You are on page 1of 6

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM

A. Cơ sở lý thuyết:
1. Một số khái niệm:
1.1 Thị trường là gì?
- Thị trường là một nhóm người mua và người bán của một hàng hóa hay dịch
vụ vụ thể. Là nơi thực hiện các giao dịch buôn bán, chuyển nhượng, trao đổi
các loại hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong
nền kinh tế.
- Đây được hiểu là bất kì khung cảnh nào đó mà ở đó diễn ra việc mua bán,
trao đổi hàng hóa, có người mua và người bán.
- Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và
người bán cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán sẽ phản ánh
được quy mô của thị trường. Trong kinh tế học, thị trường chia thành ba loại
: thị trường hàng hóa-dịch vụ, thị trường lao động và thị trường tiền tệ.Ở bài
tiểu luận, chúng ta sẽ đi sâu để tìm hiểu về thị trường lao động mà nâng cao
hơn đó là thị trường lao động công nghệ cao.
1.2 Lao động là gì?
- Lao động là những hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động,
biến đổi những vật thể tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, đây là
một trong ba nhân tố chính của sản xuất. Lao động là yếu tố cần thiết của
một quốc gia, là nguồn nhân lực góp phần cho đất nước phát triển. Nhưng
theo đó những bất cập cũng phát sinh do vấn đề từ lao động, nên nhà nước
cần có những biện pháp để phân bố và sử dụng lao động một cách hiệu quả
- Có nhiều cách hiểu về việc chia các loại lao động, trong đó có thể hiểu rằng
lao động chia thành: lao động chân tay và lao động trí óc. Lao động chân tay
(cũng có thể gọi là lao động thủ công) là loại công việc con người sử dụng
chân tay, sức của mình để làm việc, dùng cơ bắp là chủ yếu. Lao động trí óc
xem như là một loại lao động phúc tạp, sử dụng cách suy nghĩ của con người
để hoàn thành công việc, không sử dụng sức lực nhiều nhưng nó đòi hỏi phải
có khả năng tư duy và suy nghĩ logic. Nhìn vào thì có lẽ thấy lao động trí óc
sẽ nhàn hơn lao động chân tay, nhưng mỗi loại đều có những bên mặt lợi và
hại như nhau.
- Trong lao động, chúng ta có các khái niệm:
+ Về người lao động: đây là một lực lượng về con người, trước hết thì đây là một
nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm tất cả những người phát triển
bình thường cả về thể lực lẫn trí lực (không bị khiếm khuyết hay dị tật bẩm sinh,
hoặc các vấn đề về sức khỏe).
+Về nguồn lao động: đây là một nguồn lực quan trọng nhất quyết định tới sự phát
triển về kinh tế của một đất nước. Nguồn lao động dồi dào sẽ đẩy mạnh nền kinh tế
phát triển. Nguồn lao động bao gồm những dân cư nằm trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động. Trong nguồn lao động, người ta xem xét tới hai khía cạnh là số
lượng và chất lượng. Số lượng nguồn lao động dựa trên quy mô và tốc độ phát
triển của nguồn lao động. Chất lượng nguồn lao động được xem xét dựa trên các
mặt sức khỏe, trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, năng lực và phẩm chất của
người lao động.
1.3 Công nghệ cao và lao động công nghệ cao:
- Công nghệ cao hay cũng gọi là kỹ thuật cao là công nghệ có hàm lượng cao
về vấn đề nghiên cứu khoa học và phát triển những thiết bị công nghệ hiện
đại. Với mục đích tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao, tính năng hiện
đại, vượt trội về mọi mặt, và quan trọng là thân thiện với môi trường. Công
nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao ngành sản xuất, dịch
vụ mới và trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Công
nghệ cao không được phân định một cách rõ ràng, bởi vì trong tùy thời gian
mà các chỉ tiêu để được gọi là công nghệ cao nó khác nhau. Như một sản
phẩm được gọi là công nghệ cao vào năm 1950 nhưng hiện nay sản phẩm đó
lại không được cho là sản phẩm của công nghệ cao nữa, chúng chỉ là một
sản phẩm bình thường hay có thể nói là công nghệ thấp. Hiện nay vấn đề
phát triển công nghệ cao được chú trọng bởi các nước, vì nó đánh giá sự
phát triển của nước đó và có khả năng hội nhập với các nước phát triển trên
thế giới, tác động mạnh tới việc thu hút đầu tư và nguồn lao động có tay
nghề cao.
- Lao động công nghệ cao thực chất được hiểu là lao động có tay nghề cao,
được huấn luyện chuyên môn một cách bài bản, có những kinh nghiệm nhất
định về chuyên môn và được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Nguồn nhân
lực lao động công nghệ cao là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của các ngành
kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ gen…Lao động công
nghệ cao đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của một quốc
gia, bởi là những người trực tiếp quyết định về trình độ, khả năng kinh tế,
trình độ công nghệ của quốc gia đó. Dù hiện nay những vấn đề về lao động
công nghệ cao phát sinh ngày càng nhiều nhưng đây vẫn là một lĩnh vực mà
các quốc gia luôn luôn quan tâm và chú tâm phát triển đến. Bởi lẽ bất kể
quốc gia nào cũng mong muốn đất nước mình có một “lực lượng” mạnh mẽ
nhằm phát triển đất nước. Do đó, lao động công nghệ cao luôn là vấn đề mà
các quốc gia hướng đến.
2. Những đặc điểm của lao động công nghệ cao:
2.1 Những người lao động tốt nghiệp chính quy:
- Hiện nay, nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phát triển đi lên, vì vậy
nên các vấn đề về lao động và nguồn lao động phải được ngày càng quan
tâm, cùng với giáo dục. Liên quan tới giáo dục, bởi vì nguồn lao động trẻ bắt
nguồn từ học sinh, sinh viên. Các vấn đề liên quan đến việc học sinh bỏ học
để lao động kiếm tiền không phải hiếm, nên tình trạng này nhiều sẽ khiến
nguồn lao động không thể đảm bảo chất lượng về lao động vả cả về sản
phẩm lao động. Có thể thấy, nguồn lao động không chất lượng một phần
cũng bắt nguồn từ học sinh nhưng chất lượng cũng bắt nguồn từ học sinh.
- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp đại học chính quy sẽ
đem đến cho kinh tế đó một nguồn lao động đảm bảo, trong đó có lao động
công nghệ cao. Lao động công nghệ cao về các ngành như công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, công nghệ gen, điện tử… Các ngành đó đòi hỏi
trình độ chuyên môn và năng lực cao để có thể đóng góp cho nền kinh tế đất
nước. Do đó bắt buộc các học sinh, sinh viên phải nâng cao tri thức và có
một niềm yêu thích thật sự với các ngành đó để có thể theo ngành đó đến
cùng. Chỉ có các trường đại học, nơi có những giảng viên có chuyên môn, và
những trang thiết bị phục vụ cho công việc dạy và học mới có thể đào tạo
được về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử…Do các ngành đó
đòi hỏi phải sử dụng những công nghệ tân tiến, lao động công nghệ cao bắt
buộc phải được tốt nghiệp chính quy và được đào tạo một cách bài bản. Một
người phổ thông khi đưa cho một máy móc hiện đại nào đó mà lần đầu tiên
họ được nhìn thấy, họ sẽ không thể nào sử dụng được ngay lặp tức, hoặc họ
sẽ cảm thấy xa lạ với thiết bị đó. Chúng ta có thể thấy, công nghệ hiện đại
phải được học hỏi trong một quá trình dài để có thể song hành với nó, vì
công nghệ luôn luôn đi lên, nên lao động đồng thời cũng phải luôn đi lên.
Nhìn chung, lao động công nghệ cao tốt nghiệp chính quy là nguồn nhân lực
quan trọng của đất nước trong công cuộc phát triển nền kinh tế để sánh vai
với các cường quốc.
2.2 Lao động công nghệ cao gắn với các ngành công nghiệp công nghệ
cao:
- Chỉ cần nhắc đến từ công nghệ cao, thì ai cũng sẽ nghĩ đến những thứ rất
hiện đại, bởi nó là một thuật ngữ thể hiện một đẳng cấp của sự phát triển.
Một số lĩnh vực công nghệ cao đó là : công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa ( Theo
Wikipedia tiếng Việt ).
- OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) là tên
viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cũng có sự phân loại công
nghiệp. OECD có hai cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận theo lĩnh vực, ngành
và tiếp cận theo sản phẩm. Tiếp cận theo ngành hay lĩnh vực là phân loại
công nghiệp dựa theo tỉ lệ công nghệ giữa chúng, trong khi đó tiếp cận theo
sản phẩm lại dựa vào sản phẩm cuối cùng. Việc phân loại của OECD như
sau (từ năm 1973):
Tên ngành công nghiệp Total R&D intensity ISIC
(1999, in %) Rev. 3
Công nghệ cao
Công nghệ sinh học và 10.46 2423
dược phẩm
Máy bay và tàu vũ trụ 10.29 353
Thiết bị y tế và các 9.69 33
dụng cụ quang học-
chính xác
Vô tuyến, truyền hình 7.48 32
và các thiết bị thông tin
Thiết bị văn phòng, kế 7.21 30
toán & máy tính

(Nguồn: Theo Wikipedia tiếng Việt)


- Bởi vì có các ngành công nghệ cao đó mà từ đó xuất hiện lao động công
nghệ cao. Bởi lẽ đó mà người ta bắt đầu thực hiện đào tạo lao động theo một
cách hết sức có chuyên môn và hiện đại để có thể phục vụ cho việc bắt đầu
một kỷ nguyên phát triển hiện đại của một đất nước. Đối với nền kinh tế của
một nước, thì lao động luôn là vấn đề nan giải, các vấn đề về phân bố và đào
tạo lao động luôn khiến các nhà chức trách phải đau đầu. Có thể nói lao
động công nghệ cao gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao, không
thể nào mà một người chuyên về máy tính lại đi nghiên cứu máy bay được.
Việc đào tạo theo chuyên môn một ngành nghề duy nhất giúp đảm bảo chất
lượng lao động một cách tốt nhất.
B. Thị trường lao động công nghệ cao tại Việt Nam:
1. Những đặc điểm của lao động công nghệ cao tại Việt Nam:
- Hiện nay, các khu công nghệ cao xuất hiện càng nhiều tại TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội với nhiều dự án lớn. Mặc dù đã đóng góp được những thành tựu
nhất định cho quốc gia nhưng bên cạnh đó vẫn còn những bất cập trong công
tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao này. Bởi lí do đó mà
nước ta thường đứng cuối bảng xếp hạng về một số chỉ số công nghệ quan
trọng, nhưng một phần cũng do năng lực công nghệ thiết bị hiện đại của
nước ta còn rất thấp, phát triển với quy mô còn nhỏ.
- Những bất cập về nguồn nhân lực lao động công nghệ cao đó có thể kể đến
như:
+ Thứ nhất là do lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành về công nghệ cao
chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng: trong nước hiện nay có rất nhiều
trường đại học, cao đẳng đào tạo sinh viên về các ngành công nghệ cao. Mặc
dù đã tốt nghiệp nhưng số lượng sinh viên có thể làm việc trong ngành bản
thân đã được đào tạo không nhiều chỉ bởi vì chưa đáp ứng được nhu cầu của
các doanh nghiệp. Số lượng thực tại thực chất không thể đáp ứng được nhu
cầu thực tế, xảy ra tình trạng “cung không đủ cầu”, mặc dù việc đào tạo đã
triển khai hầu hết nhiều địa phương nhưng lại không theo kịp trình độ thực
tế. Do nhà nước ta vẫn chưa theo kịp trình độ để đào tạo ra những lao động
công nghệ cao có thể thực sự phục vụ cho các ngành này. Nước ta còn thiếu
những thiết bị hiện đại, và cả những kiến thức được cập nhật hằng ngày
ngày càng đổi mới của nền công nghiệp hiện đại.
+ Thứ hai là còn nhiều bất cập trong việc đào tạo và hướng nghiệp trong đào
tạo nhân lực lao động công nghệ cao: nguyên nhân dẫn đến tình trạng các
sinh viên các trường đại học hay cao đẳng khi ra trường không thể làm được
trong lĩnh vực bản thân học tập khá nhiều. Trong đó phải kể đến vấn đề
hướng nghiệp của nhà trường. Tỉ lệ hướng nghiệp các ngành công nghệ cao
không cao. Thêm nữa, do chương trình đào tạo tại các trường còn tản mạn,
chưa đáp ứng được nhu cầu thực chất của thực tế. Giáo trình và bài giảng
cũng chỉ dựa trên lý thuyết, chưa bám sát được sự phát triển công nghệ hiện
đại trên thế giới, đây cũng là một vấn đề cần được cải thiện của nền giáo dục
nước ta. Vì thế nguồn nhân lực sau khi đào tạo có nền tảng lý thuyết, nhưng
kỹ năng thực hành, ứng dụng còn hạn chế, hơn nữa là chưa tiếp xúc được
công nghệ mới, tiên tiến của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhìn chung, vấn
đề chính là nội dung đào tạo trong nhà trường và yêu cầu của các doanh
nghiệp còn cách nhau một khoảng khá xa, đào tạo chưa thực sự bám sát với
thực tiễn.
+ Thứ ba là do đội ngũ giảng dạy các ngành công nghệ cao còn hạn chế : với
số lượng giảng viên như vậy thì việc đào tạo để đạt đúng chỉ tiêu sẽ rất khó
khăn. Thêm nữa là các cơ sở hạ tầng của các trường đại học, cao đẳng ở Việt
Nam chưa thật sự hiện đại như trên các nước trên thế giới, có thể nói là
không theo kịp với thế giới. Số lượng sách, tài liệu nghiên cứu còn rất nghèo
nàn.
+ Thứ tư là chưa có sự chuẩn bị nhân lực cho các ngành công nghệ cao: về
vấn đề đào tạo lao động công nghệ cao nước ta đã có hạn chế nên do đó
nước ta cũng chưa có sự chuẩn bị nhân lực một cách bài bản cho các ngành
này. Nước ta chỉ đến trình độ làm chủ được một vài công đoạn chứ chưa đến
sự hiểu biết sâu sắc để có thể tạo bàn đạp phát triển nguồn lao động công
nghệ cao một cách thật sự.
- Với những bất cập nêu trên, có thể thấy nước ta còn phải cố gắng nhiều hơn
nữa để có thể hy vọng đến việc đuổi kịp sự phát triển của công nghệ thế giới
hiện đại. Tuy nhiên, nhìn chung khoa học và công nghệ Việt Nam cũng đã
có những bước tiến đáng kể, đóng góp thiết thực tới nền kinh tế - xã hội,
mặc dù vẫn chưa sánh là bao đối với sự phát triển của thế giới.

You might also like