You are on page 1of 4

Đinh Thị Việt Chinh-20190312

KTSH 01_K64

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM SINH HỌC TẾ BÀO


Bài thí nghiệm số 1: Quan sát tế bào nấm men, tế bào biểu bì hành và tế bào máu

I. Mục đích thí nghiệm

- Biết cách sử dụng kính hiển vi quang học.

- Quan sát hình dạng, nhân biết các tế bào dưới kính hiển vi quang học từ đó rút ra
nhận xét.

II. Vật liệu và phương pháp

II.1. Vật liệu 

Bài thí nghiệm sử dụng các vật liệu và hóa chất sau :

1. Kính hiển vi quang học với vật kính 40x hoặc 10x.

2. Canh trường nấm men, hành tây, tế bào máu.

3. Phiến kính và Lá kính.

6. Thuốc nhuộm xanh methylen

7. Bông cồn, cồn, H2O

8. Dụng cụ : dao, đèn cồn, que cấy

II.2. Phương pháp

II.2.1. Quan sát nấm men

Bước 1 : Tạo môi trường vô trùng bằng cách đốt đèn cồn. Dòng đối lưu sẽ tạo môi
trường vô trùng xung quanh đèn cồn và chúng ta sẽ làm việc trong phạm vị bán
kính khoảng 10cm xung quanh đèn cồn để tránh vi khuẩn trong không khí xâm
nhập vào canh trường cũng như tiêu bản nấm men.

Bước 2 : Rửa phiến kính và lá kính bằng cồn để khử khuẩn sau đó hơ trên đèn cồn.
Tiếp tục hơ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn đến khi đầu que cấy chuyển đỏ. Hơ tiếp
thành que cấy 2-3 lần trên ngọn lửa đèn cồn.
Bước 3 : Lắc canh trường nấm men và nhúng que cấy đã nguội vào canh trường
sao cho đầu que cấy có một lớp màng. Nhấc ra và dàn đều lên mặt phiến kính đã
khô. Thực hiện 1-2 lần sao cho lượng nấm men vừa đủ.

Bước 4 : Hơ que cấy vừa lấy canh trường nấm men trên ngọn lửa đèn cồn để khử
khuẩn. Sau đó lấy một lượng vừa đủ thuốc nhuộm xanh methylen vào đầu que cấy.
Nhuộm đều nấm men trên phiến kính.

Bước 5 : Đặt lá kính lên trên mẫu, nghiêng một góc 45 độ rồi thả nhẹ lá kính xuống
sao cho không có bọt khí xuất hiện, mẫu trong tiêu bản dàn đều. Thấm nhẹ thuốc
thử thừa.

Bước 6 : Quan sát nấm men trên kính hiển vi quang học ( sử dụng các núm điều
chỉnh sao cho quan sát thấy tiêu bản rõ và chính xác nhất ).

Bước 7 : Đọc và ghi kết quả.

II.2.2. Quan sát tế bào biểu bì hành

Bước 1 : Tạo môi trường vô trùng.

Bước 2 : Rửa phiến kính và lá kính bằng cồn để khử khuẩn, để khô.

Bước 3 : Dùng dao và dụng cụ hỗ trợ khác tách lấy lớp màng mỏng của hành.

Bước 4 : Tràn đều lớp màng vừa lấy lên trên phiến kính ( Có thể thêm thuốc
nhuộm xanh methylen để dễ quan sát).

Bước 6 : Quan sát vảy hành trên kính hiển vi quang học ( sử dụng các núm điều
chỉnh sao cho quan sát thấy tiêu bản rõ và chính xác nhất ).

Bước 7 : Đọc và ghi kết quả.

II.2.3. Quan sát tế bào máu người ( máu đàn ông )

Do PTN đã chuẩn bị tiêu bản máu nên không cần tiến hành chuẩn bị. Quan sát trực
tiếp và ghi kết quả.

III. Kết quả và thảo luận

* Hình ảnh vẽ lại sau khi quan sát ba loại tế bào trên dưới vật kính :
Tế bào nấm men Tế bào vảy hành Tế bào máu người

* Nhận xét :

a) Tế bào nấm men :

- Kính trường xuất hiện một số tế bào đang nảy chồi.

- Hầu như tế bào tập chung một chỗ từ 2-4 tế bào, xuất hiện cụm 2 tế bào và một
số tế bào đứng đơn lẻ.

b) Tế bào vảy hành :

- Các tế bào xếp sít nhau.

- Tế bào biểu bì hành có hình dạng cơ bản giống hình chữ nhật dài, được ngăn cách
bởi thành tế bào và có thể quan sát được không bào bên trong tế bào biểu bì hành.

c) Tế bào máu người :

- Bạch cầu có kích thước lớn hơn hồng cầu.

- Có 3 loại bạch cầu trong trường kính quan sát với nhân chiếm 60-70% thể tích tế
bào bạch cầu. Quan sát trên khoảng 3 kính trường để thấy được nhiều loại bạch
cầu.

- Hồng cầu có số lượng nhiều hơn bạch cầu rất nhiều.

- Do tế bào hồng cầu có dạng đĩa lõm hai mặt, nên khi lấy nét ở nhiều vị trí trên
kính sẽ xuất hiện một số tế bào hồng cầu có ‘nét khoanh tròn’ trong tế bào. Và tế
bào hồng cầu không có nhân.

- Có thể quan sát được tế bào tiểu cầu (màu tím nhỏ) kích thước rất nhỏ và có số
lượng ít hơn hồng cầu.
IV. Kết luận 

- Sau quan sát ba loại tế bào trên đã củng cố kiến thức về sử dụng máy hiển vi
quang học và có sự quan sát thực tế về các loại tế bào từ hình dạng, kích thước,…

Tế bào vảy hành lớn hơn so với Tế bào nấm men nên không nhất thiết phải nhuộm
thuốc nhuộm đối với tế bào vảy hành.

- Biết cách chuẩn bị tiêu bản .

- Các tế bào có sự khác nhau giữa các loài sinh vật, nhưng chúng cơ bản có hình
dạng giống nhau trong cùng một loại tế bào của sinh vật.

- Đối với tế bào máu người, đã phân biệt, nhận biết được tế bào hồng cầu, bạch cầu
và tiểu cầu.

- Tiểu cầu rất khó để quan sát.

You might also like