You are on page 1of 6

Ánh Trăng

I . Tìm hiểu chung


1. Tác giả : Nguyễn Duy (1948)
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ

- Quê Thanh Hóa

- Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ

⇒ Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ

- Phong cách thơ: nhẹ nhàng, kinh tế, sâu lắng, giàu chất chiêm nghiệm, suy tư

- Tác phẩm chính: Đò Lèn, Ánh Trăng

2. Tác phẩm
- Xuất xứ: tập thơ “ Ánh Trăng” ( giải A hội nhà văn Việt Nam 1984 )

- HCST : năm 1978 – 3 năm sau cuộc chiến tranh chống Mỹ, cuộc sống đã thay đổi, lòng người đổi thay – quên
quá khứ Nguyễn Duy viết bài thơ để nhắc nhở về lối sống ân tình, thủy chung cùng quá khứ

 Đặt trong hoàn cảnh trên, Nguyễn Duy gửi gắm trong bài thơ càng có ý nghĩa sâu sắc

- Mạch cảm xúc : Quá Khứ  Hiện tại  Chiêm nghiệm suy ngẫm

- Thể loại : Thể thơ 5 chữ , chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của khổ thơ , cả bài thơ duy nhất 1 dấu chấm  Sự liền
mạch trong cảm xúc, cả bài thơ là một câu chuyện nhỏ, tâm hồn tác giả hòa trong dòng suy tưởng, mạch vận
động của cảm xúc hòa với mạch tự sự

- Bố cục: 3 phần

+ P1: 2 khổ đầu: Vầng trăng trong quá khứ

+ P2: 2 khổ tiếp: Vầng trăng hiện tại

+ P3: 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình

-Ý nghĩa nhan đề:

+ Là hình ảnh thiên nhiên tươi mát , là bạn của con người trong những năm tháng tuổi thơ và cả thời chiến tranh
ở rùng - là biểu tượng của vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống

+ Là tượng trưng cho QK vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ , là bạn và cũng là nhân chứng đầy tình nghĩa. Đó cũng
là lời nghiêm khắc nhắc nhở con người về đạo lý sống: Người có thể vô tình nhưng quá khứ, lịch sử vẫn vẹn
nguyên

+ Biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình , thủy chung , vẹn nguyên cho vẻ đẹp nhân hậu, bao dung của nhân dân, đất
nước, cuộc đời

+ Ánh sáng quá khứ, chân lý , ánh sáng lương tâm , đạo đức soi chiếu vào tâm hồn con người , tác động đến tình
cảm và nhận thức
II . Tìm hiểu chi tiết
*KHỔ 1 :

BPNT điệp ngữ + liệt kê

- Từ “ hồi” điệp lại 2 lần ở đầu câu thơ , gắn với 2 mốc thời gian , là “ hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh”  Gợi ra 1
quãng thời gian, từ thời ấu thơ đến lúc trưởng thành

- Từ “ với” điệp lại 3 lần kết hợp với các hình ảnh được liệt kê : “Đồng, sông , bể , rừng” - Mở ra 1 không gian
mênh mông , bao la trải khắp từ miền đồng sông đến với bể rừng

- Các động từ “ sống , ở”  cuộc sống của con người

 3 câu thơ cho người đọc hình dung: Trong suốt quãng thời gian dài đã được tính bằng bao nhiêu năm tháng,
giữa không gian mênh mông ấy, cuộc sống con người:

+ mộc mạc , hồn nhiên , giản dị

+ hòa mình với thiên nhiên

+ làm bạn cùng trăng

- Trăng cùng người vui chơi , nô đùa trên những cánh dồng

- Người cùng trăng bơi lội , tắm mát trên những dòng sông

- Trong những đêm đứng gác rừng , người lính cũng luôn có trăng bên cạnh

*Câu thơ cuối ( Gắn bó như thể không có gì bất ngờ khi ở câu cuối , nhà thơ viết “ vầng trăng thành tri kỉ”)

- BPNT Nhân Hóa :Trăng trở thành tri kỉ của con người

 Gợi cảm giác thân thuộc , gần gũi , ấm áp

 Khẳng định tình cảm gắn bó khăng khít giữa người với trăng

- “Tri kỉ” nghĩa là biết mình , hiểu bạn như hiểu mình -> Tình cảm gắn bó sâu đậm , thắm thiết

+ Trăng làm bạn cùng người

+ Trăng cùng người chia sẻ niềm vui , nỗi buồn

+ Trăng thấu hiều người

 Như vậy chỉ với 4 câu thơ, bằng việc sử dụng thành công BPNT điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa, nhà thơ đã thể
hiện tình cảm gắn bó đậm sâu của người và trăng trong quá khứ

 TRĂNG : + ánh sáng kì diệu trong trẻo , tươi mát của thiên nhiên ban tặng

+ là người bạn , tuổi thơ , mơ ước , quê hương , nguồn cội

*KHỔ 2 :

- Mối quan hệ người và trăng : tri kỉ, tình nghĩa

- Người và trăng : Chân thật , chan hòa , gắn bó


Hai câu đầu : Vừa nói về trăng vừa nói về người

- BPNT so sánh + việc đặt đặt các từ ngữ. “ Trần trụi” , “hồn nhiên” lên 2 câu đầu: gây ấn tượng với người đọc,
làm nổi bật cuộc sống của người và trăng trong quá khứ

 Đó là cuộc sống mộc mạc giản dị, chân thật hồn nhiên hòa mình với thiên nhiên

Hai câu sau : Thể hiện tình cảm người  trăng

- BPNT nhân hóa: “cái vầng trăng tình nghĩa” - Là cách nói thân thuộc gần gũi, thể hiện tình cảm gắn bó khăng
khít, sâu đậm, tình nghĩa của người với trăng

- Từ ngỡ ở đầu câu 3  như 1 sự báo hiệu: rồi đến một ngày con người sẽ quên

 Ở CHIẾN TRANH

- Ánh trăng: ký ức cao đẹp của tình đồng chí, là ký ức hào hùng, cao thượng, soi sáng người lính ra trận

 Ý nghĩa vầng trăng 2 khổ đầu

- Vầng trăng:

+ Thiên nhiên khoáng đạt

+ Quê hương , đất nước che chở con người

+ Quá khứ gian lao tình nghĩa

+ Kí ức thuở con người sông cống hiến

KHỔ 3: Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại

Thay đổi:

+ không gian: Thành phố

+ thời gian: Hòa bình

 Con người: xa rời thiên nhiên, sống tiện nghi khép kín: con người lãng quên vầng trăng

Hai câu đầu ( cuộc sống con người )

- Từ “hồi” – tạo sự liên kết về mạch tự sự với K1 + 2  trình tự thời gian “hồi nhỏ - hồi chiến tranh – hồi về
thành phố”

- Hồi về thành phố - gợi ra 1 khoảng thời gian mà gắn với một không gian mới

- Các hình ảnh “ánh điện - cửa gương”

+ là những hình ảnh hoán dụ được liệt kê

 Làm nổi bật cuộc sống của con người hiện tại: hiện đại, tiện nghi, đầy đủ vật chất nhưng trong không gian
chật hẹp

 Đã đổi thay: Con người nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới

 BÌNH THƯỜNG
Hai câu sau

-BPNT so sánh, nhân hóa: Trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường

+Tình cảm thờ ơ, dửng dưng

+Thái độ lạnh lùng, xa cách

*Người dưng = người xa lạ, không quen biết

- Trăng vẫn đi bên cạnh người , vốn hiện diện ở nơi thành phố , soi chiếu từng con ngõ nhỏ chốn thành thị nhưng
đã bị “ ánh điện cửa gương” che lấp. Vầng trăng vẫn lặng lẽ, chỉ cách con người một cánh cửa

- Con người không còn nhận ra trăng – Tình cảm cho trăng cũng đổi thay

 Người vẫn vô tình, bội bạc

- 2 từ “Qua” - Sự trôi trảy của thời gian ; Sự phôi phai trong tình cảm

 BẤT THƯỜNG ĐÁNG TRÁCH

KHỔ 4 : Tình huống bất ngờ vô tình gặp trăng

KHỔ THƠ ĐẶC BIỆT

- Tình huống bất ngờ: Mất điện

- Từ láy “thình lình” vốn đã được sử dụng để diễn tả sự bất ngờ, đột ngột lại được đặt lên đầu gây sự chú ý với
người đọc không chỉ vậy còn nhấn mạnh sự bất ngờ của tình huống

- Khi “đèn điện tắt”, những hình ảnh của cuộc sống hiện đại, tiện nghi với “ánh điện, cửa gương”, “buyn-đinh”
chìm vào bóng tối: Con người vội bật tung cửa sổ như một phản xạ tự nhiên để tìm nguồn ánh sáng Vầng
trăng hiện ra

- Các từ “vội, bật , tung” là các động từ mạnh góp phần thể hiện cụ thể, chân thực cảm xúc của nhân vật trữ tình -
Đúng lúc ấy, vào khoảnh khắc không ngờ nhất con người nhận ra trăng

*Tình huống tiếp theo: gặp trăng

-BPNT đảo ngữ được tác giả tiếp tục sử dụng. Từ láy “đột ngột” cũng vốn là đủ sự bất ngờ lại một lần nữa được
đảo lên đầu câu thơ – khoảng lặng bất ngờ  con người nhận ra trăng

+ gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc

+ càng làm nổi bật sự bất ngờ của tình huống

+ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của trăng

*Vầng trăng hiện ra trong giây phút gặp lại đó là “một vầng trăng tròn”

- Từ “ tròn” được dùng với 2 lớp nghĩa

+ nghĩa gốc: vẻ đẹp tròn trịa đầy đặn, viên mãn

+ nghĩa chuyển (ẩn dụ): tình cảm tròn đầy, thủy chung, nguyên vẹn không thay đổi của trăng

 Trăng vốn đã là người bạn tri kỉ, tình nghĩa như thuở nào
- Bắt gặp lại vầng trăng ấy khiến con người phải suy ngẫm (thay đổi trong tình cảm và nhận thức )

 KHỔ THƠ CHÍNH LÀ BƯỚC NGOẶT TRONG MẠCH CẢM XÚC CỦA BÀI THƠ

KHỔ 5 : Cảm xúc khi gặp lại trăng

- Tư thế của con người khi gặp lại trăng

- Cụm từ “ngửa mặt” - Diễn tả cái nhìn ngước lên trong tư thế ngưỡng vọng qua đó thể hiện thái độ thành kính,
ngưỡng vọng

- Câu thơ có 2 từ “mặt”

+ Mặt 1 (nghĩa gốc)  chỉ mặt người (mặt nhân vật trữ tình)

+ Mặt 2 (nghĩa chuyển - ẩn dụ)  chỉ mặt trăng – mặt bạn bè – nhân chứng của quá khứ – mặt của lương tâm

- Hành động “mặt nhìn mặt” – Cái nhìn trực diện  thái độ dũng cảm của con người khi dám nhìn thẳng vào
người hay nói rộng hơn là dám đối mặt với những sai trái, lỗi lầm của mình

 Cuộc hội ngộ đặc biệt “đối diện đàm tâm”: Đó là 1 cuộc trò chuyện im lặng, người và trăng không nói mà
dường như nói được biết bao điều

*Cảm xúc của con người trước vầng trăng

- Không nói rõ là cái gì chỉ nói qua từ láy  khoảng lặng khiến con người chợt thức tỉnh và suy ngẫm

+ “Rưng rưng” là từ láy có giá trị biểu cảm cao  Diễn tả trạng thái xúc động cao độ của con người khi gặp lại
và nhận người bạn tri kỉ, tình nghĩa năm nào

+ “Rưng rưng” là nước mắt tuôn trào, ngấn lệ, bờ mi đong đầy khóe mắt

+ “Rưng Rưng” là sự ăn năn, hối cải vì nhận ra mình là kẻ phản bội, phụ bạc và cả là sự trân trọng trước vẻ đẹp
thủy chung của trăng

KHỔ 6 : Suy ngẫm của con người khi gặp lại trăng: Khổ thơ đã dựng lên sự đối lập

Câu 1 + 2 :

TRĂNG NGƯỜI
-Từ “ tròn” mang 2 lớp nghĩa  nổi bật vẻ đẹp -Con người nhận ra: thiên nhiên đất nước bình
của trăng dị, hiền hòa, quá khứ vẫn nghĩa tình, thủy
+ Nghĩa gốc: Vẻ đẹp tâm hồn tròn trịa, đầy đặn chung, chỉ có con người là thờ ơ quên lãng
viên mãn , sáng trong
-Dù con người lãng quên, dửng dưng nhưng
+ Nghĩa chuyển: tình cảm tròn đầy , vẹn trăng vẫn tròn
nguyên, không thây đổi của trăng
Cái “giật mình” là sự thức tỉnh của con người
-Từ láy “vành vạnh”  Càng khẳng định vẻ đồng thời nhận ra vẻ đẹp của trăng
đẹp của trăng là vẻ đẹp tuyệt đối , vĩnh hằng
-Trăng chỉ im lặng không nói gì mà con người
Từ “ cứ”  nhấn mạnh vẻ đẹp bất biến, cho dù lại giất mình
ở bất cứ hoàn cảnh nào  ĐÓ LÀ SỰ THỨC TỈNH LƯƠNG TRI

-Từ “ kể chi”  Thái độ bao dung nhân hậu -Đại từ “ta” ( số nhiều )
của trăng trước lỗi lầm của con người Chỉ chung đến mọi người, nhà thơ muốn lan
tỏa đến những điều gửi gắm đến mọi người
-BPNT nhân hóa :
Cụm từ im phăng phắc  sự im lặng tuyệt đối  Con người vô tình với thiên nhiên, đất
 Thái độ bao dung nhưng chứa đầy sự nước với nhân dân nhưng thiên nhiên,
nghiêm khắc của trăng đất nước vẫn ân tình, thuỷ chung với
+ “ Vầng trăng” là hình ảnh thực (được nhân con người
hóa)  ĐÓ LÀ THÁI ĐỘ SỐNG ĐẸP
+ “Ánh trăng” là hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng

-Ánh trăng là ánh sáng của trăng là vẻ đẹp của


trăng, là ánh sáng lương tri soi rọi những góc
khuất trong tâm hồn con người khiến con
người thức tỉnh

- Ánh trăng không chỉ là hình ảnh của thiên


nhiên đất nước hiền hòa bình dị, của quá khứ
ân tình mà còn là tình cảm thủy chung của
đồng đội nhân dân; là đất nước, là lịch sử, là
người bạn, nhân chứng nghĩa tình
 Nhắc nhở nghiêm khắc bao dung

You might also like