You are on page 1of 8

6.1.

Hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức


 Khái niệm hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức
- Hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức là những hướng dẫn, quy định tiêu
chuẩn về hành vi đạo đức của một doanh nghiệp , được biên soạn thành những
tài liệu chính thức và sử dụng để giúp các thành viên đưa ra quyết định khi
hành động và giúp tổ chức đánh giá hành vi của thành viên.
 Yêu cầu khi xây dựng hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức:
+ Phản ánh được quan điểm, triết lý, phượng châm hoạt động chủ đạo, sứ mệnh
của doanh nghiệp
+ Nhấn mạnh sự nhận thức đầy đủ, đồng thuận, cam kết và tự nguyện của tất cả
mọi thành viên đối với những giá trị được nêu ra.
+ Vai trò của các thành viên được nêu cao và sự tham gia tích cực của họ vào
việc thực hiện các tiêu chuẩn chuẩn mực
+ Thể hiện sự đồng nhất giữa các quy tắc hành vi với sứ mệnh của doanh
nghiệp
+ Thể hiện được mối quan hệ giữa mục tiêu và hành động
6.2 Hệ thống các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức
6.2.1 Khái niệm hệ thống các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức
- Hệ thống các tiêu chuẩn về đạo đức là cách thể hiện cụ thể các chuẩn mực
đạo đức của doanh nghiệp trong từng nhiệm vụ, công việc cơ bản cho từng vị
trí công tác.
6.2.2 Xét về mặt hình thức
 Hình thức thể hiện
- Các cam kết về đạo đức thường được thể hiện thông qua những tuyên bố
chính thức về hành vi hay mục tiêu, kết quả cần đạt được về mặt đạo đức của
các cá nhân trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn, trong các hoạt
động khác và trong mối quan hệ với các đối tượng hữu quan.
- Chúng có thể là những bản đăng kí hay giao ước thi đua, một phần trong các
bản kế hoạch công tác – phần về tác phong, lối sống, tư tưởng;
- Chúng cũng có thể là những văn bản chính thức về đạo đức nghề nghiệp
như: y đức , 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân , 5 điều Bác Hồ dạy thiếu
niên nhi đồng , Lời thề Hypocrat ...
 Hệ thống các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức xét trên mặt hình thức
- Xét về mặt hình thức, hệ thống các tiêu chuẩn giao ước (cam kết) về đạo đức
là những tiêu chuẩn giao ước cá nhân được tập hợp một cách hệ thống nhằm
đảm bảo sự phối hợp thống nhất trong hành vi đạo đức để thể hiện nhất quán
các giá trị và triết lí chung của văn hoá công ty trong các công việc cụ thể.
- Hệ thống các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức cũng tương tự như hệ thống
các tiêu chuẩn tác nghiệp;
- Điểm khác biệt quan trọng thể hiện ở chỗ hệ thống các tiêu chuẩn giao ước
đạo đức tập trung vào các hành vi đạo đức và việc duy trì và phát huy các giá
trị và triết lí đạo đức chủ đạo của tổ chức, trong khi hệ thống các tiêu chuẩn tác
nghiệp tập trung chủ yếu vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chính vì vậy, các tiêu chuẩn về đạo đức thường được lồng ghép và xuất hiện
trong hệ thống các chuẩn mực tác nghiệp. Để nhấn mạnh đến hành vi đạo đức,
các tiêu chuẩn giao ước đạo đức cần được biên soạn thành các tài liệu riêng.
6.2.3 Xét về mặt ý nghĩa
- Hệ thống các tiêu chuẩn giao ước là những mục tiêu cần đạt được về mặt
đạo đức cho từng cá nhân, ở từng vị trí công tác trong quá trình hoạt động và
phối hợp hành động nhằm thể hiện nhất quán hệ thống giá trị và triết lý chung
trong văn hóa của doanh nghiệp
6.2.4 Những yêu cầu tối thiểu đối với các chương trình giao ước
đạo đức
- Các chuẩn mực và hướng dẫn, như tiêu chuẩn đạo đức, phải có khả năng thực
sự để phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai lầm về đạo đức.
- Trách nhiệm đối với các chương trình giao ước đạo đức phải do cấp cao đảm
nhận.
- Không giao nhiều quyền lựa chọn cho những vị trí có nhiều nguy cơ mắc sai
lầm.
- Tổ chức quán triệt về các chuẩn mực và hướng dẫn thông qua các hoạt động
tập huấn, bồi dưỡng về đạo đức.
- Thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra và báo cáo về những hành vi sai lầm.
- Nhất quán và kiên trì trong việc thi hành các chuẩn mực, tiêu chuẩn và biện
pháp xử lý.
- Thường xuyên đổi mới và hoàn thiện các chương trình giao ước đạo đức.
6.3 Các chương trình về đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp
Các chương trình về đạo đức gồm các hoạt động, kế hoạch hay chương
trình hành động nhằm phổ biến và giáo dục cho các thành viên trong doanh
nghiệp và những người hữu quan về hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức
và hỗ trợ, thúc đẩy và giám sát việc triển khai các chương trình đạo đức.
Các chương trình đạo đức gồm hai nhóm chính:
 Xây dựng các chương trình giao ước đạo đức
Xây dựng các chương trình giao ước thực chất là lập các phương án, kế hoạch
cho việc phổ biến, quán triệt, triển khai, thực hiện hệ thống chuẩn mực đạo đức
và chuẩn mực giao ước đạo đức và đưa các chuẩn mực đạo đức vào thực tiễn.
Mỗi tổ chức có thể xây dựng chương trình giao ước đạo đức theo cách thức
riêng. Tuy nhiên, vẫn có thể lập ra những quy trình cơ bản gồm các bước có
tính nguyên lý để tham khảo khi xây dựng các chương trình giao ước đạo đức;
Sau đây là quy trình 7 bước xây dựng các chương trình đạo đức được đề xuất
cho các công ty Mỹ.
Bảy bước xây dựng chương trình giao ước đạo đức; (ĐỀ XUẤT CỦA UỶ
BAN LẬP PHÁP MỸ ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY MỸ)

Bước 1:Xác định những tiêu chuẩn hành vi có thể giúp làm rõ những
chuẩn mực và định dạng những lĩnh vực rủi ro chủ yếu đối với tổ chức .

Bước 2: Phân công một lãnh đạo am hiểu về luật và tiêu chuẩn đạo đức
của ngành giám sát việc thực thi các chương trình liên quan.
Bước 3: Không bố trí những người có thiên hướng sai trái trong hành vi
vào các vị trí quyền lực.

Bước 4: Thiết lập một hệ thống thông tin (giáo dục về đạo đức) để phổ
biến và quán triệt các tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện.

Bước 5: Thiết kế hệ thống thông tin cho phép mọi người có thể cáo giác
nội bộ hoặc các hành vi sai trái mà không lo sợ bị đe doạ, trả thù.
Ví dụ như đặt đường dây nóng, bổ nhiệm chức vụ thanh tra viên. Thiết
kế hệ thống thông tin về giám sát và kiểm toán tường minh cho phép
sớm phát hiện những sai sót.

Bước 6: Thiết lập các cơ chế và hình thức để xử lý nghiêm minh và


thích đáng các hành vi sai trái hay vi phạm khi bị phát hiện.

Bước 7: Tiến hành các biện pháp khắc phục và ngăn chặn những hành
vi sai trái và vi phạm tương tự tiếp tục xảy ra.

Các tổ chức có thể có các chương trình giao ước đạo đức khác nhau. Tuy nhiên,
mọi tổ chức đều có một mong muốn như nhau đó là các chương trình phải có
hiệu lực. Để các chương trình giao ước đạo đức có hiệu lực trong thực tế,
chúng cần thoả mãn những yêu cầu nhất định.
 Những yêu cầu tối thiểu đối với các chương trình giao ước đạo đức

1. Các chuẩn mực và hướng dẫn, như tiêu chuẩn đạo đức, phải có khả năng
thực sự để phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai lầm về đạo đức.
2. Trách nhiệm đối với các chương trình giao ước đạo đức phải do cấp cao
đảm nhận.
3. Không giao nhiều quyền lựa chọn cho những vị trí có nhiều nguy cơ
mắc sai lầm.
4. Tổ chức quán triệt về các chuẩn mực và hướng dẫn thông qua các hoạt
động tập huấn, bồi dưỡng về đạo đức.
5. Thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra và báo cáo về những hành vi sai
lầm.
6. Nhất quán và kiên trì trong việc thi hành các chuẩn mực, tiêu chuẩn và
biện pháp xử lý.
7. Thường xuyên đổi mới và hoàn thiện các chương trình giao ước đạo
đức.

 Sáu bước để thực thi có kết quả chuẩn mực hành vi đạo đức
1. Phổ biến về các chuẩn mực đạo đức đến tất cả mọi người trong đơn vị,
chi nhánh, đại diện, đối tác.
2. Hỗ trợ cán bộ, nhân viên trong việc quán triệt và vận dụng nội dung của
các chuẩn mực.
3. Chỉ định vị trí quản lý chịu trách nhiệm thi hành.
4. Thông báo trong toàn tổ chức về nghĩa vụ phải nghiên cứu, quán triệt
các chuẩn mực và mục đích của việc ban hành các chuẩn mực đạo đức.
5. Soạn thảo và ban hành quy chế xử lý vi phạm.
6. Soạn thảo một khẩu hiệu hay tuyên bố ngắn gọn thể hiện phương châm
đạo đức chủ đạo của tổ chức để sử dụng trong tất cả các văn bản, cơ hội
hay hoạt động liên quan đến đạo đức
 Chìa khoá cho việc quán triệt các chuẩn mực đạo đức
1. Hỗ trợ nhân viên trong việc xác minh khía cạnh đạo đức trong các quyết
định, hoạt động hàng ngày của họ.
2. Giúp họ xác định các vấn đề đạo đức liên quan đến công việc của họ.
3. Giúp họ hiểu rõ tính chất khó nhận diện một cách rõ ràng, chính xác của
các hoàn cảnh có vấn đề đạo đức.
4. Giúp họ nhận thức được rằng chính hành vi hàng ngày của họ sẽ quyết
định hình ảnh đạo đức của tổ chức trong mắt những người khác, bên
trong và bên ngoài tổ chức.
5. Đưa ra những hướng dẫn để tìm được những người quản lý hay ai đó có
thể giúp họ giải quyết những tình huống khó xử về đạo đức.
6. Loại bỏ tư tưởng cho rằng vẫn có cách biện hộ cho hành vi phi-đạo đức,
qua việc chỉ rõ: Giới hạn đạo đức trong hành vi có thể được coi là phi-
đạo đức

 Tổ chức thực hiện, điều hành và giám sát việc triển khai các chương
trình giao ước đạo đức
Quá trình triển khai được thực hiện qua các bước sau:
1. Biên soạn các tài liệu hướng dẫn thực hiện
2. Phổ biến và quán triệt các chuẩn mực đạo đức
3. Phân công trách nhiệm giám sát chính thức và thông báo cho toàn doanh
nghiệp.
6.4. Hệ thống thanh tra và chương trình đạo đức
Mục đích của Việc kiểm tra:
 Xác minh tính tương thích của các chương trình đạo đực trong việc thực
hiện mục tiêu, chiến lược

 Đàm bảo được những điều kiện, tiền đề cho việc triển khai các chương
trình, giao ước đạo đức

( Vậy theo như ANh… dưới vai trò là CEo của một doanh nghiệp anh có ngại
việc các thanh tra kiểm tra cơ sở đột ngột không ạ, Anh có thể cho tôi xin ý
kiến của anh về việc thanh tra, kiểm tra Đạo đức của doanh nghiệp)
( câu trả lời cần đề cập vấn đề kiểm tra đột ngột ko báo trước, Mục đích và có
nên hay không )
( 2 vị khách mời sẽ có 2 ý kiến trái chiều người cho rằng nên còn người kia thì
cho rằng k nên )
Phương pháp và nội dung kiểm tra:
 Xác minh tính tương thích của các chương trình đạo đức và giao ước đạo
đức
 Xác minh tính đặc trung về văn hóa doanh nghiệp

You might also like