You are on page 1of 121

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VŨ TUẤN

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THẦU THEO TRỌNG SỐ


CHO GÓI THẦU THIẾT KẾ-MUA SẮM THIẾT BỊ THUỘC
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MỎ KHÍ NGOÀI KHƠI: ÁP DỤNG
CHO CỤM MÁY NÉN KHÍ CÔNG CỤ

Chuyên ngành: Kỹ thuật Dầu khí


Mã số: 1770186

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2021


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Huy

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Trần Văn Xuân


Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Tạ Quốc Dũng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 2 tháng 7 năm 2021.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS……………….
2. TS. …………
3. TS. ……………
4. TS. ……………
5. TS. ………………….
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ
Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------- ----------------------------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Vũ Tuấn MSHV: 1770186


Ngày, tháng, năm sinh: 19/4/1983 Nơi sinh: Quảng Ninh
Chuyên ngành: Kỹ thuật Dầu khí Mã số: 60520604
I. TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng tiêu chí đánh giá thầu theo trọng số cho gói thầu thiết
kế-mua sắm thiết bị thuộc dự án phát triển mỏ khí ngoài khơi: áp dụng cho cụm
máy nén khí công cụ

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:


- Tổng hợp các quy trình đấu thầu và các bộ tiêu chí đánh giá thầu tiêu biểu của
các Công ty Việt Nam, các Công ty nước ngoài, các bài nghiên cứu của các tác
giả.
- Chọn lọc tính tối ưu, phù hợp của mỗi bộ tiêu chí đánh giá thầu để kế thừa xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá thầu theo trọng số trên cơ sở khoa học và khách quan
về mặt tổng thể lựa chọn nhà thầu.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:


III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
1. TS. Nguyễn Xuân Huy
Tp. HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2021
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ


(Họ tên và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn tốt nghiệp này tác giả xin chân thành cảm
ơn ban lãnh đạo Khoa Kỹ Thuật Địa Chất và Dầu Khí cùng tập thể cán bộ giảng viên
bộ môn Địa Chất Dầu Khí đã luôn tận tình giúp đỡ, nhiệt huyết giảng dạy cũng như
tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập của khóa học.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cán bộ hướng dẫn TS.
Nguyễn Xuân Huy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và định hướng đúng đắn ngay từ
đầu để bản luận văn tốt nghiệp được hoàn thành có chất lượng chuyên môn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp công tác tại các
công ty: Công ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí Hàng Hải (PTSC M&C); Văn phòng điều
hành tập đoàn dầu khí Hàn Quốc (KNOC – Vietnam Operating Office); Công ty Shell
Việt Nam TNHH, Công ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn; Công ty Liên Doanh Điều
Hành Cửu Long; Công ty Dầu Khí Rosneft Vietnam B.V đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ
số liệu khảo sát, lẫn tinh thần để tác giả có thể hoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp
trong suốt quá trình học tập khóa học thạc sĩ ở Trường Đại học Bách Khoa, Đại học
Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến vợ và con đã luôn động viên, hi sinh thời gian
và ủng hộ để hoàn tất khóa học một cách hiệu quả.
Do hạn chế về tài liệu cũng như thời gian trong xây dựng mô hình tiêu chí đánh
giá thầu theo trọng số nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn
chế nhất định. Tác giả kính mong các thầy cô, cán bộ có chuyên môn và bạn bè đóng
góp ý kiến để bản luận văn tốt nghiệp của tác giả được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


Học viên thực hiện

Nguyễn Vũ Tuấn

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN


Trong một dự án tổng thầu Thiết Kế - Mua Sắm – Thi Công của ngành công
nghiệp dầu khí thì dự án chế tạo khối thượng tầng (Topside) và chân đế (Jacket) của
giàn khai thác dầu khí ngoài khơi có chi phí sử dụng trong công tác mua sắm thiết bị,
vật tư rất lớn, chiếm khoảng 50-60 % tổng chi phí của cả dự án. Tuy nhiên, chưa có
một nghiên cứu khoa học trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá thầu đối với gói
thầu mua sắm thiết bị để có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng để lựa chọn nhà
thầu, từ đó áp dụng vào đánh giá thầu một cách khoa học và khách quan, giúp nâng
cao hiệu quả sử dụng chi phí mua sắm cho dự án.
Bài nghiên cứu đã xây dựng tập hợp các tiêu chí đánh giá thầu theo trọng số
bằng phương pháp phân tích thứ bậc trong việc đánh giá mức độ quan trọng của một
tập các tiêu chí, từ đó định lượng được trọng số cho từng tiêu chí một cách khoa học
và khách quan, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố chủ quan trong việc gán trọng số cho các
tiêu chí bằng cảm tính. Điều này giúp các chủ đầu tư có quyết định khách quan lựa
chọn nhà thầu có năng lực toàn diện nhất thay vì chỉ căn cứ vào giá chào thầu thấp
nhất như cách đánh giá thầu truyền thống vốn dĩ phổ biến ở Việt Nam. Một nhà thầu
có năng lực toàn diện sẽ đảm bảo kết quả công việc hiệu quả nhất tương xứng với chi
phí cho gói thầu.
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng các tiêu chí chính và tiêu chí con tương ứng
với từng trọng số, có thể sử dụng như là tiêu chuẩn đánh giá thầu để các công ty áp
dụng trong các gói thầu mua sắm thiết bị trong ngành công nghiệp dầu khí hoặc các
ngành công nghiệp khác với các gói thầu có tính chất tương tự. Hoặc với các công ty
chưa có kinh nghiệm trong việc xác định danh mục các tiêu chí đánh giá thầu và các
trọng số của các tiêu chí đánh giá thầu thì có thể áp dụng các tiêu chí và trọng số của
bài nghiên cứu này.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 4

ABSTRACT

Within an Engineering - Procurement - Construction (“E-P-C”) project in the


oil and gas industry, the E-P-C project to fabricate the topside and jacket of the
offshore oil and gas production platform, the percentage cost volume for Procurement
(“P”) is significant high, taken about 50-60% of the total project cost. However, there
is not any research for the development of bid evaluation criteria for equipment
procurement bidding packages to help the project owners have the properly
awareness of the importance of contractor selection evaluation, therefore this research
help the project owners to apply or design the transparent bid evaluation criteria based
on scientifically and objectively, helping to improve the efficiency of using
procurement costs for the project.
The study has built a set of weighted bid evaluation criteria by the method of
Hierarchical Analysis Process in assessing the importance of a set of criteria, thereby
quantifying the weight for each criterion, completely eliminating subjective factors
in assigning weights to criteria by self-feeling. This helps project owners make an
objective decision to choose the most comprehensively qualified contractor instead
of just basing on the lowest bid price like the traditional way of evaluating bids, which
is common in Vietnam. A fully qualified contractor will ensure that the work results
are optimally and effectively commensurate with the cost of the bidding package.
The research results have developed main criteria and sub-criteria
corresponding to each weight, which can be used as bid evaluation criteria for
companies in the oil and gas industry to apply for equipment procurement bidding
packages or other industries with similar nature bidding packages. Or for companies
that do not have experience in determining the list of bid evaluation criteria and the
weights of the bid evaluation criteria, the criteria and weights of this research can be
applied.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan bản luận văn tốt nghiệp “Xây Dựng Tiêu Chí Đánh Giá Thầu
Theo Trọng Số Cho Gói Thầu Thiết Kế-Mua Sắm Thiết Bị Thuộc Dự Án Phát Triển
Mỏ Khí Ngoài Khơi: Áp Dụng Cho Cụm Máy Nén Khí Công Cụ” là công trình nghiên
cứu của tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thực tế và dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Xuân Huy, không sao chép bất kỳ đồ án nào khác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa Kỹ
thuật Địa chất & Dầu khí và Trường Đại học Bách khoa đưa ra.

Tp. HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2021


Học viên thực hiện

Nguyễn Vũ Tuấn

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................. 17
1.1. Giới thiệu .................................................................................................................... 17
1.2. Các tiêu chí đánh giá thầu trên thế giới ...................................................................... 18
1.2.1. Các tiêu chí đánh giá thầu tại Malaysia ...................................................................... 18
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá thầu tại một số nước khác trên thế giới [1] .............................. 22
1.3. Quy trình và tiêu chí đánh giá thầu của Công ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí Hàng Hải
(PTSC M&C) cho dự án Thăng Long Đông Đô [5] ............................................................ 23
1.3.1. Đấu thầu cạnh tranh bằng phong bì kín ...................................................................... 24
1.3.2. Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu, xét duyệt trúng thầu ............................................... 28
1.4. Tiêu chí đánh giá thầu của văn phòng điều hành tập đoàn dầu khí Hàn Quốc (Korea
National Oil Corporation (KNOC) – Ho Chi Minh City Office) [6] ................................... 31
1.4.1. Tiêu chí đánh giá thầu trong quy trình đấu thầu......................................................... 31
1.4.2. Tiêu chí đánh giá thầu trong một gói thầu thực tế ...................................................... 32
1.5. Tiêu chí đánh giá thầu của Công ty Shell Việt Nam TNHH [7] ................................ 34
1.6. Kết Luận ..................................................................................................................... 40

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 42


2.1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo Luật Đấu Thầu Việt Nam [4] .................. 42
2.1.1. Phương pháp giá thấp nhất (Điều 39, khoản 1): ......................................................... 42
2.1.2. Phương pháp giá đánh giá (Điều 39, khoản 2): .......................................................... 42
2.1.3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá (Điều 39, khoản 3): ................................. 43
2.1.4. Điều 39 khoản 4: ........................................................................................................ 43
2.2. Các nghiên cứu trước đây về phương pháp lựa chọn nhà thầu .................................. 43
2.2.1. Phương pháp liệt kê và cho điểm [9].......................................................................... 43
2.2.2. Phương pháp lợi ích chung [9] ................................................................................... 45
2.2.3. Phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process (AHP) [9] .............................. 47
2.3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu ............................................................. 62
2.3.1. Quá trình thực hiện nghiên cứu .................................................................................. 62
2.3.2. Qui trình thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi (BCH) ................................................. 63
2.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi (BCH) ..................................................................................... 65

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 7

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ .............................. 69


3.1. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia .......................................................................... 69
3.2. Tính toán trọng số của các tiêu chí ............................................................................. 70
3.3. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc đánh giá gói thầu cụm máy nén khí công cụ . 73
3.3.1. Tổng quan về gói thầu cụm máy nén khí công cụ ...................................................... 73
3.3.2. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc đánh giá thầu cho gói thầu cụm máy nén khí
công cụ ................................................................................................................................. 75

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 83


4.1. Kết luận ...................................................................................................................... 83
4.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86


PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Danh mục hình ảnh Trang

Hình 1.1 Tiêu chí lựa chọn tại Singapore – lấy từ Singh và Tiong 22
(2006)

Hình 1.2 Tiêu chí đánh giá thầu tại Australia – Watt và cộng sự 23
(2010)

Hình 1.3 Lưu đồ cho phương thức đấu thầu cạnh tranh bằng phong 25
bì kín hai giai đoạn

Hình 1.4 Lưu đồ cho phương thức đấu thầu cạnh tranh bằng phong 27
bì kín một giai đoạn

Hình 2.1 Ví dụ sơ đồ thứ bậc 52

Hình 2.2: Các bước thực hiện phương pháp AHP 60

Hình 2.3: Ưu điểm của phương pháp AHP 61

Hình 2.4 Quá trình thực hiện nghiên cứu 63

Hình 2.5 Sơ đồ quy trình thu thập dữ liệu (Tham khảo:Cooper & 64
Schindler(2001))

Hình 2.6 Sơ đồ quy trình thiết kế BCH (Tham khảo:Cooper & 65


Schindler (2001)-trang 329)

Hình 3.1 Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí đánh giá hồ sơ thầu 76

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC

Danh mục bảng Trang

Bảng 1.1 Xếp hạng nguyên nhân của sự chậm trễ trong ngành 20
xây dựng Malaysia (Sambasivan & Soon, 2007)

Bảng 1.2 tổng hợp mức độ quan trọng và xếp hạng của các tiêu 22
chí cho lựa chọn Nhà thầu chính

Bảng 1.3 Tóm tắt kết quả đánh giá kỹ thuật cho gói thầu well 33
completion equipment and services của Công ty KNOC

Bảng 1.4 Tóm tắt kết quả đánh giá thương mại cho gói thầu well 34
completion equipment and services của Công ty KNOC

Bảng 1.5 Tiêu chí đánh giá thầu minh họa áp dụng theo bộ khung 37
tiêu chí đánh giá thầu của Shell

Bảng 1.6 Công thức tính tổng điểm trọng số kỹ thuật cho nhà 39
thầu

Bảng 1.7 Công thức tính tổng giá đánh giá thầu dựa vào hệ số 40
chuyển đổi điểm trọng số kỹ thuật thành tổng giá đánh giá thầu

Bảng 2.1 Bảng liệt kê cho điểm các tiêu chí TH1 44

Bảng 2.2 Bảng liệt kê cho điểm các tiêu chí TH2 44

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp điểm cho từng tiêu chí TH2 44

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các thông số tính toán của phương pháp 45
lợi ích chung

Bảng 2.5: Bảng liệt kê các tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu phương 46
pháp lợi ích chung

Bảng 2.6: Kết quả tính toán theo phương pháp lợi ích chung 47

Bảng 2.7 Thang đánh giá 9 mức so sánh của phương pháp AHP 53

Bảng 2.8 Công thức tính toán trọng số các tiêu chí (Bước 1) 55

Bảng 2.9 Công thức tính toán trọng số các tiêu chí (Bước 2) 55

Bảng 2.10 Tính trọng số các tiêu chí (bước 3) 56

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 10

Bảng 2.11 Chỉ số ngẫu nhiên RI 58

Bảng 2.12 Các tiêu chí quan trọng lựa chọn nhà thầu 67

Bảng 2.13 Thang đo so sánh cặp giữa 2 tiêu chí Ci và Cj (Saaty 68


(1980))

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra chỉ số nhất quán CR 69

Bảng 3.2 kết quả tính toán trọng số các tiêu chí chính và tiêu chí 71
con

Bảng 3.3 Xếp hạng thứ tự mức độ quan trọng của các tiêu chí chính 73

Bảng 3.4 Danh sách nhà thầu được mời 74

Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả đấu thầu 75

Bảng 3.6 Kết quả đánh giá thầu cho cụm máy nén khí của giàn 78
PQP-HT

Bảng 4.1 Xếp hạng thứ tự mức độ quan trọng của các tiêu chí chính 84

Phụ lục 1. Nội dung Bảng câu hỏi so sánh cặp 87

Phụ lục 2. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia 103

Phụ lục 3. Bảng thang điểm cho từng tiêu chí 110

Phụ lục 4. Áp dụng đánh giá điểm từ 0 đến 10 cho 3 nhà thầu 113

Phụ lục 5 – Bảng đánh giá thầu thương mại thực tế của gói thầu 117
cụm máy nén khí

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 119

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

Analytic Hierarchy Process (AHP): Phương pháp phân tích thứ bậc
KNOC: Korea National Oil Corporation
LSJOC: Lam Son Joint Operating Comapany –
Công ty liên doanh điều hành Lam Sơn
MAV: Phương pháp giá trị đa nhân tố đơn giản
PTSC M&C: Công ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí Hàng Hải
TVQLDA-XD: Tư Vấn Quản Lý Dự Án Xây Dựng.
SAP BYD: Phần mềm quản lý doanh nghiệp

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 12

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:


Ở Việt Nam đã có nhiều dự án tổng thầu Thiết Kế - Mua Sắm – Thi Công
((Engineering – Procurement- Construction “EPC”) chế tạo Topside và Jacket phục
vụ các dự án phát triển mỏ dầu khí ngoài khơi của các công ty điều hành dầu khí với
phần chi phí mua sắm thiết bị chiếm tỉ trọng rất lớn khoảng 50-60% tổng chi phí dự
án. Tuy nhiên, phần lớn các dự án lựa chọn nhà thầu theo tiêu chí giá rẻ nhất, và đã
có nhiều gói thầu mua sắm thiết bị đã phải trả giá đắt vì lựa chọn nhà thầu giá rẻ nhất
mà bỏ qua các tiêu chí quan trọng khác. Nhiều thiết bị vừa mới lắp đặt chạy thử đã bị
hư hỏng hoặc trong quá trình sản xuất thiết bị, nhà thầu liên tục đề xuất thay đổi thiết
kế dẫn đến sản phẩm không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như chất lượng ban đầu của dự
án. Việc giao hàng chậm trễ cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của toàn bộ
dự án, dẫn đến chi phí phát sinh hoặc bị phạt vì chậm tiến độ.
Công tác mua sắm thiết bị rất quan trọng trong thực hiện dự án của ngành công
nghiệp dầu khí, tuy nhiên chưa có nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá thầu và trọng
số của từng tiêu chí một cách khoa học và khách quan để hỗ trợ nhanh trong quá trình
ra quyết định. Vì thế việc xây dựng các tiêu chí đánh giá thầu và trọng số của từng
tiêu chí đang là vấn đề cấp thiết góp phần mang lại hiệu quả tối ưu cho công tác mua
sắm thiết bị của một dự án phát triển mỏ dầu khí. Vì vậy, đề tài “XÂY DỰNG TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ THẦU THEO TRỌNG SỐ CHO GÓI THẦU THIẾT KẾ-
MUA SẮM THIẾT BỊ THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MỎ KHÍ NGOÀI KHƠI:
ÁP DỤNG CHO CỤM MÁY NÉN KHÍ CÔNG CỤ” được chọn nghiên cứu phục
vụ việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên
gia liên quan đến vấn đề lựa chọn nhà thầu cho các dự án xây dựng như:
 Holt và cộng sự (1994) đã đưa ra rằng sự lựa chọn của nhà thầu dựa trên căn cứ
trên các tiêu chí; 1) khối lượng công việc hiện thời của nhà thầu; 2) kinh nghiệm
quá khứ của nhà thầu liên quan đến quy mô và tính chất của các dự án đã hoàn

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 13

thành; 3) nguồn lực quản lý và chính sách liên quan đến chế độ đào tạo hàng
năm; 4) kinh nghiệm quá khứ của nhà thầu liên quan đến khu vực và thời tiết.
[1]
 Nghiên cứu của Alzahrani và Emsley (2013) có đề cập các nhân tố của nhà thầu
ảnh hưởng đến sự thành công của dự án bao gồm: 1) an toàn và chất lượng; 2)
kết quả thực hiện các dự án trước đó; 3) môi trường; 4) khả năng kỹ thuật và
quản lý; 5) nguồn nhân lực; 6) cơ cấu tổ chức; 7) kinh nghiệm; 8) quy mô và
loại dự án đã thực hiện trước đây; 9) khả năng tài chính. [1]
 Arazi Idrus, Mahmoud Sodangi and Mohamad Afeq Amran (2011) đã liệt kê
các tiêu chí thực tế được khách hàng sử dụng để lựa chọn các nhà thầu chính tại
Malaysia. Dựa trên sự phản hồi của chuyên gia khảo sát, các tiêu chí được chỉ
ra bao gồm: lịch sử thực hiện công việc, năng lực tài chính và năng lực kỹ thuật
là các tiêu chí quan trọng nhất được khách hàng sử dụng để lựa chọn các nhà
thầu chính tại Malaysia. [2]
 Jakrapong Pongpeng (2002) đã đưa ra mô hình đa tiêu chí và đa quyết định đánh
giá thầu, trong đó mô hình sử dụng 2 bước đánh giá để lựa chọn nhà thầu tốt
nhất bao gồm [3]:
+ Bước 1 đánh giá năng lực nhà thầu bao gồm hai quy trình: (1) quy trình
lựa chọn tiêu chí năng lực, (2) quy trình đánh giá trọng số và chấm điểm đo
lường cho các tiêu chí.
+ Bước 2 đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm một quy trình: (3) quy trình đánh
giá trọng số, chấm điểm đo lường cho giá dự thầu và năng lực nhà thầu.
Từ các kết quả của bảng câu hỏi khảo sát, đã đề xuất chín tiêu chí và trọng số
chỉ thị mức độ quan trọng tương đối như sau [3]:
+ Thiết kế/ Thi công (57%)
+ Mua sắm/hợp đồng (10%)
+ Nhân sự giám đốc dự án (6%)
+ Nguồn nhân lực ( 6%)
+ Hệ thống quản lý chất lượng ( 6%)
+ An toàn và sức khỏe (4%)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 14

+ Nhà máy/ thiết bị (4%)


+ Năng lực tài chính ( 4%)
+ Các mối quan hệ xã hội (4%).
Trong nước, đã có những đề tài nghiên cứu về các mô hình đấu thầu thuộc lĩnh
vực xây dựng như Trần Thanh Hà (2014) [10] đã nghiên cứu và đề xuất 5 tiêu chí
chính bao gồm hồ sơ kinh nghiệm, năng lực tài chính, nguồn nhân sự tham gia dự án,
giải pháp và phương pháp luận, giá dự thầu. Trong 5 tiêu chí chính thì tiếp tục được
chia ra thành 16 tiêu chí kỹ thuật con trong việc chọn nhà thầu Tư Vấn Quản Lý Dự
Án Xây Dựng (viết tắt “TVQLDA-XD”).
Ở một mức độ nhất định, nội dung và kết quả của các nghiên cứu trên đã tiếp
cận được nhiều mức độ khác nhau trong việc xác định các tiêu chí đánh giá nhà thầu
và hồ sơ dự thầu, về tổng quan đều liên quan hỗ trợ đến mục tiêu, phạm vi nội dung
nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên, về cụ thể thì chưa có nghiên cứu nào tập trung
nghiên cứu từng tiêu chí trọng số đánh giá thầu cho các gói thầu thiết kế-mua sắm
thiết bị thuộc dự án phát triển mỏ khí ngoài khơi nhằm đạt mục đích tối ưu hóa về
mặt kinh tế và chất lượng. Đây chính là lý do và sự cần thiết thực hiện của đề tài luận
văn này.
3. Mục tiêu:
Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn nhà thầu quy định trong Luật Đấu Thầu Việt
Nam [4], các tiêu chí đấu thầu mua sắm của các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu
khí tại Việt Nam như Công Ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí Hàng Hải (PTSC M&C) [5],
Korea National Oil Corporation – Ho Chi Minh Office [6], Công ty Shell Việt Nam
TNHH [7], Công ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn [8], và các công trình nghiên cứu của
các tác giả, tiến hành đúc kết, chọn lọc để thiết kế bộ tiêu chí đánh giá thầu mang tính
kế thừa tiếp đó nghiên cứu xây dựng trọng số cho từng tiêu chí trên cơ sở khoa học
và khách quan phục vụ cho đề tài luận văn.
4. Nhiệm vụ:
Tổng quan các quy trình và tiêu chí đấu thầu của luật Đấu Thầu Việt Nam, của
các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam, các nghiên cứu trước của
các tác giả.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 15

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thầu và trọng số cho các tiêu chí.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đánh giá, lựa chọn nhà thầu cho gói thầu cụm
máy nén khí công cụ thuộc dự án Biển Đông 1.
So sánh kết quả đánh giá lựa chọn nhà thầu của đề tài với kết quả đánh giá lựa
chọn nhà thầu thực tế của chủ đầu tư để chứng minh tính khả thi và khả năng vận
dụng vào thực tế giúp góp phần nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế và chất lượng cho
dự án.
5. Đối tượng và giới hạn vùng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là luật Đấu Thầu Việt Nam, các quy trình đấu thầu mua
sắm của các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam, các bài nghiên
cứu của các tác giả.
6. Cơ sở tài liệu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các tài liệu như sau:
- Quy trình đấu thầu theo luật Đấu Thầu Việt Nam
- Quy trình quản lý mua sắm của Công Ty Korea National Oil Corporation HCM
Office (KNOC)
- Quy trình mua sắm của Công Ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí Hàng Hải cho dự án
Biển Đông 1 (PTSC M&C)
- Quy trình mua sắm của Công Ty Shell Vietnam Limited (Shell)
- Quy trình mua sắm của Công Ty Long Son Petrochemicals Co., Ltd (Long Son)
- Các bài báo, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của trường Đại học Bách Khoa
Thành phố Hồ Chí Minh và các trường khác về việc xây dựng các tiêu chí lựa
chọn nhà thầu.
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá lựa chọn nhà thầu cho
gói thầu cụm máy nén khí công cụ (Instrument Air Compressor) của dự án Biển
Đông 1.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan và thu thập dữ liệu từ các quy trình đấu thầu và tiêu
chí đánh giá thầu theo luật Đấu Thầu Việt Nam, của các công ty hoạt động trong
lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam, các bài báo, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 16

Xây dựng và đánh giá mô hình: mô hình được xây dựng dựa trên Phương
pháp phân tích thứ bậc định lượng (Analytic Hierarchy Process), viết tắt là AHP,
được phát minh bởi nhà toán học người Mỹ Thomas L. Saaty (1980). Việc đánh
giá tính khả dụng của mô hình sẽ được áp dụng vào một gói thầu thực tế để đánh
giá tính thực tiễn của mô hình.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Bài nghiên cứu đã xây dựng tập hợp các tiêu chí đánh giá
thầu theo trọng số bằng phương pháp phân tích thứ bậc trong việc đánh giá mức độ
quan trọng của một tập các tiêu chí, từ đó định lượng được trọng số cho từng tiêu chí
một cách khoa học và khách quan, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố chủ quan trong việc
gán trọng số cho các tiêu chí đánh giá thầu bằng cảm tính.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đã xây dựng các tiêu chí chính và tiêu
chí con tương ứng với từng trọng số, có thể sử dụng như là tiêu chuẩn đánh giá thầu
để áp dụng cho các gói thầu mua sắm thiết bị trong ngành công nghiệp dầu khí hoặc
các ngành công nghiệp khác với các gói thầu có tính chất tương tự. Hoặc với các công
ty chưa có kinh nghiệm trong việc xác định danh mục các tiêu chí đánh giá thầu và
các trọng số của các tiêu chí đánh giá thầu thì có thể áp dụng các tiêu chí và trọng số
của bài nghiên cứu này.
9. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương nội dung chính và phần kết luận – kiến
nghị với bố cục như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Phân tích dữ liệu và kết quả
- Chương 4: Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Giới thiệu
Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên
gia liên quan đến vấn đề lựa chọn nhà thầu như:
 Holt và cộng sự (1994) cho rằng sự lựa chọn của nhà thầu dựa trên căn cứ các
tiêu chí bao gồm: 1) khối lượng công việc hiện tại; 2) kinh nghiệm quá khứ có liên
quan đến quy mô và tính chất của các dự án đã hoàn thành; 3) nguồn lực quản lý và
chính sách liên quan đến chế độ đào tạo hàng năm; 4) kinh nghiệm quá khứ có liên
quan đến khu vực thi công và thời tiết. [1]
 Nghiên cứu của Alzahrani và Emsley (2013) đánh giá mức độ ảnh hưởng của
năng lực nhà thầu lên sự thành công dự án đã cho biết các nhân tố quan trọng của dự
án bao gồm: 1) an toàn và chất lượng; 2) kết quả thực hiện các dự án trước đó; 3) môi
trường; 4) khả năng kỹ thuật và quản lý; 5) nguồn nhân lực; 6) cơ cấu tổ chức; 7) kinh
nghiệm; 8) quy mô và loại dự án đã thực hiện trước đây; 9) khả năng tài chính. [1].
Kết quả cho thấy rằng các tiêu chí được xem xét phổ biến nhất có liên quan đến tình
trạng tài chính tốt, khả năng kỹ thuật, khả năng quản lý, các biện pháp thực hiện đảm
bảo về sức khỏe và an toàn của nhà thầu [1].
 Arazi Idrus, Mahmoud Sodangi and Mohamad Afeq Amran (2011) đã nghiên
cứu các tiêu chí thực tế được khách hàng sử dụng cho lựa chọn các nhà thầu chính tại
Malaysia. Dựa trên sự phản hồi của những chuyên gia, các tiêu chí được chỉ ra là:
lịch sử thực hiện công việc, năng lực tài chính và năng lực kỹ thuật là các tiêu chí
quan trọng nhất được khách hàng sử dụng để lựa chọn các nhà thầu chính tại
Malaysia. [2]
 Jakrapong Pongpeng (2002) đã đưa ra mô hình đa tiêu chí và đa quyết định
đánh giá thầu, theo đó mô hình sử dụng 2 bước đánh giá để lựa chọn nhà thầu tốt nhất
bao gồm [3]:
+ Bước 1 đánh giá năng lực nhà thầu bao gồm hai quy trình: (1) quy trình lựa
chọn tiêu chí năng lực, (2) quy trình đánh trọng số, chấm điểm đo lường cho các
tiêu chí năng lực nhà thầu

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 18

+ Bước 2 đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm một quy trình: (3) quy trình đánh
trọng số, chấm điểm đo lường cho giá dự thầu và năng lực của nhà thầu.
Kết quả phân tích các bảng câu hỏi khảo sát đã đề xuất chín tiêu chí và trọng số
chỉ thị mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chí như sau [3]:
+ Thiết kế/ Thi công (57%)
+ Mua sắm/hợp đồng (10%)
+ Nhân sự giám đốc dự án (6%)
+ Nguồn nhân lực ( 6%)
+ Hệ thống quản lý chất lượng ( 6%)
+ An toàn và sức khỏe (4%)
+ Nhà máy/ thiết bị (4%)
+ Năng lực tài chính ( 4%)
+ Các mối quan hệ xã hội (4%)
Trong nước, đã có những đề tài luận văn nghiên cứu về các mô hình đấu thầu
thuộc lĩnh vực xây dựng như Trần Thanh Hà (2014) đã nghiên cứu và đề xuất 5 tiêu
chí chính bao gồm hồ sơ kinh nghiệm, năng lực tài chính, nguồn nhân sự tham gia dự
án, giải pháp và phương pháp luận, giá dự thầu. Trong 5 tiêu chí chính thì tiếp tục
được chia ra thành 16 tiêu chí kỹ thuật con cho việc chọn thầu Tư Vấn Quản Lý Dự
Án Xây Dựng (TVQLDA-XD).
Ở một mức độ nhất định, nội dung và kết quả của các nghiên cứu trên đã tiếp
cận được nhiều mức độ nghiên cứu khác nhau cho việc xác định các tiêu chí đánh giá
nhà thầu và hồ sơ dự thầu, về tổng quan đều liên quan hỗ trợ đến mục tiêu, phạm vi
nội dung nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên về cụ thể thì chưa có nghiên cứu nào
tập trung nghiên cứu các tiêu chí, trọng số đánh giá thầu cho các gói thầu thiết kế-
mua sắm thiết bị thuộc dự án phát triển mỏ khí ngoài khơi nhằm đạt mục đích tối ưu
hóa về mặt kinh tế và chất lượng. Đây chính là lý do và sự cần thiết thực hiện của đề
tài luận văn này.
1.2. Các tiêu chí đánh giá thầu trên thế giới
1.2.1. Các tiêu chí đánh giá thầu tại Malaysia

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 19

Phương thức lựa chọn nhà thầu truyền thống chỉ hoàn toàn dựa vào cơ sở là “giá
thấp nhất” đã trở nên rất phổ biến tại các quốc gia đang phát triển như Malaysia cũng
như phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng ở những nơi khác (Doloi, 2009;
Holt, 1998 ; Holt, 2010; Signh và Tiong, 2006; Waara và Brochner, 2005; Walraven
và de Vries, 2009). Việc lựa chọn giá thầu thấp nhất có thể dẫn đến một sự thất bại
về mặt kinh tế, tạo cơ sở cho việc thực hiện công việc chất lượng kém cũng như dẫn
đến những tranh chấp và những yêu sách không cần thiết (Eriksson và Westerberg,
2010; Eriksson và Pesamaa, 2011; Eriksson và Pesamaa, 2007; Cheung và cộng sự,
2011). Những nguyên nhân hàng đầu gây ra chậm trễ trong lĩnh vực xây dựng của
Malaysia được thể hiện trong bảng 1.1 như sau :
1) kế hoạch kém của nhà thầu
2) năng lực quản lý thi công
3) không đủ kinh nghiệm
4) vấn đề về nguồn nhân lực
Vì vậy, việc lựa chọn nhà thầu một cách cẩn thận là rất quan trọng để đảm bảo
hiệu quả của công việc. [1]

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 20

Các nguyên nhân gây ra chậm trễ Phần trăm số người trả lời chấm điểm Chỉ số quan Xếp
trọng tương hạng
1 2 3 4 5 đối (RII) (Rank)
Liên quan đến chủ đầu tư
Tài chính và thanh toán cho phần công việc 3.6 4.0 23.3 38.0 31.3 0.780 4
đã hoàn thành
Sự can thiệp của chủ doanh nghiệp 3.3 8.7 40.0 37.3 10.7 0.687 20
Đưa ra quyết định chậm 2.0 7.3 31.3 41.3 18.0 0.732 13
Thời gian hợp đồng và các yêu cầu áp đặt 5.3 10.7 42.0 32.0 10.0 0.661 24
không thực tế
Các nguyên nhân liên quan đến nhà thầu
Nhà thầu phụ 0.0 7.3 25.3 42.0 25.3 0.771 5
Sự quản lý công trường 0.7 2.0 20.0 44.7 32.7 0.813 2
Các phương pháp thi công 2.0 9.3 32.0 44.0 12.7 0.712 15
Kế hoạch không đúng 1.3 4.0 15.3 44.7 34.7 0.815 1
Nhiều sai phạm trong quá trình xây dựng 0.0 8.0 31.3 36.7 24.0 0.753 10
Kinh nghiệm nhà thầu không đủ 0.0 7.3 25.3 36.0 31.3 0.783 3
Các nguyên nhân liên quan đến tư vấn
Việc quản lý hợp đồng 0.7 17.3 34.7 31.3 16.0 0.689 19
Sự chuẩn bị và phê duyệt các bản vẽ 0.0 6.7 48.0 31.3 14.0 0.705 16
Kiểm soát và đảm bảo chất lượng 0.0 14.7 44.7 31.3 9.3 0.671 22
Thời gian chờ cho việc phê duyệt các thử 1.3 14.0 44.0 30.0 10.7 0.669 23
nghiệm và kiểm tra
Các nguyên nhân liên quan đến vật tư
Chất lượng vật tư 0.0 9.3 29.3 46.7 14.7 0.733 12
Thiếu vật tư 0.0 7.3 28.0 36.7 28.0 0.771 6
Các nguyên nhân liên quan đến thiết bị và
nhân lực
Cung cấp nhân lực 2.7 7.3 18.0 52.7 19.3 0.757 7
Năng suất lao động 1.3 10.7 24.7 40.7 22.7 0.745 11
Khả năng sẵn sàng và hỏng hóc của thiết bị 0.7 9.3 27.3 37.3 25.3 0.755 8
Các nguyên nhân liên quan đến hợp đồng
Phát sinh của hợp đồng 0.7 14.0 38.7 38.0 8.7 0.680 21
Nhiều lỗi và các điểm mâu thuẫn trong hợp 0.0 16.0 29.3 41.3 13.3 0.704 17
đồng
Nguyên nhân liên quan các mối quan hệ
hợp đồng
Các tranh chấp chính và đàm phán 0.7 10.0 36.7 36.7 16.0 0.715 14
Cơ cấu tổ chức tổng thể không phù hợp 0.0 14.7 48.0 39.3 8.0 0.661 25
với dự án
Thiếu sự liên lạc giữa các bên 0.0 7.3 28.7 43.3 20.7 0.755 9
Các nguyên nhân ngoài
Điều kiện thời tiết 2.7 20.0 34.0 38.0 5.3 0.647 27
Các thay đổi về quy định 3.3 20.0 34.0 30.0 12.7 0.675 26
Các vấn đề với hàng xóm 4.0 20.7 44.7 26.7 4.0 0.612 28
Các điều kiện thi công không lường trước 1.3 13.3 33.3 42.7 9.3 0.720 18
được
Bảng 1.1 Xếp hạng nguyên nhân của sự chậm trễ trong ngành xây dựng
Malaysia (Sambasivan & Soon, 2007)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 21

Chính vì vậy một phương thức lựa chọn đa tiêu chí (Wong và cộng sự, 2001) là
cần thiết để nâng cao hiệu quả lựa chọn nhà thầu. Thông qua các tiêu chí lựa chọn
được xác định rõ ràng, chủ đầu tư có thể ‘lọc’ ra nhà thầu ‘tốt’ khỏi nhà thầu ‘xấu’ vì
không phải tất cả các nhà thầu tuyên bố quan tâm đến đấu thầu đều có thể đủ tiêu
chuẩn. Đánh giá năng lực của các nhà thầu dựa trên các nguồn lực như kỹ năng quản
lý tài chính, kinh nghiệm đã từng thực hiện dự án trong quá khứ cũng như các vấn đề
chất lượng khác như năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, nguồn lực thực hiện và
nguồn lực dự án sẽ giúp các chủ đầu tư đánh giá được sự phù hợp lựa chọn nhà thầu
đối với việc thực hiện dự án của họ. Cho dù xét về điều kiện thời gian, chi phí và yêu
cầu chất lượng (Holt và cộng sự, 1994; Wong và cộng sự, 2000; Topcu, 2004), hay
dự đoán năng lực của các nhà thầu từ kinh nghiệm trước đây (El-Sawalhi và cộng sự,
2007; Elyamany và Abdelrahman, 2010), thì tất cả các yếu tố đó đều là các tiêu chí
quan trọng cho năng lực thực hiện dự án [1].
Arazi Idrus, Mahmoud Sodangi and Mohamad Afeq Amran (2011) đã nghiên
cứu các tiêu chí thực tế được khách hàng sử dụng cho lựa chọn các nhà thầu chính tại
Malaysia. Dựa trên sự phản hồi của những chuyên gia, các tiêu chí được chỉ ra là:
lịch sử thực hiện công việc, năng lực tài chính và năng lực kỹ thuật là các tiêu chí
quan trọng nhất được khách hàng sử dụng để lựa chọn các nhà thầu chính tại
Malaysia. [2]
Tác giả đã thống kê và đưa ra bảng tổng hợp mức độ quan trọng và xếp hạng
của các tiêu chí cho lựa chọn Nhà thầu chính như sau [2]:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 22

Stt Tiêu chí lựa chọn Nhà thầu chính Chỉ số mức độ Xếp hạng
quan trọng (%)
1 Lịch sử thực hiện công việc 94.93 1
2 Khả năng tài chính 93.07 2
3 Khả năng kỹ thuật 87.87 3
4 Giá thầu 87.33 4
5 Kinh nghiệm ở những dự án tương tự 86.13 5
6 Hiệu quả quản lý 85.87 6
7 Tiến độ hoàn thành dự án được đề xuất 83.33 7
8 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp 82.93 8
9 Tiến độ của các dự án đang thi công 82.80 9
10 Mối quan hệ với khách hàng 81.47 10
11 Số lượng các dự án có trong tay 80.93 11
12 Mức độ công nghệ 80.13 12
13 Mối quan hệ hữu nghị 78.27 13
14 Xem xét về tính chính trị 78.13 14
Bảng 1.2 tổng hợp mức độ quan trọng và xếp hạng của các tiêu chí cho lựa
chọn Nhà thầu chính
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá thầu tại một số nước khác trên thế giới [1]
Cuộc khảo sát các chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn và nhà thầu chính được thực hiện
tại Singapore (Singh và Tiong, 2006) cho thấy tầm quan trọng của giá dự thầu (F) là
tiêu chí lựa chọn có tỉ lệ cao hơn tất cả các tiêu chí khác như hồ sơ năng lực công ty
(A), hiệu quả dự án trước đây (B), năng lực tài chính (C), năng lực tiềm năng (D) và
các tiêu chí cụ thể của dự án (E) (Hình 1.1)

Hình 1.1 Tiêu chí lựa chọn tại Singapore – lấy từ Singh và Tiong (2006)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 23

Trong khi ở Úc, nghiên cứu của Watt và cộng sự (2010) cho thấy kết quả thực
hiện dự án trước đây và chuyên môn kỹ thuật là những tiêu chí lựa chọn được xếp
hạng cao nhất, giá đấu thầu được xếp hạng cao thứ ba. Cuộc khảo sát này được thực
hiện với các chuyên gia và kỹ sư Úc từ nhiều ngành khác nhau như xây dựng, khai
thác mỏ và thăm dò, các chủ sở hữu trong lĩnh vực sản xuất và viễn thông. Các tiêu
chí lựa chọn khác như giá đấu thầu, quản lý dự án, quan hệ khách hàng - nhà cung
cấp, giải pháp kỹ thuật, vị thế và kinh nghiệm công ty được trích dẫn trong cuộc khảo
sát thể hiện trong Hình 1.2.

Hình 1.2 Tiêu chí đánh giá thầu tại Australia – Watt và cộng sự (2010)
1.3. Quy trình và tiêu chí đánh giá thầu của Công ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí
Hàng Hải (PTSC M&C) cho dự án Thăng Long Đông Đô [5]
Công ty PTSC M&C là một nhà tổng thầu EPC thực hiện các công việc thiết kế,
mua sắm, thi công cho các dự án chế tạo mới các giàn khai thác dầu khí của các các
chủ đầu tư là các công ty điều hành khai thác dầu khí tại Việt Nam. Tùy vào đặc thù
của mỗi dự án và mỗi chủ đầu tư thì quy trình mua sắm sẽ được sửa đổi và đề xuất
riêng biệt cho phù hợp với yêu cầu của từng chủ đầu tư. Trên cơ sở đề tài luận văn,
tác giả sẽ sử dụng quy trình đấu thầu cạnh tranh bằng phong bì kín của dự án Thăng

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 24

Long Đông Đô của chủ đầu tư Lam Sơn Joint Operating Company (LSJOC) để nghiên
cứu.
1.3.1. Đấu thầu cạnh tranh bằng phong bì kín
Phương pháp này sẽ được sử dụng cho các gói thầu có giá trị ước tính lớn hơn
50.000 USD, số lượng Nhà thầu được mời thông thường từ bốn (4) đến sáu (6) Nhà
thầu cho mỗi gói thầu. Tùy thuộc vào lịch trình của gói thầu và tính chất của các mặt
hàng được mua sắm, quy trình dưới đây có thể được sử dụng:
1. Phương thức hai giai đoạn:
Phương thức hai giai đoạn được áp dụng như sau:
- Tất cả các Nhà thầu được mời phải nộp Đề xuất Dự thầu Kỹ thuật và Đề xuất
Dự thầu Thương mại trong hai (02) phong bì riêng biệt vào hoặc trước thời hạn
nộp thầu.
- Việc mở thầu được thực hiện theo hai giai đoạn như sau:
 Giai đoạn 1: Hồ sơ dự thầu kỹ thuật sẽ được mở sau thời hạn nộp hồ sơ dự
thầu.
 Giai đoạn 2: Hồ sơ dự thầu thương mại sẽ được giữ nguyên chưa mở cho đến
khi hoàn thành và phê duyệt đánh giá thầu kỹ thuật.
- Các chi phí phát sinh nếu có sẽ được các Nhà thầu nộp trong phong bì niêm
phong kín trong quá trình làm rõ hồ sơ dự thầu kỹ thuật. Bản trả lời không để
giá cho làm rõ hồ sơ dự thầu kỹ thuật có thể được gửi qua fax hoặc email; bản
trả lời có điền giá cho làm rõ hồ sơ thầu kỹ thuật sẽ được nộp trong phong bì kín
niêm phong vào hoặc trước thời hạn được ấn định cho các nhà thầu và sẽ được
mở vào cùng thời gian với hồ sơ dự thầu thương mại sau khi báo cáo đánh giá
thầu kỹ thuật được hoàn thành và phê duyệt.
- Chỉ hồ sơ đề xuất dự thầu thương mại và các chi phí phát sinh của các Nhà thầu
được đánh giá đạt về tiêu chí kỹ thuật mới được mở. Các chi phí phát sinh sẽ
được tính toán vào trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu Thương mại.
- Phương thức này được mô tả chi tiết trong Mục 6, lưu đồ đấu thầu của phương
thức này như sau:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 25

LSJOC Tổ đánh giá thầu PTSC M&C NHÀ THẦU


chung LSJOC và
PTSC M&C
Đưa ra yêu cầu Soạn chi tiết kế Đệ trình kế
chính cho kế hoạch hoạch đấu thầu, hoạch đấu thầu,
đấu thầu, danh danh sách nhà sanh sách nhà
sách nhà thầu, hồ thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời
sơ mời thầu thầu thầu

Phê duyệt kế
hoạch đấu thầu, Gửi hồ sơ mời thầu
sanh sách nhà Chuẩn bị hồ sơ
cho các nhà thầu
thầu, hồ sơ mời dự thầu
được phê duyệt
thầu

Làm rõ hồ sơ
Xem và trả lời mời thầu (nếu
có)

Mở, làm rõ và đánh Nộp hồ sơ dự


giá hồ sơ dự thầu kỹ thầu kỹ thuật và
thuật hồ sơ dự thầu
thương mại
Phê duyệt báo cáo
đánh giá hồ sơ dự Làm rõ hồ sơ dự
thầu kỹ thuật thầu kỹ thuật
Mở, làm rõ và đánh
giá hồ sơ dự thầu
thương mại Làm rõ hồ sơ dự
thầu thương mại

Đề xuất trao thầu

Phê duyệt báo cáo


đánh giá hồ sơ dự Gửi thư trao Ký thư trao
thầu thương mại và thầu thầu
đề xuất trao thầu
Đàm phán, ký
kết và thực hiện
hợp đồng

Hình 1.3 Lưu đồ cho phương thức đấu thầu cạnh tranh bằng phong bì kín hai giai
đoạn

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 26

2. Phương thức một giai đoạn:


Phương thức một giai đoạn được áp dụng cho các trường hợp ngoại lệ như sau:
+ Gói thầu cấp thiết hoặc khẩn cấp
+ Các hạng mục mang tính chất tính kỹ thuật tiêu chuẩn
+ Các gói dịch vụ đặc biệt
Quy trình của Phương thức một giai đoạn:
+ Tất cả các nhà thầu được mời phải nộp đề xuất dự thầu kỹ thuật và đề
xuất dự thầu thương mại trong hai (02) phong bì riêng biệt vào hoặc trước
thời hạn nộp thầu.
+ Các đề xuất dự thầu thương mại và các đề xuất dự thầu kỹ thuật sẽ được
mở cùng một lúc.
+ Các chi phí phát sinh (nếu có) sẽ được các nhà thầu nộp trong phong bì
niêm phong sau khi hoàn thành quá trình làm rõ hồ sơ dự thầu kỹ thuật.
Bản trả lời không để giá cho làm rõ hồ sơ dự thầu kỹ thuật có thể được gửi
qua fax hoặc email; bản trả lời có điền giá cho làm rõ hồ sơ dự thầu kỹ
thuật sẽ được nộp trong phong bì kín niêm phong vào hoặc trước thời hạn
được ấn định và sẽ được nhóm đánh giá thầu thương mại mở và đưa vào
đánh giá thầu thương mại.
+ Phương thức này được mô tả chi tiết trong Mục 6, và lưu đồ đấu thầu
của phương thức này như sau:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 27

LSJOC Tổ đánh giá thầu PTSC M&C NHÀ THẦU


chung LSJOC và
PTSC M&C
Đưa ra yêu cầu Soạn chi tiết kế Đệ trình kế
chính cho kế hoạch hoạch đấu thầu, hoạch đấu thầu,
đấu thầu, danh danh sách nhà sanh sách nhà
sách nhà thầu, hồ thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời
sơ mời thầu thầu thầu

Phê duyệt kế
hoạch đấu thầu, Gửi hồ sơ mời thầu
sanh sách nhà Chuẩn bị hồ sơ
cho các nhà thầu
thầu, hồ sơ mời dự thầu
được phê duyệt
thầu

Làm rõ hồ sơ
Xem và trả lời mời thầu (nếu
có)

Mở, làm rõ và đánh


giá hồ sơ dự thầu kỹ Nộp hồ sơ dự
thuật và hồ sơ dự thầu kỹ thuật và
thầu thương mại hồ sơ dự thầu
thương mại
Phê duyệt báo cáo
đánh giá hồ sơ dự Làm rõ hồ sơ dự
thầu kỹ thuật thầu kỹ thuật và hồ
sơ dự thầu thương
Báo cáo đánh giá hồ mại
sơ dự thầu thương
mại và đề xuất trao
thầu

Phê duyệt báo cáo


đánh giá hồ sơ dự Gửi thư trao Ký thư trao
thầu thương mại và thầu thầu
đề xuất trao thầu
Đàm phán, ký
kết và thực hiện
hợp đồng

Hình 1.4 Lưu đồ cho phương thức đấu thầu cạnh tranh bằng phong bì kín một giai
đoạn

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 28

1.3.2. Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu, xét duyệt trúng thầu
a. Đánh giá sơ bộ
Khi mở (các) hồ sơ dự thầu, tổ đánh giá thầu sẽ thực hiện đánh giá sơ bộ để sàng
lọc các hồ sơ dự thầu không đủ điều kiện.
Vi phạm những tiêu chí dưới đây sẽ dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại mà không cần
làm rõ:
- Nhà thầu không có tên trong danh sách nhà thầu được mời thầu
- Nhà thầu có tên trên nhiều hơn một hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu
chính (bao gồm cả với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là thành viên của liên
doanh)
- Nhà thầu thực hiện các hành vi bị cấm (gian lận, hối lộ và thông đồng bất
hợp pháp ... vv.)
- Mẫu hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời tham gia đấu thầu
- Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời
tham gia đấu thầu
- Nhà thầu không nộp được thư xác nhận hoặc giấy phép của nhà sản xuất xác
nhận rằng nhà thầu được chỉ định để cung cấp sản phẩm.
Trong trường hợp này, tổ đánh giá thầu sẽ lập báo cáo đánh giá sơ bộ và gửi cho
chủ đầu tư LSJOC để báo cáo trong vòng một (1) ngày kể từ ngày mở thầu. Nếu chủ
đầu tư LSJOC có bất kỳ ý kiến nào đối với báo cáo này, LSJOC sẽ thông báo bằng
văn bản cho PTSC M&C trong vòng hai (2) ngày kể từ ngày nhận được.
Chỉ các hồ sơ dự thầu vượt qua vòng đánh giá sơ bộ mới được chấp nhận để
đánh giá chi tiết cho hồ sơ dự thầu kỹ thuật.
b. Tiêu chí đánh giá hồ sơ thầu kỹ thuật
Tiêu chí đánh giá phần kỹ thuật
Đánh giá kỹ thuật đối với hồ sơ kỹ thuật đã vượt qua vòng đánh giá sơ bộ sẽ
được tiến hành trên cơ sở các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu chào giá và các tiêu chí đánh
giá được nêu trong bảng dưới đây.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 29

Nhà Nhà thầu


Stt Tiêu chí Yêu cầu
thầu A B
Đáp ứng các thông số kỹ thuật như quy
1 Thông số kỹ thuật
định trong yêu cầu của đầu bài kỹ thuật.
2 Phạm vi cung cấp Đáp ứng yêu cầu phạm vi cung cấp như
quy định trong đầu bài kỹ thuật
3 Quản lý chất lượng Đáp ứng các thông số kỹ thuật như quy
định trong đầu bài kỹ thuật.
4 Hồ sơ kinh nghiệm của Tài liệu thể hiện kinh nghiệm cho phạm
Nhà thầu / Nhà sản xuất vi cung cấp tương tự trong vòng 3 năm
và Nhà thầu phụ qua.
5 Thời gian giao hàng Đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng
như đã nêu trong hồ sơ mời chào giá.
“Đạt (Pass)” nếu nhà thầu đáp ứng toàn
bộ các tiêu chí ở trên.
“Rớt (Fail)” nếu nhà thầu có những
điểm khác biệt quan trọng.
Kết quả đánh giá cuối cùng
“Có thể chấp nhận được
(Acceptable)” nếu nhà thầu có những
điểm khác biệt nhỏ không mang tính
chất quan trọng.

Tiêu chí đánh giá phần tài chính


Năng lực tài chính của nhà thầu sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí tài chính
như bảng dưới đây:
Stt Tiêu chí Yêu cầu Nhà thầu A Nhà thầu B
Doanh thu trung bình của 3 năm qua
1 Doanh thu trung bình
≥ Giá trị gói thầu x 1.5
2 Lỗ Lỗ trong báo cáo tài chính của 3 năm
gần nhất: tối đa 1 năm
3 Hệ số khả năng thanh Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
toán nợ ngắn hạn = Tài hạn (Tài sản hiện tại : Các khoản
sản hiện tại : Các phải trả hiện tại) ≥ 1
khoản phải trả hiện tại
4 Giá trị tài sản ròng Giá trị tài sản ròng (Tổng tài sản –
tổng nợ) > 0
“Đạt” nếu Nhà thầu đáp ứng ít nhất
hai tiêu chí ở trên.
Kết quả đánh giá cuối cùng
“Rớt” Nếu Nhà thầu không đạt
nhiều hơn hai tiêu chí ở trên.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 30

Tiêu chí đánh giá phần điều khoản hợp đồng


Nhà thầu sẽ được đánh giá dựa trên mức độ tuân thủ đối với các điều khoản và
điều kiện quan trọng của hợp đồng như bảng dưới đây:

Nhà thầu Nhà thầu


TT Yêu cầu A B
1 Điều 4 Hợp Đồng - Bản vẽ và tài liệu kỹ thuật
2 Điều 5 Hợp Đồng - Các thay đổi; Các biến đổi
3 Điều 7 Hợp Đồng - Giá cả; hóa đơn; và thanh toán
4 Điều 8 Hợp Đồng – Lỗi của nhà thầu
5 Điều 10 Hợp Đồng – Bảo hành; Bảo đảm
6 Điều 16 Hợp Đồng – Quyền sở hữu; Rủi ro; Quyền lưu giữ
7 Điều 23 Hợp Đồng – Chấm dứt Hợp Đồng
8 Điều 25 Hợp Đồng - Bồi thường và Bảo hiểm
Kết quả đánh giá cuối cùng
“Đạt” nếu Nhà thầu không có sự thay đổi quan trọng so với các
điều khoản ở trên.
“Rớt” nếu Nhà thầu có nhiều thay đổi quan trọng

c. Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu thương mại


Tổ đánh giá sẽ tiến hành đánh giá thương mại theo trình tự sau: xác định giá dự
thầu; sửa lỗi; điều chỉnh các sai lệch; đưa chi phí về cùng một mặt bằng và cộng tổng
các chi phí phát sinh (nếu có) trong quá trình làm rõ hồ sơ dự thầu để xác định tổng
giá như bảng dưới đây:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 31

Nhà thầu A Nhà thầu B


Đơn Khối Đơn Tổng Đơn Tổng
Stt Mô tả
vị lượng giá giá giá giá
(US$) (US$) (US$) (US$)
1. Giá thầu ban đầu
Sửa lỗi (đối với các lỗi số
2 học, sai lệch, thiếu sót, tính
sai v.v.)
Giá thầu sau sửa lỗi
3
[(1)+(2)]
Chi phí phát sinh (nếu có)
4
trong quá trình đánh giá thầu
5 Thuế (nếu có)
Cước phí vận chuyển hàng
6 hóa về Việt Nam theo cùng
một điều kiện giao hàng CIF
7 Chuẩn hóa (nếu có)
8 Giảm giá
Tổng giá đánh giá thầu
9
[(3)+(4)+(5)+(6)+(7)-(8)]

Nhà thầu được lựa chọn trao thầu dựa trên cơ sở đã đạt về đánh giá kỹ thuật, tài
chính, điều khoản hợp đồng, và có tổng giá đánh giá thầu thấp nhất.

1.4. Tiêu chí đánh giá thầu của văn phòng điều hành tập đoàn dầu khí Hàn
Quốc (Korea National Oil Corporation (KNOC) – Ho Chi Minh City
Office) [6]
Trên cơ sở đề tài luận văn, tác giả sẽ chỉ sử dụng tiêu chí đánh giá thầu được
nêu trong quy trình đấu thầu cho các gói thầu có giá trị từ 100.000 USD trở lên để
nghiên cứu.
1.4.1. Tiêu chí đánh giá thầu trong quy trình đấu thầu
Tiêu chí cơ bản đánh giá thầu phải được thiết lập cho tất cả các gói thầu. Tiêu
chí đánh giá thầu phải được thiết lập trước khi mở hồ sơ nộp thầu.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 32

Chuyên viên kỹ thuật chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chí kỹ thuật (thông số kỹ
thuật, chỉ số hiệu suất, năng xuất, sự thành thạo của nhân công, tiến độ, yêu cầu về
sức khỏe - an toàn - môi trường,…)
Chuyên viên mua hàng chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chí thương mại (cấu trúc
giá, đơn giá, điều khoản thanh toán, những thay đổi đối với điều kiện và điều khoản
hợp đồng,…)
Như vậy tiêu chí đánh giá thầu được nêu trong quy trình đấu thầu là rất chung
với mục đích nhằm đưa ra hướng dẫn chung cho công tác đấu thầu của công ty. Đối
với các gói thầu cụ thể thì tùy vào tính chất và đặc trưng riêng của từng gói thầu mà
chuyên viên kỹ thuật và chuyên viên mua hàng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chi tiết
tiêu chí về kỹ thuật và thương mại để đánh giá cho từng gói thầu cụ thể.
1.4.2. Tiêu chí đánh giá thầu trong một gói thầu thực tế
Như đề cập ở phần trên, tiêu chí đánh giá thầu trong quy trình đấu thầu chỉ mang
tính định hướng nhằm đưa ra hướng dẫn để áp dụng chung, với mỗi gói thầu thực tế
thì các tiêu chí đánh giá thầu sẽ được xây dựng một cách chi tiết để áp dụng cho phù
hợp với đặc trưng riêng của từng gói thầu cụ thể, vì vậy các tiêu chí đánh giá thầu
cho các gói thầu sẽ không giống nhau. Trong phần này, tác giả sẽ sử dụng tiêu chí
đánh giá thầu của gói thầu cung cấp thiết bị và dịch vụ hoàn thiện giếng (Well
competion equipment and services) để phân tích.
Việc đánh giá hồ sơ thầu cho gói thầu cung cấp thiết bị và dịch vụ hoàn thiện
giếng bao gồm 2 giai đoạn là giai đoạn đánh giá kỹ thuật và giai đoạn đánh giá thương
mại. Kết quả đánh giá cho từng giai đoạn được tóm tắt như sau:
a. Kết quả đánh giá kỹ thuật:
Theo bảng 1.3 dưới đây là kết quả đánh giá kỹ thuật tóm tắt cho bốn nhà thầu
như sau:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 33

Nhà thầu
PVD – Baker
Đề xuất kỹ thuật Schlumberger Halliburton Weatherford
Hughes
Thiết bị hoàn thiện
Đạt với điều kiện kèm
trên (Upper
Đạt Đạt theo dụng cụ mở rộng Đạt
Completion
thương hiệu Blackcat”
Equipment)
Máy đo cố định
Đạt Đạt Đạt với điều kiện Đạt
(Permanent gauge)
Giá treo ống khai thác Đạt với điều
Đạt Đạt Đạt
(Liner Hanger) kiện
Thiết bị mở rộng
Đạt Đạt Đạt Đạt
(Swell Packer)
Ý kiến của bộ phân đánh giá kỹ thuật
Hồ sơ thầu tốt với lợi ích từ sự đồng bộ do cung cấp thiết bị ở chiến dịch khoan
trước đó cho KNOC, không có sự trùng lặp của các bộ phận thay thế và tích
Schlumberger
hợp hệ thống bề mặt. Hồ sơ thầu được khuyến nghị để chuyển sang đánh giá
thương mại
Hồ sơ thầu tốt và có thể đáp ứng các thông số kỹ thuật, Halliburton đã cung cấp
hệ thống giá treo ống khai thác trước đây cho KNOC. Không có thay đổi nào
đối với cơ chế tháo ống khai thác và có rủi ro nhả ống khai thác sớm nếu có yêu
Halliburton
cầu rửa xuống, xoay hoặc sử dụng ống khai thác thiết lập độ sâu. Hồ sơ thầu
nên được đánh giá thương mại với một số trọng số để phản ánh thiết bị phát
sinh được yêu cầu.
Hồ sơ đề xuất ban đầu đã được sửa đổi rất nhiều sau khi thảo luận kỹ thuật.
Thiết bị mở rộng (swell packer) hoàn thiện phần dưới của Weatherford đã được
tùy chỉnh hoàn toàn theo yêu cầu, sử dụng ống cơ sở 7". Đối với phần hoàn
thiện phía trên, tùy chọn Optipkr được cung cấp và đã bị loại bỏ vì nó sẽ hạn
chế đường kính trong của chuỗi ống dưới mức cấu hình của ống ren.
Weatherford
Weatherford cũng cung cấp hệ thống đo sử dụng cáp quang đã hoạt động thành
công với Cửu Long JOC. Weatherford có thành tích ghi nhận kém với các thiết
bị đo (Quatz Gauges), và cáp dẫn bọc kín ống (Tubing Encapsulated Conductor
Cable). Hồ sơ thầu có thể chuyển sang bước đánh giá thương mại với một số
trọng số để phản ánh thiết bị phát sinh, v.v. sẽ được yêu cầu.
Hồ sơ dự thầu đủ điều kiện về mặt kỹ thuật và được chuyển sang đánh giá
PVD - Baker Hughes
thương mại với trọng số tự để phản ánh thiết bị phát sinh cần thiết.
Đề xuất từ bộ phân đánh giá kỹ thuật
Tùy thuộc đánh giá thương mại, Schlumberger là nhà cung cấp được ưu tiên cho thiết bị hoàn thiện
phần phía trên, kinh nghiệm trước đây của họ với KNOC giúp nâng cao hoạt động về mặt kỹ thuật.
Đối với thiết bị hoàn thiện phía dưới, Halliburton cung cấp công nghệ tương tự như trước đây và không
giải quyết các vấn đề có thể khiến ống khai thác bị bung ra sớm. Weatherford cung cấp (sau khi làm rõ)
một hệ thống mạnh mẽ có thể xoay và rửa đến độ sâu nếu được yêu cầu, cùng với các thiết bị mở rộng
(swell packer) tiên tiến có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của Công ty. Weatherford được ưu tiên hơn
về mặt kỹ thuật do có kinh nghiệm tốt với hệ thống giá treo ống khai thác và công nghệ thiết bị mở rộng
(swell packer) vượt trội.
Tất cả các nhà thầu đều có thể đáp ứng yêu cầu giao hàng.
Bảng 1.3 Tóm tắt kết quả đánh giá kỹ thuật cho gói thầu well completion equipment
and services của Công ty KNOC

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 34

Như vậy theo kết quả đánh giá trong bảng 1.3 ở trên, thì tiêu chí đánh giá kỹ
thuật là “Đạt” hoặc “Không Đạt”, nhà thầu với kết quả đánh giá là “Đạt” sẽ được
tiếp tục đánh giá cho giai đoạn đánh giá thương mại.
b. Kết quả đánh giá thương mại:
Theo bảng 1.4 dưới đây là tóm tắt kết quả đánh giá thương mại cho cả bốn nhà
thầu đạt về đánh giá kỹ thuật
Đánh giá thương mại sau khi điều chỉnh số lượng
Nhà thầu
PVD - Baker
Schlumberger Hughes Weatherford Halliburton
Thiết bị hoàn
thiện trên $792,900.02 $564,456.00 $787,304.00 $680,994.00
140.47% 100.00% 139.48% 120.65%
Thiết bị đo
giếng $749,985.24 $578,776.50 $988,595.16 $825,681.00
129.58% 100.00% 170.81% 142.66%
Thiết bị hoàn
thiện dưới $518,677.70 $499,166.50 $858,661.00 $749,006.00
103.91% 100.00% 172.02% 150.05%
Tổng giá đánh
giá thầu $2,061,562.96 $1,642,399.00 $2,634,560.16 $2,255,681.00
125.52% 100.00% 160.41% 137.34%
Bảng 1.4 Tóm tắt kết quả đánh giá thương mại cho gói thầu well completion
equipment and services của Công ty KNOC
Tiêu chí đánh giá thương mại dựa trên cơ sở so sánh giá đánh giá thầu giữa các
nhà thầu đã đạt về kỹ thuật, nhà thầu nào có giá đánh giá thầu thấp nhất sẽ được đề
xuất ký hợp đồng.

1.5. Tiêu chí đánh giá thầu của Công ty Shell Việt Nam TNHH [7]
Quy trình mua sắm và hợp đồng của Công ty Shell Việt Nam TNHH chia ra
thành ba hình thức mua sắm khác nhau, bao gồm:
i. Mua sắm bằng thẻ tín dụng của công ty hoặc sử dụng tiền mặt và lấy hóa
đơn về quyết toán lại công ty, áp dụng cho các danh mục dịch vụ hoặc
hàng hóa đã nằm trong danh sách được phê duyệt trên toàn cầu với giá trị
không vượt quá 1.000 USD.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 35

ii. Mua sắm bằng đơn đặt hàng tự động trên hệ thống SAP BYD (shopping
cart), áp dụng cho các nhu cầu sử dụng cho loại dịch vụ hoặc hàng hóa nào
đó với tần suất sử dụng nhiều lần trong một năm và trên cơ sở đã có một
hợp đồng khung về đơn giá đã được ký giữa Shell và Nhà cung cấp cho
loại hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
iii. Mua sắm bằng hợp đồng hoặc đơn đặt hàng ký duyệt bằng tay, hình thức
này áp dụng cho: (a) loại dịch vụ hoặc hàng hóa chỉ sử dụng một lần hoặc
có tần suất sử dụng không thường xuyên, (b) hợp đồng khung đơn giá cho
loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, (c) yêu cầu đặc biệt cho từng dự án
khác nhau.
Về tiêu chí đánh giá thầu thì chỉ áp dụng cho hình thức mua sắm số (iii) ở trên,
tuy nhiên trong quy trình mua sắm không quy định cụ thể giá trị dự toán bao nhiêu
tiền mới phải xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá thầu, thực tế áp dụng tại công
ty thì thông thường với các gói thầu mua dịch vụ hoặc hàng hóa có giá trị từ 50.000
USD trở lên và có những yêu cầu cụ thể về đặc tính kỹ thuật, phạm vi công việc, khả
năng về an toàn sức khỏe và môi trường, tính chất sáng tạo, .v.v… sẽ được xây dựng
các tiêu chí đánh giá thầu.
Bộ khung tiêu chí đánh giá thầu của Công ty Shell Việt Nam TNHH được lấy
từ bộ khung tiêu chí đánh giá thầu của phòng hợp đồng và mua hàng trong lĩnh vực
hoạt động hạ nguồn (Contract and procurement operations downstream) và được áp
dụng trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Shell trong lĩnh vực hoạt

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 36

động kinh doanh hạ nguồn. Bộ khung tiêu chí đánh giá thầu được minh họa theo bảng
1.5 dưới đây để làm ví dụ thực tế để phân tích:
ĐẠT YÊU CẦU BẮT BUỘC/ MEETS MANDATORY
TRỌNG SỐ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẬU/ RỚT (TRUE/FALSE)
REQMT (Y/N)
TỐI ĐA/ MAX
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN - SELECTION
WEIGHTED PVD Tech PV Enertech PV Enertech
Comp Air Comp Air PVD Tech (Carling)
SCORE (%) (Carling) (Ingersoll Rand) (Ingersoll Rand)

ĐẠT (Y) / ĐẠT (Y) / ĐẠT (Y) /


A. YÊU CẦU TỐI THIỂU - MINIMUM REQUIREMENTS (ĐẬU / ĐẬU (TRUE)/ ĐẬU (TRUE)/ RỚT ĐẬU (TRUE)/ RỚT
KHÔNG ĐẠT KHÔNG ĐẠT KHÔNG ĐẠT
RỚT) RỚT (FALSE) (FALSE) (FALSE)
(N) (N) (N)

Minimum Legal Requirements - Acceptance of Shell


1 Y Y Y TRUE TRUE TRUE
General T&C

Minimum Financial Requirements - Capable to financially


2 Y Y N TRUE TRUE FALSE
sustain their business during the duration of this contract

Minimum HSSE Requirements (LSR & HSSE


3 Y Y Y TRUE TRUE TRUE
Guidelines)

Minimum Ethics & Compliance Requirements - Passed


4 Y Y Y TRUE TRUE TRUE
ABC Integrity Due Diligence

Mimnimum Contracts & Procurement Requirements -


5 Y Y Y TRUE TRUE TRUE
Passed the SQS stage 1 & 2

Minimum Customer Service Requirements - Appointed


6 Y Y Y TRUE TRUE TRUE
Single-point of contact/ Account Manager for Shell
1
Minimum Customer Service Requirements - 24 x 7
7 Y Y Y TRUE TRUE TRUE
Customer Service Hotline

Minimum Customer Service Requirements -


8 Y Y Y TRUE TRUE TRUE
Acknowledgement of Issue is within 24 hours

Minimum Reporting Requirements - Monthly Issue


9 Y Y Y TRUE TRUE TRUE
Tracker & Status of Resolution

Minimum Reporting Requirements - Able to use HR


10 Excel file format for payroll upload and Use of Shell Y Y Y TRUE TRUE TRUE
Health forms by providers
Minimum Database Requirements - Database is updated
11 1 day after receiving scanned copy of the completed Y Y Y TRUE TRUE TRUE
enrolment form
Minimum Business Requirement - LOA Issuance within
12 24 hours and valid for 2 weeks from the time a request Y Y N TRUE TRUE FALSE
has been made
Results TRUE TRUE FALSE

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 37

TRỌNG SỐ
B. NHỮNG YÊU CẦU KHÁC - DIFFERENTIATING ĐIỂM/
TỐI ĐA/ MAX ĐIỂM/ SCORES ĐIỂM/ SCORES ĐIỂM TRỌNG SỐ / WEIGHTED SCORES IN %
REQUIREMENTS SCORES
WEIGHTED
TIÊU CHÍ VỀ THƯƠNG MẠI/ KỸ THUẬT - BUSINESS /
100% (0-4) (0-4) (0-4) 85.0% 76.3% 77.5%
FUNCTIONAL CRITERIA

Công suất thiết kế máy nén khí/ Design Air Compressor


1
Capacity
10% 4.0 4.0 3.0 10% 10% 8%

Áp suất xả của máy nén khí/ Air Compressor Discharge


2
Pressure
10% 3.0 3.0 3.0 8% 8% 8%

Công suất thiết kế đầu vào máy sấy khí/ Air Dryer Inlet
3
Design Capacity
10% 2.5 3.0 4.0 6% 8% 10%

Áp suất xả của máy sấy khí/ Air Dryer Discharge


4
Pressure
10% 3.5 3.0 3.0 9% 8% 8%

5 Nguồn gốc xuất xứ/ Country of Origin 15% 3.0 3.0 4.0 11% 11% 15%

2
6 Top nhà sản xuất nổi tiếng 15% 4.0 3.0 4.0 15% 11% 15%

Kinh Nghiệm trong 3 năm vừa qua cho việc cung cấp
hoặc sản xuất máy nén khí trục vít không dầu trong lĩnh
vực khai thác dầu khí ngoài khơi/ Experience Reference
7
List last 03 (three) years for Oil Free Screw Air
15% 3.0 3.0 2.0 11% 11% 8%
Compressor within Offshore Upstream Oil and Gas
Industry

8 Thiết kế tuổi thọ/ Design life 10% 4.0 2.0 2.0 10% 5% 5%

9 Thời gian giao hàng/ Delivery Time 5% 4.0 4.0 2.0 5% 5% 3%

Điểm Trọng Số Kỹ Thuật/ Technical (Non-Price)


85.0% 76.3% 77.5%
Tổng Điểm Trọng Số Tối Đa / Maximum Weighted Score Score %
(Tổng Điểm Trọng Số Tối Đa của các tiêu chí Thương Mại, Kinh
100% Điểm Trọng Số Kỹ Thuật Còn Thiếu / Shortfall % 15.0% 23.8% 22.5%
Doanh, Kỹ Thuật = 100%) /(Sum of Commercial, Business /
Functional and Technical Criteria = 100%) Xếp Hạng Kỹ Thuật/ Technical Rank 1 3 2
Tổng Giá Chào Thầu/ Raw Bid USD 958,858 USD 630,230 USD 1,765,379
Hệ Số Chuyển Đổi Điểm Trọng Số Kỹ Thuật còn
thiếu thành Tổng Giá Đánh Giá Thầu/ Transformation 1.150 1.238 1.225
What is the ratio of Non-Price to Price?
Factor (TF)
If NP/P=1, price and non-price are equally important, if NP/P>1,
1.00 Tổng Giá Đánh Giá Thầu được quy về cùng 1 mặt
non-price is more important and if NP/P<1, price is more
bằng kỹ thuật thông qua Hệ Số Chuyển Đổi TF/ $1,102,687 $779,910 $2,162,589
important
Transformed Bid
Xếp Hạng Thương Mại/ Commercial Rank 2 1 3
SCORING SCALE
0 Requirement cannot be met nor achieved within reasonable effort

1 Requirement cannot be met but can be achieved with considerable effort


2 Poor solution with workaround requirement or solution needs to be developed / enhanced with some effort
3 Marginal solution for the requirement with minor additional effort required for 100% solution
4 Solution available that meets the requirement 100%

Bảng 1.5 Tiêu chí đánh giá thầu minh họa áp dụng theo bộ khung tiêu chí
đánh giá thầu của Shell
Như vậy theo ví dụ mình họa trong bảng 1.5 ở trên thì bộ khung tiêu chí đánh
giá thầu được chia ra thành ba phần:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 38

a. Yêu cầu tối thiểu: Các tiêu chí được đưa vào phần yêu cầu tối thiểu là các tiêu
chí tối thiểu phải đạt, như ví dụ trong bảng 1.6 ở trên thì các tiêu chí từ dòng 1 đến
dòng 12 phần A chính là các yêu cầu tối thiểu phải đạt, tùy vào tính chất và yêu cầu
của từng gói thầu mà nội dung của các tiêu chí tối thiểu sẽ được xây dựng cho phù
hợp với yêu cầu của gói thầu đó, nếu nhà thầu đạt tiêu chí nào thì trong cột đánh giá
sẽ được nhập chữ “Y” vào tiêu chí đó và công thức sẽ cho ra kết quả là “True” tức là
đậu cho tiêu chí đó, ngược lại nếu nhà thầu không đạt tiêu chí nào thì nhập chữ “N”
cho tiêu chí đó và sẽ cho ra kết quả là “False” nghĩa là rớt cho tiêu chí đó. Kết quả
tổng hợp cuối cùng cho tất cả các tiêu chí tối thiểu sẽ là đậu “True” nếu nhà thầu
không bị rớt bất kỳ tiêu chí riêng lẻ nào, ngược lại nếu nhà thầu bị rớt một trong các
tiêu chí sẽ cho ra kết quả chung là rớt “False”. Nhà thầu nào có kết quả cuối cùng là
“False” thì không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của công ty, và như vậy nhà thầu
đó sẽ không được đánh giá cho các tiêu chí thương mại và kỹ thuật ở mục B – những
yêu cầu khác
b. Những yêu cầu khác: Những yêu cầu không phải là yêu cầu tối thiểu sẽ được
đưa vào phần B, bao gồm các tiêu chí về kỹ thuật (các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn
sức khỏe và môi trường, biện pháp thi công, kế hoạch thực hiện dự án, thông số kỹ
thuật thiết bị…), tiêu chí thương mại, v.v.. như trong ví dụ bảng 1.6 phần B từ dòng
1 đến dòng 9 chính là các tiêu chí về kỹ thuật được xây dựng để đánh giá xếp hạng
hồ sơ thầu của mỗi nhà thầu, mỗi tiêu chí sẽ được gán một trọng số Y% khác nhau
tùy theo mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí so với các tiêu chí khác, tổng trọng số
của tất cả các tiêu chí sẽ bằng 100%. Để đánh giá sự khác biệt của hồ sơ thầu giữa
các nhà thầu thì việc chấm điểm số X cho từng tiêu chí cho mỗi nhà thầu sẽ được tiến
hành dựa trên tiêu chí điểm số có giá trị từ 0 đến 4 ( X ϵ [0, 4]) với ý nghĩa điểm số
như sau:
i. 0 điểm: Yêu cầu không thể được đáp ứng hoặc không thể đạt được với
bất kể nỗ lực nào.
ii. 1 điểm: Yêu cầu đầu bài không thể được đáp ứng, nhưng có thể đạt
được yêu cầu đầu bài với những nỗ lực đáng kể của nhà thầu.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 39

iii. 2 điểm: Giải pháp kém so với yêu cầu đầu bài, cần có giải pháp thay thế
hoặc giải pháp cần được phát triển / nâng cao với một số nỗ lực.
iv. 3 điểm: Giải pháp gần với yêu cầu đầu bài, tuy nhiên cần có thêm nỗ
lực nhỏ cần bổ sung để đạt được 100% yêu cầu.
v. 4 điểm: Giải pháp đáp ứng hoàn toàn yêu cầu đầu bài.
Sau khi hoàn tất chấm điểm số cho từng tiêu chí cho mỗi nhà thầu, thì theo công
thức trong bảng ma trận 1.7 dưới đây sẽ cho ra kết quả tổng điểm trọng số kỹ thuật
thực tế mà nhà thầu đạt được cho tất cả các tiêu chí:

STT Tiêu chí Trọng số Nhà thầu 1 Nhà thầu 2 Nhà thầu n

1 Tiêu chí 1 Y1% X11 X12 X1n

2 Tiêu chí 2 Y2% X21 X22 X2n

3 …. Y..% X..1 X..2 X..n

4 Tiêu chí m Ym% Xm1 Xm2 Xmn

Tổng
điểm Xi1 Xi2 Xin
5 100% 𝑊1 = ( x Yi%) 𝑊2 = ( x Yi%) 𝑊𝑛 = ( x Yi%)
trọng số 4 4 4
kỹ thuật
Bảng 1.6 Công thức tính tổng điểm trọng số kỹ thuật cho nhà thầu
Từ bảng ma trận trên, nhà thầu có tổng điểm trọng số cao nhất sẽ được xếp
hạng kỹ thuật thứ 1, thứ tự xếp hạng tiếp theo của các nhà thầu sẽ lần lượt là thứ 2,
thứ 3,… thứ n tương ứng với tổng điểm trọng số mỗi nhà thầu đạt được.
c. Kết hợp giữa tổng điểm trọng số đạt được và giá chào thầu:
Sau khi đã xác định được tổng điểm trọng số của mỗi nhà thầu, sẽ tính ra điểm
trọng số kỹ thuật còn thiếu của từng nhà thầu so với 100% yêu cầu đầu bài đặt ra, từ
đó sẽ tính ra được hệ số chuyển đổi tổng điểm trọng số kỹ thuật đạt được và điểm
trọng số kỹ thuật còn thiếu thành tổng giá đánh giá thầu nhằm mục đích chuyển đổi
tổng giá chào thầu của tất cả các nhà thầu thành tổng giá đánh giá thầu trên cùng một
mặt bằng kỹ thuật chung là 100% yêu cầu đầu bài đưa ra, sau khi đã có hệ số chuyển
đổi thì lấy tổng giá chào thầu của từng nhà thầu nhân với hệ số chuyển đổi sẽ cho ra

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 40

kết quả tổng giá đánh giá đánh giá thầu. Toàn bộ các bước tính điểm trọng số kỹ thuật
còn thiếu, tính hệ số chuyển đổi và tính tổng giá đánh giá thầu được thể hiện trong
bảng 1.7 dưới đây:

STT Tiêu chí Nhà thầu 1 Nhà thầu 2 Nhà thầu n


𝑊1 𝑊2
Tổng điểm trọng số %
1 Xi1 Xi2 Wn= ( x Yi%)
(Weighted Scores %) = (
4
x Yi%) = (
4
x Yi%)

Điểm trọng số kỹ thuật còn


2 S1= 100% - W1 S2=100% - W2 Sn=100% - Wn
thiếu % (Shortfall %)
Tổng giá chào thầu (Price)
3 P1 P2 Pn
USD
Hệ số chuyển đổi điểm trọng
số kỹ thuật thành tổng giá TF2 = 1+
4 TF1 = 1+ S1/100 TFn = 1+ Sn/100
đánh giá thầu S2/100
(Transformation Factor)
Tổng giá đánh giá thầu được
quy về cùng 1 mặt bằng kỹ
5 EP1 = P1*TF1 EP2 = P2*TF2 EPn = Pn*TFn
thuật thông qua hệ số chuyển
đổi TF (Evaluated Price)
Bảng 1.7 Công thức tính tổng giá đánh giá thầu dựa vào hệ số chuyển đổi
điểm trọng số kỹ thuật thành tổng giá đánh giá thầu
Từ bảng 1.7, nhà thầu có tổng giá đánh giá thầu thấp nhất sẽ được xếp hạng
thương mại thứ 1, thứ tự xếp hạng tiếp theo của các nhà thầu sẽ lần lượt là thứ 2, thứ
3,… thứ n tương ứng với tổng giá đánh giá thầu mà mỗi nhà thầu có được.
Nhà thầu được đề xuất ký hợp đồng sẽ là nhà thầu đứng thứ 1 trong bảng xếp
hạng thương mại.
1.6. Kết Luận
Như vậy chương 1 đã cho thấy tổng quan các nghiên cứu về các tiêu chí lựa
chọn nhà thầu của các tác giả trên thế giới, tình hình áp dụng thực tế các tiêu chí lựa
chọn nhà thầu tại một số nước trên thế giới cũng như tại các công ty hoạt động trong
lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam.
Từ các công trình nghiên cứu cho thấy rằng phương thức lựa chọn nhà thầu
truyền thống chỉ hoàn toàn dựa vào cơ sở là “giá thấp nhất” đã trở nên phổ biến tại
các quốc gia đang phát triển, và cũng được áp dụng phổ biến tại các công ty hoạt động
trong lĩnh vực dầu khí ở Việt Nam, ví dụ như PTSC, KNOC. Từ kinh nghiệm thực tế

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 41

đã chỉ ra rằng việc lựa chọn nhà thầu chỉ dựa vào tiêu chí giá thầu thấp nhất và bỏ
qua những tiêu chí quan trọng khác có thể dẫn đến một sự thất bại về mặt kinh tế ví
dụ giá trị hợp đồng liên tục bị phát sinh do những yêu sách từ phía nhà thầu, chất
lượng thực hiện công việc hoặc chất lượng hàng hóa thiết bị kém, tiến độ dự án bị
chậm trễ, phát sinh những tranh chấp và những yêu sách giữa các bên… Với phương
pháp đánh giá thầu truyền thống thì khó có thể đánh giá năng lực toàn diện giữa các
nhà thầu bởi vì tiêu chí giá thầu thấp đã chi phối mạnh mẽ kết quả đánh giá thầu cuối
cùng. Do không thể đánh giá định lượng được năng lực giữa các nhà thầu, vì thế khó
có thể đánh giá được mức độ rủi ro, đã khiến nhiều dự án thực tế gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc trong quá trình triển khai, vì năng lực nhà thầu kém dẫn đến phát sinh chi
phí vượt ngân sách, tiến độ dự án bị chẫm trễ, phạm phải lỗi kỹ thuật trong quá trình
chạy thử để nghiệm thu thiết bị, tốn nhiều chi phí cho việc bảo trì và vận hành thiết
bị sau này.
Các nghiên cứu trước đều hướng đến một phương thức lựa chọn nhà thầu dựa
trên cơ sở đa tiêu chí là cần thiết để nâng cao hiệu quả lựa chọn nhà thầu. Từ kinh
nghiệm thực tế làm việc tại nhiều công ty đã cho thấy cách thức đánh giá thầu đa tiêu
chí kết hợp với trọng số sẽ cho ra một kết quả lựa chọn nhà thầu mang tính hài hòa
cân bằng giữa các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật, an toàn và chất lượng thay vì một kết
quả lựa chọn nhà thầu chỉ đại diện cho tiêu chí “giá thấp nhất” vốn dĩ rất phổ biến
trong cách thức đánh giá thầu truyền thống. Từ kinh nghiệm thực tế về cách thức đánh
giá thầu theo đa tiêu chí kết hợp chấm điểm trọng số tại Công Ty Shell Việt Nam
TNHH, một Công ty thuộc tập đoàn dầu khí toàn cầu Royal Dutch Shell, đã cho thấy
ưu điểm của phương pháp đánh giá thầu theo đa tiêu chí kết hợp với chấm điểm trọng
số. Tuy nhiên một điểm hạn chế của hình thức đánh giá thầu tại Công Ty Shell Việt
Nam TNHH là việc gán trọng số cho các tiêu chí vẫn mang nặng tính cảm quan và
tùy ý, vì vậy không thể hiện hết được tính khách quan trong việc đánh giá hồ sơ dự
thầu. Chính vì vậy, tác giả đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá thầu theo trọng số dựa
trên cơ sở lý thuyết khoa học để đánh giá mức độ quan trọng của một tập các tiêu chí,
định lượng được trọng số cho từng tiêu chí trên cơ sở khoa học và khách quan, loại
bỏ hoàn toàn các yếu tố chủ quan trong việc gán trọng số cho các tiêu chí.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 42

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo Luật Đấu Thầu Việt Nam [4]
Trên cơ sở phục vụ đề tài của luận văn, tác giá sẽ chỉ đề cập đến các tiêu chí
đánh giá thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây
lắp, hỗn hợp được quy định trong Luật Đấu Thầu như sau:
2.1.1. Phương pháp giá thấp nhất (Điều 39, khoản 1):
a) Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong
đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi
đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;
b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực,
kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;
c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy
định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch
để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau
sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất
được xếp thứ nhất.
2.1.2. Phương pháp giá đánh giá (Điều 39, khoản 2):
a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên
cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử
dụng của hàng hóa, công trình;
b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực,
kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ
thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.
Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao
gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất
xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng
thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp
đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 43

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ
vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp
thứ nhất.
2.1.3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá (Điều 39, khoản 3):
a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông
hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương
pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này;
b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực,
kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ
thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng
trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ
vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao
nhất được xếp thứ nhất.
2.1.4. Điều 39 khoản 4:
Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt,
không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm
hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy
định tại khoản 3 Điều này sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi sử dụng phương
pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp
hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.
2.2. Các nghiên cứu trước đây về phương pháp lựa chọn nhà thầu
2.2.1. Phương pháp liệt kê và cho điểm [9]
Đây là phương pháp đánh giá và lựa chọn đơn giản, thường được áp dụng cho
các trường hợp sau:
- Các tiêu chí được thiết lập để so sánh, đánh giá thường là định tính và
thường không có đơn vị đo.
- Mức độ đáp ứng của các nhà thầu so với các tiêu chí và trọng số của các
tiêu chí được xác định theo phương pháp chấm điểm.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 44

Như vậy phương pháp liệt kê và cho điểm mang nặng tính chủ quan của người
đánh giá và chỉ nên áp dụng trong trường hợp không có hoặc không thể tính toán bằng
định lượng cho các tiêu chí đánh giá thầu.
Sau đây sẽ minh họa các bước tiến hành phương pháp liệt kê và cho điểm:
- Đầu tiên ta chấm điểm tất cả các hồ sơ dự thầu của các nhà thầu theo
từng tiêu chí và chọn hồ sơ dự thầu nào có tổng số điểm là cao nhất.
- Nếu tiêu chí có gán trọng số thì hồ sơ dự thầu nào có điểm trung bình
trọng số cao nhất sẽ là hồ sơ dự thầu được chọn.
Minh họa tình huống 1 (TH1): Giả sử ta cần lựa chọn 1 trong 3 nhà thầu A,B,C
với bốn tiêu chí: 1- năng lực tài chính, 2- năng lực kỹ thuật, 3- tiến độ thi công và 4-
giá thành
Tiêu chí Nhà thầu A Nhà thầu B Nhà thầu C
1 1 3 2
2 1 2 2
3 3 3 2
4 1 2 3
Tổng điểm 6 10 9
Bảng 2.1 Bảng liệt kê cho điểm các tiêu chí TH1
Như vậy, từ bảng 2.1 trên ta sẽ chọn nhà thầu B, vì nhà thầu B có tổng điểm lớn
nhất, mặc dù không phải mọi tiêu chí của nhà thầu B đều tốt nhất.
Tình huống 2 (TH2): Cũng như TH1, nhưng ở đây có xét đến mức độ quan trọng
của các tiêu chí (có xét trọng số các tiêu chí)
Tiêu chí Trọng số Nhà thầu A Nhà thầu B Nhà thầu C
1 3 1 3 2
2 3 1 2 2
3 4 3 3 2
4 8 1 2 3
Bảng 2.2 Bảng liệt kê cho điểm các tiêu chí TH2
Từ bảng 2.2, ta có bảng tổng hợp điểm cho từng Phương án theo bảng 2.3 như
sau:
Tiêu chí Nhà thầu A Nhà thầu B Nhà thầu C
1 3 9 6
2 3 6 6
3 12 12 8
4 8 16 24
Tổng điểm trọng số 26 43 44
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp điểm cho từng tiêu chí TH2

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 45

Như vậy, theo kết quả tính toán ở bảng 2.3, ta sẽ chọn nhà thầu C thay vì nhà
thầu B như TH1. Ở đây vì yêu cầu của chủ đầu tư cần giá thành hợp lý và tiến độ thi
công nhanh (nên trọng số các tiêu chuẩn 3,4 cao) và nhà thầu C đáp ứng gần như tốt
các yêu cầu quan trọng của chủ đầu tư nên được chọn.
2.2.2. Phương pháp lợi ích chung [9]
Phương pháp lợi ích chung (Collective Utility) được tiến hành trên bảng đánh
giá (cho điểm theo thang đo giống hoặc khác nhau) cho các lời giải với các tiêu chí
xem xét khác nhau. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến trong trường hợp đánh giá
và lựa chọn nhà thầu, lựa chọn đơn vị tư vấn.
Giả sử có m phương án Ai, n mục tiêu Zj. Nếu mục tiêu là Zj với phương án là
Ai thì Zij là giá trị đánh giá về mặt chất lượng hoặc số lượng của phương án i đối với
mục tiêu j.
Trong đó:
+ Các giá trị Zij trong cùng 1 hàng phải có cùng đơn vị.
+ Các đơn vị sử dụng trong các hàm mục tiêu (khác nhau) có thể khác nhau,
nghĩa là các giá trị Zij trong cùng 1 cột có thể khác đơn vị.
+ Thang đánh giá cho các mục tiêu khác nhau có thể khác nhau về độ lớn
Trọng số αi Mục tiêu Phương án Ai
Zj A1 A2 ….. Ai Am
α1 Z1 Z11 Z21 ….. Zi1 Zm1
α2 Z2 Z12 Z22 ….. Zi2 Zm2
…. …. …. …. …. …. ….
αj Zj Z1j Z2j …. Zij Zmj
…. …. …. …. …. …. ….
αn Zn Z1n Z2n ….. Zin Zmn
Tổng S1 S2 …. Si Sm
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các thông số tính toán của phương pháp lợi ích chung
Phương pháp lợi ích chung thông thường được chia thành 2 dạng bài toán như
sau: Bài toán Max và bài toán Min.
Trường hợp bài toán Max: Đây là trường hợp lời giải bài toán là tìm phương án
cho cực đại (Max) giá trị đại biểu từ các phương án xem xét so sánh như cực đại lợi
nhuận, kinh nghiệm, vốn lưu động…

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 46

Còn với trường hợp bài toán Min: Ta tìm phương án cho cực tiểu giá trị đại biểu
từ các phương án xem xét so sánh như cực tiểu chi phí, cực tiểu thời gian thực hiện
dự án…
Trình tự tính toán theo phương pháp lợi ích chung:
Bước 1: biến đổi Zij trong mỗi hàng i thành số bij (không thứ nguyên) theo công
thức sau:

Bài toán max:

Bài toán min:

Bước 2: gán trọng số αj cho mỗi mục tiêu tùy theo mức độ quan trọng (chủ
quan) của người ra quyết định.
Bước 3: tính giá trị tổng Si cho mỗi phương án i như sau:
Si = ∑ αj bij
Bước 4: sắp xếp các Phương án theo thời tự giảm giần của Si. Phương án tốt
nhất là phương án có (Si max).
Sau đây sẽ minh họa một tình huống đơn giản ứng dụng phương pháp lợi ích
chung: Một chủ đầu tư muốn xem xét để lựa chọn 1 trong 4 nhà thầu để thực hiện dự
án cho công ty. Các nhà thầu sẽ được đánh giá qua 4 tiêu chuẩn. Kết quả đánh giá
tổng hợp được cho bởi bảng sau:
Trọng Tiêu chuẩn, Zj Nhà thầu
số A1 A2 A3 A4
1 Vốn, Z1 15 12 17 15
1 Kinh nghiệm, Z2 8 5 4 7
0.5 Số công trình 3 năm 3 4 4 3
gần nhất, Z3
1.2 Đội ngũ nhân lực, Z4 25 30 40 30
Bảng 2.5: Bảng liệt kê các tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu phương pháp lợi ích chung

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 47

Cách tính theo bài toán max, ta có bảng kết quả tính theo phương pháp lợi ích
chung như sau:
Trọng số Tiêu chuẩn, Zj Nhà thầu
A1 A2 A3 A4
1 Vốn, Z1 0.6 0 1 0.6
1 Kinh nghiệm, Z2 1 0.25 0 0.75
0.5 Số công trình 3 năm 0 1 1 0
gần nhất, Z3
1.2 Đội ngũ nhân lực, Z4 0 0.33 1 0.33
Tổng 1.6 1.15 2.7 1.75
Bảng 2.6: Kết quả tính toán theo phương pháp lợi ích chung

Như vậy, từ kết quả tính toán ở bảng trên trong 4 nhà thầu dự tuyển, theo phương
pháp lợi ích chung nhà thầu A3 được đánh giá là có tổng điểm cao nhất, từ đây ta
kiến nghị lựa chọn nhà thầu A3.

2.2.3. Phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process (AHP) [9]
a. Tổng quan
Phương pháp định lượng AHP được phát minh bởi nhà toán học người Mỹ
Thomas L.Saaty vào thập niên 70. Nó được biết đến như quá trình phân tích thứ bậc;
một phương pháp tính toán đơn giản, nhưng có cơ sở vững chắc lý thuyết trong việc
đánh giá và lựa chọn các phương án giúp các cá nhân hay nhóm ra quyết định. Nó
giúp phân loại mức độ ưu tiên tương đối cho các phương án được đưa ra dựa trên
một mức tỉ lệ. Mức tỉ lệ này dựa trên phán đoán của người ra quyết định và mức độ
quan trọng của các phán đoán đó, cũng như tính nhất quán trong việc so sánh các
phương án trong quá trình ra quyết định. Phương pháp AHP cho phép người ra quyết
định tập hợp được kiến thức của các chuyên gia về vấn đề của họ, kết hợp được các
dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic. Trên hết là
phương pháp AHP cung cấp cho người ra quyết định một cách tiếp cận trực giác, theo
sự phán đoán thông thường để đánh giá sự quan trọng của mỗi thành phần trong quyết
định thông qua quá trình so sánh từng cặp.
Phương pháp AHP còn kết hợp được cả hai mặt tư duy của con người, cả về
định tính lẫn định lượng. Định tính được thể hiện qua việc sắp xếp theo cấu trúc thứ

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 48

bậc; định lượng được thể hiện thông qua đánh giá, sự ưa thích thể hiện thông qua các
con số mà người ra quyết định mô tả tính chất quan trọng của từng yếu tố.
Phương pháp AHP được nghiên cứu từ rất lâu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau bao gồm:
- Vấn đề tiết kiệm năng lượng và cuộc xung đột ở Trung Đông năm
1972
- Kế hoạch giao thông ở Sudan 1973-1975
- Sự khám phá khoáng sản ở Maurutania năm 1976
- Cuộc xung đột ở miền Bắc Ireland năm 1977
- Việc lựa chọn vốn đầu tư cho sản phẩm năm 1979
- Thị trường chứng khoán năm 1980
- Xung đột ở Nam Á năm 1981
- Quản lý dự án
- Các bài toán kỹ thuật.....
Theo Partovi (1992) AHP là công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các quyết định
phức tạp không cấu trúc và đa thuộc tính. Ny Dick và Hill (1992) miêu tả AHP là một
phương pháp xếp hạng các phương án dựa trên phán đoán của người ra quyết định có
liên quan đến tầm quan trọng các tiêu chuẩn và mở rộng chúng (tiêu chuẩn) khi nó
lập lại trong mỗi phương án.
Golden (1989) miêu tả AHP là một phương pháp phân tích sử dụng cấu trúc thứ
bậc cho các vấn đề ra quyết định bằng cách chia nhỏ vấn đề cần ra quyết định thành
nhiều cấp bậc và theo một quy trình định hướng theo các bước tiến hành phương
pháp AHP. Murahdar (1990) tin rằng phương pháp AHP cung cấp một cách rõ ràng
cụ thể cách giải quyết các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn.
Belton (1986), đã xác nhận phương pháp AHP và phương pháp giá trị đa nhân
tố đơn giản (Multi-Atribute Value – MAV) như là hai phương pháp đa tiêu chuẩn.
Trong quá trình xem xét, Belton nhận định nhược điểm lớn nhất của phương pháp
MAV là việc kiểm soát một cách có hệ thống, chặt chẽ hay sự nhất quán của những
ý kiến đánh giá kém hơn so với phương pháp AHP.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 49

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều lời bình phẩm đối với phương pháp AHP.
Waste and Freeling (1982) chỉ ra rằng để suy luận ra các trọng số (weighs) của các
tiêu chuẩn bằng phương tiện dùng một thang đo tỷ lệ, các câu hỏi của phương pháp
AHP dường như vô nghĩa: “Tiêu chuẩn nào trong hai tiêu chuẩn này quan trọng hơn
cho mục tiêu?”, “Quan trọng hơn bao nhiêu?”. Trong khi đó, Dyer và Wendel (1987)
đã tấn công phương pháp AHP dựa vào biện minh lý lẽ rằng nó thiếu một cơ sở lý
thuyết vững chắc. Tuy nhiên, Harker và Vargas (1987) và Perez (1995) đã thông qua
một nghiên cứu lý thuyết và những thí dụ thực tế, họ đã chứng minh những lời bình
phẩm trên là không có căn cứ. Và ngày nay phương pháp AHP đã được nhiều nơi trên
thế giới sử dụng vào các lĩnh vực khác nhau và được xem là một phương pháp ra
quyết định đáng tin cậy.
b. Các tiên đề của phương pháp AHP
Việc thiết kế mô hình của phương pháp AHP phải đáp ứng được mục tiêu của
việc xây dựng mô hình là cho phép chủ đầu tư lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng
lực cũng như đáp ứng được tất cả các yêu cầu của dự án đã đề ra. Các yếu tố của các
vấn đề trong nền công nghiệp dầu khí là vô số và mối liên hệ của chúng là vô cùng
phức tạp. Tuy nhiên theo Saaty (1980), trong bất kỳ mô hình nào xây dựng bởi mô
hình AHP, người xây dựng và sử dụng mô hình cần phải nhận dạng được mục tiêu
nghiên cứu và các vấn đề đang phải đối mặt để đạt được mục tiêu đó. Holden (1989)
đã đề nghị bốn giả thiết sau, được phát biểu thành những tiên đề (Axioms), giúp cho
phương pháp AHP có giá trị trong việc thiết kế mô hình ứng dụng:
+ Tiên đề 1: Đối với 2 phương án i và j thuộc tập các phương A cho trước, người
ra quyết định phải đưa ra giá trị một sự so sánh cặp, gọi là aij trong số các phương án
đối với một tiêu chuẩn c trong tập hợp các tiêu chuẩn dựa trên một thang đo tỉ lệ thuận

nghịch (reciprocal ratio scale); nghĩa là aij = với mọi i, j thuộc tập A.

+ Tiên đề 2: Khi so sánh bất kỳ 2 phương án i và j thuộc tập các phương án A


cho trước, người ra quyết định không bao giờ được đánh giá phương án này quan
trọng (hay kém quan trọng) vô hạn so với phương án kia đối với một tiêu chuẩn c,
điều đó có nghĩa là aij ≠ ∞, với mọi i, j thuộc tập A.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 50

+ Tiên đề 3: Vấn đề cần quyết định có thể phân tích thành một cấu trúc thứ bậc
(hierarchy).
+ Tiên đề 4: Tất cả các phương án cho trước và các tiêu chuẩn có tác động ảnh
hưởng hay liên quan đến vấn đề cần ra quyết định đều phải được thể hiện trong sơ đồ
thứ bậc. Điều này có nghĩa là sự hiểu biết của nhóm người ra quyết định cần phải
được thể hiện một cách tiêu biểu (hay loại trừ bớt) các tiêu chuẩn hay các phương án
trong sơ đồ thứ bậc.
Những tiên đề này được sử dụng để mô tả những nguyên tắc căn bản nhất của
phương pháp định lượng AHP; đó là việc tính toán và giải quyết vấn đề cần ra quyết
định thông qua một cấu trúc thứ bậc (tiên đề 3 và 4) và việc suy luận ra ý kiến đánh
giá theo một hình thức so sánh từng cặp (tiên đề 1 và 2).
c. Nguyên tăc cơ bản trong việc xây dựng mô hình theo phương pháp AHP
Nhà toán học người Mỹ Saaty (1980) đã đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản trong
việc xây dựng mô hình theo phương pháp AHP bao gồm:
+ Phân tích và thiết lập sơ đồ thứ bậc của vấn đề cần ra quyết định
(Decomposition).
+ Tính toán các độ ưu tiên (Priorization).
+ Tổng hợp (Synthesis).
+ Đo lường không nhất quán
Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc:
- Phân loại thứ bậc
Có hai loại thứ bậc là thứ bậc theo cấu trúc và thứ bậc theo chức năng.
Thứ bậc theo cấu trúc là một hệ thống phức tạp được cấu trúc bởi các thành
phần theo thứ tự giảm dần tính chất của cấu trúc như kích thước, hình dáng, màu
sắc…
Thứ bậc theo chức năng phân tích hệ thống phức tạp thành các thành phần theo
các quan hệ cơ bản của nó. Cách phân tích thứ bậc theo chức năng sẽ hướng hệ thống
đến mục tiêu mong muốn: giải quyết xung đột, đạt hiệu quả trong sự hoàn thành công
việc hay sự thỏa mãn của mọi người. Do mục tiêu này, phân tích thứ bậc theo chức
năng sẽ được tập trung xem xét.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 51

Để phản ánh được các vấn đề thực tế phức tạp, việc phân loại thứ bậc cần thiết
phải có những đặc điểm sau:
+ Linh hoạt: các cấp phân loại tương quan với nhau theo hình xoắn ốc.
+ Thứ bậc hoàn toàn: tất cả các thành phần của một bậc chia sẻ mọi đặc điểm
với thứ bậc cao hơn kế tiếp.
+ Thứ bậc không hoàn toàn: một số thành phần không chia sẻ toàn bộ các đặc
điểm với thứ bậc cao hơn kế tiếp.
- Nguyên tắc hình thành cấu trúc thứ bậc
+ Mỗi một loại các thành phần chức năng chiếm một bậc trong thứ bậc.
+ Cấp cao nhất chỉ có một thành phần gọi là tiêu điểm, tức là mục tiêu bao trùm
cả cấu trúc hay vấn đề cần giải quyết.
+ Các cấp kế tiếp gồm nhiều thành phần hay các tiêu chuẩn chính. Mỗi thành
phần hay tiêu chuẩn này có thể được phân chia thành các cấp nhỏ hơn hay đứng độc
lập là tùy thuộc vào mức độ chi tiết của mô hình. Do việc so sánh được thực hiện giữa
các thành phần của cùng một thứ bậc với nhau theo tiêu chuẩn của thứ bậc cao hơn,
các thành phần của một thứ bậc phải có cùng một độ lớn hay tầm quan trọng
(magnitude). Nếu sự khác biệt giữa chúng là lớn thì chúng nên được sắp xếp ở các
cấp khác nhau.
+ Cấp thấp nhất cuối cùng của sơ đồ thứ bậc được gọi là cấp phương án, nó
chứa các phương án đặt bên dưới các thành phần hay tiêu chuẩn ở ngay bên trên nó.
Vấn đề lựa chọn phương án trong một tập các phương án thì có thể bắt đầu từ
cấp thấp nhất là liệt kê các phương án, cấp cao hơn kế tiếp là các tiêu chuẩn để đánh
giá các phương án, cấp cao nhất là đánh giá tiêu điểm – mục tiêu cuối cùng mà các
tiêu chuẩn có thể được so sánh theo mức độ quan trọng của sự đóng góp của chúng.
Saaty (1994) đã nhấn mạnh rằng một sơ đồ thứ bậc cung cấp cho ta một cái nhìn
tổng thể của những mối quan hệ phức tạp của các tình huống và sự đánh giá. Nó cũng
cho phép người ra quyết định đánh giá được sự so sánh các ý kiến của cùng một mức
độ quan trọng của các tiêu chuẩn.
Ví dụ (hình 2.1) sau đây thể hiện một cấu trúc thứ bậc được xây dựng bởi Kamal
(2001) trong vấn đề đánh giá năng lực của các nhà thầu theo 6 tiêu chuẩn chính sau:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 52

1. Kinh nghiệm; 2. Tình trạng ổn định về tài chính; 3. Chất lượng; 4. Nguồn tài nguyên
nhân lực; 5. Nguồn tài nguyên về máy móc thiết bị; 6. Khối lượng công việc hiện tại

Hình 2.1 Ví dụ sơ đồ thứ bậc


Thiết lập độ ưu tiên:
Sau khi xây dựng xong sơ đồ thứ bậc của bài toán, bước quan trọng tiếp theo là
phải tính toán và thiết lập độ ưu tiên (priorities) của mỗi tiêu chuẩn trên các cấp đã
được xác định trong sơ đồ thứ bậc. Lúc này, người ra quyết định cần đưa ra các ý
kiến so sánh các mức độ quan trọng giữa các tiêu chí trong cùng một cấp, và trong
cùng một nhóm bằng phương pháp so sánh từng cặp.
Các nhà lý thuyết về mô hình, hệ thống cho rằng các mối quan hệ phức tạp luôn
luôn có thể được phân tích bằng cách chọn các cặp thành phần (pair of elements) và
liên hệ chúng thông qua các thuộc tính của chúng. Theo Muralidhar (1990), ưu điểm
của so sánh cặp là nó cho phép người ra quyết định chỉ tập trung vào sự so sánh hai
đối tượng và sự so sánh như vậy ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Các bước trong so sánh cặp:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 53

+ So sánh các thành phần theo cặp đối với các tiêu chuẩn đã được xác định
+ Bắt đầu từ chóp của sơ đồ thứ bậc, chọn một tiêu chuẩn, tiến hành việc so
sánh từng cặp các thành phần của bậc kế tiếp dựa theo tiêu chuẩn đã chọn.
+ Thiết lập ma trận so sánh cặp.
Thông thường, các câu hỏi được đặt ra là: “Thành phần này có lợi hơn, thỏa
mãn hơn, đóng góp nhiều hơn… so với các thành phần khác như thế nào? Mức độ
bao nhiêu?” Các câu hỏi là quan trọng, nó phản ánh mối liên hệ giữa các thành phần
của một cấp với tính chất của cấp thứ bậc cao hơn. Việc so sánh từng cặp các tiêu
chuẩn với nhau, người ta dùng thang đánh giá có 9 mức như bảng 2.7 để lượng hoá
cường độ sự ưa thích tạo nên sự chọn lựa giữa hai phương án đối với một tiêu chuẩn
cho trước. Theo lý thuyết về tâm lý học đã giới hạn 7 ± 2 mức trong khi so sánh cùng
một lúc là có ý nghĩa trong thực tế và đạt được độ chính xác cao nhất, điều đó giải
thích tại sao phương pháp AHP sử dụng 9 mức để so sánh. Một ma trận được hình
thành trong quá trình so sánh để kiểm tra sự nhất quán, so sánh, phân tích độ nhạy
của tiêu chuẩn. Nếu có n yếu tố được so sánh trong một ma trận cho trước, sẽ đòi hỏi
n(n-1)/2 sự đánh giá cần thiết để điền vào ma trận. Một nửa giá trị của ma trận so
sánh là số nghịch đảo của nửa kia.
Phương pháp AHP sử dụng thang đo 9 mức độ.
Mức độ So sánh Giải thích
quan
trọng
1 Quan trọng như nhau Hai nhân tố có tính chất như nhau
2 Mức giữa 1 và 3 Cần có sự thỏa hiệp giữa 2 mức nhận định 1 và 3
3 Tương đối quan Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về một nhân
trọng hơn tố hơn nhân tố kia
4 Mức giữa 3 và 5 Cần có sự thỏa hiệp giữa 2 mức nhận định 3 và 5
5 Quan trọng hơn Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh hơn về một
nhiều nhân tố hơn nhân tố kia
6 Mức giữa 5 và 7 Cần có sự thỏa hiệp giữa 2 mức nhận định 5 và 7
7 Rất quan trọng hơn Kinh nghiệm và nhận định được ưu tiên rất nhiều hơn
thành phần kia và được biểu lộ trong thực hành
8 Mức giữa 7 và 9 Cần có sự thỏa hiệp giữa 2 mức nhận định 7 và 9
9 Tuyệt đối quan trọng Sự quan trọng hơn hẳn trên mức độ có thể
hơn
Bảng 2.7 Thang đánh giá 9 mức so sánh của phương pháp AHP

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 54

Để minh họa cho việc so sánh từng cặp này, thực hiện theo các bước sau: Giả
sử muốn so sánh một tập gồm n đối tượng, được ký hiệu là A1,A2,...An được diễn tả
bởi một ma trận so sánh cặp A kích thước nxn, chứa phần tử aij. Nếu như trọng số

các phần tử của ma trận A là aij = , thì ma trận sau sẽ thể hiện việc so sánh từng

cặp. Trong ma trận so sánh cặp, một giá trị của ma trận so sánh là nghịch đảo của nửa

kia đối xứng qua đường chéo chính của ma trận, tức là aji = theo tiên đề 1.

….
𝐴1 𝑎11 𝑎12 … … . . 𝑎1𝑛 ⎡ ⎤
𝐴2 𝑎21 𝑎22 … … . . 𝑎2𝑛 = ⎢ …. ⎥
A= …….. ….. ….. ⎢ ⎥
…. …. …. …. …
𝐴𝑛 𝑎𝑛1 𝑎𝑛2 𝑎𝑛3 𝑎𝑛𝑛 ⎢ ⎥
⎣ ….. ⎦
So sánh từng cặp được thực hiện nghĩa là sẽ có những phần tử trội hơn so với
các phần tử kia. Quá trình so sánh này có thể tiến hành từ cấp trên cùng (cấp mục
tiêu) của sơ đồ thứ bậc xuống dần các cấp thấp hơn bên dưới, hoặc ngược lại từ cấp
thấp nhất (cấp phương án) đi lên dần đến cấp cao hơn để đánh giá mức độ quan trọng
của các tiêu chuẩn cũng như các phương án cho sẵn.
Tổng hợp:
Tổng hợp là quá trình hoàn tất những trọng số của các yếu tố có liên quan đối
với một yếu tố ở cấp cao hơn. Quá trình này cần phải được thực hiện cho tất cả các
ma trận được xây dựng từ sự so sánh từng cặp, để tính được trọng số tổng hợp phản
ánh đối với những yếu tố chính.
Các bước sau đây thể hiện quá trình tổng hợp các ma trận so sánh cặp:
a. Ma trận chuẩn hóa (normalized matrix)
Việc tổng hợp ma trận so sánh cặp được thực hiện bằng cách chia mỗi phần tử
trong từng cột của ma trận với giá trị tổng của cột tương ứng. Điều này sẽ cung cấp
sự so sánh có ý nghĩa giữa các yếu tố trong sơ đồ thứ bậc.
b. Vectơ độ ưu tiên (priority vector)
Lấy trung bình theo dòng, tức là giá trị của mỗi hàng trong ma trận chuẩn hoá
mới được tính ở bước trên sẽ được lấy tổng và chia cho số cột (số hàng) thể hiện số
tiêu chí của ma trận.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 55

c. Vectơ tổng hợp trọng số


Tính toàn bộ trọng số của các cấp khác nhau có liên quan của sơ đồ thứ bậc để
phục vụ cho việc xếp hạng các phương án ra quyết định nhằm đạt được mục tiêu của
bài toán. Quá trình lặp lại thủ tục tính toán này sẽ đưa ra trọng số của các yếu tố có
liên quan tại cấp thấp nhất của sơ đồ thứ bậc đến cấp cao nhất là cấp mục tiêu.
Ví dụ minh họa tính toán trọng số các tiêu chí, tham khảo từ tài liệu của L.H.
Long (2009) [10]:
- Bước 1 tính tổng từng cột ma trận trong bảng 2.8:

A1 A2 A3 An

A1 𝑤1 𝑤1
a11= =1 𝑎12 = 𝑎13 = a1n=
𝑤2 𝑤3
𝑤2 𝑤2 𝑤2
A2 𝑎21 = a22= =1 𝑎23 = 𝑎2𝑛 =
𝑤1 𝑤3 𝑤𝑛
𝑤3 𝑤3 𝑤3
A3 𝑎31 = 𝑎32 = a33= =1 𝑎3𝑛 =
𝑤1 𝑤2 𝑤𝑛
𝑤𝑛 𝑤𝑛 𝑤𝑛
An 𝑎𝑛1 = 𝑎𝑛2 = 𝑎𝑛3 = ann= =1
𝑤1 𝑤2 𝑤3
Tính
𝑆1 = 𝑎𝑖1 𝑆2 = 𝑎𝑖2 𝑆3 = 𝑎𝑖3 𝑆𝑛 = 𝑎𝑖𝑛
Tổng
Bảng 2.8 Công thức tính toán trọng số các tiêu chí (Bước 1)
- Bước 2 lấy giá trị từng cột chia cho giá trị tổng của cột tương ứng, sau đó tính
tổng của mỗi hàng ngang (Bảng 2.9)
A1 A2 A3 An Tính tổng hàng

a11 𝑎12 𝑎13 a1i


A1 𝑆′1 = ( )
𝑆1 S2 𝑆3 𝑆𝑖

𝑎21 a22 𝑎23 𝑎2𝑛 a2i


A2 𝑆′2 = ( )
𝑆1 𝑆2 𝑆3 𝑆𝑛 𝑆𝑖

𝑎31 𝑎32 a33 𝑎3𝑛 a3i


A3 𝑆′3 = ( )
𝑆1 S2 𝑆3 𝑆𝑛 𝑆𝑖

𝑎𝑛1 𝑎𝑛2 𝑎𝑛3 ann ani


𝑆′𝑛 = ( )
An 𝑆1 𝑆2 𝑆3 𝑆𝑛 𝑆𝑖

Bảng 2.9 Công thức tính toán trọng số các tiêu chí (Bước 2)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 56

Bước 3: Tiếp theo, giá trị tổng mỗi hàng chia cho tổng số tiêu chí của ma trận
sẽ cho ra trọng số của tiêu chí cần tìm.

Tiêu chí Tính trọng số

S′1
A1 𝑊1 =
𝑛

A2 W2 =

A3 W3=

An Wn=

Bảng 2.10 Tính trọng số các tiêu chí (bước 3)


Đo lường sự không nhất quán:
Một trong những ưu điểm của AHP là kiểm tra được tính nhất quán của các ý
kiến đánh giá bằng chỉ số nhất quán CI (Consistency Index). Saaty (1995) đã định
nghĩa sự nhất quán như sau: “Những cường độ giữa những ý tưởng hay đối tượng có
liên quan nhau dựa trên một tiêu chuẩn cụ thể để hiệu chỉnh lẫn nhau trong cùng một
phương pháp so sánh hợp lý”.
Sự nhất quán có hai ý nghĩa:
+ Các ý tưởng hay sự vật được gộp thành một nhóm theo sự đồng nhất và có
liên quan đến nhau. Ví dụ như trái nho và hòn bi có chung đặc điểm là hình tròn được
xem là tiêu chuẩn liên quan nhưng ta không thể so sánh chúng theo tiêu chuẩn mùi
vị.
+ Cường độ của sự liên quan của các ý tưởng hay sự vật theo một tiêu chuẩn
nào đó phải tuân theo một thứ tự logic. Ví dụ sự nhất quán tuyệt đối là nếu x quan
trọng hơn y bởi một nhân tố là 2, y quan trọng hơn z bởi một nhân tố là 3 thì x phải
quan trọng hơn z bởi nhân tố đó là 6.
Trong vấn đề ra quyết định cần biết độ nhất quán của những nhận định đó, ngần
ngại không muốn ra quyết định với các nhận định ngẫu nhiên, ngược lại cũng rất khó
để đạt sự nhất quán tuyệt đối trong thực tế. Do bản chất nhận thức, khi có một kinh
nghiệm mới thì các chuyên gia người ra quyết định luôn làm thay đổi trật tự trong sự

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 57

ưa thích của mình. Do đó, một khi các so sánh cặp vẫn còn sự gắn kết giữa thực tế và
kinh nghiệm, không cần thiết phải có sự nhất quán hoàn toàn.
Trong thực tế, người ra quyết định chỉ ước lượng duy nhất giá trị đúng của các
phần tử trong ma trận so sánh cặp bằng cách gán cho nó một giá trị từ thang đo 9 mức
so sánh (bảng 2.7). Bởi vậy, xấp xỉ giá trị các phần tử của ma trận so sánh cặp, có thể
diễn tả theo mối quan hệ sau:

Trong đó: eij là sai số diễn tả tính không nhất quán khi ra quyết định so sánh
nhân tố i và j.
Theo Saaty (1994), điều này sẽ dẫn đến việc xác định một chỉ số nhất quán CI
được dùng để đánh giá chất lượng của ma trận so sánh cặp:

Trong đó λmax là giá trị đặc trưng cực đại (Eigen value max) và n là kích thước
của ma trận so sánh cặp.
Sự sai khác thể hiện qua hiệu (λmax - n), có thể được sử dụng để đo lường sự
không nhất quán. Sự nhất quán hoàn toàn xảy ra khi λmax – n = 0, tuy nhiên trong
nhiều trường hợp λmax ≥ n. Giá trị CI càng gần 0 thì những ý kiến đánh giá của người
ra quyết định càng nhất quán. Để tính λmax, trước hết ta tính ma trận tổng có trọng
số (Weighted Sum Matrix) bằng cách nhân trọng số trong ma trận so sánh cặp với
từng vector độ ưu tiên. Giá trị λmax được tính toán bằng cách chia tất cả các giá trị
của các phần tử trong ma trận tổng có trọng số cho từng phần tử tương ứng của vector
độ ưu tiên và sau đó lấy trung bình các giá trị.
Để làm rõ thêm sự đo lường tính không nhất quán này, chỉ số nhất quán CI vừa
tính ở bước trên có thể thay đổi bằng thuật ngữ tỷ số nhất quán CR (consistency ratio)
hay tỷ số không nhất quán IR (inconsistency ratio). Thông qua mô phỏng một số
lượng rất lớn sự so sánh cặp được phát ra một cách ngẫu nhiên cho các kích cỡ ma
trận khác nhau, Saaty đã đưa ra công thức sau:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 58

Trong đó: n là kích thước của ma trận và RI là chỉ số ngẫu nhiên (Random
Index - nhất quán trung bình) được xác định từ bảng cho sẵn sau:
Chỉ số ngẫu nhiên RI theo Saaty (2001)

Bảng 2.11 Chỉ số ngẫu nhiên RI


Dyer (1990) đã nhận xét rằng theo phương pháp AHP, người ra quyết định
không nên mong đợi một sự nhất quán hoàn hảo nhưng một số phần trăm nhỏ nào đó
của tính không nhất quán hay là sự diễn tả sự ưa thích cá nhân thì có thể chấp nhận
được.
Như vậy, phương pháp AHP đo được sự nhất quán thông qua tỷ số nhất quán
CR (consistency ratio). Dựa trên những nghiên cứu kinh nghiệm, Saaty nhận định
rằng giá trị chấp nhận được của CR phải nằm trong (0-0,1); nếu điều kiện này không
thỏa mãn thì chúng ta phải xem xét sửa đổi lại các so sánh cặp đó. Điều này phải được
nhấn mạnh, tuy nhiên giá trị chấp nhận của CR không đảm bảo một kết quả lựa chọn
tốt cuối cùng, nhưng nó bảo đảm không có sự mâu thuẫn quá mức trong các so sánh
đã làm và quyết định là hợp logic, và không phải là kết quả của sự ưu tiên ngẫu nhiên
(Saaty và Vargas, 2001).
Tiếp theo là tính toán giá trị λmax. Việc này được thực hiện bằng cách nhân các
trọng số vừa tìm với cột tương ứng của ma trận ban đầu, sau đó lại tính tổng các hàng:
𝑊1 𝑎11 𝑎12 … … . . 𝑎1𝑛 𝑋1 = 𝑊1 ∗ 𝑎11 + 𝑊2 ∗ 𝑎12 + ⋯ + 𝑊𝑛 ∗ 𝑎1𝑛
𝑊2 𝑎21 𝑎22 … … . . 𝑎2𝑛
= 𝑋2 = 𝑊1 ∗ 𝑎21 + 𝑊2 ∗ 𝑎22 + ⋯ + 𝑊𝑛 ∗ 𝑎2𝑛
…. …….. ….. …..
𝑊𝑛 𝑎𝑛1 𝑎𝑛2 𝑎𝑛3 𝑎𝑛𝑛 𝑋𝑛 = 𝑊1 ∗ 𝑎𝑛1 + 𝑊2 ∗ 𝑎𝑛2 + ⋯ + 𝑊𝑛 ∗ 𝑎𝑛𝑛

Tính toán giá trị λ và tiếp tục tính λmax bằng cách lấy trung bình cộng của các
tiêu chí:
X1/W1 λ1
X2/W2 λ2 ⋯
λ= = ; λmax =
……… ….
Xn/Wn λ𝑛

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 59

Áp dụng công thức để tính toán chỉ số CI và CR:

CI = ; và CR =

d. Các bước thực hiện phương pháp AHP


Các bước để tiến hành phương pháp AHP:
- B1: Định nghĩa vấn đề và xác định lời giải bài toán.
- B2: Tạo cấu trúc thứ bậc từ quan điểm quản lý chung, từ cấp cao nhất cho tới
cấp mà tại đó có thể cải thiện giải quyết vấn đề.
- B3: Thiết lập ma trận so sánh cặp của sự đóng góp hay tác động của yếu tố lên
tiêu chuẩn của cấp thứ bậc lên trên nó. Một nửa của số ma trận so sánh là nghịch đảo
của số kia. Yếu tố bên tay trái của ma trận sẽ được so sánh với yếu tố hàng trên cùng
của ma trận.
- B4: Thu thập ý kiến đánh giá để hoàn thành ma trận so sánh cặp ở bước 3.
- B5: Tính độ ưu tiên của từng yếu tố và thử tính nhất quán. Thực hiện bước 3,
4, 5 cho tất cả các cấp và các nhóm trong sơ đồ thứ bậc.
- B6: Tính toán tổng hợp các trọng số của vectơ độ ưu tiên của các tiêu chuẩn,
tính tổng của các trọng số, tương ứng với cấp thấp hơn và tiếp tục như vậy. Kết quả
là các trọng số ưu tiên cho cấp thấp nhất cho các sơ đồ thứ bậc. Nếu có nhiều kết quả
có thể tính trung bình.
- B7: Tính độ nhất quán cho toàn bộ sơ đồ bằng cách nhân hệ số nhất quán cho
mỗi tiêu chuẩn tương ứng và cộng lại. Chia kết quả cho hệ số nhất quán tương ứng
của ma trận ngẫu nhiên có cùng kích thước. Tỉ số nhất quán phải nhỏ hơn hay bằng
10 %, nếu lớn hơn cần thực hiện lại các bước.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 60

Hình 2.2: Các bước thực hiện phương pháp AHP

e. Ưu điểm của phương pháp AHP


Phương pháp định lượng AHP có một số ưu điểm sau:
- Tính đồng nhất:Phương pháp AHP cung cấp một mô hình ra quyết định duy
nhất, dễ hiểu và rất uyển chuyển cho một khoảng rộng các vấn đề chưa định
hình.
- Tính đa dạng: Phương pháp AHP tổng hợp những diễn dịch và cách thức
tiếp cận hệ thống trong việc giải quyết vấn đề.
- Tính độc lập: Phương pháp AHP có thể liên quan tới tính độc lập của các
yếu tố trong một hệ thống và không dựa trên những suy nghĩ thuần tuý.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 61

- Cấu trúc thứ bậc: Phương pháp AHP phản ánh khuynh hướng tự nhiên của
con người trong việc lựa chọn những yếu tố của hệ thống thành những mức
độ khác nhau và các nhóm tương đồng.
- Đo lường: Phương pháp AHP cung cấp một thước đo vô hình và một phương
pháp thiết lập những thứ tự ưu tiên.
- Tính nhất quán: Phương pháp AHP tuân theo những sự ổn định hợp lý của
những sự đánh giá được dùng trong quyết định ưu tiên.
- Tổng hợp: Phương pháp AHP đưa đến một ước lượng tổng quát của từng
mục đích thay thế.
- Sự thỏa hiệp: Phương pháp AHP cân nhắc đến sự tương quan thứ tự ưu tiên
của các yếu tố trong hệ thống và cho phép mọi người lựa chọn thay thế tốt
nhất trên mục tiêu của họ.
- Sự đánh giá và nhất trí: Phương pháp AHP không phụ thuộc vào sự nhất trí
nhưng lại tạo nên một giải pháp chung từ những đánh giá trái ngược.
- Quá trình lặp lại: Phương pháp AHP cho phép mọi người tái thiết những khái
niệm của mình về một vấn đề và nâng cao nhận thức cũng như khả năng
đánh giá thông qua việc lặp lại.

Hình 2.3: Ưu điểm của phương pháp AHP


Ngoài ra, phương pháp AHP còn có một số ưu điểm khác:
- Có thể chia nhỏ các tiêu chuẩn đánh giá thành nhiều cấp bậc nhỏ hơn, từ
đó dể dàng thu thập số liệu cũng như việc so sánh từng cặp sẽ được thực
hiện dễ dàng và hiệu quả.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 62

- Khi thay đổi trọng số của một tiêu chuẩn nào đó, ta có thể thấy được ngay
cả sự thay đổi đáp án chọn lựa phương án trên các hỗ trợ ra quyết định, vì
thế có thể thấy ngay được mức độ ảnh hưởng, tác động của tiêu chuẩn đó
đối với việc lựa chọn các phương án.
- Áp dụng được trong nhiều lĩnh vực và trong nhiều tình huống khác nhau
như ra quyết định chọn loại xe để mua, dự đoán giá sản phẩm, bố trí nhân
sự, quản lý dự án...
- Có thể nhập trực tiếp số liệu vào phần mềm để xử lý hiệu quả mà không
mất nhiều thời gian. Tuy nhiên các thành viên tham gia phải là những
chuyên gia trong lĩnh vực cần ra quyết định và phải có tính khách quan thì
kết quả mang lại trong việc lựa chọn sẽ thành công

2.3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu


2.3.1. Quá trình thực hiện nghiên cứu
Quá trình thực hiện nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau theo hình

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 63

Hình 2.4 Quá trình thực hiện nghiên cứu

2.3.2. Qui trình thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi (BCH)
Quá trình thu thập dữ liệu cần phải có phương pháp thích hợp và phải xác định
rõ mục tiêu. Hơn nữa việc thu thập dữ liệu có thể gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Nếu quá trình thu thập dữ liệu không được chuẩn bị tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình nghiên cứu, ngoài ra toàn bộ các công tác đi trước như xác định bảng câu
hỏi, thiết kế trường hợp nghiên cứu sẽ trở nên vô ích (Loo, 2003)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 64

Hình 2.5 Sơ đồ quy trình thu thập dữ liệu (Tham khảo:Cooper & Schindler(2001))

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 65

2.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi (BCH)

Đọc và tìm hiểu các tài liệu (Sách báo, tạp chí, luận văn,...) trong
nước và thế giới liên quan đến tiêu chí đánh giá thầu, từ đó đúc
kết các tiêu chí ảnh hưởng đến quá trình đánh giá và lựa chọn nhà
thầu

Lập danh mục các tiêu chí chọn thầu, thảo luận với 50 chuyên gia,
những người am hiểu và có kinh nghiệm trong đánh giá đấu thầu.

Khảo sát
sơ bộ BCH

Chỉnh sửa bảng câu hỏi, thảo luận sâu hơn với 50 chuyên gia trên,
những người có kinh nghiệm.

Hoàn thiện bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi hoàn chỉnh cuối cùng sử


dụng cho quá trình thu thập dữ liệu

Hình 2.6 Sơ đồ quy trình thiết kế BCH (Tham khảo: Cooper & Schindler (2001)-
trang 329)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 66

a. Xác định các tiêu chí để chọn thầu cho gói thầu thiết kế-mua sắm thiết bị
thuộc dự án phát triển mỏ khí ngoài khơi
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các tiêu chí chọn thầu nêu trong Luật Đấu
Thầu, tiêu chuẩn đánh giá thầu của dự án Thăng Long Đông Đô của chủ đầu tư Lam
Son JOC và nhà tổng thầu PTSC M&C, các công ty trong lĩnh vực dầu khí khác như
Văn phòng điều hành tập đoàn dầu khí Hàn Quốc (KNOC – Vietnam Operating
Office), Công ty Shell Việt Nam TNHH, Công ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn, đồng
thời kết hợp với các tiêu chí đánh giá thầu đã được khảo sát và nghiên cứu bởi các tác
giả tại Việt nam cũng như trên thế giới thông qua các bài báo, các luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ về việc xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà thầu như đã tổng hợp trong
mục 1.2. Tiến hành đúc kết lại thành danh mục các tiêu chí quan trọng đánh giá và
lựa chọn nhà thầu như bảng 2.12 dưới đây, đồng thời đem những tiêu chí này thảo
luận sơ bộ với 50 chuyên gia có kinh nghiệm trong đánh giá thầu và tất cả 50 chuyên
gia đều đồng ý rằng các tiêu chí lựa chọn nhà thầu này là các tiêu chí cần thiết nên
được sử dụng cho công tác đánh giá và lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu mua
sắm thiết bị:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 67

Stt Tiêu chí lựa chọn Nhà thầu Ký hiệu


1 Hiệu quả dự án trước TC1
1.1 Cung cấp được thư ghi nhận thể hiện sự hài lòng của khách hàng TC1.1
cũ đối với kết quả công việc của Nhà Thầu
1.2 Cung cấp được thư giới thiệu của khách hàng cũ TC1.2
2 Khả năng tài chính TC2
2.1 Doanh thu trung bình của 3 năm qua ≥ Giá trị gói thầu x 1.5 TC2.1
2.2 Lỗ trong báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất: Không lỗ TC2.2
2.3 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Tài sản hiện tại : Các TC2.3
khoản phải trả hiện tại) ≥ 1
2.4 Giá trị tài sản ròng (Tổng tài sản – tổng nợ) > 0 TC2.4
2.5 Chấp nhận điều khoản thanh toán trả sau 100% trong vòng 30 TC2.5
ngày sau khi nhận được hóa đơn hợp lệ và chất lượng hàng hóa
đã được nghiệm thu.
3 Khả năng kỹ thuật. TC3
3.1 Đáp ứng các thông số kỹ thuật như quy định trong yêu cầu của TC3.1
đầu bài kỹ thuật.
3.2 Đáp ứng yêu cầu phạm vi cung cấp như quy định trong đầu bài TC3.2
kỹ thuật.
3.3 Thiết kế tuổi thọ của thiết bị TC3.3
4 Quản lý chất lượng TC4
4.1 Danh tiếng của công ty TC4.1
4.2 Các chứng chỉ quản lý chất lượng ISO hoặc tiêu chuẩn quản lý TC4.2
chất lượng tương đương
4.3 Nguồn gốc xuất xứ của thiết bị TC4.3
5 Giá thầu TC5
6 Hồ sơ năng lực công ty TC6
6.1 Đã thực hiện ít nhất 5 dự án có tính chất và quy mô tương tự. TC6.1
6.2 Giá trị hợp đồng cao nhất đã thực hiện trong 5 năm qua phải TC6.2
tương đương giá trị gói thầu đang chào thầu.
6.3 Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho TC6.3
loại thiết bị đang được mời chào thầu.
7 Thời gian giao hàng đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng. TC7
8 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp TC8
8.1 Tài liệu chính sách công ty về An toàn-Sức khỏe- Môi trường TC8.1
8.2 Cơ cấu tổ chức trong việc quản lý An toàn-Sức khỏe- Môi TC8.2
trường
8.3 Dữ liệu báo cáo về kết quả thực hiện và kiểm soát An toàn-Sức TC8.3
khỏe- Môi trường tại công ty trong 5 năm qua
9 Danh sách khách hàng trong lĩnh vực dầu khí đã mua loại thiết TC9
bị tương tự
Bảng 2.12 Các tiêu chí quan trọng lựa chọn nhà thầu

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 68

b. Thiết kế bảng câu hỏi so sánh cặp


Tác giả sử dụng thang đo 9 mức độ của Saaty (1980) cho các so sánh cặp (Bảng
2.12). Từ thang đo này, tác giả thành lập bảng câu hỏi so sánh cặp để chuẩn bị sẵn
sàng cho quá trình thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi này được trình bày ở Phụ lục 1.
Giá trị số Ý nghĩa
1 Tiêu chí Ci và Cj quan trọng như nhau
3 Tiêu chí Ci quan trọng hơn Cj vừa phải
5 Tiêu chí Ci khá quan trọng hơn Cj
7 Tiêu chí Ci rất quan trọng hơn Cj
9 Tiêu chí Ci vô cùng quan trọng hơn Cj
2,4,6,8 Mức độ trung gian giữa 2 mức độ liền kề

Bảng 2.13 Thang đo so sánh cặp giữa 2 tiêu chí Ci và Cj (Saaty (1980))

c. Thu thập dữ liệu


Tác giả liên hệ với 50 chuyên gia để khảo sát. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu
thông qua 3 hình thức: phỏng vấn trực tiếp, gửi mail và điện thoại. Sau gần 2 tháng
thực hiện, kết quả của tất cả 50 chuyên gia được thu thập lại. Chỉ số nhất quán CR
của từng người được kiểm tra để đảm bảo chỉ số CR tốt nhất là nhỏ hơn 10%.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 69

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

3.1. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia


Sau khi đã thu thập được kết quả đánh giá so sánh cặp của tất cả 50 chuyên gia
thì ta phải tính chỉ số CR của từng người theo công thức trong phần 2.2.3 c. - Đo
lường sự không nhất quán, kết quả bảng tổng hợp chỉ số nhất quá CR của từng ma
trận (“MT”) như sau:

Chỉ số nhất quán CR


Chuyên
gia MT MT MT MT MT MT MT
TC TC1 TC2 TC3 TC4 TC6 TC8
1 0.095 0 0.09 0 0.018 0 0
2 0.099 0 0.08 0 0 0.018 0
3 0.074 0 0.03 0.018 0 0.009 0.009
4 0.089 0 0.06 0.018 0 0 0.018
5 0.089 0 0.06 0 0 0 0
6 0.098 0 0.09 0 0 0.052 0
7 0.076 0 0.05 0.028 0.031 0 0.052
8 0.093 0 0.03 0.028 0.031 0 0.052
9 0.045 0 0.02 0.009 0.009 0.01 0.009
10 0.059 0 0.06 0.05 0.05 0.05 0.00
11 0.086 0 0.06 0.00 0.01 0.01 0.02
12 0.082 0 0.10 0.00 0.05 0.01 0.05
13 0.084 0 0.07 0.02 0.02 0.00 0.05
14 0.078 0 0.04 0.00 0.02 0.01 0.02
15 0.095 0 0.09 0.00 0.05 0.02 0.05
16 0.078 0 0.09 0.01 0.05 0.02 0.05
17 0.059 0 0.08 0.02 0.02 0.01 0.05
18 0.055 0 0.06 0.06 0.01 0.00 0.00
19 0.002 0 0.08 0.03 0.00 0.08 0.00
20 0.034 0 0.10 0.01 0.01 0.00 0.02
21 0.034 0 0.02 0.00 0.02 0.09 0.02
22 0.055 0 0.10 0.05 0.02 0.09 0.00
23 0.035 0 0.07 0.09 0.00 0.02 0.00
24 0.081 0 0.03 0.08 0.05 0.07 0.01
25 0.057 0 0.07 0.02 0.02 0.05 0.05
26 0.080 0 0.09 0.00 0.00 0.01 0.02
27 0.096 0 0.06 0.08 0.05 0.00 0.00
28 0.089 0 0.09 0.01 0.05 0.02 0.00
29 0.078 0 0.09 0.02 0.05 0.08 0.02

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 70

Chỉ số nhất quán CR


Chuyên
gia MT MT MT MT MT MT MT
TC TC1 TC2 TC3 TC4 TC6 TC8
30 0.094 0 0.08 0.05 0.02 0.02 0.01
31 0.079 0 0.06 0.02 0.00 0.00 0.02
32 0.086 0 0.03 0.00 0.05 0.02 0.00
33 0.079 0 0.08 0.00 0.05 0.00 0.02
34 0.073 0 0.06 0.00 0.00 0.01 0.05
35 0.082 0 0.08 0.08 0.00 0.07 0.00
36 0.097 0 0.07 0.07 0.01 0.00 0.00
37 0.072 0 0.07 0.01 0.05 0.05 0.00
38 0.075 0 0.08 0.09 0.00 0.02 0.01
39 0.085 0 0.05 0.00 0.01 0.05 0.02
40 0.080 0 0.04 0.06 0.05 0.02 0.05
41 0.072 0 0.07 0.01 0.02 0.01 0.00
42 0.094 0 0.08 0.02 0.00 0.10 0.00
43 0.092 0 0.06 0.01 0.05 0.01 0.02
44 0.091 0 0.09 0.08 0.05 0.00 0.02
45 0.092 0 0.10 0.03 0.05 0.02 0.05
46 0.094 0 0.07 0.00 0.00 0.00 0.00
47 0.098 0 0.09 0.04 0.05 0.05 0.05
48 0.079 0 0.07 0.01 0.00 0.00 0.02
49 0.088 0 0.08 0.05 0.05 0.08 0.05
50 0.031 0 0.09 0.01 0.00 0.03 0.01
Chỉ số CR ≤10% thể hiện tính nhất quán cao trong việc so sánh cặp của các
chuyên gia

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra chỉ số nhất quán CR

3.2. Tính toán trọng số của các tiêu chí


Ý kiến đánh giá so sánh cặp của từng chuyên gia được lập thành ma trận và tính
toán trọng số các tiêu chí chính và tiêu chí con theo công thức trong mục 2.2.3 c. -
Tổng hợp, sau đó tổng hợp ý kiến các chuyên gia thành một đánh giá duy nhất, đại
diện cho toàn bộ nhóm bằng cách lấy trung bình của tổng điểm số các chuyên gia
trong việc xét mức độ quan trọng giữa các tiêu chí. Xem kết quả phụ lục 2.
Từ kết quả lấy trung bình của điểm số đánh giá cho các tiêu chí chính và các
tiêu chí con của các chuyên gia ta có bảng tổng hợp kết quả tính toán trọng số của các
tiêu chí chính, tiêu chí con và trọng số tổng hợp (W) như sau:
Trọng số tổng hợp W = Trọng số tiêu chí chính x Trọng số tiêu chí con

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 71

Trọng số
Trọng số Trọng số
Tiêu chí chính tiêu chí Tiêu chí con
tiêu chí con tổng hợp (W)
chính
Cung cấp được thư ghi nhận thể hiện sự hài lòng của khách
70.5% 6.8%
Hiệu quả dự án trước (TC1) 9.6% hàng cũ đối với kết quả công việc của Nhà Thầu (TC1.1)
Cung cấp được thư giới thiệu của khách hàng cũ (TC1.2) 29.5% 2.8%
Doanh thu trung bình của 3 năm qua ≥ Giá trị gói thầu x 1.5
21.6% 2.3%
(TC2.1)
Lỗ trong báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất: Không lỗ
34.1% 3.6%
(TC2.2)
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Tài sản hiện tại : Các
Khả năng tài chính (TC2) 10.6% 12.5% 1.3%
khoản phải trả hiện tại) ≥ 1 (TC2.3)
Giá trị tài sản ròng (Tổng tài sản – tổng nợ) > 0 (TC2.4) 10.7% 1.1%
Chấp nhận điều khoản thanh toán trả sau 100% trong vòng 30
ngày sau khi nhận được hóa đơn hợp lệ và chất lượng hàng hóa 21.1% 2.2%
đã được nghiệm thu. (TC2.5)
Đáp ứng các thông số kỹ thuật như quy định trong yêu cầu của
62.1% 12.3%
đầu bài kỹ thuật. (TC3.1)
Khả năng kỹ thuật (TC3) 19.9% Đáp ứng yêu cầu phạm vi cung cấp như quy định trong đầu bài
24.8% 4.9%
kỹ thuật. (TC3.2)
Thiết kế tuổi thọ của thiết bị. (TC3.3) 13.1% 2.6%
Danh tiếng của công ty (TC4.1) 38.1% 6.4%
Các chứng chỉ quản lý chất lượng ISO hoặc tiêu chuẩn quản lý
Quản lý chất lượng (TC4) 16.7% 32.9% 5.5%
chất lượng tương đương (TC4.2)
Nguồn gốc xuất xứ của thiết bị (TC4.3) 29.0% 4.8%
Giá thầu (TC5) 12.7% 12.7%
Hồ sơ năng lực công ty Đã thực hiện ít nhất 5 dự án có tính chất và quy mô tương tự
6.0% 62.9% 3.8%
(TC6) (TC6.1)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 72

Trọng số
Trọng số Trọng số
Tiêu chí chính tiêu chí Tiêu chí con
tiêu chí con tổng hợp (W)
chính
Giá trị hợp đồng cao nhất đã thực hiện trong 5 năm qua phải
20.0% 1.2%
tương đương giá trị gói thầu đang chào thầu. (TC6.2)
Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho
17.1% 1.0%
loại thiết bị đang được mời chào thầu. (TC6.3)
Thời gian giao hàng đáp
ứng yêu cầu về thời gian 11.2% 11.2%
giao hàng (TC7)
Tài liệu chính sách công ty về An toàn-Sức khỏe- Môi trường
43.7% 3.5%
(TC8.1)
An toàn và sức khỏe nghề Cơ cấu tổ chức trong việc quản lý An toàn-Sức khỏe- Môi
27.1% 2.2%
nghiệp (TC8) trường (TC8.2)
8.1% Dữ liệu báo cáo về kết quả thực hiện và kiểm soát An toàn-Sức
29.2% 2.4%
khỏe- Môi trường tại công ty trong 5 năm qua. (TC8.3)
Danh sách khách hàng
trong lĩnh vực dầu khí đã
5.1% 5.1%
mua loại thiết bị tương tự
(TC9)
Tổng 100%
Bảng 3.2 kết quả tính toán trọng số các tiêu chí chính và tiêu chí con

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 73

Từ bảng tính toán trọng số ở trên cho thấy mức độ quan trọng của các tiêu chí
chính được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Trọng Thứ tự mức độ
Tiêu chí chính
số quan trọng
Khả năng kỹ thuật (TC3) 19.9% 1
Quản lý chất lượng (TC4) 16.7% 2
Giá thầu (TC5) 12.7% 3
Thời gian giao hàng đáp ứng yêu cầu về thời gian giao
11.2% 4
hang (TC7)
Khả năng tài chính (TC2) 10.6% 5
Hiệu quả dự án trước (TC1) 9.6% 6
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (TC8) 8.1% 7
Hồ sơ năng lực công ty (TC6) 6.0% 8
Danh sách khách hàng trong lĩnh vực dầu khí đã mua
5.1% 9
loại thiết bị tương tự (TC9)
Bảng 3.3 Xếp hạng thứ tự mức độ quan trọng của các tiêu chí chính
Có thể nhận thấy rõ ràng các tiêu chí chính chịu ảnh hưởng chi phối bởi các tiêu
chí con và cùng đóng góp để thực hiện mục tiêu của tiêu chí chính.

3.3. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc đánh giá gói thầu cụm máy nén khí
công cụ
3.3.1. Tổng quan về gói thầu cụm máy nén khí công cụ
Gói thầu cụm máy nén khí công cụ trong đề tài nghiên cứu này thuộc dự án Biển
Đông 1 với số lượng 2 cụm máy nén khí loại không dầu bôi trơn (Oil free screw air
compressors) mã HT-SK-6110 A/B sử dụng cho giàn xử lý trung tâm PQP-HT tại mỏ
Hải Thạch với thông số kỹ thuật tóm tắt như sau:

Loại máy nén khí Máy nén khí trục vít không dầu bôi trơn
Công suất thiết kế máy nén khí/ Design
≥ 950 m3/giờ
Air Compressor Capacity
Áp suất xả của máy nén khí/ Air
≥ 10 barg
Compressor Discharge Pressure
Công suất thiết kế đầu vào máy sấy khí/
≥ 1140 m3/giờ
Air Dryer Inlet Design Capacity
Áp suất xả của máy sấy khí/ Air Dryer
≥ 9.3 barg
Discharge Pressure

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 74

Chức năng của các cụm máy nén khí công cụ trên giàn là cung cấp nguồn không
khí được nén tại một điều kiện áp suất nhất định sau đó được xử lý sạch và làm khô
trước khi chuyển nguồn không khí nén đến các thiết bị trên giàn ví dụ như chuyển
đến các van điều khiển sử dụng khí nén, các thiết bị thủy lực sử dụng khí nén trên
giàn, v..v…
Phạm vi công việc trọn gói của nhà thầu được yêu cầu trong đầu bài kỹ thuật
của gói thầu là thiết kế, mua sắm vật tư, chế tạo, kiểm tra, chạy thử, hoàn thiện, đóng
gói và giao hàng cho số lượng số lượng 2 cụm máy nén khí loại không dầu bôi trơn
(Oil free screw air compressors) mã HT-SK-6110 A/B cho giàn xử lý trung tâm. Nhà
thầu phải đưa ra phương án kỹ thuật đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật được yêu cầu trong
đầu bài kỹ thuật của gói thầu.
Hồ sơ mời thầu được gửi cho 10 nhà thầu tuy nhiên chỉ có 3 nhà thầu chính thức
nộp thầu, các nhà thầu còn lại từ chối tham gia hoặc không nộp thầu như sau:
No.: Nhà thầu Ngày gửi hồ Nhà thầu Ngày nộp
sơ mời thầu nộp thầu thầu
1 Access Professional (s) Private 24/4/2010
limited
2 Atlas Copco Vietnam Co.,Ltd 24/4/2010
3 CompAir Far East Pte Ltd 24/4/2010 X 07/6/2010
(CompAir)
4 Petroleum Offshore Trading 24/4/2010
and Services Co., Ltd.
5 Petroleum Trading and 24/4/2010 X 07/6/2010
Technical Services (PVD
Tech)
6 PETROVIETNAM ENERGY 24/4/2010 X 07/6/2010
TECHNOLOGY
CORPORATION (PV
Enertech) – Ingersoll Rand
7 S.A. Technologies Pte Ltd 24/4/2010
8 S & W Heat Exchanger Pte 24/4/2010
Ltd
9 Tamrotor Marine Compressors 24/4/2010
AS (TMC)
10 Tecmach Supplies Co., Pte, 24/4/2010
Ltd
Bảng 3.4 Danh sách nhà thầu được mời

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 75

Kết quả đánh giá kỹ thuật và thương mại cho 3 nhà thầu được tổng hợp như sau:

Stt. Mô tả PVD Tech PV Enertech – CompAir


Ingersoll Rand Far East

Giá 2 cụm máy nén khí loại


không dầu bôi trơn (Oil free USD USD
1 USD 1,765,379
screw air compressors) mã HT- 630,230 958,858.00
SK-6110 A/B cho giàn PQP-HT
27 tuần về 27 tuần về đến 27 tuần về
2 Thời gian giao hàng đến Vũng Vũng Tàu đến Vũng
Tàu Tàu
Kết quả đánh giá hồ sơ thầu kỹ Đạt kỹ
3
thuật Đạt kỹ thuật Đạt kỹ thuật thuật
Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả đấu thầu

Theo bảng tổng hợp kết quả đấu thầu như trên thì nhà thầu PVD Tech là nhà
thầu có giá chào rẻ nhất và có kết quả đánh giá kỹ thuật là đạt cho cụm máy nén khí
của giàn PQP-HT vì vậy nhà thầu PVD Tech đã được phê duyệt trúng thầu cung cấp
gói thầu cụm máy nén khí cho giàn PQP-HT.

3.3.2. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc đánh giá thầu cho gói thầu cụm máy
nén khí công cụ
a. Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí
Từ bảng 3.2 kết quả tính toán trọng số các tiêu chí chính và tiêu chí con, ta có
cấu trúc thứ bậc các tiêu chí chính và tiêu chí con để đánh giá 3 nhà thầu như hình
3.1 dưới đây:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 76

Chọn nhà thầu cung


cấp thiết bị, máy
móc

Hiệu quả dự án trước Thời gian giao hàng An toàn và sức Danh sách khách hàng
Khả năng tài Khả năng kỹ Quản lý chất Hồ sơ năng lực đáp ứng yêu cầu về
(TC1) Giá thầu (TC5) khỏe nghề nghiệp trong lĩnh vực dầu khí
chính (TC2) thuật (TC3) lượng (TC4) công ty (TC6) thời gian giao hàng. (TC8) đã mua loại thiết bị
(TC7) tương tự (TC9)
Cung cấp được thư ghi nhận Đáp ứng các thông số kỹ Đã thực hiện ít nhất 5 dự Tài liệu chính sách
Doanh thu trung bình Danh tiếng của
thể hiện sự hài lòng của khách thuật như quy định trong án có tính chất và quy công ty về HSE
của 3 năm qua ≥ Giá trị công ty (TC4.1)
hàng cũ đối với kết quả công yêu cầu của đầu bài kỹ mô tương tự (TC6.1) (TC8.1)
việc của Nhà Thầu (TC1.1) gói thầu x 1.5 (TC2.1)
thuật. (TC3.1)
Các chứng chỉ quản lý chất Giá trị hợp đồng cao nhất đã thực Cơ cấu tổ chức
Đáp ứng yêu cầu phạm vi lượng ISO hoặc tiêu chuẩn hiện trong 5 năm qua phải tương trong việc quản lý
Cung cấp được thư Lỗ trong báo cáo tài chính quản lý chất lượng tương đương giá trị gói thầu đang chào HSE (TC8.2)
giới thiệu của khách của 3 năm gần nhất: cung cấp như quy định
trong đầu bài kỹ thuật. đương (TC4.2) thầu. (TC6.2)
hàng cũ (TC1.2) Không lỗ (TC2.2)
(TC3.2) Dữ liệu báo cáo về kết quả
Nguồn gốc xuất Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh thực hiện và kiểm soát HSE tại
Hệ số khả năng thanh toán nợ xứ của thiết bị vực sản xuất công nghiệp cho công ty trong 5 năm qua.
ngắn hạn (Tài sản hiện tại : Các Thiết kế tuổi thọ của (TC4.3) loại thiết bị đang được mời (TC8.3)
khoản phải trả hiện tại) ≥ 1 thiết bị. (TC3.3) chào thầu. (TC6.3)
(TC2.3)

Giá trị tài sản ròng


(Tổng tài sản – tổng
nợ) > 0 (TC2.4)

Chấp nhận điều khoản thanh toán trả sau


100% trong vòng 30 ngày sau khi nhận
được hóa đơn hợp lệ và chất lượng hàng
hóa đã được nghiệm thu. (TC2.5)

Nhà thầu PV Enertech- Nhà thầu Comp Air Nhà thầu PVD Tech
Ingersoll

Hình 3.1: Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí đánh giá hồ sơ thầu

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 77

b. Tính điểm trọng số


Từ kết quả tính toán trọng số cho các tiêu chí chính và tiêu chí con ở mục 3.2
tác giả xây dựng thang điểm 0 – 10 cho từng tiêu chí như phụ lục 3.
Từ bảng thang điểm 0 đến 10, tiến hành chấm điểm cho từng nhà thầu như sau:
i. Gọi A1, A2,….An lần lượt là điểm số dựa trên thang điểm từ 0 – 10 được
chấm cho mỗi tiêu chí cho nhà thầu i. A1,A2,…An ϵ [0,10];
ii. Trọng số W1, W2,…Wn lần lượt là trọng số đã được xác định cho từng tiêu
chí như thể hiện trong Bảng 3.2 ở trên, W1+W2+…+Wn = 100%;
Vậy tổng điểm trọng số của nhà thầu thứ i là:
Tổng điểm trọng số (Weighted Score, viết tắt là WS (%)) là:
∗ ∗ …. ∗
WS (%) =
𝟏𝟎

Nhà thầu nào có điểm trọng số WS (%) cao nhất sẽ được lựa chọn ký hợp đồng.

c. Áp dụng vào đánh giá điểm trọng số cho gói thầu cụm máy nén khí công cụ
Áp dụng kết quả nghiên cứu vào đánh giá cho hồ sơ thầu của 3 nhà thầu cho
cụm máy nén khí giàn PQP-HT như chi tiết trong phụ lục 4. Tác giá thu được kết quả
tổng hợp cuối cùng như bảng sau:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 78

ĐIỂM CHO TỪNG TIÊU CHÍ ĐIỂM TRỌNG SỐ


PV PV
PVD
TIÊU CHÍ PVD Tech Enertech - Enertech-
TRỌNG Comp Air
(Carling) Ingersoll
Comp Air Tech
Ingersoll
ĐÁNH GIÁ (Carling)
SỐ (%) Rand Rand
THẦU
ĐIỂM ĐIỂM TRỌNG SỐ %
100% [0-10] 72.1% 55.7% 70.5%
1 TC1
1.1 TC1.1 6.8% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%
1.2 TC1.2 2.8% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%
2 TC2
2.1 TC2.1 2.3% 10 10 10 2.3% 2.3% 2.3%
2.2 TC2.2 3.6% 10 10 10 3.6% 3.6% 3.6%
2.3 TC2.3 1.3% 10 0 0 1.3% 0.0% 0.0%
2.4 TC2.4 1.1% 10 10 10 1.1% 1.1% 1.1%
2.5 TC2.5 2.2% 5 10 0 1.1% 2.2% 0.0%
3 TC3
3.1 TC3.1 12.3% 10 10 10 12.3% 12.3% 12.3%

3.2 TC3.2 4.9% 10 10 10 4.9% 4.9% 4.9%

3.3 TC3.3 2.6% 10 10 10 2.6% 2.6% 2.6%


4 TC4
4.1 TC4.1 6.4% 10 0 10 6.4% 0.0% 6.4%
4.2 TC4.2 5.5% 10 0 10 5.5% 0.0% 5.5%
4.3 TC4.3 4.8% 10 5 10 4.8% 2.4% 4.8%
7
10 4
(Giá
(Giá thầu: (Giá thầu:
5 TC5 12.7% thầu: 8.4% 12.7% 4.5%
USD USD
USD
630.230) 1.765.379)
958.858)
6 TC6
6.1 TC6.1 3.8% 10 0 10 3.8% 0.0% 3.8%
6.2 TC6.2 1.2% 0 0 10 0.0% 0.0% 1.2%

6.3 TC6.3 1.0% 5 1 10 0.5% 0.1% 1.0%


7 TC7 11.2% 10 10 10 11.2% 11.2% 11.2%
8 TC8
8.1 TC8.1 3.5% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%
8.2 TC8.2 2.2% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%
8.3 TC8.3 2.4% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%

9 TC9 5.1% 4 0 10 2.2% 0.0% 5.1%


Tổng Điểm
Trọng Số Tổng Điểm Trọng Số Của Các Nhà
100% 72.1% 55.7% 70.5%
Tối Đa = Thầu
100%
Xếp Hạng 1 3 2
Bảng 3.6 Kết quả đánh giá thầu cho cụm máy nén khí của giàn PQP-HT

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 79

Từ kết quả ở bảng 3.6, ta thấy nhà thầu Comp Air được xếp hạng số 1 với 72.1%
tổng điểm trọng số, nhà thầu PV Enertech đại diện cho hãng sản xuất Ingersoll Rand
được xếp hạng số 2 với 70.5% tổng điểm trọng số, nhà thầu PVD Tech đại diện cho
hãng sản xuất Carling xếp hạng số 3 với 55.7% tổng điểm trọng số đạt được. Như vậy
nhà thầu Comp Air là nhà thầu được đề xuất trúng thầu cho dù giá dự thầu không phải
là giá thấp nhất. Trong khi đó nhà thầu PVD Tech có giá dự thầu thấp nhất vì vậy nhà
thầu PVD Tech có điểm cao tuyệt đối đến 12.7% cho tiêu chí Giá thầu (TC5) trong
ba nhà thầu nhưng tổng điểm trọng số lại là thấp nhất chỉ 55.7% chứng tỏ nhà thầu
PVD Tech chưa có năng lực toàn diện so với 2 nhà thầu còn lại.
Bảng 3.6 thể hiện rất rõ nhiều điểm yếu của nhà thầu PVD Tech ở các tiêu chí
khác với điểm kém hơn vì vậy nhà thầu PVD Tech xét về toàn diện là kém hơn so
với 2 nhà thầu còn lại. Vậy theo kết quả nghiên cứu thì dù nhà thầu PVD Tech có giá
dự thầu thấp nhất nhưng tổng điểm trọng số lại là thấp nhất vì vậy nhà thầu PVD Tech
không trúng thầu, thay vào đó là nhà thầu Comp Air sẽ là nhà thầu trúng thầu vì tổng
điểm trọng số là cao nhất trong 3 nhà thầu. Theo kết quả đánh giá trong bảng 3.6,
những tiêu chí dưới đây thể hiện sự khác biệt chính về năng lực giữa 3 nhà thầu:
- Tiêu chí 2.3 (TC2.3): Khả năng tài chính của nhà thầu Comp Air tốt hơn 2 nhà
thầu còn lại thông qua điểm trọng số của hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt
hơn; từ đó giảm thiểu rủi ro về khả năng nhà thầu bị phá sản khi đang thực hiện hợp
đồng
- Tiêu chí 2.5 (TC2.5): Nhà thầu PVD Tech chấp nhận điều khoản thanh toán
100% sau khi hàng hóa đã được giao và được nghiệm thu về chất lượng. Điều này sẽ
giúp chủ đầu tư không gặp rủi ro bị mất tiền khi nhà thầu không thể giao hàng, đồng
thời cũng tạo ra sự ràng buộc, áp lực buộc nhà thầu phải thay thế hàng hóa nếu hàng
hoá bị mắc lỗi không được nghiệm thu. Trong khi với nhà thầu Comp Air thì chủ đầu
tư phải thanh toán 50% trước khi giao hàng, nhà thầu chỉ chấp nhận cho thanh toán
50% sau khi hàng được giao và được nghiệm thu. Như vậy với nhà thầu Comp Air
thì muốn nhận được hàng thì chủ đầu tư phải trả trước 50%, như vậy sẽ có những rủi
ro là sau khi thanh toán 50% thì hàng không được giao đúng như cam kết hoặc nhà
thầu không thực hiện tiếp hợp đồng, như vậy có khả năng xảy ra thiệt hại mất 50%

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 80

số tiền đã thanh toán mà không nhận được hàng hóa hoặc. Còn đối với nhà thầu PV
Enertech – Ingersoll Rand, thì chủ đầu tư phải thanh toán trả trước 100% trước khi
giao hàng, như vậy nếu nhà thầu không thể thực hiện cam kết hợp đồng sau khi đã
nhận đủ 100% số tiền thanh toán thì rủi ro rất cao là chủ đầu tư sẽ bị mất toàn bộ số
tiền trả trước mà không nhận lại được hàng hóa.
- Tiêu chí 4.1 (TC4.1): Tiêu chí này thể hiện hãng sản xuất máy nén khí Comp
Air, và hãng sản xuất Ingersoll Rand của nhà thầu PV Enertech là 2 hãng sản xuất nổi
tiếng thế giới do đó nhận số điểm cao ngang nhau, còn nhà sản xuất Carling của nhà
thầu PVD Tech thì không nổi tiếng nên không có điểm.
- Tiêu chí 4.2 (TC4.2): 2 nhà sản xuất Comp Air và Ingersoll Rand có các chứng
chỉ quản lý chất lượng trong sản xuất như vậy sẽ đảm bảo chất lượng hàng hóa thiết
bị được sản xuất với sự giám sát khắt khe của quy trình kiểm soát chất lượng, vì vậy
rủi ro thiết bị sản xuất bị mắc lỗi hoặc kém chất lượng sẽ thấp hơn. Nhà sản xuất
Carling không có các chứng chỉ quản lý chất lượng như vậy rủi ro hàng kèm chất
lượng sẽ cao hơn.
- Tiêu chí 4.3 (TC4.3): Cụm máy nén khí của nhà sản xuất Comp Air được sản
xuất tại Đức, còn của Ingersoll Rand được sản xuất tại Mỹ, trong khi cụm máy nén
khí do Carling sản xuất tại Malaysia. Như vậy với nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
tại các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như EU, G7 thì tiêu chuẩn chất lượng
luôn cao hơn những nơi khác do đó chất lượng của hàng hóa sẽ tốt hơn, vì vậy Comp
Air và Ingersoll Rand cùng nhận được điểm cao như nhau.
- Tiêu chí 5 (TC5): Giá thiết bị của nhà thầu PVD Tech đại diện của Comp Air
là thấp nhất vì vậy đạt điểm tuyệt đối ở tiêu chí này, còn nhà thầu Comp Air thì có
giá chào thầu thấp thứ 2, nhà thầu PV Enertech – Ingersoll Rand có giá chào cao nhất.
- Tiêu chí 6.1 (TC6.1): Cả 2 nhà sản xuất Comp Air và Ingersoll Rand đều đã
có kinh nghiệm cung cấp các cụm máy nén khí tương tự cho các khách hàng dầu khí
với ít nhất là 5 dự án, trong khi nhà sản xuất Carling không đưa ra được ít nhất 5 dự
án trong ngành dầu khí đã từng cung cấp. Do đó Comp Air và Ingersoll Rand đã có
kinh nghiệm cung cấp các thiết bị tương tự cho các dự án trong dầu khí thì những rủi

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 81

ro liên quan đến thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế và sản xuất thiết bị hoạt động
trong môi trường khắc nghiệt ngoài biển của ngành dầu khí với sẽ không còn.
- Tiêu chí 6.2 (TC6.2): Chỉ có nhà sản xuất Ingersoll Rand đã từng cung cấp
thiết bị với giá trị hợp đồng tương đương giá trị gói thầu này, như vậy rủi ro về thiếu
hụt tài chính hoặc thiếu kinh nghiệm quản lý, thực hiện gói thầu có giá trị tương
đương sẽ thấp hơn vì. Còn 2 nhà thầu còn lại thì chưa thực hiện các gói thầu có giá
trị tiền tương đương nên rủi ro về việc thiếu hụt tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý
sẽ cao hơn.
- Tiêu chí 6.3 (TC6.3): Tiêu chí này thể hiện bề dày lịch sử của các hãng sản
xuất, với một hãng sản xuất có lịch sử lâu đời thì chắc chắn chất lượng hàng hóa có
độ tín cậy cao hơn. Ở tiêu chí này nhà sản xuất Ingersoll Rand được đánh giá cao nhất
vì có bề dày lịch sử lâu đời nhất trong việc sản xuất máy nén khí, tiếp theo là nhà sản
xuất Comp Air cũng có một lịch sử lâu đời trong lĩnh vực sản xuất máy nén khí. Riêng
nhà sản xuất Carling là một nhà sản xuất mới nên rủi ro thiết bị có độ tin cậy sẽ thấp
hơn hai hãng còn lại.
- Tiêu chí 9 (TC9): Tiêu chí này thể hiện danh sách các khách hàng trong ngành
dầu khí đã sử dụng loại máy nén khí của mỗi hãng, nhiều khách hàng trong ngành
dầu khí sử dụng thì đồng nghĩa với việc các thiết bị của hãng đã được qua vận hành
thực tế trong các môi trường dầu khí khắc nghiệt và đã được tin dùng lựa chọn bởi
các khách hàng. Ở tiêu chí này thì nhà sản xuất Ingersoll Rand có danh sách khách
hàng trong ngành dầu khí nhiều nhất, nhà sản xuất Comp Air có danh sách khách
hàng trong lĩnh vực dầu khí nhiều thứ 2, nhà sản xuất Carling thì không đưa ra được
danh sách khách hàng trong lĩnh vực dầu khí đã mua thiết bị của hãng.
d. Thảo Luận
Từ kết quả nghiên cứu áp dụng vào gói thầu thực tế ở trên thì nhà thầu Comp
Air với giá chào thầu là 958.858 USD đã trúng thầu với tổng điểm trọng số là 72.1%
thay vì nhà thầu PVD Tech với giá chào thầu thấp chỉ 630.230 USD nhưng tổng điểm
trọng số là 55.7%. Gói thầu này đã chứng minh kết quả nghiên cứu là hoàn toàn phù
hợp.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 82

Trong thực tế đánh giá thầu được thể hiện tại Phụ lục 5, nhà thầu PVD Tech là
đơn vị đã trúng thầu với giá thấp nhất, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng thì nhà thầu PVD Tech đã không thể thực hiện nghĩa vụ đầy đủ như hợp
đồng đã ký. Ví dụ như không sản xuất thiết bị đúng như tiến độ cam kết, liên tục đề
nghị thay đổi thiết kế hoặc đề xuất thay đổi thành loại máy nén khí khác, và cuối cùng
là dẫn đến việc không thể giao thiết bị đúng thời hạn như hợp đồng đã quy định. Kết
quả cuối cùng là chủ đầu tư đã quyết định hủy hợp đồng với nhà thầu PVD Tech sau
nhiều tháng trao thầu, sau đó nhà thầu Comp Air được mời quay lại để đàm phán ký
hợp đồng với danh nghĩa là nhà thầu có giá chào thầu cạnh tranh đứng thứ 2. Từ kết
quả nghiên cứu trên cho thấy gói thầu này nên được trao cho nhà thầu Comp Air ngay
từ đầu vì nhà thầu Comp Air có điểm trọng số cao nhất trong 3 nhà thầu, nghĩa là nhà
thầu Comp Air có năng lực toàn diện nhất để đáp ứng tốt nhất mọi tiêu chí của gói
thầu đưa ra.
Việc so sánh giữa kết quả thực tế với kết quả nghiên cứu đã cho kết quả cuối
cùng là nhà thầu Comp Air được đề xuất trao thầu, tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất
là trong thực tế chủ đầu tư đã phải đánh đổi bằng chậm trễ tiến độ và chi phí phát sinh
vì không trao thầu ngay cho nhà thầu Comp Air từ ban đầu, và thậm chí sau đó có lý
do trao thầu cho nhà thầu Comp Air vì: (i) nhà thầu PVD Tech không thực hiện đúng
cam kết trong hợp đồng, (ii) nhà thầu Comp Air có giá chào thầu thấp thứ 2 chứ không
phải xét về năng lực nhà thầu Comp Air có năng lực toàn diện nhất trong số 3 nhà
thầu. Từ đó, có thể nhận thấy có những điểm yếu và những hạn chế rất lớn trong cách
thức đánh giá thầu truyền thống dẫn đến một dự án lớn có khả năng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng vì chi phí phát sinh lớn và tiến độ chậm trễ do lựa chọn giá thầu thấp
nhất mà bỏ qua các yếu tố quan trọng khác.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 83

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4.1. Kết luận
Những kết quả đạt được của Luận văn:
a. Xác định các tiêu chí chính để chọn thầu cho các gói thầu thiết kế-mua
sắm thiết bị thuộc dự án phát triển mỏ khí ngoài khơi
Danh mục 9 tiêu chí chính, 19 tiêu chí con đã được đúc kết lại thành tiêu chí
đánh giá thầu cho gói thầu thiết kế - mua sắm thiết bị, những tiêu chí này đã được
thảo luận với 50 chuyên gia có kinh nghiệm trong đánh giá các hồ sơ đấu thầu kỹ
thuật và thương mại, tất cả 50 chuyên gia đều đồng ý rằng 9 tiêu chí chính và 19 tiêu
chí con là các tiêu chí cần thiết áp dụng cho công tác đánh giá và lựa chọn nhà thầu
đối với các gói thầu thiết kế - mua sắm thiết bị.
b. Xây dựng được trọng số của mỗi tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc cải tiến chiến lược đánh giá thầu theo phương thức đa tiêu chí kèm theo
trọng số được xây dựng trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính khách quan và nhất quán
sẽ giúp các chủ đầu tư quyết định lựa chọn nhà thầu có năng lực toàn diện nhất để
trao thầu, thay vì chỉ căn cứ vào giá chào thầu thấp nhất như cách đánh giá theo truyền
thống, vốn dĩ phổ biến ở Việt Nam. Một nhà thầu có khả năng toàn diện sẽ luôn đảm
bảo kết quả công việc mang lại là tối ưu nhất và tương xứng với chi phí bỏ ra cho gói
thầu.
Với phương pháp đánh giá thầu truyền thống thì khó có thể đánh giá năng lực
toàn diện giữa các nhà thầu bởi vì tiêu chí giá thầu thấp đã chi phối kết quả đánh giá
thầu cuối cùng. Do không thể đánh giá định lượng được năng lực giữa các nhà thầu
nên cũng không thể đánh giá được mức độ rủi ro đã khiến nhiều dự án gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc trong triển khai vì năng lực nhà thầu kém dẫn đến phát sinh chi phí
vượt ngân sách, tiến độ dự án bị chẫm trễ, phạm phải lỗi kỹ thuật trong quá trình chạy
thử để nghiệm thu thiết bị, tốn nhiều chi phí cho việc bảo trì và vận hành thiết bị sau
này.
Với việc áp dụng phương pháp AHP, câu hỏi khảo sát so sánh cặp giữa các tiêu
chí đã được thiết kế và tiến hành khảo sát với 50 chuyên gia. Đây là một phần rất
quan trọng trong sơ đồ nghiên cứu của luận văn. Thông qua phương pháp AHP, một

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 84

phương pháp tính toán đơn giản, nhưng có cơ sở vững chắc lý thuyết trong việc đánh
giá và lựa chọn các phương án giúp các cá nhân hay nhóm ra quyết định. Cuối cùng
đã xác định được trọng số của từng tiêu chí được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Thứ tự mức độ
Tiêu chí chính Trọng số
quan trọng
Khả năng kỹ thuật (TC3) 19.9% 1
Quản lý chất lượng (TC4) 16.7% 2
Giá thầu (TC5) 12.7% 3
Thời gian giao hàng đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hang (TC7) 11.2% 4
Khả năng tài chính (TC2) 10.6% 5
Hiệu quả dự án trước (TC1) 9.6% 6
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (TC8) 8.1% 7
Hồ sơ năng lực công ty (TC6) 6.0% 8
Danh sách khách hàng trong lĩnh vực dầu khí đã mua loại máy nén
5.1% 9
khí tương tự (TC9)
Bảng 4.1 Xếp hạng thứ tự mức độ quan trọng của các tiêu chí chính
Việc xây dựng tiêu chí đánh giá thầu theo trọng số bằng phương pháp AHP là
cơ sở vững chắc trong việc đánh giá mức độ quan trọng của một tập các tiêu chí, từ
đó định lượng được trọng số cho từng tiêu chí một cách khoa học và khách quan, loại
bỏ hoàn toàn các yếu tố chủ quan trong việc gán trọng số cho các tiêu chí. Điều này
thể hiện rất rõ ràng khi tiêu chí về giá thầu chỉ xếp hạng quan trọng thứ 3 với 12.7%
trọng số thay vì kiểm soát hoàn toàn kết quả đánh giá thầu như phương pháp truyền
thống. Kết quả đánh giá thầu cuối cùng bao gồm tập hợp các tiêu chí chính và các
tiêu chí con tương ứng với các trọng số xác định đã phản ánh đầy đủ năng lực của
từng nhà thầu.
Các tiêu chí chính và tiêu chí con cùng các trọng số tương ứng của chúng có thể
được sử dụng như là tiêu chuẩn đánh giá thầu cho các công ty áp dụng cho các gói
thầu mua sắm thiết bị trong ngành công nghiệp dầu khí hoặc các ngành công nghiệp
khác với các gói thầu có tính chất tương tự. Hoặc với các công ty không có nhiều
kinh nghiệm trong việc xác định danh mục các tiêu chí đánh giá thầu và các trọng số
của các tiêu chí đánh giá thầu thì có thể áp dụng các tiêu chí và trọng số trong nghiên
cứu này.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 85

4.2. Kiến nghị


Hạn chế của đề tài là chỉ nghiên cứu các tiêu chí cho các gói thầu mua sắm thiết
bị của dự án tổng thầu đóng giàn khai thác thuộc dự án phát triển mỏ dầu khí ngoài
khơi, vì thế 9 tiêu chí chính và 19 tiêu chí con sẽ phù hợp nhất cho việc áp dụng vào
đánh giá thầu cho các gói thầu mua sắm thiết bị của dự án tổng thầu đóng giàn khai
thác. Tuy nhiên giá trị quan trọng nhất của hướng nghiên cứu của luận văn chính là
cách xây dựng trọng số bằng phương pháp AHP là cơ sở vững chắc trong việc đánh
giá mức độ quan trọng của một tập các tiêu chí, từ đó định lượng được trọng số cho
từng tiêu chí một cách khoa học và khách quan, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố chủ quan
trong việc gán trọng số theo ý thích cho các tiêu chí vốn dĩ thường gặp ở cách đánh
giá thầu truyền thống. Dựa vào hướng nghiên cứu của luận văn thì kiến nghị các công
ty trong bất kể lĩnh vực nào cũng nên vận dụng hướng nghiên cứu này để xây dựng
bộ tiêu chí chấm thầu kèm theo trọng số phù hợp cho riêng công ty mình dựa vào cơ
sở lý thuyết vững chắc của phương pháp AHP để loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan,
cảm tính trong đánh giá thầu mà không có căn cứ khoa học, dẫn đến kết quả đấu thầu
bị sai lệch không đem lại hiệu quả tối ưu cho công ty.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Anh
[1] F.K.S Lee. “Construction Contractor Selection Criteria: The effects of relational
norms, price and prequalification,” Dr Thesis, Henley Business School - The
University of Reading, England, 2016.
[2] A. Idrus et all. “Decision Criteria for Selecting Main Contractors in Malaysia,”
Research Journal of Applied Sciences, Engineering and Technology. vol. 3(12),
pp. 1358-1365, 2011.
[3] J. Pongpeng. “Multicriteria And Multidecision-Makers In Tender Evaluation,”
Dr Thesis, School of Civil Engineering - Queensland University of Technology,
Australia, 2002.
Tiếng Việt
[4] Luật Đấu Thầu số: 43/2013/QH13, 2013.
[5] Công ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí Hàng Hải (PTSC M&C), “Quy trình mua sắm
cho dự án Thăng Long Đông Đô”, 2011.
[6] Văn phòng điều hành tập đoàn dầu khí Hàn Quốc (KNOC – Vietnam Operating
Office), “Quy trình quản lý mua sắm”, 2018.
[7] Công ty Shell Việt Nam TNHH, “Quy trình hợp đồng và mua sắm”, 2016.
[8] Công ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn, “Quy trình hợp đồng và mua sắm”, 2020.
[9] Từ Đồng Xuân. “Áp Dụng Mô Hình AHP (Analytic Hierarchy Process) Để
Chọn Nhà Thầu Dựa Trên Cung Ứng Vật Liệu Và Máy Móc Thiết Bị Thi
Công,” Luận văn thạc sĩ, Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh – Trường Đại
Học Bách Khoa, Tp. Hồ Chí Minh, 2008.
[10] Trần Thanh Hà. “Ứng Dụng Mô Hình Fuzy Logic Trong Việc Đấu Thầu Lựa
Chọn Đơn Vị Tư Vấn Quản Lý Dự Án Xây Dựng Tại Việt Nam,” Luận văn thạc
sĩ, Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh – Trường Đại Học Bách Khoa, Tp. Hồ
Chí Minh, 2014.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 87

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Nội dung Bảng câu hỏi so sánh cặp

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

“XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THẦU THEO TRỌNG SỐ CHO GÓI
THẦU THIẾT KẾ-MUA SẮM THIẾT BỊ THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MỎ
KHÍ NGOÀI KHƠI: ÁP DỤNG CHO CỤM MÁY NÉN KHÍ CÔNG CỤ”

Xin chào Anh/Chị!

Tôi tên là Nguyễn Vũ Tuấn, là học viên cao học khoá 2017 chuyên ngành Kỹ
Thuật Dầu Khí của trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại
tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ THẦU THEO TRỌNG SỐ CHO GÓI THẦU THIẾT KẾ-MUA SẮM THIẾT
BỊ THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MỎ KHÍ NGOÀI KHƠI: ÁP DỤNG CHO
CỤM MÁY NÉN KHÍ CÔNG CỤ”.

Bảng câu hỏi này nhằm xác định “mức độ quan trọng” giữa các tiêu chí đánh
giá thầu cho các gói thầu Thiết Kế-Mua Sắm Thiết Bị. Vì vậy các ý kiến đóng góp
quý báu của Anh/Chị trong bảng câu hỏi khảo sát là dữ liệu quan trọng cho sự thành
công của nghiên cứu cũng như việc ứng dụng kết quả của nó trong thực tế. Xin
chân thành cảm ơn anh/chị.
Xin chân thành cảm ơn

Nội dung: Thực hiện các so sánh cặp về mức độ quan trọng giữa hai tiêu chí.
Với mỗi hàng ngang so sánh, Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau:

1. Tiêu chí bên trái quan trọng hơn, hay tiêu chí bên phải quan trọng hơn?

Nếu câu trả lời là quan trọng như nhau, thì đánh dấu vào ô chính giữa. Nếu câu trả
lời là một trong hai tiêu chí quan trọng hơn, thì vui long trả lời câu số 2:

2. Quan trọng hơn như thế nào: quan trọng vừa phải, khá quan trọng, rất quan trọng
hay vô cùng quan trọng?

 Nếu tiêu chí bên trái quan trọng hơn thì vui lòng chọn một trong các cấp độ
bên trái (giá trị từ 1 đến 9) và ngược lại.

Chú ý:
 Các cột ở giữa thể hiện mức độ quan trọng trung gian của hai mức độ hai bên.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 88

 Vui long thể hiện tính nhất quán trong việc trả lời các câu hỏi. Ví dụ: A quan
trọng hơn (>) B , B lại quan trọng hơn (>) C thì A phải quan trọng hơn (>) C

Stt Tiêu chí lựa chọn Nhà thầu


I Hiệu quả dự án trước (TC1)
1.1 Cung cấp được thư ghi nhận thể hiện sự hài lòng của khách hàng cũ đối với
kết quả công việc của Nhà Thầu (TC1.1)
1.2 Cung cấp được thư giới thiệu của khách hàng cũ (TC1.2)
II Khả năng tài chính (TC2)
2.1 Doanh thu trung bình của 3 năm qua ≥ Giá trị gói thầu x 1.5 (TC2.1)
2.2 Lỗ trong báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất: Không lỗ (TC2.2)
2.3 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Tài sản hiện tại : Các khoản phải
trả hiện tại) ≥ 1 (TC2.3)
2.4 Giá trị tài sản ròng (Tổng tài sản – tổng nợ) > 0 (TC2.4)
2.5 Chấp nhận điều khoản thanh toán trả sau 100% trong vòng 30 ngày sau khi
nhận được hóa đơn hợp lệ và chất lượng hàng hóa đã được nghiệm thu.
(TC2.5)
III Khả năng kỹ thuật (TC3)
3.1 Đáp ứng các thông số kỹ thuật như quy định trong yêu cầu của đầu bài kỹ
thuật. (TC3.1)
3.2 Đáp ứng yêu cầu phạm vi cung cấp như quy định trong đầu bài kỹ thuật.
(TC3.2)
3.3 Thiết kế tuổi thọ của thiết bị. (TC3.3)
IV Quản lý chất lượng (TC4)
4.1 Danh tiếng của công ty (TC4.1)
4.2 Các chứng chỉ quản lý chất lượng ISO hoặc tiêu chuẩn quản lý chất lượng
tương đương (TC4.2)
4.3 Nguồn gốc xuất xứ của thiết bị (TC4.3)
V Giá thầu (TC5)
VI Hồ sơ năng lực công ty (TC6)
6.1 Đã thực hiện ít nhất 5 dự án có tính chất và quy mô tương tự (TC6.1)
6.2 Giá trị hợp đồng cao nhất đã thực hiện trong 5 năm qua phải tương đương
giá trị gói thầu đang chào thầu. (TC6.2)
6.3 Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho loại thiết bị
đang được mời chào thầu. (TC6.3)
VII Thời gian giao hàng đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng. (TC7)
VIII An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (HSE) (TC8)
8.1 Tài liệu chính sách công ty về HSE (TC8.1)
8.2 Cơ cấu tổ chức trong việc quản lý HSE (TC8.2)
8.3 Dữ liệu báo cáo về kết quả thực hiện và kiểm soát HSE tại công ty trong 5
năm qua. (TC8.3)
IX Danh sách khách hàng trong lĩnh vực dầu khí đã mua loại thiết bị
tương tự (TC9)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 89

A – Bảng so sánh các tiêu chí chính

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau

Thang đo so
Thang đo so sánh

Quan trọng vừa phải

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
I. So sánh tiêu chí TC1 với các tiêu chí còn lại
Hiệu quả dự án Khả năng tài
trước (TC1) chính (TC2)
Hiệu quả dự án Khả năng kỹ
trước (TC1) thuật (TC3)
Hiệu quả dự án Quản lý chất
trước (TC1) lượng (TC4)
Hiệu quả dự án Giá thầu (TC5)
trước (TC1)
Hiệu quả dự án Hồ sơ năng lực
trước (TC1) công ty (TC6)
Hiệu quả dự án Thời gian giao
trước (TC1) hàng đáp ứng
yêu cầu về thời
gian giao hàng.
(TC7)
Hiệu quả dự án An toàn và sức
trước (TC1) khỏe nghề
nghiệp (TC8)
Hiệu quả dự án Danh sách
trước (TC1) khách hàng
trong lĩnh vực
dầu khí đã mua

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 90

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau


Thang đo so sánh

Thang đo so
Quan trọng vừa phải

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
loại thiết bị
tương tự (TC9)
II. So sánh tiêu chí TC2 với các tiêu chí còn lại
Khả năng tài Khả năng kỹ
chính (TC2) thuật (TC3)
Khả năng tài Quản lý chất
chính (TC2) lượng (TC4)
Khả năng tài Giá thầu (TC5)
chính (TC2)
Khả năng tài Hồ sơ năng lực
chính (TC2) công ty (TC6)
Khả năng tài Thời gian giao
chính (TC2) hàng đáp ứng
yêu cầu về thời
gian giao hàng.
(TC7)
Khả năng tài An toàn và sức
chính (TC2) khỏe nghề
nghiệp (TC8)
Khả năng tài Danh sách
chính (TC2) khách hàng
trong lĩnh vực
dầu khí đã mua

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 91

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau


Thang đo so sánh

Thang đo so
Quan trọng vừa phải

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
loại thiết bị
tương tự (TC9)
III. So sánh tiêu chí TC3 với các tiêu chí còn lại
Khả năng kỹ Quản lý chất
thuật (TC3) lượng (TC4)
Khả năng kỹ Giá thầu (TC5)
thuật (TC3)
Khả năng kỹ Hồ sơ năng lực
thuật (TC3) công ty (TC6)
Khả năng kỹ Thời gian giao
thuật (TC3) hàng đáp ứng
yêu cầu về thời
gian giao hàng.
(TC7)
Khả năng kỹ An toàn và sức
thuật (TC3) khỏe nghề
nghiệp (TC8)
Khả năng kỹ Danh sách
thuật (TC3) khách hàng
trong lĩnh vực
dầu khí đã mua
loại thiết bị
tương tự (TC9)
IV. So sánh tiêu chí TC4 với các tiêu chí còn lại

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 92

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau


Thang đo so sánh

Thang đo so
Quan trọng vừa phải

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Quản lý chất Giá thầu (TC5)
lượng (TC4)
Quản lý chất Hồ sơ năng lực
lượng (TC4) công ty (TC6)
Quản lý chất Thời gian giao
lượng (TC4) hàng đáp ứng
yêu cầu về thời
gian giao hàng.
(TC7)
Quản lý chất An toàn và sức
lượng (TC4) khỏe nghề
nghiệp (TC8)
Quản lý chất Danh sách
lượng (TC4) khách hàng
trong lĩnh vực
dầu khí đã mua
loại thiết bị
tương tự (TC9)
V. So sánh tiêu chí TC5 với các tiêu chí còn lại
Giá thầu (TC5) Hồ sơ năng lực
công ty (TC6)
Giá thầu (TC5) Thời gian giao
hàng đáp ứng
yêu cầu về thời

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 93

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau


Thang đo so sánh

Thang đo so
Quan trọng vừa phải

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
gian giao hàng.
(TC7)
Giá thầu (TC5) An toàn và sức
khỏe nghề
nghiệp (TC8)
Giá thầu (TC5) Danh sách
khách hàng
trong lĩnh vực
dầu khí đã mua
loại thiết bị
tương tự (TC9)
VI. So sánh tiêu chí TC6 với các tiêu chí còn lại
Hồ sơ năng lực Thời gian giao
công ty (TC6) hàng đáp ứng
yêu cầu về thời
gian giao hàng.
(TC7)
Hồ sơ năng lực An toàn và sức
công ty (TC6) khỏe nghề
nghiệp (TC8)
Hồ sơ năng lực Danh sách
công ty (TC6) khách hàng
trong lĩnh vực
dầu khí đã mua

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 94

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau


Thang đo so sánh

Thang đo so
Quan trọng vừa phải

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
loại thiết bị
tương tự (TC9)
VII. So sánh tiêu chí TC7 với các tiêu chí còn lại
Thời gian giao An toàn và sức
hàng đáp ứng khỏe nghề
yêu cầu về thời nghiệp (TC8)
gian giao hàng.
(TC7)
Thời gian giao Danh sách
hàng đáp ứng khách hàng
yêu cầu về thời trong lĩnh vực
gian giao hàng. dầu khí đã mua
(TC7) loại thiết bị
tương tự (TC9)
VIII. So sánh tiêu chí TC8 với các tiêu chí còn lại
An toàn và sức Danh sách
khỏe nghề khách hàng
nghiệp (TC8) trong lĩnh vực
dầu khí đã mua
loại thiết bị
tương tự (TC9)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 95

B – Bảng so sánh các tiêu chí con

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau

Thang đo so
Quan trọng vừa phải
Thang đo so

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
sánh

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
I. Hiệu quả dự án trước (TC1)
Cung cấp Cung cấp
được thư ghi được thư giới
nhận thể hiện thiệu của
sự hài lòng khách hàng cũ
của khách (TC1.2)
hàng cũ đối
với kết quả
công việc của
Nhà Thầu
(TC1.1)
II. Khả năng tài chính (TC2)
Doanh thu Lỗ trong báo
trung bình của cáo tài chính
3 năm qua ≥ của 3 năm gần
Giá trị gói thầu nhất: Không lỗ
x 1.5 (TC2.1) (TC2.2)
Doanh thu Hệ số khả năng
trung bình của thanh toán nợ
3 năm qua ≥ ngắn hạn (Tài
Giá trị gói thầu sản hiện tại :
x 1.5 (TC2.1) Các khoản phải

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 96

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau

Thang đo so
Quan trọng vừa phải
Thang đo so

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
sánh

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
trả hiện tại) ≥ 1
(TC2.3)
Doanh thu Giá trị tài sản
trung bình của ròng (Tổng tài
3 năm qua ≥ sản – tổng nợ) >
Giá trị gói thầu 0 (TC2.4)
x 1.5 (TC2.1)
Doanh thu Chấp nhận điều
trung bình của khoản thanh
3 năm qua ≥ toán trả sau
Giá trị gói thầu 100% trong
x 1.5 (TC2.1) vòng 30 ngày
sau khi nhận
được hóa đơn
hợp lệ và chất
lượng hàng hóa
đã được nghiệm
thu. (TC2.5)
Lỗ trong báo Hệ số khả năng
cáo tài chính thanh toán nợ
của 3 năm gần ngắn hạn (Tài
nhất: Không lỗ sản hiện tại :
(TC2.2) Các khoản phải
trả hiện tại) ≥ 1
(TC2.3)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 97

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau

Thang đo so
Quan trọng vừa phải
Thang đo so

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
sánh

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Lỗ trong báo Giá trị tài sản
cáo tài chính ròng (Tổng tài
của 3 năm gần sản – tổng nợ) >
nhất: Không lỗ 0 (TC2.4)
(TC2.2)
Lỗ trong báo Chấp nhận điều
cáo tài chính khoản thanh
của 3 năm gần toán trả sau
nhất: Không lỗ 100% trong
(TC2.2) vòng 30 ngày
sau khi nhận
được hóa đơn
hợp lệ và chất
lượng hàng hóa
đã được nghiệm
thu. (TC2.5)
Hệ số khả năng Giá trị tài sản
thanh toán nợ ròng (Tổng tài
ngắn hạn (Tài sản – tổng nợ) >
sản hiện tại : 0 (TC2.4)
Các khoản phải
trả hiện tại) ≥ 1
(TC2.3)
Hệ số khả năng Chấp nhận điều
thanh toán nợ khoản thanh

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 98

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau

Thang đo so
Quan trọng vừa phải
Thang đo so

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
sánh

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
ngắn hạn (Tài toán trả sau
sản hiện tại : 100% trong
Các khoản phải vòng 30 ngày
trả hiện tại) ≥ 1 sau khi nhận
(TC2.3) được hóa đơn
hợp lệ và chất
lượng hàng hóa
đã được nghiệm
thu. (TC2.5)
Giá trị tài sản Chấp nhận điều
ròng (Tổng tài khoản thanh
sản – tổng nợ) toán trả sau
> 0 (TC2.4) 100% trong
vòng 30 ngày
sau khi nhận
được hóa đơn
hợp lệ và chất
lượng hàng hóa
đã được nghiệm
thu. (TC2.5)
III. Khả năng kỹ thuật (TC3)
Đáp ứng các Đáp ứng yêu
thông số kỹ cầu phạm vi
thuật như quy cung cấp như
định trong yêu quy định trong

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 99

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau

Thang đo so
Quan trọng vừa phải
Thang đo so

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
sánh

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
cầu của đầu bài đầu bài kỹ
kỹ thuật. thuật. (TC3.2)
(TC3.1)
Đáp ứng các Thiết kế tuổi
thông số kỹ thọ của thiết bị.
thuật như quy (TC3.3)
định trong yêu
cầu của đầu bài
kỹ thuật.
(TC3.1)
Đáp ứng yêu Thiết kế tuổi
cầu phạm vi thọ của thiết bị.
cung cấp như (TC3.3)
quy định trong
đầu bài kỹ
thuật. (TC3.2)
IV. Quản lý chất lượng (TC4)
Danh tiếng của Các chứng chỉ
công ty quản lý chất
(TC4.1) lượng ISO hoặc
tiêu chuẩn quản
lý chất lượng
tương đương
(TC4.2)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 100

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau

Thang đo so
Quan trọng vừa phải
Thang đo so

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
sánh

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Danh tiếng của Nguồn gốc xuất
công ty xứ của thiết bị
(TC4.1) (TC4.3)
Các chứng chỉ Nguồn gốc xuất
quản lý chất xứ của thiết bị
lượng ISO (TC4.3)
hoặc tiêu chuẩn
quản lý chất
lượng tương
đương (TC4.2)
VI. Hồ sơ năng lực công ty (TC6)
Đã thực hiện ít Giá trị hợp
nhất 5 dự án có đồng cao nhất
tính chất và đã thực hiện
quy mô tương trong 5 năm qua
tự (TC6.1) phải tương
đương giá trị
gói thầu đang
chào thầu.
(TC6.2)
Đã thực hiện ít Bề dày kinh
nhất 5 dự án có nghiệm trong
tính chất và lĩnh vực sản
quy mô tương xuất công
tự (TC6.1) nghiệp cho loại

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 101

Quan trọng vừa phải

Quan trọng như nhau

Thang đo so
Quan trọng vừa phải
Thang đo so

Vô cùng quan trọng


Vô cùng quan trọng

Khá quan trọng


Rất quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

sánh
sánh

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
thiết bị đang
được mời chào
thầu. (TC6.3)
Giá trị hợp Bề dày kinh
đồng cao nhất nghiệm trong
đã thực hiện lĩnh vực sản
trong 5 năm xuất công
qua phải tương nghiệp cho loại
đương giá trị thiết bị đang
gói thầu đang được mời chào
chào thầu. thầu. (TC6.3)
(TC6.2)
VIII. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (TC8)
Tài liệu chính Cơ cấu tổ chức
sách công ty về trong việc quản
HSE (TC8.1) lý HSE (TC8.2)
Tài liệu chính Dữ liệu báo cáo
sách công ty về về kết quả thực
HSE (TC8.1) hiện và kiểm
soát HSE tại
công ty trong 5
năm qua.
(TC8.3)
Cơ cấu tổ chức Dữ liệu báo cáo
trong việc quản về kết quả thực

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186

Thang đo so

(TC8.2)
sánh

HSE

Luận văn thạc sĩ


9
Vô cùng quan trọng
8

Rất quan trọng


7
6
5

Khá quan trọng


4
3

Quan trọng vừa phải


2
1

Quan trọng như nhau


Trang 102

MSHV: 1770186
3

Quan trọng vừa phải

HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


4
5

Khá quan trọng


6
7

Rất quan trọng


8
9

Vô cùng quan trọng


năm

Thang đo so
(TC8.3)

sánh
soát HSE tại
hiện và kiểm

công ty trong 5
qua.
Trang 103
Phụ lục 2. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia

1. Tính trọng số của các tiêu chí chính:


Bước 1 tính tổng từng cột ma trận trong bảng:

Danh sách khách


Thời gian giao hàng
Hiệu quả dự Hồ sơ năng An toàn và sức hàng trong lĩnh vực
Khả năng tài Khả năng kỹ Quản lý chất Giá thầu đáp ứng yêu cầu về
án trước lực công ty khỏe nghề nghiệp dầu khí đã mua loại
chính (TC2) thuật (TC3) lượng (TC4) (TC5) thời gian giao hàng.
(TC1) (TC6) (TC8) máy nén khí tương
(TC7)
tự (TC9)
Hiệu quả dự án
1 1 3/8 4/5 5/6 1 2/9 2 1/3 1 1/7 1 1/2 2
trước (TC1)

Khả năng tài chính


1 3/7 1 5/6 1 1/4 1 4/9 2 3/8 1 1 5/8 2 2/7
(TC2)

Khả năng kỹ thuật


2 1/3 2 1/2 1 2 2 6/7 5 2 1/2 3 5/7 4 1/5
(TC3)

Quản lý chất lượng


2 3/7 2 1/7 3/4 1 3 3 6/7 2 1/7 3 5/6 3 1/2
(TC4)

Giá thầu (TC5) 2 1 7/8 2/3 5/7 1 3 1/2 1 3/4 2 4/5 3 1/5

Hồ sơ năng lực
8/9 6/7 1/4 1/2 1/2 1 1 1 7/8 1 3/7
công ty (TC6)

Thời gian giao


hàng đáp ứng yêu
2 2 3/5 2/3 1 1 7/9 1 3 3 5/7
cầu về thời gian
giao hàng. (TC7)

An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp 1 5/8 1 5/7 1/2 5/8 7/8 1 2/7 3/5 1 2 3/8
(TC8)

Danh sách khách


hàng trong lĩnh
vực dầu khí đã 1 1/9 1 2/7 4/9 1/2 1 1/3 1 1
mua loại máy nén
khí tương tự (TC9)

Tổng 14.83 14.55 5.73 7.96 12.26 22.18 11.23 20.51 23.59

Bước 2 lấy giá trị từng cột chia cho giá trị tổng của cột tương ứng, sau đó tính
tổng của mỗi hàng ngang,

Bước 3: Tiếp theo, giá trị tổng mỗi hàng chia cho tổng số tiêu chí của ma trận sẽ
cho ra trọng số của tiêu chí cần tìm.

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 104
Danh sách khách
Thời gian giao hàng
Hiệu quả dự Khả năng Quản lý Hồ sơ năng An toàn và sức hàng trong lĩnh vực
Khả năng kỹ Giá thầu đáp ứng yêu cầu về
án trước tài chính chất lượng lực công ty khỏe nghề dầu khí đã mua loại Tổng Trọng số
thuật (TC3) (TC5) thời gian giao hàng.
(TC1) (TC2) (TC4) (TC6) nghiệp (TC8) thiết bị tương tự
(TC7)
(TC9)

Hiệu quả dự án
0.07 0.10 0.14 0.10 0.10 0.10 0.10 0.07 0.08 0.87 9.6%
trước (TC1)

Khả năng tài


0.10 0.07 0.15 0.15 0.12 0.11 0.08 0.08 0.10 0.95 10.6%
chính (TC2)

Khả năng kỹ thuật


0.16 0.17 0.17 0.25 0.23 0.23 0.22 0.18 0.18 1.79 19.9%
(TC3)

Quản lý chất
0.16 0.15 0.13 0.13 0.24 0.17 0.19 0.19 0.15 1.50 16.7%
lượng (TC4)

Giá thầu (TC5) 0.14 0.13 0.12 0.09 0.08 0.16 0.16 0.14 0.13 1.15 12.7%

Hồ sơ năng lực
0.06 0.06 0.04 0.06 0.04 0.05 0.08 0.09 0.06 0.54 6.0%
công ty (TC6)

Thời gian giao


hàng đáp ứng yêu
0.13 0.14 0.11 0.09 0.08 0.08 0.09 0.15 0.16 1.01 11.2%
cầu về thời gian
giao hàng. (TC7)

An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp 0.11 0.12 0.09 0.08 0.07 0.06 0.05 0.05 0.10 0.73 8.1%
(TC8)

Danh sách khách


hàng trong lĩnh
vực dầu khí đã 0.08 0.07 0.05 0.06 0.04 0.05 0.03 0.05 0.04 0.46 5.1%
mua loại thiết bị
tương tự (TC9)

2. Tính trọng số của các tiêu chí con:

Tương tự các bước tính trọng số cho các tiêu chí chính, tính ra trọng số cho từng
tiêu chí con như các bảng sau:

a. Ma trận tiêu chí con TC1:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 105
Cung cấp được thư ghi

Ma trận TC1
nhận thể hiện sự hài
Cung cấp được thư giới
lòng của khách hàng cũ
thiệu của khách hàng cũ
đối với kết quả công
(TC1.2)
việc của Nhà Thầu
(TC1.1)
Cung cấp được thư ghi
nhận thể hiện sự hài lòng
của khách hàng cũ đối với 1 3 3/8
kết quả công việc của Nhà
Thầu (TC1.1)
Cung cấp được thư giới
thiệu của khách hàng cũ 5/9 1
(TC1.2)

Tổng 1.55 4.37

Cung cấp được thư


ghi nhận thể hiện sự Cung cấp được thư
hài lòng của khách giới thiệu của
Tổng Trọng số
hàng cũ đối với kết khách hàng cũ
quả công việc của (TC1.2)
Nhà Thầu (TC1.1)
Cung cấp được thư ghi nhận
thể hiện sự hài lòng của
khách hàng cũ đối với kết 0.64 0.77 1.42 70.8%
quả công việc của Nhà Thầu
(TC1.1)
Cung cấp được thư giới
thiệu của khách hàng cũ 0.36 0.23 0.58 29.2%
(TC1.2)

b. Ma trận tiêu chí con TC2:

Chấp nhận điều khoản


Hệ số khả năng thanh thanh toán trả sau 100%
Ma trận TC2

Giá trị tài sản


Doanh thu trung bình Lỗ trong báo cáo tài toán nợ ngắn hạn (Tài trong vòng 30 ngày sau
ròng (Tổng tài
của 3 năm qua ≥ Giá trị chính của 3 năm gần sản hiện tại : Các khoản khi nhận được hóa đơn
sản – tổng nợ)
gói thầu x 1.5 (TC2.1) nhất: Không lỗ (TC2.2) phải trả hiện tại) ≥ 1 hợp lệ và chất lượng
> 0 (TC2.4)
(TC2.3) hàng hóa đã được
nghiệm thu. (TC2.5)
Doanh thu trung bình của 3
năm qua ≥ Giá trị gói thầu x 1 1 3 2 7/9 1 1/9
1.5 (TC2.1)
Lỗ trong báo cáo tài chính
của 3 năm gần nhất: Không 3 1/6 1 3 2/7 2 8/9 2 6/7
lỗ (TC2.2)
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn (Tài sản hiện
5/6 3/5 1 1 3/8 7/8
tại : Các khoản phải trả
hiện tại) ≥ 1 (TC2.3)
Giá trị tài sản ròng (Tổng
tài sản – tổng nợ) > 0 3/5 3/5 1 1 4/5
(TC2.4)
Chấp nhận điều khoản
thanh toán trả sau 100%
trong vòng 30 ngày sau khi
1 6/7 1 2 1/5 2 1
nhận được hóa đơn hợp lệ
và chất lượng hàng hóa đã
được nghiệm thu. (TC2.5)
Tổng 7.45 4.13 10.36 10.04 6.65

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 106

Hệ số khả năng Chấp nhận điều khoản thanh


Doanh thu trung Lỗ trong báo cáo thanh toán nợ ngắn Giá trị tài sản toán trả sau 100% trong vòng
bình của 3 năm qua tài chính của 3 năm hạn (Tài sản hiện ròng (Tổng tài 30 ngày sau khi nhận được
Tổng Trọng số
≥ Giá trị gói thầu x gần nhất: Không lỗ tại : Các khoản sản – tổng nợ) > hóa đơn hợp lệ và chất lượng
1.5 (TC2.1) (TC2.2) phải trả hiện tại) ≥ 0 (TC2.4) hàng hóa đã được nghiệm thu.
1 (TC2.3) (TC2.5)

Doanh thu trung bình của 3


năm qua ≥ Giá trị gói thầu x 0.13 0.22 0.28 0.28 0.17 1.08 21.6%
1.5 (TC2.1)
Lỗ trong báo cáo tài chính
của 3 năm gần nhất: Không 0.43 0.24 0.32 0.29 0.43 1.70 34.1%
lỗ (TC2.2)
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn (Tài sản hiện tại
0.11 0.15 0.10 0.14 0.13 0.63 12.5%
: Các khoản phải trả hiện tại)
≥ 1 (TC2.3)
Giá trị tài sản ròng (Tổng tài
0.08 0.14 0.09 0.10 0.12 0.53 10.7%
sản – tổng nợ) > 0 (TC2.4)
Chấp nhận điều khoản thanh
toán trả sau 100% trong
vòng 30 ngày sau khi nhận
0.25 0.25 0.21 0.20 0.15 1.05 21.1%
được hóa đơn hợp lệ và chất
lượng hàng hóa đã được
nghiệm thu. (TC2.5)

c. Ma trận tiêu chí con TC3:


Ma trận TC3

Đáp ứng các thông số kỹ Đáp ứng yêu cầu phạm


thuật như quy định trong vi cung cấp như quy Thiết kế tuổi thọ của
yêu cầu của đầu bài kỹ định trong đầu bài kỹ thiết bị. (TC3.3)
thuật. (TC3.1) thuật. (TC3.2)
Đáp ứng các thông số kỹ
thuật như quy định trong
1 3 2/3 5 1/2
yêu cầu của đầu bài kỹ
thuật. (TC3.1)
Đáp ứng yêu cầu phạm vi
cung cấp như quy định
1/2 1 2 1/2
trong đầu bài kỹ thuật.
(TC3.2)
Thiết kế tuổi thọ của thiết
1/3 3/5 1
bị. (TC3.3)
Tổng 1.80 5.26 9.04

Đáp ứng các thông Đáp ứng yêu cầu


số kỹ thuật như quy phạm vi cung cấp Thiết kế tuổi thọ
định trong yêu cầu như quy định trong của thiết bị. Tổng Trọng số
của đầu bài kỹ đầu bài kỹ thuật. (TC3.3)
thuật. (TC3.1) (TC3.2)
Đáp ứng các thông số kỹ
thuật như quy định trong yêu
0.56 0.70 0.61 1.86 62.1%
cầu của đầu bài kỹ thuật.
(TC3.1)
Đáp ứng yêu cầu phạm vi
cung cấp như quy định trong 0.28 0.19 0.28 0.74 24.8%
đầu bài kỹ thuật. (TC3.2)
Thiết kế tuổi thọ của thiết
0.17 0.11 0.11 0.39 13.1%
bị. (TC3.3)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 107
d. Ma trận tiêu chí con TC4:

Các chứng chỉ quản lý

Ma trận TC4
chất lượng ISO hoặc
Danh tiếng của công ty Nguồn gốc xuất xứ
tiêu chuẩn quản lý chất
(TC4.1) của thiết bị (TC4.3)
lượng tương đương
(TC4.2)
Danh tiếng của công ty
1 1 1/2 2
(TC4.1)
Các chứng chỉ quản lý chất
lượng ISO hoặc tiêu chuẩn
1 1/6 1 1 5/8
quản lý chất lượng tương
đương (TC4.2)
Nguồn gốc xuất xứ của
1 1/5 1 1
thiết bị (TC4.3)

Tổng 3.36 3.48 4.54

Các chứng chỉ quản


lý chất lượng ISO Nguồn gốc xuất xứ
Danh tiếng của
hoặc tiêu chuẩn quản của thiết bị Tổng Trọng số
công ty (TC4.1)
lý chất lượng tương (TC4.3)
đương (TC4.2)
Danh tiếng của công ty
0.30 0.42 0.42 1.14 38.1%
(TC4.1)
Các chứng chỉ quản lý chất
lượng ISO hoặc tiêu chuẩn
0.34 0.29 0.36 0.99 32.9%
quản lý chất lượng tương
đương (TC4.2)
Nguồn gốc xuất xứ của thiết
0.36 0.29 0.22 0.87 29.0%
bị (TC4.3)

e. Ma trận tiêu chí con TC6:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 108

Bề dày kinh nghiệm


Giá trị hợp đồng cao

Ma trận TC6
trong lĩnh vực sản
Đã thực hiện ít nhất 5 dự nhất đã thực hiện trong
xuất công nghiệp cho
án có tính chất và quy 5 năm qua phải tương
loại thiết bị đang
mô tương tự (TC6.1) đương giá trị gói thầu
được mời chào thầu.
đang chào thầu. (TC6.2)
(TC6.3)
Đã thực hiện ít nhất 5 dự án
có tính chất và quy mô 1 4 1/3 4 5/7
tương tự (TC6.1)
Giá trị hợp đồng cao nhất
đã thực hiện trong 5 năm
qua phải tương đương giá 1/2 1 1 1/4
trị gói thầu đang chào thầu.
(TC6.2)
Bề dày kinh nghiệm trong
lĩnh vực sản xuất công
nghiệp cho loại thiết bị 2/5 1 1
đang được mời chào thầu.
(TC6.3)
Tổng 1.92 6.34 6.96

Bề dày kinh
Giá trị hợp đồng cao
nghiệm trong lĩnh
Đã thực hiện ít nhất nhất đã thực hiện
vực sản xuất công
5 dự án có tính chất trong 5 năm qua phải
nghiệp cho loại Tổng Trọng số
và quy mô tương tự tương đương giá trị
thiết bị đang được
(TC6.1) gói thầu đang chào
mời chào thầu.
thầu. (TC6.2)
(TC6.3)
Đã thực hiện ít nhất 5 dự án
có tính chất và quy mô tương 0.52 0.69 0.68 1.89 62.9%
tự (TC6.1)
Giá trị hợp đồng cao nhất đã
thực hiện trong 5 năm qua
0.27 0.16 0.18 0.60 20.0%
phải tương đương giá trị gói
thầu đang chào thầu. (TC6.2)
Bề dày kinh nghiệm trong
lĩnh vực sản xuất công
nghiệp cho loại thiết bị đang 0.21 0.15 0.14 0.51 17.1%
được mời chào thầu.
(TC6.3)

f. Ma trận tiêu chí con TC8:

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 109
Dữ liệu báo cáo về

Ma trận TC8
Cơ cấu tổ chức trong kết quả thực hiện và
Tài liệu chính sách công
việc quản lý HSE kiểm soát HSE tại
ty về HSE (TC8.1)
(TC8.2) công ty trong 5 năm
qua. (TC8.3)
Tài liệu chính sách công ty
1 1 7/9 2 2/9
về HSE (TC8.1)
Cơ cấu tổ chức trong việc
5/7 1 1 3/8
quản lý HSE (TC8.2)

Dữ liệu báo cáo về kết quả


thực hiện và kiểm soát HSE
1 1 1/4 1
tại công ty trong 5 năm
qua. (TC8.3)

Tổng 2.64 4.04 4.59

Dữ liệu báo cáo về


Tài liệu chính sách Cơ cấu tổ chức trong kết quả thực hiện
công ty về HSE việc quản lý HSE và kiểm soát HSE Tổng Trọng số
(TC8.1) (TC8.2) tại công ty trong 5
năm qua. (TC8.3)
Tài liệu chính sách công ty
0.38 0.44 0.48 1.30 43.4%
về HSE (TC8.1)
Cơ cấu tổ chức trong việc
0.27 0.25 0.30 0.82 27.3%
quản lý HSE (TC8.2)

Dữ liệu báo cáo về kết quả


thực hiện và kiểm soát HSE
0.35 0.31 0.22 0.88 29.3%
tại công ty trong 5 năm qua.
(TC8.3)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 110

Phụ lục 3. Bảng thang điểm cho từng tiêu chí


Trọng số Điểm 0 Điểm X (từ 1 đến 9) Điểm 10
Tiêu chí con tổng hợp
(W)
Cung cấp được thư ghi nhận thể Không cung Cung cấp được ít nhất
Hiệu hiện sự hài lòng của khách hàng cấp được 1 thư thể hiện sự hài
6.8%
quả cũ đối với kết quả công việc của lòng của khách hàng
dự án Nhà Thầu (TC1.1) cũ
trước Không cung Cung cấp được ít nhất
Cung cấp được thư giới thiệu
(TC1) 2.8% cấp được 1 thư giới thiệu của
của khách hàng cũ (TC1.2)
khách hàng cũ
Doanh thu trung bình của 3 năm < 1,440,000 ≥ 1,440,000 USD
qua ≥ Giá trị gói thầu x 1.5 2.3% USD
(TC2.1)
Không lỗ trong báo
Lỗ trong báo cáo tài chính của 3
3.6% cáo tài chính từ 2006 -
năm gần nhất: Không lỗ (TC2.2)
Lỗ 2008
Hệ số khả Hệ số khả năng thanh
Hệ số khả năng thanh toán nợ
năng thanh toán nợ ngắn hạn ≥ 1
ngắn hạn (Tài sản hiện tại : Các
1.3% toán nợ
Khả khoản phải trả hiện tại) ≥ 1
ngắn hạn <
năng (TC2.3)
1
tài
Giá trị tài sản ròng (Tổng tài sản Giá trị tài Giá trị tài sản ròng > 0
chính 1.1%
– tổng nợ) > 0 (TC2.4) sản ròng ≤ 0
(TC2)
Yêu cầu Điểm X = Chấp nhận điều khoản
thanh toán ố% á ị ợ đồ à à ầ ấ ậ ả
*10 thanh toán trả sau
Chấp nhận điều khoản thanh trả trước ( ) 100% trong vòng 30
toán trả sau 100% trong vòng 30 100% ngày sau khi nhận
ngày sau khi nhận được hóa đơn 2.2% hàng và chất lượng
hợp lệ và chất lượng hàng hóa hàng hóa đã được
đã được nghiệm thu. (TC2.5) nghiệm thu. (gọi là Z
(max), vậy
Z(max)=100%))

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 111

Nếu không Đạt hết các yêu cầu kỹ


Đáp ứng các thông số kỹ thuật đạt một thuật
như quy định trong yêu cầu của 12.3% trong các
đầu bài kỹ thuật. (TC3.1) yêu cầu kỹ
thuật
Khả Không đáp Chấp nhận phạm vi
năng Đáp ứng yêu cầu phạm vi cung ứng phạm vi cung cấp trọn gói như
kỹ cấp như quy định trong đầu bài 4.9% cung cấp yêu cầu
thuật kỹ thuật. (TC3.2) trọn gói như
(TC3) yêu cầu
Điểm X
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thiết kế tuổi thọ của thiết bị.
2.6%
(TC3.3) Số năm tuổi thọ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥ ≥
thiết kế ≥25
0 2.5 5 7.5 10 12.5 15 17.5 20 22.5
Nằm ngoài Điểm Thuộc nhóm 10 nhà
nhóm 20 5 sản xuất nổi tiếng nhất
Danh tiếng của công ty (TC4.1) 6.4% nhà sản xuất Thuộc nhóm 20 nhà
nổi tiếng sản xuất nổi tiếng
Quản
Các chứng chỉ quản lý chất Không có
lý chất Có các chứng chỉ quản
lượng lượng ISO hoặc tiêu chuẩn quản
5.5% lý chất lượng ISO hoặc
lý chất lượng tương đương
(TC4) tương đương
(TC4.2)
Trung Điểm 5
Nguồn gốc xuất xứ của thiết bị Quốc, Ấn
4.8% Khối EU/G7
(TC4.3) Độ Các quốc gia khác

Giá
( ) Giá thầu của nhà thầu
thầu Giá thầu (TC5) 12.7% Điểm nhà thầu X = *10
á ầ ủ à ầ thấp nhất - Z (min)
(TC5)
Hồ sơ Đã thực hiện ít nhất 5 dự án có Số dự án ≥ 5 dự án
Số dự án <
năng tính chất và quy mô tương tự 3.8%
5 dự án
lực (TC6.1)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 112

công Giá trị hợp Giá trị hợp đồng cao


ty Giá trị hợp đồng cao nhất đã đồng cao nhất đã thực hiện ≥
(TC6) thực hiện trong 5 năm qua phải nhất đã thực 960,236.55 USD
1.2%
tương đương giá trị gói thầu hiện <
đang chào thầu. (TC6.2) 960,236.55
USD
Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh Điểm nhà thầu X = Nhà thầu có bề dày
vực sản xuất công nghiệp cho kinh nghiệm nhiều
1.0% ề à ệ ủ à ầ nhất Z (max)
loại thiết bị đang được mời chào *10
( )
thầu. (TC6.3)
Điểm nhà thầu X = Thời gian giao hàng
Thời gian giao hàng đáp ứng ngắn nhất trong số các
(TC7) yêu cầu về thời gian giao hàng. 11.2% ( )
*10 nhà thầu là Z (min),
(TC7) ờ à ủ à ầ Z(min) thỏa điều kiện
≤ 27 tuần
Tài liệu chính sách công ty về Có tài liệu chính sách
3.5% Không có
HSE (TC8.1) cho HSE
An
Có cơ cấu tổ chức
toàn Cơ cấu tổ chức trong việc quản
2.2% Không có trong việc quản lý
và sức lý HSE (TC8.2)
HSE
khỏe
Nhà thầu có Điểm nhà thầu X =
nghề
Dữ liệu báo cáo về kết quả thực số vụ tai Không có tai nạn lao
nghiệp
hiện và kiểm soát HSE tại công 2.4% nạn lao ( ) ( ố ụ ạ độ ủ à ầ )
*10 động xảy ra - Z(min) =
(TC8)
ty trong 5 năm qua. (TC8.3) động nhiều ( ) ( ) 0
nhất Z(max)
Danh sách khách hàng trong lĩnh Điểm nhà thầu X =
ố á à ủ à ầ
*10 Số khách hàng của nhà
(TC9) vực dầu khí đã mua loại máy 5.1% ( ) thầu có nhiều khách
nén khí tương tự (TC9) hàng nhất Z (max)
Tổng 100%

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 113

Phụ lục 4 – Tính điểm trọng số cho hồ sơ thầu của 3 nhà thầu

a. Áp dụng đánh giá điểm từ 0 đến 10 cho 3 nhà thầu dựa trên thang điểm tại Phụ lục 3:

Điểm Nhà thầu Comp Air (Nhà sản xuất Điểm Nhà thầu PV Enertech (Nhà sản xuất
Kết quả nghiên cứu của luận văn Điểm Nhà thầu PVD Tech (Nhà sản xuất Carling)
Comp Air) Ingersoll Rand)
Hạng
Tiêu chí/ Criteria Trọng số Thông số hồ sơ thầu Điểm [0-10] Thông số hồ sơ thầu Điểm [0-10] Thông số hồ sơ thầu Điểm [0-10]
mục
1 Hiệu quả dự án trước (TC1) 9.6%
Cung cấp được thư ghi nhận thể hiện sự hài
Không cung cấp (vì thời điểm Không cung cấp (vì thời điểm đấu Không cung cấp (vì thời điểm đấu
1.1 lòng của khách hàng cũ đối với kết quả công 6.8% 0 0 0
đấu thầu không được yêu cầu) thầu không được yêu cầu) thầu không được yêu cầu)
việc của Nhà Thầu (TC1.1)

Cung cấp được thư giới thiệu của khách hàng Không cung cấp (vì thời điểm Không cung cấp (vì thời điểm đấu Không cung cấp (vì thời điểm đấu
1.2 2.8% 0 0 0
cũ (TC1.2) đấu thầu không được yêu cầu) thầu không được yêu cầu) thầu không được yêu cầu)
2 Khả năng tài chính (TC2) 10.6%
Doanh thu trung bình của 3 năm qua ≥ Giá trị
2.1 2.3% 329,223,333.33 10 157,802,819.67 10 60,440,000.00 10
gói thầu x 1.5 (TC2.1)
Lỗ trong báo cáo tài chính của 3 năm gần Không lỗ trong báo cáo tài chính Không lỗ trong báo cáo tài chính từ Không lỗ trong báo cáo tài chính
2.2 3.6% 10 10 10
nhất: Không lỗ (TC2.2) từ 2006 - 2008 2006 - 2008 từ 2006 - 2008
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Tài
2.3 sản hiện tại : Các khoản phải trả hiện tại) ≥ 1 1.3% 2.16 10 0.530649998 0 0.374788624 0
(TC2.3)
Giá trị tài sản ròng (Tổng tài sản – tổng nợ) >
2.4 1.1% 1,198,750,000.00 10 154,585,877.00 10 106,824,000.00 10
0 (TC2.4)
Chấp nhận điều khoản thanh toán trả sau Chấp nhận cho thanh toán trả sau Chấp nhận điều khoản thanh toán trả
100% trong vòng 30 ngày sau khi nhận hàng 50% trong vòng 30 ngày sau khi sau 100% trong vòng 30 ngày sau khi Nhà thầu bắt thanh toán trước
2.5 2.2% 5 10 0
và chất lượng hàng hóa đã được nghiệm thu. nhận hàng và chất lượng hàng nhận hàng và chất lượng hàng hóa đã 100% trước khi nhận hàng
(TC2.5) hóa đã được nghiệm thu được nghiệm thu.
3 Khả năng kỹ thuật (TC3) 19.9%
3.1 Đáp ứng các thông số kỹ thuật như quy định
12.3% Đạt hết các yêu cầu kỹ thuật: 10 Đạt hết các yêu cầu kỹ thuật: 10 Đạt hết các yêu cầu kỹ thuật: 10
trong yêu cầu của đầu bài kỹ thuật. (TC3.1)

Đáp ứng yêu cầu phạm vi cung cấp như quy Chấp nhận phạm vi cung cấp Chấp nhận phạm vi cung cấp trọn gói Chấp nhận phạm vi cung cấp trọn
3.2 4.9% 10 10 10
định trong đầu bài kỹ thuật. (TC3.2) trọn gói như yêu cầu như yêu cầu gói như yêu cầu

3.3 Thiết kế tuổi thọ của thiết bị. (TC3.3) 2.6% 25 10 25 10 25 10


4 Quản lý chất lượng (TC4) 16.7%
Thuộc nhóm 10 nhà sản xuất nổi Nằm ngoài nhóm 20 nhà sản xuất nổi Thuộc nhóm 10 nhà sản xuất nổi
4.1 Danh tiếng của công ty (TC4.1) 6.4% 10 0 10
tiếng nhất tiếng tiếng nhất
Các chứng chỉ quản lý chất lượng ISO hoặc
4.2 tiêu chuẩn quản lý chất lượng tương đương 5.5% ISO 9001:2000, ISO 9001:2008 10 Không có 0 ISO 9001:2000, 10
(TC4.2)

4.3 Nguồn gốc xuất xứ của thiết bị (TC4.3) 4.8% Germany 10 Malaysia 5 USA 10

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 114

Điểm Nhà thầu Comp Air (Nhà sản xuất Điểm Nhà thầu PV Enertech (Nhà sản xuất
Kết quả nghiên cứu của luận văn Điểm Nhà thầu PVD Tech (Nhà sản xuất Carling)
Comp Air) Ingersoll Rand)
Hạng
Tiêu chí/ Criteria Trọng số Thông số hồ sơ thầu Điểm [0-10] Thông số hồ sơ thầu Điểm [0-10] Thông số hồ sơ thầu Điểm [0-10]
mục

5 Giá thầu (TC5) 12.7% 958,858 7 630,230 10 1,765,379 4

6 Hồ sơ năng lực công ty (TC6) 6.0%


Không cung cấp số lượng dự án của
Có 6 dự án sản xuất và cung cấp Có 40 dự án sản xuất và cung cấp
Đã thực hiện ít nhất 5 dự án có tính chất và nhà sản xuất để thể hiện cho việc đã
6.1 3.8% máy nén khí cho các khách hàng 10 0 máy nén khí cho các khách hàng 10
quy mô tương tự (TC6.1) sản xuất và cung cấp máy nén khí cho
trong lĩnh vực dầu khí trong lĩnh vực dầu khí
các khách hàng trong lĩnh vực dầu khí
Giá trị hợp đồng cao nhất đã thực hiện trong
Giá trị hợp đồng cao nhất là Giá trị hợp đồng cao nhất là 261,607 Giá trị hợp đồng cao nhất là
6.2 5 năm qua phải tương đương giá trị gói thầu 1.2% 0 0 10
500,000 USD USD 1,500,000 USD
đang chào thầu. (TC6.2)
Ingersoll Rand được thành lập từ
CompAir được thành lập từ việc
Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất việc sát nhập của 2 công ty
sát nhập 2 công ty lâu đời của
6.3 công nghiệp cho loại thiết bị đang được mời 1.0% 5 Carling được thành lập vào năm 2005 1 Ingersoll-Sergeant Drill Company 10
Anh là BroomWade và Holman
chào thầu. (TC6.3) và Rand Drill Company vào năm
vào năm 1968
1905
Thời gian giao hàng đáp ứng yêu cầu về
7 11.2% 27 10 27 10 27 10
thời gian giao hàng. (TC7)

8 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (TC8) 8.1%


Nhà thầu có tài liệu chính sách Nhà thầu có tài liệu chính sách
8.1 Tài liệu chính sách công ty về HSE (TC8.1) 3.5% 0 Nhà thầu có tài liệu chính sách HSE 0 0
HSE HSE
Cơ cấu tổ chức trong việc quản lý HSE Có cơ cấu tổ chức trong việc Có cơ cấu tổ chức trong việc quản lý Có cơ cấu tổ chức trong việc quản
8.2 2.2% 0 0 0
(TC8.2) quản lý HSE HSE lý HSE
Dữ liệu báo cáo về kết quả thực hiện và kiểm
8.3 soát HSE tại công ty trong 5 năm qua. 2.4% Không có tai nạn lao động 0 Không có tai nạn lao động 0 Không có tai nạn lao động 0
(TC8.3)
Nhà sản xuất Carling không có danh
Danh sách khách hàng trong lĩnh vực dầu Danh sách cung cấp có 3 khách Danh sách cung cấp có 7 khách
9 5.1% 4 sách khách hàng trong lĩnh vực dầu 0 10
khí đã mua loại máy móc tương tự (TC9) hàng trong lĩnh vực dầu khí hàng trong lĩnh vực dầu khí
khí

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 115

b. Tính điểm trọng số cho từng tiêu chí:

ĐIỂM CHO TỪNG TIÊU CHÍ ĐIỂM TRỌNG SỐ


TIÊU CHÍ LỰA CHỌN
PVD Tech PV Enertech PVD Tech PV Enertech
Comp Air Comp Air
(Carling) (Ingersoll Rand) (Carling) (Ingersoll Rand)

TRỌNG SỐ (%) ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM TRỌNG SỐ %

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THẦU [0-10] [0-10] [0-10] 72.1% 55.7% 70.5%
1 Hiệu quả dự án trước (TC1)
Cung cấp được thư ghi nhận thể hiện sự hài lòng của khách hàng cũ đối với kết
1.1 6.8% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%
quả công việc của Nhà Thầu (TC1.1)

1.2 Cung cấp được thư giới thiệu của khách hàng cũ (TC1.2) 2.8% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%

2 Khả năng tài chính (TC2)

2.1 Doanh thu trung bình của 3 năm qua ≥ Giá trị gói thầu x 1.5 (TC2.1) 2.3% 10 10 10 2.3% 2.3% 2.3%

2.2 Lỗ trong báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất: Không lỗ (TC2.2) 3.6% 10 10 10 3.6% 3.6% 3.6%

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Tài sản hiện tại : Các khoản phải trả
2.3 1.3% 10 0 0 1.3% 0.0% 0.0%
hiện tại) ≥ 1 (TC2.3)

2.4 Giá trị tài sản ròng (Tổng tài sản – tổng nợ) > 0 (TC2.4) 1.1% 10 10 10 1.1% 1.1% 1.1%

Chấp nhận điều khoản thanh toán trả sau 100% trong vòng 30 ngày sau khi
2.5 2.2% 5 10 0 1.1% 2.2% 0.0%
nhận hàng và chất lượng hàng hóa đã được nghiệm thu. (TC2.5)

3 Khả năng kỹ thuật (TC3)

Đáp ứng các thông số kỹ thuật như quy định trong yêu cầu của đầu bài kỹ
3.1 12.3% 10 10 10 12.3% 12.3% 12.3%
thuật. (TC3.1)
Đáp ứng yêu cầu phạm vi cung cấp như quy định trong đầu bài kỹ thuật.
3.2 4.9% 10 10 10 4.9% 4.9% 4.9%
(TC3.2)

3.3 Thiết kế tuổi thọ của thiết bị. (TC3.3) 2.6% 10 10 10 2.6% 2.6% 2.6%

4 Quản lý chất lượng (TC4)

4.1 Danh tiếng của công ty (TC4.1) 6.4% 10 0 10 6.4% 0.0% 6.4%

Các chứng chỉ quản lý chất lượng ISO hoặc tiêu chuẩn quản lý chất lượng
4.2 5.5% 10 0 10 5.5% 0.0% 5.5%
tương đương (TC4.2)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 116

ĐIỂM CHO TỪNG TIÊU CHÍ ĐIỂM TRỌNG SỐ


TIÊU CHÍ LỰA CHỌN
PVD Tech PV Enertech PVD Tech PV Enertech
Comp Air Comp Air
(Carling) (Ingersoll Rand) (Carling) (Ingersoll Rand)

TRỌNG SỐ (%) ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM TRỌNG SỐ %

4.3 Nguồn gốc xuất xứ của thiết bị (TC4.3) 4.8% 10 5 10 4.8% 2.4% 4.8%

5 Giá thầu (TC5) 12.7% 7 10 4 8.4% 12.7% 4.5%

6 Hồ sơ năng lực công ty (TC6)

6.1 Đã thực hiện ít nhất 5 dự án có tính chất và quy mô tương tự (TC6.1) 3.8% 10 0 10 3.8% 0.0% 3.8%

Giá trị hợp đồng cao nhất đã thực hiện trong 5 năm qua phải tương đương giá
6.2 1.2% 0 0 10 0.0% 0.0% 1.2%
trị gói thầu đang chào thầu. (TC6.2)

Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho loại thiết bị đang
6.3 1.0% 5 1 10 0.5% 0.1% 1.0%
được mời chào thầu. (TC6.3)

7 Thời gian giao hàng đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng. (TC7) 11.2% 10 10 10 11.2% 11.2% 11.2%

8 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (TC8)

8.1 Tài liệu chính sách công ty về HSE (TC8.1) 3.5% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%

8.2 Cơ cấu tổ chức trong việc quản lý HSE (TC8.2) 2.2% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%

Dữ liệu báo cáo về kết quả thực hiện và kiểm soát HSE tại công ty trong 5 năm
8.3 2.4% 0 0 0 0.0% 0.0% 0.0%
qua. (TC8.3)

Danh sách khách hàng trong lĩnh vực dầu khí đã mua loại máy móc tương
9 5.1% 4 0 10 2.2% 0.0% 5.1%
tự (TC9)
Tổng Điểm Trọng Số Tối Đa = 100% 100% Tổng Điểm Trọng Số Của Các Nhà Thầu 72.1% 55.7% 70.5%

Xếp Hạng 1 3 2

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 117

Phụ lục 5 – Bảng đánh giá thầu thương mại thực tế của gói thầu cụm máy nén khí

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 118

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186
Trang 119

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG


Họ và tên: Nguyễn Vũ Tuấn.
Ngày, tháng, năm sinh: 19/04/1983
Nơi sinh: Quảng Ninh
Địa chỉ liên lạc: Công ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn, lầu 3, toà nhà Ruby
Tower, số 12 đường 3/2, Tp. Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu.

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO


Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh: ngành Cơ Khí – Công Nghệ Dệt, Khóa
2003-2008.
Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh: thi đậu và theo học cao học ngành Kỹ
Thuật Dầu Khí từ 2017.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ Đến
Vị trí công việc Công ty
Ngày Ngày
1/2019 Nay Chuyên viên cấp cao quản lý Công ty TNHH Hóa Dầu Long
đấu thầu Sơn
8/2016 12/2018 Trưởng nhóm mua sắm và hợp Công ty Shell Việt Nam TNHH
đồng
5/2014 7/2016 Chuyên viên thương mại mua Văn phòng điều hành tập đoàn
sắm cho khoan và hoàn thiện dầu khí Hàn Quốc
8/2008 4/2014 Chuyên viên mua hàng và quản Công ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí
lý nhà thầu Hàng Hải (PTSC M&C)

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Vũ Tuấn


MSHV: 1770186

You might also like