You are on page 1of 8

ĐẶC TRƯNG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT

Chương 1: Chương giới thiệu


1.1 Đặc trưng là gì?
Đặc trưng là các thuộc tính riêng rẽ mà ta có thể xác định và đo đạc được khi quan
sát một hiện tượng nào đó. Việc lựa chọn các đặc trưng tách biệt và độc lập là điểm
mấu chốt cho bất kỳ giải thuật nhận dạng mẫu nào có thể thành công trong việc
phân loại. ( https://luathoangphi.vn/dac-trung-la-gi/ )
Đặc trưng là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với
những sự vật khác
( http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/%C4%90%E1%BA%B7c_tr%C6%B0ng )
1.2 Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một hoạt động thường nhật diễn ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là cầu nối
giữa người nói với người nghe. Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện
ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận
của cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai
chiều. (http://tuyensinhdilientuyendung.vn/ky-nang-giao-tiep-la-gi/ )
Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Bản chất, tính cách của
con người có thể được bộc lộ qua giao tiếp. Không chỉ vậy, qua giao tiếp của một
người, một nhóm người, một cộng đồng người, có thể đánh giá về văn hóa của một
dân tộc. (Văn hóa giao tiếp của người Ê Đê- Đoàn Thị Tâm)
Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin,
cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Theo cách quan niệm này,
giao tiếp không đơn thuần là một hành vi đơn lẻ mà nó nằm trong một chuỗi các tư
duy hay hành vi mang tính hệ thống trong bản thân các bên tham gia giao tiếp hoặc
giữa họ với nhau. Thành phần các bên tham gia vào quá trình giao tiếp có thể rất đa
dạng nếu xét giao tiếp theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, giao tiếp công vụ mà chúng ta
nói ở đây giới hạn vào con người với tư cách là các bên tham gia giao tiếp. Bởi
giao tiếp là một quá trình, giao tiếp liên quan đến việc chia sẻ thông tin hoặc cảm
xúc giữa các bên tham gia. Điều này nhấn mạnh rằng giao tiếp không thể mang
tính một chiều dù rằng xét bề mặt thì có rất nhiều tình huống cho thấy một bên
tham gia giao tiếp hướng tới bên kia một cách ‘tuyệt vọng’ mà không có hồi âm
hay phản hồi. Như vậy, giao tiếp có thể được hiểu là các biểu hiện mang tính
hướng ngoại và bề mặt khi con người thể hiện các tiếp xúc tương tác với các cá
nhân khác trong cộng đồng. Cái gốc của các biểu hiện bề mặt đó là cách tiếp cận
của cá nhân ứng với từng vấn đề như vụ việc, con người, công việc hay cuộc đời
nói chung. Ngoài ra, khi sử dụng tập hợp từ giao tiếp ứng xử, chúng ta nhấn mạnh
tính tình thế của các hành vi giao tiếp trong đó các bên tham gia giao tiếp cần tính
tới các đặc thù của bối cảnh như thời điểm, không gian hay các yếu tố liên quan
đến bên cùng tham gia giao tiếp để có nhận thức và hành vi phù hợp. Giao tiếp
trong thực thi và để thực thi công vụ (từ đây viết tắt là giao tiếp công vụ) là toàn bộ
các hình thức giao tiếp được thực hiện trong bối cảnh thực thi công vụ, do các bên
tham gia công vụ thực hiện và để thực thi công vụ. (
https://dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/chuyenvien/ChuyenDe11.pdf )
1.3 Đặc trưng giao tiếp
Là những thuộc tính, đặc trưng, những thứ riêng biệt chỉ có ở giao tiếp…..
Đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam
1. Thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè.
Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng
việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính
cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao
tiếp, và do vậy rất thích giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai
đặc điểm:
- Từ góc độ của chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã
thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần chăng nữa, lúc rảnh rỗi
họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng không còn là nhu cầu công việc (như ở phương
Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Người Việt có sự phân biệt đối tượng giao tiếp để chuẩn bị hình thức bên ngoài
(nếu khách quan trọng thì ăn mặc chỉn chu, khách quen thân thì xuề xòa, giản dị)
- Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến
nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng
tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn
ngon nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa.
Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền
rừng núi xa xôi.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược
lại là rất rụt rè – điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự
tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt rè) này
bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự
trị. Khi đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự
trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp. Còn khi ở ngoài cộng đồng,
trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam sẽ tỏ ra
rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy ko hề mâu thuẫn với nhau vì
chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng
một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam. Tham
khảo chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử:
2. Đặc điểm trọng tình nghĩa
Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn
người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử:Yêu nhau yêu cả
đường đi/ ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba/ghét nhau cau
sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn/ghét
nhau quả bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề/một trăm chỗ lệch cũng
kê cho bằng…
Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọng nhưng vẫn
thiên về âm hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng
vẫn thiên về tình hơn: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Người Việt Nam
luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai nhớ mình một chút đều phải nhớ
ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy – khái niệm “thầy” được mở ra rất
rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy…
Quan niệm âm dương của người Việt: Điều lý thú là quy luật âm Dương này cũng
phân bố cho từng nước tương tự thanh nam châm luôn có hai đầu khác nhau. Hễ
đầu này âm thì đầu kia dương. Nếu ta bẻ gãy thanh nam châm thì thanh nam châm
nhỏ cũng sinh ra hai đầu khác nhau như thanh nam châm lớn Tương tự như thế ở
từng nước, phía Bắc thường có nhiều dương tính hơn phía Nam, do đó người
phương Bắc (tôi muốn nói cư dân bản địa chứ không nói người từ xa đến) thường
cương cường, hiếu thắng và thích vật chất hơn là người phương Nam. Điều này ta
có thể dễ dàng nhận thấy ở ngay chính dân tộc Việt Nam ta với cá tính của ba diện
có nhiều điểm rất phù hhợp với quy luật trên. Ví dụ: người miền Bắc và Bắc Trung
bộ đa số đều siêng năng, năng động, cương cường hiếu thắng (ba phần dương, hai
phần âm) và thích hình thức, thích phô trương hơn là đa số người miền Nam và
Nam Trung bộ (3 phần âm, phần dương). Quý vị độc giả có thể tận thấy những
điều tương tự như vậy ở các dân tộc và quốc gia khác như ở nước Pháp, dân bản
địa ở Paris tức là phía Bắc có cá tính mạnh mẽ, khéo léo và thích phô trương hơn
dân ở Marseille (chất phác, bộc trực, cởi mở hơn như tính cách của dân Nam Bộ
Việt Nam). ( https://www.ivivu.com/blog/2013/05/dan-viet-nam-thien-ve-am-tinh/ )
Âm: yếu đuối, hiền hòa, chất phác, thụ động, thiên về tư tưởng, những gì vô hình
hơn là hữu hình, chuộng khoa học tâm linh, chuộng triết học.

Dương: mạnh mẽ, dữ tợn, năng động, thiên về vật chất, những gì hữu hình hơn là
vô hình, chuộng khoa học kỹ thuật hơn là khoa học tâm linh.
Khi đã nắm vững và thống nhất các điều cơ bản về Âm Dương nói trên chúng ta sẽ
dễ dàng nhận thấy dân tộc ta thiên về âm tính nhiều hơn là dương tính. Đó là
nguyên lý căn bản trong Đông y mà nhiều người đã biết. Ngoài ra cũng cần nên
biết trong Âm bao giờ cũng có Dương và trong Dương bao giờ cũng có Âm. Do
đó, nếu nói dân tộc ta thuộc Âm, điều đó cũng có nghĩa là dân ta có phần thiếu
Dương ở bên trong (vì trong thái âm luôn có thiếu dương ẩn tàng), tức là bên ngoài
thì mềm (âm), bên trong là cứng (dương). Cho nên khi dân tộc ta có tính Âm nhiều
hơn Dương, điều đó cũng có nghĩa là đường hướng chúng ta trong tương lai sẽ
phải tăng cường phần Dương lên để cho dân tộc ta được quân bình âm dương thì sẽ
trở nên vững mạnh và từ đó mới phát triển tốt được.
Người Việt thiên về tình hơn lý: Dân gian có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”,
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”..vv.. Điều này chứng tỏ người Việt rất
coi trọng thái độ tình cảm trong quan hệ đối với nhau. Người ta rất dễ giận dữ và
cũng rất dễ tha thứ nếu vi phạm hay tôn trọng chữ tình. Trong giao dịch, quan hệ,
trong xử lí công việc nhiều khi chữ tình được đặt lên trên chữ lí. Hiện tượng này ở
dân tộc nào cũng có, nhưng ở Việt Nam phổ biến hơn, nặng nề hơn.
Có một hiện tượng mà nhiều người đến Việt Nam thường nhận thấy là người Việt
Nam hay cười. Mới gặp đã cười, nhìn nhau là cười, nhất là với người ngoại quốc.
Có người nói đó là do người Việt Nam hiếu khách, cởi mở. Lòng mến khách ấy bắt
nguồn từ cách cư xử trọng tình của người Việt. Trước hết hãy đối đãi với nhau
bằng cái tình, dù chưa biết người đó như thế nào. Đó là cái tình mộc mạc, chân
thật, chứ không phải cái tình như một cử chỉ giao tiếp lịch sự hoặc một thủ pháp để
chinh phục.
Vì sao người Việt Nam coi trọng chữ tình? Đây là nét tính cách hình thành hàng
nghìn năm, do nhiều yếu tố tác động, không dễ giải thích. Tuy nhiên có thể nêu ra
hai yếu tố chính.
            Thứ nhất, xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp. Do điều kiện sản xuất
nhỏ, tự cung tự cấp, bó hẹp trong phạm vi làng xã, không gắn với sự phát triển của
khoa học kĩ thuật, tư duy lí tính ít phát triển. Trong hoàn cảnh đó, những quan hệ
dựa vào chữ “tín”, chữ “tình” có điều kiện chiếm ưu thế.
          Thứ hai, Việt Nam trải qua lịch sử hàng  ngàn năm trong nghèo đói, bị đô
hộ. Cái đói, cái nghèo là nỗi ám ảnh truyền kiếp của dân tộc Việt. Con người trong
nghèo đói thường thương nhau, đùm bọc nhau, lấy cái đối đãi với nhau là chính.
Cách cư xử ấy lâu ngày trở thành một truyền thống. Cho đến ngày nay Việt Nam
vẫn chưa phải  là nước công nghiệp, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội mang tính
chất nông nghiệp, vì vậy nếp sống dựa trên chữ Tình vẫn có một vị trí đặc biệt. (
http://www.hoakimngan.net/van-hoa-xa-hoi/243/chu-tinh-trong-van-hoa-viet/ )
3. Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá…
Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn
hay mất, đã có vợ/ chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề
người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này khiến cho người
nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này – dù gọi bằng
tên gì đi nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà
ra.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến
người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do lối sống
trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không
có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được. Biết tính
cách, biết người để lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp: Chọn mặt gửi vàng; Tùy mặt
gửi lời/tùy người gửi của. Khi không được lựa chọn thì người Việt Nam dùng
chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt
mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
4. Tính cộng đồng trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc
điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu
chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói
ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai
tiếng
Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện: Ở đời muôn
sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi đấm nước
người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh; Một quan tiền công không bằng một
đồng tiền thưởng. Ở làng quê, thói sỹ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ
nơi đình trung và tục chia phần. Do danh dự (sỹ diện), các cụ già vẫn có thể to
tiếng nhau vì miếng ăn: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Lối sống
trọng danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi
hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.
5. Tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận
Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”,
không bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Truyền
thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa
ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu
chuyện. Với thời gian, chức năng “mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được
thay thế bởi chén trà, điều thuốc lá… Điều này thể hiện sự khéo léo trong giao tiếp
của họ.
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong
các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng: Ăn
có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa
thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người
dại nửa mừng nửa lo… Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam
có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận,
không làm mất lòng ai.
Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen
giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ
đợi nhất. Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường
nhịn: Một sự nhịn là chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có
đời nào khê…
Lối xưng hô này thường tạo được thiện cảm đối với người nghe, đồng thời tạo nên
sự hài hòa trong giao tiếp
6. Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú
Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngôn ngữ
phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử
dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh
từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này có
các đặc điểm:
- Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng
đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.
- Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có những từ
xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao
tiếp cụ thể: chú khi ni, mi khi khác. Cùng là hai người, cách xưng hô có kkhi thể
hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi… Lối gọi
nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)
- Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên
tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì
tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng
gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: xưa kia
chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng tên
của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà
người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà
để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi). Có sự “giữ kẽ” trong giao
tiếp giữa đàn ông và đàn bà, người lớn tuổi với người nhỏ tuổi
Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và
linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho
mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn,
xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá(cảm ơn
khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được đon tiếp), Quý hóa quá
(cảm ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),Cháu được
như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…
Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt
Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm. Trong
khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời
gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi
tối…
Giáo dục văn hoá giao tiếp trong học đường
Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi
nhà trường (tất nhiên nhà trường chịu trách nhiệm chính) mà còn phải mở rộng
phạm vi từ gia đình đến xã hội. Ngay từ nhỏ, gia đình đã có vai trò rất lớn trong
việc hình thành văn hóa giao tiếp cho con cháu. Ông, bà, cha mẹ là những thầy cô
giáo đầu tiên hướng dẫn cách giao tiếp có văn hóa cho con, cháu (đi chào, về hỏi,
gọi dạ, bảo vâng một cách có lễ phép).
Bài học vào đời ấy sẽ được tiếp tục củng cố và phát triển thêm với những nội dung
phong phú, mức độ cao hơn ở các bậc học tiếp theo. Phải thấy rằng giáo dục văn
hóa giao tiếp là không hề giới hạn bởi cấp học nào, bởi thời gian, không gian nào
mà cần phải được tiến hành ở tất cả các bậc học, ở mọi lúc, mọi nơi, phải tiến hành
một cách đồng bộ, nhất quán, tiến hành có nội dung, có kế hoạch, có phương pháp
và thật kiên trì thì mới có hiệu quả.
Nếu thiếu nhất quán sẽ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì sẽ
phản tác dụng. Không thiếu trường hợp ở nhà, ở trường thì “con ngoan, trò giỏi”,
ra ngoài xã hội lại vi phạm đạo đức, pháp luật. Phải chăng đó một phần là do tình
trạng giáo dục không đồng bộ, nhất quán, thiếu sự giám sát chặt chẽ. Vì vậy sự liên
kết, phối hợp trong giáo dục là rất quan trọng.
( https://kenhtuyensinh.vn/6-dac-trung-trong-van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-viet )
Theo Nguồn Cuộc Sống Việt _ Theo Sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc
Thêm) 12/07/2016

You might also like