You are on page 1of 14

ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN MARKETING QUỐC TẾ

(3-3,5 điểm/ câu. 1 đề thi: 3 câu)


Câu 1.. Phân biệt marketing quốc tế và marketing nội địa? Cho ví dụ minh họa
1. Phân biệt (2,5 điểm)
Phạm vi và cách thức vận dụng là khác nhau.
• Marketing với mục đích nhắm duy nhất vào thị trường trong nước gọi là marketing
nội địa.
• Marketing quốc tế sử dụng các công cụ của marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng ở nước ngoài.

Marketing nội địa Marketing quốc tế

Dữ liệu nghiên cứu có sẵn, dễ tiếp cận Dữ liệu nghiên cứu bằng tiếng nước
ngoài

Giao dịch sử dụng một đồng tiền Liên quan tới nhiều đồng tiền, tỷ giá
biến động

Nhân viên hiểu rõ thị trường trong nước Hiểu biết khái lược

Xây dựng các thông điệp xúc tiến xét tới văn Tính đến sự khác biệt về văn hóa
hóa quốc gia

Phân đoạn thị trường trong một nước Các đoạn thị trường bao gồm khách
hàng ở nhiều nước

Hiểu rõ luật pháp Khó, không nắm rõ

Kinh doanh sử dụng một ngôn ngữ Sử dụng nhiều ngôn ngữ

Rủi ro được kiểm soát thường xuyên Khó đánh giá rủi ro

Kênh phân phối dễ điều chỉnh Khó kiểm soát kênh

Dễ nhận biết hành vi của đối thủ cạnh1 tranh Khó nhận biết hành vi của đối thủ
cạnh tranh
2. VDMH (1 điểm)
Câu 2.. Phân biệt marketing quốc tế và marketing xuất khẩu? Cho ví dụ minh họa
1. Phân biệt (2,5 điểm)
• Marketing quốc tế rộng hơn xuất khẩu.marketing quốc tế bao hàm marketing xuất
khẩu
• Marketing quốc tế sử dụng các công cụ của marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng ở nước ngoài. Marketing quốc tế có thể gồm:
– Sản xuất ở trong nước và một phần ở nước ngoài, cấp giấy phép cho các
doanh nghiệp địa phương sản xuất sản phẩm của mình, tổ chức các hoạt
động marketing khác ở nước ngoài.
– Nhập khẩu cho 1 nước khác hàng hoá từ một nước thứ 2
– Cấp giấy phép sản xuất của Công ty cho doanh nghiệp địa phương
– Tổ chức hoạt động marketing khác ở nước ngoài.
• Marketing xuất khẩulà họat động xuất khẩu và tổ chức hoạt động marketing cho
hàng hóa trong nước ra nước ngoài.
2. VDMH (1 điểm)
Câu 3.. Phân biệt marketing quốc tế và marketing toàn cầu? Cho ví dụ minh họa
1. Phân biệt (2,5 điểm)
• Marketing quốc tế sử dụng các công cụ của marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng ở nước ngoài.Marketing quốc tế có thể gồm:
– Sản xuất ở trong nước và một phần ở nước ngoài, cấp giấy phép cho các
doanh nghiệp địa phương sản xuất sản phẩm của mình, tổ chức các hoạt
động marketing khác ở nước ngoài.
– Nhập khẩu cho 1 nước khác hàng hoá từ một nước thứ 2
– Cấp giấy phép sản xuất của Công ty cho doanh nghiệp địa phương
– Tổ chức hoạt động marketing khác ở nước ngoài.
• Marketing toàn cầu do một số hãng lớn thực hiện hướng ra thị trường thế giới và
thỏa mãn nhu cầu của toàn bộ thị trường thế giới. Trong trường hợp này công ty
thường chỉ áp dụng một chiến lược marketing duy nhất hay marketing không phân
biệt, khi đó thị trường toàn cầu chẳng qua là sự mở rộng thị trường quốc gia về
mặt địa lý.

2
2. VDMH (1 điểm)
Câu 4.. Phân biệt marketing quốc tế và marketing đa quốc gia? Cho ví dụ minh họa
1. Phân biệt (2,5 điểm)
• Marketing quốc tế sử dụng các công cụ của marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng ở nước ngoài.Marketing quốc tế có thể gồm:
– Sản xuất ở trong nước và một phần ở nước ngoài, cấp giấy phép cho các
doanh nghiệp địa phương sản xuất sản phẩm của mình, tổ chức các hoạt
động marketing khác ở nước ngoài.
– Nhập khẩu cho 1 nước khác hàng hoá từ một nước thứ 2
– Cấp giấy phép sản xuất của Công ty cho doanh nghiệp địa phương
– Tổ chức hoạt động marketing khác ở nước ngoài.
• Marketing đa quốc gia mô tả sự hội nhập hoàn toàn của tất cả các hoạt động
marketing của một công ty trên toàn thế giới thay vì việc thực hiện marketing ở
từng thị trường một nước cụ thể.Marketing đa quốc gia thường được các công ty
đa quốc gia (MNCs-Multi-National Corporations) thực hiện.
2. VDMH (1 điểm)
Câu 5.. Trình bày khái niệm và mục đích của nghiên cứu marketing quốc tế?
1. Khái niệm (1 điểm)
Nghiên cứu Marketing là quá trình xác định có hệ thống, thu thập dữ liệu, phân tích,
và báo cáo các dữ liệu và những phát hiện liên quan đến một tình huống marketing mà
công ty phải đối mặt tại thị trường nước ngoài
2. Mục đích (2,5 điểm)
• Nâng cao chất lượng các hoạt động marketing: nghiên cứu marketing giúp công ty
tìm hiểu những xu hướng thay đổi của thị trường (thị hiếu, thời trang…), từ đó
thực hiện tốt các hoạt động mar-mix để thỏa mãn nhu cầu thị trường
• Áp dụng đúng chiến lược mar-mix phù hợp cho từng quốc gia, khu vực: nghiên
cứu marketing chỉ ra những thông tin về điều kiện kinh doanh, môi trường, văn
hóa, chính trị… của từng quốc gia khác nhau. Từ đó giúp công ty lựa chọn chiến
lược marketing mix phù hợp với từng thị trường quốc tế.
• Giảm bớt rủi ro: nghiên cứu marketing đòi hỏi quá trình thu thập, phân tích, phân
loại, xử lý các thông tin bên ngoài của thị trường quốc tế, thông tin bên trong
doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những rủi ro có thể phòng tránh.

3
• Làm phù hợp khả năng của công ty với cơ hội quốc tế: nghiên cứu marketing giúp
công ty nhìn nhận được điểm mạnh của mình và các cơ hội trên thị trường. Từ đó
có thể lựa chọn cơ hội phù hợp.
Câu 6.. Nguồn thông tin sơ cấp là gì? Trình bày ưu, nhược điểm và các phương
pháp thập thông tin sơ cấp? Cho ví dụ minh họa
1. Khái niệm (0,5 điểm): Nguồn thông tin sơ cấp: là thông tin được thu thập lần đầu cho
mục tiêu cụ thể nào đó của doanh nghiệp
2. Ưu, nhược điểm (0,5 điểm)
- Ưu điểm: độ chính xác cao, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
- Nhược điểm: tốn kém thời gian, chi phí, nhân lực.
3. Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (1,5 điểm)
- Quan sát
- Phỏng vấn trực tiếp
- Điều tra qua thư (bưu điện)
- Điều tra qua điện thoại
- Điều tra qua mạng internet
4. VDMH (1 điểm)
Câu 7.. Nguồn thông tin thứ cấp là gì? Trình bày ưu, nhược điểm và các phương
pháp thập thông tin thứ cấp? Cho ví dụ minh họa
1. Khái niệm (0,5 điểm): Nguồn thông tin thứ cấp: là thông tin đã có ở đâu đó và trước
đây được thu thập cho mục tiêu khác.
2. Ưu, nhược điểm (0,5 điểm)
– Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực.
– Nhược điểm: độ chính xác không cao, thông tin có thể lạc hậu, lỗi thời, không phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu
3. Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (1,5 điểm)
– Ấn phẩm, xuất bản của các cơ quan thống kê quốc gia (GSO)
– Dữ liệu của các trung tâm cơ sở dữ liệu
– Thống kê của các tổ chức quốc tế (WB, IMF, UNSD, ADB, WTO, …)

4
– Phòng thương mại và hiệp hội thương mại (VCCI)
– Các tạp chí thương mại và công nghệ
– Báo cáo nghiên cứu của các công ty nghiên cứu thị trường
4. VDMH (1 điểm)
Câu 8.. Phân đoạn thị trường là gì? Trình bày phân đoạn thị trường theo tiêu thức
nhân khẩu và kinh tế?
1. Khái niệm (1 điểm): Phân đoạn thị trường là quá trình chia người tiêu dùng/thị trưởng
tổng thể thành nhóm NTD độc lập và tương đối đồng nhất trên cơ sở sự khác biệt về nhu
cầu, tính cách, hay hành vi.
2. Phân đoạn thị trường theo tiêu thức nhân khẩu và kinh tế (2 điểm)
• Giới tính: Nam, Nữ
• Tuổi tác:1-2-3 (sữa, quần áo, giầy dép)
• Nghề nghiệp: Bác sĩ, công nhân, GV
• Thu nhập: TL, trung lưu, hạ lưu
• Trình độ văn hoá
• Tôn giáo: thiên chúa, hồi giáo, phật giáo
Ý nghĩa: (0,5 điểm)
Phân đoạn thị trường theo tiêu thức nhân khẩu và kinh tế tạo ra sự khác biệt về nhu cầu.
Thường có sẵn, và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau -> giúp DN tiết kiệm
thời gian và chi phí khi PĐTT.
Câu 9. Phân đoạn thị trường là gì? Trình bày phân đoạn thị trường theo tiêu thức
lối sống?
1. Khái niệm (1 điểm): Phân đoạn thị trường là quá trình chia người tiêu dùng/thị trưởng
tổng thể thành nhóm NTD độc lập và tương đối đồng nhất trên cơ sở sự khác biệt về nhu
cầu, tính cách, hay hành vi.
2. Phân đoạn thị trường theo tiêu thức lối sống (1,5 điểm)
• Động cơ: Biếu tặng, dùng, sử dụng công việc
• Cá tính: đồng bóng, phóng khoáng, cẩn thận
• Lối sống: tân thời, thủ cựu (bảo thủ)
Ý nghĩa: (0,5 điểm)

5
Phân đoạn thị trường theo tiêu thức lối sống tạo ra sự khác biệt về nhu cầu và đóng vai
trò quan trọng ảnh hưởng tới hành vi mua của người tiêu dùng. Tiêu thức này hay được
dùng kết hợp với nhóm tiêu thứcnhân khẩu và kinh tế.
Câu 10.. Sản phẩm là gì? Phân loại sản phẩm trên thị trường quốc tế? Cho ví dụ
minh họa
1. Khái niệm (0,5 điểm): Sản phẩm là tập hợp các yếu tố hữu hình và vô hình có thể thỏa
mãn nhu cầu hay cung cấp lợi ích cho người sử dụng.
2. Phân loại (1,5 điểm):
• Hàng hóa công nghiệp
• Hàng hóa tiêu dùng
• Sản phẩm nội địa: sản phẩm cho thị trường trong nước
• Sản phẩm quốc tế: sản phẩm cho thị trường nước ngoài
• Sản phẩm đa quốc gia: sản phẩm thay đổi phù hợp cho từng quốc gia
• Sản phẩm toàn cầu: sản phẩm cho nhiều nước trên thế giới
3. VDMH (1,5 điểm): 6 loại hàng hóa
Câu 11.. Khái niệm và đặc điểm của nhãn hiệu toàn cầu? Cho VDMH
1. Khái niệm (1 điểm):
• Nhãn hiệu toàn cầu là một nhãn hiệu được đưa ra thị trường theo những nguyên
tắc/chiến lược giống nhau tại mỗi nước.
• Nhãn hiệu toàn cầu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn: các nguyên tắc chiến lược đồng
nhất, định vị thống nhất, marketing không phân biệt hoặc gần như không phân biệt
2. Đặc điểm (1 điểm):
• Luôn được đưa vào thị trường theo cách như nhau tại bất kỳ thị trường nào trên
thế giới. Marketing – mix giống nhau hoặc có thể điều chỉnh rất ít để đáp ứng tình
hình cạnh tranh và nhu cầu của NTD trong nước
• Luôn được định vị theo cách giống nhau ở tất cả các thị trường. Nhãn hiệu được
định vị thống nhất trên toàn thế giới
3. VDMH (1,5 điểm)
Câu 12.. Trình bày chiến lược bành trướng hay tiêu chuẩn hóa sản phẩm và truyền
thông: nội dung, điều kiện áp dụng?
1. Nội dung (2 điểm):

6
• Công ty bán cùng một sản phẩm với cùng chiến dịch quảng cáo và cách thức khuyến
mại đã sử dụng ở thị trường nội địa.
• Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm hay được công ty toàn cầu thực hiện do được
hưởng lợi thế quy mô và hiệu ứng kinh nghiệm
• Bán ra thị trường những sản phẩm giống nhau hay đồng nhất về các yếu tố: kích cỡ,
màu sắc, bao bì, dịch vụ hỗ trợ.
• Mức độ tiêu chuẩn hóa phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm sản phẩm, mức độ đồng nhất
của nhu cầu trên thị trường thế giới, mức độ sẵn sàng và hài lòng của người tiêu dùng
về sản phẩm
2. Điều kiện áp dụng (1,5 điểm)
• Khu vực thị trường lớn, các đoạn thị trường quốc tế và những nơi không đòi hỏi thích
ứng về văn hóa
• Sản phẩm có uy tín, nhãn hiệu nổi tiếng
• Sản phẩm hướng tới thỏa mãn nhu cầu cơ bản có tính đồng nhất cao giữa các quốc gia
• Dịch vụ bán hàng dễ được tiêu chuẩn hóa
Câu 13.. Trình bày chiến lược thích nghi sản phẩm với các điều kiện hay sở thích
nhưng không thay đổi chính sách xúc tiến hỗn hợp: nội dung, điều kiện áp dụng?
1. Nội dung (2,5 điểm):
• Ngược với chiến lược tiêu chuẩn hóa, chiến lược thích nghi hóa sản phẩm đòi hỏi
việc thay đổi các đặc tính của sản phẩm ở các thị trường xuất khẩu khác nhau.
• Chiến lược này giả định sản phẩm đáp ứng những nhu cầu giống nhau trên các thị
trường nước ngoài khác nhau. Công ty có thể thay đổi cấu thành sản phẩm nhưng
giữ nguyên chức năng của nó.
• Quyết định thay đổi sản phẩm phụ thuộc:
– Sở thích của NTD nước ngoài
– Chi phí, khả năng cải tiến SP
– Quy định và thể chế nước nhập khẩu
– Hàng rào kĩ thuật/phi thuế quan
– Khả năng thích nghi của sản phẩm với môi trường
2. Điều kiện áp dụng (1 điểm)
– Sản phẩm đơn giản
– Sản phẩm có tính tiêu chuẩn hóa cao
– Thị trường có sức mua thấp

7
– Thị trường kém đồng nhất về nhu cầu
Câu 14.. Trình bày chiến lược đổi mới sản phẩm: nội dung, điều kiện áp dụng?
1. Nội dung (2 điểm):
• Tạo ra sản phẩm mới với công nghệ đơn giản tương ứng với chu kỳ sống quốc tế
của sản phẩm: chi phí rẻ nhưng giá trị không cao
• Tạo ra sản phẩm mới hoàn toàn: chi phí cao nhưng giá trị cao. 2 giá trị: sản phẩm
có tính năng, chất lượng cao và giá trị trong nhận thức của NTD
• Để tăng giá trị cho SP, cần duy trì hình ảnh thông qua quảng cáo và khuyến mại.
2. Điều kiện áp dụng (1,5 điểm)
- Sản phẩm có chu kỳ sống ngắn
- Thị trường có sức mua của người tiêu dùng cao
- Thị trường có nhu cầu thường xuyên thay đổi
- Thị trường cạnh tranh cao
- Công ty có tiềm lực tài chính lớn, hướng tới chiến lược toàn cầu.
Câu 15.. Trình bày các cấp độ của sản phẩm mới và cho ví dụ minh họa?
1. Khái niệm (1,5 điểm)
- Sản phẩm mới là kết quả của 1 phát minh hoặc một sự đổi mới hoàn toàn
- Sản phẩm mới là sản phẩm được cải tiến từ sản phẩm hiện tại
- Sản phẩm mới là sản phẩm được cung ứng bởi đối thủ cạnh tranh nhưng mới với
công ty
- Sản phẩm hiện tại được bán trên thị trường mới
2. Các cấp độ (1 điểm)
Cấp độ Đặc điểm
I Sản phẩm hiện tại , mới đối với công ty và thị trường
II Sản phẩm hiện tại đối với công ty trên thị trường mới
III Sản phẩm mới đối với công ty, nhưng hiện có trên thị trường
IV Sản phẩm mới đối với các thị trường hiện tại
V Sản phẩm mới, thị trường mới

8
3. Ví dụ (1 điểm)
Câu 16. Trình bày quá trình phát triển sản phẩm mới trong marketing toàn cầu?
1. Xác định ý tưởng sản phẩm mới (1 điểm)
Ý tưởng về sản phẩm mới thường bắt nguồn từ:
- Đơn thư khiếu nại của KH lên cty
- Nghiên cứu thị trường
- Thành công hay thất bại của đối thủ CT
- Các nhà khoa học
- Viện Nghiên cứu, Trường Đại học…
- Các nhà quản trị, người nghiên cứu thị trường, người làm marketing….
2. Quá trình sàng lọc và lựa chọn phương án tối ưu (1 điểm)
Mục đích loại bỏ những ý tưởng kém hấp dẫn, không phù hợp. Các ý tưởng phải được thể
hiện bằng văn bản với các nội dung sau đây:
– Mô tả hàng hoá - thị trường mục tiêu
– Thời gian SX, chi phí SX và giá bán dự kiến.
– Kiểm tra mức độ phù hợp về: tài chính, công nghệ, nhân lực, marketing – mix….
3. Lựa chọn địa điểm phát triển sản phẩm mới (1 điểm)
• Tại công ty mẹ hay chi nhánh công ty, công ty con
• Những điểm thuận lợi của chi nhánh:
- Có khả năng hiểu biết tốt hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng
- Phát huy được tính sáng tạo
- Sử dụng nhân viên địa phương vào nghiên cứu và phát triển sẽ rẻ hơn
- Thu hút sự ủng hộ của Chính phủ dễ dàng hơn
4. Thử nghiệm marketing quốc tế (0,5 điểm)

9
- Bộ phận thiết kế tạo ra một vài mô hình nhỏ và tiến hành thử nghiệm trong phòng
thí nghiệm. Kiểm tra các thông số về kinh tế và kĩ thuật, hiệu chỉnh nếu cần thiết.
Tuỳ SP sẽ có cách thử nghiệm khác nhau.
- Chọn một số khu vực thị trường để thử nghiệm để giảm rủi ro và thử nghiệm chính
sách marketing QT
Câu 17.. Phân tích giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường (giới thiệu) trong chu kỳ
sống của sản phẩm. Cho VDMH
1. Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường (giới thiệu) (2 điểm)
• Đặc điểm:
– DS bán tăng chậm
– Chi phí cao
– DN bị lỗ hoặc có lãi nhưng rất ít
– Ít khách hàng
– Ít đối thủ cạnh tranh
• Nguyên nhân:
- NTD chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng
- Chậm mở rộng năng lực sản xuất
- Gặp vướng mắc về công nghệ
- Chậm triển khai kênh phân phối có hiệu quả.
• Định hướng chiến lược marketing:
- Tăng chi phí cho quảng cáo và xúc tiến.
- Khuyến khích các trung gian marketing bán hàng
- Tập trung bán cho đối tượng có khả năng nhất
• Ưu tiên P4 (XTHH) trong Marketing-mix
2. VDMH (1 điểm)
Câu 18.. Phân tích giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm. Cho
VDMH
1. Giai đoạn phát triển (2 điểm)
• Đặc điểm:
– Doanh số bán và Lợi nhuận tăng mạnh

10
– Chi phí sản xuất giảm
– Người tiêu dùng gia tăng
– ĐTCT bắt đầu gia nhập thị trường
• Định hướng chiến lược mar:
– Giữ nguyên hay tăng chi phí cho QC và XT
– Cải tiến SP, tạo SP tính năng mới, tìm thị trường mới
– Sử dụng kênh PP mới
– Thâm nhập vào các đoạn thị trường mới
– Thay đổi trong thông điệp QC để hấp dẫn khách hàng
• Ưu tiên P3 (PP) trong Marketing-mix
2. VDMH (1 điểm)
Câu 19.. Phân tích giai đoạn chín muồi trong chu kỳ sống của sản phẩm. Cho
VDMH
1. Giai đoạn chín muồi (2 điểm)
• Đặc điểm
– DS bán và LN cao nhất
– Thời gian kéo dài nhất, cạnh tranh rất gay gắt
– Cuối giai đoạn này LN, DS bắt đầu giảm dần
– Đối thủ CT sử dụng các thủ đoạn: Bán với giá nhỏ hơn giá niêm yết, tăng
CP cho Tkế SP mới…
• Định hướng chiến lược marketing
– Tìm thị trường mới cho SP
– Cải tiến SP, tạo cho sản phẩm các tính năng mới
– Cải tiến Công cụ mar-mix
• Ưu tiên P2 (giá cả) trong Marketing-mix
2. VDMH (1 điểm)
Câu 20.. Phân tích giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm. Cho VDMH

11
1. Giai đoạn suy thoái (2 điểm)
• Đặc điểm:
– Doanh số bán, lợi nhuận giảm rất nhanh đôi khi về 0.
– ĐTCT từ bỏ các kênh phân phối kém hấp dẫn.
– Cắt giảm chi phí cho quảng cáo và XTB, nghiên cứu thiết kế SP mới...
• Nguyên nhân:
– ĐTCT phát triển tạo sản phẩm thay thế hiệu quả hơn
– Thị hiếu NTD thay đổi trong lĩnh vực thời trang…
• Định hướng chiến lược marketing:
– Người làm marketing phải phát hiện ra sản phẩm nằm trong giai đoạn này,
nhà quản trị phải ra quyêt định có nên sản xuất sản phẩm này nữa hay
không?
2. VDMH (1 điểm)
Câu 21.. Trình bày nội dung của chiến lược giá “hớt váng sữa”? Cho VDMH
1. Nội dung (2 điểm)
- Thường được sử dụng trong giai đoạn giới thiệu của CKS sản phẩm
- Mục đích: tối đa hóa doanh thu trên lượng bán, hợp lý hóa giữa nhu cầu và khả
năng cung ứng, tăng cường sự nhận thức của khách hàng về giá trị của hàng hóa.
- Thâm nhập vào các đoạn thị trường tại đó KH sẵn sàng trả mức giá cao.
- Định giá cao (sau đó giảm dần) cho những sản phẩm có cầu cao và nhờ vào việc
sản phẩm của công ty có khác biệt lớn.
2. VDMH (1 điểm)
Câu 22.. Trình bày nội dung của chiến lược giá thâm nhập? Cho VDMH
1. Nội dung (2 điểm)
- Định giá thấp để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.
- Thường được sử dụng khi chi phí sản xuất thấp, độ co giãn của cầu so với giá cao,
cạnh tranh về giá mạnh trên thị trường.
- Mục tiêu: tăng thị phần hoặc doanh số bán nhờ tăng lượng bán

12
2. VDMH (1 điểm)
Câu 23.. Quảng cáo quốc tế là gì? Trình bày các mục tiêu của quảng cáo quốc tế?
1. Khái niệm (1 điểm): Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằmgiới thiệu đến
công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không
có mục đích sinh lợi; tổchức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới
thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
2. Các mục tiêu (2 điểm)
• Tăng doanh số bán hàng
• Thu hút khách hàng mới
• Thay đổi hành vi tiêu dùng
• Tăng tần suất, khích lệ tiêu dùng
• Tạo niềm tin ở khách hàng
• Bảo vệ thị trường hiện có
• Ngăn chặn đối thủ nhập thị trường
• Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp
• Tăng sự nhận biết của NTD với SP của doanh nghiệp
• Tăng đơn hàng
Câu 24.. Khuyến mại quốc tế là gì? Các yếu tố thúc đẩy hoạt động khuyến mại?
1. Khái niệm (1điểm): gồm các hoạt động nhằm kích thích mua sắm, khuyến khích khách
hàng trung thành, điều hòa nhu cầu theo mùa vụ. tăng tần suất mua lại.
2. Các yếu tố (2 điểm)
- Sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ tăng
- Mức độ nhận biết nhãn hiệu của khách hàng ngày càng cao dẫn đến yêu cầu bảo vệ thị
phần cho nhãn hiệu của nhà sản xuất
- Công nghệ bán lẻ được cải tiến
- Sự phối hợp các hoạt động xúc tiến bán hàng, các quan hệ cộng đồng và các chiến dịch
quảng cáo thường kỳ ngày càng tốt.
Câu 25.. Trình bày vai trò và các quyết định tham gia hội chợ quốc tế?
1. Vai trò (1 điểm):

13
- Giúp công ty tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn
- Kích thích bán hàng hoặc xúc tiến bán hàng, tạo lập quan hệ giữa doanh nghiệp và các
đối tác.
- Giới thiệu các sản phẩm mới
- Thu thập phản ứng của khách hàng, ĐTCT, đối tác, nhà phân phối về sản phẩm
2. Các quyết định khi tham gia hội chợ quốc tế (2,5 điểm)
– Lựa chọn hội chợ phù hợp
– Thuê gian hàng, thiết kế gian hàng, chuẩn bị sản phẩm trưng bày, các hợp đồng bán
hàng.
– Chuẩn bị đội ngũ nhân viên
– Chuẩn bị tài liệu đã dịch để giới thiệu tới người quan tâm, đối tác, khách hàng
– Dự kiến chi phí, ngân sách.

14

You might also like