You are on page 1of 11

Chủ đề 8: Kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên khi làm việc ở các công ty phát

triển thị trường các sản phẩm về probiotic trong chăn nuôi
I. Probiotic
Probiotic là gì?
Probiotic là những vì sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ khi được cung
cấp với một lượng phù hợp[1][2]
II. Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp của ngành probiotic trong chăn nuôi được chia thành 4 nhóm chính:
 Kỹ thuật chất lượng (QA, QC)
 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
 Tư vấn kỹ thuật
 Sales/ Technical sales
Đối với Kỹ thuật chất lượng và Nghiên cứu phát triển sản phẩm đây là những lĩnh vực
thiên về khoa học, được thực hiện chủ yếu trong các phòng thí nghiệm khoa học. Lĩnh
vực này quan trọng về kiến thức chuyên môn và kỹ thuật thực hành tại phòng thí nghiệm.
Còn đối với lĩnh vực Tư vấn kỹ thuật và sales/ Technical sales thì đây là hai lĩnh vực
thiên về kỹ thuật thiết bị và thị trường. Đồi hỏi nhân viên phải có khả năng tư vấn, phân
tích thị trường, khả năng giao tiếp,... phải đạt từ khá đến tốt mới có thể đáp ứng yêu cầu.
Sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ dẫn đến sự phát triển của ngành nông
nghiệp theo quy mô công nghiệp. Thức ăn của vật nuôi được bổ sung nhiều chất như
vitamin, hàm lượng dinh dưỡng, vi chất, khoáng,... Việc này có thể thực hiện bằng cách
sử dụng phụ gia hoặc các chất độn nhưng vẫn phải đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho
vật nuôi. Quy trình sử dụng thuốc phải đảm bảo an toàn về tồn dư kháng sinh trong vật
nuôi. Cả việc xử lý môi trường chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi cũng cần được quan
tâm và nâng cao chất lượng. Đồng thời, việc cải tạo đất, nguồn nước, tránh các ô nhiễm
môi trường là vấn đề quan trọng hàng đầu cần quan tâm đến.
III. Ngành chăn nuôi
Thực trạng ngành chăn nuôi:
Hiện nay ngành chăn nuôi vẫn đang bị khủng hoảng do các đại dịch ASE, H5N1, H1N1,
Covid 19,... gây ra. Ngành chăn nuôi tại Việt Nam phát triển được hơn 30 năm nhưng bị
các công ty lớn mạnh từ nước ngoài cạnh tranh. Các doanh nghiệp lớn thực hiện chuỗi
đầu tư khép kín: CP-Japfa-Massan-Dabaco-Greenfeed. Ngoài bị cạnh tranh bởi các công
tỷ lớn thì giá cả nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng. sự ảnh hưởng của các đại dịch, giá cả
của tất cả sản phẩm đều tăng cao, nguyên vật liệu, nhiên liệu cũng không ngừng tăng giá
cả làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi
Đối mặt với khó khăn đó, một số công ty đã đề ra được một số chính sách để xóa thể hỗ
trợ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi như:
Giảm các đại lí trung gian: việc bán sản phẩm qua các đại lí các cấp đồi hỏi việc niêm yết
giá cả của sản phẩm phải bị thay đổi nhiều lần để có thể phù hợp với các đại lí. Việc giảm
bớt các đại lý bán hàng trung gian vừa có thể loại bỏ việc thương hiệu bị đạo nhái, vừa có
thể giảm chi phí cho việc vận chuyển,
Tăng cường marketing: sự phát triển lớn mạnh của các ứng dụng mạng xã hội như
Facebook, YouTube,... các trang thương mại điện tử như Lazada, Shoppe, Tiki,... là cơ
hội để có thể quả bá sản phẩm. Ngoài ra có thể tổ chức một số quản bán sản phẩm tại các
chợ truyền thống để người tiêu dùng có thể biết đến
Tăng cường nhân lực tại trại: người nhân lực cao đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm
tốt. Ngoài ra còn có thể phát hiện được một số nguy cơ, thiếu sót trong quá trình sản xuất
Phụ gia ngành chăn nuôi:
Nói đến phụ gia chắc hẳn ai cũng nghĩ đến các chất hoá học đọc hại. Nhưng đó chính là
suy nghĩ của ông cha ta ngày trước. Thực chất phụ gia trong ngành chăn nuôi chính là
probiotic, các enzyme, khoáng vi lượng, các vitamin, các chất bảo quản,... đươc ứng dụng
trong thực phẩm chăn nuôi.
Hiện nay các chất phụ gia chăn nuôi rất đa dạng về mẫu mã và nguồn. Hiện nay các sản
phẩm phụ gia nội-ngoại nhập rất đa dạng. thêm hình ảnh sản phẩm phụ gia nội ngoại
nhập
Người chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình chưa tiếp cận đúng, chưa sử dụng hiệu quả
sản phẩm phụ gia. Do hình thức chăn nuôi hộ gia đình quá nhỏ, thường tự phát nên người
dân không có đủ kiến thức chuyên môn để có thể sử dụng đúng, đủ luợng phụ gia cần
dùng, từ đó gây lãng phí, dư hàm lượng các chất cần thiết.
IV. Sinh viên cần làm gì?
1. Xác định mục tiêu muốn tiến đến:
Để xác định được mục tiêu thì có rất nhiều cách thực hiện, có thể nhận sự tư vấn từ gia
đình, người thân, từ đồng nghiệp, các người đi trước để có thể xác định được mục tiêu
mong muốn.
Để có thể thực hiện được điều đó thì trước hết cần chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ:
 Kiến thức
Theo tổ chức FAO/WHO thì probiotic là các vi sinh vật sống khi được cung cấp
với số lượng đủ lớn sẽ mang lại lợi ích về sức khỏe cho vật chủ thông qua việc cải thiện
hệ vi sinh đường ruột. Probiotic trong thức ăn chăn nuôi được biết đến với tên gọi, cách
giải nghĩa gần gũi hơn đó là các chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật, gồm nhiều chủng vi
khuẩn có lợi, hoặc nấm men có lợi. Probiotic trong thức ăn chăn nuôi được xem là giải
pháp cho vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh nhờ khả năng cân bằng hệ tiêu hóa, kích thích tiêu
hóa, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột vật nuôi từ đó giảm rủi ro
và tỉ lệ vật nuôi bị bệnh. Các vi sinh vật thường được sử dụng trong sản xuất probiotic
gồm Lactobacillus, Streptococcus, Bacillus, Bifidobacterium, Candida, Saccharomyces.
Probiotic thường được sản xuất từ các vi sinh vật có khả năng sinh bào tử, nhờ tính chống
chịu cao nhằm đảm bảo khả năng sinh trưởng cũng như vấn đề kinh tế cho doanh nghiệp
sản xuất.

Lactobacillus acidophilus Bacillus subtilis

Bên cạnh đó thì để có thể trở thành một nhân viên trong một cty chuyên về sản
phẩm Probiotic thì ta cần biết thêm nhiều hơn về những lợi ích mà probiotic có trong thức
ăn chăn nuôi mang lại.
 Kháng khuẩn:
- Vi khuẩn có lợi (Probiotic) được đưa vào đường ruột vật nuôi qua thức ăn, trong
thành ruột, Probiotic cạnh tranh dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh, quá trình hoạt
động này vừa có thể làm giảm sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh, vừa có thể tiêu
diệt vi khuẩn.
- Probiotic ngăn chặn sự bám dính của mầm bệnh vào thành ruột, khiến chúng
không thể sống sót và tăng sinh thêm. Mô biểu bì ruột được tăng thêm sự liên kết
nhờ những tác động của lợi khuẩn lên mô biểu bì.
- Probiotic trong thức ăn chăn nuôi kích thích tạo các chất nhầy để phòng vệ trong
trường hợp hệ tiêu hóa bị vi khuẩn gây hại tấn công.
 Tăng cường hệ miễn dịch
- Hệ miễn dịch của vật nuôi rất dễ bị ảnh hưởng trong điều kiện môi trường, thời
tiết thay đổi. Khi có những sự thay đổi này, vật nuôi nuôi theo cách công nghiệp
thường yếu ớt và sức đề kháng kém hơn, đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn gây hại
bùng phát và gây bệnh.
- Probiotic trong thức ăn chăn nuôi đóng vai trò phân phát phân tử kháng viêm
trong đường ruột, giảm dị ứng,…
- Trong nhiều trường hợp, vật nuôi được điều trị bằng kháng sinh dẫn tới các bệnh
tiêu chảy hay táo bón do kháng sinh. Kháng sinh dẫn tới hệ vi sinh vật trong
đường ruột vật nuôi bị mất cân bằng, thức ăn khó tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy hoặc
táo bón. Probiotic trong thức ăn chăn nuôi nhằm cân bằng lại hệ vi sinh này, tránh
trường hợp mất cân bằng quá lâu dẫn tới những bệnh đường ruột nguy hiểm hơn.
 Tác động tốt đến hệ vi sinh đường ruột
- Nếu đường ruột bị mất cân bằng vi sinh cần phải khắc phục ngay. Probiotic đưa
vào cùng thức ăn làm giảm pH trong hệ tiêu hóa, ức chế sinh trưởng của vi khuẩn
có hại, tăng sinh vi khuẩn có lợi.
- Việc đưa Probiotic trong thức ăn chăn nuôi vào đường ruột vật nuôi là một cách
tạo hệ vi sinh tạm thời giúp vật nuôi thoát khỏi dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu, thời kỳ
tiền bệnh của một số bệnh như tiêu chảy, táo bón.

 Từ đó tăng hiệu suất chăn nuôi, giảm tỉ lệ chết và hao hụt.


 Kỹ năng
Khi làm việc tại một cty phát triển thị trường sản phẩm Probiotic ngoài yêu cầu bắt buộc
phải có về kiến thức nền cũng như kiến thức chuyên môn về sản phẩm thì bên cạnh đó
các kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng để đánh giá một nhân viên.
 Kỹ năng giao tiếp
-Là một nhân viên tư vấn sản phẩm thì để tiếp cận được với khách hàng và thuyết
phục họ sử dụng sản phẩm đòi hỏi cần có sự linh hoạt trong câu từ, cách thức
truyền tải về sản phẩm.
-Ngoài ra còn là sự giao tiếp giữa bản thân với đồng nghiệp với cấp trên.
 Kỹ năng ngoại ngữ
-Hiện nay với sự hội nhập thì ngoại ngữ là thế mạnh là chìa khóa để cạnh tranh
một công việc tốt và thăng tiến bản thân.
 Kỹ năng duy trì và phát triển các mối quan hệ
-Là khả năng tương tác giữa cá nhân với khách hàng tiềm năng, tạo dựng các mối
quan hệ từ đó mới có thể quản bá sản phẩm. Từ đó chuyển từ khách hàng tiềm
năng thành khách hàng trung thành với sản phầm của công ty.
-Ngoài ra còn là mối quan hệ với đồng nghiệp trong môi trường làm việc.
 Kỹ năng thuyết trình
-Là khả năng thể hiện, trình bày về chiến lược phát triển sản phẩm cũng như
hướng tiếp cận thị trường cũng như phân khúc khách hàng.

 Kỹ năng phân tích thị trường


-Thể hiện khả năng phân tích đánh giá xu thế, sự nhạy bén trong công việc. Điều
này rất quan trọng quyết định đến khả năng bán hàng.

 Thái độ
Từ trước đến nay các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên thái độ hơn so với kiến thức
cũng như kĩ năng. Vậy thái độ là gì và tầm quan trọng của nó đối với công việc ra sao.
Khi tiến hành tuyển dụng thì ngoài kiến thức là thông tin mà bản thân biết về một
vấn đề cụ thể nào đó, kĩ năng là khả năng mà bản thân thực hiện một công việc nào đó
liên quan đến những kiến thức có được. Thái độ làm việc là sự tập trung trong công việc,
sự tận tâm, chí tiến thủ, sự ham học hỏi, nhiệt tình, trung thực…
Kiến thức, kỹ năng tuy quan trọng như là những thứ mà ta có thể trao dồi trong
quá trình làm việc còn thái độ lại là yếu tố quan trọng ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng nhận việc cũng như hiệu suất công việc sau này.
Các yêu cầu thái độ cần có trong công việc:
 Nhiệt tình, chăm chỉ
- Yếu tố đầu tiên để đánh giá nhân viên chính là sự nhiệt tình và chăm chỉ. Những
nhân viên luôn có tinh thần học hỏi, chăm chỉ trong tất cả nhiệm vụ được giao là
người rất đáng được tuyên dương. Không phải ai siêng năng cần cù cũng là người
thông minh nhưng họ sẽ là những người luôn có thái độ cầu tiến, có trách nhiệm
với công việc được giao.
 Chí cầu tiến
-Muốn tiến xa trong sự nghiệp đòi hỏi mỗi nhân viên phải có sự cầu tiến và tham
vọng. Người nhân viên có tham vọng, có hoài bão sẽ luôn làm việc bằng tất cả khả
năng. Cần có người quản lý biết cách tạo cảm hứng và khơi gợi đam mê của họ,
điều đó tạo động lực, mọi công việc sẽ được giải quyết rất hiệu quả.
 Lạc quan
-Thái độ sống tích cực, tư duy tích cực,…. chung quy đó là sự lạc quan. Một người
lạc quan thể hiện trạng thái bên ngoài là sự vui vẻ chiếm phần lớn, ít dành thời
gian cho than vãn, luôn thấy mặt tốt của bất cứ vấn đề nào, luôn tin vào thành
công vào một ngày nào đó. Người lạc quan có thiên hướng hành động chủ động
- Lạc quan sinh ra nhiều thái độ tốt bao gồm:
+ Dễ tha thứ cho lỗi lầm của người khác và của chính mình.
+ Tầm nhìn mở rộng và thường xa. Họ tập trung vào mục tiêu xa thay vì chỉ
nhìn những khó khăn trước mắt.
+ Có khả năng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh nhanh.
-Nhưng bên cạnh đó lạc quan cũng giống như nhiệt tình, nó phải đi cùng cấp bậc
kiến thức, kỹ năng tương ứng. Nếu lạc quan quá trong khi 2 yếu tố kia chưa tới có
thể dẫn tới thất bại. Lạc quan quá mức có thể gây ra vỡ mộng. Nghĩ rằng một kết
quả tốt sẽ phải đến trong khi mọi thứ khó có thể nói trước điều gì. Luôn có những
thứ xảy ra ngoài ý muốn.
 Tôn trọng
-Là biểu hiện của sự lắng nghe, góp ý của đồng nghiệp, tôn trọng ý kiến đánh giá
của người khác. Tôn trọng bao gồm tôn trọng đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng
và cả bản thân.
-Để được người khác tôn trọng cần đảm bảo bản thân tuân thủ đúng các nội quy
của công ty về giờ giấc làm việc, sự tập trung tận tụy trong công việc. Không để
công việc của bản thân ảnh hưởng xấu đến người khác cũng là một cách để thể
hiên sự tôn trọng của bản thân đối với mọi người.
 Ham học hỏi
-Thái độ ham học hỏi giúp hình thành các kỹ năng, kiến thức còn thiếu rất nhanh.
Do vậy một nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển một người chưa có kinh nghiệm gì vào
làm nếu cá nhân đó có khả năng học hỏi. Hầu hết các công việc trong công ty có
tính lặp đi lặp lại cao và chỉ cần một thời gian vài tháng cũng quá đủ cho người
ham học hỏi nắm bắt lấy.
- Thái độ ham học hỏi giống như động cơ để đẩy toàn bộ các thái độ, kiến thức, kỹ
năng khác giúp cho con người tiến về phía trước. Nếu không có thái độ này chúng
ta sẽ đứng yên một chỗ về mọi mặt, chỉ tiến lên khi bị ép buộc.
- Người ham học hỏi có những đặc trưng rất riêng và không khó để nhận ra:
+Họ đánh giá kinh nghiệm có được sau khi thực hiện một công việc hơn là số
tiền kiếm được. Người ở vế ngược lại chỉ quan tâm tới nhận được bao nhiều tiền;
có tiền thì làm không tiền thì thôi.
+Họ có xu hướng cải tiến công việc giúp công việc ngày càng làm tốt hơn với
thời gian ngắn hơn. Người ở vế ngược lại sẽ không bao giờ nghĩ tới cải tiến; người
ta hướng dẫn làm như thế nào thì cứ làm thế mãi, không tự hỏi “Có cách nào làm
tốt hơn không”
+Người ham học hỏi không sợ sự thay đổi. Thay đổi đối với họ là có thêm được
kinh nghiệm mới. Người ở vế ngược lại sợ thay đổi, thích sự ổn định lâu dài.
+Đọc sách thường xuyên cũng là đặc trưng của người ham học hỏi.
+Một người ham học hỏi sẽ lắng nghe nhiều hơn là nói, hỏi bằng những câu hỏi
mở trong khi một người ở vế ngược lại sẽ nói nhiều hơn là nghe, hỏi bằng những
câu hỏi đóng.
2. Tìm kiếm công việc
-Chúng ta có thể truy cập vào các trang tuyển dụng của các CTY phù hợp với sự
chuẩn bị của mình.
-Với các CTY không tuyển dụng nhưng doanh nghiệp đó lại có đầy đủ các yếu cố
mà bản thân mình thích mà cảm thấy rằng mình có thể làm việc, cống hiến và góp
phần phát triển cty thì ta có thể trực tiếp đến và nộp hồ sơ. Có thể lần 1 lần 2 họ
không nhận nhưng chúng ta phải cố gắng kiên trì và bên cạnh đó thì phải thể hiện
được các điểm mạnh của bản thân để doanh nghiệp đó chú ý.
3. Chuẩn bị những gì?
-Hồ sơ xin việc
-Tìm hiểu lịch sử hình thành của doanh nghiệp
-Tìm hiểu về sản phẩm có sự liên kết với kiến thức chuyên môn của ban thân mà
cty hiện đang sản xuất.
V. Văn hóa doanh nghiệp
Bên cạnh đó ở trong môi trường doanh nghiệp còn có một thứ ảnh hướng đến thái độ
cũng như hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân, đó là văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là điểm nhận diện giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề.
Mỗi công ty có một văn hóa doanh nghiệp với những đặc điểm riêng biệt và duy nhất.
Văn hóa doanh nghiệp còn được ví như tinh thần và tính cách của một con người. Và kết
quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ quyết định sự tồn tại và thành bại của
một doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện cách thức kinh doanh của một công ty, cách các nhân
viên trong công ty tương tác với nhau và với thế giới bên ngoài (khách hàng, đối tác, cơ
quan truyền thông…). Văn hóa doanh nghiệp cung cấp các hướng dẫn, đặt ra các giới hạn
và kỳ vọng dành cho thành viên và khách hàng của công ty. Nó cũng là nền tảng cơ sở để
truyền bá hình ảnh công ty, truyền cảm hứng và động lực, giúp bạn thu hút nhân tài, gia
tăng hiệu quả tuyển dụng và giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài. Văn hóa doanh nghiệp
có vai trò là một nhân tố khác biệt giúp công ty tạo được ấn tượng tốt với ứng viên, khách
hàng và đối tác. Thực tế cho thấy công ty có văn hóa doanh nghiệp mạnh thường có xu
hướng phát triển tốt hơn.
Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến thái độ nhân viên thể hiện ở những khía cạnh:
1. Duy trì động lực làm việc
-Thông qua văn hóa doanh nghiệp nhân viên tự thấy rõ được mục tiêu, bản chất và
hướng đi cụ thể cho công việc họ đang làm. Văn hóa doanh nghiệp cũng giúp cho
mối quan hệ giữa các nhân viên tốt đẹp hơn và kiến tạo nên môi trường làm việc
thoải mái, chuyên nghiệp. Làm việc trong môi trường văn hóa phù hợp khiến nhân
viên cảm thấy công việc họ làm có ý nghĩa hơn. Họ cảm thấy hãnh diện vì được là
một phần của doanh nghiệp.
2. Hạn chế các xung đột
-Văn hóa doanh nghiệp là chất kết dính các thành viên trong doanh nghiệp lại với
nhau. Họ có cùng một cách hiểu vấn đề, cách thức đánh giá, phương án lựa chọn
và hướng hành động hiệu quả. Nhờ có văn hóa doanh nghiệp mà khi phải đối diện
với những mâu thuẫn, bất đồng mọi người vẫn tìm được tiếng nói chung. Họ có
thể tìm ra giải pháp hài hòa và thống nhất trong mọi vấn đề.
3. Tăng cường uy tín và sự chính trực trong công việc
-Một khi nhân viên có tinh thần và trách nhiệm trong công việc họ sẽ luôn hoàn
thành công việc tốt nhất. Qua đó tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng và với
mọi người xung quanh. Người tạo được uy tín sẽ nâng cao khả năng kết nối và dẫn
dắt mọi người.
-Sự chính trực thể hiện rõ trong hoạt động teamwork, mỗi nhân viên sẽ chỉ quan
tâm đến mục tiêu chung, không có ý nghĩ tư lợi cá nhân. Tất cả các hành động của
họ đều tuân theo những nguyên tắc đúng đắn, minh bạch và trung thực. Sự chính
trực không chỉ thể hiện khi làm việc nhóm mà còn thể hiện khi họ làm việc độc
lập.
IV. Bio-technical sales
1. Doanh nghiệp thành công:
+Giá cả đi đôi với chất lượng: Giá cả cao phải đi đôi với chất lượng của sản phẩm
tốt. Đáp ứng được nhu cầu.
+Dịch vụ/ Kỹ thuật/Marketing tốt đáp ứng cung cấp mọi thông tin, thắc mắc, khắc
phục mọi khó khăn khi khách hàng gặp phải.
+Quan hệ đối tác tốt. Giữ gìn cách làm việc rõ ràng, minh bạch với tất cả các đối
tác. 
Sản xuất tốt. Quy trình sản xuất đạt các tiêu chuẩn đánh giá. Quy trình sản xuất
khép kín đảm bảo không bị nhiễm bởi vi sinh vật khác.
+Giá cả linh hoạt. Có các giá khác nhau với cùng một loại sản phẩm với quy cách
đóng gói khác nhau để người tiêu dùng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ.
+Phản ứng nhanh trước tất cả các tình huống gặp phải. Từ tư vấn, trao đổi, giải
thích, giải đáp thắc mắc, để có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
2. Quy trình các bước làm việc để đạt hiệu quả cao hơn:
-Phân tích ưu thế kinh doanh
-Tìm data khách hàng
-Giới thiệu công ty và tìm kiếm nhu cầu của khách hàng
-Biết nắm bắt thời điểm, thuyết phục khách hàng thử/ sử dụng sản phẩm
-Chốt đơn
-Chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ
-Ổn định và phát triển sản phẩm mới, dự án mới
3. Các yếu tố quan trọng trong công việc:
Yếu tố đầu tiên đó chính là kinh nghiệm. Kinh nghiệm được chia thành 3 cấp độ:
sơ cấp (từ 1 đến 2 năm), trung cấp (từ 3 đến 5 năm) và cao cấp (>5 năm). Tuy chia theo
cấp độ nhưng việc bạn thực hiện một công việc chuyên môn tốt nhưng khoảng thời gian
chưa đủ lâu thì việc đó cũng không có gì quá đáng sợ. Có thể bạn đã làm công việc đó rất
lâu nhưng không chắc chắn đạt được kết quả cao thì việc này mới đáng chú ý.
Yếu tố thứ hai chính là công ty bạn đang làm việc. Tại đây lại có thêm hai yếu tố
đó chính là nền tảng, chiến lược và nhân sự. Sự hoạch định nền tảng và chiến lược tốt sẽ
giúp cho công ty có thể từng bước đi lên, ngày càng vững mạnh hơn. Thông qua đó cũng
có thể hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với công ty. Còn về nhân sự, việc tuyển
dụng nhân sự cũng rất quan trọng đến sự phát triển của công ty. Muốn làm việc tại một
công ty nào đó thì chắc chắn bạn phải vượt qua được phòng phỏng vấn, công việc này
được đảm nhận bởi phòng nhân sự của công ty, họ sẽ đánh giá sơ bộ khả năng của bạn.
Tại đây nếu bị từ chối bạn cũng đừng quá tự ti về bản thân, bởi chỉ qua cuộc phỏng vấn
vẫn chưa đủ thông tin để có thể đánh giá chính xác thực lực của một nhân viên. Khi đã
vượt qua vòng phỏng vấn thì chúc mừng bạn, nhưng cũng không được tự mãn vì từ đây
nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu đánh giá thực lực của chính bạn. Nhân viên tốt sẽ được công ty
cố gắng hỗ trợ để nhân viên có thể cống hiến cho họ và bản thân nhân viên chính là tế
bào của công ty. Để có thể phát triển mạnh mẽ và vững chắc thì cần sự giúp đỡ, sự tận
tụy, cố gắng của mọi người.
Yếu tố cuối cùng là sản phẩm. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, đem lại hiệu quả cao
thì người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên phải không ngừng phát
triển sản phẩm, khắc phục những hạn chế mà sản phẩm trước chưa đạt được. Làm cho
sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng tốt hơn.
VII. Tham nhũng trong cty
Một điều quan trọng khác ở trong cty đó chính là vấn đề tham nhũng. Do đó một điều
quan trọng trong khi làm việc đó là tuân thủ các điều luật chống tham nhũng.
-Nghiêm cấm thanh toán trái phép để được giao hoặc được giữ công việc kinh doanh.
• Đạo Luật Chống Tham Nhũng Tại Nước Ngoài của Hoa Kỳ (FCPA) nghiêm cấm
thanh toán trái phép cho các quan chức chính phủ, kể cả các nhân viên của các doanh
nghiệp nhà nước (ví dụ: các bệnh viện công).
• Đạo Luật Chống Hối Lộ của Anh Quốc và những luật khác nghiêm cấm thanh toán
trái phép cho bất kỳ một ai.
• Abbott nghiêm cấm thanh toán trái phép cho bất kỳ một ai.
-Yêu cầu sổ sách, hồ sơ và các tài khoản phải phản ánh đầy đủ thông tin chi tiết của tất cả
mọi giao dịch.
Các nội dung cơ bản về giao dịch trái phép
1. Một khoản tiền thanh toán hoặc lợi ích được trao, tặng hoặc hứa hẹn (mà
người nhận không cần phải chấp nhận)
2. Bất cứ thứ gì có giá trị (bao gồm tiền mặt, quà tặng, phiếu quà tặng, các sản
phẩm miễn phí của Abbott, các khoản vay, bữa ăn, du lịch, dã ngoại, lưu trú, trợ cấp, thù
lao, phí tư vấn)
3. Cho bất kỳ một ai (bao gồm tư nhân, quan chức chính phủ, gia đình và bạn bè của
họ, hoặc các viện hoặc tổ chức)
4. Nhằm mục đích bảo vệ sự thuận lợi một cách sai trái hoặc được giao hay giữ được
công việc kinh doanh (tác động đến ai đó để làm hoặc KHÔNG làm một việc gì đó có lợi
cho bạn, nhân viên của bạn, hoặc Abbott).
Trách nhiệm của bên thứ ba về việc ghi hồ sơ chính xác
 Được làm
-Đưa vào hồ sơ tất cả mọi giao dịch một cách chính xác để phản ánh mục đích
thực tế và diễn giải chính xác.
- Bảo đảm bạn đang được bồi hoàn các chi phí kinh doanh từ một tài khoản phù
hợp.
- Tuân thủ tất cả mọi luật lệ và yêu cầu về việc ghi chép và báo cáo thông tin tài
chính.
 Không được làm
- Không được lập bất cứ một quỹ hay tài sản nào ngoài hồ sơ hoặc không khai báo
vì bất cứ lý do nào.
- Không được đưa vào hồ sơ thông tin sai lệch, giả tạo, gây hiểu lầm hoặc chưa
hoàn chỉnh.
- Không được chỉnh sửa các mã hoặc thông tin diễn giải của tài khoản giao dịch
bằng bất cứ cách nào.
- Không được bán, chuyển nhượng, hoặc định đoạt tài sản của Abbott mà không
có chứng từ và giấy phép phù hợp.

VIII. Tài liệu tham khảo


[1] Probiotic and prebiotic. February 2017. Francisco Guarner (Chair, Spain), Mary Ellen
Sanders (Co-Chair, USA), Rami Eliakim (Israel), Richard Fedorak (Canada), Alfred
Gangl (Austria), James Garisch (South Africa), Pedro Kaufmann (Uruguay), Tarkan
Karakan (Turkey), Aamir G. Khan (Pakistan), Nayoung Kim (South Korea), Juan Andrés
De Paula (Argentina), Balakrishnan Ramakrishna (India), Fergus Shanahan (Ireland),
Hania Szajewska (Poland), Alan Thomson (Canada), Anton Le Mair (The Netherlands)
[2] Hill C, Guarner F, Reid G, Gibson GR, Merenstein DJ, Pot B, et al. Expert consensus
document. The International Scientific Association for Probiotics and Prebiotics
consensus statement on the scope and appropriate use of the term probiotic. Nat Rev
Gastroenterol Hepatol. 2014 Aug;11(8):506–14.

You might also like