hoạt động về trẻ em ở
Việt Nam.
Như vậy, những vấn đề được đề cập đến trong chương 1 là cơ sở lý
luận để người thực hiện luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu sâu hơn về
thực trạng và đưa ra những giải pháp cho hoạt động QHCC về trẻ em của
INGOs ở Việt Nam trong hai chương tiếp theo.
35

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QHCC VỀ TRẺ EM
CỦA INGOs Ở VIỆT NAM

2.1. Khảo sát mô hình hoạt động bộ phận truyền thông của INGOs ở
Việt Nam
2.1.1. Bộ phận truyền thông của Plan
Dưới đây là bảng tóm tắt mô hình tổ chức của Plan ở Việt Nam

Bảng 2.1. Sơ đồ đơn giản hóa mô hình tổ chức của Plan ở Việt Nam

Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy, truyền thông là một phòng/ban riêng
biệt của tổ chức Plan và có ngân sách hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào
các phòng/ban khác. Hoạt động truyền thông được thực hiện theo hệ thống từ
trên xuống dưới.
Tại mỗi vùng dự án, có một cán bộ truyền thông, còn được gọi là
Communications Focal Point Person. Người này chịu trách nhiệm quản lý
chung các hoạt động truyền thông tại vùng dự án. Khi cẫn hỗ trợ gì từ bộ
36

phận truyền thông tại Văn phòng Quốc gia sẽ liên lạc và xin trợ giúp (thường
trong hoạt động tổ chức sự kiện).
Tổ chức Plan ở Việt Nam coi mỗi nhân viên trong tổ chức là một cán
bộ truyền thông. Vì vậy, ai cũng phải hiểu và tuân thủ theo các quy định
nghiêm ngặt về quy trình truyền thông.
Bộ phận truyền thông của tổ chức Plan tại văn phòng quốc gia ở Việt
Nam bao gồm ba thành viên trong đó có 1 quản lý truyền thông và 2 cán bộ
truyền thông.
Theo chị Trần Thúy Quỳnh - Quản lý truyền thông đã có hơn 4 năm
kinh nghiệm làm việc cho tổ chức Plan ở Việt Nam cho biết bộ phận truyền
thông của Plan có các nhiệm vụ chính như sau:
Thứ nhất, các công việc liên quan đến quảng bá thương hiệu bao gồm
tất cả các vấn đề về nhận diện và quảng bá thương hiệu của tổ chức với cộng
đồng. Plan đã đưa ra những quy định chung khá chặt chẽ và nghiêm ngặt cho
các chương trình hoạt động truyền thông.
Thứ hai, hỗ trợ gây quỹ cho hoạt động của tổ chức: Thông qua các
phương tiện truyền thông (hình ảnh, thước phim, câu chuyện trên các ấn
phẩm in ấn…) truyền tải thông điệp giúp cho nhà tài trợ hảo tâm cảm động
với các câu chuyện có thật, mảnh đời có thật để từ đó họ dành những khoản
tiền tài trợ cho các hoạt động của tổ chức. Không chỉ dừng lại ở đó, bộ phận
truyền thông phải theo dõi và đánh giá kết quả các trường hợp sau khi được
trợ giúp.
Thứ ba, phòng truyền thông chịu trách nhiệm hỗ trợ truyền thông cho
các chương trình trong các dự án triển khai thực hiện tại Việt Nam. Công việc
này bao gồm: tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí, soạn thảo các thông cáo báo
chí, viết bài, làm phim, sản xuất các ấn phẩm truyền thông cho các đối tượng
công chúng khác nhau.
37

Thứ tư, là hoạt động truyền thông nội bộ, tại Plan ở Việt Nam gọi là
hoạt động hỗ trợ Văn hóa và con người cho tổ chức với mục đích chia sẻ, gắn
kết các thành viên giữa các phòng ban.
Thứ năm là hoạt động Vận động chính sách, nghĩa là quá trình tác động
vào những nhà hoạch định chính sách, những người ra quyết định (tuyên
truyền, giải thích, động viên những người nghiên cứu) để tạo ra chính sách
phù hợp hơn, minh bạch và hiệu quả hơn theo nguyện vọng chính đáng của
người vận động.
Chị Quỳnh là phụ trách điều hành chung mọi hoạt động liên quan đến
truyền thông, QHCC của tổ chức. Ngoài ra có hai cán bộ truyền thông là chị
Dương Thanh Hà chịu trách nhiệm liên lạc nội bộ Plan ở Việt Nam bao gồm
văn phòng quốc gia, văn phòng vùng dự án và anh Hoàng Quân là cán bộ hỗ
trợ truyền thông cho các chương trình.
2.1.2. Bộ phận truyền thông của ChildFund
Về cơ cấu tổ chức của ChildFund ở Việt Nam xem thêm tại Phụ lục 1.
Cũng giống như Plan ở Việt Nam, bộ phận truyền thông của ChildFund ở Việt
Nam bao gồm ba thành viên trong đó có 1 quản lý, 1 chuyên viên truyền
thông và một trợ lý truyền thông.
Chị Nguyễn Thị Kiều Trang giữ chức vụ Quản lý Truyền thông làm
việc tại ChildFund từ tháng 10 năm 2011. Chị Trang chịu trách nhiệm quản lý
và duy trì tính hiệu quả của các hoạt động truyền thông của tổ chức
ChildFund ở Việt Nam. Những lĩnh vực chính trong công việc của chị Trang
bao gồm quản lý và tổ chức các hoạt động truyền thông với các đối tượng bên
ngoài và nội bộ, xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động truyền
thông của các dự án phát triển cộng đồng, cũng như đóng góp cho việc xây dựng
và phát triển tổ chức của ChildFund ở Việt Nam. Chị Trang có bằng cử nhân về
ngành Tiếng Anh Sư phạm của Đại học dân lập Thăng Long, Hà Nội.
38

Chuyên viên truyền thông là chị Vương Tuyết Nhung, thạc sỹ Quan hệ
công chúng, tốt nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và trợ lý truyền
thông là chị Lê Thị Ngọc, cử nhân.
Hoạt động truyền thông của ChildFund ở Việt Nam bao gồm hai
mảng chính:
Thứ nhất là mảng Truyền thông bên ngoài: bao gồm quan hệ báo chí,
gửi thông tin đến các nhà tài trợ và thông tin đến ChildFund Australia, tổ chức
sự kiện, viết tin bàì đăng tải website ChildFund Việt Nam.
Thứ hai là Truyền thông nội bộ: bao gồm truyền thông cho các sự kiện
trong tổ chức, quan hệ nhà tài trợ, hỗ trơ việc in ấn tài liệu, truyền thông cộng
đồng, xuống vùng dự án viết bài.
ChildFund cũng có cán bộ truyền thông nằm vùng dự án tại các huyện
thuộc 3 tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình. ChildFund Việt Nam áp dụng
cách tiếp cận Vùng trong phát triển cộng đồng. Mỗi vùng là một huyện.
ChildFund lựa chọn một số xã trong huyện để thực hiện các dự án. Số tiền
gây quỹ cho một huyện được đầu tư cho các dự án ở những xã đó để mang lại
lợi ích cuối cùng lớn nhất cho huyện. Chương trình hỗ trợ được xây dựng dựa
trên nhu cầu do các xã nằm trong chương trình xác định nhưng cũng mang lại
lợi ích cho xã khác và cho huyện nói chung.
Tại mỗi vùng dự án có cán bộ kiêm nhiệm sẽ thực hiện nhiệm vụ
truyền thông tại vùng dự án, nếu cần hỗ trợ cho sự kiện hay chương trình dự
án nào sẽ liên lạc với bộ phận truyền thông tại Hà Nội để nhận trợ giúp.
2.2. Các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam
2.2.1. Gây quỹ, quyên góp tiền cho hoạt động của tổ chức
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động QHCC của
INGOs ở Việt Nam và được nghiên cứu sâu nhất tại luận văn này. Không
giống như các tổ chức chính phủ hay doanh nghiệp, các INGOs phải tự tìm
kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động của mình.
39

Các INGOs ở Việt Nam ngoài việc phụ thuộc vào tài chính từ chi
nhánh của các nước phát triển còn phải tìm kiếm các quan hệ đối tác lâu dài
để có nguồn tài trợ cố định hàng năm để đảm bảo hoạt động của tổ chức diễn
ra thưởng xuyên, liên tục. INGOs ở Việt Nam phải xác định nhiệm vụ, mục
tiêu và tầm nhìn rõ ràng và phù hợp cho các dự án/kế hoạch hoạt động lâu dài.
Dưới đây là những khảo sát thực trạng những dự án, chương trình về
trẻ em của INGOs ở Việt Nam mà bộ phận truyền thông của tổ chức thực hiện
hoặc phối hợp thực hiện.
2.2.1.1. Plan
Tổ chức Plan hoạt động trên hệ thống "bảo trợ trẻ em". Khoản thu nhập
này đóng góp 70% thu nhập của tổ chức. Các cá nhân, tổ chức hoặc gia đình
quan tâm sẽ đóng góp tiền cho Plan và có thể trao đổi thư từ với trẻ được bảo
trợ, từ đó tạo nên mối quan hệ giữa người bảo trợ và trẻ được bảo trợ. Mỗi cá
nhân, tổ chức hoặc gia đình có mối quan hệ với một đứa trẻ tại nước mà Plan
làm việc. Hệ thống bảo trợ đảm bảo người bảo trợ có thể thấy đồng tiền họ bỏ
ra được sử dụng vào đâu và biết rằng nó được sử dụng một cách hợp lý, khi
họ nhận được thư trực tiếp từ đứa trẻ hưởng lợi từ dự án của Plan. Bảo trợ
được thực hiện với mục đích tăng cường nhận thức cũng như gây quỹ cho các
cộng đồng mà Plan đang làm việc tại đó.
Tiền trên toàn cầu của Plan được phân chia theo quy luật 80:20, có
nghĩa là ít nhất 80% tiền được Plan sử dụng vào mục đích phát triển và 20%
được chi trả cho việc gây quỹ (chủ yếu là thu hút thêm các nhà bảo trợ khác)
cũng như quản lý. Mỗi văn phòng gây quỹ, hoạt động một cách độc lập với
nhau sử dụng các phương pháp gây quy khác nhau ở mỗi người và một vài
trong số cách đó tỏ ra hiệu quả hơn các cách còn lại. Văn phòng quốc gia gây
quỹ tại Australia, Bỉ, Canade, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hong Kong, Iceland,
Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh và Mỹ.
40

Khoản tiền gây quỹ được dùng cho các dự án đem lại lợi ích cho cả cộng
đồng trong đó trẻ em sinh sống mà không đưa trực tiếp tới đứa trẻ. Điều này
tạo nên cơ hội phát triển cho trẻ bảo trợ cũng như cộng đồng của chúng.
Phương pháp tiếp cận của Plan được gọi là Phát triển cộng đồng lấy trẻ em
làm trung tâm. Chương trình mà Plan đang thực hiện là Chăm sóc và phát
triển trẻ thơ toàn diện (ECCD). Sức khỏe sinh sản và tình dục bao gồm phòng
ngừa, chăm sóc và điều trị HIV; Giáo dục, Nước sạch và vệ sinh; Bảo vệ trẻ
em, Đảm bảo quyền công dân và Quản lý nguy cơ thảm họa.
Hầu hết các dự án của Plan thực hiện hoặc phối hợp thực hiện đều
được tài trợ từ các tổ chức cứu trợ toàn cầu. Dưới đây là một số dự án tiêu
biểu của Plan trong giai đoạn 2010 - 2013.
Một là, chiến dịch “Vì em là con gái- Because I am a girl” (BIAAG):
là chiến dịch toàn cầu của Tổ chức Plan Quốc tế, được triển khai nhằm mục
đích đẩy mạnh quyền của trẻ em gái cũng như giúp hàng triệu em gái thoát
khỏi cảnh đói nghèo, được phát động chính thức tại Việt Nam ngày
11/10/2012, đúng vào dịp kỷ niệm ngày "Ngày quốc tế của trẻ em gái" (được
Đại hội đồng Liên hợp quốc nhất trí thông qua vào năm 2011). Chiến dịch
BIAAG nằm trong tổng ngân sách 5 năm hoạt động của Plan thực hiện tại 14
vùng dự án khác nhau tại Việt Nam trị giá khoảng 70-75 triệu USD.
Dự án BIAAG Hà Giang nằm trong khuôn khổ chiến dịch, được triển
khai với mục đích chống bất bình đẳng giới và giúp hàng triệu em gái thoát
khỏi cảnh đói nghèo. Dự án góp phần giúp các em gái dân tộc thiểu số nhận
thức tốt hơn về quyền phát triển, quyền được bảo vệ và hòa nhập cộng đồng.
Thời gian: từ 10/2011 đến 9/2015.
Quá trình thực hiện dự án: 4 năm.
Năm 1: Thiết lập mối quan hệ với đối tác chính quyền địa phương,
tuyển dụng nhân sự, đánh giá và chuẩn bị triển khai dự án.
41

Năm 2: Làm việc chặt chẽ với nhà trường, cơ sở y tế và Ủy ban nhân
dân huyện/xã.
Năm 3 và 4: Triển khai tổng thể các hoạt động. Dự án hướng tới làm
việc với một mạng lưới rộng những đối tượng hưởng lợi của dự án: từ cha mẹ
đến trẻ em gái và nhân viên các cơ sở chính quyền địa phương để tăng tính
gắn kết với cộng đồng và hiệu quả bền vững cho dự án.
Tổng ngân sách: 2,605,000 USD do các nhà tài trợ và bảo trợ từ Đức,
Pháp và Anh.
Địa bàn: 8 xã thuộc 2 huyện Yên Minh (Hữu Vinh, Mậu Long, Sủng
Thài, Lao Va Chải) và Mèo Vạc (Giàng Chu Phìn, Cán Chu Phìn, Lũng
Chinh, Lũng Pù), tỉnh Hà Giang.
Mục tiêu dự án:
- Trẻ em gái dân tộc thiểu số có một cuộc sống khỏe mạnh: Trẻ em dân
tộc thiểu số có chế độ dinh dưỡng tốt hơn, tập huấn về chế độ chăm sóc trẻ
dưới 5 tuổi cho cán bộ y tế từ cấp huyện tới cấp thôn, cung cấp viên sắt cho
bà mẹ mang thai, thức ăn dinh dưỡng và thuốc tẩy giun cho trẻ em từ 2-5 tuổi,
truyền thông thay đổi hành vi của cha mẹ dân tộc thiểu số; Tình trạng vệ sinh
và nước sạch được cải thiện; Tình trạng phát triển trẻ em dân tộc thiểu số (cả
trẻ em nam và nữ) được cải thiện.
- Trẻ em gái dân tộc thiểu số tiếp cận tốt hơn tới giáo dục và giáo dục
cơ bản chất lượng: Trẻ có tiếp cận tốt hơn tới chăm sóc trẻ em và giáo dục cơ
bản chất lượng; Chương trình giáo dục đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của
trẻ em dân tộc thiểu số và giúp các học tiếng Việt tốt hơn (thành lập nhóm trẻ
vui chơi đọc sách, cải tiến chương trình thích nghi với hoàn cảnh địa phương,
tập huấn giáo viên,… ).
- Trẻ em gái dân tộc thiểu số được bảo vệ khỏi những tập tục truyền
thống tiêu cực: Các em gái dân tộc thiểu số nhận thức được quyền và chủ
động bảo vệ quyền của mình; Độ tuổi kết hôn của trẻ em dân tộc thiểu số
42

được đẩy lùi muộn hơn; Trẻ sắp kết hôn và trẻ kết hôn sớm được hỗ trợ đảm
bảo sứ phát triển của mình; Năng lực quản lý của chính quyền địa phương
trong quản lý kết hôn sớm được nâng cao.
Dự án “Thành phố an toàn và thân thiện cho trẻ em gái” cũng nằm
trong khuôn khổ chiến dịch BIAAG của Plan Quốc tế, từ tháng 7/2012, tại địa
bàn Hà Nội, Plan đã hợp tác chặt chẽ cùng các cơ quan ban ngành và tổ chức
dân sự xã hội phát triển các dự án dành cho trẻ em gái đô thị.
Mục tiêu dự án:
- 17.144 em gái và 19.118 em trai được sống trong môi trường an toàn:
tập trung hỗ trợ xây dựng thí điểm hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng
và trường học tại 2 quận huyện.
- 10.000 em gái và 10.000 em trai học tập an toàn hơn: Chương trình
hỗ trợ thí điểm mô hình trường học an toàn, trách nhiệm và than thiện ngăn
ngừa bạo lực giới tính.
- 15.000 em gái được trao quyền để tham gia quyết định: 5000 HS cấp
2 và 10.000 nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp được hỗ trợ về kiến
thức, kỹ năng để chủ động trong mọi quyết định lien quan đến bản than, bao
gồm cả việc phòng tránh có thai ngoài ý muốn và bạo lực giới tính.
Hai là, Chương trình “Mọi trẻ em được học và học được”.
Mục tiêu dự án: Đảm bảo cho tất cả các trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở
độ tuổi 3-8 được tiếp cận chương trình học có chất lượng và phù hợp với văn
hóa địa phương. Cụ thể chương trình giáo dục tập trung xây dựng môi trường
dạy học thân thiện ở cấp mầm non, tiểu học; nâng cao chất lượng dạy và học
tập nhằm đảm bảo quá trình chuyển tiếp hiệu quả từ mầm non lên tiểu học.
Chương trình triển khai các hoạt động vận động chính sách đối với
chính phủ đảm bảo thực hiện các cam kết và huy động nguồn lực để tăng
cường, nhân rộng các sáng kiến.
43

Chương trình hiện đang được triển khai tại 9 tỉnh thành ở Việt Nam,
bao gồm Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng
Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai và Kon Tum.
Sáng kiến: Chương trình áp dụng các phương pháp dạy và học dựa trên
tiếng mẹ đẻ và dạy học tích cực. Giáo viên được trang bị các phương pháp và
kỹ năng điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp với đặc điểm học tập của
trẻ em dân tộc thiểu số và cách áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
trên lớp. Cha mẹ học sinh cũng được tập huấn cách hỗ trợ giáo viên nhằm
giảm thiểu ràm cản ngôn ngữ, vấn đề rất phổ biến tại các trường.
Nhà tài trợ: Nguồn bảo trợ của Tổ chức Plan và các nhà tài trợ từ Bỉ,
Nhật, Anh, Úc, Na Uy và New Zealand.
Ba là, Chương trình cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường
và thực hành vệ sinh trong trường học và cộng đồng.
Mục tiêu dự án: Giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc sử
dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và cải thiện hành vi vệ sinh. Qua các
hoạt động triển khai, chương trình cũng góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và
mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng dân tộc thiểu số.
Nhà tài trợ: Nguồn kinh phí tài trợ từ Úc
Kết quả mong đợi:
- Cải thiện tiếp cận và sử dụng các công trình vệ sinh nước sạch của
cộng đồng và trường học.
- Nâng cao nhận thức về vấn đề vệ sinh, cộng đồng chấm dứt đi tiêu
bừa bãi, khuyến khích rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, lưu trữ nước
và sử dụng nước sạch đúng cách.
- Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa
phương cấp tỉnh, huyện và xã để cải thiện vệ sinh môi trường.
Sáng kiến: Chương trình chú trọng vào các vấn đề liên quan đến cải
thiện vệ sinh bền vững thông qua áp dụng một số cách tiếp cận có sự tham gia
44

như “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ” (CLTS), “Tiếp thị vệ sinh”(SM)
và “Kế hoạch an toàn nước” (WSP).
Bốn là, Dự án “Thích ứng với biến đổi lấy trẻ em làm trung tâm”
(Plan-4CA) được thực hiện bởi Plan ở Việt Nam và Trung tâm Sống và Học
tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) dưới sự tài trợ của Cơ quan
Phát triển Quốc tế Australia (AusAID).
Địa điểm thực hiện dự án:
 Tỉnh Thái Nguyên: 12 xã ở 2 huyện Định Hóa và Đại Từ.
 Tỉnh Quảng Ngãi: 12 xã ở huyện Bà Tơ.
 Tỉnh Thừa Thiên Huế: 7 xã ở 2 huyện Quảng Điền và Phú Vang.
 Tỉnh Tiền Giang: 7 xã ở huyện Gò Công Đông và thị trấn Gò Công.
Cơ quan Tài trợ: Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Úc (AusAID).
Thời gian thực hiện: Từ 8/2012 đến 30/12/2014.
Mục tiêu dự án:
- Tăng cường khả năng của trẻ em dễ bị tổn thương và cộng đồng của
họ để trực tiếp lập kế hoạch và quản lý những tác động tiêu cực của khuynh
hướng thay đổi và biến đổi của khí hậu.
- Nâng cao năng lực của chính phủ và xã hội để phù hợp với những
nhu cầu thích nghi của trẻ em và cộng đồng của họ, phù hợp với những mục
tiêu quốc gia.
Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và tổ
chức Plan trong việc thực hiện các chương trình giảm nhẹ thiên tai dựa vào
cộng đồng tại Việt Nam, chương trình chú trọng vào các hoạt động nâng cao
nhận thức lấy trẻ làm trọng tâm ở trong trường học, những mô hình khả năng
thích ứng dựa vào cộng đồng, những khóa tập huấn hỗ trợ kỹ thuật, v.v.
Những can thiệp cũng bao gồm những cuộc vận động nâng cao nhận thức do
cộng đồng khởi xướng và những cuộc đối thoại giũa những nhà hoạch định
45

chính sách và những người tiên phong trong công tác thích nghi với biến đổi
khí hậu để tăng cường sự hiểu biết và sự cam kết của những nhà hoạch định
chính sách trong thích ứng dựa vào cộng đồng. Chương trình sẽ tập trung vào
28 xã dễ bị tổn thương của các huyện thường xảy ra thiên tai ở các tỉnh Quảng
Ngãi, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, và Tiền Giang và số người trực tiếp
hưởng lợi là 105,450, và gián tiếp là 350,000.
Chương trình sẽ được xây dựng trên nền tảng dự án quản lý rủi ro dựa vào
cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm. Chương trình này sẽ làm việc với và thông
qua thế hệ trẻ như là tác nhân của sự thay đổi; đặt mục tiêu vào những nhóm dễ bị
tổn thương nhất, trao quyền cho cộng đồng để sử dụng những kiến thức và những
nguồn lực hiện có của họ như là cơ sở để xây dựng khả năng phục hồi cho họ, và
xây dựng dựa trênquan hệ đối tác và cơ cấu hiện có để tăng cường sự bền vững.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Plan sẽ hợp tác với Trung tâm Sống và Học Tập vì
Cộng đồng, Trung tâm Phát triển Nông thôn ở Miền Trung Việt Nam và Tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên để tận dụng những kinh nghiệm của họ trong thích ứng với
biến đổi khí hậu và phát huy tối đa hiệu quả của chương trình
Sáng kiến: Plan ở Việt Nam tiên phong áp dụng phương pháp quản lý
rủi ro thiên tai và thích ứng biển đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm, thành
lập mô hình trường học an toàn để đẩy mạnh quyền trẻ em lên mục tiêu hàng
đầu. Plan còn hỗ trợ các đối tượng hưởng lợi nâng cao năng lực thông qua các
khóa đào tạo, tập huấn. Đội ngũ giáo viên, nhóm phụ nữ và trẻ em luôn đóng
vai trò cốt lõi trong công tác truyền thông tới cộng đồng.
Năm là, Chương trình Nâng cao vai trò của cha mẹ và cộng đồng
chăm sóc và phát triển trẻ thơ: là chương trình tăng cường sự tham gia của
cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc và phát triển trẻ thơ hướng tới đối tượng
chính là trẻ dân tộc thiểu số từ 0-8 tuổi, cha mẹ và tình nguyện viên cộng
đồng tại 9 tỉnh hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Trị,
Quảng Ngãi, Gia Lai và Kon Tum.
46

Phối hợp chặt chẽ với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, mục tiêu chương
trình là đảm bảo sự hỗ trợ bền vững và hiệu quả cho các bậc phụ huynh.
Ngoài ra. Hội phụ nữ còn hợp tác chặt chẽ với các ban, ngành và các tổ chức
ở các cấp nhằm kết nối nhóm/hội cha mẹ với các dịch vụ có sẵn để hỗ trợ cha
mẹ thực hành và thay đổi hành vi tốt trong chăm sóc và phát triển trẻ thơ.
Sáng kiến:
- Nhóm cha mẹ: huy động sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động
của nhóm, khuyến khích cha mẹ thực hiện các hành vi tích cực, xóa bỏ các
thông tin, quan niệm sai lệch và thử nghiệm các hành vi mới trong chăm sóc
và phát triển trẻ thơ. Nhóm cha mẹ kết nối với các hệ thống dịch vụ sẵn có ở
địa phương, hỗ trợ cha mẹ thực hành được các hành vi tích cực trong chăm
sóc và phát triển trẻ thơ.
- Nhóm trẻ vui chơi (0-3 tuổi): nơi tình nguyện viên tổ chức hướng dẫn
cha mẹ thực hành các hoạt động vui chơi cho trẻ nhằm khuyến khích phát
triển khả năng nhận thức và học tập của trẻ.
- Nhóm trẻ vui chơi, đọc sách (4-11 tuổi): cách tốt nhất tiếp cận được
trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa và khuyến khích trẻ cùng tham gia các hoạt
động học tập và chia sẻ. Thông qua các hoạt động chơi và đọc, nhóm trẻ vui
chơi đọc sách giúp trẻ khám phá khả năng và tự tin hơn trong tham gia và
giao tiếp xã hội.
Nhà tài trợ: đến từ Bỉ, New Zealand, Na Uy, Úc.
Như vậy có thể thấy, với 5 dự án, chương trình lớn tiến hành trong
khoảng thời gian từ 2010 - 2013, Plan đã xây dựng nội dung truyền thông khá
rõ ràng, mạch lạc, cụ thể với các nhóm công chúng trẻ em khác nhau, mục
đích dự án/chương trình khác nhau. Bằng cách xử lý này, việc hỗ trợ gây quỹ,
quyên góp tiền cho hoạt động của Plan sẽ đạt được những hiệu quả tốt.
47

2.2.1.2. World Vision


Cách tiếp cận phát triển của World Vision nhằm cải thiện an sinh cho trẻ
em, đặc biệt những em dễ bị tổn thương, và phấn đấu hỗ trợ gia đình, cộng đồng
của các em và đối tác địa phương giải quyết tận gốc nguyên nhân gây đói nghèo.
Cách tiếp cận này dựa trên các mô hình hiệu quả có tính thực tiễn đúc
kết sau các thập kỷ làm việc với người nghèo cũng như dựa trên thành công
của các tổ chức khác. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự không ngừng rút kinh
nghiệm và sự đối thoại liên tục với trẻ em và cộng đồng. Khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng và tạo dựng quan hệ với đối tác địa phương giúp
World Vision đem lại sự thay đổi lâu dài và bền vững cho trẻ em và gia đình.
Cách tiếp cận của World Vision gồm:
- Đóng góp cho an sinh của trẻ em
- Đào tạo nhân viên cộng đồng
- Làm việc hiệu quả với cộng đồng và đối tác địa phương
World Vision bắt đầu áp dụng cách tiếp cận này từ năm tài chính 2011
tại hai CTPTV mới được thành lập. Từ năm tài chính 2012, World Vision yêu
cầu tất cả các CTPTV mới phải thực hiện cách tiếp cận này và các CTPTV
đang hoạt động sẽ được thiết kế lại để lồng ghép cách tiếp cận mới
CTPTV là chương trình lồng ghép phát triển cộng đồng, thực hiện
trong khoảng thời gian 10 - 15 năm. CTPTV chú trọng đến tính bền vững, sự
tham gia và làm chủ của người dân trong các chương trình phát triển, bên
cạnh giải quyết những căn nguyên vi mô và vĩ mô của đói nghèo. Mỗi
CTPTV chủ yếu nhận nguồn tài chính từ Chương trình bảo trợ trẻ của Tầm
nhìn Thế giới và thực hiện hoạt động tại các cộng đồngnghèo trong phạm vi
hành chính của một huyện.
Các lĩnh vực ưu tiên của CTPTV:
48

- An sinh: an ninh lương thực, hỗ trợ nông nghiệp, phát triển doanh
nghiệp nhỏ, hỗ trợ kinh tế, cứu trợ và giảm nhẹ thiên tai.
- Phát triển xã hội: giáo dục, chăm sóc phát triển trẻ mầm non, y tế, hỗ
trợ người khuyết tật, bình đẳng giới, quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em.
- Sự tham gia của cộng đồng: xây dựng năng lực cho đối tác địa
phương, sự tham gia của cộng đồng và của trẻ em.
Mỗi CTPTV chủ yếu nhận nguồn tài chính từ Chương trình bảo trợ trẻ
của Tầm nhìn Thế giới và thực hiện hoạt động tại các cộng đồng nghèo trong
phạm vi hành chính của một huyện.
Các dự án đặc biệt thường được thực hiện từ 2 đến 4 năm và nhận tài
trợ từ các chính phủ, các tổ chức đa quốc gia, các công ty tư nhân, hoặc các cá
nhân. Các dự án này thường được lồng ghép vào các CTPTV, hỗ trợ cho các
hoạt động hiện tại nhưng đồng thời giải quyết một số vấn đề cụ thể, chẳng hạn
như sự biến đổi khí hậu làm tăng tính dễ tổn thương của cộng đồng.
Theo mục tiêu chiến lược quốc gia trong năm tài chính từ 2012 - 2014
của World Vision ở Việt Nam [Phụ lục 7] có thể thấy: World Vision ở Việt Nam
đang xây dựng một môi trường thu hút, phát triển và giữ chân nhân viên có năng
lực và tận tâm bằng cách: nâng cao năng lực cho nhân viên văn phòng quốc gia
và nhân viên CTPTV, đẩy mạnh văn hóa rút kinh nghiệm và theo dõi giám sát.
Về tài chính luôn luôn đa dạng hóa nguồn tài trợ, đảm bảo nguồn tài chính hiệu
quả và có trách nhiệm, phân bổ thêm ngân sách cho các ưu tiên chiến lược.
Trong quy trình làm việc của hệ thống, cần ưu tiên đến nhóm đối tượng trẻ bị tổn
thương nhất, cải thiện lồng ghép giữa giảm nhẹ thiên tai, vận động chính sách,
các chủ đề xuyên suốt, lĩnh vực tài chính quy mô với CTPTV, tăng cường quan
hệ đối tác với các cấp đảm bảo an sinh cho trẻ, thử nghiệm các mô hình thay thế
cho đô thị về thiết kế chương trình, quan hệ đối tác, nguồn tài trợ. Đối với cộng
đồng nhà tài trợ, bộ phận truyền thông cần thực hiện các hoạt động QHCC để
49

đảm bảo: Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục cho trẻ em, giảm
suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi, nâng cao năng lực cho cộng đồng và đối tác địa
phương nhằm cải thiện an sinh trẻ em, thúc đẩy quyền trẻ em, trang bị cho cộng
đồng nhằm quản lý thiên tai và khủng hoảng. Mục tiêu mang tính chiến lược là
“An sinh bền vững cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương nhất”.

Bảng 2.2: Báo cáo tài chính nguồn tài trợ World Vision Việt Nam
từ 2011- 2013

Hình 2.1. Báo cáo tài chính năm 2013 tổ chức World Vision Việt Nam
50

Theo các bản báo cáo nguồn thu của World Vision có thể thấy, nguồn
vốn tài trợ của tổ chức tăng dần theo các năm, trong đó nguồn thu chính là từ
các chương trình bảo trợ. Thông tin tài chính về các nhà tài trợ tại các quốc
gia cũng được công khai rõ ràng:

Hình 2.2. Nguồn thu từ Văn phòng tài trợ World Vision Việt Nam
năm 2013
Ông E. Daniel Selvanayagam - Trưởng đại diện World Vision ở Việt
Nam cho biết: “Nguồn tài trợ từ các chính phủ cho Tầm nhìn Thế giới ở Việt
Nam tăng 11% từ 3,8 triệu đôla Mỹ trong năm 2012 lên tới 4,67 triệu đôla Mỹ
vào năm 2013. Những nhà tài trợ gồm có Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
(AusAID), Chính phủ Na-uy, Bộ ngoại giao Phần Lan, Quỹ phát triển Bắc Âu,
Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc.”[25]
51

Trong năm tài chính 2013, World Vision đã thực hiện các hoạt động để
cải thiện an sinh cho tổng cộng 603.945 trẻ em thông qua các chương trình
phát triển tại các vùng hẻo lánh của Việt Nam.Trong đó, số trẻ em được
hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động là 207.046 em và hưởng lợi gián tiếp là
396.899 em.

Hình 2.3. CTPTV và dự án đặc biệt của World Vision năm 2013
52

Các dự án, chương trình của World Vision Việt Nam về trẻ em tập
trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, Đẩy mạnh mô hình cải thiện An sinh trẻ em: World Vision
Việt Nam tập trung vào 4 khát vọng an sinh nhằm đảm bảo mọi trẻ em đều có
cuộc sống trọn vẹn trên đất nước Việt Nam bao gồm:
Trẻ được học hành: Điểm nhấn của những can thiệp về giáo dục là có
sự hỗ trợ từ các bậc cha mẹ trong việc vận hành CLB đọc sách trong 11
CTPTV nhằm nâng cao khả năng đọc hiểu của trẻ. Bên cạnh đó, mục đích
trọng yếu là lồng ghép các chương trình giáo dục vào các lĩnh vực khác như y
tế, sự tham gia của trẻ và phát triển sinh kế. Theo định hướng năm 2013,
World Vision Việt Nam đã tạo điều kiện cho 170.000 trẻ em từ 6-18 tuổi được
tiếp cận các chương trình giáo dục được cải thiện, với 50.000 em trước tuổi đi
học được hưởng lợi từ các hoạt động chuẩn bị đến trường tại 230 trường mầm
non và 65 trung tâm chăm sóc trẻ em tại cộng đồng trên phạm vi cả nước. 100
khóa tập huấn về các phương pháp lấy trẻ làm trung tâm và phát triển các kỹ
năng ở trẻ được mở ra và tiếp cận đến 1.000 giáo viên.
Trẻ khỏe mạnh: hơn 67.000 trẻ em dưới 5 tuổi và cha mẹ các em được
hưởng lợi từ các chương trình dinh dưỡng trên cả nước. World Vision tổ chức
các buổi truyền thông thay đổi hành vi tích cực cùng tập huấn dinh dưỡng cho
các bậc cha mẹ và những can thiệp đặc biệt như Mô hình Giáo dục phục hồi
chức năng cho trẻ thông qua học và làm theo điển hình tích cực, nhằm phòng
ngừa suy dinh dưỡng và phục hồi ở những trẻ đã bị suy dinh dưỡng, giảm tỉ lệ
trung bình còi cọc của trẻ dưới 5 tuổi tại 34 CTPTV từ 34,6% xuống còn 30,2%
trong năm 2013. Ngoài ra việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các đối tác
trong lĩnh vực y tế tại địa phương giúp trẻ em và các bậc phụ huynh tiếp cận với
các dịch vụ y tế công cộng tốt hơn, nâng cấp các trang thiết bị và máy móc y tế
tại các trung tâm y tế. Đặc biệt chăm sóc trẻ bị lây nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi
53

HIV/AIDS tại nhà và công cộng ở các CTPTV có tỉ lệ nhiễm HIV cao. Các
chiến dịch thay đổi hành vi liên quan đến vấn đề HIV/AIDS giúp trẻ em và cộng
đồng mở mang kiến thức và giảm bớt hiểu lầm về căn bệnh này.
Trẻ được yêu thương và biết yêu thương mọi người: năm 2013, trẻ em
tại các CTPTV đã thắt chặt mối quan hệ với người bảo trợ thông qua trao đổi
thư, nhận quà tài trợ và học cách trân trọng cuộc sống. Hoạt động gồm: chụp
ảnh thể hiện bản thân, thi viết thư cho người bảo trợ (thu hút hơn 9.000 trẻ em
từ 17 CTPTV tham gia). Hơn 32.000 trẻ em và 16.000 người lớn từ 5 vùng
được nhận quần áo, chăm ấm, giày và áo len do World Vision Hàn Quốc và
Nhật Bản trao tặng qua chương trình Viện trợ bằng hàng hóa. Các chương
trình phát triển kỹ năng sống cho 600 CLB trẻ em.
Trẻ được quan tâm, bảo vệ và tham gia: World Vision Việt Nam mở
rộng hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cồng đồng tại Quảng Nam, Quảng Trị,
Thanh Hóa và Yên Bái. 4000 trẻ em bao gồm cả đại diện các nhóm trẻ dễ bị
tổn thương đã tham gia xây dựng kế hoạch phát triển tại 33 CTPTV, trẻ em
được tham gia đánh giá hiệu quả chương trình thông qua công cụ Tiếng nói và
Hình ảnh. WV đã biên soạn cuốn tài liệu phù hợp với trẻ bao gồm nội dung về
quyền và bổn phận của trẻ em, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kiến thức
ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các vấn đề về phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ, kiến thức vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ
rủi ro thiên tai và bình đẳng giới.
520 CLB dinh dưỡng đã đem lại cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ cơ
hội học cách cung cấp chế độ ăn hợp lý cho trẻ dưới 5 tuổi. Các CLB này hỗ
trợ người dân địa phương thay đổi hành vi nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em. Các CLB đọc sách thôn bản và thư viện thân thiện với trẻ cũng đem lại
sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên nhằm nâng cao năng lực học tập và
tối ưu hóa tiềm năng của mỗi em.
54

Thứ hai, Vấn đề cứu trợ và giảm nhẹ thiên tai:


Hoạt động vui chơi ngoài trời Ứng phó với Biến đổi khí hậu và Giảm
nhẹ thiên tai như múa, hát, đóng kịch, đố chữ, hùng biện, trình diễn dành cho
giáo viên và trẻ em lấy trẻ em làm trung tâm.
Dự án Xây dựng năng lực phục hồi qua thực hiện Quản lý rủi ro thiên
tai dựa vào cộng đồng tại Thanh Hóa, tổ chức cùng CARE quốc tế với nguồn
tài trợ từ Aktion Deutsch Hilft và World Vision Đức.
World Vision Việt Nam trong cương vị Chủ tịch Nhóm Các tổ chức
Quản lý thiên tai từ tháng 1-7/2013 đã có thêm điều kiện hỗ trợ hiệu quả việc
thực hiện Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp cũng
như thúc đẩy vận động các chính sách lồng ghép Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai -
Thích ứng với Biến đổi Khí hậu vào các chương trình phát triển.
Thứ ba, Vấn đề phòng chống mua bán người: Các hoạt đông chủ
đạo: Phòng ngừa nguy cơ bị mua bán đối với nhóm dễ bị tổn thương, hỗ trợ
nạn nhân bị mua bán, kêu gọi chính phủ hoàn thiện các chính sách phòng
chống mua bán người, tổ chức tập huấn các hoạt động truyền thông nâng cao
nhận thức cho trẻ em, cha mẹ các em và cán bộ địa phương về phòng chống
lam dụng tình dục đối với trẻ em.
Thứ tư, Phát triển hòa nhập cho người khuyết tật: Hoạt đông bao
gồm: khuyến khích người khuyết tật tham gia vào mọi hoạt động do Tầm nhìn
Thế giới tổ chức; tập huấn quyền của người khuyết tật, năng lực và vai trò của
người khuyết tật trong phát triển cộng đồng cho đối tác địa phương; tập huấn
cho giáo viên về giáo dục hòa nhập và hỗ trợ dụng cụ học tập cho trẻ em
khuyết tật; thành lập mạng lưới học sinh cùng tiến và tình nguyện viên hỗ trợ
trẻ em khuyết tật hòa nhập tại nhà trường và cộng đồng; tổ chức các buổi tập
huấn và truyền thông về phòng ngừa cơ bản nguy cơ khuyết tật cho giáo viên,
nhân viên y tế và cán bộ địa phương với chủ đề trải rộng; cung cấp các hỗ trợ
55

dựa trên nhu cầu bao gồm điều trị cho người khuyết tật tại các gia đình nghèo,
tập huấn phương pháp vật lý trị liệu cho người thân của người khuyết tật.
Thứ năm, Vấn đề nước sạch, vệ sinh và môi trường: Tập huấn Chương
trình Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ cho các đối tác tại địa phương,
tập huấn cho giáo viên về thay đổi hành vi vệ sinh có sự tham gia của trẻ em;
giám sát hỗ trợ các đối tác và giáo viên khi thực hiện hoạt động truyền thông
thay đổi hành vi nước sạch, vệ sinh và môi trường; Tập huấn các đối tác địa
phương và cộng đồng bao gồm: CTV nước sạch và vệ sinh, nhân viên y tế, thành
viên các tổ chức xã hội, trưởng thôn/bản và giáo viên về cách xây dựng nhà tiêu
hợp vệ sinh và xử lý nước cho mục đích sử dụng tại các hộ gia đình; hỗ trợ xây
dựng hệ thống cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh cho một số trường học.
Tóm lại, World Vision triển khai các chương trình, dự án dựa trên 5 vấn đề
chính liên quan đến trẻ em như đã nói ở trên.Với mục tiêu cụ thể, đối tượng cụ
thể, các chương trình cụ thể, World Vision thu hút được lượng lớn các nhà tài trợ
quan tâm, ủng hộ và tiếp tục quyên góp tiền cho các hoạt động của tổ chức.
2.2.1.3. ChildFund
Trong bối cảnh công việc của ChildFund ở Việt Nam, nhà tài trợ được
chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người đóng góp tài chính thường
xuyên thông qua hoạt động của chương trình Tài trợ Trẻ, được gọi là Nhà tài
trợ cho trẻ em. Số tiền đóng góp ấy được tạo thành Quỹ chung nhằm góp
phần cải thiện cuộc sống của trẻ em, gia đình và cộng đồng. Nhà tài trợ thuộc
nhóm này thường nhận tài trợ một trẻ em trong địa bàn ChildFund ở Việt
Nam hỗ trợ và thường xuyên trao đổi tin tức, thư từ với trẻ được tài trợ.
Nhóm tài trợ thứ hai bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủ, NGOs
nhận cung cấp tài chính cho các dự án cụ thể, được gọi là Nhà tài trợ cho dự
án. Các cá nhân đóng góp tài chính cho ChildFund ở Việt Nam mà không tài
trợ một trẻ em cụ thể nào qua chương trình Tài trợ Trẻ cũng thuộc nhóm này.
56

ChildFund ở Việt Nam tập trung vào các chương trình mà tổ chức có
thể đóng góp những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực của mình
để mang lại tác động lớn nhất đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
ChildFund ở Việt Nam thực hiện sứ mệnh của mình thông qua chương trình
Tài trợ trẻ và chương trình Phát triển cộng đồng lồng ghép, bao gồm 5 lĩnh
vực liên quan đến nhau là: Giáo dục, Y tế, Dân sinh, Nước sạch - vệ sinh môi
trường, quyền và bảo vệ trẻ em. Các hoạt động trong phạm vi các chương
trình này từ năm 2010 -2013 được điều phối chặt chẽ để đạt được kết quả cuối
cùng là tốt nhất cho trẻ em và cộng đồng.
Tài trợ Trẻ là một bộ phận cơ bản trong các phương pháp tiếp cận của
ChildFund ở Việt Nam trong phát triển cộng đồng. Chương trình Tài trợ Trẻ
là nhịp cầu giúp người dân ở các quốc gia phát triển có cơ hội giúp đỡ những
cộng đồng khó khăn trên thế giới thong qua hình thức tài trợ trẻ em tại cộng
đồng. Nguồn tài chính đóng góp từ cá nhân các nhà tài trợ được chuyển thành
quỹ chung cho các hoạt động phát triển mang lại lợi ích bền vững cho trẻ em,
gia đình và toàn thể cộng đồng.
Nhà tài trợ và trẻ cùng gia đình trẻ thường xuyên trao đổi thư từ, chia
sẻ tình cảm và những thông tin bổ ích từ hai miền đất xa nhau. Ngoài ra, nhà
tài trợ còn nhận được thông tin cập nhật về trẻ được tài trợ và các chương
trình ChildFund ở Việt Nam hỗ trợ tại cộng đồng. Nhà tài trợ cũng có thể đi
thăm trẻ tại cộng đồng. Qua những chuyến thăm này, nhà tài trợ được tận mắt
chứng kiến những đổi thay của cộng đồng từ những đóng góp của mình.
Tất cả trẻ em tham gia chương trình Tài trợ Trẻ của ChildFund ở Việt
Nam đều được bảo vệ theo các chính sách và quy trình bảo vệ trẻ em cụ thể
của ChildFund. Các chính sách này đề cập đến toàn bộ các khía cạnh trong
mối quan hệ giữa trẻ em, nhà tài trợ và nhân viên ChildFund ở Việt Nam.
57

Hàng năm, chương trình Tài trợ Trẻ của ChildFund ở Việt Nam hỗ trợ
cộng đồng tổ chức các dịp vui chơi, lễ hội cho trẻ em như ngày Quốc tế thiếu
nhi, Tết Trung thu, v.v...
Chương trình Phát triển cộng đồng lồng ghép, bao gồm 5 lĩnh vực liên
quan đến nhau là: Giáo dục, Y tế, Dân sinh, Nước sạch - vệ sinh môi trường,
quyền và bảo vệ trẻ em được thể hiện cụ thể thông qua các chương trình, dự
án như sau:
Thứ nhất, trong lĩnh vực Giáo dục, ChildFund chú trọng mạnh mẽ và
toàn diện hơn tới việc tiếp cận bình đẳng cùng với xây dựng năng lực cho địa
phương có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và tinh
thần trách nhiệm của các cơ sở giáo dục cho trẻ em thiệt thòi.
ChildFund tập trung: Thúc đẩy tiếp cận các dịch vụ giáo dục bình
đẳng; Đảm bảo chất lượng giáo dục giúp trẻ em học tập và xây dựng kỹ năng
sống; Xây dựng năng lực cho gia đình, cộng đồng và các cơ quan liên quan để
đáp ứng được nhu cầu giáo dục của trẻ em.
Các dự án giáo dục của ChildFund hướng đến 3 mục tiêu chính: Nâng
cao năng lực của giáo viên trong việc áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ
làm trọng tâm; Nâng cao kĩ năng cho các cán bộ quản lý, cải thiện công tác
quản lý giáo dục và điều kiện học tập ở các cấp, đảm bảo điều kiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị cơ bản cho trường học; Xây dựng năng lực cho phụ huynh
học sinh những vấn đề về giáo dục và sự phát triển của trẻ em.
Chương trình Tiếp cận giáo dục có chất lượng giúp trẻ em nhận thức
được quyền tiếp cận với giáo dục cơ bản có chất lượng của các em trong một
môi trường an toàn và thúc đẩy. Chương trình được thiết kế một cách tổng thể
nhằm đạt được giáo dục có chất lượng với các hợp phần liên quan đến gây
dựng tài sản cộng đồng như: đảm bảo trường học có môi trường học tập thân
thiện và thúc đẩy; đầu tư đào tạo giáo viên; và nâng cao năng lực đối tác địa
58

phương.chú trọng cung cấp trang thiết bị giáo dục cho các trường học, tập
huấn về điều hành và quản lý giáo dục. Chỉ riêng trong năm 2013, 23 trường
học đã được cung cấp trang thiết bị giảng dạy và học tập, 41 giáo viên nòng cốt
đã có thể tự tổ chức tập huấn về điều hành và quản lý giáo dục. Giáo viên các
trường tiểu học và mầm non đã được trang bị phương pháp giảng dạy lấy học
sinh làm trung tâm và phương pháp học tập thông qua trải nghiệm. Khoảng
2000 phụ huynh mầm non và lớp 1 được hướng dẫn cáchgiáo dục và chăm sóc
con cái, tham gia vào các hoạt động truyền thông và vận động chính sách.
Thứ hai, trong lĩnh vực Y tế, kế hoạch chiến lược của ChildFund ở Việt
Nam trong lĩnh vực y tế tập trung vào việc cải thiện tình trạng sức khỏe của
trẻ em, với các hoạt động can thiệp chính tập ttrung vào 4 nhóm đối tượng
đích: trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có độ tuổi từ 15 - 49, vị thành niên và đội ngũ
cán bộ y tế cơ sở. Các hoạt động can thiệp chính bao gồm: làm mẹ an toàn (kế
hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe trước và sau khi xinh, các bệnh viêm
nhiễm cơ quan sinh sản, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV); sức
khỏe và dinh dưỡng trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành niên và HIV/AIDS.
Bốn can thiệp cơ bản bao gồm: Tăng cường các dịch vụ y tế cơ sở và
khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ đó; Nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế; Tăng cường hiểu biết và thực hành các thói quen tốt cho sức
khỏe tại cộng đồng; Đảm bảo môi trường thể chế, chính sách và xã hội hỗ trợ
cho sự phát triển bền vững của chương trình y tế.
Thứ ba, về lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường: Tại nhiều vùng
ở Việt Nam, nước an toàn cho ăn uống và các công trình vệ sinh vẫn chưa phổ
biến. Để giải quyết các vấn đề về nước sạch và vệ sinh môi trường,
ChildFund đưa ra những can thiệp mang tính chiến lược: Hỗ trợ các hộ gia
đình cải thiện chất lượng nước và cấp nước; Tăng cường việc thực hành các
hành vi vệ sinh ở hộ gia đình trường học và cộng đồng; Tăng cường sự bền
vững của các tổ chức/dịch vụ tại cộng đồng.
59

Thứ tư, lĩnh vực Dân sinh, ChildFund hỗ trợ can thiệp với mục tiêu giải
quyết các vấn đề an ninh lương thực cùng với cải thiện sinh kế bền vững. Các
dự án ChildFund tập trung vào: Tập huấn cho nông dân về nhiều lĩnh vực liên
quan đến việc quản lý và thực hiện các kỹ thuật canh tác tiên tiến; Thử
nghiệm và mở rộng việc áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến; Thành lập
quỹ tiết kiệm và tín dụng do hội phụ nữ quản lý; Kiên cố hóa hệ thống kênh
mương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất tại địa phương; Nâng cao năng lực
về các vấn đề liên quan đến giảm sát, triển khai cũng như đánh giá dự án;
Nâng cao năng lực cho các cán bộ thực hiện dự án ở cấp xã, huyện về phương
pháp tiếp cận làm việc có sự tham gia cũng như các kỹ năng, phương pháp
khuyến nông.
Thứ năm là lĩnh vực Quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Mục tiêu của
Chương trình Quyền Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em là xây dựng cộng đồng an toàn
và hỗ trợ cho trẻ em, nơi các em được bảo vệ khỏi việc lạm dụng, bị bóc lột
và tai nạn thương tích, và trẻ em có thể đóng góp một cách ý nghĩa trong các
quyết định liên quan đến các em.
Dựa trên kinh nghiệm làm việc trong các vấn đề về bảo vệ trẻ em,
ChildFund Việt Nam đã phát triển ba mục tiêu chính nhắm vào các cấp từ
thôn đến cấp huyện, xã và làng xóm.
Nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và phòng chống thương tích - bao
gồm các chiến dịch vận động và thay đổi hành vi; nhiều trong số các chương
trình đó sẽ được xây dựng bởi trẻ em nhằm tăng nhận thức về quyền trẻ em
cho chính các bậc phụ huynh, giáo viên và lớn hơn là cộng đồng. Ngoài việc
nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, giảm rủi ro thiên tai và phòng chống
thương tích, các dự án sẽ tăng cường tiếng nói và khả năng tự đại diện của trẻ
em để nêu bật và giải quyết các vấn đề trong cộng đồng có ảnh hưởng đến trẻ,
60

giúp các em có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến các em và
tương lai của các em.
Tăng cường tiếng nói và khả năng tự đại diện của trẻ em - bao gồm các
hoạt động như CLB Thanh thiếu niên và CLB Phóng viên nhỏ. Những nhóm
này đem đến cho trẻ em và thanh thiếu niên cơ hội tìm hiểu các kỹ năng mới.
Trẻ em và thanh thiếu niên có thể chia sẻ các kỹ năng và quan điểm của mình
tại các sự kiện do ChildFund hỗ trợ tổ chức. Thông qua các dự án này, trẻ em
và thanh thiếu niên sẽ trở thành thành viên tích cực của cộng đồng và gia đình
đồng thời cộng đồng ngày càng có cái nhìn tôn trọng hơn với khả năng và
tiếng nói của trẻ em.
Phát triển năng lực và xây dựng sự liên kết giữa cộng đồng và chính
quyền địa phương - chương trình này sẽ giúp cộng đồng và chính quyền địa
phương nâng cao năng lực và củng cố các cơ chế hiện có để bảo vệ trẻ em
khỏi bị ngược đãi, lãng quên, bóc lột, tránh nguy cơ thương tích và các mối
nguy trong xã hội. ChildFund cũng sẽ tiến hành các hoạt động vận động với
các đối tác cấp tỉnh để gây ảnh hưởng đến việc lên kế hoạch hoạt động và
hoạch định chiến lược, nhờ đó địa phương đưa ra chính sách hỗ trợ phát triển
đầy đủ và lành mạnh cho trẻ em.
Chương trình Xây dựng Cộng đồng Vững mạnh và Tự lực hướng đến
hỗ trợ sự phát triển của trẻ em thông qua đảm bảo trẻ em và gia đình các em
có đủ sức khỏe và khả năng để trụ vững nếu thiên tai xảy ra. Chương trình
này được thiết kế trên quan điểm phát triển cộng đồng tổng thể và bao gồm
các hợp phần dự án như nước sạch và vệ sinh, y tế, dân sinh, các hoạt động
bảo vệ trẻ em, các dự án liên quan đến giảm thiểu rủi ro thiên tai và các hoạt
động khác do người dân tại cộng đồng đề xuất.
Về nguồn vốn tài trợ của ChildFund trong 3 năm từ 2011- 2013 được
thể hiện ở bảng sau:
61

Bảng 2.3. Báo cáo tài chính nguồn tài trợ của ChildFund Việt Nam
từ năm 2011 - 2013

Có thể thấy, nguồn vốn tài trợ của ChildFund trong 3 năm từ 2011 -
2013 đã có sự thay đổi theo chiều hướng tang rõ rệt. Với việc phân chia 2
mảng chương trình là Tài trợ trẻ và Phát triển cộng đồng lồng ghép,
ChildFund đã có những nguồn tài trợ cụ thể cho từng chương trình để sử dụng
trong các hoạt động của tổ chức liên quan đến trẻ em.
2.2.1.4. Đánh giá chung
Nghiên cứu hoạt động QHCC về trẻ em quan trọng nhất trong các
INGOs ở Việt Nam là Gây quỹ, quyên góp tiền cho hoạt động của tổ chức có
thể rút ra những nhận định như sau:
Về nội dung các chương trình/dự án: hầu hết các INGOs có những vấn
đề quan tâm chung liên quan đến đối tượng công chúng là trẻ em như: giáo
dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
62

Tuy nhiên cách thức triển khai các chương trình/dự án lại khác nhau và
mỗi tổ chức có một nét đặc biệt riêng. Plan và ChildFund là hai tổ chức có
nhiều hoạt động QHCC chuyên biệt về trẻ em và hai tổ chức này đều chung
một phương pháp “phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm”, đảm bảo
những lợi ích tốt nhất cho trẻ em để thực hiện Quyền và bổn phận của mình.
Plan không chia các chương trình, dự án hoạt động theo từng mảng riêng biệt
mà chú trọng đến các nhóm công chúng mục tiêu trong từng chiến dịch, từng
chương trình. Trong khi đó, ChildFund lại lựa chọn xây dựng kế hoạch các dự
án thông qua các 5 mảng Giáo dục, Y tế, Dân sinh, Nước sạch và vệ sinh môi
trường, Bảo vệ trẻ em và chia thành 4 chương trình Tiếp cận giáo dục có chất
lượng, Quyền và bảo vệ trẻ em, xây dựng cộng đồng vững mạnh và tự lực.
World Vision hoạt động QHCC trên nhiều mảng lĩnh vực và nhiều đối
tượng công chúng song vẫn rất chú trọng nhóm đối tượng công chúng là trẻ
em. Các hoạt động chính của World Vision hầu hết có liên quan đến trẻ em,
đặc biệt vấn đề cải thiện An sinh trẻ em tập trung vào 4 khát vọng: trẻ được
học hành; được khỏe mạnh, được yêu thương và biết yêu thương; được quan
tâm, bảo vệ và tham gia.
Về nguồn vốn hoạt động của tổ chức: Plan là tổ chức NGOs không
công khai thông tin tài chính hoạt động, đảm bảo nguyên tắc bảo mật. Vì vậy,
chỉ có thể biết Plan hoạt động trên hệ thống “bảo trợ trẻ em” với khoản thu
nhập chiếm 70%. Nghĩa là số tiền hoạt động của tổ chức 70% do các cá nhân,
tổ chức đóng góp cho Plan và Plan sử dụng số tiền đó cho các hoạt động. Cá
nhân/Tổ chức đóng góp sẽ được trao đổi thông tin tạo mối quan hệ giữa người
bảo trợ và trẻ được bảo trợ.
Tổ chức ChilFund Việt Nam và World Vision Việt Nam cũng có
những hoạt động nhằm gắn kết chia sẻ yêu thương giữa các nhà tài trợ với trẻ
thông qua chương trình Tài trợ trẻ (ChildFund) và Bảo trợ trẻ (World Vision).
Hai tổ chức này công khai tài chính mỗi năm theo các bản Báo cáo Tài chính.
63

2.2.2. Cung cấp thông tin cho chính phủ và công chúng
Nghị định 12/2012/NĐ-CP về việc Đăng ký và quản lý hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam quy định rõ ràng tại điều
18, chương III về trách nhiệm báo cáo của INGOs: “Định kỳ sáu tháng và
hàng năm, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người
được INGOs ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo
bằng văn bản về hoạt động tại Việt Nam gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đồng gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn hoạt
động được xác định trong Giấy đăng ký. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng
Văn phòng dự án hoặc người được INGOs ủy nhiệm làm đại diện tại Việt
Nam, có trách nhiệm báo cáo, tiến hành kiểm toán, cung cấp tài liệu hoặc
giải thích những vấn đề liên quan tới hoạt động của tổ chức, cá nhân liên
quan khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.” [49]
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Bộ Ngoại Giao; Ủy
ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; Các cơ quan có đại
diện là thành viên Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
như Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội Vụ, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Ban Tôn giáo Chính phủ và Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị
Việt Nam.
2.2.2.1. Plan
Trong lĩnh vực cung cấp thông tin cho công chúng, ở đây chú trọng vào
nhóm công chúng mục tiêu là trẻ em. Plan đã có những quy định, phương
pháp tiếp cận riêng.
Phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm (CCCD) là phương pháp
tiếp cận dựa trên quyền Tổ chức Plan ở Việt Nam, trong đó trẻ em, thanh
thiếu niên, gia đình và cộng đồng được quyền chủ động tham gia các quy
trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển. Phương pháp tiếp cận này tạo điều
64

kiện giúp cộng đồng phối hợp tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm giảm tỉ
lệ trẻ em nghèo ở Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhóm CCCD đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
xã hội dân sự ở cấp quốc gia nhằm mục tiêu đẩy mạnh quyền trẻ em và bình
đẳng giới. Quá trình hợp tác này góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ
em ở Việt Nam.
Plan phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức hoạt
động về quyền trẻ em và Mạng lưới Giới và phát triển cộng đồng vận động thay
đổi các điều luật liên quan đến quyền trẻ em và bình đẳng giới trong việc theo dõi,
báo cáo, vận động chính sách liên quan tới Công ước LHQ về Quyền trẻ em
(CRC), Công ước xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt với phụ nữ (CEDAW).
Đối tượng công chúng quan trọng nhất của Plan là trẻ em. Vì vậy, Plan đã
có những quy định nghiêm ngặt trong chính sách Bảo vệ trẻ em. Chính sách được
Plan quốc tế thông qua từ tháng 6 năm 2002. Chính sách này được áp dụng thực
hiện với các cán bộ Plan, những người cộng tác với Plan bao gồm: các tình
nguyện viên, người bảo trợ, lãnh đạo huyện, xã, các thầy cô giáo, các anh chị phụ
trách và trẻ em. Trong bộ “Các quy định về hoạt động truyền thông tổ chức Plan
tại Việt Nam” đã quy định rõ về các chương trình phỏng vấn đặc biệt liên quan
đến trẻ em hỗ trợ bởi các dự án của Tổ chức Plan tại Việt Nam: Các chương trình
phỏng vấn đặc biệt liên quan đến trẻ em được hỗ trợ từ các dự án của Tổ chức
Plan tại Việt Nam do báo chí tổ chức phải thông báo trước nội dung chương trình
cho trẻ và gia đình; Trong trường hợp báo chí tổ chức phỏng vấn trẻ, phóng viên
phải đọc và ký vào văn bản thỏa thuận “Hãy nói Có để bảo vệ trẻ em”; Trẻ được
chọn phỏng vấn có quyền đồng ý hoặc từ chối yêu cầu; Trong trường hợp trẻ chấp
nhận yêu cầu phỏng vấn, trẻ phải ký vào bản Cam kết trao quyền sử dụng hình
ảnh [18, phụ lục 2]; Bố mẹ hoặc người bảo hộ có thể trợ giúp trẻ khi phỏng vấn,
đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi; Nhân viên tổ chức Plan phải trợ giúp và hướng
dẫn trẻ trong các cuộc phỏng vấn có trẻ tham dự [18, tr.30-31]
65

Đối với Chiến dịch lớn mang tên BIAAG đang được Plan thực hiện,
Plan cũng rất chú ý đến các nhóm công chúng đích. Chương trình BIAAG
được thiết kế toàn diện với 4 hợp phần can thiệp chính gồm: Chăm sóc sức
khỏe, Vệ sinh môi trường, Phát triển trẻ thơ toàn diện và Bảo vệ trẻ em.
Hợp phần Bảo vệ trẻ em hướng tới việc bảo vệ trẻ em khỏi những rủi
ro và tác động xấu của một số phong tục truyền thống lạc hậu, đặc biệt là việc
kết hôn sớm. Rất nhiều trẻ em gái trong vùng dự án phải nghỉ học để kết hôn
sớm, nhiều nhất ở độ tuổi 15 - 16. Mặc dù kết hôn sớm là trái pháp luật và
mang lại hậu quả tồi tệ đến sự phát triển toàn diện của các em, việc này nhìn
chung vẫn diễn ra khá phổ biến và được đông đảo cộng đồng chấp nhận, đặc
biệt là đối với các dân tộc H’Mông và Dao. Các em gái buộc trở thành người
lớn, thực hiện vai trò người vợ, người mẹ khi bản thân vẫn còn là những trẻ
em cần được chăm sóc và bảo vệ.
Hợp phần Bảo vệ trẻ em được thiết kế với bốn nhóm can thiệp chính: i)
Tăng cường năng lực tự bảo vệ mình của các trẻ em gái; ii) Giảm dần độ tuổi
kết hôn của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số; iii) Hỗ trợ, can thiệp trực tiếp
đối với các trẻ em thuộc nhóm đối tượng đích (đã kết hôn hoặc có nguy cơ kết
hôn sớm); iv) Nâng cao năng lực chính quyền địa phương về bảo vệ trẻ em.
Với mục tiêu: Xây dựng nội dung một bộ tài liệu tập huấn và 1 bộ tài liệu
truyền thông có chất lượng, phù hợp với trẻ em và cộng đồng các dân tộc thiểu số
(chủ yếu là H’Mông và Dao) về Bảo vệ trẻ em gái khỏi các phong tục truyền
thống lạc hậu, đặc biệt là việc kết hôn sớm; Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ xã,
thôn tại Yên Minh và Mèo Vạc nhằm trang bị kiến thức liên quan tới vấn đề kết
hôn sớm, vai trò, trách nhiệm của cán bộ cơ sở và việc tuyên truyền vận động bà
con có nội dung về Quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em liên quan tới việc kết hôn sớm.
Tóm lược một số quy định của pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế liên quan tới
kết hôn sớm; Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc kết hôn sớm tại địa
phương; Vai trò của trẻ em gái và trẻ em trai trong việc tự bảo vệ và phát triển; Vai
66

trò của chính quyền địa phương và cán bộ cơ sở trong việc hạn chế kết hôn sớm;
Kỹ năng thuyết trình tại các cuộc họp thôn, bản về việc kết hôn sớm; Cách thức tổ
chức sự kiện truyền thông phù hợp với điều kiện cộng đồng; Tài liệu hướng dẫn
truyền thông dành cho cán bộ cơ sở có khả năng truyền thông tốt cho cộng đồng
nhằm Hướng dẫn cách thức tổ chức các hoạt động truyền thông hiệu quả tại cộng
đồng liên quan tới vấn đề kết hôn sớm nội dung Truyền thông lồng ghép tại các
cuộc họp thôn, bản; Tư vấn cá nhân/ hộ gia đình; Hội thi về kiến thức; Diễn đàn/
tọa đàm; tổ chức sự kiện truyền thông tại trung tâm xã, trường học
Plan rất chú trọng đến vấn đề sản xuất các sản phẩm truyền thông cho
phù hợp với từng nhóm đối tượng công chúng. Các tài liệu thường cố gắng
đơn giản hóa về chữ và tăng thêm về hình ảnh. Sử dụng hình ảnh là công cụ
hiệu quả nhất trong việc truyền tải thông tin về đời sống của trẻ cũng như
những đóng góp tích cực của tổ chức với cộng đồng. Plan quy định phải luôn
trung thực và tôn trọng trẻ hoặc đối tượng chụp hình. Hình ảnh phản ánh được
đời sống của trẻ và trong mỗi bức hình phải nhìn thấy cuộc sống của trẻ trở
nên tốt hơn nhờ sự hỗ trợ từ các dự án của tổ chức.

Hình 2.4. Các ấn phẩm truyền thông của Plan đều sử dụng
hình ảnh tích cực của trẻ em
67

Hình 2.5. Ấn phẩm truyền thông Plan phù hợp với


các nhóm đối tượng công chúng khác nhau
2.2.2.2. World Vision
World Vision thực sự rất quan tâm về vấn đề cung cấp thông tin cho
chính phủ và các đối tượng công chúng của mình, cụ thể được thể hiện ở
những mục sau:

Hình 2.6. Hình ảnh trẻ em sử dụng ấn phẩm truyền thông


của World Vision
68

World Vision, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các cán bộ y tế cấp xá,
huyện và các đối tác tại cộng đồng đã cùng nhau thiết lập và mở rộng thành
công mô hình CLB dinh dưỡng tại các địa bàn thuộc các CTPTV.
World Vision hợp tác với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và INGOs
khác tổ chức các diễn đàn cấp quốc gia và địa phương nhằm thúc đẩy sự tham gia
của trẻ trong việc xây dựng và sửa đổi các chính sách và điều luật.
World Vision hỗ trợ các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội vận hành tốt
mô hình Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại các tỉnh Quảng Nam và
Quảng Trị, thúc đẩy thiết lập hệ thống này tại tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa.
World Vision hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đối
tác liên quan vận động thành lập ngày Phòng chống mua bán người ở Việt
Nam thông qua việc tổ chức chiến dịch chống mua bán người thường niên.
World Vision thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Toàn Cầu
Hành động vì Giáo dục ở cấp quốc gia và cấp địa phương nhằm kêu gọi chính
phủ đào tạo và cung cấp đội ngũ giáo viên chất lượng cho các trường học.
Hơn 170 trẻ trong độ tuổi 10-16, đại diện cho trên 26 triệu trẻ em trong
cà nước, đã có cơ hội đối thoại và đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ/Ngành liên quan
thông qua diễn đàn các cấp. Diễn đàn góp phần thay đổi nhận thức của cộng
đồng xã hội và các nhà hoạch định chính sách về khả năng đóng góp và sự
tham gia của các em trong quá trình soạn thảo chính sách.
Kế hoạch hoạt động của hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng
được các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội lồng ghép vào kế hoạch bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Tỉnh. Tỉnh Quảng Nam đã thông qua kế
hoạch mở rộng hệ thống này trên địa bàn toàn tỉnh
Khoảng 1000 người tại Yên Bái đã tham gia chiến dịch và ủng hộ việc
thành lập ngày phòng chống mua bán người ở Việt Nam. Thông điệp phòng
chống mua bán người được tuyên truyền rộng rãi qua chiến dịch này.
69

Tuần lễ Toàn cầu Hành động vì Giáo dục nâng cao nhận thức của cộng
đồng về chất lượng giáo viên ở các địa phương. Do đó, thông điệp của tuần lễ,
trong đó kêu gọi Chính phủ Việt Nam đảm bảo mọi trẻ em được học giáo viên
chất lượng và biết về quyền được đi học, đã được chuyển tới các nhà hoạch
định chính sách.
Đối với nhóm công chúng trẻ em, World Vision thực sự dành sự quan
tâm đặc biệt. Các chương trình, dự án của World Vision được thực hiện cho
các nhóm đối tượng công chúng trẻ em khác nhau, bao gồm trẻ khuyết tật, trẻ
phân theo các nhóm tuổi (mầm non, tiểu học, trung học), trẻ em nông thôn, trẻ
em miền núi, trẻ em vùng thiên tai…
2.2.2.3. Child Fund
Các hoạt động QHCC của ChildFund trong năm 2010-2013 được phân
theo các chương trình phát triển cộng đồng. Với nhóm đối tượng công chúng
là người dân và trẻ em tại địa phương, là nhóm công chúng dích trong các
chiến dịch, dự án triển khai, ChildFund áp dụng các tiếp cận Vùng trong phát
triển cộng đồng. Mỗi vùng là một huyện. Để đạt được tác động tích cực tối
đa, ChildFund tại Việt Nam lựa chọn một số xã trong huyện để triển khai
tuyên truyền tới người dân được cụ thể hơn.

Hình 2.7. Các sản phẩm truyền thông của ChildFund cho các nhóm
đối tượng công chúng khác nhau
70

Dựa trên kinh nghiệm làm việc trong các vấn đề về bảo vệ trẻ em,
ChildFund Việt Nam đã phát triển ba mục tiêu chính nhắm vào các cấp từ
thôn đến cấp huyện, xã và làng xóm.
Trong hoạt động cung cấp thông tin cho chính phủ, ChildFund ở Việt
Nam đã xây dựng các mối quan hệ đối tác chặt chẽ với nhiều tổ chức địa
phương, quốc gia và quốc tế có mối quan tâm chung về trẻ em và phát triển
cộng đồng.
Tại Việt Nam, đối tác chính thức của ChildFund là UBND tỉnh và
UBND các huyện tại nơi ChildFund triển khai chương trình hỗ trợ. Đối tác
làm việc trực tiếp cùng ChildFund tại Việt Nam trong quản lý và triển khai
hoạt động là Ban điều hành và BQL dự án, Tổ dự án tại cấp huyện và Ban
triển khai dự án xã.
ChildFund ở Việt Nam cũng tích cực làm việc cùng các tổ chức Đoàn
thể địa phương như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các bên
tham gia khác tùy thuộc vào yêu cầu của từng dự án.
2.2.2.4. Đánh giá chung:
Về các nhóm công chúng: Hoạt động QHCC về trẻ em của các INGOs
ở Việt Nam như Plan, World Vision, ChildFund đều tập trung vào các nhóm
công chúng mục tiêu là Trẻ em, các bậc phụ huynh và giáo viên. Song nếu
như Plan xây dựng các chương trình quan tâm hơn đến đối tượng trẻ em gái,
trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số thì ChildFund quan tâm hơn đến nhóm
đối tượng trẻ em và đồng bào khu vực miền núi phía Bắc, cụ thể là tại 3 tỉnh
Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng. World Vision dành sự chú ý cho nhóm đối
tượng là trẻ khuyết tật, trẻ dễ bị tổn thương nhất.
Với hoạt động cung cấp thông tin cho chính phủ: Ở các INGOs hoạt
động này được gọi là vận động chính sách, nghĩa là quá trình tác động vào
những nhà hoạch định chính sách, những người ra quyết định (tuyên truyền,
71

giải thích, động viên những người nghiên cứu) để tạo ra chính sách phù hợp
hơn, minh bạch và hiệu quả hơn theo nguyện vọng chính đáng của người vận
động. Thường các tổ chức INGOs sẽ tham gia vào quá trình sửa đổi luật chăm
sóc và giáo dục trẻ em, Quyền trẻ em cho phù hợp với giai đoạn hiện tại bằng
cách phối hợp với các tổ chức chính phủ thực hiện các chương trình/dự án có
lợi cho nhóm công chúng mục tiêu.
2.2.2.5. Những phản hồi tích cực từ nhóm công chúng trẻ em
Trong bộ tài liệu giới thiệu Plan và các dự án, chương trình năm 2013,
Plan đã đăng nhiều hình ảnh, những câu chuyện, tiếng nói của công chúng.
Một số ý kiến được trích dẫn trong mục “Người thực - việc thực” của bộ tài
liệu này. Trong tài liệu dự án BIAAG tại Hà Giang trích đăng ý kiến Bà Su,
người dân địa phương tại xã Cán Chu Phìm, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
“Trước đây tôi không dám cho mấy đứa đến trường, mà bọn nó cũng chẳng
hứng thú gì học hành. Nhưng gần đây, từ khi có trường mới, bọn trẻ rất hào
hứng và đứa nào cũng đòi tự đi học hàng ngày”. Với sự hỗ trợ của Dự án,
chính quyền tại địa phương tỉnh Hà Giang đã phối hợp cùng các thầy cô giáo
chủ động xây dựng điểm trường mới với đầy đủ các trang thiết bị học tập. Các
cô giáo được tham gia các khóa tập huấn về phương pháp dạy trẻ dân tộc
thiểu số và phương pháp kỷ luật tích cực. Từ đó các em có môi trường học tập
tốt hơn và có thêm nhiều học sinh đến lớp.
Em Giang, 7 tuổi, thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên chia sẻ về chương trình Nâng cao vai trò của cha mẹ và cộng
đồng trong chăm sóc và phát triển trẻ thơ “Chúng em rất thích hoạt động của
nhóm trẻ vui chơi đọc sách. Chúng em được đọc sách, chơi các trò chơi, được
hát, múa với các bạn và các anh chị lớn tuổi hơn. Hiện nay, chúng em họp 2
lần trong một tháng nhưng chúng em đều thích được họp một tuần một lần,
thâm chí hàng ngày”
72

Chương trình cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và thực
hành vệ sinh trong trường học và cộng đồng được bà Trần Thị Oanh, người
dân làng Xuân Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình chia
sẻ cam nhận “Làng tôi có tất cả 47 hộ gia đình. Trưởng làng thường xuyên
đôn đốc việc các gia đình giữ gìn vệ sinh môi trường. Cách đây 2 tháng, nhà
tôi cũng mới đào them 1 hố vệ sinh mới thay thế cho hố cũ, để tránh ô nhiễm
môi trường và ruồi truyền nhiễm bệnh cho gia đình”
World Vision đăng tải ý kiến của trẻ em trên mục “Góc báo chí” của
website tại Việt Nam. Trong đó nổi bật là ý kiến của Khánh, cậu bé 15 tuổi, sống
cùng cô em gái 12 tuổi ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Hai an hem đều
mô côi cả cha và mẹ. Khánh chia sẻ “Chúng cháu thực sự rất vui và cảm động
khi thấu hiểu được những tình cảm, sự quan tâm của các anh chị ở CTPTV và
các thầy cô giáo. Các thầy cô và anh chị không những luôn quan tâm giúp đỡ
chúng cháu về vật chất mà còn luôn bên cạnh, lắng nghe những tâm sự, luôn
chia sẻ, ủng hộ và động viên chúng cháu. Đó là những người cháu luôn tôn
trọng, biết ơn và yêu thương như những người cha, người mẹ của mình; là người
luôn bên cạnh cháu và em gái trong những thời điểm khó khăn của cuộc đời. ”
ChildFund cũng đăng tải những ý kiến phản hồi của nhóm công chúng
trẻ em trong chuyên mục “Câu chuyện thành công” trên website ChildFund
Việt Nam. Hằng và các bạn ở thôn Khau Mạ, xã Hà Vị, tỉnh Bắc Kạn thường
tới Câu lạc bộ Trẻ em để cùng nhau tham gia các hoạt động. Hằng tự hào chia
sẻ: “Trẻ em có quyền được vui chơi, được học tập và được bảo vệ.” Em còn
nói rất rành rọt về những triệu chứng của ngộ độc thức ăn hay kỹ thuật sơ cấp
cứu đã được học qua các đợt tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích.
“Các cuộc thi do ChildFund tổ chức cho chúng em rất thu hút, đặc biệt là các
cuộc thi về luật bảo vệ trẻ em. Thông qua các cuộc thi, em đã có thêm nhiều
bạn mới, biết thêm nhiều kiến thức và phát triển kỹ năng thuyết trình của
mình nữa.” - Hằng nói.
73

2.2.3. Quảng bá hình ảnh


2.2.3.1. Plan
Plan Việt Nam đã đưa ra văn bản các quy định về hoạt động truyền
thông của tổ chức. Tài liệu do Giám đốc truyền thông thực hiện và được Giám
đốc Quốc gia phê duyệt, là cẩm nang hướng dẫn quy trình ra quyết định và
thực hiện sản xuất đối với tất cả các hoạt động truyền thông của Tổ chức Plan
ở Việt Nam.
Tài liệu quy định các điều lệ dựa trên các giá trị và chuẩn mực của tổ
chức, đảm bảo tính công khai minh bạch và hướng đến mục tiêu chiến lược
theo đúng tầm nhìn và sứ mệnh của Tổ chức.
Mục tiêu bộ phận QHCC của Plan đưa ra tài liệu này nhằm thiết lập
mạng lưới truyền thông tối ưu, thiết lập hệ thống trao đổi thông tin cân bằng
và hiệu quả, tránh việc trùng lặp khi đưa ra quyết định và chính sách, giải
thích chi tiết quá trình thực hiện các hoạt động truyền thông trong tổ chức và
quy định các loại hình truyền thông đa dạng khác nhau.
Tài liệu bao gồm 14 chương với các nội dung: Logo và cách sử dụng
logo, giao dịch điện tử, giao dịch thư tín và công văn,q uy trình nhận cuộc
gọi, phân biệt “Tổ chức Plan Việt Nam” và “Tổ chức Plan ở Việt Nam”, vật
phẩm truyền thông sử dụng logo và các thông điệp ngắn, sản phẩm truyền
thông mang nhiều thông điệp và nội dung, đối tác chịu trách nhiệm sản xuất
các sản phẩm truyền thông của tổ chức Plan, thiết kế đồ họa, tổ chức sự kiện,
thủ tục mời Giám đốc Quốc gia tham dự sự kiện, Quan hệ truyền thông,
hướng dẫn đón tiếp đoàn báo chí, truyền thông số (trang web và mạng xã hội).
Bên cạnh đó bộ tài liệu còn bao gồm 2 phụ lục: Đơn yêu cầu sản xuất sản
phẩm truyền thông và Bản cam kết trao quyền sử dụng hình ảnh.
Trước hết, để quảng bá hình ảnh của tổ chức cũng như thống nhất bộ
nhận diện thương hiệu của tổ chức, Plan đã đưa ra những quy định rõ ràng về
Logo và cách sử dụng Logo.
74

Hình 2.8. Logo tổ chức Plan

Logo của tổ chức Plan gồm hình ảnh mô phỏng một em nhỏ đang nhảy
múa dưới ánh nắng mặt trời trong khuôn hình elip. Hình ảnh Logo thể hiện ý
nghĩa sâu sắc về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nơi trẻ em được bảo vệ trong
môi trường sống lành mạnh, an toàn và quyền của các em được công nhận.
Màu xanh nước biển được coi là màu nhận diện thương hiệu của Plan.
Ngoài việc quy định về màu sắc và kích thước Logo in trên các tài liệu, Plan
còn chú trọng việc đặt logo trên các phương tiện di chuyển như ô tô, xe máy
hay tại các văn phòng của tổ chức.[18, tr. 4-6]
Việc giao dịch bằng thư điện tử cũng được Plan hết sức chú trọng,
nhằm đảm bảo sự nhất quán và chuyên nghiệp. Plan có những quy định riêng
yêu cầu các nhân viên Plan phải tuân thủ từ nội dung, màu chữ, chữ ký,logo,
lời mở đầu, lời kết thúc. Trong đó, phòng truyền thông là bộ phận cung cấp
mẫu cho nhân viên trong tổ chức.
Sản phẩm truyền thông bao gồm tất cả các dạng sản phẩm được sản xuất
với mục đích quảng bá thương hiệu và truyền tải thông điệp của tổ chức Plan tới
công chúng. Các sản phẩm truyền thông bao gồm các loại tài liệu như sách, báo,
poster, tờ rơi,.v.v. và các đoạn phim giới thiệu về tổ chức và các hoạt động của tổ
chức. Plan cũng có những quy định rõ ràng cho việc sử dụng hình ảnh và ngôn
ngữ trong các sản phẩm truyền thông, trong đó ngôn ngữ phải mang tính gắn kết,
75

lạc quan và trung thực, logo sử dụng đúng cách và đồng nhất, hình ảnh luôn thể
hiện sự “khuyến khích - lạc quan - trung thực” trong mỗi tác phẩm.
Đối với việc quảng bá hỉnh ảnh trên các phương tiện truyền thông số,
Plan nhấn mạnh “Trang web chính thức của Tổ chức Plan bao gồm các nội
dung chính sau: 1) Các chương trình và vùng dự án hoạt động của tổ chức
Plan tại Việt Nam; 2) Các bài viết/bài học điển hình/bài nghiên cứu/tin tức/bài
học thành công/điều tra sợ bộ liên quan đến chương trình của tổ chức Plan ở
Việt Nam; 3) hình ảnh và các đoạn phim ngắn giới thiệu về tổ chức.” Nhân
viên tổ chức Plan ở Việt Nam không được phép tạo tài khoản cá nhân trên
blog, mạng xã hội dưới danh nghĩa của tổ chức Plan tại Việt Nam và nghiêm
cấm sử dụng tài sản của tổ chức (ví dụ như logo hoặc ấn phẩm truyền thông)
trên blog, mạng xã hội riêng của mìn hoặc những trang tương tự.[18, tr.36]
2.2.3.2. ChildFund
ChildFund Việt Nam sử dụng website là công cụ chính để quảng bá
hình ảnh tổ chức tới công chúng. Trên website, thông tin về tổ chức, về các
hoạt động, các câu chuyện chia sẻ, các thông cáo báo chí, đội ngũ nhân sự đều
được cập nhật để thông tin tới công chúng.

Hình 2.9. Giao diện website ChildFund ở Việt Nam


76

Trong chuyên mục ChildFund Việt Nam, tổ chức đã giới thiệu rất rõ về
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, lịch sử phát triển, đội ngũ nhân sự… Bên
cạnh đó các chuyên mục khác cũng đã đưa ra được cho công chúng một bức
tranh khá toàn cảnh về tổ chức tại Việt Nam. Thông qua các tin tức, hình ảnh
cập nhật, các thông cáo báo chí, các câu chuyện chia sẻ, các ấn phẩm truyền
thông, ChildFund Việt Nam đã quảng bá tốt hình ảnh của tổ chức mình.
2.2.3.3. World Vision
World Vision khởi xướng khóa đào tạo đầu tiên dành cho cấp quản lý
CTPTV vào tháng 2 năm 2013. Hai mục đích cơ bản của khóa đào tạo là phát
triển nhân sự chủ chốt (đội ngũ quản lý kế cận) để nắm giữ vị trí quản lý
CTPTV và xây dựng nội dung chương trình phát tiển năng lực lãnh đạo cho
những người hiện đang đảm đương vai trò quản lý CTPTV. Thời hạn cho mục
tiêu này là tháng 9/2014.
Sau các khóa tập huấn, đội ngũ quản lý kế cận đã triển khai kế hoạch
hành động và báo cáo tiến độ theo từng quý, Các học viên cũng được hưỡng
dẫn tham vấn trực tuyến nhằm nâng cao sự tự tin, thay đổi cách tư duy và
phong thái tác nghiệp. Năm 2013, chương trình thực tập sinh hoàn thành khóa
thứ 5 thành công nhờ sự hỗ trợ của Tầm nhìn Thế giới Malaysia. Chương
trình gồm các hoạt động thực địa tại CTPTV đi liền với sự tham vấn, hướng
dẫ và phản hồi thường xuyên, giúp thực tập sinh làm việc một cách độc lập
với cộng đồng và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên việc quảng bá hình ảnh của tổ chức World Vision so với
ChildFund hay Plan còn hạn chế.
2.2.3.4. Đánh giá chung:
Tóm lại, với việc khảo sát các tài liệu truyền thông của INGOs tiêu
biểu hoạt động QHCC về trẻ em có thể thấy, hoạt động Quảng bá hình ảnh đối
với các tổ chức này còn khá mới mẻ, chưa được đầu tư một cách hiệu quả.
77

Plan là tổ chức có ngân sách hoạt động truyền thông độc lập, vì vậy
việc thực hiện quảng bá hình ảnh, thương hiệu so với 2 tổ chức còn lại có
phần tốt hơn, chú trọng đến nhiều tiểu tiết hơn. Trong khi đó ChildFund lại
đẩy mạnh quảng bá thông qua website còn World Vision quảng bá hình ảnh ở
Việt Nam còn mờ nhạt.
2.2.4. Giải quyết khủng hoảng
Các vấn đề liên quan đến khủng hoảng truyền thông tuy không được
nêu trực tiếp nhưng đối với từng tổ chức cũng có những cách xử lý riêng.
Theo chia sẻ của chị Thúy Quỳnh - Quản lý truyền thông của Plan ở
Việt Nam về bài học đắt giá đối với bộ phận truyền thông của Plan tại Việt
Nam. Đó là trong quá trình triển khai chương trình trong lĩnh vực Y tế, tuyên
truyền cho các bà mẹ sử dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương nấu ăn
dinh dưỡng cho con. Bên cạnh việc sử dụng cách thức truyền thông truyền
thống, Plan đã đầu tư rất nhiều chi phí cho các bộ tài liệu truyền thông. Chủ
yếu các bộ tài liệu này bằng tiếng Kinh. Khi làm việc tại Hà Giang, vì người
dân chủ yếu là thuộc dân tộc thiểu số, có cả người H’Mông và các dân tộc
khác Các sản phẩm truyền thông của Plan đã cố gắng tối giản chữ, tăng hình
ảnh, cố gắng thật gần gũi với người dân, bên cạnh đó, Plan còn tổ chức các
chương trình tham vấn để người dân đóng góp ý kiến. Họ rất thích và rất đồng
tình với bộ sản phẩm truyền thông này. Tuy nhiên, sau 1 năm, khi lên nghiệm
thu và đánh giá chương trình, tất cả các công chúng là người H’Mông đã
không làm theo vì với họ thì chỉ người H’Mông nghe người H’Mông để làm,
các bộ tài liệu có đẹp có thích mấy nhưng là hình ảnh của người Kinh hay
người dân tộc khác thì họ sẽ không làm theo. Đó thực sự là một bài học đắt
giá mà bộ phận truyền thông phải xử lý và rút kinh nghiệm. [Phụ lục 2]
Sau sự cố đó, Plan đã phải xây dựng một bộ môn nghiên cứu về sự
khác biệt văn hóa. Khi đầu làm việc tại vùng mới cần nghiên cứu rõ về đời
78

sống, tính cách, quan điểm, thói quen của bà con để làm tốt hơn. Nguyên tắc
truyền thông phải hiểu về công chúng của mình rõ rang hơn, không phải họ
nói thích là họ sẽ làm theo.
Để đề phòng cho các vấn đề về khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra
với tổ chức, Plan đã có những quy định rõ rang trong vấn đề như: Quy trình
chuẩn bị và gửi thông cáo báo chí, trong đó nhấn mạnh “Phòng truyền thông
phải kiểm duyệt nội dung thông tin và được giám đốc quốc gia phê duyệt
trước khi gửi thông cáo báo chí”; Tổ chức các sự kiện có sự tham gia của trẻ
em thì phải có CPO và Đại diện nhóm quản lý rủi ro trong thời gian trước,
trong suốt và sau sự kiện, tất cả trẻ tham gia chương trình phải ký vào Bản
cam kết trao quyền sử dụng hình ảnh và được sự đồng ý của bố mẹ hoặc
người bảo hộ trẻ.
Cũng chia sẻ về vấn đề giải quyết khủng hoảng truyền thông, chị Kiều
Trang - Quản lý truyền thông của ChildFund Việt Nam cho biết: “Giải quyết
khủng hoảng cũng có thể bao gồm hoạt động đưa thông tin, hình ảnh tới đối
tượng đích. Nguyên tắc hàng đầu trong giải quyết khủng hoảng bao giờ cũng
là cung cấp thông tin đúng và đủ, kịp thời cho đối tượng đích. Nguyên tắc này
áp dụng không chỉ cho việc giải quyết khủng hoảng truyền thông ở các tổ
chức Phi chính phủ nói riêng mà giải quyết khủng hoảng nói chung. Trong ba
năm làm việc tại ChildFund, rất may mắn chưa có một sự kiện khủng hoảng
thông tin nào xảy ra cho tổ chức, nên trong ngắn hạn các kế hoạch ứng phó,
giải quyết khủng hoảng truyền thông vẫn được đặt trong trạng thái sẵn sàng
kích hoạt khi cần thiết.”[Phụ lục 1]
2.3. Cán bộ truyền thông trong INGOs ở Việt Nam thực hiện hoạt
động QHCC
Công việc truyền thông tại INGOs khá hấp dẫn vì tại đây có môi
trường làm việc quốc tế, đa văn hoá, phong cách làm việc hiện đại, chuyên
79

nghiệp. Thêm vào đó một trong những điểm hấp dẫn nhất khi làm việc tại
NGOs đó là công việc mang tính nhân đạo nên môi trường làm việc tương đối
"lành": mọi người vui vẻ, hoà đồng, tự do cá nhân được đề cao, các cán bộ
truyền thông có thể phát triển những mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp.
Một điều không thể không đề cập đến đó là mức lương khi làm việc cho
các NGOs là khá hấp dẫn. Đối với một cán bộ truyền thông làm việc tại
INGOs ở Việt Nam thì các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
2.3.1. Xây dựng các hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh tổ chức
Qua khảo sát tại hai tổ chức là Plan Việt Nam và ChildFund Việt Nam
cho thấy, phòng truyền thông chịu trách nhiệm lên các quy định về hoạt động
truyền thông. Phòng truyền thông cung cấp mẫu logo, chữ ký cho nhân viên
khi giao dịch thư điện tử. Việc sử dụng logo và thông điệp phải được phòng
truyền thông tại CO hoặc cán bộ truyền thông tại DOS và PU phê duyệt.
Phòng truyền thông và cán bộ truyền thông có trách nhiệm tư vấn cũng như
phê duyệt các ấn phẩn truyền thông trước khi tiến hành sản xuất.
Các hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh của tổ chức có thể là
việc sản xuất in ấn các tài liệu truyền thông, tổ chức sự kiện, các buổi tiếp xúc
tuyên truyền với công chúng tại địa phương, sản xuất các thước phim, ghi lại
những câu chuyện để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các nhà hảo tâm, các
đơn vị trong và ngoài nước.
Bộ phận truyền thông của Plan chịu trách nhiệm cung cấp mẫu các loại
giấy tờ, văn bản có sử dụng logo tổ chức như giấy viết thư, danh thiếp, phong
bì cho bộ phận hành chính in ấn, đảm bảo chất lượng tài liệu, hình ảnh cũng
như sự nhất quán trong tổ chức.
Bên cạnh đó, bộ phận truyền thông còn là đơn vị kiểm duyệt, in ấn các
tài liệu truyền thông cho các dự án, chương trình hoạt động của tổ chức đồng
thời là đơn vị đầu mối cho mọi hoạt động tổ chức sự kiện tại Văn phòng Quốc
gia hay tại vùng dự án.
80

Như vậy, các cán bộ truyền thông của INGOs cần có một nền tảng
kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng để lên kế hoạch, thực hiện và quản trị các
chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh.
2.3.2. Xây dựng và quản lý các chiến lược trên các phương tiện truyền thông
Điển hình cho vấn đề quy định về quản lý chiến lược trên phương tiện
truyền thông là tổ chức Plan ở Việt Nam. Phòng truyền thông chịu trách
nhiệm quản lý tất cả các hoạt động truyền thông của tổ chức bao gồm Văn
phòng Quốc gia, Văn phòng miền (DOS) và văn phòng vùng dự án (PU)
Đối với Văn phòng Quốc gia, phòng truyền thông đảm nhiệm tất cả các
hoạt động truyền thông. Đối với văn phòng vùng sự án, cán bộ truyền thông
vùng là đầu mối đối với các hoạt động tương tự.
Qua khảo sát cho thấy, các chương trình, chiến dịch của Plan đều được
đăng tải trên các trang báo mạng, báo giấy có lượng độc giả lớn như: Nhân
dân, Tiền Phong, VietnamPlus, Vietnamnet… Bên cạnh đó, các trang báo giấy
địa phương và báo mạng điện tử tại địa phương cũng thường xuyên đăng tải
các thông tin liên quan đến dự án triển khai của Plan tại địa phương. Điển
hình như các trang báo KonTum và Hà Giang.
Tổ chức Plan ở Việt Nam không chính thức có trang tin điện tử hay
trang mạng xã hội. Vì vậy, nếu trực tiếp muốn tìm hiểu thêm các thông tin về
tổ chức, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu trên các trang báo giấy, đến trực tiếp tại
văn phòng xin cung cấp các tài liệu in ấn. Các sản phẩm truyền thông chủ yếu
của Plan là các ấn phẩm mang nhiều thông điệp và nội dung bao gồm: sách
báo, Poster, tờ rơi, tờ gấp… và các đoạn phim giới thiệu về tổ chức và hoạt
động của tổ chức. Plan quy định về việc sử dụng ngôn ngữ trong các sản
phẩm truyền thông: “Theo quy định của Tổ chức Plan, việc sử dụng ngôn ngữ
trong công tác truyền thông phải đảm bảo yếu tố gắn kết, lạc quan và trung
thực.” và cần tránh “Không sử dụng cụm từ hay những từ mang ý nghĩa ban
81

phát; không sử dụng các từ mang tính chất phân biệt, kỳ thị; không được
quyền đối xử với trẻ em, gia đình và cộng đồng nơi Tổ chức Plab đang hoạt
động như một dạng tài sản của tổ chức. Bên cạnh đó, tránh sử dụng các cụm
từ nhạy cảm như trẻ em Plan, trẻ em của tổ chức Plan, cộng đồng Plan, cộng
đồng của Tổ chức Plan; không sử dụng các từ ngữ mang tính chất thương
hại; không bi kịch hóa hoàn cảnh của nạn nhân.” [18, tr.16-18]
Plan có những hướng dẫn cụ thể về quy trình thủ tục sản xuất các sản
phẩm truyền thông bao gồm cả sản phẩm in ấn, hình ảnh và phim tư liệu.
Đối với tổ chức ChildFund tại Việt Nam, việc xây dựng và quản lý các
chiến lược được khai thác mạnh mẽ thông qua website của tổ chức. Tin tức
hoạt động, các dự án, chương trình hay những câu, hình ảnh liên quan đến trẻ
em đều được cập nhật thường xuyên trên trang website của tổ chức.
Chính việc cập nhật thông tin thường xuyên lên website đã giúp việc
tìm hiểu về tổ chức của tác giả được dễ dàng hơn. ChildFund cũng sử dụng
các ấn phẩm truyền thông khác nhau cho các nhóm công chúng khác nhau.
Đối với nhóm công chúng là giáo viên, cán bộ các cấp xã, huyện, tài liệu
nhiều chữ hơn, được trình bày khoa học và hệ thống; đối với nhóm công
chúng là trẻ em, nguồn tài liệu được sử dụng nhiều hình ảnh, màu sắc hơn,
ngôn từ dễ hiểu hơn để trẻ tiếp cận được dễ dàng hơn.
World Vision cập nhật website không thường xuyên để quản lý các
hoạt động QHCC, chủ yếu sử dụng các profile, brochure mang màu sắc và
logo riêng của tổ chức để báo cáo về hoạt động của tổ chức. Những hình ảnh
chân thật và những câu chuyện có thật được tổ chức đan xen trong các báo
cáo cũng là một cách thức để thể hiện thành quả tổ chức đã đạt được.
Hầu hết các INGOs ở Việt Nam không sử dụng mạng xã hội (facebook,
tiwtter, youtube…) như trang tin của tổ chức mình trong khi đó hình thức này
lại được áp dụng nhiều trên các quốc gia khác.
82

Cán bộ truyền thông phải là người biết tư duy, nhận thức được những
diễn biễn xung quanh và ảnh hưởng thông điệp của mình đưa ra với công
chúng. Theo chị Kiều Trang - Quản lý truyền thông tại ChildFund chia sẻ:
“Cần phải tạo cho mình thói quen tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, thường
là rất sẵn như internet, sách báo, nghiên cứu… nhưng nhất thiết thông tin
phải được kiểm chứng từ các nguồn tin cậy trước khi sử dụng”.
2.3.3. Duy trì quan hệ với báo chí
Đây là công việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa tổ chức với giới
truyền thông nhằm truyền tải thông điệp của tổ chức tới đông đảo công chúng
thông qua phương tiện truyền thông. Mối quan hệ này có thể nằm ở trung tâm
của một loạt các hoạt động như xử lý khủng hoảng, quan hệ cộng đồng, tổ
chức sự kiện…
Đối với các INGOs, việc cán bộ truyền thông tạo dựng và duy trì mối
quan hệ tốt với các phóng viên báo chí là rất cần thiết, đặc biệt giúp thúc đẩy
tốt cho các hoat động QHCC của tổ chức như gây quỹ tài trợ, quảng bá hình
ảnh, cung cấp thông tin cho công chúng và giải quyết khủng hoảng.
Các cán bộ truyền thông trong INGOs coi mối quan hệ với báo chí là
mối quan hệ hai chiều, đôi bên cùng có lợi. Một mặt, mối quan hệ này giúp
các nhà báo có nguồn tin để đăng tải, mặt khác giúp INGOs quảng bá hình
ảnh và có cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề, sự kiện, những thay đổi đang
diễn ra từng ngày từng giờ để sớm đưa ra được những ý tưởng, chiến lược
mới phù hợp hơn.
Lấy ví dụ khảo sát từ Plan Việt Nam, trong hoạt động phỏng vấn,
Trong trường hợp nhận được yêu cầu phỏng vấn từ phóng viên hoặc báo chí,
người có quyền đại diện thay mặt Tổ chức Plan tại Việt Nam trả lời theo thứ
tự ưu tiên: đối với văn phòng quốc gia là Giám đốc quốc gia, giám đốc
chương trình, giám đốc các phòng ban, quản lý cấp cao; đối với văn phòng
vùng dự án là giám đốc vùng, giám đốc văn phòng vùng dự án, cấp quản lý.
83

Trong trường hợp nội dung phỏng vấn không liên quan đến chương
trình/dự án/hoạt động/vùng dự án do Tổ chức Plan tại Việt Nam đang triển
khai, đại diện Plan có thể trực tiếp từ chối phỏng vấn. Trong trường hợp nhận
được yêu cầu phỏng vấn từ phóng viên hoặc báo chí liên quan đến những hoạt
động, chương trình của tổ chức Plan, phòng truyền thông có trách nhiệm báo
cáo với Giám đốc quốc gia hoặc Giám đốc chương trình phụ trách để phản
hồi yêu cầu báo chí kịp thời.
Trong trường hợp Giám đốc Quốc gia đồng ý phỏng vấn, phòng truyền
thông có trách nhiệm sắp xếp lịch phỏng vấn.
Phòng truyền thông có nghĩa vụ phối hợp làm việc với Giám đốc
chương trình hơạc trưởng các bộ phận có liên quan chuẩn bị các tài liệu, số
liệu cần thiết cho cuộc phỏng vấn. Đối với Văn phòng vùng dự án, yêu cầu
phỏng vấn phải gửi đến Cán bộ truyền thông tại văn phòng Vùng.
Trong quy trình chuẩn bị và gửi thông cáo báo chí: phòng truyền thông
chịu trách nhiệm soạn thảo, chỉnh sửa và gửi thông cáo báo chí cho giới
truyền thông.
Đối với báo chí địa phương tại các Văn phòng vùng dự án, Cán bộ
truyền thông tại mỗi văn phòng vùng chịu trách nhiệm soạn thảo và gửi thông
cáo báo chí chỉ sau khi được sự phê duyệt của giám đốc khu vực.
Đối với vấn đề thư mời báo chí - là thư gửi từ tổ chức Plan tại Việt
Nam tới các phóng viên hoặc nhà báo mời tham dự đưa tin về những hoạt
động, chương trình tổ chức Plan đang triển khai tại Việt Nam. Thư mời báo
chí tù các phòng ban tại văn phòng vùng dự án phải thông qua phòng truyền
thông và được sự phê duyệt của Giám đốc truyền thông. Đối với văn phòng
vùng dự án, Cán bộ truyền thông vùng gửi thư mời đến báo chí sau khi được
Giám đốc khu vực phê duyệt. Trong trường hợp cần mời báo chí đưa tin về
những chương trình chủ đạo của Tổ chức Plan tại Việt nam, các quản lý có
84

nhu cầu phải thông báo và trao đổi với đại diện Phòng truyền thông ít nhất 1
tuần trước sự kiện. Phòng truyền thông chịu trách nhiệm soạn thư mời báo chí
và gửi thư mời đến các phóng viên nhà báo.
Tổ chức Plan tại Việt Nam chấp nhận việc chi trả cho đoàn báo chí đưa
tin sự kiện theo quy định tài chính bao gồm phóng viên, chuyên gia quay phim,
chụp ảnh. v.v. Trong trường hợp mời báo chí đếnn đưa tin tại một địa điểm cùng
sự án, Plan sẽ chi trả chi phí ăn ở, đi lại và công tác phí cho các phóng viên, nhà
báo theo chế độ công tác của nhân viên Plan Việt Nam. [18, tr.29 - 32]
2.3.4. Đại diện phát ngôn của tổ chức
Cán bộ truyền thông có thể được lựa chọn là đại diện phát ngôn của tổ
chức trong các trường hợp như: Phát biểu trong sự kiện, họp báo; trả lời
phỏng vấn báo chí, giới thiệu về tổ chức, hoặc thuyết trình về một chiến lược,
kế hoạch với đối tác hoặc với công chúng.v.v.
Trong bất kỳ trường hợp nào thì người làm truyền thông cho INGOs
phài thực sự nhuần nhuyễn kỹ năng thuyết trình, đàm phán và kỹ năng trả lời
phỏng vấn. Trong bất cứ trường hợp nào, người làm truyền thông phải thực sự
tự tin, đủ năng lực để xử lý bởi phát biểu gì và phát biểu như thế nào sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng.
Plan quy định khá rõ ràng trong các trường hợp nhận được yêu cầu
phỏng vấn từ phóng viên hoặc báo chí, người có quyền đại diện thay mặt Tổ
chức Plan ở Việt Nam trả lời là:
Đối với Văn phòng quốc gia (theo thứ tự ưu tiên):
Giám đốc Quốc gia
Giám đốc Chương trình
Giám đốc các phòng/ban
Quản lý cấp cao (CMT)
Đối với Văn phòng vùng dự án (theo thứ tự ưu tiên):
85

Giám đốc vùng (AM)


Giám đốc Văn phòng Vùng dự án (PUM)
Cấp quản lý
2.3.5. Thiết lập và duy trì quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền
Đây là nhiệm vụ mà bộ phận truyền thông các tổ chức INGOs tại Việt
Nam thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo duy trì các hoạt động của tổ
chức tại Quốc gia và các địa phương, góp phần nâng cao hoặc thay đổi các
chính sách, hoạt động của chính phủ.
Với bối cảnh hiện tại của đất nước, khi mà luật pháp vẫn còn nhiều
khiếm khuyết, cán bộ còn thiếu chuyên nghiệp, điều này cần được đề cao.
Mối quan hệ này giúp cho hai bên thực sự hiểu nhau, đặc biệt là khi luật pháp
và các quy định chưa thể bao quát và điều chỉnh được tất cả các hành vi cũng
như tất cả các ngóc ngách của hoạt động xã hội. Nhờ mối quan hệ này, những
người làm công tác QHCC trong NGOs có cơ hội chỉ ra những khiếm khuyết
của chính sách qua quá trình thực thi. Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
có điều kiện kiểm tra, giám sát và đề xuất để kịp thời điều chỉnh những lỗ
hổng để công tác QHCC trong INGOs ở Việt Nam được hiệu quả hơn
INGOs ở Việt Nam làm việc trong mối quan hệ đối tác lâu dài với cộng
đồng địa phương và đối tác trên những địa bàn xác định. ChildFund và đối tác
chính quyền cùng nhau xây dựng kế hoạch, triển khai và học hỏi từ các
chương trình nhằm tìm kiếm và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ
em. Điều này có nghĩa rằng trẻ em là những đối tượng hưởng lợi (trực tiếp
hoặc gián tiếp) của tất cả các chương trình hỗ trợ.
Việc duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền được thực
hiện thường xuyên tại các vùng dự án của tổ chức, do cán bộ truyền thông tại
các vùng dự án đảm nhận. Ngoài ra, cán bộ truyền thông tại văn phòng quốc
gia thực hiện việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan chính
86

quyền khi chuẩn bị triển khai dự án, chương trình mới tại địa bàn, tổ chức các
sự kiện cho chương trình/dự án và tổng kết các giai đoạn, quá trình hoạt động
chương trình/dự án tại địa phương.
Đối với chính quyền cấp quốc gia, cán bộ truyền thông cần duy trì mối
quan hệ để thực hiện nhiệm vụ vận động chính sách và thông tin cho chính phủ.
Mối quan hệ của cán bộ truyền thông thường liên quan đến các vấn đề
trong hoạt động QHCC. Với các đơn vị chính quyền cấp quốc gia thường: Bộ
Lao động - Thương bình và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Tài
Nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông… tại vùng dự án như:
Sở Tài Nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
UBND, Hội Phụ nữ tỉnh; Hội Chữ thập đỏ tỉnh…
Công việc của người làm truyền thông cho INGOs chịu ảnh hưởng và
chi phối của pháp luật. Vì vậy, họ cần phải thực sự có kiến thức về pháp luật
và hiểu được tầm ảnh hưởng của pháp luật đối với hoạt động QHCC.

Tiểu kết chương 2


Như vậy trong chương 2, bằng những khảo sát thực tế từ ba tổ chức
đại diện INGOs tại Việt Nam, tác giả đã có được những thông tin chi tiết về
mô hình hoạt động bộ phận truyền thông trong INGOs ở Việt Nam; các hoạt
động quan hệ công chúng về trẻ em bao gồm: gây quỹ, quyên góp tiền tài trợ
cho hoạt động của tổ chức; cung cấp thông tin cho chính phủ và công chúng;
quảng bá hình ảnh; giải quyết khủng hoảng. Bên cạnh đó, tác giả còn khảo
sát thực trạng nhiệm vụ của bộ phận truyền thông nói chung và các cán bộ
truyền thông nói riêng trong INGOs ở Việt Nam. Những nghiên cứu này dựa
trên cơ sở lý luận ở chương 1 và sẽ là nguồn tư liệu quan trọng cho tác giả
đưa ra được những đánh giá ở chương 3.
87

CHƯƠNG 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QHCC VỀ TRẺ EM CỦA INGOs Ở VIỆT NAM

3.1. Những vấn đề đặt ra về các hoạt động QHCC về trẻ em của INGOs ở
Việt Nam
3.1.1. Về cơ cấu tổ chức bộ phận truyền thông
Qua khảo sát bộ phận truyền thông của các INGOs tiêu biểu ở Việt Nam
có thể thấy hiện các tổ chức không chú trọng nhiếu về số lượng thành viên trong
bộ phận, các tổ chức chỉ duy trì từ một đến ba cán bộ truyền thông tại văn phòng
Quốc gia và một cán bộ truyền thông kiêm nhiệm tại vùng dự án.
Theo đánh giá của chị Thu Quỳnh - Giám đốc truyền thông Plan tại
Việt Nam: “Bộ phận truyền thông trong NGOs là vô cùng quan trọng trong
NGOs, tuy nhiên về cơ cấu thế nào là hợp lý còn phụ thuộc vào điều kiện và
quy mô của từng tổ chức. Đối với tổ chức Plan ở Việt Nam, thời điểm mình
bắt đầu làm việc bộ phận truyền thông chỉ có 1 người và các hoạt động
QHCC chỉ chú trọng truyền thông nội bộ thì đến nay, bộ phận truyền thông
đã lên đến 3 người. Trong khi xã hội tính cạnh tranh càng ngày càng cao,
nguồn lực ngày càng ít đi thì việc cơ cấu tổ chức bộ phận truyền thông tăng
lên là tín hiệu đáng mừng. Điều đó khẳng định, hoạt động QHCC đang được
chú trọng hơn và kết quả đạt được cũng đang ngày một tốt hơn.”
Chung quan điểm với chị Quỳnh, Chị Kiều Trang - Quản lý truyền
thông ChildFund Việt Nam cho rằng “Bộ phận truyền thông cho NGOs thì
chắc chắn phải có bởi những đặc điểm đặc thù của hoạt động truyền thông.
Tùy vào mô hình và phạm vi công việc của tổ chức, bộ phận truyền thông có
thể có từ một đến rất nhiều nhân viên. Như ở ChildFund Việt Nam, ngoài vị
trí quản lý chịu trách nhiệm và điều phối các hoạt động truyền thông còn các
88

vị trí của chuyên viên và trợ lý. Mỗi người phụ trách một mảng công việc liên
quan đến các dự án và hoạt động truyền thông nội bộ”.
Có thể thấy các bộ phận truyền thông trong NGOs rất chủ động trong
công việc của mình và hầu như không có nhiều khó khăn bởi bên cạnh bộ
phận truyền thông còn có sự trợ giúp của các bộ phận khác hỗ trợ để hoạt
động truyền thông đạt hiệu quả như: Bộ phận chương trình, bộ phận Quan hệ
nhà tài trợ hay các Văn phòng vùng dự án.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đối với các INGOs tại Việt Nam là số
lượng nhân sự trong các tổ chức không cố định, có thay đổi theo thời gian
hoặc theo từng dự án, chương trình. Vì vậy, để quản lý và nâng cao chất
lượng hoạt động truyền thông chuyên nghiệp cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
3.1.2. Về các hoạt động QHCC
Với bốn hoạt động chính theo như phân tích thực trạng trong chương 2
bao gồm: Gây quỹ, quyên góp tiền tài trợ cho hoạt động của tổ chức; cung cấp
thông tin cho chính phủ và công chúng; Quảng bá hình ảnh và giải quyết
khủng hoảng, các INGOs ở Việt Nam đều thực hiện hết.
Chị Kiều Trang cho biết: “Các hoạt động truyền thông của 1 NGOs
như ChildFund bao gồm các mảng chính như: truyền thông thay đổi hành vi,
truyền thông vận động chính sách (diễn đàn, báo chí…), truyền thông hướng
đến nhà tài trợ và truyền thông nội bộ”
Có thể về tên gọi các mảng hoạt động này khác nhau song về bản chất
là như nhau. Ví dụ như nếu tại Plan các hoạt động mang tính chất quản trị
thương hiệu (Branding) chính là hoạt động Quảng bá hình ảnh mà tác giả đưa
ra, hoạt động truyền thông vận động chính sách của ChildFund chính là hoạt
động cung cấp thông tin cho chính phủ…
Chị Thu Quỳnh cho biết thêm: “Bản chất công việc truyền thông trong
các NGOs là giống nhau nhưng với cách thức vận động tài trợ và các sản
89

phẩm truyền thông đa dạng khác nhau thì cách thức nào tiếp cận gần gũi với
công chúng hơn, hấp dẫn hơn sẽ thu về được nguồn vốn tài trợ lớn hơn và
chắc chắn hoạt động QHCC của tổ chức đó là thành công hơn.”
Trong các hoạt động QHCC về trẻ em của các INGOs ở Việt Nam, hoạt
động Gây quỹ, quyên góp tiền tài trợ là hoạt động quan trọng nhất để duy trì
được nguồn vốn cho mọi hoạt động của tổ chức. Ở Việt Nam, tuy các INGOs
không trực tiếp đi gây quỹ mà chỉ làm công tác vận động tài trợ, hỗ trợ gây
quỹ. Nói theo chị Quỳnh là “Nếu như các doanh nghiệp sử dụng các chiến
dịch truyền thông nhằm mục đích bán sản phẩm cho khách hàng thì ở NGOs
công việc PR nói nôm na là hỗ trợ bộ phận gây quỹ thông qua những hìn ảnh,
thước phim, công cụ trực quan… để giúp các nhà tài trợ cảm động trước
những câu chuyện, con người, mảnh đời gặp khó khăn và quyên góp tiền về
cho tổ chức.” Các chương trình, dự án được xây dựng các kế hoạch truyền
thông rõ ràng, cụ thể với mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi, nguồn vốn tài
trợ giúp công chúng có thể hiểu rõ hơn các hoạt động đó. Ngoài ra các câu
chuyện, nhân vật, mảnh đời được đề cập thông qua các thước phim, hình ảnh
trên các phương tiện truyền thông cũng giúp cho các nhà tài trợ quan tâm có
thể tiếp tục đóng góp tài trợ cho các dự án, các nhân vật.
Các hoạt động khác như Quảng bá hình ảnh, Cung cấp thông tin cho
Chính phủ và công chúng, giải quyết khủng hoảng đều được các tổ chức
INGOs tác giả khảo sát thực hiện song để đánh giá được hiểu quả truyền
thông thế nào thì chưa có được những con số cụ thể bởi thời gian khảo sát tác
giả gặp phải các vấn để như bảo mật thông tin của các tổ chức, thời gian tiếp
cận đội ngũ cán bộ truyền thông ngắn do các chương trình, dự án tại các vùng
miền nhiều…
Tuy nhiên, do điều kiện khuôn khổ luận văn này chưa đề cập đến,
xong có hai mảng hoạt động QHCC về trẻ em cũng vô cùng hấp dẫn đối với
90

các INGOs tại Việt Nam đó là hoạt động Quan hệ đối tác và Vận động chính
sách. Hai mảng hoạt động này cần tách riêng, độc lập để phân tích sẽ mang lại
nhiều kết quả định lượng và định tính hay hơn.
3.1.3. Về đội ngũ cán bộ truyền thông
Đội ngũ cán bộ truyền thông làm việc trong INGOs ở Việt Nam phải
đảm bảo được rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cả về chuyên môn, sức khỏe,
vốn ngoại ngữ. Dù trình độ chuyên môn rất giỏi, nhưng ngoại ngữ không tốt
cũng không đủ điều kiện làm việc tại NGOs. Sau những lần tiếp xúc với các
cán bộ truyền thông tại INGOs ở Việt Nam, tác giả nhận thấy đối với nhân
viên của NGOs, bạn phải nhanh chóng học cách làm việc khoa học. Bạn phải
là người năng động sáng tạo và linh hoạt, khi nào cần, bạn cũng có thể hoàn
thành công việc. Bạn phải học các kỹ năng quản lý thời gian, xử lý email,
đương đầu với stress do các deadline mang tới.
Hình ảnh của một cán bộ truyền thông trong NGOs là hình ảnh năng
động với lịch làm việc dày đặc; gặp gỡ, tiếp xúc với rất nhiều người thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau,hầu hết bắt đầu bằng những cái bắt tay thân thiện và
kết thúc trong sự hiểu biết.
Ngoại ngữ, chuyên môn và kinh nghiệm là ba vấn đề quan trọng nhất
đối với một cán bộ truyền thông trong NGOs. Đặc biệt với INGOs nước
ngoài, yếu tố đầu tiên bạn phải có, đó là ngoại ngữ. Hầu hết các vị trí đều đòi
hỏi trình độ ngoại ngữ thành thạo cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Theo Ths Trần Ngọc Thịnh chia sẻ, “NGOs đòi hỏi kinh nghiệm là
chính, bằng cấp là phụ, do vậy các bạn sinh viên mới ra trường thường rất
khó kiếm được vị trí chính thức ngay, nhưng kiếm được một vị trí thực tập
sinh hay tình nguyện viên để khẳng định mình và được giữ lại là con đường
mà tôi đã đi. Đôi khi các bạn cũng phải liều lĩnh một tí, đó là lời khuyên của
tôi..Bạn sẽ phải đi công tác nhiều và rất bận rộn với các dự án, do vậy nếu
91

bạn đã lập gia đình thì chắc chắn chồng hoặc vợ bạn phải hiểu và thông cảm
với công việc của bạn. Theo kinh nghiệm của tôi, phụ nữ nên làm cho NGOs
khi chưa lập gia đình, còn NGOs có vẻ phù hợp cho nam giới hơn, vì khá vất
vả và phải đi nhiều” [40]
Các dự án của Plan, ChidFund hay WorldVision thường thực hiện trên
các vùng miền khác nhau từ Bắc đến miền Trung Tây Nguyên. Dù có hoạt
động tại Văn phòng Quốc gia nhưng các cán bộ truyền thông vẫn phải tham
gia các chương trình mang tính chất hỗ trợ văn phòng vùng dự án để tổ chức
sự kiện hay làm phim, thu thập hình ảnh, lấy ý kiến trẻ em và người dân. Vì
vậy, đội ngũ cán bộ truyền thông phải thực sự năng động và sẵn sàng với các
chuyến công tác dài ngày. Theo khảo sát, số lượng cán bộ truyền thông là nữ
tại ba tổ chức NGOs trên là 7/9 người, trong đó có 4/7 nữ giới đã lập gia đình
và có con. Như vậy có thể thấy sự hi sinh của các cán bộ truyền thông để theo
đuổi đam mê là rất lớn.
Ngoài ra, các kỹ năng chuyên môn vô cùng cần thiết để giúp cán bộ
truyền thông thực hiện tốt hoạt động quan trọng này, cán truyền thông rất cần
nâng cao kỹ năng viết cho PR và các kỹ năng báo chí khác; kỹ năng thuyết
trình; kỹ năng đàm phán, thương lượng và kỹ năng trả lời phỏng vấn…
Thêm vào nữa, đối với cán bộ truyền thông làm việc trong các vấn đề
liên quan đến trẻ em lại cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng đặc
biệt hơn, theo TS. Nguyễn Ngọc Oanh [17, tr. 49-58] đó là:
Thứ nhất, kỹ năng giao tiếp với trẻ em: là một trong những kỹ năng
quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình thu thập thông tin từ
trẻ em. Giao tiếp để thu thập thông tin từ các em và đưa ra thông tin phản hồi
tới các em.
Thứ hai, kỹ năng phỏng vấn trẻ em: là kỹ năng nhằm thu thập và khai
thác thông tin, sự thực các ý tưởng, ý kiến của các em; các thông tin đó có
92

liên quan đến con người, địa điểm, sự kiện, vấn đề từ chính lời nói của các
em. Việc phỏng vấn sẽ tạo được sự tin cậy và tính xác thực cho các thông tin
thu thập được, gây được sự quan tâm, chú ý của chính các em
Thứ ba, kỹ năng thể hiện tác phẩm: nghĩa là việc sử dụng đúng, thành
thạo và chính xác các thuật ngữ về trẻ em trên báo chí, truyền thông. Bởi việc
thể hiện chuẩn mực về ngôn ngữ, văn phong, diễn tả sẽ giúp chính đối tượng
công chúng trẻ em và các nhóm công chúng khác quan tâm và thực hiện theoo
các tài liệu truyền thông của tổ chức.
3.2. Khuyến nghị nâng cao chất lượng hoạt động QHCC về trẻ em của
INGOs ở Việt Nam
3.2.1. Sự cần thiết phải có bộ phận truyền thông trong NGOs
Truyền thông nói chung và truyền thông trong NGOs nói riêng đang
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Việc tổ chức
một bộ phận truyền thông điều tất yếu của INGOs ở Việt Nam hiện nay. Tuy
nhiên việc tổ chức cơ cấu và triển khai các hoạt động như thế nào cho hợp lý
còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Dù quy mô cùa tổ chức là lớn hay nhỏ, sự phụ thuộc vào các bộ phận
khác trong tổ chức là có hay không thì sự tách biệt rõ ràng bộ phận truyền
thông của tổ chức INGOs ở Việt Nam là hoàn toàn cần thiết. Truyền thông
trong NGOs cần có sự tương tác đa chiều, xuyên suốt cả trong và ngoài tổ
chức. Bộ phận này cũng nên có sự rõ ràng trong các nhóm công việc: gây quỹ
quyên góp tiền cho hoạt động của tổ chức, cung cấp thông tin cho chính phủ
và công chúng, quảng bá hình ảnh và xử lý khủng hoảng.
Bộ phận truyền thông dù độc lập song vẫn rất cần đến sự tương tác,
qua lại hỗ trợ lẫn nhau với các phòng ban như bộ phận Chương trình, Quan hệ
nhà tài trợ hay Nhân sự hành chính. Có sự tương tác, hỗ trợ thì các hoạt động
mới thực sự đạt được kết quả cao.
93

Một vấn đề nữa cần lưu ý là vai trò của người lãnh đạo bộ phận trong
NGOs. Người lãnh đạo ngoài việc có mối liên hệ trực tiếp đối với Ban giám
đốc điều hành công ty cần phải có vị thế, có tiếng nói nhất định đóng góp vào
chiến lược phát triển của công ty.
3.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản để hoạt động QHCC trong NGOs hiệu quả
Thường đối với một hoạt động QHCC cần phải tiến hành qua các bước
cơ bản sau: nghiên cứu, hành động và kế hoạch, truyền thông, đánh giá.
Mô hình hoạt động được diễn tả như sau:
R-A-C-E
(Research - Action - Communication - Evaluation)
Nghiên cứu (Research) đặt những câu hỏi: “Chúng ta muốn biết điều gì?
Chúng ta đã biết những gì? Những gì chúng ta chưa biết? Vấn đề gì đang xảy ra?
Tại sao? Nó có ảnh hưởng với chúng ta như thế nào? Việc nghiên cứu cực kỳ
quan trọng trong việc quyết định hoạt động QHCC có được đánh giá là chuyên
nghiệp hay không. Nghiên cứu không chỉ phải thực hiện ở bước khởi đầu mà
còn phải thực hiện liên tục trong và sau mỗi một chương trình QHCC cụ thể.
Các phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu tại bàn,
nghiên cứu phản hồi, giám sát thông tin, nghiên cứu định lượng (khảo sát),
nghiên cứu định tính.
Hành động (Action) đưa ra những kế hoạch tốt nhất để thực hiện
chương trình. Có các kế hoạch tổng thể, kế hoạch tạm thời, kế hoạch dự
phòng, kế hoạch khẩn cấp. Bước này xác định mục đích thương mại của
chương trình, đối tượng mục tiêu, mục tiêu truyền thông, chiến lược truyền
thông, chương trình truyền thông, thời gian, ngân sách, nguồn lực…
Bước Truyền thông (Communication) là truyền thông với công chúng
để tăng cường sự hiểu biết và chấp thuận, lựa chọn các kênh truyền thông để
truyền tải thông điệp đến công chúng. Ở đây mô hình truyền thông được chú
94

trọng: Nguồn - Thông điệp - Kênh truyền - Người nhận. Ở đây, các hoạt động
cụ thể trong kế hoạch cũng được đưa vào thực hiện.
Bước cuối cùng rất quan trọng, đó là đánh giá hiệu quả của những nỗ
lực truyền thông đã thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: ảnh hưởng và hiệu quả đối
với công chúng ra sao? Đây cũng là khâu khó nhất trong hoạt động QHCC.
Dưới đây là những nguyên tắc tác giả đúc kết để hoạt động QHCC
trong INGOs nói riêng và NGOs nói chung được hiệu quả:
Thứ nhất, là các thông tin truyền thông trong NGOs phải luôn luôn
đảm bảo tính chính xác. Các thông điệp cần truyền tải nội bộ và bên ngoài
cần phải được truyền thông lặp lại một cách thường xuyên. Truyền thông
hiệu quả là kiên định và bền bỉ truyển tải thông điệp tới công chúng như
thể lần đầu tiên họ biết đến để thuyết phục họ thực hiện hiệu quả thông
điệp đó. Ngoài việc lặp đi lặp lại thông điệp nhiều lần, cũng cần đa dạng
hóa hình thức truyền tải thông điệp, tạo ra sự hấp dẫn mới mẻ cho thông tin
và thông điệp đưa ra phải luôn nhất quán về nội dung.
Thứ hai, quy trình truyền thông cần đảm bảo nguyên tắc ĐÚNG.
Theo chị Kiều Trang, người làm truyền thông cần tuân thủ nguyên tắc
“Đúng- Đúng việc, đúng người, đúng thời điểm, đúng địa điểm và đúng
kênh thông tin.”
Thứ ba, phải tạo dựng được môi trường giao tiếp cởi mở không khoảng
cách giữa cán bộ truyền thông và công chúng mục tiêu. Chị Thu Quỳnh cho
rằng “Mỗi nhân viên trong tổ chức phải là một cán bộ truyền thông”, tức là
các thành viên trong tổ chức đều phải hiểu và truyền tải nội dung thông điệp
đến các đối tượng công chúng một cách chính xác, thân thiện, phù hợp nhất
Thứ tư, đối với các tổ chức Bảo vệ trẻ em cần tôn trọng nguyên tắc đảm
bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em, cái gì làm tổn thương trẻ thì sẽ không làm.
95

Cuối cùng, các hoạt động truyền thông phải mang tính tích cực, tiếp
cận các vấn đề truyền thông theo hướng tích cực, xây dựng một quá trình
truyền thông cởi mở và minh bạch, chính xác.
3.2.3. Vấn đề về kỹ năng đối với cán bộ truyền thông trong NGOs
Người làm công tác truyền thông trong NGOs cần nắm vững một số kỹ
năng cơ bản sau đây để thực hiện hoạt động truyền thông hiệu quả:
Kỹ năng xác định và phân tích đối tượng - công chúng mục tiêu: Thực
hiện bất kỳ một kế hoạch hay chiến dịch truyền thông,thì điều đầu tiên là phải
xác định các hoạt động truyền thông đó sẽ hướng vào ai, nhóm người cụ thể
nào.Thực hiện truyền thông trong NGOs luôn phải xác định các hoạt động sẽ
hướng vào ai, nhóm người cụ thể nào. Trong hoạt động truyền thông QHCC
về trẻ em cần phải hướng đến nhóm đối tượng chính đó là trẻ em, các bậc phụ
huynh và giáo viên. Phân tích đối tượng bằng cách lập các ma trận phân tích
đối tượng trên các bình diện: thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi trước khi
thực hiện truyền thông; thói quen, sở thích liên quan đến việc tiếp cận, tham
gia các sự kiện, thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông nào.
Kỹ năng xây dựng mục tiêu truyền thông: Mục tiêu là sự thể hiện
phương hướng và yêu cầu cụ thể của chiến dịch truyền thông trong một
khoảng thời gian xác định. Vì thế xây dựng mục tiêu không thể thiếu việc
định ra các chỉ số để đo lường mục tiêu. Chỉ số chính là thước đo hiệu quả
của chiến dịch truyền thông.
Kỹ năng thiết kế thông điệp: Để thiết kế được một thông điệp tốt,
những người tổ chức cần chú ý các yêu cầu của một thông điệp trong chiến
dịch truyền thông. Trước hết, thông điệp phải phù hợp với đối tượng và phải
gắn với mục tiêu của chiến dịch, hướng tới làm thay đổi nhận thức, thái độ,
hành vi của công chúng. Bên cạnh đó, cần có sự nhất quán giữa thông điệp
chính với các thông điệp cụ thể xuyên suốt cả chiến dịch.
96

Kỹ năng thu thập thông tin phản hồi: Thông tin phản hồi rất có giá trị
trong hoạt động truyền thông bởi nó cho thấy phần nào hiệu quả của một kế
hoạch truyền thông. Những góp ý, phản hồi chân tình từ chính công chúng
nhiều khi lại là những sáng kiến hay để người lãnh đạo có cách nhìn mới về
hướng đi của doanh nghiệp, người thực hiện chiến dịch có thêm phương thức
truyền thông mới hấp dẫn, hiệu quả hơn.
Đây là những kỹ năng của một cán bộ truyền thông nói chung, ngoài ra đối
với cán bộ truyền thông các hoạt động về trẻ em cần phải chú trọng thêm một số
kỹ năng khác như: kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn trẻ em và thể hiện tác phẩm.
Đặc biệt là cán bộ truyền thông nói chung và cán bộ truyền thông trong
NGOs nói riêng cần phải đảm bảo các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp PR [10,
tr.145 - 169]. Trong xã hội hiện nay, vai trò của QHCC là phải xây dựng cầu
nối với công chúng, xây dựng các mối quan hệ thân thiết với các nhóm công
chúng khác nhau để tạo nên một môi trường kết nối cho các tổ chức hoạt
động. Đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ưu việt của tổ
chức. Các nhà hoạt động QHCC phải đứng đầu của phong trào thực hiện các
hoạt động đạo đức của các tổ chức, bởi vì các chiến dịch PR thường là về các
vấn đề quan trọng của cộng đồng.
Bốn vai trò chính mà những người hoạt động PR nắm giữ đều có liên
quan mật thiết về mặt đạo đức. Đó là vị trí như người cố vấn, luật sư, người
giám sát cho tổ chức và người giữ trách nhiệm quản lý về đạo đức/giữ gìn
lương tri cho tổ chức. Người làm truyền thông trong NGOs cần tuân theo
những quy tắc đạo đức cơ bản như sau: Hiểu rõ và tuân theo luật pháp và các
quy định, chính sách của nhà nước; tác nghiệp trung thực, không lừa dối; tôn
trọng công chúng như những cá nhân có quyền được biết thông tin chính xác
khi đưa ra sự lựa chọn; quan tâm tới lòng tin và các giá trị văn hóa của công
chúng; hiểu những quy tắc cơ bản và cách thể hiện trong hành xử.
97

Cuối cùng là một cái Tâm với nghề. Lòng yêu nghề thường được xuất
phát từ chính tầm lòng yêu mến trẻ em, yêu mến và đam mê với công việc.
Theo như chị Thu Quỳnh khẳng định: “Kỹ năng có thể học được nhưng quan
trọng là phải có Tâm và thật sự yêu thích công việc của mình.”

Tiểu kết chương 3


Trong chương 3, tác giả đã đưa ra được những nhận xét về hoạt động
QHCC trong INGOs ở Việt Nam, bộ phận truyền thông trong tổ chức cũng
như các vấn đề liên quan đến đội ngũ cán bộ truyền thông. Từ đó đưa ra
những giải pháp mang tính đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động
QHCC về trẻ em của INGOs ở Việt Nam nói riêng và hoạt động QHCC trong
NGOs nói chung.
98

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu luận văn “Hoạt động Quan hệ công chúng về trẻ em
của các tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam” (Khảo sát từ năm 2010
đến 2013), tác giả rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, bộ phận truyền thông có vai trò quan trọng trong sự phát
triển cũng như hoạt động của NGOs nói chung và INGOs ở Việt Nam.
Thứ hai, ở Việt Nam, ngày càng có nhiều NGOs chú trọng hơn đến
việc hoạt động QHCC. Tuy nhiên, hoạt động mang tính chất kêu gọi tài trợ
cho hoạt động của tổ chức là mạnh mẽ còn các hoạt động khác có nhiều hạn
chế, chưa phát huy được hết thế mạnh trong NGOs.
Thứ ba, Plan, ChildFund, World Vision là ba trong số những INGOs
đạt được những kết quả cụ thể trong hoạt động QHCC về trẻ em trong đó Plan
được đánh giá làm các công tác liên quan đến truyền thông chuyên nghiệp,
World Vision là tổ chức có nguồn thu tài trợ lớn còn ChildFund có các hoạt
động mang tính thực tế, phù hợp với nguyện vọng từ phía đối tượng công
chúng đích.
Thứ tư, ngày càng có nhiều NGOs nhận thấy sự cần thiết coi trọng cán
bộ truyền thông trong NGOs để mang lại hiệu quả cao nhất cho NGOs.
Luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho các vấn đề liên quan đến
cơ cấu tổ chức bộ phận truyền thông, nâng cao các hoạt động QHCC về trẻ em
và đặt ra những yêu cầu cần thiết đối với cán bộ truyền thông trong NGOs.
Như vậy, trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã chỉ ra những vấn đề
cơ bản về lý thuyết QHCC trong NGOs. Đồng thời đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động này. Hi vọng rằng, luận văn sẽ có
đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cho các nhóm đối tượng là NGOs trong
và ngoài nước.
99

Đề xuất cho những nghiên cứu trong tương lai


Tác giả nhận ra những khía cạnh cho những nghiên cứu khác trong
tương lai. Tác giả nhận thấy những hạn chế trong việc nghiên cứu về các hoạt
động truyền thông trong NGOs nói chung về các vấn đề khác liên quan đến
nhóm đối tượng công chúng khác ngoài trẻ em. Những nghiên cứu khác có
thể tiến hành dựa trên hạn chế này hoặc đi sâu vào đánh giá hiệu quả thực tế.
Suốt quá trình nghiên cứu, mục đích chính của luận văn là tìm hiểu hoạt động
QHCC về trẻ em và nhiệm vụ cũng như hoạt động của bộ phận truyền thông
trong INGOs như thế nào. Về hướng nghiên cứu tiếp theo, tác giả luận văn
kiến nghị những công trình nghiên cứu quy mô lớn hơn ở tầm quốc gia nghiên
cứu về: hoạt động truyền thông đối với NGOs trong nước, hoạt động truyền
thông cho nhóm đối tượng là phụ nữ và người nghèo đói...
100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1. Alison T., The public relations handbook (Sổ tay quan hệ công chúng),
Routledge, Oxford (2004).
2. Al Ries & Laura Ries (2005), Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi, NXB
Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
3. Anne Gregory (2006), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, NXB Trẻ
4. Mai Thị Thúy An (2014), “Sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động
truyền thông về quyền trẻ em”, luận văn thạc sỹ, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
5. Nguyễn Thị Bình (2011), “Hoạt động truyền thông biến đổi khí hậu
của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức (Khảo
sát tại dự án Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã
hội dân sự Việt Nam của tổ chức SRD và Dự án Hãy là sử giả xanh của
tổ chức Live and Learn”, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
6. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng- Những kiến thức cơ bản,
Trần Hậu Thái dịch, NXB Thông tấn.
7. PGS, TS. NguyễnVăn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông lý thuyết
và kỹ năng cơ bản, Nhà xuất bản Lý luận chính trị.
8. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2004), giáo trình Báo chí với
trẻ em, Nhà xuất bản Lao động.
9. Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên) (2010), Ngành PR ở Việt Nam, NXB
Lao động - xã hội.
10. Đinh Thị Thúy Hằng ( chủ biên) (2009), PR Kiến thức cơ bản và đạo
đức nghề nghiệp, NXB Lao động - xã hội.
101

11. Đinh Thị Thúy Hằng ( chủ biên) (2008), PR Lý luận và Ứng dụng,
NXB Lao động - xã hội.
12. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2005, Kỷ yếu hội thảo “QHCC - Lý
luận và Thực tiễn”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan Minh, Nguyễn Ngọc Oanh, Hà Thị Lan
Anh (2012), Cẩm nang xây dựng sản phẩm truyền thông có sự tham gia
của trẻ em và cộng đồng, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Nhị (2013), “Hoạt động PR trong các tổ chức phi chính
phủ ở Việt Nam với vấn đề thúc đẩy và bảo vệ quyền của cộng đồng
người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)(khảo sát tại viện
nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi truyền iSEE)”, khóa luận tốt nghiệp,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
15. Vương Tuyết Nhung (2012), “Hoạt động truyền thông cho trẻ em của
tổ chức ChildFund tại miền núi phía bắc”, luận văn thạc sỹ, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
16. Lưu Văn Nghiêm (2007), Quản trị quan hệ công chúng, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân.
17. Nguyễn Ngọc Oanh (2014), Nhà báo với trẻ em - Kiến thức và kỹ năng
(sách chuyên khảo), NXB Thông Tấn, Hà Nội
18. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
19. Tổ chức Plan tại Việt Nam (2013), Các quy định về hoạt động truyền
thông, Compass Printing jsc.
20. Tổ chức Plan tại Việt Nam (2013), Chúng mình tìm hiểu chính sách bảo
vệ trẻ em của tổ chức Plan, Compass Printing jsc.
102

21. Tổ chức Plan tại Việt Nam (2013), Hướng dẫn thực hiện và quản lý
Chương trình Tăng cường sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong
chăm sóc và phát triển trẻ thơ, Compass Printing jsc.
22. Tổ chức ChildFund tại Việt Nam (2010), ChildFund Việt Nam và quan
hệ đối tác tại Việt Nam, Công ty CP in La Bàn.
23. Tổ chức ChildFund tại Việt Nam(2013), Báo cáo thường niên 2012 - 2013.
24. Tổ chức ChildFund tại Việt Nam(2012), Báo cáo thường niên 2011 - 2012.
25. Tổ chức ChildFund tại Việt Nam(2011), Báo cáo thường niên 2010 - 2011.
26. Tổ chức World Vision Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013.
27. Tổ chức World Vision Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết năm 2012.
28. Tổ chức World Vision Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết năm 2011.
29. Tổ chức World Vision Việt Nam (2013), WV Vietnam Brochure 2012
(tiếng Việt).
30. Nguyễn Như Ý chủ biên, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành
(1998), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh
31. ChildFund Vietnam (2011), ChildFund Vietnam Country Strategy 2012
- 2015.
32. Grunig, L.A,Grunig, J.E&Dozier, J.M (2006). Excellent public
relations and effective organizations: A study of communication
management (Quan hệ công chúng tốt và tổ chức hiệu quả: Một nghiên
cứu về quản lý truyền thông), Lawrence Erlbaum, Mahwah, NJ.
33. Keyton, J. (2005). Communication & Organizational Culture A Key to
understanding work experiences (Truyền thông và văn hóa tổ chức:
Chìa khóa cho kinh nghiệm đàm phán), London: Sage Publications.
103

Internet
34. Khủng hoảng truyền thông
http://caphesach.wordpress.com/2013/02/22/pr-va-quan-tri-khung-
hoang-phan-dau
35. Website ChildFund tại Việt Nam
http://www.childfund.org.vn
36. Website Plan International và Plan Việt Nam
http://plan-international.org
http://planvietnam.blogspot.com
37. Website World Vision
http://www.wvi.org
38. Trang tin bộ ngoại giao
https://www.mofa.gov.vn
39. Quy chế hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam
http://dafo.danang.gov.vn/index.php/vi/hoat-dong-nhan-dao-NGO/van-
ban-phap-quy-NGO/706-quy-che-theo-qd-340
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/n
r060928111253/ns070731092928
40. Trần Ngọc Thịnh - Series Hướng Nghiệp - Bài 1: Tổ chức Phi Chính
Phủ đăng ngày 18/2/2013
https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-
ng%E1%BB%8Dc-th%E1%BB%8Bnh/vi%E1%BA%BFt-
v%E1%BB%81-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-ph%C3%AD-
ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-non-governmental-organization-
ngo/576624089051049
41. Xử lý khủng hoảng truyền thông
https://www.facebook.com/teamworkcommunications/posts/293233757434259
104

42. Chương trình Thích ứng khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm tại Việt Nam
http://crdvietnam.org/du-an-chuong-trinh-thich-ung-khi-hau-lay-tre-
em-lam-trong-tam-tai-viet-nam
43. Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó biến đổi khí hậu
http://www.hcmutrans.edu.vn/phongban/biendong/data/5-
(Trich)%20Tai%20lieu%20day%20va%20hoc%20ve%20ung%20pho%
20bien%20doi%20khi%20hau.pdf
44. Tổ chức phi chính phủ Quốc tế - Quan hệ đối tác vì sự phát triển (2010)
http://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/1868
45. Tổ chức phi chính phủ Quốc tế - Quan hệ đối tác vì sự phát triển (2011)
http://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/3024
46. Tổ chức phi chính phủ Quốc tế - Quan hệ đối tác vì sự phát triển (2012)
http://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/4433
47. Tổ chức phi chính phủ Quốc tế - Quan hệ đối tác vì sự phát triển (2013)
http://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/6164
48. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, Báo cáo kết quả
nghiên cứu Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính
phủ quốc tế trong năm năm qua và định hướng tương lai (2010)
http://isee.org.vn/Content/Home/Library/civil-society/quan-he-hop-tac-
giua-viet-nam-va-cac-to-chuc-phi-chinh-phu-quoc-te-trong-nam-nam-
qua-va-dinh-huong-tuong-lai.pdf
49. Website Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
http://comingo.gov.vn
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cơ cấu tổ chức các bộ phận tại một INGOs ở Việt Nam.
Phụ lục 2: Phỏng vấn sâu Quản lý truyền thông ChildFund tại Việt Nam.
Phụ lục 3: Phỏng vấn sâu Giám đốc truyền thông Plan tại Việt Nam.
Phụ lục 4: Các Quy định về hoạt động truyền thông của tổ chức Plan tại Việt Nam.
Phụ lục 5: Báo cáo thường niên tổ chức ChildFund tại Việt Nam 2012-2013.
Phụ lục 6: Báo cáo tổng kết tổ chức World Vision Việt Nam 2012.
Phụ lục 7: Mục tiêu chiến lược quốc gia World Vision Việt Nam năm tài
chính 2012 - 2014.
Phụ lục 8: Các chương trình/dự án về trẻ em của tổ chức Plan tại Việt Nam.
Phụ lục 9: Một số bài viết trên báo mạng điện tử về các hoạt động của INGOs
tại Việt Nam.
Phụ lục 10: Nghị định của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ChildFund Việt Nam
Phỏng vấn Đại diện truyền thông ChildFund Việt Nam
Thông tin chung
Họ tên: Nguyễn Thị Kiều Trang
Chức vụ: Quản lý truyền thông
Email: trangnk@childfund.org.vn
Hình thức PV: Trả lời qua email

1. Chị có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình (Trình độ học
vấn, kinh nghiệm làm việc tại ChildFund, vị trí và nhiệm vụ chính)
Làm việc tại ChildFund từ tháng 10 năm 2011, chị chịu trách nhiệm
quản lý và duy trì tính hiệu quả của các hoạt động truyền thông của tổ chức
ChildFund tại Việt Nam. Những lĩnh vực chính trong công việc của chị bao
gồm quản lý và tổ chức các hoạt động truyền thông với các đối tượng bên
ngoài và nội bộ, xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động
truyền thông của các dự án phát triển cộng đồng, cũng như đóng góp cho việc
xây dựng và phát triển tổ chức của ChildFund tại Việt Nam. Chị có bằng Cử
nhân về ngành Tiếng Anh Sư phạm của Đại học dân lập Thăng Long, Hà Nội.
2. Chị đánh giá thế nào về hoạt động truyền thông của ChildFund
Việt Nam trong thời gian từ 2010 - 2013
Bắt đầu làm việc tại ChildFund Việt Nam từ cuối năm 2011 nên chị sẽ
không đánh giá về các hoạt động truyền thông của ChildFund trước thời điểm
đó nhé. Suy ra, chị sẽ có một vài thông tin, hi vọng là hỗ trợ cho em, về các
hoạt động truyền thông của ChildFund trong năm 2012-2013.
Các hoạt động truyền thông của một tổ chức phi chính phủ như
ChildFund bao gồm các mảng chính như: Truyền thông thay đổi hành vi,
Truyền thông vận động chính sách (diễn đàn, báo chí…), Truyền thông hướng
tới nhà tài trợ và Truyền thông nội bộ.
Trong hai năm 2012-2013, ChildFund Việt Nam đã tiến hành các hoạt
động truyền thông ở các mảng công việc nêu trên, đặc biệt chú trọng vào các
hoạt động truyền thông thay đổi hành vi ở cộng đồng thông qua các dự án
nước sạch vệ sinh môi trường, y tế, bảo vệ trẻ em, giáo dục; truyền thông nội
bộ và một phần thực hiện hiệu quả các hoạt động truyền thông vận động
chính sách thông qua các kênh đối thoại như các diễn đàn, hội thảo chuyên
đề, báo chí…
3. Theo chị, truyền thông trong NGOs có cần thiết không? Cơ cấu thế
nào là hợp lý cho 1 bộ phận truyền thông trong NGOs quốc tế tại Việt Nam?
Truyền thông trong NGOs chắc chắn nên có, vì những lý do phần nào
được nêu lên trong đặc điểm mỗi hoạt động truyền thông được kể đến trong
câu 2 phía trên.Tùy vào quy mô và phạm vi công việc của tổ chức, bộ phận
truyền thông có thể có từ một đến rất nhiều nhân viên.
Ví dụ như ở ChildFund Việt Nam, ngoài vị trí quản lý, chịu trách nhiệm
và điều phối các hoạt động truyền thông, còn có các vị trí cán bộ, trợ lý. Mỗi
người phụ trách một mảng công việc liên quan đến các dự án và các hoạt
động truyền thông nội bộ của tổ chức.
4. Theo chị, để hoạt động QHCC trong NGOs đạt hiệu quả cao,
người làm PR cần chú trọng những nguyên tắc cơ bản nào?
Để hoạt động truyền thông đạt hiệu quả cao người làm truyền thông cần
tuân thủ nguyên tắc: Đúng. Đúng việc, Đúng người, Đúng thời điểm, Đúng
địa điểm và Đúng kênh thông tin.
5. Những kỹ năng nào cán bộ truyền thông trong NGOs cần chú ý?
Có thể kể ra một số kỹ năng mà một nhân viên truyền thông cần chú ý
như chăm chỉ, cẩn thận, nhạy bén thông tin, chú trọng chi tiết… nhưng một
trong những kỹ năng, cá nhân chị nghĩ, nhân viên truyền thông cần lưu ý là
việc không thể đặt niềm tin vào chỉ một nguồn tin duy nhất. Cần phải tạo cho
mình thói quen tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, thường là rất sẵn như
internet, sách báo, nghiên cứu… nhưng nhất thiết thông tin phải được kiểm
chứng từ các nguồn tin cậy trước khi được sử dụng.
Thêm nữa phải thường xuyên tự đặt câu hỏi và tìm cách trả lời rằng
thông tin này, việc này đã đúng chưa. Không phải cứ một cuốn sách in ra thì
mọi thông tin trong đó đều đã đúng. Không phải cứ một văn bản tiếng Anh do
người bản ngữ soạn thảo đều đã đảm bảo việc không còn lỗi sai (chính tả, cấu
trúc…). Tất cả đều phải đặt dưới con mắt quan sát, đánh giá và thẩm định của
các bên có liên quan.
Điều cuối cùng, khi đã gạt bỏ được cảm giác “văn mình vợ người” thì
người làm truyền thông chắc chắn sẽ học hỏi được rất nhiều từ công việc, và
từ đó, sẽ nâng cao không những hiểu biết về chuyên môn của lĩnh vực mà còn
cả kỹ năng làm việc nói chung nữa.
6. Ngoài các hoạt động PR quảng bá hình ảnh và cung cấp thông
tin cho công chúng, chị đã bao giờ phải giải quyết các khủng hoảng
truyền thông tại ChildFund Vietnam chưa? Cụ thể là trường hợp nào và
cách thức xử lý ra sao?
Giải quyết khủng hoảng cũng có thể bao gồm hoạt động đưa thông tin,
hình ảnh tới đối tượng đích, nên nếu chị hiểu không nhầm thì đó cũng là một
hoạt động trong lĩnh vực truyền thông chứ không phải “ngoài” nhé.
Nguyên tắc hàng đầu trong giải quyết khủng hoảng bao giờ cũng là
cung cấp thông tin đúng và đủ, kịp thời cho đối tượng đích. Nguyên tắc này
áp dụng không chỉ cho việc giải quyết khủng hoảng truyền thông ở các tổ
chức Phi chính phủ nói riêng mà giải quyết khủng hoảng nói chung.
Trong ba năm làm việc tại ChildFund, rất may mắn chưa có một sự kiện
khủng hoảng thông tin nào xảy ra cho tổ chức, nên trong ngắn hạn các kế
hoạch ứng phó, giải quyết khủng hoảng truyền thông vẫn được đặt trong trạng
thái sẵn sàng kích hoạt khi cần thiết.
Xin cảm ơn chị! Chúc chị thành công trong công việc!
Phỏng vấn Đại diện truyền thông Plan Việt Nam
Thông tin chung
Họ tên: Trần Thu Quỳnh
Chức vụ: Giám đốc truyền thông
Email : Quynh.TranThu@plan-international.org
Điện thoại: 0968 540 210
Hình thức PV: Trả lời qua điện thoại

1. Chị có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình và bộ phận
truyền thông của Plan tại Việt Nam?
Chị làm việc tại Plan được 4 năm 8 tháng, là quản lý truyền thông. Bộ
phận gồm 3 người 1 quản lý, 2 cán bộ. Nhiệm vụ chung bao gồm các công
việc về Branding ; Hỗ trợ Fund Raising giúp cho nhà tài trợ hảo tâm cảm
động với các câu chuyện mảnh đời, giúp bộ phần xin tài trợ bằng hình ảnh
thước phim, công cụ trực quan , hỗ trợ các bộ phận gây quỹ. Ngoài ra phải
theo dõi và có kết quả; hỗ trợ các chương trình truyền thông; Hỗ trợ Văn hóa
và con người cho tổ chức (internal communication) hỗ trợ chia sẻ giữa các
phòng ban; Vận động chính sách
2. Chị nhân định thế nào về hoạt động QHCC của Plan trong thời
gian từ năm 2010 - 2013?
Vai trò của bộ phận truyền thông được nhìn nhận quan trọng hơn. Thời
điểm chị làm việc chỉ có một người và công việc chủ yếu là truyền thông nội
bộ. Đến thời điểm hiện tại là ba người như vậy bộ phận truyền thông của Plan
đã được coi trọng hơn
Mỗi tổ chức có thế mạnh ưu tiên riêng. Đối với Plan làm truyền thông
có được ưu tiên hơn và công tác truyền thông theo hệ thống từ trên xuống
dưới. Ngân sách truyền thông các tổ chức khác không riêng biệt, phụ thuộc
nguồn vốn từ dự án. Còn tại Plan có quỹ dành riêng cho truyền thông. Đó là
một lợi thế.
3. Đã bao giờ Plan gặp phải những vấn đề về khủng hoảng truyền
thông? Bộ phận truyền thông của Plan đã xử lý ra sao?
Ngành truyền thông ở Việt Nam bao gồm PR, marketing, truyền thông
thì ở doanh nghiệp rất phát triển nhưng NGOs thì rất hạn chế, không có
trường lớp nào đào tạo, Những người làm việc đều trái nghề nên xác định vừa
làm vừa học. Đó là một thách thức lớn.
Bài học đắt giá đối với bộ phận truyền thông của Plan tại Việt Nam. Đó
là trong quá trình triển khai chương trình trong lĩnh vực Y tế, tuyên truyền cho
các bà mẹ sử dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương nấu ăn dinh dưỡng
cho con. Bên cạnh việc sử dụng cách thức truyền thông truyền thống, Plan đã
đầu tư rất nhiều chi phí cho các bộ tài liệu truyền thông. Chủ yếu các bộ tài
liệu này bằng tiếng Kinh. Khi làm việc tại Hà Giang, vì người dân chủ yếu là
thuộc dân tộc thiểu số, có cả người H’Mông và các dân tộc khác Các sản
phẩm truyền thông của Plan đã cố gắng tối giản chữ, tăng hình ảnh, cố gắng
thật gần gũi với người dân, bên cạnh đó, Plan còn tổ chức các chương trình
tham vấn để người dân đóng góp ý kiến. Họ rất thích và rất đồng tình với bộ
sản phẩm truyền thông này. Tuy nhiên, sau 1 năm, khi lên nghiệm thu và đánh
giá chương trình, tất cả các công chúng là người H’Mông đã không làm theo
vì với họ thì chỉ người H’Mông nghe người H’Mông để làm, các bộ tài liệu có
đẹp có thích mấy nhưng là hình ảnh của người Kinh hay người dân tộc khác
thì họ sẽ không làm theo. Đó thực sự là một bài học đắt giá mà bộ phận
truyền thông phải xử lý và rút kinh nghiệm.
4. Theo chị, bộ phận truyền thông trong NGOs có cần thiết không
và cơ cấu thế nào là hợp lý cho một bộ phận truyền thông trong NGOs
quốc tế tại Việt Nam?
Như đã trả lời ở trên, bộ phận truyền thông trong NGOs là vô cùng cần
thiết còn cơ cấu thế nào hợp lý cũng tùy thuộc vào điều kiện từng tổ chức.
Đối với Plan, mọi thứ đều phải có kết quả tốt, trong khi xã hội càng ngày tính
cạnh tranh cao, nguồn lực ngày càng ít đi , các sản phẩm truyền thông phải đa
dạng hơn. Công việc của NGOs tuy ko khác nhau về nội dung nhưng cách xin
tài trợ, cách làm các sản phẩm truyền thông để tiếp cận hay hơn
5. Để hoạt động QHCC trong NGOs đạt hiệu quả cao, tổ chức và bộ
phận truyền thông cần chú trọng những nguyên tắc cơ bản nào?
Nguyên tắc của mỗi tổ chức riêng, bộ quy tắc của Plan không chỉ với
cán bộ truyền thông vì mỗi nhân viên trong tổ chức là một cán bộ truyền
thông. Là tổ chức Bảo vệ trẻ em nên nguyên tắc đầu tiên là quyền lợi cho trẻ
em, cái gì tổn thương trẻ em thì sẽ không làm. Thứ hai là Thật và thứ ba là
tích cực, không được để cập vấn đề tiêu cực, cách tiếp cận ko được tiêu cực.
6. Những kỹ năng nào nhân viên truyền thông trong NGOs quốc tế
tại Việt Nam cần chú ý?
Kỹ năng cán bộ truyền thông mang tính chất lý thuyết,search Google
sẽ ra rất nhiều. Với chị, cái quan trọng nhất là có Tâm và thật sự yêu thích
công việc của mình. Kỹ năng có thể học được nhưng tâm huyết thì phải có.
Đơn giản như vậy thôi!
Xin chân thành cảm ơn chị! Chúc chị thành công trong cuộc sống ạ!
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA WORLD VISION VIỆT NAM
(Năm tài chính 2012 - 2014)
Nghị định 12/2012/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 12/2012/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH
Về đăng ký và quản lý hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng12 năm 2001;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6
năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04tháng 02 năm 2008 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaBộ Ngoại giao;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về đăng ký và quản lý hoạt động hỗ trợ phát
triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác,
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi
lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi
lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, có hoạt động hỗ trợ
phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích
khác tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tổ chức phi chính phủ nước ngoài” là các tổ chức nêu tại khoản 2
Điều 1 của Nghị định này.
2. “Hoạt động nhân đạo, phát triển” là các hoạt động hỗ trợ phát triển,
viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác.
3. “Chương trình” là một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan
đến nhau và có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều vùng
lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu
xác định, có thời hạn thực hiện tương đối dài hoặc theo nhiều giai đoạn,
nguồn lực để thực hiện có thể được huy động từ nhiều nguồn ở những thời
điểm khác nhau, với nhiều phương thức khác nhau.
“..........

Chương III
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
Điều 16. Quy định chung
1. Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam phải
theo đúng nội dung được quy định trong Giấy đăng ký đã được cấp.
2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người
được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam,
là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam.
3. Quyền, trách nhiệm của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có Văn
phòng đại diện hoặc Văn phòng dự án được quy định cụ thể trong văn bản
thỏa thuận khung ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại
Điều 25 của Nghị định này).
Điều 17. Thông báo hoạt động
Trong thời hạn 45 ngày sau khi được cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi
Giấy đăng ký, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông báo về
việc cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi Giấy đăng ký và kế hoạch hoạt động của tổ
chức với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức
phi chính phủ nước ngoài có hoặc dự kiến sẽ tiến hành hoạt động.
Điều 18. Trách nhiệm báo cáo
1. Định kỳ sáu tháng và hàng năm,Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng
Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy
nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về
hoạt động tại Việt Nam gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại
Điều 25 của Nghị định này), đồng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực
thuộc Trung ương theo địa bàn hoạt động được xác định trong Giấy đăng ký.
2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người
được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam,
có trách nhiệm báo cáo, tiến hành kiểm toán, cung cấp tài liệu hoặc giải thích
những vấn đề liên quan tới hoạt động của tổ chức, cá nhân liên quan khi được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này)
yêu cầu.
Điều 19. Thuê trụ sở và nhân viên
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép thuê trụ sở và được tuyển
nhân viên người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho văn phòng khi
có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước đã cấp phép, phù hợp
với Giấy đăng ký và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 20. Cấp Giấy phép lao động
Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký, nhân
viên nước ngoài làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải
đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi đóng trụ sở
xin cấp Giấy phép lao động theo quy định hiện hành của pháp luật Việt
Nam, trừ người nước ngoài là Trưởng đại diện (gồm Trưởng Văn phòng đại
diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ
nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện cho các hoạt động tại Việt Nam). Việc
đăng ký là miễn phí.
Điều 21. Con dấu, tài khoản
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký hoạt động được đăng
kýcon dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký hoạt động được mở tài
khoản (bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam) tại các ngân hàng được thành lập
và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
3. Đại diện và nhân viên là người nước ngoài của tổ chức phi chính phủ
nước ngoài đã đăng ký hoạt động được mở tài khoản tại ngân hàng theo các
quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 22. Nhập khẩu hàng hóa
Việc nhập khẩu vào Việt Nam các thiết bị văn phòng, phương tiện giao
thông và phụ tùng thay thế, đồ dùng cá nhân cần thiết cho nhu cầu công tác và
sinh hoạt của Văn phòng đại diện, Văn phòng dự án hoặc và nhân viên là
người nước ngoài của văn phòng được áp dụng theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Điều 23. Thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài
Thuế thu nhập cá nhân đối với người đại diện, nhân viên và chuyên gia
nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam (tại
các Văn phòng đại diện, Văn phòng dự án và tại các dự án) sẽ được áp dụng
theo các văn bản pháp luật về thuế của Việt Nam.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao


Là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài
1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam.
2. Tham mưu đề xuất những chủ trương, chính sách đối ngoại liên quan
đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
3. Thực hiện cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ phân công.
Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban Côngtác về các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài
Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành
lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam.
1. Phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Chủ trì công tác thẩm định đối vớicác tổ chức phi chính phủ nước
ngoài thông qua các cơ quan thành viên Ủy ban để chuyển hồ sơ cho Bộ
Ngoại giao xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam.
4. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động của tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam.
5. Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
6. Định kỳ thông báo cho các Bộ, ngành, địa phương về các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động trong lĩnh vực và địa bàn liên quan
với các Bộ, ngành, địa phương.
7. Phổ biến, cung cấp thông tin liên quan tới hoạt động phi chính phủ nước
ngoài tới các cơ quan đối tác Việt Nam và tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
phân công và theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trách nhiệm của các cơ quan có đại diện là thành viên Ủy
ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Văn phòng Chính phủ:
a) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo công tác quản
lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại
Việt Nam.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước
đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Bộ Nội vụ: chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan tới quan
hệ giữa các tổ chức phi chính phủ trong nước, các hội với các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài.
3. Bộ Công an: chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan tới an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan
tới việc quản lý nhà nước đối với viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam.
5. Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến quản
lý nhà nước về tài chính đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
6. Ban Tôn giáo Chính phủ: chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên
quan đến tôn giáo trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
7. Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam: chịu trách nhiệm về các
vấn đề liên quan đến quan hệ và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
là Cơ quan thường trực của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài.
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan Trung ương
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Tổng hợp tình hình hoạt động củatổ chức phi chính phủ nước ngoài
có hợp tác trực tiếp với ngành, gửi Ủy ban Công tác về các tổ chức phí chính
phủ nước ngoài 6 (sáu) tháng một lần hoặc khiđược yêu cầu, để tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Xác định một đơn vị trực thuộc phù hợp làm đầu mối trong quan hệ
và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phối hợp với Ủy ban Công tác vềcác tổ chức phi chính phủ nước
ngoài trong việc xem xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký.
3. Tổng hợp tình hình hoạt động củatổ chức phi chính phủ nước ngoài
trên địa bàn, gửi Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 6
(sáu) tháng một lần hoặc khi được yêu cầu, để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
4. Xác định một đơn vị trực thuộc phù hợp làm đầu mối trong quan hệ và
quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương.
Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan đối tác Việt Nam
1. Tuân thủ các quy định về hoạt động và viện trợ của tổ chức phi chính
phủ nước ngoài tại Việt Nam khi hợp tác với tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
2. Hướng dẫn tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện các quy định
có liên quan.
3. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền tình hình hợp tác với tổ chức phi
chính phủ nước ngoài trực tiếp có quan hệ với tổ chức mình.
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn “Hoạt động quan hệ công chúng về trẻ em của các Tổ chức
Phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam” khảo sát từ năm 2010 - 2013 do chính
tác giả nghiên cứu và thực hiện.
Trong chương 1, luận văn đưa ra một số vấn đề lý luận, thực tiễn bao
gồm lý thuyết chung về hoạt động QHCC của NGOs; bộ phận truyền thông
các hoạt động QHCC về trẻ em trong NGOs quốc tế ở Việt Nam; Nhiệm vụ
của cán bộ truyền thông trong NGOs quốc tế; Giới thiệu các NGOs quốc tế ở
Việt Nam.
Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích Thực trạng hoạt động
QHCC về trẻ em của NGOs quốc tế ở Việt Nam bao gồm: khảo sát mô hình
hoạt động bộ phận truyền thông của NGOs quốc tế ở Việt Nam; Các hoạt
động QHCC về trẻ em của NGOs quốc tế ở Việt Nam; Nhiệm vụ của cán bộ
truyền thông trong NGOs quốc tế ở Việt Nam. Đặc biệt, luận văn nghiên cứu
sâu về các dự án, chương trình mà các NGOs quốc tế ở Việt Nam đang thực
hiện để thu hút nguồn vốn từ các nhà tài trợ.
Trong chương 3, luận văn đưa ra những vấn đề đặt ra về các hoạt động
QHCC về trẻ em của NGOs quốc tế ở Việt Nam và khuyến nghị nâng cao
chất lượng hoạt động QHCC về trẻ em của NGOs quốc tế ở Việt Nam.
Thực hiện đề tài này là một nguồn bổ sung cho vấn đề liên quan đến
các hoạt động QHCC của NGOs. Đây là nguồn tài liệu tham khảo nhỏ cho
những cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài. Kết quả của Luận văn góp phần
gợi mở cách thức để hoạt động truyền thông nói chung trong NGOs đạt hiệu
quả. Mặc dù, vẫn còn những hạn chế, thiếu sót của luận văn, tác giả rất mong
được sự đón nhận cũng như góp ý của người đọc tới luận văn và tới chính
vấn đề mà người viết đang quan tâm.

You might also like