You are on page 1of 8

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/323337835

Rủi ro dự án, quản lý rủi ro dự án và các chiến lược đối phó rủi ro cơ bản (Project
risks, project risk management and basic risk response strategies)

Article · May 2015

CITATIONS READS

0 22,178

2 authors:

Quan Nguyen Thang Vu


Hanoi University of Civil Engineering Institute of construction economics, Vietnam
69 PUBLICATIONS   76 CITATIONS    1 PUBLICATION   0 CITATIONS   

SEE PROFILE SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Disruptive Innovation and Technology: Enabling SME innovation through disruptive technology and rapid prototyping (3D Printing) View project

Developing curriculum for undergraduate programme majored in Real Estate Economics and Management (Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình đào tạo đại học và
đề cương chi tiết chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Bất động sản) View project

All content following this page was uploaded by Quan Nguyen on 10 February 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


RỦI RO DỰ ÁN, QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ RỦI RO CƠ BẢN
PROJECT RISKS, PROJECT RISK MANAGEMENT AND BASIC RISK RESPONSE STRATEGIES

ThS. VŨ QUYẾT THẮNG


PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CƠ CHẾ, VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG
TS. NGUYỄN THẾ QUÂN
TRƯỞNG BỘ MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁP LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Tóm tắt
Mọi dự án, kể cả dự án đầu tư xây dựng, đều chứa đựng rủi ro. Các rủi ro mang tính tiêu cực khi xảy ra
sẽ gây ra những tổn thất cho dự án ảnh hưởng đến các mục tiêu mà dự án cần đạt được, trong khi các chủ thể
tham gia dự án đều mong muốn tận dụng được cơ hội do các rủi ro mang tính tích cực đem đến. Vì vậy, việc xác
định các rủi ro, làm rõ phương pháp quản lý rủi ro và chiến lược đối phó rủi ro cho dự án là hết sức cần thiết
nhằm nâng cao cơ hội và giảm thiểu nguy cơ đối với các mục tiêu của dự án. Bài báo làm rõ khái niệm rủi ro dự
án và các khái niệm có liên quan, trình bày thái độ đối phó rủi ro, 6 quá trình quản lý dự án và phân tích 8 chiến
lược đối phó rủi ro cho các rủi ro thuộc cả hai nhóm cơ hội và nguy cơ.

Từ khóa: rủi ro dự án, thái độ đối với rủi ro, quá trình quản lý rủi ro, chiến lược quản lý rủi ro

Abstract:
All projects, including construction investment projects, always contain risks. Negative risks when
occuring in a project may bring damages to the project that harm the project’s targets. Project stakeholders
always wish to take advantages from positive risks. Therefore, identifying risks, defining risk management
approach and risk response strategies are very significantly important for enhancing opportunities and
minimizing threats to the projects' objectives. This paper clarifies risk and related concepts, presenting the core
risk attitudes, six risk management processes and analyzing 8 risk response strategies for both risk groups of
opportunities and threats.
Keywwords: project risks, risk attitudes, risk management process, risk response strategies

1. Đặt vấn đề
Bất cứ dự án nào được triển khai cũng có những giới hạn về không gian, thời gian, các nguồn lực như tài chính,
nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên v.v... và có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi một số bên hữu quan nhất
định. Trong tất cả các giai đoạn của dự án luôn có những sự kiện, điều kiện diễn ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến việc thực hiện dự án, khiến dự án có thể không đạt được một hoặc một số các mục tiêu mà các chủ thể
dự án đặt ra. Các sự kiện, điều kiện như vậy được gọi là các rủi ro dự án. Để đảm bảo dự án thành công, rủi ro
dự án cần được quản lý. Bài viết này tập trung vào việc làm rõ khái niệm rủi ro dự án, các chiến lược đối phó rủi
ro cơ bản và một số vấn đề có liên quan.
2. Rủi ro dự án
2.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu, vì thế, có nhiều khái niệm rủi ro được đề xuất và sử
dụng. Theo quan niệm thông thường, rủi ro thường mang nghĩa tiêu cực, do đó có người quan niệm rủi ro là "yếu
tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn và điều không chắc chắn", hay là "những nguy hiểm, thiệt hại, đau đớn
có thể xảy ra không lường trước được" [1]. Khác với các quan niệm về rủi ro truyền thống, các quan niệm rủi ro
hiện đại còn xem xét cả góc độ "tích cực" của rủi ro [4], theo đó rủi ro "có thể mang lại các tổn thất, thiệt hại và
đồng thời cũng có thể mang lại các cơ hội đạt được lợi nhuận cao hơn" [1].
Rủi ro có thể được xem xét dưới góc độ tổ chức, doanh nghiệp. Khi ấy, rủi ro có thể hiểu là "không có
khả năng đạt được các mục tiêu của kế hoạch tương lai trong phạm vi chi phí, thời gian và điều kiện kỹ thuật
ràng buộc" [1].

1
Đối với các dự án, kể cả dự án đầu tư xây dựng, khái niệm “rủi ro dự án” được chấp nhận rộng rãi là
khái niệm do Viện Quản lý dự án (PMI) đề xuất như sau [3]:
“Rủi ro là một sự kiện hay điều kiện chưa chắc chắn mà nếu nó xảy ra, sẽ có ảnh hưởng đến ít nhất một
mục tiêu của dự án, ví dụ như phạm vi, tiến độ, chi phí và chất lượng. Rủi ro luôn nằm trong tương lai. Một rủi
ro có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra và nếu nó xảy ra, cũng có thể gây ra một hoặc nhiều ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể là một yêu cầu, giả thiết, ràng buộc, hoặc điều kiện mà tạo ra các kết quả tích
cực hoặc tiêu cực.”
Khái niệm này gắn chặt hơn với việc đo lường sự thành công của các dự án bằng việc gắn kết ảnh
hưởng của rủi ro tới các mục tiêu chính của dự án, bao gồm phạm vi, tiến độ, chi phí, chất lượng. Như thế, các
rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án theo các cách khác nhau và ở những thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời
dự án, nhưng hậu quả của nó có thể được quy về ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mục tiêu trong số bốn mục tiêu
chính của dự án nói trên.
Nói chung, các khái niệm về rủi ro đều nhấn mạnh tính không chắc chắn, chỉ có khả năng xảy ra của rủi
ro với xác suất xảy ra nhất định. Khía cạnh khác cũng được quan tâm của rủi ro là mức độ tổn thất thiệt hại hoặc
lợi ích đạt được do rủi ro gây nên (tác động của rủi ro). Khả năng xuất hiện và tác động của rủi ro được coi là hai
mặt chính cần quan tâm của rủi ro và thường được sử dụng để phân tích, đánh giá rủi ro, kể cả rủi ro dự án.
2.2. Thái độ đối với rủi ro
Người ta thường có ba thái độ cơ bản đối với rủi ro như sau: sợ rủi ro, thích rủi ro và bàng quan/trung
tính với rủi ro. Một người hay một tổ chức sợ rủi ro cảm thấy không thoải mái với sự không chắc chắn, không
chấp nhận được sự mơ hồ, và tìm cách đảm bảo an toàn cho mình khi đối mặt với rủi ro. Khi được phép chọn
giữa một tình huống không chắc chắn và một tình huống chắc chắn có giá trị kỳ vọng tương đương, họ sẽ chọn
tình huống chắc chắn. Khi áp dụng đối với các cơ hội, họ có thể không nhìn thấy nhiều cơ hội, hoặc có thể có xu
hướng đánh giá thấp tầm quan trọng của họ, và có thể không chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện các bước cần thiết
để tăng cường hoặc nắm bắt được cơ hội. Người thích rủi ro thì ngược lại, luôn tìm kiếm các rủi ro để lựa chọn.
Người bàng quan với rủi ro chỉ quan tâm đến giá trị kỳ vọng mà không để ý tới độ may rủi của tình huống. Có
ba yếu tố tạo nên thái độ đối với rủi ro như sau [3]:
- Mức độ hứng thú với rủi ro (Risk appetite): mức độ không chắc chắn/bất định người ta sẵn lòng hứng
chịu với kỳ vọng có được một kết quả tích cực.
- Sức chịu rủi ro (Risk tolerance): mức độ, mức hoặc số lượng rủi ro mà một tổ chức hoặc cá nhân sẽ
chống chọi/chịu được.
- Ngưỡng rủi ro (Risk threshold): mức độ bất định/ảnh hưởng mà tổ chức bắt đầu quan tâm xử lý rủi ro,
dưới mức đó họ chấp nhận rủi ro để xử lý, trên ngưỡng đó họ không chấp nhận chịu rủi ro đó.

2.3. Phân loại rủi ro


Rủi ro rất đa dạng và có rất nhiều cách để phân loại. Hình 1 tổng kết một số cách phân loại rủi ro theo
các góc độ sau: đối tượng rủi ro, tính chất hoạt động, phạm vi, khả năng bảo hiểm, khả năng lượng hóa, lĩnh vực
hoạt động và nguồn gốc rủi ro.

2
Rủi ro về nhân lực
Rủi ro về pháp lý
Theo đối tượng
Rủi ro về tài sản
Rủi ro về thời gian, …

Rủi ro thuần túy


Theo tính chất
Rủi ro suy đoán

Rủi ro theo ngành dọc


Theo phạm vi
Rủi ro chung

Có thể bảo hiểm


Theo khả năng bảo hiểm
Phân loại rủ ro

Không thể bảo hiểm

Có thể ước tính


Theo khả năng lượng hóa
Không thể ước tính

Sản xuất
Theo lĩnh vực hoạt động
Kinh doanh
Dịch vụ, …

Môi trường xã hội


Môi trường Môi trường thiên nhiên
bên ngoài Môi trường chính trị
Theo
nguồn Môi trường luật pháp, …
gốc
rủi ro
Do nhận thức của con
Môi trường
bên trong Do môi trường hoạt động
của tổ chức

Hình 1. Phân loại rủi ro theo các tiêu chí khác nhau [1]
Mặc dù sự phân loại này được diễn giải cho các rủi ro của doanh nghiệp, nó vẫn có thể được tham khảo
để phân loại các rủi ro của dự án.
Rủi ro còn được phân loại theo việc chúng tác động tích cực hay tiêu cực đến dự án. Rủi ro có tác động
tích cực đến dự án còn được gọi là rủi ro thuộc loại cơ hôi, trong khi rủi ro có tác động tiêu cực đến dự án còn
gọi là rủi ro thuộc loại nguy cơ.
Ngoài ra rủi ro có thể được phân loại theo mức độ được nhận dạng như sau:
- Rủi ro đã biết (đã nhận dạng được): đã được nhận dạng và phân tích, có thể lập kế hoạch đối phó; các
rủi ro đã biết không thể chủ động quản lý cần được bố trí một khoản dự phòng;
- Rủi ro chưa biết (chưa nhận dạng được): không thể quản lý một cách chủ động và do đó cần bố trí một
khoản dự phòng đặc biệt.

3
3. Các quá trình quản lý rủi ro
Thông thường, việc quản lý rủi ro dự án được thực hiện thông qua ba bước chính là nhận dạng rủi ro,
phân tích rủi ro và đối phó rủi ro. Tuy nhiên, Viện Quản lý dự án (PMI) đã cải tiến, chi tiết hóa các nội dung này
và đề xuất 5 quá trình quản lý rủi ro dự án. Đó là các quá trình Lập kế hoạch quản lý rủi ro, Nhận dạng rủi ro,
Phân tích định tính rủi ro, Phân tích định lượng rủi ro, Lập kế hoạch đối phó rủi ro; và Kiểm soát rủi ro [3].
Lập kế hoạch quản lý rủi ro là quá trình xác định cách thức thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro cho
dự án. Quá trình này nhằm mục đích đảm bảo rằng mức độ, chủng loại và tính minh bạch của việc quản lý rủi ro
là phù hợp với cả các rủi ro và mức độ quan trọng của dự án đối với tổ chức.
Tài liệu Kế hoạch quản lý rủi ro là sản phẩm của quá trình này. Kế hoạch quản lý rủi ro là công cụ quan
trọng được sử dụng để đảm bảo có được thỏa thuận và hỗ trợ từ các bên hữu quan dự án, từ đó các quá trình
quản lý rủi ro được hỗ trợ và thực hiện một cách có hiệu quả trong suốt vòng đời dự án. Kế hoạch quản lý rủi ro
có thể sơ bộ hoặc chi tiết, nhưng cần có các nội dung cơ bản sau [3]:
- Phương pháp luận quản lý rủi ro (xác định cách tiếp cận, công cụ, nguồn dữ liệu sử dụng để thực hiện
quản lý rủi ro cho dự án);
- Vai trò và trách nhiệm của các cá nhân đảm nhận việc quản lý rủi ro;
- Ngân sách bố trí cho hoạt động quản lý rủi ro;
- Thời gian (xác định thời điểm thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro, xác định thời gian giành cho các
hoạt động quản trị rủi ro trong tiến độ thực hiện dự án);
- Phân loại rủi ro;
- Xác định khả năng xảy ra và ảnh hưởng của rủi ro;
- Sự thay đổi về mức chịu rủi ro của các bên hữu quan;
- Các mẫu biểu báo cáo trong hoạt động quản trị rủi ro v.v..
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định những rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án và văn bản hóa các đặc
điểm của chúng. Kết quả của quá trình này là tài liệu Danh mục rủi ro. Danh mục này mô tả các rủi ro đã được
nhận dạng, danh mục các hoạt động đối phó rủi ro có thể sử dụng cho các rủi ro đã được nhận dạng và các thông
tin cần thiết khác.
Phân tích định tính rủi ro là quá trình sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro nhờ việc kết hợp khả năng xảy ra
và ảnh hưởng của chúng (gọi tắt là mức độ rủi ro), nhằm mục đích phục vụ cho việc phân tích định lượng rủi ro
hoặc thực hiện các hoạt động tiếp theo. Người ta lượng hóa khả năng xảy ra (đo bằng xác suất xuất hiện) và tác
động (mức độ ảnh hưởng) của rủi ro để tính giá trị kết hợp (còn gọi là mức độ rủi ro, bằng xác suất xuất hiện
nhân với mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với dự án). Các rủi ro sẽ được sắp xếp theo thứ tự mức độ rủi ro giảm
dần, các rủi ro đứng trước có mức độ ưu tiên cao hơn. Trong Hình 2, chỉ các rủi ro có giá trị kết hợp từ 0.18 trở
lên (các rủi ro cao) mới cần được ưu tiên giải quyết, các rủi ro có mức độ rủi ro từ 0.05 trở xuống là các rủi ro
thấp và có thể không cần quản lý. Lưu ý, dòng cuối cùng là giá trị tác động của rủi ro đến mục tiêu của dự án.

4
Hình 2. Mức độ rủi ro phụ thuộc vào xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng [3]
Phân tích định lượng rủi ro là quá trình phân tích dữ liệu dưới dạng số hậu quả của các rủi ro được nhận
dạng đối với các dự án, các rủi ro này đã được sắp xếp thứ tự ưu tiên nhờ quá trình phân tích định tính rủi ro. Nó
cũng thể hiện cách tiếp cận định lượng tới việc ra quyết định trong điều kiện bất định. Việc phân tích định lượng
rủi ro thường đi sau phân tích định tính rủi ro, tuy nhiên không bắt buộc phải phân tích định lượng rủi ro đối với
tất cả các dự án vì việc phân tích định lượng rất phức tạp và đòi hỏi hao phí về thời gian và chi phí lớn. Các
phương pháp phân tích định tính rủi ro điển hình bao gồm phân tích độ nhạy của dự án, phân tích giá trị tiền tệ
kỳ vọng (Expected Monetary Value - EMV), mô hình hóa và mô phỏng v.v...
Lập kế hoạch đối phó rủi ro là quá trình xây dựng các phương án hành động để nâng cao cơ hội và
giảm thiểu nguy cơ đối với các mục tiêu của dự án. Việc lập kế hoạch đối phó rủi ro đòi hỏi người quản lý rủi ro
phải cân nhắc lựa chọn các chiến lược đối phó rủi ro cơ bản, từ đó đề xuất hành động cụ thể cho các phương án
hành động. Các chiến lược đối phó rủi ro cơ bản được trình bày trong mục 4 dưới đây. Các hoạt động đối phó rủi
ro được lập kế hoạch phải phù hợp với mức độ đáng kể của rủi ro, phải có hiệu quả về mặt kinh tế trong khi vẫn
mang tính thách thức và thực tế với các điều kiện của dự án, và được tất cả các bên tham gia đồng ý, có một
người chịu trách nhiệm cụ thể.
Kiểm soát rủi ro là quá trình thực hiện các kế hoạch đối phó rủi ro, theo dõi các rủi ro đã được nhận
dạng, theo dõi các rủi ro còn dư, nhận dạng các rủi ro mới, và đánh giá hiệu quả các quá trình rủi ro trong suốt
dự án. Ngoài các rủi ro được lập kế hoạch đối phó, người ta cũng cần phải kiểm soát sự xuất hiện các rủi ro mới,
sự thay đổi của các rủi ro và kiểm soát cả các rủi ro hết hạn. Việc kiểm soát rủi ro cũng được thực hiện nhằm
đánh giá xem các giả thiết cho dự án có còn hợp lệ trong quá trình thực hiện dự án hay không, các chính sách và
thủ tục quản lý rủi ro có được tuân thủ và các khoản dự phòng về chi phí và tiến độ có được cập nhật phù hợp
với kết quả đánh giá rủi ro hay không.
4. Các chiến lược đối phó rủi ro cơ bản
Trong quá trình lập kế hoạch đối phó rủi ro, những người quản lý rủi ro phải cân nhắc lựa chọn các
chiến lược đối phó rủi ro cơ bản để từ đó xây dựng các phương án hành động cho phù hợp. Các chiến lược đối
phó rủi ro cơ bản được chia thành hai nhóm, cho các rủi ro thuộc loại nguy cơ và cơ hội, mỗi nhóm đều có 4
chiến lược cơ bản [3]. Các chiến lược đối phó với các rủi ro thuộc loại nguy cơ bao gồm: né tránh (avoid),
chuyển giao (transfer), giảm nhẹ (mitigate) và chấp nhận (accept), trong khi các chiến lược cho các rủi ro thuộc
loại cơ hội gồm có khai thác (exploit), nâng cao (enhance), chia sẻ (share) và chấp nhận (accept).
a) Chiến lược né tránh được thực hiện thông qua việc tìm cách loại bỏ nguy cơ do rủi ro gây ra hoặc
tránh khỏi ảnh hưởng của rủi ro. Ví dụ như sử dụng các cơ sở dữ liệu, thông tin đáng tin cậy để lập dự án nhằm
tránh các tính toán sai lầm trong bước lập dự án hoặc dừng triển khai thực hiện dự án khi tình hình kinh tế vĩ mô
không ổn định, lạm phát lớn, giá cả tăng nhanh. Khi lập tiến độ thi công, người ta có thể lập tiến độ để thi công
phần ngầm dự án vào mùa khô để tránh các rủi ro do mưa bão gây ra cho dự án khi thi công hạng mục này.
b) Chiến lược chuyển giao được thực hiện thông qua việc chuyển rủi ro cho tổ chức khác xử lý, cũng có
thể thông qua bảo hiểm, bảo lãnh thực hiện... Ví dụ như việc chủ đầu tư không tự mình thực hiện dự án mà thuê

5
các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các nội dung dự án phù hợp. Hay khi kiểm soát rủi ro liên quan đến nhà
thầu xây lắp, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu xây lắp nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng của một ngân hàng hoặc tổ
chức tín dụng nhằm chuyển giao các rủi ro chủ quan (nhà thầu cố tình vi phạm hợp đồng) hoặc khách quan (nhà
thầu vi phạm hợp đồng do các nguyên nhân bất khả kháng) liên quan đến nhà thầu cho ngân hàng hoặc tổ chức
tín dụng. Trong quá trình thực hiện, nếu xuất hiện các rủi ro này, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ phải chi trả
những thiệt hại mà các rủi ro gây ra.
Việc quyết định chuyển giao rủi ro cho bên nào trong việc thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cần cân
nhắc một thực tế là các bên khác nhau có khả năng quản lý các loại rủi ro khác nhau. Vì thế, cần tuân thủ các
nguyên tắc sau khi phân bổ các rủi ro cho các bên khác nhau trong việc thực hiện dự án [2]:
- Rủi ro nhà thầu xử lý tốt được chuyển về nhà thầu, rủi ro chủ đầu tư xử lý tốt chuyển cho chủ đầu tư:
Chủ đầu tư không nên tìm cách chuyển mọi rủi ro sang cho đối tác trong thực hiện dự án, mà cần cân nhắc
chuyển những rủi ro phù hợp, nếu không, có các rủi ro nhà thầu không xử lý được, chủ đầu tư vẫn phải đứng ra
xử lý.
- Phần thưởng cho rủi ro đủ cao cho nhà thầu để thực hiện theo yêu cầu hợp đồng: nếu không, sẽ khó
tìm kiểm được nhà thầu chấp nhận rủi ro, hoặc nhà thầu trong quá trình thực hiện sẽ tìm cách đòi hỏi chủ đầu tư
bù đắp, gây phức tạp cho việc quản lý thực hiện dự án;
- Áp đặt rủi ro thấp cho nhà thầu để giá chào thấp đi tương ứng: chủ đầu tư nên tự mình đứng ra gánh
chịu một số rủi ro mà mình có thể xử lý được, để giảm chi phí cho dự án;
- Áp đặt rủi ro cho nhà thầu dựa trên khả năng chịu rủi ro của họ: tương tự như nguyên tắc thứ nhất, nếu
rủi ro nhà thầu phải gánh chịu vượt quá khả năng chịu rủi ro của họ, sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và
cuối cùng, vẫn là chủ đầu tư phải đứng ra giải quyết.
c) Chiến lược giảm nhẹ/giảm thiểu được thực hiện thông qua các biện pháp được tiến hành để giảm khả
năng xuất hiện hoặc ảnh hưởng của rủi ro. Ví dụ như việc lựa chọn các nhà cung ứng có uy tín, kinh nghiệm,
năng lực tốt và tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ hàng hoá bị cung ứng chậm; không đảm bảo
về khối lượng, chất lượng hoặc bị nhà cung ứng chiếm dụng tiền tạm ứng hợp đồng.
d) Chiến lược chấp nhận có nghĩa là chấp nhận các rủi ro dù các rủi ro này đã được nhận dạng, đã biết
chúng có thể xảy ra và có thể mang lại hậu quả xấu hoặc lợi ích, tuy nhiên, không thể sử dụng các chiến lược
khác để quản lý hoặc việc quản lý bằng các chiến lược khác không mang lại hiệu quả hơn về mặt kinh tế. Chiến
lược này có thể được áp dụng cho cả các rủi ro thuộc loại cơ hội và nguy cơ. Tuy nhiên, đối với các rủi ro thuộc
loại nguy cơ, người ta phân chiến lược này ra hai loại nhỏ: chấp nhận chủ động và chấp nhận bị động. Chủ động
là việc thiết lập các kế hoạch đối phó với rủi ro để thực hiện khi rủi ro xảy ra và mức độ rủi ro là đáng kể, còn bị
động là không lập kế hoạch cho việc xử lý các rủi ro đó, chỉ đưa rủi ro vào danh mục và để cho tự đội dự án xử
lý các rủi ro này khi chúng xảy ra. Ví dụ như nhà thầu chấp nhận ký kết hợp đồng theo hình thức hợp đồng đơn
giá cố định, có nghĩa là chấp nhận chịu rủi ro bị lỗ khi giá cả đầu vào tăng. . Việc chấp nhận là bị động khi nhà
thầu không có sự chuẩn bị trước nếu giá cả đầu vào tăng xảy ra trong thực tế, nhà thầu phải chấp nhận mức lỗ
này khi nó xảy ra. Việc chấp nhận chủ động là nhà thầu có kế hoạch dự phòng khi giá cả đầu vào tăng, ví dụ,
dừng thi công một thời gian chờ giá cả hạ xuống, nếu tiến độ dự án cho phép. .v.v.
đ) Chiến lược khai thác là một chiến lược đối phó với các rủi ro thuộc loại cơ hội. Chiến lược này được
sử dụng khi người ta muốn cơ hội hình thành. Chiến lược này hạn chế các bất định có liên quan để đảm bảo cơ
hội chắc chắn xảy ra. Ví dụ như việc người ta bố trí nhân lực có chất lượng tốt nhất để thực hiện dự án, hoặc sử
dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chắc chắn đạt được các mục tiêu của dự án. Hoặc khi có khách hàng hứa mua
sản phẩm bất động sản với điều kiện dự án phải hoàn thành trước một thời hạn nhất định nào đó, chủ đầu tư chấp
nhận chi phí thêm cho nhà thầu để họ đẩy nhanh tiến độ dự án mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhằm mục
tiêu tận dụng cơ hội tiêu thụ sản phẩm bất động sản của dự án.
e) Chiến lược nâng cao được thực hiện nhằm tăng khả năng xảy ra của cơ hội và/hoặc tăng ảnh hưởng
tích cực từ cơ hội. Ví dụ, khi dự án kinh doanh bất động sản đang gặp khó khăn do thị trường đóng băng, nếu thị
trường đầu ra có diễn biến ấm lên, chủ đầu tư thực hiện các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
nhằm sớm đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao cơ hội đạt được hiệu quả của dự án.
f) Chiến lược chia sẻ cơ hội là việc lôi kéo thêm đơn vị thứ ba vào việc thực hiện các hoạt động, cho
phép họ chia sẻ cơ hội có từ dự án, bởi sự tham gia của họ có thể khiến khả năng nắm bắt được cơ hội tăng lên,

6
View publication stats

hoặc chính họ là đơn vị có khả năng nắm bắt được cơ hội tốt nhất. Ví dụ, việc tạo ra các liên danh để đấu thầu dự
án, hoặc liên doanh để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, hay việc các nhà đầu tư cùng thành lập một doanh
nghiệp dự án để thực hiện dự án trong hình thức đối tác công - tư chính là các trường hợp vận dụng chiến lược
này.
5. Kết luận
Trong bài viết này các tác giả đề cập đến một số khái niệm về rủi ro, các rủi ro của dự án, thái độ đối
với rủi ro của các chủ thể trong dự án, các quá trình quản lý rủi ro và một số chiến lược cơ bản đối phó với rủi ro
dự án. Sáu quá trình quản lý rủi ro cùng với các chiến lược đối phó rủi ro cơ bản được xem xét có thể giúp không
chỉ chủ đầu tư mà cả các bên liên quan đến dự án khác quản lý rủi ro dự án chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, mỗi một dự án luôn có những đặc điểm, tính chất riêng biệt khác nhau, tồn tại trong các môi trường khác
nhau. Do đó, cần phải có sự nghiên cứu vận dụng các quá trình và các chiến lược cơ bản đối phó rủi ro này vào
điều kiện cụ thể của từng dự án, để đảm bảo quản lý thực hiện thành công các dự án, giúp các dự án đạt được các
mục tiêu đã định một cách có hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Liên Hương (2013), Bài giảng môn học quản lý rủi ro, Đại học Xây dựng.
2. Alberto De Marco (2011), Project management for facility constructions: A guide for engineers and
architects, New York: Springer.
3. PMBOK (2012), A Guide to the Project Management Body of Knowledge, 5th ed., Project Management
Institute.
4. Nguyễn Thế Quân (2013), Bài giảng môn học Quản lý dự án nâng cao, Bộ môn Quản lý dự án và Pháp
luật, Đại học Xây dựng, Hà Nội.

You might also like