You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ


ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN LẦN 01
( Hình thức thi: Nộp Báo Cáo) Đề thi số: 01
Tên học phần: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Số ĐVHT(hoặc số tín chỉ): 03
Thời gian: Nộp bài ngày 07/07/2021 theo lịch của Khoa
Lớp (hoặc khối lớp) D17Q01A, 02, 03, 04, 05
Lưu ý: HSSV được sử dụng tài liệu
Công ty xuất khẩu: Công ty A, Việt Nam
Công ty nhập khẩu: Công ty B, Nhật Bản
Câu 1 (2đ): Công ty A và B cùng tiến hành đàm phán mua bán phân bón. Hãy cho biết
trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán, hai bên cần làm những công việc gì? Mô tả, phân
tích.
Câu 2 (5đ): Trong bản dự thảo hợp đồng mua bán phân bón, một số điều khoản được
ghi như sau:
- Commodity: Fertilizer
- Quality: Import standard
- Quantity: 2,000 MTS
- Price: 250 USD/MT FOB
- Payment: DA 30 days
- Shipment: 20/10/2021
Hãy soạn hợp đồng xuất khẩu phân bón hoàn chỉnh về cả hình thức lẫn nội dung bằng
tiếng Việt hoặc tiếng Anh trên cơ sở sửa đổi những thiếu sót bất lợi trong các điều
khoản trên (nếu có), bổ sung thêm một số điều khoản cần thiết khác như: Packing and
Marking, Claim, Penalty, Arbitration.
Câu 3 (3đ): Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu phân bón trên thì công ty A cần làm
những công việc gì để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất đã ký? Trình bày những công
việc đó.
Sinh viên tự đặt thêm những giả thiết, dữ liệu hợp lý làm cơ sở phân tích làm bài báo
cáo

Bộ môn ( BCN khoa ) duyệt đề Giảng viên ra đề


(ký tên ghi rõ họ tên) (ký tên ghi rõ họ tên)
Bài làm

Câu 1 (2đ): Công ty A và B cùng tiến hành đàm phán mua bán phân bón. Hãy cho biết
trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán, hai bên cần làm những công việc gì? Mô tả, phân
tích.
--------------------
Những công việc mà hai bên cần làm trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán là cần chuẩn
bị tốt các yếu tố sau:
1. Ngôn ngữ
Để đàm phán thành công thì công ty A và B cần nắm vững và sử dụng thành
thạo những ngôn ngữ thích hợp (tiếng Việt và tiếng Nhật, đặc biệt là tiếng Anh). Trong
giao dịch ngoại thương, sự bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất. Để khắc phục khó
khắn này đòi hỏi công ty cần phải có những chuyên viên đàm phán giỏi ngoại ngữ.
Trong trường hợp sử dụng phiên dịch, đây là vấn đề không đơn giản. Để sử
dụng phiên dịch tốt thì cần phải:
- Nói sơ qua trước về chủ đề với người phiên dịch.
- Nói rõ và chậm.
- Tránh dùng những từ ngữ ít được biết đến, tiếng lóng, thành ngữ, tiếng địa
phương,...
- Giải thích ý chính theo 2 - 3 cách khác nhau.
- Nói ngắn, không nói lâu hơn 1 - 2 phút.
- Cho phép phiên dịch ghi chú những điều đang nói.
- Không ngắt lời phiên dịch.
- Tránh dùng câu dài.
- Khi nói nên nhìn vào đối tác.
- Nên viết ra những điểm chính cần thảo luận...
2. Thông tin
Trong thời đại ngày nay - thờì đại của thông tin và bùng nổ thông tin, thì dù
hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương hay bất kỳ lĩnh vực nào, người nắm bắt thông
tin nhanh chóng nhất và chính xác nhất sẽ luôn là người chiến thắng.
2.1. Thông tin về hàng hóa
Trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ những mặt hàng phân bón dự định kinh
doanh về tên gọi, về khía cạnh thương phẩm học để hiểu rõ giá trị, công dụng, các tính
chất cơ lý hóa,... của nó, cùng những yêu cầu của thị trường đối với phân bón đó, như:
qui cách, phẩm chất, bao bì, cách trang trí bên ngoài, cách lựa chọn, phân loại,...
Bên cạnh đó, để chủ động trong giao dịch mua bán, còn cần phải nắm vững tình hình
sản xuất các phân bón đó như: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, tay nghề công
nhân, công nghệ sản xuất,...
Ngiên cứu chu kỳ sống của phân bón để lựa chọn thời điểm và đối pháp kinh
doanh hợp lý.
Nghiên cứu giá cả của các công ty phân bón cạnh tranh.
Để lựa chọn phân bón kinh doanh cần xem xét đến tỷ suất ngoại tệ của các phân
bón đó.
2.2. Thông tin về thị trường
Các thông tin đại cương về đất nước, con người, tình hình về chính trị, xã hội:
diện tích, dân số, ngôn ngữ, địa lý và khí hậu, các trung tâm nông nghiệp và trồng trọt
chủ yếu, chế độ chính trị, hiến pháp, các chính sách kinh tế và xã hội, thái độ chính trị
đối với quốc gia của mình,...
Những thông tin kinh tế cơ bản: đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái và tính ổn
định của chúng, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ: tình hình nợ nần, tổng sản phẩm
quốc dân (GNP), thu nhập quốc dân bình quân (GNI), các chỉ số về bán buôn, bán lẻ,
tập quán tiêu dùng, dung lượng thị trường,...
Cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, bến phà, bến cảng, sân bay, các phương tiện
giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính,...
Chính sách ngoại thương: nước đó có là thành viên của các Tổ chức Thương
mại Quốc tế (WTO), khu vực mậu dịch tự do (AFTA)... không? Đặc biệt xem xét các
hiệp định chung giữa hai nước như Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật
Bản (VJEPA) và Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản
(FTA ASEAN – Nhật Bản). Các mối quan hệ buôn bán đặc biệt, chính sách kinh tế nói
chung, chính sách ngoại thương nói riêng (chế độ hạn ngạch xuất nhập khẩu, hàng rào
thuế quan, các chế độ ưu đãi đặc biệt,...)
Tìm hiểu hệ thống ngân hàng, tín dụng.
Bên cạnh đó cần nắm vững những điều kiện có liên quan đến chính loại phân
bón dự định kinh doanh của mình, trên thị trường ngoài nước như: dung lượng thị
trường, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, sự biến động giá cả,...
2.3. Tìm hiểu đối tác
Tìm hiểu về văn hóa của đối tác: văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp, sự khác
biệt trong suy nghĩ,...
Tìm hiểu thực lực của đối tác: lịch sử công ty, ảnh hưởng của công ty trong xã
hội, uy tín, tình hình tài chính, mức độ trang bị kỹ thuật, số lượng, chất lượng, chủng
loại sản phẩm, định hướng phát triển trong tương lai...
Tìm hiểu nhu cầu và ý định của đối tác: vì sao họ muốn hợp tác với ta? Mục
đích hợp tác của họ? Nguyện vọng hợp tác có chân thành không? Mức độ bức thiết của
sự hợp tác đối với họ? Họ có nhiều đối tác khác không?...
Tìm hiểu lực lượng đàm phán của họ: Đoàn đàm phán gồm những ai? Địa vị, sở
thích, tính cách của từng người? Ai là người có quyền quyết định trong số đó? Tìm
hiểu thật kỹ về người này...
Bên cạnh đó cần phải:
- Nắm vững thông tin về bản thân công ty mình;
- Thông tin về cạnh tranh trong và ngoài nước: quy mô, chiến lược kinh doanh,
tiềm lực, điểm mạnh, điểm yếu,...
3. Chuẩn bị năng lực
3.1 Chuẩn bị năng lực cho từng chuyên gia đàm phán
Chuẩn bị về kiến thức: chuyên gia đàm phán cần có kiến thức và khả năng toàn
diện, chuyên gia đàm phán giỏi đồng thời phải là: Nhà thương mại (trong nước và
quốc tế); luật gia; nhà ngoại giao; nhà tâm lý; giỏi ngoại ngữ tiếng Viêt, tiếng Nhật
(đặc biệt là tiếng Anh), có khả năng sử dụng mạng internet như một công cụ đắc lực
phục vụ cho công việc đàm phán.
Chuẩn bị về phẩm chất tâm lý: chuyên gia đàm phán cần có tư duy nhạy bén,
biết suy nghĩ và hành động đúng, có nghị lực, nhẫn nại, không nóng vội, hấp tấp, biết
kiềm chế cảm xúc, không tự ti, không tự kiêu.
Có kỹ năng đàm phán tốt:
- Có năng lực sử dụng ngôn ngữ tốt, bao gồm những kỹ năng: diễn đạt được ý
kiến của mình, trình bày vấn đề rõ ràng, dùng từ chuẩn xác. Sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ và
các ngoại ngữ thích hợp (tiếng Việt, tiếng Nhật hoặc tiếng Anh).
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, bao gồm những kỹ năng: kỹ năng lắng nghe; kỹ năng
đặt câu hỏi; kỹ năng diễn thuyết; kỹ năng giao dịch bằng thư; kỹ năng xã giao thông
thường (chào hỏi, giao nhận danh thiếp, gọi điện thoại,...)
3.2. Tổ chức đoàn đàm phán
Vấn đề nhân sự trong đàm phán có vị trí đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị chu đáo. Thành phần của đoàn đàm phán hợp đồng ngoại thương cần hội đủ
chuyên gia ở ba lĩnh vực: pháp luật; kỹ thuật; thương mại, trong đó chuyên gia thương
mại giữ vị trí quan trọng nhất – thường làm trưởng đoàn. Việc phối hợp nhịp nhàng
của ba loại chuyên gia là cơ sở quan trọng đảm bảo cuộc đàm phán được thành công.
Nhưng nếu thiếu một trong ba loại chuyên gia thì tùy điều kiện mà xem xét một trong
các cách giải quyết sau: Thuê chuyên gia bên ngoài; nghiên cứu sau.
4. Chuẩn bị thời gian và địa điểm
4.1. Chuẩn bị thời gian
Phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở tính toán sự khác biệt múi
giờ giữa hai nước cũng như sự thuận tiện giữa các bên. Trong thương mại, thời gian
hết sức quý báu, nên trước khi đàm phán, hai bên cần lập và thống nhất với nhau lịch
làm việc cụ thể, cẩn thận hơn nên lập luôn cả phương án dự phòng để đề phòng trường
hợp hết thời gian mà vấn đề thương lượng vẫn chưa được giải quyết xong.
4.2. Chuẩn bị địa điểm
Quan điểm chung là địa điểm đàm phán phải đảm bảo tâm lý thoải mái tiện
nghi và phù hợp cho cả hai bên.

Câu 2 (5đ): Trong bản dự thảo hợp đồng mua bán phân bón, một số điều khoản được
ghi như sau:
- Commodity: Fertilizer
- Quality: Import standard
- Quantity: 2,000 MTS
- Price: 250 USD/MT FOB
- Payment: DA 30 days
- Shipment: 20/10/2021
Hãy soạn hợp đồng xuất khẩu phân bón hoàn chỉnh về cả hình thức lẫn nội dung bằng
tiếng Việt hoặc tiếng Anh trên cơ sở sửa đổi những thiếu sót bất lợi trong các điều
khoản trên (nếu có), bổ sung thêm một số điều khoản cần thiết khác như: Packing and
Marking, Claim, Penalty, Arbitration.
--------------------

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU PHÂN BÓN


Số: 99/HĐNT
Ngày 02 tháng 7 năm 2021

Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng phân bón được sản xuất tại Việt
Nam.

GIỮA: CÔNG TY B
Địa chỉ: 1-6 Kanda Surugadai, Chiyoda City, Tokyo 101-8309, Nhật Bản.
Điện thoại: (123) 456-7890 Telex:
Fax: (123) 456-7890
Được đại diện bởi Ông: Tokuda
Dưới đây được gọi là Bên mua.

VÀ: CÔNG TY A
Địa chỉ: Tân Hiệp - Tân Bình - Dĩ An - Bình Dương – Việt Nam.
Điện thoại: (822) 899-9999 Telex:
Fax: (822) 899-9999
Được đại diện bởi Ông: Lê Quốc Việt
Dưới đây được gọi là Bên bán.

Hai bên mua và bán trên đây đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những
điều kiện sau:
ĐIỀU 1. TÊN HÀNG: phân NPK 20 - 20 - 15.

ĐIỀU 2. QUY CÁCH PHẨM CHẤT HÀNG HÓA:


2.1. Độ ẩm: 0,5%
2.2. Tỷ lệ Đạm - Lân - Kali: 20 - 20 - 15.
2.3. Màu sắc: Hồng - Xanh - Vàng.
2.4. Hạt rời: được xử lý bằng Anti Caking.

ĐIỀU 3. SỐ LƯỢNG: 2000 MTS.

ĐIỀU 4. GIÁ CẢ - TỔNG GIÁ TRỊ:


4.1. Giá cả: 250 USD/MT FOB
4.2. Tổng giá trị: 500.000 USD

ĐIỀU 5. BAO BÌ ĐÓNG GÓI: 50Kgs không kể bao PP có lớp trong bằng PE; 2%
tổng số bao dùng làm bao dự phòng (bao không) được cung cấp miễn phí.

ĐIỀU 6. GIAO HÀNG:


6.1. Thời gian gửi hàng: 20/10/2021
6.2. Cảng bốc hàng: Cảng Cát Lái
6.3. Cảng đến: Cảng Tokyo
6.4. Thông báo gửi hàng: Trong vòng 02 ngày sau ngày khởi hành của tàu vận
tải đến Nhật Bản, Bên Bán sẽ phải thông báo cho Bên Mua bằng điện tín những thông
tin sau đây:
- L/C số: S-001-2017523
- Giá trị: 500.000USD
- Tên và quốc tịch tàu: VINALINES - Việt Nam.
- Cảng bốc hàng: Cảng Cát Lái
- Ngày gửi hàng: 20/10/2021
- Ngày dự kiến tàu đến ở cảng dở hàng: 30/10/2021
6.5. Ký mã hiệu vận tải: ký mã hiệu bên bán.
6.6. Những điều kiện dỡ hàng: khi thông báo sẵn sàng dỡ hàng được gửi tới
trước 12:00 giờ trưa. Thời gian dỡ hàng sẽ được bắt đầu từ 13:00 giờ cùng ngày. Khi
thông báo sẵn sàng dỡ hàng được gửi tới vào buổi chiều, thời gian dỡ hàng sẽ được bắt
đầu từ 8:00 giờ sáng của ngày hôm sau.
6.7. Điều kiện dỡ hàng: 1000MTS/ngày (EEDSHESEIU) ngày làm việc tốt
trời, không kể ngày chủ nhật và ngày lễ không được sử dụng.
Tiền phát / tiền thưởng: 2.000 USD/phân nửa

ĐIỀU 7. NHỮNG ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG:


7.1. Tại cảng giao hàng, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu theo tỷ lệ xếp dỡ là 1.000
tấn trong một ngày làm việc thời tiết thích hợp, 24 tiếng liên tục, chủ nhật và ngày lễ
được trừ ra trừ khi những ngày nghỉ này được sử dụng để bốc xếp hàng lên tàu. Nếu
thông báo tàu sẵn sàng đến trước 12 giờ trưa thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu ngay
vào lúc 13 giờ cùng ngày. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến sau 12 giờ trưa nhưng trước
giờ tan sở (17 giờ) thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng ngày làm việc
tiếp theo.
Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn.
7.2. Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc
kiểm kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn.
7.3. Mọi dạng thuế tại cảng giao hàng đều do người bán chịu.
7.4. Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê
tàu.
7.5. Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu GENCON.

ĐIỀU 8. THANH TOÁN: thanh toán bằng thư tín dụng trả trước không hủy ngang.
Người mua sẽ mở 1 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của Ngân
hàng Vietcombank.
8.1. Người thụ hưởng L/C: Công ty A
8.2. Địa chỉ: Tân Hiệp - Tân Bình - Dĩ An - Bình Dương - Việt Nam.
8.3. Ngân hàng thông báo L/C: VIETCOMBANK
8.4. Ngân hàng mở L/C: THE BANK OF TOKYO-MITSUBISHI UFJ LTD.
8.5. Thời hạn mở L/C: 10/10/2021 - 10/4/2022.
8.6. Giá trị L/C: USD500.000
8.7. Những chứng từ thanh toán:
- 3/3 chứng từ xếp hàng lên tàu, hoàn hảo, có ghi cước trả trước;
- Hóa đơn thương mại 03 bản;
- Phiếu liệt kê hàng hóa 03 bản;
- Chứng nhận của người sản xuất 03 bản.
- Chứng nhận số lượng/ chất lượng của JAS - Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ
Nhật Bản.
- Một bản telex của tàu về thời gian khởi hành/phiếu thông báo gửi hàng.
- 1/3 bộ vận đơn đường biển, bản gốc và những chứng từ vận tải được gửi đến
bên mua bằng DHL (thư trực tiếp trao tay).
8.8. Thời hạn thanh toán: 30 ngày (kể từ ngày giao hàng).
Ghi chú: Chứng từ vận tải của bên thứ ba được chấp nhận.

ĐIỀU 9. KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI GIAO HÀNG:


người mua có quyền kiểm định hàng hóa trước khi giao hàng.

ĐIỀU 10. BẢO HÀNH:


10.1. Thời gian bảo hành cho Hàng Cung Cấp là 3 tháng kể từ ngày ký vận đơn
đường biển.
10.2. Bên Bán bảo đảm rằng phân bón cung cấp theo hợp đồng này là mới,
không bị lỗi và theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật.
10.3. Trong suốt thời gian bảo hành Bên Bán sẽ thay thế, miễn phí cho những
thiếu sót, hỏng hóc của phân bón mà những thiếu sót, hỏng hóc này do sự cẩu thả của
Bên bán hay do sự hao mòn tự nhiên gây nên.
10.4. Trong thời gian bảo hành Bên Mua phải thông báo cho Bên Bán về mọi
hư hỏng bằng văn bản. Bên bán, ngay sau khi nhận tin báo này, phải sửa chữa hoặc
thay thế các phân bón hư hỏng bằng phân bón mới. Dự đoán về thời gian thay thế phải
được thông báo cho Bên Mua. Tất cả các chi phí liên quan đến việc thay thế phân bón
sẽ do người bán chịu.
10.5. Bên Bán đảm bảo rằng tất cả phần sửa chữa và thay thế trong quá trình
bảo hành cũng được bảo hành hết thời gian bảo hành gốc của phân bón khiếm khuyết
ban đầu.
10.6. Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hư hỏng nào do lỗi hoặc
vận hành không đúng qui cách của Bên Mua.
10.7. Bất cứ lúc nào Bên Bán cũng có thể đưa sản phẩm những sửa đổi về kỹ
thuật nếu việc đó cần thiết do sự thay đổi về công nghệ và/ hoặc do sự sẵn có của linh
kiện miễn là phân bón được thay đổi có chức năng tương đương hoặc tốt hơn phân bón
ghi trong hợp đồng và tương thích với nó.
Trong những trường hợp này Bên Bán sẽ thông báo trước kịp thời cho Bên Mua
về những thay đổi đó.

ĐIỀU 11. BẢO HIỂM:


do người mua chịu.

ĐIỀU 12. TRỌNG TÀI:


Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, mọi tranh chấp không được thỏa thuận
hòa giải, sẽ phải được giải quyết bằng một Hội đồng Trọng tài Kinh tế của Tp. Hồ Chí
Minh theo những luật lệ của Phòng Thương mại quốc tế. Quyết định của Hội đồng
Trọng tài Kinh tế sẽ phải là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên.
Lệ phí trọng tài và những chi phí liên hệ khác do bên thua kiện chịu, trừ khi có
những thỏa thuận khác.

ĐIỀU 13. XỬ PHẠT:


Đối với việc gửi hàng chậm trễ / việc thanh toán chậm trễ: trong trường hợp
việc gửi hàng hoặc thanh toán chậm trễ xảy ra, tiền phạt cho sự chậm trễ phải chịu lãi
sẽ dựa trên lãi suất hàng năm 15%.
Đối với việc chậm trễ mở L/C: trong trường hợp việc chậm trễ mở L/C xảy ra,
bên bán có quyền gửi hàng chậm trễ.
Hủy bỏ hợp đồng: nếu bên mua hoặc bên bán hủy bỏ hợp đồng, 5% tổng trị giá
hợp đồng sẽ phải được tính là tiền phạt cho bên đó.
ĐIỀU 14. ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG:
Hợp đồng này sẽ áp dụng theo luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

ĐIỀU 15. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG:


Đình công, phá hoại có thể xảy ra ở bất cứ nước xuất xứ phân bón sẽ được xem
như trường hợp bất khả kháng.

ĐIỀU 16. ĐIỀU KHOẢN KIỂM ĐỊNH:


Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy, nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số
lượng bao, tình trạng bao gói (bao bì và hộp) của số phân bón gốc Việt Nam này sẽ do
Vinacontrol tại Việt Nam đảm nhiệm, phí tổn kiểm định này sẽ do bên bán chịu.

ĐIỀU KHOẢN 17. KHIẾU NẠI:


Bên mua có quyền khiếu nại với Bên bán về lô phân bón nếu có phát hiện bất
kỳ sai sót, hỏng hóc nào, hay không đúng như chất lượng đã thỏa thuận.
Trong trường hợp Bên bán không giải quyết thỏa đáng về khiếu nại cho Bên
mua thì Bên mua có quyền khiếu nại lên trọng tài như đã thỏa thuận trước.
Trong trường hợp Bên mua thanh toán trễ, Bên bán có quyền khiếu nại lên
trọng tại như đã thỏa thuận trước.

ĐIỀU 18. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC


Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng trong hợp đồng này được diễn giải
theo ấn bản 1990 và những phụ lục của nó.
Hợp đồng bán hàng này được làm tại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 02/7/2021,
hợp đồng này lập thành 4 (bốn) bản, bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 2 (hai) bản.

BÊN MUA BÊN BÁN


Câu 3 (3đ): Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu phân bón trên thì công ty A cần làm
những công việc gì để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất đã ký? Trình bày những công
việc đó.
--------------------
Những công việc mà Công ty A cần làm để tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký
là:
1. Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của nhà nước
- Giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác
trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu.
- Đối với xuất khẩu phân bón công ty cần tuân theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
quy định về quản lý và xuất, nhập khẩu phân bón.
- Hồ sơ đăng ký xuất khẩu phân bón gồm:
+ Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu phân bón;
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu
phân bón còn hiệu lực, khi đăng ký hợp đồng lần đầu.
2. Những công việc bước đầu của thanh toán
Thanh toán bằng L/C công ty cần phải:
- Nhắc nhở Bên mua yêu cầu ngân hàng mở L/C theo đúng thỏa thuận.
- Kiểm tra L/C, ở đây công ty nên kiểm tra kỹ các vấn đề sau:
+ Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C;
+ Tên ngân hàng mở L/C;
+ Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác
nhận;
+ Tên, địa chỉ của người thụ hưởng;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu mở L/C;
+ Số tiền của L/C;
+ Loại L/C;
+ Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C;
+ Thời hạn giao hàng;
+ Cách giao hàng;
+ Cách vận tải;
+ Phần mô tả hàng hóa;
+ Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
- Sau khi kiểm tra L/C xong nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng, còn
không phù hợp thì thông báo ngay cho Bên mua và ngân hàng mở L/C, để tu chỉnh,
cho đến khi phù hợp thì mới tiến hành giao hàng.
3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
- Thu gom, tổng hợp hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu.
- Hàng sản xuất xong cần được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng, bao gói cẩn thận,
kẻ ký mã hiệu rõ ràng... đáp ứng đầy đủ các điều kiện qui định của hợp đồng.
- Lập chứng từ đóng gói.
4. Kiểm tra hàng xuất khẩu
- Trước khi giao hàng, công ty cần phải kiểm tra lô hàng phân bón về phẩm
chất, số lượng, trọng lượng,...
- Theo yêu cầu của Bên mua mà ccông việc giám định, kiểm tra sẽ do tổ chức
giám định độc lập thực hiện là công ty Vinacontrol.
- Quy trình giám định hàng hóa bao gồm các bước sau:
+ Nộp hồ sơ yêu cầu giám định gồm (giấy yêu cầu giám định; hợp đồng;
L/C).
+ Cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hóa tại hiện trường (phân
tích mẫu tại phòng thí nghiệm).
+ Cơ quan giám định thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận tạm để
làm thủ tục hải quan.
+ Kiểm tra vệ sinh hầm hàng
+ Giám sát quá trình xuất hàng.
+ Cơ quan giám định cấp chứng thư chính thức.
5. Làm thủ tục hải quan
- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan theo quy định.
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra
thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Thuê phương tiện vận tải
Bên mua sẽ thuê tàu.
7. Giao hàng cho người vận tải
- Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng “Kê hàng chuyên chở” gồm
các mục chủ yếu: (consignee, mark, B/L number, description of cargoes, number of
packages, gross weight, measurement, named port of destination...) Trên cơ sở đó khi
lưu cước hãng tàu làm căng cứ để cảng xếp thứ tự gửi hàng, để tính các chi phiscos
liên quan...
- Việc giao hàng, xếp hàng lên tàu do cảng đảm nhận và chủ hàng chịu chi phí.
- Trong quá trình giao hàng lên tàu, nhân viên kiểm kiện của cảng, luôn theo
giỏi hàng, trên cơ sở chứng từ và số lượng hàng hóa thực tế giao lên tàu.
- Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong, cảng và tàu lập biên bản tổng kết giao nhận
hàng và lập hồ sơ hàng đã xếp lên tàu cho người gửi hàng. Thuyền phó cấp cho chủ
hàng biên lai thuyền phó xác nhận hàng đã nhận xong. Trong đó xác nhận số kiện, ký
mã hiệu, tình trạng hàng hóa bốc lên tàu, cảng đến,... Trên cơ sở biên lai thuyền phó
chủ hàng sẽ đổi lấy Bill of Lading, điều tối quan trọng là phải lấy được clean Bill of
Lading.
8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu
Hợp đồng không quy định Bên bán mua bảo hiểm (FOB)
9. Lập bộ chứng từ thanh toán
- Sau khi giao hàng, công ty nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân
hàng để đòi tiền hàng.
- Bộ chứng từ thanh toán gồm có:
+ Hối phiếu thương mại;
+ Vận đơn đường biển sạch;
+ Hóa đơn thương mại;
+ Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa;
+ Giấy chứng nhận trọng/ khối lượng;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
+ Phiếu đóng gói hàng hóa.
10. Khiếu nại
- Khi Bên mua vi phạm hợp đồng người bán có quyền khiếu nại, hồ sơ khiếu
nại gồm:
+ Đơn khiếu nại, nội dung của đơn gồm: tên địa chỉ bên nguyên, bên bị,
cơ sở pháp lý của việc khiếu nại (căn cứ vào điều khoản hợp đồng) lý do khiếu
nại, tổn hại đối phương gây ra cho mình, yêu cầu giải quyết.
+ Các chứng từ kèm theo: (Hợp đồng ngoại thương; Hóa đơn thương
mại; Các thư từ, điện, fax... giao dịch giữa hai bên.
11. Thanh lý hợp đồng

You might also like