You are on page 1of 97

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ PHƢƠNG DUNG

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC


VỀ DU LỊCH CỦA TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ PHƢƠNG DUNG

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC


VỀ DU LỊCH CỦA TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH XUÂN DŨNG


(GVHD ký tên)

Hà Nội, 2015

2
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... 6


DANH MỤC BẢNG/BIỂU/HÌNH ẢNH/SƠ ĐỒ ............................................... 7
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9
1.Lý do chọn đề tài :............................................................................................ 9
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 11
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 11
7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 14
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH ............................................................ 15
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc ......................................................... 15
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước ................................................................ 15
1.1.2 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước ................................................ 16
1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước ............................................................... 16
1.2 Quản lý nhà nƣớc về du lịch .................................................................... 17
1.2.1 Khái niệm du lịch .................................................................................. 17
1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch ................................................ 18
1.2.3 Tổ chức và nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh .............. 21
1.2.4 Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương. ......... 22
1.3 Kinh nghiệm và mô hình tổ chức QLNN về du lịch của một số nƣớc
trong khu vực và trên thế giới........................................................................ 23
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số nước trong khu
vực và trên thế giới ........................................................................................ 23
1.3.2 Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về du lịch của một số nước trong
khu vực và trên thế giới.................................................................................. 24
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 26
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU
LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH ........................................................................... 27

3
2.1 Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh ....................................................... 27
2.1.1 Dân số và sự phân bổ dân cư .............................................................. 28
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh ............................................... 29
2.1.3 ạ t ng k thu t phục vụ du lịch .......................................................... 36
2.1.4. Tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Ninh ................................................. 40
2.1.5 Kết quả hoạt động du lịch .................................................................... 43
2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Bắc Ninh ......................... 50
2.2.1 Thực trạng hệ thống các cơ quan quản lý về du lịch của tỉnh Bắc Ninh
........................................................................................................................ 50
2.2.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh ...... 52
2.3 Đánh giá chung công tác QLNN về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh .............. 65
2.3.1 Ưu điểm ................................................................................................. 65
2.3.2 Nhược điểm ........................................................................................... 66
2.3.3 Nguyên nhân ......................................................................................... 67
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 69
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THI N CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LICH TẠI TỈNH BẮC NINH ................................ 70
3.1 Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ........................................ 70
3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về du lịch...... 72
3.2.1 Thể chế hóa các văn bản pháp lu t liên quan đến hoạt động du lịch .. 72
3.2.2 Phối hợp đồng bộ và chặt chẽ các ngành, các cấp trong quản lý nhà
nước về du lịch. .............................................................................................. 73
3.2.3 Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch ......................... 73
3.2.4 Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch. ............................. 74
3.2.5 ỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp du lịch và các điểm tham quan.
........................................................................................................................ 75
3.2.6 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ..... 75
3.2.7 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp lu t và thông tin du
lịch. ................................................................................................................. 76
3.3 Kiến nghị .................................................................................................... 77
3.3.1 Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh ............................................................... 77

4
3.3.2 Đối với Tổng Cục Du lịch .................................................................... 77
3.3.3 Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố, uyện ...................................... 78
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO .......................................................... 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 87

5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 CSLT C¬ së l-u tró

3 NNL Nguån nh©n lùc

4 QLNN Quản lý nhà nƣớc

5 THCS Trung häc c¬ së

6 THPT Trung häc phæ th«ng

7 TW Trung ƣơng

8 UBND Ủy ban nhân dân

9 VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch

6
DANH MỤC BẢNG/BIỂU/HÌNH ẢNH/SƠ ĐỒ

STT bảng/biểu/hình Nội dung


ảnh/sơ đồ

Hiện trạng cơ sở lƣu trú của Bắc Ninh (Giai đoạn 2009 -
1 Bảng 2.1
2013)

Sự phân bố các cơ sở lƣu trú ở Bắc Ninh (đến


2 Bảng 2.2
31/12/2013)

Phân bố di tích đƣợc công nhận cấp quốc gia và địa


3 Bảng 2.3
phƣơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4 Bảng 2.4 Lƣợng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 -2013

Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh (giai đoạn 2004 –


5 Bảng 2.5
2013)

Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh


6 Bảng 2.6
phân theo thị trƣờng (Giai đoạn 2006 - 2010 )

Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh


7 Bảng 2.7
phân theo mục đích chuyến đi (Giai đoạn 2006 - 2010)

Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh
8 Bảng 2.8 phân theo thị trƣờng và mục đích chuyến đi (Giai đoạn
2006 - 2010)

9 Biểu đồ 2.1 Lƣợng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 -2013

10 Biểu đồ 2.2 Trình độ chuyên môn của công chức ngành Du lịch

11 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu công chức theo giới tính

12 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu công chức đƣợc đào tạo chuyên ngành Du lịch

13 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu lãnh đạo đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch

7
14 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu chuyên viên đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch

15 Hình ảnh 2.1 Bản đồ du lịch tỉnh Bắc Ninh

Sơ đồ định hƣớng phát triển không gian tỉnh Bắc Ninh


16 Hình ảnh 2.2
đến năm 2030 tầm nhìn 2050

17 Hình ảnh 2.3 Lễ hội làng Diềm – Làng Quan họ cổ Bắc Ninh

Sơ đồ tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp


18 Sơ đồ 1.1
tỉnh theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch


19 Sơ đồ 2.1
tỉnh Bắc Ninh

8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Bắc Ninh là “cái nôi” hình thành và phát triển lịch sử, văn hóa của dân tộc
Việt Nam, quê hƣơng của đình, chùa, lễ hội, làng nghề và những làn điệu dân ca
say đắm lòng ngƣời. Với bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng
to lớn phát triển du lịch văn hóa mà không phải địa phƣơng nào cũng có đƣợc.
Tỉnh Bắc Ninh luôn xác định ngành du lịch là ngành kinh tế động lực của tỉnh và
thực tiễn trong những năm qua ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh đạt đƣợc nhịp độ
tăng trƣởng khá, góp phần làm cho tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh ngày càng tăng và xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu của tỉnh ngày càng rõ
nét. Song cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, ngành du lịch Bắc Ninh vẫn là một
ngành chậm phát triển, chƣa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế vốn có của địa
phƣơng; bởi một mặt chƣa đủ điều kiện để khai thác, mặt khác quan trọng hơn là
QLNN đối với ngành du lịch còn có những bất cập, chƣa thực sự tạo đƣợc môi
trƣờng kinh tế, pháp luật, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch. Sự hạn chế , kém
năng động của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh là hệ quả hay là
sản phẩm tất yếu của quá trình QLNN về quy hoạch và thực hiện quy hoạch
ngành, về quan điểm định hƣớng phát triển, về tƣ duy và cơ chế, chính sách phát
triển ngành, về đầu tƣ và thu hút đầu tƣ của tỉnh. Từ nhiều năm trƣớc đây, Nhà
nƣớc đã xác định Bắc Ninh là một trong những trung tâm du lịch lớn của quốc
gia, với điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, vị trí chiến lƣợc của tỉnh và
nhiều ƣu đãi khác do thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Bắc Ninh, nhƣng hiện nay
ngành du lịch vẫn chƣa thực sự phát huy đƣợc lợi thế này, thể hiện trên một số
mặt chủ yếu nhƣ: Lƣợng du khách đến với Bắc Ninh chƣa nhiều, số ngày lƣu trú
bình quân và công suất buồng phòng còn thấp, mức tiêu dùng của khách khi đến
Bắc Ninh còn ở mức rất khiêm tốn, đóng góp của ngành du lịch cho địa phƣơng
chƣa nhiều, chƣa giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho nhân dân, cơ cấu của ngành
du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp. Nếu tình hình này kéo dài, ngành

9
du lịch khó có thể trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.Vì vậy việc Nghiên
cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninhlà một yêu cầu cấp
bách và thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu


Đề xuất đƣợc các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2020 góp phần
phát triển du lịch.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về
du lịch tại tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: Toàn bộ các hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng QLNN đối với ngành du lịch tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2009 – 2013, đề xuất các giải pháp liên quan giai đoạn
2015 – 2020.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Thu thập, tổng quan các tài liệu lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc,
quản lý nhà nƣớc về du lịch.
- Khảo sát thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2009 – 2013
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc
về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2020.

10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phƣơng pháp Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu quản lý nhà
nƣớc và quản lý nhà nƣớc về du lịch.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Là một trong những phƣơng pháp quan
trọng góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Việc nghiên
cứu, điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh
nhằm bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập đƣợc. Trực tiếp
khảo sát các cán bộ công chức, viên chức ngành du lịch tại sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Bắc Ninh; trung tâm Xúc tiến Du lịch vàcác Phòng Văn hóa
Thông tin các huyện trên địa bàn tỉnh,một số đơn vị kinh doanh du lịch, một số
cụm,khu di tích đang khai thác hoạt động du lịch văn hóa, một số làng nghề
trong tỉnh để làm căn cứ cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thực hiện từ tháng 4 đến tháng 11
tại sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh; trung tâm Xúc tiến Du lịch Bắc
Ninh và các phòng Văn hóa Thông tin của thành phố Bắc Ninh;thị xã Từ Sơn;
huyện Tiên Du; huyện Quế Võ; huyện Yên Phong; huyện Thuận Thành; huyện
Gia bình; huyện Lƣơng Tàivới 100 phiếu.
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Bằng cách tham khảo ý kiến của
một số chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý, một số cán bộ có chức
trách tại địa phƣơng; những nhận định của các chuyên gia nhằm có định hƣớng
xác thực hơn cho việc nghiên cứu đề tài.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý của nhà nƣớc về
du lịch nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng đƣợc đặt lên hàng đầu đối
với việc phát triển du lịch. Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng và Nhà nƣớc đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài phục vụ
cho việc phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc đã xây dựng, ban hành

11
pháp luật, tổ chức sắp xếp lại bộ máy chuyên trách quản lý nhà nƣớc về du lịch
từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Với tính chất là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao nên việc quản lý cũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi việc nghiên
cứu quản lý nhà nƣớc về du lịch trên phƣơng diện tổng thể, toàn diện và có chiều
sâu.
Đề cập đến vấn đề quản lý này đã có một số công trình nghiên cứu đƣợc
công bố cấp nhà nƣớc nhƣ: Công trình nghiên cứu khoa học của Vụ pháp chế -
Tổng cục Du lịch do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Vân làm chủ nhiệm với đề tài
“Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp
lu t trong lĩnh vực du lịch”. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng pháp luật
trong lĩnh vực du lịch và đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch dƣới góc độ quản lý
nhà nƣớc; Công trình nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Trịnh Đăng Thanh (2004)
với đề tài: “Quản lý nhà nước bằng lu t pháp đối với hoạt động du lịch ở Việt
Nam hiện nay” đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật và đề xuất đƣợc những phƣơng hƣớng, giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
ở Việt Nam; Các công trình nghiên cứu khoa học về du lịch (Luận án Tiến sĩ)
nhƣ: “Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ở
Việt Nam” của Tiến Sĩ Trịnh Xuân Dũng (1989) ; “ Những điều kiện và giải
pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của
tác giả Vũ Đình Thụy (1997); “Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển
du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn” của Ouk Vanna ( 2004).
Hoặc các nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh trong đó có tỉnh
Bắc Ninh với đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh” của
tác giả Lê Trung Thu (Luận văn Thạc sĩ Du lịch, 2009). Đề tài đã thực hiện
thống kê, đánh giá, phân tích các tài nguyên du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh dựa

12
vào các tiêu chí sẵn có. Đƣa ra các thực trạng về cầu du lịch văn hoá, cung du
lịch văn hoá, các yếu tố tác động đến du lịch văn hoá từ đó phân tích, đánh giá
thực trạng của hoạt động du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở xu hƣớng
phát triển của du lịch quốc tế, khu vực, quốc gia, điều kiện cụ thể của địa
phƣơng, luận văn đã đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch văn hoá
tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu về đề tài phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có một số đề tài
khoa học đƣợc công bố nhƣ “ Khai thác di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh phục
vụ phát triển du lịch” của tác giả Lê Thị Minh Quế (Luận văn thạc sĩ Du lịch,
2009) đề tài phân tích, đánh giá thực trạng khai thác Quan họ trong hoạt động du
lịch hiện nay của Bắc Ninh, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế cần giải
quyết. Đƣa ra một số định hƣớng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về tổ chức,
quản lý, nguồn nhân lực, đầu tƣ cho khách du lịch Quan họ, thị trƣờng khách du
lịch, xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch Quan họ; Đề tài
“Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh” của tác giả Vũ
Thị Thúy (Luận văn thạc sĩ du lịch, 2010). Đối với các đề tài nghiên cứu phát
triển du lịch trên đây chủ yếu dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp phát triển sản
phẩm du lịch Bắc Ninh mà chƣa có đề tài nào nghiên cứu góc độ quản lý nhà
nƣớc về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh một cách toàn diện và có chiều sâu.
Với tình hình nghiên cứu các đề tài trên cho thấy việc phát triển du lịch dù
ở cấp độ nào thì công tác quản lý nhà nƣớc vẫn phải đƣợc đặt lên hàng đầu.
Trong điều kiện hiện nay, để phát triển kinh tế du lịch chung của đất nƣớc theo
kịp với xu thế hội nhập đòi hỏi phải có sự tham gia quản lý tích cực, đồng bộ
không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp trung ƣơng mà còn
có sự tham gia nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp tỉnh, cấp
huyện. Vì vậy việc nghiên cứu vai trò công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp
tỉnh là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của
toàn ngành. Đây cũng là lý do tại sao tác giả lựa chọn đề tài này làm đề tài

13
nghiên cứu và có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản
lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh khi nghiên cứu hoạch định, chính sách
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc phục vụ cho việc phát triển du lịch và
cũng có thể vận dụng cho một số địa phƣơng khác có những điểm tƣơng đồng về
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhƣ ở tỉnh Bắc Ninh.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình, danh mục
bảng biểu, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung bao gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU
LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH.
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH

14
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên
trách để cƣỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trƣớc hết lợi ích
của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội
chủ nghĩa.
- Quản lý nhà nước là khâu rất quan trọng trong quá trình phát triển nhà nƣớc.
Là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nƣớc (lập pháp, hành pháp và
tƣ pháp) để thực thi quyền lực Nhà nƣớc, thông qua các văn bản quy phạm pháp
luật.
+ Cơ quan lập pháp: Quốc hội
+ Cơ quan hành pháp: Chính phủ, các Bộ và UBND các cấp.
+ Cơ quan tƣ pháp: Tòa án tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân
- Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nƣớc đƣợc
thực hiện trƣớc hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nƣớc,có nội dung
là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền
lực nhà nƣớc, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thƣờng
xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị của
nƣớc ta.
Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động chấp
hành, điều hành của nhà nƣớc.
Thực hiện quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua: Luật
pháp, hệ thống tổ chức và đội ngũ công chức.
Nói tóm lại, quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân,

15
tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan công chức
trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và
phát triển bền vững trong xã hội.
1.1.2 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước
Quản lý nhà nƣớc luôn mang tính quyền lực, tính tổ chức chặt chẽ. Các
hoạt động của công tác quản lý nhà nƣớc thƣờng có mục tiêu rõ ràng, có chiến
lƣợc và kế hoạch để hoàn thành mục tiêu cụ thể dựa trên những quy định chặt
chẽ của pháp luật, có tính chủ động , sáng tạo và linh hoạt trong thực tiễn điều
hành, quản lý. Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý bằng bộ máy quản lý và nguồn
nhân sự của mình để củng cố các hoạt động ngành, lĩnh vực đƣợc tốt hơn và tạo
sự minh bạch việc thƣờng xuyên thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra.
Để thực hiện quản lý hành chính nhà nƣớc đòi hỏi 3 yếu tố không thể thiếu
đƣợc, đó là:

- Các văn bản luật pháp

- Hệ thống tổ chức bộ máy từ TW đến địa phƣơng

- Đội ngũ cán bộ công chức.

1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước

Nhà nƣớc có vai trò rất lớn đối với xã hội, nhƣ việc thực hiện quản lý
thông qua việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách, pháp luật, chiến lƣợc phát
triển đất nƣớc trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó Nhà nƣớc còn đề ra quy định
chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp, cơ quan ban ngành thực hiện theo ngành, lĩnh
vực. Nếu chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc phù hợp với
thực tại khách quan của đất nƣớc và đƣợc thực hiện tốt thì hoạt động của nhà
nƣớc có thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngƣợc lại, nếu chính sách,
pháp luật của nhà nƣớc không phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hoặc không

16
đƣợc thực hiện hoặc thực hiện tồi thì sẽ làm cho xã hội trì trệ hoặc kìm hãm sự
phát triển của xã hội

Nhà nƣớc đóng vai trò sống còn trong việc thúc đẩy những thành quả phát
triển lâu dài bằng việc cung cấp cơ sở hạ tầng, bảo vệ an ninh quốc phòng và
quản lý môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định.

1.2 Quản lý nhà nƣớc về du lịch


1.2.1 Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài ngƣời.
Những năm gần đây du lịch phát triển nhanh ở nhiều nƣớc trên thế giới. Đối với
nhiều quốc gia, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nguồn thu ngoại tệ
lớn.
Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” đƣợc hiểu rất khác nhau bởi nhiều lẽ nhƣ
sau :
- Xuất phát từ ngữ nghĩa của từ “du lịch” đƣợc dùng ở mỗi nƣớc. Trong
ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga sử dụng các từ Tourism, Le Tourism,
Typuzm. Do đó “du lịch” có nghĩa là: Khởi hành, đi lại, chinh phục không gian.
Ở Đức sử dụng từ “Derfremdenverkehrs” có nghĩa là lạ, đi lại và mối quan hệ.
Do đó ở Đức nhìn nhận du lịch là mối quan hệ, vận động đi tới các vùng, địa
danh khác lạ của ngƣời đi du lịch.
- Xuất phát từ các đối tƣợng và nhiệm vụ khác nhau của các đối tƣợng đó
khi tham gia vào “hoạt động du lịch”. Đối với ngƣời đi du lịch thì đó là cuộc
hành trình và lƣu trú ở một địa danh ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm thỏa
mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mình. Đối với các chủ cơ sở kinh doanh du
lịch thì đó là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất, dịch vụ phục vụ ngƣời đi
du lịch nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Đối với chính quyền địa phƣơng có địa danh
du lịch, thì đó là việc tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động kinh doanh đa dạng giúp đỡ

17
việc lƣu trú, việc hành trình của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại
địa phƣơng, tăng nguồn thu cho dân cƣ, cho ngân sách, nâng cao mức sống của
dân cƣ; tổ chức các hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc bảo vệ môi trƣờng tự
nhiên, xã hội của vùng… Ngoài ra du lịch đƣợc hiểu là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dƣỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nƣớc về du lịch là một bộ phận của quản lý nhà nƣớc và tuân
theo các thành phần cơ bản trong quản lý nhà nƣớc, đó là:

Chủ thể quản lý nhà nƣớc về du lịch : Hệ thống các cơ quan quản lý nhà
nƣớc về du lịch ( theo chiều dọc và theo chiều ngang)

Khách thể quản lý nhà nƣớc về Du lịch :

+ Quản lý về hoạt động du lịch

+ Quản lý về hoạt đông kinh doanh du lich ( lƣu trú, ăn uống…)

+ Quản lý về hoạt động cấp phép, xếp hạng, quảng cáo….

Công cụ quản lý nhà nƣớc bao gồm:

* Về luật pháp, không chỉ có Luật Du lịch trong đó QLNN về du lịch có 9 nội
dung sau :

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính
sách phát triển du lịch.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,
tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch;
3. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực; nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;

18
5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát
triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch;
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch
trong nƣớc và nƣớc ngoài;
7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch, sự phối hợp của các
cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý nhà nƣớc về du lịch;
8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch;
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về du lịch.
Nguồn u t Du lịch 2005
Mà còn 5 nhóm Luật với trên 60 luật liªn quan đến hoạt động du lịch.
Nhãm thø nhÊt: C¸c v¨n b¶n ph¸p luËt liªn quan ®Õn con ngƣời vµ quyÒn lîi cña
con ngƣời bao gåm:
+ HiÕn ph¸p nƣớc CHXHCN ViÖt Nam
- LuËt Quèc tÞch
- LuËt Lao ®éng
- LuËt Gi¸o dôc
-LuËt D¹y nghÒ
- LuËt B¶o hiÓm
- LuËt h×nh sù
- LuËt tè tông h×nh sù
- v.v…
Nhãm thø hai: Liªn quan ®Õn viÖc ®i l¹i cña con ngƣêi, bao gåm:
- Luật XuÊt- NhËp c¶nh
- LuËt H¶i quan
- LuËt Hµng Kh«ng
- LuËt Giao th«ng ®ƣờng bé
- LuËt Giao th«ng ®ƣờng biÓn

19
- LuËt Giao th«ng ®ƣờng thuû
- C¸c văn bản ph¸p quy kh¸c
Nhãm thø ba: Liªn quan tíi c¸c vÊn ®Ò cña ®iÓm ®Õn du lÞch vàđiểm tham quan
du lịch, bao gåm:
- LuËt ®Êt ®ai
- LuËt Di s¶n văn hãa
- LuËt M«i trƣờng
- LuËt X©y dùng
- LuËt §Çu tƣ víi n-íc ngoµi
- Vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p quy kh¸c
Nhãm thø tƣ: Liªn quan ®Õn kinh doanh c¸c dÞch vô du lÞch.
- LuËt Doanh nghiÖp
- LuËt Thƣơng m¹i
- LuËt ThuÕ
- Luật Thống kª
- Luật Kế Toán
- Luật Qu¶ng c¸o
- C¸c v¨n b¶n ph¸p quy kh¸c
Nhãm thứ năm: Liªn quan đến c«ng ph¸p quốc tế và tƣ ph¸p quốc tế
- C«ng ph¸p quèc tÕ (LuËt quèc tÕ) lµ tæng thÓ c¸c nguyªn t¾c, quy ph¹m ®ƣợc
c¸c quèc gia vµ c¸c chñ thÓ kh¸c cña luËt quèc tÕ x©y dùng dƣới h×nh thøc cïng
ký kÕt ®iÒu ƣớc quèc tÕ nh»m ®iÒu chØnh c¸c quan hÖ chÝnh trÞ-x· héi gi÷a c¸c
nhµ nƣớc víi nhau vµ gi÷a c¸c nhµ nƣớc víi c¸c tæ chøc quèc tÕ liªn quan.VÝ dụ
nhƣ nƣớc ta tham gia vào Tổ chức Thƣơng mại quốc tế(WTO), tham gia Cộng
đồng ASEAN..v.v
- Tƣ ph¸p quèc tÕ: Lµ tæng thÓ c¸c nguyªn t¾c, quy ph¹m ®iÒu chØnh c¸c mèi
quan hÖ d©n sù, lao ®éng, h«n nh©n vµ gia ®×nh, tè tông d©n sù cã yÕu tè nƣớc
ngoµi.

20
+ Các chính sách kinh tế vĩ mô.

1.2.3 Tổ chức và nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh


Công tác QLNN về du lịch ở cấp tỉnh thực hiện theo Nghị
định24/2014/NĐ-CP ngày 22/1/2015 của Chính phủ, “Quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng”; Thông tƣ 48/2005/TT-BNV ngày 29/4/2005 của Bộ Nội Vụ “ Hƣớng dẫn
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp
ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng”; Thông tƣ
43/2008/TTLT- BVHTTDL- BNV ngày 06/6/2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch – Bộ Nội vụ “hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa
và Thể thao thuộc UBND cấp huyện”

UBND Tỉnh

Văn Phòng UBND Sở Nội vụ


Sở Tƣ pháp Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

Sở Tài chính Sở Công thƣơng

Sở Giao thông vận tải Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và môi trƣờng Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Văn hóa Thể Thao và Du Sở Lao động Thƣơng binh và


Lịch Xã hội

Sở Y tế Sở Nông nghiệp và phát triển


nông thôn
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Khoa học Công nghệ
Thanh tra tỉnh
21
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP
Trách nhiệm QLNN về du lịch: UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính Phủ có trách nhiệm thực hiện
quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa phƣơng; cụ thể hóa chiến lƣợc, quy hoạch, kế
hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phƣơng
và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trƣờng tại
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

1.2.4 Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương.
Ban Chỉ đạo Nhà nƣớc về Du lịch có nhiệm vụ giúp Thủ tƣớng Chính phủ
chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các bộ, ngành và địa phƣơng liên quan trong
việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chƣơng trình quốc gia về phát
triển du lịch trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
của đất nƣớc.
Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất với Thủ tƣớng Chính phủ giải pháp, cơ
chế, chính sách về phát triển du lịch; giải quyết những vƣớng mắc liên quan đến
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển du lịch vƣợt quá thẩm quyền
giải quyết của các bộ, ngành và địa phƣơng.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phƣơng
trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch, chƣơng trình cụ thể về phát triển du
lịch phù hợp với kế hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nƣớc...
Trƣởng Ban Chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ
đạo; chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng và
thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; quyết định và
chịu trách nhiệm trƣớc Thủ tƣớng Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo.

22
Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm của Trƣởng Ban Chỉ
đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo
chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trƣởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo sẽ họp định kỳ 6 tháng một lần. Trƣờng hợp cần thiết Trƣởng
Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất thƣờng hoặc phiên họp mở rộng.
Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng do phó Thủ tƣớng làm
trƣởng Ban, ở địa phƣơng là ban chỉ đạo phát triển du lịch. Ở nƣớc ngoài, tại các
địa phƣơng là điểm đến du lịch cũng thành lập một Hội đồng hoặc Ủy ban phối
hợp phát triển du lịch.

1.3 Kinh nghiệm và mô hình tổ chức QLNN về du lịch của một số nƣớc
trong khu vực và trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số nước trong khu
vực và trên thế giới
Mỗi quốc gia có thể chế chính trị riêng, có hiến pháp và hệ thống luật pháp
khác nhau,vì thế vấn đề quản lý nhà nƣớc về du lịch có những đặc điểm riêng.
Tuy nhiên có thể đúc kết một số kinh nghiệm cơ bản về quản lý nhà nƣớc về du
lịch nhƣ sau:
Thứ nhất: Để giải quyết những vƣớng mắc trong hệ thống pháp luật liên
quan đến hoạt động du lịch, các nƣớc thƣờng thành lập Ủy ban du lịch quốc gia
hoặc Hội đồng du lịch quốc gia với thành phần là những Bộ hoặc cơ quan ngang
Bộ quản lý các bộ luật liên quan đến du lịch nhằm tháo gỡ những quy định cản
trở hoạt động du lịch. Cơ quan này có quyền kiến nghị quốc hội hoặc nghị viện
chỉnh sửa các quy định trong các bộ luật hoặc kiến nghị Chính phủ điều chỉnh
các chính sách để hoạt động du lịch phát triển. Một số nƣớc, Ủy ban hoặc Hội
đồng du lịch có ở các địa phƣơng là những nơi du lịch phát triển. Ủy ban này
không chỉ chăm lo cho việc phát triển du lịch, mà còn chăm lo cho vấn đề vui
chơi giải trí và nghỉ dƣỡng cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

23
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức này đƣợc khẳng định
trong Luật Du lịch hoặc một Luật riêng.
Thứ hai: Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch của các nƣớc đƣợc chia
thành những nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Bộ Du lịch
Nhóm thứ hai: Là một cơ quan trực thuộc Chính phủ
Nhóm thứ ba: Là cơ quan thuộc một Bộ thuộc Chính phủ (Bộ Công
Thƣơng, Bộ Văn hóa, Bộ Giao thông vânh tải..v.v)
Thứ ba: Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia.
Mô hình này có ở Thailan, Singapore và một số nƣớc khác. Đặc điểm của
tổ chức này là chăm lo cho việc xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài và nâng cao chất
lƣợng dịch vụ ở trong nƣớc. Ví dụ: TAT(Cơ quan du lịch Thailan) có 15 đại diện
ở nƣớc ngoài và 15 đại diện du lịch ở trong nƣớc. Kinh phí duy trì cho hoạt động
của tổ chức này phụ thuộc vào số lƣợng khách du lịch quốc tế đến và thu nhập từ
du lịch quốc tế. Họ có quyền kiểm tra các loại dịch vụ và cấp thẻ hƣớng dẫn
viên.

1.3.2 Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về du lịch của một số nước trong khu
vực và trên thế giới.
Có ba loại mô hình cơ bản về tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch ở trung
ƣơng, đó là:
- Bộ Du lịch
- Trực thuộc Bộ
- Tổng cục Du lịch trực thuộc Văn phòng Chính phủ.
oại mô hình thứ nhất. Thƣờng có ở các nƣớc nhỏ, mới phát triển du lịch, hệ
thống luật pháp chƣa đầy đủ và chƣa đồng bộ.
oại mô hình thứ hai. Thƣờng có ở các nƣớc phát triển du lịch, có hệ thống luật
pháp đầy đủ và đồng bộ.

24
oại mô hình thứ ba. Do nhận thức về tính chất liên ngành của hoạt động du lịch
nên cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch trực thuộc Văn phòng Chính phủ hoặc
Văn phòng Thủ tƣớng để chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời cho sự phát triển du lịch.

25
Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, đề tài đã tiến hành nghiên cứu và khái quát chung đƣợc
cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc về du lịch, chức
năng, nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp tỉnh. Dùng hoạt
động thực tiễn của một số địa phƣơng trong nƣớc và một số quốc gia trong khu
vực làm bài học kinh nghiệm để vận dụng linh hoạt và đƣa ra những cơ chế phù
hợp trong việc điều hành, quản lý hiệu quả, phát triển ngành du lịch hơn nữa cho
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở lý thuyết cho việc nghiên
cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh ở chƣơng
sau.

26
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU
LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH
2.1 Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh – mảnh đất cổ kính, một làng quê văn hiến với những con ngƣời
siêng năng, cần cù, chịu khó, thủy chung trong cuộc sống, tinh tế, lịch lãm trong
ứng xử, thông minh, tài ba trong học hành. Những con ngƣời ấy đang hàng ngày,
hàng giờ miệt mài cống hiến dựng xây, kiến thiết cho quê hƣơng ngày thêm giàu
đẹp. Bên cạnh đó, với tấm lòng yêu say các sinh hoạt văn hóa truyền thống, họ
đã góp phần tạo ra cho mảnh đất nơi đây một kho tàng văn hóa phong phú, đa
dạng mà không phải bất cứ làng quê nào cũng có đƣợc. Sự đa dạng đó còn đƣợc
thiết lập qua cả một chiều dài lịch sử và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa bởi vì
những con ngƣời nơi đây luôn biết giữ gìn, hòa mình vào các tài nguyên văn hóa
đó.

Trải qua bao năm tháng, Bắc Ninh vẫn luôn tự hào là mảnh đất chứa đựng nhiều
dấu ấn văn hóa nhất. những điều kiện về kinh tế xã hội, những cơ chế chính sách
của Đảng, nhà nƣớc và của ngành du lịch cũng có tác động mạnh mẽ thúc đẩy
phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.

Với những điều kiện đó, du lịch Bắc Ninh đáng lẽ phải phát triển ngang tầm với
các địa phƣơng khác trong khu vực. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở mảnh đất tƣơi
đẹp này vẫn chƣa phát triển đúng với tiềm năng của tỉnh. Các thực trạng hoạt
động du lịch đó sẽ đƣợc tác giả thống kê phân tích sau đây.

27
Hình ảnh 2.1 Bản đồ du lịch tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Ninh

2.1.1 Dân số và sự phân bổ dân cư


2.1.1.1 Đặc điểm dân số.
Năm 2013, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1.114.001 ngƣời, cơ cấu dân
số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: Nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi
khoảng 66% và 6,3% số ngƣời trên 65 tuổi. Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc
còn cao (0,59). Dân số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với
tỉ lệ tƣơng ứng của cả nƣớc (50,05%). Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh tế
- xã hội là chủ yếu.
Phân bố dân cƣ Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ
lệ 75%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 25%, thấp hơn sovíi tỉ lệ dân
đô thị của cả nƣớc. Mật độ dân số trung bình năm 2013 của tỉnh là 1354
ngƣời/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ dân số

28
của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố
Bắc Ninh.
Nguồn số liệu thống kê: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
2.1.1.2 Nguồn nhân lực
Ƣớc tính 2013, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm
67,01% tổng dân số, tƣơng đƣơng với khoảng 693,4 ngàn ngƣời, trung bình mỗi
năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn ngƣời, tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt 1,33%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập
trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là
lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ
thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm.
Chất lƣợng của nguồn nhân lực đƣợc thể hiện chủ yếu qua trình độ học
vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn
nhân lực (NNL) Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nƣớc nhƣng thấp
hơn so với mức trung bình của Đång B»ng Sông Hồng và vùng kinh tÕ träng
®iÓm Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39% NNL mù chữ, 5,79% chƣa tốt nghiệp tiểu học,
66,61% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhƣng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%.Năm
2013, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%,
trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Nhƣ vậy, chất
lƣợng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nƣớc (30,0% &
12,4%).

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh


a/Kinh tế - xã hội

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, hệ thống các đô thị tỉnh Bắc Ninh
cũng đã dần đƣợc hình thành và phát triển. Hiện nay toàn tỉnh có 1 thành phố
Bắc Ninh (đô thị loại III), 1 thị xã Từ Sơn và 6 thị trấn là Phố Mới (huyện Quế
Võ), Lim (huyện Tiên Du), Chờ (huyện Yên Phong), Hồ (huyện Thuận Thành),

29
Gia Bình (huyện Gia Bình) và Thứa (huyện Lƣơng Tài). Những năm qua tốc độ
đô thị hóa diễn ra khá nhanh, đặc biệt là ở thành phố Bắc Ninh và Từ Sơn. Ngày
09/4/2007 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký nghị định số 60/2007/NĐ-CP về việc mở
rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Ninh lên 8.028,19 ha, dân số 150.331
ngƣời trên cơ sở sát nhập các xã Hòa Long, Vạn An, Khúc Xuyên, Phong Khê
(huyện Yên Phong), Kim Chân, Vân Dƣơng, Nam Sơn (huyện Quế Võ) và Khắc
Niệm, Hạp Lĩnh (huyện Tiên Du) vào thành phố Bắc Ninh. Bắc Ninh đã đƣợc
định hƣớng phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng vào năm 2020.
Thị trấn Từ Sơn cũng đã đƣợc nâng cấp thành thị xã, trong đó đất khu nội thị xã
đƣợc mở rộng ra các xã Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đồng Quang và
thị trấn Từ Sơn. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh ở cách khu
vực đông dân cƣ, các khu công nghiệp tập trung, các khu vực ven đƣờng QL 1A,
QL18, QL38. Trong tƣơng lai, việc phát triển mạng lƣới thị trấn, thị tứ vẫn tập
trung chính ở các khu vực này.

ình ảnh 2.2: Sơ đồ định hướng phát triển không gian tỉnh Bắc Ninh đến năm
2030 t m nhìn 2050

30
Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.

Việc bố trí đất đai cho các điểm dân cƣ này cần phải dƣợc chú trọng xem
xét hợp lý, tạo điều kiện phát triển cho các đô thị mà vẫn ®¶m bảo đƣợc đất đai
cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, cảnh quan thiện nhiên,
dành quỹ đất cho phát triển các dịch vụ công ích và phát triển các công trình
phục vụ du lịch.

b/Văn hóa - thể dục – thể thao

Các hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao trong tỉnh đã có
chuyển biến tích cực góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho
nhân dân. Hàng năm tỉnh vẫn duy trì đƣợc các hoạt động văn hóa và sinh hoạt tín
ngƣỡng thông qua sinh hoạt văn hóa quan họ, các lễ hội truyền thống đậm đà sắc
thái văn hiến Kinh Bắc nhƣ lÔ hội chùa Dâu, hội Lim, hội Đền Đô…hoạt động
thể thao cho mọi ngƣời ngày càng phát triển, các cuộc thi đấu gắn liền với các lễ
hội tạo nên không khí sôi nổi thi đua tập luyện, giao lƣu đoàn kết, đẩy mạnh
phong trào.

c/ Giao thông:

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tƣơng đối thuận lợi. Trong những
năm gần đây, hệ thống giao thông của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống
giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy nội địa. Hệ thống giao thông phát triển tạo
điều kiện thuận lợi cho thông thƣơng và việc tiếp cận của khách du lịch từ các
cảng biển, sân bay quốc tế Nội Bài và các cửa khẩu đƣờng bộ ở các tỉnh bạn.

- Đường bộ:

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đƣờng bộ thuận tiện cho việc vận chuyển,
giao lƣu kinh tế trong ngoài tỉnh. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ toàn tỉnh hiện

31
có 3.906,5 km, mật độ đƣờng 4,75km/km2 thuộc loại cao so với bình quân cả
nƣớc, trong đó:

Có 3 tuyến quốc gia gồm Quốc lộ 1 (AH1) đoạn qua Bắc Ninh dài 19 Km,
Quốc lộ 18 đoạn qua Bắc Ninh dài 26,2 km và Quốc lộ 38 đoạn qua Bắc Ninh
dài 23 km và đƣờng cao tốc Bắc Ninh – Nội Bài đoạn chạy qua Bắc Ninh dài 17
km, mật độ đƣờng 4,75 km/km2. Các tuyến Quốc lộ qua Bắc Ninh là các tuyến
quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc của đất nƣớc.
Đặc biệt, tuyến giao thông Quốc lộ 1 và Quốc lộ 18 có ý nghĩa rất quan trọng đối
với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh Bắc Ninh.

+ Có 12 tuyến đƣờng tỉnh lộ gồm các tuyến TL 270, 271, 272, 280, 281,
282, 283, 284, 286, 291, 295, 295B với tổng chiều dài 290km.

+ Đƣờng huyện lộ và đƣờng nội thị có tổng chiều dài là 514km.

+ Đƣờng trục xã có tổng chiều dài là 755 km.

+ Đƣờng thôn, xóm có tổng chiều dài là 2.392 km.

Nhìn tổng thể, hệ thống giao thông của tỉnh Bắc Ninh có một số đặc điểm
cơ bản sau:

+ Về mạng lƣới: Đƣợc hình thành từ nhiều năm trƣớc đây nhƣng cơ bản là
khá hợp lý về quy hoạch mạng lƣới chung, đảm bảo cho xe ô tô đi từ tỉnh đến
các xã, các thông trong toàn tỉnh và liên hoàn với mạng lƣới giao thông quốc gia.
Liên hệ với đƣờng sắt và đƣờng sông cũng có các tuyến đƣờng bộ đƣợc nối với
các cảng, ga và các bến bãi ven sông.

+ Về tình trạng ký thuật đƣờng bộ: Trừ các tuyến Quốc lộ, còn lại các
tuyến đƣờng địa phƣơng nhìn chung chƣa tốt, nền đƣờng, mặt đƣờng hẹp. Tỉnh
lộ chủ yế mới đặt tiêu chuẩn đƣờng cấp 5 đồng bằng (nền rộng 6,5 m, mặt rộng

32
3,5m), còn các tuyến đƣờng xã, đƣờng trong thôn xóm chỉ đặt cấp B, cấp A nông
thôn (nền rộng 4 – 5m, mặt rộng 3m). Hiện tại chiri có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ
và một số tuyến đƣờng huyệ đƣợc trải nhựa, còn lại vẫn đa số là đƣờng đất hoặc
cấp phối các loại, tuy nhêin hầu hết các tuyến đƣờng nội thôn, xóm hầu nhƣ đã
gạch hóa hoặc bê thông hóa. Các tuyến đƣờng nội khu công nghiệp đến nay cơ
bản đƣợc xây dựng đảm bảo quy hoạch và tải trọng cao.

- Đường sông:

Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70 km, sông Đuống
dài 42 km và sông Thái Bình dài 17 km. Cả 3 còn sông này đều có khả năng cho
các phƣơng tiện thủy có tải trọng 20 - 400 tấn đi qua, riêng sông Cầu còn 10 km
thƣợng nguồn vào mùa khô chỉ có khả năng cho tuyền 50 tấn đi qua.

Trên mạng lƣới đƣờng sông của Bắc Ninh hiện tại có 3 cảng lớn là:

+ Cảng Đáp Cầu (do cục đƣờng sông quản lý) có bải chứa 2 ha, trƣớc đây
lƣợng hàng lƣu thông qua là 200.000 tấn/năm, ay chỉ còn 100.000 tấn/năm chủ
yếu là vật liệu xây dựng.

+ Cảng chuyên dùng nhà máy kính Đáp Cầu có công suất trên 30.000
tấn/năm.

+ Cảng chuyên dùng nhà máy kính nổi Quế Võ tại Đáp Cầu có công suất
35.000 tấn/ năm.

Ngoài 3 cảng này còn có nhiều bãi xếp dỡ vật liệu khai thác cát chƣa đƣợc
đầu tƣ xây dựng nhƣ: Hồ, Đông Xuyên, Kênh Vàng… hàng năm xếp dỡ một
lƣợng hàng lớn chủ yếu là vật liệ xây dựng.

- Đường sắt:

33
Bắc Ninh có tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua gần 20km với
4 ga chất lƣợng đƣờng và ga đều đã xuống cấp, khả năng sử dụng khai tác hạn
chế. Các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu xây dựng, phân bón và hàng
tiêu dùng, lƣợng hành khách qua lại ngày càng có xu hƣớng giảm. Hiện nay, Bắc
Ninh đang xây dựng tuyến đƣờng sắt Yên Viên – Hạ Long, đoạn qua Bắc Ninh
dài 18km với 2 ga là Nam Sơn và Châu Cầu.

- Đường hàng không:

Bắc Ninh không có cảng hàng không nhƣng cảng hàng không quốc tế Nội
Bài của Hà Nội chỉ cách thành phố Bắc Ninh khoảng 40 km (tƣơng đƣơng
khoảng cách từ trung tâm thành phố Hà Nội) về phía Tây và các thị xã Từ Sơn
25km với tuyến đƣờng cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh hiện đại và thuận lợi cho du
khách đến Bắc Ninh bằng đƣờng không.

d/ Hệ thống điện:

Bắc Ninh có hệ thống lƣới điện từ tỉnh về đến huyện, xã và từng thôn xóm
đƣợc xây dựng đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trƣớc đây mạng lƣới điện không đồng bộ, chất lƣợng kém, không đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có du lịch. Thời gian qua, ngành
điện của tỉnh đã đầu tƣ 400 tỷ đồng để xây dựng cải tạo hệ thống điện. Đến nay
toàn tỉnh có 173,4 km đƣờng dây 110KV, 465,3 km đƣờng dây 35KV, 465,2km
đƣờng dây 6-10-22KV và 2.117km đƣờng dây 0,8KV. Nhìn chung hệ thống điện
đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân.

e/Cấp nước:

Nguồn nƣớc ngầm trên địa bản tỉnh Bắc Ninh trƣớc đây khá phong phú
với trữ lƣợng đạt hơn 235 ngàn mét khối một ngày đêm. Bên cạnh đó, với mạng

34
lƣới sông ngòi dày đặc, Bắc Ninh có trữ lƣợng lớn nƣớc mặt với hàm lƣợng
khoáng chất đảm bảo khai thác cấp nƣớc sinh hoạt. Tuy nhiên, thời gian gần đầy
do việc khai thác nƣớc ngầm phục vụ công nghiệp và đô thị còn thiếu kiểm soát
nên ảnh hƣởng nhiều đến trữ lƣợng nƣớc ngầm, đặc biệt vào mùa khô.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 nhà máy nƣớc với tổng công suất
50.500m3/ngđ, cung cấp nƣớc sạch đủ cho thành phố Bắc Ninh, một số cụm dân
cƣ tại các thj trấn Phố Mới, thị xã Từ Sơn, thị trấn Lim, thị trấn Thứa và thị trấn
Hồ. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai một số
dự án cấp nƣớc sinh hoạt tập trung, chủ yếu vẫn cho các khu vực dân cƣ nông
thôn. Các khu vực khác hiện tại vẫn dùng nƣớc giếng khoan. Vấn đề này cần
đƣợc cải thiện để một mặt phục vụ nhu cầu nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân, nhu
cầu nƣớc sản xuất của các doanh nghiệp và mặt khác bảo đảm cho nhu cầu của
khách du lịch.

f/Thoát nước:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chƣa có nhà máy xử lý nƣớc thải sinh hoạt.
Tỉnh Bắc Ninh đang đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng thu gom và nhà máy xử lý
nƣớc thải tại thành phố Bắc Ninhvà thị xã Từ Sơn. Các đô thị còn lại đang sử
dụng hệ thống thoát nƣớc chung với nƣớc mƣa, chủ yếu sử dụng hệ thống rãnh
xây nắp đan, các cống này đều đƣợc xây dựng từ lâu nên đã hƣ hỏng nhiều,
không đảm bảo thoát nƣớc mƣa trong mùa mƣa.

g/ Hệ thống thông tin liên lạc:

Cùng chung đặc điểm nhƣ phần lới các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, Bắc
Ninh có dịch vụ bƣu chính viễn thông phát triển mạnh, đảm bảo liên lạc đƣợc
thông suốt. Không những thế, hệ thống thông tin liên lạc cảu tỉnh vẫn tiếp tục
đƣợc hiện đại hóa, đã đầu tƣ thêm 1 tổng đài, 17 trạm truyền dẫn cáp quang đến
tất cả các huyện thị, 99 điểm bƣu điện văn hóa xã và 149 điểm bƣu điện văn hóa

35
thôn, rút ngắn bán kính phục vụ xuống dƣới 1km/điểm phục vụ, thấp hơn mức
bình quan cả nƣớc. Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đầu tinh trong cả
nƣớc xây dựng và đƣa vào sử dụng cổng giao tiếp điện tử, bán điện tử phục vụ
cho công tác quản lý và hiện đại hóa dịch vụ thông tin.

2.1.3 Hạ t ng k thu t phục vụ du lịch


Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình
phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của
khách du lịch về lƣu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện về vui chơi giải trí
và các dịch vụ khác... Nói đến cơ sở vật chất kỹ thuật chúng ta không chỉ đánh
giá về mặt số lƣợng mà còn phải đánh giá mặt chất lƣợng. Chất lƣợng của cơ sở
vật chất kỹ thuật tốt thì mới đáp ứng đƣợc đầy đủ các nhu cầu và làm hài lòng
khách du lịch.

Cơ sở lưu trú: Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc hiện nay, do lƣợng
khách ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà trọ đƣợc xây dựng thêm để đáp
ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không
ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn
chung số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về
số lƣợng, quy mô và phƣơng thức hoạt động. Hiện nay, toàn tỉnh có 178 khách
sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giƣờng) có thể đƣa vào phục vụ kinh
doanh du lịch, trong đó có 6 khách sạn đƣợc phân hạng sao (252 phòng và 346
giƣờng).

Bảng 2.1 iện trạng cơ sở lưu trú của Bắc Ninh Giai đoạn 2009 - 2013)

Tăng
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
TB

Tổng 63 71 62 103 119 128 121 142 158 178 11,8%


số

36
CSLT

Tổng
số 554 584 633 708 897 1.103 1.123 1.382 1.596 1.792 14,8%
phòng

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Ninh

Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã
gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nhu cầu đi du lịch của ngƣời dân kéo theo đó là sự
sa sút của ngành du lịch. Một số đơn vị kinh doanh cơ sở lƣu trú đã chuyển đổi
hình thức kinh doanh, một số doanh nghiệp khác muốn tồn tại phải nâng cao chất
lƣợng các dịch vụ vụ của mình, điều này lý giải cho sự sụt giảm về số lƣợng các
cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn. Chất lƣợng của các khách sạn nhìn chung vẫn
chƣa đƣợc cải thiện, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách du
lịch, đặc biệt là khách du lịch thƣơng mại. Quy mô trung bình khoảng 10 - 12
phòng/cơ sở, công suất sử dụng phòng tại các khu vực nói chung đạt mức
34,08%.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú: Không đồng đều, chủ yếu tập trung ở
Thành phố Bắc Ninh (43,8%) và huyện Từ Sơn (29,2%) tổng số cơ sở lƣu trú
hiện có trên địa bàn tỉnh; tiếp theo là Tiên Du (6,2%), huyện Quế Võ (5,6%),
huyện Lƣơng Tài (5,1%), huyện Thuận Thành (4,5%), huyện Gia Bình và Yên
Phong (2,8%).

Bảng 2.2 Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Bắc Ninh đến 31/12/2013

Tổng số Tổng số Tổng số Giá phòng Công suất


TT ĐỊA BÀN
CSLT phòng giƣờng TB (VND) TB (%)

1 Tp Bắc Ninh 78 926 1.190 250.000 39%

37
2 Từ Sơn 52 572 661 250.000 38%

3 Tiên Du 11 94 97 200.000 36%

4 Gia Bình 5 42 42 150.000 35%

5 Lƣơng Tài 9 62 68 150.000 35%

6 Thuận Thành 8 81 89 150.000 36%

7 Quế Võ 10 78 95 200.000 37%

8 Yên Phong 5 37 37 150.000 38%

Tổng số 178 1.792 2.279 187.500 36,8%

Nguồn: Sở V , TT&D Bắc Ninh

Sau khi tái thành lập, toàn tỉnh Bắc Ninh duy nhất chỉ có khu nhà nghỉ
Suối Hoa, đƣợc xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Trải qua năm tháng, phần lớn các cơ
sở này bị xuống cấp hoặc bị hƣ hỏng. Trong những năm gần đây, với chính sách
đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc, ngành du lịch
nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển đáng khích lệ. Trong bối cảnh chung của cả
nƣớc, du lịch Bắc Ninh đã có những bƣớc tiến đáng kể. Sự phát triển nhanh
chóng của hệ thống các sơ sở lƣu trú và các cơ sở dịch vụ du lịch Từ Sơn, Bắc
Ninh đã làm gia tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng trên phạm vi toàn tỉnh.

Cơ sở ăn uống: Ngày nay hoạt động ăn uống trong việc kinh doanh du
lịch cũng mang lại lợi nhuận không kém gì hoạt động kinh doanh khách sạn. Các
cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v. Các tiện
nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lƣu trú nhằm phục vụ nhu cầu
ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lƣu của khách đang lƣu trú tại các khách sạn
hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lƣu trú, ở các điểm tham quan

38
du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng nhƣ
các tầng lớp dân cƣ địa phƣơng.

Hiện tại Bắc Ninh có khoảng 10 phòng ăn (restaurants) nằm trong các cơ
sở lƣu trú với khoảng hơn 800 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng
nhu cầu của khách lƣu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các
điểm tham quan kém phát triển hơn.

Ngoài ra hiện còn có 15 nhà hàng và quán hàng ăn uống tƣ nhân phục vụ
chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực thành phố Bắc Ninh, thị
xã Từ Sơn... Tổng số vốn đầu tƣ cho hệ thống các nhà hàng trên 25 tỷ đồng với
sức chứa hơn 2.500 ngƣời. Hiện các nhà hàng này phục vụ đầy đủ các món ăn
đặc sản Âu, Á truyền thống; phục vụ chuyên các món gà, chim, ... Chƣa có các
hoạt động tiêu khiển nhằm tạo cảm giác nghỉ ngơi và hấp dẫn đối với du khách.
Bố trí nội thất trong các nhà hàng còn đơn giản.

Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao: Bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể
thao, sân golf, massage, câu lạc bộ ban đêm, casinô, vũ trƣờng, nhà hát, rạp
chiếu phim... các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và
kéo dài thời gian lƣu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.

Thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí
cũng nhƣ các hoạt động tiêu khiển khác ở Bắc Ninh hiện còn rất hạn chế, hầu
nhƣ mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội, phòng tập thể hình
và sân tennis. Hiện nay Bắc Ninh có 9 bể bơi, 30 sân tennis, 15 điểm tắm hơi -
massage và 2 phòng tập thể hình, karaoke đều nằm trong các khách sạn. Các tiện
nghi vui chơi giải trí ngoài khách sạn nhƣ câu lạc bộ ban đêm, các điểm tham
quan và các hoạt động tiêu khiển cũng thiếu.

39
2.1.4. Tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Ninh
Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phƣơng mang đăc trƣng của
nền văn minh lúa nƣớc vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh có hệ thống tài
nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú. Trong đó có giá trị về mặt
văn hóa, lịch sử và việc phát triển du lịch phải kể đến di sản văn hóa phi vật thể
của thế giới “ Dân ca Quan họ Bắc Ninh” và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa mà
tiêu biểu là các đình, chùa.
a. Di sản văn hóa phi v t thể “ Dân ca Quan họ Bắc Ninh”

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ình ảnh 2.3 :

là những làn điệu dân ca của ễ hội làng Diềm – Làng Quan họ cổ Bắc Ninh

vùng đồng bằng Bắc bộ Việt


Nam; nguồn gốc ở vùng văn hóa
Bắc Ninh. Loại hình dân ca này
chủ yếu phát triển mạnh ở vïng
ven sông Cầu. Quan họ là thể loại
dân ca phong phú nhất về mặt
giai điệu trong kho tàng dân ca
Việt Nam. Mỗi bài Quan họ đều nguồn : Nhiếp ảnh gia ê Bích
có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã đƣợc ký âm.
Các bài quan họ đƣợc giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan
họ đã đƣợc khám phá. Kho băng ghi âm hàng ngàn bài quan họ cổ do các nghệ
nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn đang đƣợc lƣu giữ tại Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Ngày 30/9/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ƣớc
UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2009),
Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với Ca Trù đƣợc công nhận là di sản phi vật thể

40
đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp
sau Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên.
b. Di tích lịch sử văn hóa:
Toàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 1259 điểm di tích. Trong đó tính đến 31/12/2013
có 428 điểm di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xếp hạng (gồm 191 di tích đƣợc
công nhận là di tích cấp quốc gia và 237 di tích đƣợc công nhận là di tích địa
phƣơng)..

Cấp di tích, m t độ
STT Huyện, thị Diện Số Quốc M t độ Địa M t độ
xã, thành phố tích được gia (Di phương (Di
(km2) công tích/km2) tích/km2)
nh n
1 Tp Bắc Ninh 82.6 76 41 0.50 35 0.42
2 Từ Sơn 61.3 78 42 0.68 36 0.58
3 Tiên Du 95.7 52 23 0.24 29 0.30
4 Yên Phong 96.9 62 32 0.33 30 0.30
5 Quế võ 154.8 28 9 0.06 19 0.12
6 Gia Bình 107.8 43 10 0.09 33 0.30
7 Lƣơng Tài 105.7 36 10 0.09 26 0.24
8 Thuận Thành 117.9 53 24 0.20 29 0.25
Toàn tỉnh 822.71 428 191 0.23 237 0.29
Bảng 2.3 Phân bố di tích được công nh n cấp quốc gia và địa phương trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh(Tính đến 31/12/2013)
(Nguồn : Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bắc Ninh.)
Trong tổng só 428 di tích đƣợc xếp hạng thì đình, chùa, đền là những loại
hình chiếm số lƣợng đại đa số.

41
Các di tích có giá trị tiêu biểu nhƣ:

1. Lăng và đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng – Xã Đại Đồng Thành, huyện
Thuận Thành (thờ Nam Bang Thủy Tổ - Kinh Dƣơng Vƣơng là cha của Lạc
Long Quân, ông nội các Vua Hùng).

2. Lăng và đền Cao Lỗ Vƣơng – Xã Cao Đức, huyện Gia Bình - Thờ
Tƣớng quân Cao Lỗ thời An Dƣơng Vƣơng có công chế nỏ thần – Ông đƣợc coi
là vị Tổ quân khí.

3. Lăng Sỹ Nhiếp – Xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (thờ Nam giao học
tổ - Sỹ Nhiếp).

4. Lăng họ Đặng – Xã Phú Hòa, huyện Lƣơng Tài (Kiến trúc nghệ thuật
đặc sắc bằng đá)

5. Đền Lý Bát Đế - Phƣờng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (thờ tám vị vua
triều Lý)…

Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh có thể rút gọn và khái quát hóa
ở bảy “Tổ” của Việt Nam: Chùa Tổ - Nam Bang Thủy Tổ - Nam giao học tổ -
Thủy Tổ Quan ọ - Tổ Trúc lâm thiền sư – ý Thái Tổ - Tổ quân khí.

c. Lễ hội truyền thống tiêu biểu

Lễ hội truyền thống là đối tƣợng du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc
Ninh, tính đến nay, trong số hơn 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có
khoảng hơn 40 lễ hội quan trọng, đƣợc duy trì tổ chức hàng năm. Trong đó một
số lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hƣởng lớn có thể kể đến nhƣ:

1. Lễ hội chùa Phật Tích - Huyện Tiên Du tổ chức vào ngày 4 tháng riêng.
2. Lễ hội Lim (Thị trấn Lim, huyện Tiên Du) tổ chức vào ngày 13 tháng
riêng hàng năm, tổ chức thi hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.

42
3. Lễ hội đền Bà Chúa Kho (Tp Bắc Ninh) tổ chức vào ngày 14-15 tháng
riêng
4. Lễ hội Diềm – Viêm Xá, thành phố Bắc Ninh tổ chức vào ngày 7/2 âm
lịch.
5. Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng - Thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang
của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010 và tƣởng niệm các
vị vua nhà Lý.

d. Các làng nghề thủ công truyền thống

Bắc Ninh từ xƣa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 60
làng nghề khác nhau nhƣ làng nghề làm tranh, làm giấy, rèn , đúc đồng, khảm
trai, chạm khắc, dệt, sơn mài… những nghề này không những làm giàu cho
ngƣời dân Kinh Bắc mà còn góp phần quan trọng hình thành nên hình ảnh của
những ngƣời “con gái Kinh Bắc” mà khi nhắc đến là ngƣời ta hình dung ra
những ngƣời con gái xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, khéo léo và hát hay.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá phong phú và có giá trị,
đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn với 7 nét đặc trƣng văn hóa tiêu biểu là:
Quê hƣơng của dân ca Quan Họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch
sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc. Đây là những giá trị nền
tảng cho du lịch Bắc Ninh

2.1.5 Kết quả hoạt động du lịch


Giai đoạn 2004 – 2013 ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh nhìn chung đã đạt
đƣợc một số kết quả nhất định. Lƣợng khách du lịch đến Bắc Ninh có xu hƣớng
ngày càng tăng, mức tăng trƣởng bình quân đạt 20% vƣợt từ 5-6% so với chỉ tiêu
quy hoạch 2001 - 2010 định hƣớng 2020.
Bảng 2.4 ượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 -2013
Đơn vị tính:Lượt khách

43
Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
Năm % tăng cùng % tăng % tăng
S.lƣợng kỳ năm S.lƣợng cùng kỳ S.lƣợng cùng kỳ
trƣớc năm trƣớc năm trƣớc
2004 38 000 25.83 36 500 26.30 1500 15.38
2005 42 624 12.17 40 924 12.12 1700 13.33
2006 47 849 12.26 45 949 12.28 1900 11.76
2007 53 286 11.36 51 086 11.18 2200 15.79
2008 61 176 14.81 58 100 13.73 3076 39.82
2009 73 615 20.33 69 115 18.96 4500 46.29
2010 103 254 40.26 97 695 41.35 5559 23.53
2011 128 559 24.51 121 588 24.46 6971 25.40
2012 152 411 18.55 143 615 18.12 7796 11.83
2013 196 496 28.92 187 941 30.86 8155 4.60
nguồn : Sở Văn hóa Thể thao Du lịch
Biểu đồ 2.1: ượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 -2013
Đơn vị: nghìn lượt.

200
180
160
140
120 Tổng số khách du lịch
100 Khách nội địa
80
Khách quốc tế
60
40
20
0
2004 2006 2008 2010 2012

Nhận định đƣợc tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh ngày càng phát triển
mạnh và xu thế phát triển của ngành du lịch, các tổ chức, cá nhân tích cực tập

44
trung đầu tƣ xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng với nhiều quy mô khác
nhau, từng bƣớc tiêu chuẩn hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật và chất lƣợng phục vụ.
Tuy nhiên việc phục vụ tại các cơ sở lƣu trú còn mang nhiều tính chất gia đình,
thiếu tính chuyên nghiệp. Số lƣợt khách đến Bắc Ninh hàng năm đều tăng, với
mức tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc(năm 2004 tăng 25.8%, năm 2008
tăng 14.8% và năm 2013 tăng 28.9%). Tuy nhiên, thời gian lƣu trú của khách du
lịch còn rất ngắn,do dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ còn nghèo nàn, ở mức thấp
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của du khách.
- Khách quốc tế :
Số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh trong những năm vừa qua
(2001 - 2010) tăng trƣởng mạnh, trung bình hàng năm tăng 20.16%, nhƣng
không có sự đột biến lớn nhƣ một số tỉnh khác. Nhƣ vậy khẳng định rằng, các
điểm du lịch ở Bắc Ninh vẫn có sức hấp dẫn khách trong thời gian dài mặc dù
trên thị trƣờng ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn.

Bảng 2.5 Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 – 2013)

Đơn vị tính: Lượt khách


Khách
Năm Tỷ lệ % so với tổng Tổng số N/khách TB
Quốc tế
2004 1.500 3.95% 38.000 1.07
2005 1.700 3.99% 42.624 1.05
2006 1.900 3.97% 47.849 1.14
2007 2.200 4.13% 53.286 1.18
2008 3.076 5.03% 61.176 1.26
2009 4.500 6.11% 73.615 0.93
2010 5.559 5.38% 103.254 0.98
2011 6.971 5.42% 128.559 1.03

45
2012 7.796 5.12% 152.411 1
2013 8.155 4.5% 196.496 1
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bắc Ninh.

Theo số liệu thống kê của ngành du lịch những năm qua cho thấy lƣợng
khách quốc tế đến Bắc Ninh tăng trƣởng đều và ổn định, đáng chú ý là cơ cấu
khách quốc tế trong tổng lƣợng khách du lịch đến Bắc Ninh giữ đƣợc tỷ trọng
khá ổn định trong cơ cấu khách toàn Tỉnh (từ 3,95% năm 2004, đến năm 2005
chiếm 3,99%, đến năm 2010 chiếm 5,38%, năm 2013 mặc dù ngành du lịch chịu
ảnh hƣởng chung từ khủng hoảng kinh tế khu vực nhƣng vẫn duy trì đƣợc mức
4,15% tổng lƣợng khách du lịch). Tuy vậy, lƣợng khách quốc tế vẫn chỉ chiếm tỷ
lệ rất nhỏ.

Trong giai đoạn 2004 - 2008: Do xác định rõ các mục tiêu phát triển nên
thời gian này du lịch Bắc Ninh đã tập trung các nguồn lực đầu tƣ phát triển cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng nhƣ đầu tƣ phát triển sản phẩm du
lịch nên đã thu hút đƣợc khá đông khách du lịch. Lƣợng khách du lịch quốc tế
cũng vì thế tăng mạnh, năm 2008 khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh đạt 3.076
lƣợt (tăng 2,05 lần so với năm 2004). Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2004 - 2008
đạt 18,8%/năm.

Giai đoạn 2009 - 2013:Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TU
ngày 19/4/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XVII về phát
triển thƣơng mại, du lịch và xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010, ngành
du lịch Bắc Ninh đã phối hợp tích cực với các cấp, các ngành, đoàn thể, các địa
phƣơng trong tỉnh cùng các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng về
du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trƣờng du lịch, tạo
nên một thị trƣờng kinh doanh du lịch sôi động và đa dạng.

46
Vẫn duy trì nhịp tăng trƣởng ổn định từ những năm 2009, 2010, lƣợng
khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn này vẫn tăng đều đặn năm sau cao
hơn năm trƣớc. Năm 2009 toàn tỉnh đã đón đƣợc 4.500 lƣợt khách quốc tế (tăng
1,46 lần so với năm 2008), chỉ sau 5 năm thực hiện chƣơng trình phát triển du
lịch thì năm 2012 lƣợng khách quốc tế đã đón đƣợc 7.796 lƣợt khách, năm 2013
đón đƣợc 8.550 lƣợt khách quốc tế. Năm 2013, trong xu hƣớng sụt giảm chung
của du lịch Việt Nam và khu vực, tuy nhiên lƣợng khách đến Bắc Ninh vẫn tăng.
Tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 21,53%/năm.

Nhìn chung, lƣợng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh đáp ứng đƣợc các
mục tiêu đề ra. Nguyên nhân cơ bản do nhu cầu của thị trƣờng khách quốc tế đến
Việt Nam hiện nay thƣờng quan tâm đến du lịch biển, tham quan các di tích lịch
sử, văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn..., mà đây chính là thế mạnh
của Bắc Ninh. Bên cạnh đó, với cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ linh hoạt nên
thời gian qua các dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng và phát triển du lịch đã tạo ra
một lợi thế cho Bắc Ninh.

Kết quả phân tích thị trƣờng trong 5 năm trở lại đây (2009 - 2013) cho
thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh gồm:

Bảng 2.6 Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo thị
trường Giai đoạn 2006 - 2010 )

TT Các thị trƣờng trọng điểm 2009 2010 2011 2012 2013

1 Bắc Mỹ 10% 15% 15% 17% 17%

2 Đông Nam Á 60% 60% 60% 58% 58%

3 Các quốc tịch khác 30% 25% 25% 25% 25%

47
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh

oại khách du lịch phân theo mục đích chuyến đi: Theo số liệu của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thì khách quốc tế đến Bắc Ninh với mục
đích du lịch tâm linh là 45,5%, với mục đích thƣơng mại trung bình chiếm
13,5%; với mục đích thăm thân chiếm 10%; còn lại là các mục đích khác.

Trong những năm gần đây khách du lịch có mục đích thƣơng mại có tăng
nhƣng nhìn chung vẫn duy trì ở mức 14-15% thị phần, khách đi với các mục đích
khác nhƣ nghiên cứu, học tập, công tác, tham quan... có xu hƣớng ngày càng
tăng. Nhƣ vậy cần xem xét những nhu cầu, thị hiếu của khách và xu hƣớng trong
tƣơng lai để định hƣớng thị trƣờng.

Ví dụ nhƣ điểm du lịch đền Đô, chùa Phật Tích, đền Bà Chùa Kho có đầy
đủ điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch tâm linh.Đó là ƣu thế của Bắc Ninh so
với các tỉnh khác, các khu du lịch khác.

Bảng 2.7 Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo mục
đích chuyến đi Giai đoạn 2006 - 2010)

TT Thị trƣờng 2009 2010 2011 2012 2013

1 Du lịch thuần tuý 46% 45% 46% 47% 47%

2 Thƣơng mại 15% 14% 15% 14% 14%

3 Thăm than 10% 10% 10% 10% 10%

4 Mục đích khác 30% 30% 30% 30% 30%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

Ngày khách quốc tế lƣu trú ở khách sạn tƣơng đối ngắn, trung bình
khoảng 0,9 - 1,1 ngày... Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Bắc Ninh tƣơng đối

48
gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh nên điều kiện đi lại cũng không khó
khăn nên số khách đi từ Hà Nội thƣờng chỉ đến thăm quan các điểm di tích sau
đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh để nghỉ ở
Bắc Ninh.

- Khách nội địa :

Khách du lịch nội địa vẫn là lƣợng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình
hàng năm chiếm 95,6% tổng lƣợng khách đến. Ngoài đền Đô là nơi tập trung thu
hút khách, còn có chùa Tiêu, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà
Chúa Kho thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại thuận
tiện, gần Hà Nội. Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng, giai đoạn
2004 - 2013 trở lại đây với tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 20,59%.

Nguyên nhân một phần do đời sống nhân dân ngày càng cao do đó nhu
cầu tham quan nghỉ dƣỡng của ngƣời dân trong cả nƣớc, đặc biệt là từ Thành
phố Hà Nội và các tỉnh lân cận... cũng ngày càng tăng; bên cạnh đó là việc ngành
du lịch Bắc Ninh chú trọng phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch về nguồn...
phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nƣớc. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong
tƣơng lai gần thị trƣờng khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của du lịch Bắc Ninh.

Bảng 2.8 Cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh phân theo thị
trường và mục đích chuyến đi Giai đoạn 2006 - 2010)

ĐVT: %

TT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013

Các thị trƣờng chính

49
1 Hà nội 45% 45% 45% 46% 46%

2 Các tỉnh Bắc Bộ khác 20% 20% 20% 20% 20%

3 Huế - Đà Nẵng 10% 10% 10% 10% 10%

Các tỉnh Bắc Trung Bộ


4 15% 15% 15% 14% 14%
khác

5 Tp Hồ Chí Minh 5% 5% 5% 5% 5%

Các tỉnh Nam Bộ


6 5% 5% 5% 5% 5%
khác

Mục đích chuyến đi

1 Du lịch thuần tuý 45% 45% 45% 45% 45%

2 Du lịch thăm than 10% 10% 10% 10% 10%

3 Thƣơng mại 10% 10% 10% 10% 10%

Mục đích khác


4 35% 35% 35% 35% 35%
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
Khách du lịch nội địa thƣờng là khách đi theo nhóm do các công ty du
lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp
tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm... Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh và các địa phƣơng ở khu vực Bắc Trung Bộ.

2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Bắc Ninh

2.2.1 Thực trạng hệ thống các cơ quan quản lý về du lịch của tỉnh Bắc Ninh
2.2.1.1 Hệ thống các cơ quan theo chiều ngang (các sở liên quan)
Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong cơ chế thi trƣờng có sự quản lý
của Nhà nƣớc, rất cần sự quản lý điều hành của Nhà nƣớc. Du lịch là hoạt động

50
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động du lịch của một tỉnh không
chỉ là sự quản lý của UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà
còn liên quan tới các sở ban ngành khác nhƣ:
- Sở Giao thông vận tải: Quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố
quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch.

- Sở Công thƣơng, sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tƣ: Quản lý về việc cấp
nguồn kinh phí để duy trì, tôn tạo, bảo tồn và xây mới các điểm du lịch địa
phƣơng.

- Sở Xây dựng: Quản lý về việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội phục
vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

- Công an tỉnh: Đảm bảo cho sự an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho việc
phát triển du lịch

- Sở Y tế : Đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân và du khách khi xảy ra sự cố
về sức khỏe, tính mạng ...

Tóm lại, hoạt động du lịch chịu tác động rất lớn về nhiều mặt đối với các
ngành khác trong xã hội. QLNN về du lịch không chỉ quan tâm tới riêng hoạt
động du lịch mà còn phải quan tâm tới những hoạt động quản lý của các bên liên
quan và cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng.

2.2.1.2 Hệ thống các cơ quan theo chiều dọc (Tỉnh, huyện, xã)
Theo Luật Du lịch (Trích Điều 10, Điều 11 trong Luật Du lịch, 2005đƣợc ban
hành theo Luật số 44/2005/QH11 ngày 14/6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/
01 năm 2006) và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng, hệ thống các cơ
quan quản lý nhà nƣớc về du lịch theo chiều dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng
gồm có:
- Bộ VHTT&DL

51
- Tổng cục Du lịch

- Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh

- Phòng VHTT & DL Thành phố, Huyện, Thị Xã

2.2.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh
2.2.2.1 Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch
Do Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và địa hình rất thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế, bên cạnh đó còn là trung tâm văn hóa, phật giáo lớn của cả
nƣớc nên phần lớn các quy hoạch trên địa bàn tỉnh đƣợc Nhà nƣớc hết sức quan
tâm. Nhƣ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội;Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch;UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho các sở,
ban ngành của tỉnh Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ của tỉnh làm chủ đầu tƣ
, nghiên cứu lập quy hoạch.
Đối với quy hoạch chi tiết của các dự án đầu tƣ du lịch trên địa bàn tỉnh đã
đƣợc phê duyệt: Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2011 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt “Đề cƣơng nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hƣớng đến
năm 2030”; Quyết định UBND tỉnh ngày 30/12/2014 số 554/2014/QĐ-UBND về
việc “Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực Dịch vụ tỉnh Bắc Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”; UBND tỉnh Bắc Ninh đã có các cuộc hội nghị về
công tác tổ chức, đánh giá, đề xuất giải quyết các quy hoạch chƣa phù hợp với
quy hoạch chung, quy hoạch phân khu chức năng; đề xuất thu hồi các dự án
chậm tiến độ hoặc chủ đầu tƣ không có năng lực để thực hiện.
Tiếp thu, quán triệt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về
du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hóa thành các chƣơng trình, kế
hoạch và chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các sở ban, ngành và

52
các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phƣơng có tiềm năng phát triển
du lịch hoặc nhƣng nơi đã hình thành các cụm, điểm du lịch. Đến nay, nhiều nơi
đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trƣơng, chính sách
này, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống
ngƣời dân tại địa phƣơng; nhận thức của nhân dân về phát triển du lịch gắn với
lợi ích cộng đồng dân cƣ cũng đƣợc nâng lên; chuyển biến tích cực trong việc
chấp hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc kinh
doanh du lịch đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ và khai thác; chất lƣợng
phục vụ du khách đƣợc nâng lên một bƣớc; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh
trong thời gian cao điểm đã giảm.

2.2.2.2 Công tác xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp
lu t
Luật Du lịch đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI,
kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và Chính phủ ban hành Nghị định số
92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Du lịch...Việc Luật Du lịch đƣợc ban hành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
phát triển du lịch khi Việt nam mở rộng hội nhập, tạo nền tảng vững chắc để thu
hút các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài đầu tƣ, hợp tác kinh doanh với Việt
Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các
nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch,
công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu
chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu
nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều
nhằm thể hiện chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh

53
tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách
du lịch và các nhà đầu tƣ, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du,huyện Thuận Thành,
huyện Quế Võ, huyện Gia Bình là những nơi tập trung phần lớn du khách và
khách du lịch vào các thời điểm lễ hội trong năm. Để tăng cƣờng việc quản lý tới
các trung tâm du lịch trong tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã thƣờng xuyên thực
hiện công tác chỉ đạo các địa phƣơng cùng tham gia góp ý trong công tác xây
dựng các văn bản về quản lý và phát triển du lịch. Đặc biệt với công tác quản lý
môi trƣờng kinh doanh du lịch, nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh du lịch, giảm thiểu và xóa bỏ tình trạng cò mồi, cạnh tranh không
lành mạnh, ăn xin, bán hàng rong, bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng, bán hàng
không theo giá niêm yết, lấn chiếm vỉa hè. Thực hiện Nghị quyết số 20 và số 22
ngày 19/7/2011 của HĐND tỉnh Bắc Ninh về “thực hiện nếp sống văn minh; tăng
cƣờng thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cƣới, việc tang, lễ hội”
Hàng năm Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã tham mƣu
UBND tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến việc xây dựng và ban hành các văn bản để
chấn chỉnh các hoạt động khai thác, sử dụng, tôn tạo các di tích lịch sử đƣa vào
hoạt động du lịch, nâng cao chất lƣợng du lịch dịch vụ, đảm bảo an toàn du lịch;
các hoạt động môi trƣờng kinh doanh du lịch.
Tuy công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh đã đƣợc quan tâm song còn nhiều lúng túng, bất cập , chƣa hiệu quả
nhƣ: Việc quản lý lễ hội Lim, lễ hội Đền Bà Chúa Kho, lễ hội chùa Phật Tích...
vẫn còn tồn tại những hiện tƣợng tiêu cực nhƣ dịch vụ tự phát, tình trạng bán
hàng không đúng giá niêm yết, mê tín dị đoan...vẫn còn tồn tại.
2.2.2.3 Nội dung QLNN của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh

- Tổ chức công bố quy hoạch sau khi đƣợc phê duyệt;

54
- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài
nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát
triển tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh;

- Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phƣơng, điểm du lịch địa
phƣơng, tuyến du lịch địa phƣơng; công bố sau khi có quyết định công nhận;

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng
đại diện của doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật và theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

- Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt
tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh
lƣu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách
du lịch thuê, cơ sở lƣu trú du lịch khác;

- Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch;

- Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hƣớng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy
chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch;

- Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chƣơng
trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phƣơng
sau khi đƣợc phê duyệt.

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh

Các hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh Bắc Ninh còn gặp nhiều vấn đề nhƣ: Số lƣợng công chức làm việc ít mà

55
khối lƣợng công việc quá nhiều dẫn tới hiệu quả công việc bị hạn chế. Các hoạt
động về xúc tiến , quảng bá và đầu tƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

2.2.2.4 Nội dung quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch
Thành phố, Huyện, Thị xã

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài
hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chƣơng trình phát triển văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành
chính, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc giao.

- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt; hƣớng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, thể
dục, thể thao và du lịch; chủ trƣơng xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể dục thể
thao; chống bạo lực trong gia đình.

- Hƣớng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong
trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp
sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá,
khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam
thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi
trƣờng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao, các thiết
chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể dục, thể

56
thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa
bàn huyện.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tƣ nhân; hƣớng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi
chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.

- Hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể
thao và du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã,
phƣờng, thị trấn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành
pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn
huyện; giải quyết đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực văn hoá,
gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt
động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch với Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp huyện và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

2.2.2.5 Đội ngũ công chức quản lý nhà nước về du lịch


Trong những năm qua số lƣợng nhân lực trong ngành du lịch của Bắc Ninh
còn thiếu về mặt số lƣợng và hạn chế về trình độ chuyên môn. Theo báo cáo của
Sở VH TT và DL thì số lao động trong ngành du lịch năm 2004 là 455 lao động,
đến 2008 tăng lên 560 lao động và đến cuối năm 2013 là 1.140 ngƣời. Trông số
đó thì số lƣợng công chức chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

57
Phần lớn công chức ngành Du
79%
lịch của tỉnh có trình độ đại học và số
công chức có trình độ trên đại học
chiếm tỷ lệ tƣơng đối. Theo Luật Công
chức, những ngƣời có trình độ đại học 19%

trở lên đƣợc xếp vào ngạch chuyên 2%

viên, chuyên viên chính và chuyên


Cao đẳng Đại học Trên đại học
viên cao cấp. Tuy nhiên vẫn còn một
số ít công chức có trình độ cao đẳng,
Biểu đồ 2.2 Trình độ chuyên môn của công
họ đƣợc xếp vào ngạch cán sự. chứcngành Du lịch
Nguồn: Sở V TT & D Bắc Ninh

Trong toàn bộ công chức ngành Du Nam Nữ


lịch của tỉnh Bắc Ninh đƣợc khảo
sát, có thể thấy số lƣợng công chức
là nữ chiểm tỷ lệ cao, đặc biệt là 48%
52%
chuyên viên, vì phụ nữ thích hợp
đối với công tác hành chính hơn
nam giới, tuy nhiên cũng có mặt hạn
chế là không thƣờng xuyên đi làm Biểu đồ 2.3Cơ cấu công chức theo giới tính
việc với các cơ sở đƣợc vì lý do gia Nguồn: Sở V TT & D Bắc Ninh
đình.

58
Nếu xét theo tổng số công chức Chuyên ngành du lịch Chuyên ngành khác
ngành Du lịch đƣợc khảo sát, số
lƣợng công chức đƣợc đào tạo chuyên
50%
50%
ngành Du lịch và công chức đƣợc đào
tạo chuyên ngành khác là tƣơng
đƣơng. Nhƣng nếu phân tích chuyên
ngành đào tạo của lãnh đạo và chuyên
viên, có thể thấy Biểu đồ 2.4 Cơ cấu công chức
đƣợc đào tạo chuyên ngành Du lịch
Nguồn: Sở V TT & D Bắc Ninh

Đối với lãnh đạo, số ngƣời


đƣợc đào tạo về chuyên ngành
du lịch không cao (34%), nguyên
nhân là do sự chuyển đổi cơ quan 66%
34%
quản lý hành chính nhà nƣớc về
Chuyên ngành Du Chuyên ngành
du lịch trong hơn chục năm qua lịch khác
và sự thuyên chuyển lãnh đạo
giữa các lĩnh vực. Biểu đồ 2.5 Cơ cấu lãnh đạo được đào tạo
chuyên ngành du lịch
Nguồn: Sở V TT & D Bắc Ninh

59
Đối với chuyên viên đƣợc khảo
sát, số lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo chuyên
ngành du lịch chiếm hơn nửa (62%). Họ
là những công chức trẻ, tốt nghiệp 62%
38%
chuyên ngành du lịch của các trƣờng đại
học trong cả nƣớc. Họ đã đƣợc đào tạo
Chuyên ngành Chuyên ngành
kiến thức du lịch cơ bản trong nhà du lịch khác

trƣờng và phải trải qua một kỳ thi tuyển


công chức để vào cơ quan quản lý hành Biểu đồ 2.6 Cơ cấu chuyên viên được

chính nhà nƣớc về du lịch, do vậy họ đào tạo chuyên ngành Du lịch
Nguồn: Sở V TT & D Bắc Ninh
cũng đã có đƣợc các kiến thức về quản
lý nhà nƣớc và quản lý hành chính nhà
nƣớc nói chung và du lịch nói riêng.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế trong
hoạt động du lịch của họ vẫn còn hạn
chế.
Thông qua các biểu đồ trên có thể đƣa ra một số kết luận nhƣ sau:

- Phần lớn các công chức còn ở độ tuổi trẻ, kinh nghiệm thực tiễn trong
ngành chƣa nhiều, nhƣng họ có thể cống hiến cho ngành du lịch từ 10 năm trở
lên trong tƣơng lai. Vì vậy việc cập nhật thông tin thống kê, theo dõi và xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan quản
lý nhà nƣớc ngành du lịch là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.

- Đào tạo và bồi dƣỡng cho công chức trẻ không chỉ kiến thức, kỹ năng
chuyên môn, mà cả những trải nghiệm thực tế của ngành là một vấn đề rất quan
trọng. Điều này sẽ giúp cho họ có những kiến thức toàn diện để đóng góp cho
việc xây dựng các văn bản pháp luật với mục tiêu: “Tạo một môi trƣờng và hành

60
lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển, nhƣng đồng thời
cũng ngăn chặn kịp thời những biểu hiện kinh doanh không đúng hƣớng”.

- Hoạt động du lịch đang phát triển, nhiều dịch vụ du lịch từng bƣớc hình
thành. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), liên quan đến du lịch có 70
dịch vụ trực tiếp và trên 70 dịch vụ gián tiếp. Vì thế, công chức trong ngành du
lịch cần thƣờng xuyên nắm bắt sự phát triển của hoạt động du lịch, phối hợp chặt
chẽ với các Bộ, ngành và các cấp để giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc cho
cơ sở và doanh nghiệp du lịch.

- Hầu hết công chức trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh đều say mê nghề
nghiệp. Họ đƣợc đơn vị trang bị tƣơng đối đầy đủ các trang thiết bị cần thiết
phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, thu nhập của họ còn thấp, chƣa tƣơng xứng
với công việc đƣợc giao. Đây là vấn đề chung của công chức. Tuy còn có những
khó khăn về vật chất, nhƣng trong đơn vị, họ đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với
nhau để thực hiện tốt những nhiệm của cấp trên giao.

- Do chính sách biên chế công chức trong các cơ quan quản lý hành chính
nhà nƣớc, nên biên chế công chức ngành du lịch của tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là
cấp thành phố, huyện, thị xã rất hạn chế. Trong khi đó, nhiều địa phƣơng hoạt
động du lịch phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, dẫn đến công tác quản lý nhà
nƣớc về du lịch còn chƣa tốt, vì thiếu nhân lực so với thực tế quản lý.

2.2.2.6 Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch và xây dựng sản phẩm.
Du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và cả khách du
lịch nội địa với các hoạt động chủ yếu là tham dự lễ hội, tham quan các điểm
mang tính chất tâm linh nhƣ đền, chùa, tỉm hiểu lịch sử, văn hóa khoa bảng và
giáo dục truyền thống đối với khách du lịch nội địa; Tìm hiểu tôn giáo, văn hóa
quan họ, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ
thuật trên địa bàn tỉnh đối với khách quốc tế. Các di tích lịch sử văn hóa quan

61
trọng cần khai thác phục vụ phát triển các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu bao
gồm: Chùa Phật Tích, đền Đô, đền Thủy tổ quan họ làng Diềm, đền Bà Chúa
Kho, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, lăng Kinh Dƣơng Vƣơng, đền Lê Văn Thịnh,
đền thờ Huyền Quang, đề thời Cao Lỗ Vƣơng…Để phát triển đƣợc loại hình này,
cần phải có chính sách đầu tƣ, tôn tạo các di tích lịch sử, nghiên cứu tổ chức các
hoạt động dành cho khách du lịch phù hợp với từng đối tƣợng khách, từng đối
tƣợng tham quan và từng thời điểm…trong đó đặc biệt chú trọng khai thác kết
hợp bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể cảu thế giới “Quan họ Bắc
Ninh”.Trong tƣơng lai, Bắc Ninh có tiềm năng để phát triển mạnh du lịch đƣờng
sông, đặc biệt là du lịch sông Đuống. Vì vậy, việc nghiên cứu quy hoạch, đầu tƣ
và quản lý phát triển sản phẩm du lịch này cần đƣợc triển khai trong tƣơng lại
gần.

2.2.2.7 Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế du lịch
Do nhiều nguyên nhân mà hoạt động du lịch ở Bắc Ninh chƣa phát triển
tƣơng xứng với tiềm năng to lớn. Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá chƣa
đƣợc triển khai có hiệu quả nên gặp nhiều hạn chế trong hợp tác đầu tƣ, phát
triển thị trƣờng.
Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch, trong thời gian tới
cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch. Xúc tiến,
quảng bá cần trở thành nội dung quan trọng không thể thiếu đối với doanh
nghiệp du lịch mà với các nhà quản lý ở các ngành các cấp; ngƣời dân có ý thức
tự hào về đất nƣớc, con ngƣời và thiên nhiên của địa phƣơng mình.
Dự kiến các bƣớc triển khai cần thiết đối với nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá:
- Xác định các thị trƣờng trọng tâm trƣớc mắt và lâu dài
- Nghiên cứu xây dựng định hƣớng chiến lƣợc phát triển sản phẩm
- Xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Ninh thân thiện và ấn tƣợng
- Xác định các kênh thông tin tới khách hàng: Các ấn phẩm quảng bá, các

62
chuyến du lịch giới thiệu (FAM trip, tổ chức các chuyến đi tìm hiểu Bắc Ninh
cho các phóng viên, nhà báo, các hãng lữ hành lớn...), hỗ trợ việc xây dựng các
bộ phim có chất lƣợng nghệ thuật cao có bối cảnh đặc trƣng của Bắc Ninh, tham
dự các hội chợ, triển lãm du lịch, xây dựng trung tâm du lịch, nâng cấp trang
thông tin điện tử về du lịch Bắc Ninh (tiến tới có thể đặt phòng, mua tour qua
mạng).
2.2.2.8 Tổ chức bộ máy và công tác phối hợp trong QLNN về du lịch.
Về cơ cấu tổ chức và chức vụ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
bao gồm 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 9 phòng chuyên môn và 10 đơn vị sự
nghiệp trực thuộc sở.Trong đó trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc
phát triển du lịch có Phòng Nghiệp vụ du lịch (có 4- 5 biên chế), Trung tâm Xúc
tiến du lịch (có 12 biên chế) . Ở các huyện, thành phố công tác quản lý nhà nƣớc
về du lịch đƣợc giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức
năng chƣa đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể. Với tiềm năng du lịch của tỉnh hiện
nay, các hoạt động liên quan đến công tác QLNN về du lịch chủ yếu do Phòng
nghiệp vụ du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch nghiên cứu, tham mƣu, đề
xuất với Lãnh đạo sở để báo cáo cấp có thể thẩm quyền xem xét Quyết định, có
thể trong tƣơng lai không đáp ứng đƣợc yêu cầu do số lƣợng biên chế ít mà khối
lƣợng công việc cần phải thực hiện khá nhiều theo Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, đã đƣợc UBND
tỉnh phê duyệt.

Sơ đồ2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở VHTT & DL tỉnh Bắc Ninh

63
Sở Văn hóa Thể thao Du lịch
Tỉnh Bắc Ninh

Các Phòng chuyên môn,


Các đơn vị sự nghiệp
nghiệp vụ

Thanh tra Văn Phòng Bảo tàng tỉnh Thƣ viện tỉnh

Nhà hát dân ca


Phòng Nghiệp vụ Phòng Nếp sống Ban quản lý di tích
quan họ tỉnh Bắc
văn hóa văn hóa và Gia đình tỉnh Bắc Ninh
Ninh

Trung tâm phát


Phòng Nghiệp vụ Phòng Nghiệp vụ Trung tâm văn hóa
hành phim và chiếu
thể thao du lịch tỉnh BN
bóng tỉnh BN

Trƣờng trung cấp Trung tâm huấn


Phòng Kế hoạch -
Phòng Di Sản văn hóa, nghệ thuật luyện thể dục thể
Tài chính
và du lịch thao tỉnh

Trung tâm hoat


động thể dục thể Trung tâm Xúc tiến
Phòng Pháp chế
thao tỉnh Du lịch

2.2.2.9 Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp
lu t về du lịch.
Các khu vực hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tập
trung ở nhiều khu vực khác nhau và có khoảng cách tƣơng đối xa. Các chủ đầu
tƣ và khai thác dịch vụ du lịch là các nhà đầu tƣ nhỏ, chất lƣợng dịch vụ tƣơng
đối thấp. Việc kinh doanh tại các khu du lịch và lễ hội truyền thống còn nhiều
bất cập, nhất là trong việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc vè việc niêm yết
giá, bán theo giá niêm yết, sử dụng ngƣời lao động chƣa qua đào tạo nghiệp vụ…

64
Vào thời điểm lễ hội đầu năm đông khách, các đơn vị kinh doanh tự nâng
giá, ép giá gây rất nhiều bất bình trong du khách nhất là trong những lễ hội nổi
tiếng nhƣ Hội Lim, hội Đền bà Chúa Kho…
Nhằm hạn chế tình trạng trên, UBND tỉnh đã vào cuộc, tăng cƣờng công
tác chỉ đạo cho Đoàn liên ngành kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
và chỉ đạo UBND các huyện trong tỉnh thành lập Ban chỉ đạo liên ngành và Đội
kiểm tra liên ngành về kinh doanh du lịch tại địa phƣơng để chấn chỉnh các hoạt
động kinh doanh du lịch, bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch. Đặc biệt lắp đặt
các hệ thống biển báo về đƣờng dây nóng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tại những khu vực tập trung đông ngƣời, tại các khu du lịch tâm linh nổi tiếng.
Việc thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xủa lý tình trạng bán
hàng rong, ăn xin, bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng, cò mồi, đeo bám, khấn
thuê, chèo kéo khách làm mất vệ sinh môi trƣờng…; chỉ đạo các khu di tích xây
dựng quy chế quản lý, quy hoạch đảm bảo vệ dinh môi trƣờng…
Tuy nhiên, các hoạt động thanh, kiểm tra hoạt động du lịch tại địa tỉnh Bắc
Ninh còn chƣa thƣờng xuyên, chủ yếu là kiểm tra định kỳ1 lần trong năm trƣớc
lễ hội xuân . Chƣa kiểm tra toàn bộ các loại hình kinh doanh tại các điểm di tích
tiêu biểu , các địa phƣơng xa nằm phía cuối tỉnh. Vì vậy các đơn vị kinh doanh
hay các cá nhân chƣa thấy hết đƣợc những sai phạm của mình trong quá trình
kinh doanh, gây bất bình cho du khách. Điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hƣởng
xấu đến sự phát triển du lịch của Bắc Ninh. Tại một số điểm di tích tiêu biểu của
Tỉnh còn chƣa có bảng báo hiệu đƣờng dây nóng khi có sự cố, những tiêu cực
trong hoạt động du lịch.

2.3 Đánh giá chung công tác QLNN về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh

2.3.1 Ưu điểm
Với lợi thế về vị trí địa lý kinh tế - chính trị trong hợp tác phát triển kinh
tế, đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại, dịch vụ phát triển; công nghiệp tiếp tục phát

65
triển, kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ đồng bộ theo hƣớng hiện đại, quá trình đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ là điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ trong thời gian
tới; Dân số, lao động, thu nhập bình quân/ngƣời khá cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động diễn ra tích cực, đúng hƣớng, có tính cộng hƣởng là những yếu tố quan
trọng để Bắc Ninh trở thành một thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng, tạo điều kiện cho
các ngành trong khu vực dịch vụ phát triển...
Tận dụng những ƣu điểm của vùng, Bắc Ninh có rất nhiều cơ hội để phát
triển Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển; thực hiện
các cam kết sẽ tạo sự đối xử bình đẳng hơn để mở rộng sang các ngành dịch vụ;
Vùng Đồng bằng sông Hồng đƣợc định hƣớng xây dựng, phát triển trở thành đầu
tàu về phát triển kinh tế; Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với định hƣớng là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, tâm điểm hội tụ nguồn
lực và nguyên khí quốc gia, địa bàn hội nhập và giao thƣơng của cả nƣớc thực sự
trở thành hạt nhân phát triển; kết cấu hạ tầng ngày càng đƣợc hoàn thiện đồng bộ
theo hƣớng hiện đại và còn nhiều dƣ địa cho phát triển các ngành dịch vụ, nhất là
các dịch vụ chất lƣợng cao; sự gia tăng của lao động nhập cƣ ngoại tỉnh và lao
động ngƣời nƣớc ngoài cũng tạo ra nhu cầu dịch vụ; cùng với đó là các cơ hội về
nguồn nhân lực là khá “trẻ”, linh hoạt và thích ứng nhanh hơn với các ngành
dịch vụ, các chƣơng trình hợp tác trong khu vực sẽ mang lại cho tỉnh những cơ
hội phát triển mới về dịch vụ; đặc biệt, Bắc Ninh với vai trò quan trọng nằm
trong vùng trung tâm mở rộng trong cơ cấu không gian vùng Thủ đô đã đƣợc
điều chỉnh sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh phát triển khu vực dịch
vụ của tỉnh.

2.3.2 Nhược điểm


Dịch vụ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch chƣa đáp ứng sự biến động nhanh chóng của nhu cầu thị trƣờng;
liên kết và tham gia vào cơ cấu kinh tế dịch vụ với Hà Nội còn yếu, chịu ảnh

66
hƣởng của hiệu ứng “chân đèn”; hoạt động của các ngành dịch vụ có chất lƣợng,
giá trị gia tăng cao, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và có
sức cạnh tranh trong vùng còn hạn chế...

Chính vì vậy Bắc Ninh còn đứng trƣớc rất nhiều thách thức: Hội nhập
kinh tế thế giới mở ra thuận lợi nhƣng cũng có sức ép cạnh tranh quyết liệt trong
xu hƣớng mở cửa dịch vụ với các cam kết quốc tế; Bắc Ninh gần các trung tâm
kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ cũng thách thức lớn về cạnh tranh,
tìm kiếm thị trƣờng; cơ sở hạ tầng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu
phát triển; sự chậm trễ trong việc phát triển dịch vụ ở một số ngành sẽ dẫn đến
sự cạnh tranh gay gắt từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ tốt hơn ở ngoài địa bàn; áp
lực trong tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng xanh, bảo vệ môi trƣờng và
ứng phó với biến đổi khí hậu, hoàn thành các nội dung xây dựng nông thôn mới,
tìm lối đi mới, sáng tạo, đột phá để phát triển ngành dịch vụ du lịch của tỉnh
ngoài các lợi thế sẵn có.

2.3.3 Nguyên nhân


Công tác quản lý Nhà nƣớc còn nhiều hạn chế: Việc triển khai thực hiện
các quy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau quy hoạch chƣa tốt; chƣa kịp thời
giải quyết các khó khăn vƣớng mắc trong đầu tƣ kinh doanh du lịch, đặc biệt là
môi trƣờng đầu tƣ, trong đó có năng lực thẩm định, thủ tục hành chính và giải
phóng mặt bằng vẫn là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ
triển khai các dự án.

Hầu hết các dự án đầu tƣ trên lĩnh vực du lịch đều đang trong giai đoạn
triển khai thực hiện đầu tƣ sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động kinh doanh, phát
huy hiệu quả đầu tƣ trong thời gian tới. Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
triển khai các dự án đầu tƣ du lịch gặp nhiều khó khăn, một số nhà đầu tƣ còn
hạn chế về vốn, năng lực, kinh nghiệm điều hành quản lý kinh doanh du lịch.

67
Cơ chế, chính sách phát triển du lịch tuy đã cải thiện tích cực, song về thủ
tục hành chính còn rƣờm rà, chƣa thật hợp lý, thiếu rõ ràng nên chƣa thực sự tạo
môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ. Nhiều khó khăn,
vƣớng mắc trong hoạt động kinh doanh chậm đƣợc tháo gỡ, giải quyết kịp thời
cho doanh nghiệp, chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ có nguồn vốn lớn, trình
độ sản phẩm, công nghệ cao cấp đa dạng và quản lý hiện đại để tạo bƣớc đột phá
trong phát triển du lịch. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành còn nhiều bất cập,
còn tình trạng chồng chéo, chia cắt trong sự phân công, phân cấp quản lý giữa
ngành và lãnh thổ.

68
Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, đề tài đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá đƣợc thực
trạng về tình hình quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Bắc Ninh. Do những biến động
phức tạp đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và Bắc
Ninh nói riêng nhƣ: khủng khoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu, nạn
khủng bố, dịch bệnh, thiên tai… đã ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của ngành
du lịch.

Sự cạnh tranh, chia sẻ thị trƣờng của các trung tâm du lịch lớn trong vùng
và cả nƣớc ngày càng gay gắt, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hƣớng
đổi mới với yêu cầu ngày càng cao.

Tính mùa vụ của du lịch thể hiện khá rõ nét. Vào các dịp Lễ, Tết, mùa hè
khách đến nhiều, với số lƣợng lớn, trong khi đó mùa thấp điểm (mùa mƣa) khách
đến không nhiều, “cung” lớn hơn “cầu”, nên xảy ra một số tiêu cực trong kinh
doanh nhƣ: phá giá, “cò mồi”…

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xây dựng
chiến lƣợc phát triển kinh doanh và mở rộng thị trƣờng. Việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chƣa đƣợc các doanh nghiệp
quan tâm.

69
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ DU LICH TẠI TỈNH BẮC NINH

3.1 Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh


Nằm ở vị trí quan trọng trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn -
Hà Nội - Hải Phòng nói riêng và hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore nói
chung, có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh
lại là địa phƣơng có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, là
mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống phát triển và ®ƣợc ví là “mảnh đất
trăm nghề”,có nguồn lực phát triển du lịch, quan điểm quan trọng nhất đối với
du lịch Bắc Ninh hiện nay là phát triển nhanh, thúc đẩy, hỗ trợ cho phát triển du
lịch chung của cả vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ.

Để thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch Bắc Ninh mà UBND tỉnh đã phê
duyệt thì phát triển du lịch Bắc Ninh là phát triển nhanh và hiệu quả cả trong thời
gian trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, nhƣng phải dựa trên những định hƣớng phát
triển chủ yếu sau:

Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững:Phát triển du lịch
phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh thái... để
đảm bảo cho việc phát triển bền vững.

Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống:Phát triển du lịch phải dựa trên
nguyên tắc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản
sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập
những văn hóa độc hại...

Là một tỉnh có tiềm năng du lịch nhân văn: Các di tích lịch sử văn hóa,
bảo tàng, lễ hội truyền thống, làng nghề... có thể khai thác phục vụ phát triển du
lịch. Chính vì vậy trong chiến lƣợc phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ gắn với
Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đến năm 2020, cũng nhƣ trong chiến lƣợc

70
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Vùng Thủ đô nói chung và tỉnh Bắc
Ninh nói riêng, ngành du lịch dịch vụ đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển để trở
thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu của thế kỷ 21, xứng đáng với
tiềm năng to lớn của địa phƣơng. Đặc biệt trong đó đã xác định vị trí và vai trò
của du lịch Bắc Ninh trong tổng thể hệ thống các tuyến điểm du lịch, các sản
phẩm du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận cũng nhƣ của cả vùng
Bắc Bộ. Do vậy, phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ du lịch Bắc Ninh một
mặt sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh
Bắc Ninh, đồng thời góp phần phát triển ngành du lịch của cả khu vực phía Bắc
và của cả nƣớc. Đặc biệt phát triển du lịch sẽ tạo cơ hội việc làm và tăng thu
nhập cho một bộ phận không nhỏ ngƣời dân sống ở khu vực nông thôn, miền núi
hiện còn nhiều khó khăn, góp phần vào chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng
và Nhà nƣớc. Phát triển mạnh ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh trƣớc hết nhằm:

- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với vai trò là ngành kinh tế
động lực quan trọng của tỉnh.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch
vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn Tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác
cùng phát triển.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách của địa
phƣơng.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt ở khu vực nông
thôn, miền núi - nơi có tiềm năng phát triển du lịch.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lƣu, nâng
cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.

71
- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử -
văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trƣờng…

3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về du lịch

3.2.1 Thể chế hóa các văn bản pháp lu t liên quan đến hoạt động du lịch
Đề xuất các ngành chức năng của tỉnh Bắc Ninh phối hợp kiên quyết thực
hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng, các dự án; thu hồi đất đối với các dự án
đã giao hoặc đã cho thuê nhƣng chủ đầu tƣ không triển khai theo quy định nhất
là các dự án sử dụng không đúng mục đích, những dự án gây ô nhiễm môi
trƣờng. Ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các vụ vi phạm liên quan tới công
tác quản lý quy hoạch, các trƣờng hợp khai thác tài nguyên trái phép, xây dựng
không phép, xây dựng tại các khu vực bãi sông, san gạt phá vỡ cảnh quan môi
trƣờng.

Đề xuất phân khu chức năng theo từng địa bàn sau khi triển khai thực hiện
công tác khảo sát, nghiên cứu từng vùng, tõng địa phƣơng để khai thác, phát hiện
các nguồn tiềm năng cho xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù bảo
đảm khai thác tài nguyên hợp lý và hiệu quả. Khai thác và phục hồi các giá trị
của khu di tích, phế tích, khu lƣu niệm, phát triển các làng nghề truyền thống
nhƣ: Gốm Phù Lãng, Đúc đồng Đại Bái, Mây tre đan Xuân Lai, Gỗ Đồng Kỵ,
Gỗ Phù Khê, Tranh Đông Hồ…; Các lễ hội văn hóa, hoạt động biểu diễn Quan
họ truyền thống và ẩm thực độc đáo, từ đó xây dựng các loại hình, tour du lịch
mới đa dạng.

Đề xuất hình thành các khu chức năng, hoàn thiện hệ thống giao thông
công cộng phục vụ du lịch.

Đề xuất việc xúc tiến quảng bá khu du lịch Núi Dạm sau khi việc phục
hồi, xây dựng khu di tích núi Dạm hoàn thành để phát triển nơi đây thành một
điểm đến du lịch tâm linh độc đáo và ý nghĩa.

72
Quản lý quá trình phát triển đô thị phải tuân thủ quy hoạch chung và quy
hoạch chi tiết các khu chức năng đƣợc duyệt, gìn giữ và phát huy không gian,
cảnh quan truyền thống mang đËmmµu sắc của vùng quê Bắc bộ, đó sẽ là sự
khác biệt và là điểm thu hút khách về với mảnh đất Bắc Ninh. Đề xuất việc đôn
đốc, kiểm tra của các cấp chính quyền địa phƣơng, các cơ quan chuyên môn
thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ.

3.2.2 Phối hợp đồng bộ và chặt chẽ các ngành, các cấp trong quản lý nhà
nước về du lịch.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng nên cần
có sự phối hợp tốt hơn các lực lƣợng của các ngành các cấp dƣới sự chỉ đạo tập
trung của UBND tỉnh mà trực tiếp là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, những nhà
quản lý ngành du lịch cần đặc biệt chú trọng sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả
trong việc tham mƣu các cơ chế chính sách, thu hút đầu tƣ, tổ chức thực hiện các
kế hoạch, chiến lƣợc góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sớm trở thành
ngành mũi nhọn, trọng tâm của tỉnh để phát triển kinh tế, xã hội.
Bên cạnh đó, các huyện tập trung điểm du lịch và các địa phƣơng dựa trên
cơ sở tiềm năng điều kiện thuận lợi về tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
cần có giải pháp liên kết đa dạng. Để xuất việc tổ chức các buổi hội thảo đánh
giá tình hình phát triển du lịch giữa liên ngành để đƣa ra những giải pháp thiết
thực nhất cho việc thực hiện đƣa du lịch Bắc Ninh phát triển đúng tầm với những
tiềm năng du lịch sẵn có.

3.2.3 Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch
Nhiệm vụ xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển du lịch cần đƣợc
thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các
địa bàn trọng điểm du lịch. Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công
trình quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tƣ, và sau này
trở thành các ban quản lí dự án có năng lực, hoạt động hiệu quả.

73
Tỉnh cần sớm xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch (quy
chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây
dựng các công trình du lịch v.v...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và
khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.
Tỉnh cần sớm đầu tƣ xây dựng và hoàn thành một số quy hoạch chi tiết và
thực hiện quản lí chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng
điểm.
Tăng cƣờng công tác thống kê du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm
cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh.
Tăng cƣờng phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Hà
Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Lào Cai) trong việc thực hiện Quy
hoạch dƣới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh để giải quyết những vấn đề có
liên quan đến quản lý phát triển du lịch nhƣ đầu tƣ phát triển sản phẩm, xúc tiến
quảng bá du lịch, bảo vệ môi trƣờng tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử
dụng đất, cơ sở hạ tầng, ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh...

3.2.4 Tăng cường c«ng t¸c xóc tiÕn du lÞch.


C«ng t¸c xóc tiÕn du lÞch cÇn ®-îc quan t©m kh«ng chØ vÒ h×nh thøc, mµ
quan träng h¬n lµ néi dung.Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nƣớc, con
ngƣời Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản
văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời, bản sắc văn hoá dân tộc
cho nhân dân trong nƣớc và cộng đồng quốc tế, nâng cao nhận thức xã hội về du
lịch, tạo môi trƣờng du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống
mến khách của dân tộc, huy động các nguồn lực để đầu tƣ phát triển các đô thị
du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lƣợng cao, mang đậm
bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nƣớc, từng vùng và từng địa phƣơng; phát triển
kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất
lƣợng các dịch vụ du lịch, nghiên cứu thị trƣờng du lịch, xây dựng sản phẩm du

74
lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du
lịch.

3.2.5 Hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp du lịch và các điểm tham quan.
Cùng với việc sử dụng và phát huy khả năng điều tiết, chi phối của kinh tế
nhà nƣớc, chính quyền tỉnh Bắc Ninh cần phải quan tâm đến chất lƣợng và hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn. Trƣớc hết,hoàn thành
lộ trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực
du lịch do địa phƣơng quản lý, theo hƣớng từng bƣớc trở thành các doanh nghiệp
kinh doanh hiện đại, có sự liên kết với mạng lƣới các hộ kinh doanh cá thể, có
khả năng mở rộng các hoạt động du lịch liên vùng, khu vực và kinh doanh lữ
hành quốc tế. Mặt khác, đề xuất cần có chƣơng trình hỗ trợ cho các doanh
nghiệp du lịch nhà nƣớc thông qua các hình thức nhƣ: Đầu tƣ vốn thông qua góp
vốn cổ phần của các công ty nhà nƣớc, tăng cƣờng cán bộ có năng lực, hỗ trợ
một phần kinh phí quảng bá thƣơng hiệu, xúc tiến đầu tƣ, quảng bá du lịch...

3.2.6 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
Đây là vấn đề cÊp b¸ch, giúp cho c¸n bé c«ng chøc ngµnh du lÞch có
những kiến thức toàn diện để đóng góp cho việc xây dựng các văn bản pháp luật
với mục tiêu: “Tạo một môi trƣờng và hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy các
hoạt động du lịch phát triển, nhƣng đồng thời cũng ngăn chặn kịp thời những
biểu hiện kinh doanh không đúng hƣớng”.
Căn cứ dự báo nhu cầu lao động du lịch, hiện trạng đội ngũ lao động Bắc
Ninh đề xuất tiến hành các chƣơng trình:
Hƣớng nghiệp du lịch tại các trƣờng phổ thông trung học, thậm chí từ năm
cuối của cấp trung học cơ sở.
Khuyến khích mở các cơ sở, các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch trong tỉnh
kết hợp chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích thanh niên tham gia các khóa đào
tạo về du lịch ở các trung tâm, cơ sở đào tạo ở Hà Nội và các địa phƣơng khác.

75
Khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức các khóa đào tạo mới và tái
đào tạo nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ tại chỗ.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của
Tổng cục Du lịch và các dự án quốc tế.
Sở VHTT & DL chủ động tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và
trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp du lịch cho céng đồng ngƣời dân tại
các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.
Yêu cầu các chủ đầu tƣ các dự án du lịch lớn xây dựng kế hoạch tuyển
dụng, đào tạo nguồn nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng.
Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa
phƣơng và các tổ chức quốc tế.

3.2.7 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp lu t và thông tin du
lịch.
Đề xuất đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thøc và
tinh thần đổi mới của tất cả cán bộ, Đảng viên đối với sự nghiệp phát triển du
lịch tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ mới; phát huy mọi năng lực s¸ng tạo thúc đẩy
hoạt động du lịch tăng trƣởng về chất lƣợng và phát triển bền vững bằng việc tổ
chức quán triệt nghị quyết cho cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động
ngành du lịch nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.
những thách thức, cơ hội của du lịch Việt Nam, du lịch Bắc Ninh khi Việt Nam
là thành viên của WTO; Tổ chức các chƣơng trình truyền thông, các cuộc hội
nghị, các lớp tập huấn để trao đổi, phổ biến nội dung các cam kết cụ thể trong
môi trƣờng kinh doanh du lịch và các lĩnh vực liên quan cho cán bộ, công chức,
viên chức và ngƣời lao động trong ngành nhằm nâng cao hiÓu biết trong quá
trình quản lý và kinh doanh; tích cực tuyên truyền vËn động quần chúng nhân
dân tham gia xây dựng môi trƣờng du lịch văn minh, lịch sự, đảm bảo an ninh,
an toàn du lịch thông qua các buổi họp dân phố, trên các phƣơng tiện thông tin

76
địa phƣơng, các pano bảng biểu quảng cáo và trên các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng trên địa bàn tỉnh.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh


- Trên cơ sở tài nguyên du lịch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phƣơng, tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch các điểm đến du lịch và
các điểm tham quan du lịch tập trung đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm.
- Bổ sung biên chế công chức ngành Du lịch cho thµnh phè, huyện, thị xã
có nhiều điểm đến và điểm tham quan du lịch, nơi có hoạt động du lịch phát triển
nhằm tăng cƣờng công tác quản lý hành chính nhà nƣớc về du lịch.
- Củng cố và hoàn thiện Trung tâm Xúc tiến Du lịch, đồng thời tăng kinh
phí hoạt động cho Trung tâm này để thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tăng cƣờng hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch địa phƣơng
nhằm tạo điều kiện cho các công chức thuộc các ngành và công chức ngành Du
lịch hợp tác giải quyết tốt các vấn đề tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát
triển.

3.3.4 Đối với Tổng Cục Du lịch


- Cập nhật thông tin thống kê, theo dõi và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dƣỡng phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nƣớc ngành Du lịch.

- Tăng cƣờng tổ chức các lớp bồi dƣỡng những kiến thức và kỹ năng về
quản lý hành chính nhà nƣớc về du lịch cho đội ngũ công chức ngành Du lịch,
đặc biệt là đội ngũ công chức trẻ.

- Tổ chức các chuyến đi học tập, bồi dƣỡng và khảo sát thực tiễn cho đội
ngũ công chức ngành Du lịch.

77
3.3.5 Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phè, HuyÖn
- Quy hoạch, bồi dƣỡng đội ngũ công chức ngành Du lịch.

- Tạo điều kiện cho công chức ngành Du lịch đƣợc đi học tập, bồi dƣỡng
kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nƣớc ở trong nƣớc cũng nhƣ ở
nƣớc ngoài.

- Tạo điều kiện cho công chức ngành Du lịch đi công tác cơ sở nhằm tìm
hiểu thực tiễn và giải quyết những khó khăn vƣớng mắc cho cơ sở.

78
KẾT LUẬN

Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch là nhân tố ảnh hƣởng quyết
định đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc
Ninh nói riêng, có tác động không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa cũng nhƣ sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh. Du lịch của Bắc
Ninh những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình
phát triển, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chƣa đƣợc phát triển đầy đủ.
Việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng
trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phầm phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.

Luận văn đã đạt đƣợc những kết quả chính sau:

1: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt
động du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp
tỉnh hiện nay. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động du
lịch, ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trƣờng của hoạt động du
lịch, các yếu tố tác động tới hoạt động du lịch, quan niệm, đặc điểm của quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch, nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
du lịch của chính quyền cấp tỉnh, yêu cầu đối với quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động du lịch ở nƣớc ta hiện nay.

2: Nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực làm tƣơng đối tốt
về công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch, rút ra bài học kinh
nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh.

3: Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt dộng du lịch ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013, từ đó rút ra những
mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

79
4: Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

80
DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Trần Xuân Ảnh ( 2007) Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị
trường du lịch, tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, số132

2. Trần Thúy Anh (2009) Ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội của người
Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao tục ngữ. Viện Văn hóa Nghệ thuật, NXB
Văn hóa – Thông tin.

3. Bộ Nội vụ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt nam, 2008. Thông tƣ liên tịch số
43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV, ngày 6/6/2008 ướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, thể thao và du
lịch thuộc UBND cấp tỉnh, phòng Văn hóa và thông tin thuộc UBND cấp
huyện. Hà Nội.

4. Chính phủ Nƣớc Cộng Hòa XHCN Việt Nam, 2007. Nghị định số
92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007, Quy định chi tiết thi hành một số điều
của u t Du lịch. Hà Nội.

5. Chính phủ Nƣớc Cộng Hòa XHCN Việt Nam, 2014. Nghị định số
24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014, quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hà Nội.

6. Chương trình hành động của ngành du lịch giai đoạn 2007 – 2012. Bộ
Văn Hóa, Thể thao và Du lịch.

7. Lê Thị Chung ( 2011) Văn hóa ẩm thực vùng quan họ, Trung tâm văn hóa
tỉnh Bắc Ninh

8. Cục thống kê Bắc Ninh, (2009) Niên giám thống kê 2009, Bắc Ninh.

9. Cục thống kê Bắc Ninh, (2010) Niên giám thống kê 2010, Bắc Ninh.

81
10.Cục thống kê Bắc Ninh, (2011) Niên giám thống kê 2011, Bắc Ninh.

11.Cục thống kê Bắc Ninh, (2012) Niên giám thống kê 2012, Bắc Ninh.

12.Cục thống kê Bắc Ninh, (2013) Niên giám thống kê 2013, Bắc Ninh.

13.Trịnh Xuân Dũng (1989),Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt


động kinh doanh du lịch ở Việt Nam,Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế
Quốc dân.

14.Đảng cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đai hội đại biểu toàn quốc l n
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội

15.Nguyễn Minh Đức ( 2007) , Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương
mại, du lịch tỉnh Sơn a trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Luận Án Tiến Sỹ Kinh tế, Học viên Chính trị Quốc gia.

16.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa ( 2004) Giáo trình kinh tế Du lịch,
NXB Lao Động – Xã Hội.

17.Ngô Thế Hiếu ( 2013) Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây
dựng các chƣơng trình du lịch nhằm khai thác phát huy giá trị truyền
thống tỉnh Bắc Ninh. Đề tài khoa học, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bắc Ninh.

18.Hiến pháp Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ( 2001) NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.Vũ Khoan (2005) Đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm
2010,Tạp chí du lịch số 11

20.Nguyễn Văn Kim ( 2004) Mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi
trƣờng – kinh nghiệm Nhật Bản, tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 9.

82
21.Ouk Vanna ( 2004).Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du
lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn.

22.Lê Thị Minh Quế (2009),Khai thác di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh phục
vụ phát triển du lịch, Luận văn Thạc Sỹ Du lịch, Đại học Khoa học Xã
Hội và Nhân Văn.

23.Quốc hội NƣớcCH XHCN Việt Nam, 2003. u t Tổ chức ĐND và


UBND số 12/2003/Q 11 ngày 26/11/2003. Hà Nội.

24.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, 2009. Báo cáo tổng kết công
tác năm 2009. Bắc Ninh

25.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, 2010. Báo cáo tổng kết công
tác năm 2010. Bắc Ninh

26.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, 2011. Báo cáo tổng kết công
tác năm 2011. Bắc Ninh.

27.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, 2012. Báo cáo tổng kết công
tác năm 2012. Bắc Ninh

28.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, 2013. Báo cáo tổng kết công
tác năm 2013. Bắc Ninh.

29.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, 2014. Báo cáo tổng kết công
tác năm 2014. Bắc Ninh.

30.Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch Bắc Ninh ( 2010) Về miền Quan họ. Sở
Thông tin Truyền thông.

31.Trịnh Đăng Thanh (2004) , Quản lý nhà nước bằng lu t pháp đối với hoạt
động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Công trình nghiên cứu khoa học.

83
32.Vũ Đình Thụy (1997),Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển
du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghiên cứu khoa học.

33.Lê Trung Thu ( 2009) ,Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc
Ninh , u n Văn Thạc S Du lịch , Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

34.Vũ Thị Thúy ( 2010) Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù ãng ở
Bắc Ninh, Luận Văn Thạc Sỹ Du lịch, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn.

35.Thủ tƣớng Chính phủ Nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, 2011. Quyết định
số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển Du
lịch Việt Nam đến năm 2020, t m nhìn đến năm 2030". Hà Nội

36. Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc cộng hòa XHCN Việt Nam, 2013. Quyết
định số 2151/QĐ-TTg ,ngày 11/11/2013 phê duyệt chương trình xúc tiến
du lịch Quốc gia giai đoạn 2013-2020. Hà Nội

37.Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, 2013. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm
2030. Bắc Ninh.

38.Nguyễn Thị Bích Vân , Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước bằng pháp lu t trong lĩnh vực du lịch, Công trình nghiên
cứu khoa học , Vụ pháp chế - Tổng cục Du lịch.

39.Nguyễn Tấn Vinh, 2008. oàn thiện Q NN về du lịch trên địa bàn tỉnh
âm Đồng. Luận án Tiễn sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân.

40.Nguyễn Quang Vinh ( 2002) Văn hóa dân gian làng Vân, NXB Văn hóa-
thông tin.

84
41.Bùi Thị Hải Yến, 2009. Giáo trình Quy hoạch du lịch. à Nội: Nhà xuất
bản giáo dục

Internet

1. Báo Bắc Ninh online ( 2013) Thuận Thành qua những bài viết của nhóm
văn bút Luy Lâu .<http://baobacninh.com.vn/news_detail/87152/thuan-
thanh-qua-nhung-trang-viet-cua-nhom-van-but-luy-lau-.html>

2. Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh, Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh.
http://bacninh.gov.vn/Trang/gioithieutinh.aspx?gt=Vi%E1%BA%BFt%20
v%E1%BB%81%20B%E1%BA%AFc%20Ninh .

3. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giới thiệu chung về các tuyến điểm du
lịch và các chính sách quản lý, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh. <http://vanhoattdlbacninh.gov.vn/vi/news/c26/du-lich.html>

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, Tổ chức bộ máy, chức năng , nhiệm
vụ <http://vanhoattdlbacninh.gov.vn/vi/news/c29/to-chuc-bo-may-.html>

85
PHỤ LỤC

86
PHỤ LỤC
DANH SACH LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC


1 TS. Trịnh Xuân Dũng -Nguyên Hiệu Trƣờng Cao đẳng du lịch
trƣởng HN
2 Nguyễn Văn Phong Giám đốc Sở Văn hóa ,Thể thao và
Du lịch Bắc Ninh
3 TS.Trần Đình Luyện Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa ,Thể thao và
Du lịch Bắc Ninh
4 Lê Đắc Thuật Phó giám đốc Sở Văn hóa ,Thể thao và
Du lịch Bắc Ninh
5 Nguyễn Đƣơng Bắc Phó giám đốc Sở Văn hóa ,Thể thao và
Du lịch Bắc Ninh
6 Ths.Nguyễn Xuân Trƣởng phòng Sở Văn hóa ,Thể thao và
Côn nghiệp vụ du lịch Du lịch Bắc Ninh
7 Nguyễn Văn Đáp Trƣởng phòng di Sở Văn hóa ,Thể thao và
sản Du lịch Bắc Ninh
8 Ngô Thế Hiếu Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch
Bắc Ninh
9 Nguyễn Đức Thuận Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch
Bắc Ninh
10 Nguyễn Văn Hào Trƣởng phòng Sở Nội Vụ Bắc Ninh

87
PHỤ LỤC

CÁC VĂN BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH LIÊN QUAN
ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.

STT VĂN BẢN BAN HÀNH NỘI DUNG

1 Nghị định số 92/2006/NĐ- Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch


CP ngày 07 tháng 9 năm tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
2006 của Chính phủ

2 Chỉ thị số 2178/CT-TTg Về việc tăng cƣờng công tác quản lý quy
ngày 02/12/2010 của Thủ hoạch.
tƣớng Chính phủ

3 Thông tƣ liên tịch số Quy định về vận chuyển khách du lịch bằng
05/2011/TTLT/BVHTTDL- ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển
BGTVT khách du lịch

4 Quyết định số 673/QĐ- Về việc phê duyệt “Đề cƣơng nhiệm vụ và


UBND ngày 15 tháng 6 dự toán Quy hoạch tổng thể phát triển du
năm 2011 của UBND tỉnh lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và
định hƣớng đến năm 2030

5 Quyết định UBND tỉnh Về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển khu
ngày 30/12/2014 số vực Dịch vụ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020,
554/2014/QĐ-UBND tầm nhìn đến năm 2030

6 Quyết định số 427/QĐ- Về việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Du
UBND lịch tỉnh Bắc Ninh

88
7 Quyết định của Chủ tịch Về việc phê duyệt đề cƣơng dự án Quy
UBND tỉnh1499/QĐ- hoạch phát triển các khu thƣơng mại dịch vụ
UBND làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020,
định hƣớng đến năm 2030.
8 Quyết định số Về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát
904/2005/QĐ-UB ngày triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm
06/4/2005 của UBND tỉnh 2010 và định hƣớng đến năm 2020.
Bắc Ninh
9 Quyết định số 3635/QĐ-CT Về phê duyệt đề cƣơng và dự toán kinh phí
ngày 09/10/2008 của Chủ lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc
tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
10 Quyết định 153/2004/QĐ- Về việc ban hành định hƣớng chiến lƣợc
TTg ngày 17/8/2004 của phát triển bền vững ở Việt Nam
Thủ tƣớng Chính phủ

( Nguồn : UBND tỉnh Bắc Ninh)

89
PHỤ LỤC

CÁC VĂN BẢN ĐÃ ĐƢỢC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC NINH

STT Văn bản pháp luật Nội Dung Lƣợt ngƣời


tham gia

1 Luât du lịch 1.000

2 Thông tƣ Hƣớng dẫn thực hiện nghị


88/2008/TT định số 92/2007/NĐ-CP ngày
500
BVHTTDL ngày 01 tháng 6 năm 2007 của
30/12/2008 của Bộ chính phủ quy định chi tiết thi
văn hóa thể thao và hành một số điều của luật du
du lịch lịch về Lƣu trú du lịch.

3 Thông tƣ Hƣớng dẫn thực hiện Nghị


89/2008/TT- định số 92/2007/NĐ-CP ngày
BVHTTDL ngày 01/6/2007 của chính phủ Quy
30/12/2008 của Bộ định chi tiết thi hành một số
Văn hóa thể thao và điều của Luật Du lịch về kinh
700
du lịch. doanh lữ hành, chi nhánh, vă
phòng đại diện của doanh
nghiệp du lịch nƣớc ngoài tại
Việt Nam, hƣớng dẫn du lịch
và xúc tiến du lịch

4 Quyết định số Quy chế bảo vệ môi trƣờng


02/2003/QĐ- trong lĩnh vực du lịch.
500
BTNMT ngày
29/7/2003 của Bộ
Tài nguyên Môi
trƣờng.

5 Quyết định số Hƣớng dẫn áp dụng tiêu chuẩn


217/QĐ-TCDL ngày quốc gia về phân loại, xếp

90
15/6/2009 của Tổng hạng cơ sở lƣu trú du lịch. 450
Cục trƣởng Tổng
Cục Du lịch

(Nguồn : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

91
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI
ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG NGÀNHDU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Mục đích nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch
tại tỉnh Bắc Ninh góp ph n phá triển du lịch
Đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào câu lựa
chọn:
1. Đồng chí đang giữ chức vụgì trong đơn vị công tác ?
A. Lãnh đạo đơn vị
B. Lãnh đạo phòng
C. Chuyên viên
2. Chuyên ngành đồng chí đƣợc đào tạo trƣớc khi công tác tại đơn vị là
chuyên ngành gì?
A. Chuyên ngành du lịch
B. Chuyên ngành quản lý hành chính nhà nƣớc
C. Chuyên ngành khác
3. Trình độ chuyên môn của đồng chí ?
A. Sau đại học
B. Đại học
C. Cao đẳng
D. Trung cấp
4. Trình độ quản lý nhà nƣớc và lý luận chính trị của đồng chí?
A. Sơ cấp
B. Trung cấp
C. Cao cấp

92
5. Mức độ thƣờng xuyên đi cơ sở của đồng chí để nắm bắt tình tình và
kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật trong hoạt động kinh doanh
du lịch?
A. Chƣa bao giờ
B. Hàng quý
C. Hàng tháng
D. Hàng tuần
6. Mức độ thƣờng xuyên phối hợp với các cấp, các ngành liên quan đến
hoạt động du lịch của đồng chí trong giải quyết công việc.
A. Chƣa bao giờ
B. Hàng quý
C. Hàng tháng
D. Hàng tuần
7. Những thách thức và khó khăn của đồng chí khi thực hiện công việc,
từ đó giảm thiểu những nguyên nhân tác động không tốt đến chất
lƣợng công việc?
A. Không có chƣơng trình, kế hoạch cụ thể
B. Không có đủ thời gian nghiên cứu vấn đề.
C. Làm việc theo yêu cầu gấp của lãnh đạo
D. Không có sự hợp tác của đồng nghiệp
8. Mức độ hài lòng đối với công việc đƣợc giao phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng chuyên môn của đồng chí nhƣ thế
nào?
A. Rất hài lòng
B. Hài lòng
C. Chƣa hài lòng

93
9. Việc bồi dƣỡng kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn thông qua việc
học hỏi kinh nghiệm ở các địa phƣơng khác của đồng chí nhƣ thế
nào?
A. Hàng năm
B. Hàng quý
C. Hàng tháng
D. Chƣa lần nào
10.Mức độ hài lòng của đồng chí với thu nhập tƣơng ứng công việc đang
đảm nhận ?
A. Rất hài lòng
B. Hài lòng
C. Chƣa hài lòng.
Cám ơn đồng chí đã trả lời các câu hỏi trên.

94
PHỤ LỤC
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI
ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG NGÀNH DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
STT Thông tin tổng hợp Số phiếu Tỷ lệ phần
trăm (%)
A Phần tập hợp số phiếu 100 100
1 Số phiếu phát ra 100 100
2 Số phiếu thu về 100 100
3 Số phiếu bị hỏng 0 0
4 Số phiếu sử dụng 100 100
B Phần thông tin câu hỏi
1. Đồng chí đang giữ chức vụ gì trong đơn vị công tác ?
Lãnh đạo đơn vị 5 5
Lãnh đạo phòng 18 18
Chuyên viên 77 77
2. Chuyên ngành đồng chí đƣợc đào tạo trƣớc khi công tác tại đơn vị là
chuyên ngành gì?

Chuyên ngành du lịch 50 50


Chuyên ngành quản lý nhà nƣớc 5 5
Chuyên ngành khác 45 45
3. Trình độ chuyên môn của đồng chí ?
Sau đại học 20 20
Đại học 70 70
Cao đẳng 5 5
Trung cấp 5 5
4. Trình độ quản lý nhà nƣớc và lý luận chính trị?

95
Sơ cấp 80 80
Trung cấp 15 15
Cao cấp 5 5
5. Mức độ thƣờng xuyên đi cơ sở của đồng chí để nắm bắt tình hình và
kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật trong hoạt động kinh doanh
du lịch?
Chƣa bao giờ 0 0
Hàng quý 60 60
Hàng tháng 28 28
Hàng tuần 12 12
6. Mức độ thƣờng xuyên phối hợp với các cấp, các ngành liên quan đến
hoạt động du lịch của đồng chí trong giải quyết công việc?
Chƣa bao giờ 0 0
Hàng quý 75 75
Hàng tháng 20 20
Hàng tuần 5 5
7. Những thách thức và khó khăn của đồng chí khi thực hiện công việc, từ
đó giảm thiểu những nguyên nhân tác động không tốt đến chất lƣợng
công việc?
Không có chƣơng trình kế hoạch cụ thể 25 25
Không có đủ thời gian nghiên cứu vấn đề 10 10
Làm việc theo yêu cầu gấp của lãnh đạo 50 50
Không có sự hợp tác của đồng nghiệp 15 15
8. Mức độ hài lòng đối với công việc đƣợc giao phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng chuyên môn của đồng chí nhƣ thế nào?
Rất hài lòng 20 20
Hài lòng 70 70
Chƣa hài lòng 10 10
9. Việc bồi dƣỡng kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn thông qua việc học
hỏi kinh nghiệm ở các địa phƣơng khác của đồng chí nhƣ thế nào?

96
Hàng năm 60 60
Hàng quý 25 25
Hàng tháng 15 15
Chƣa lần nào 0 0
10. Mức độ hài lòng của đồng chí với thu nhập tƣơng ứng công việc đang
đảm nhận?
Rất hài lòng 5 5
Hài lòng 50 50
Chƣa hài lòng. 45 45

97

You might also like