You are on page 1of 17

THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM

* Mục đích yêu cầu.


- Giúp sinh viên nắm vững kiến thức đã học về giao tiếp sư phạm.
- Sinh viên biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã học về giao tiếp sư phạm (mục
đích, nguyên tắc, phong cách, kĩ năng, phương tiện giao tiếp) vào giải quyết các
tình huống sư phạm.
- Rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng giao tiếp sư phạm cần thiết. Trên cơ sở đó
hình thành ở họ năng lực sư phạm của người giáo viên tương lai.
* Trọng tâm:
Rèn luyện để hình thành các kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên
* Phương pháp giảng dạy.
Thảo luận nhóm, kết hợp diễn giảng.
III. Nội dung thực hành.
1. Tự đánh giá khả năng giao tiếp.
1.1. Đánh giá nhu cầu giao tiếp.
1.2. Đánh giá khả năng giao tiếp.
2. Rèn luyện các kỹ nănggiao tiếp sư phạm
* Vận dụng tổng hợp các kỹ năng để giải quyết các tình huống sư phạm
Mức độ 1: Chọn một trong các cách xử lý THSP đã nêu và ý giải tại sao chọn
cách đó.
Mức độ 2: Phân tích, đánh giá cách xử lý của giáo viên trong các THSP và nêu
cách xử lý trong các tình huống tương tự.
Mức độ 3: Đưa ra cách xử lý tình huống đã nêu và giải thích tại sao xử lý như
vậy.
Nội dung thực hành.
I. Tự đánh giá khả năng giao tiếp
Trước khi thực hiện bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm hãy làm một số
trắc nghiệm để tìm hiểu mức độ, nhu cầu giao tiếp, khả năng giao tiếp, ứng xử sư
1
phạm của bản thân.
1. Tự đánh giá nhu cầu giao tiếp
* Trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp của P. O
a. Mục đích: Thử tìm hiểu mức độ nhu cầu giao tiếp của bản thân.
b. Dụng cụ: Giấy, bút
c. Cách tiến hành:
Anh (chị) hãy trả lờ các câu hỏi sau, nếu thấy phù hợp với ý kiến của mình thì
ghi chữ "đúng", nếu không tán thành thì ghi "không", không cần bổ sung gì hết. Sau
khi nghe (đọc) câu hỏi xuất hiện trong đầu ý nghĩ đầu tiên là "đúng" hay "không" thì
ghi ngay, không cần phải suy nghĩ lâu. Hãy trả lời từng câu hỏi theođúng thứ tự đã
cho. Có thể gặp một số câu hỏi khó, nhưng vẫn cứ trả lời dứt khoát là đúng hay không.
Hãy thể hiện ý kiến tự do của mình vì đây không có câu trả lời tốt hay không tốt.
*Test nhu cầu giao tiếp
1. Tôi cảm thấy hài lòng khi được tham gia các ngày lễ, ngày hội.
2. Tôi có thể nén lại các ý muốn nếu chúng đối lập với các mong muốn của các bạn
tôi.
3. Tôi thích nói cho người khác biết tình cảm của mình với họ.
4. Trong khi giao lưu với bạn bè, tôi tập trung nhiều vào việc gây ảnh hưởng hơn là tình
bạn.
5. Tôi cảm thấy rằng: trong quan hệ với bạn tôi có quyền hơn là trách nhiệm.
6. Khi tôi được biết về thành tích của các bạn tôi, không hiểu vì sao tôi cảm thấy
kém vui.
7. Phải giúp đỡ ai đó một điều gì đó thì tôi mới thấy thỏa mãn với mình
8. Những băn khoăn, lo lắng của tôi sẽ mất đi khi tôi ở giữa các bạn bè của mình.
9. Các bạn tôi làm tôi chán ngán lắm rồi.
10. Khi tôi làm một công việc quan trọng, sự có mặt của mọi người làm tôi bực
mình.
11. Khi bị dồn vào thế bí tôi cũng chỉ nói có một phần sự thật mà theo tôi không
2
có hại gì cho các bạn tôi và những người quen biết.
12. Trong hoàn cảnh khó khăn tôi không chỉ nghĩ nhiều về bản thân mà còn nghĩ về
những người thân của mình.
13. Sự thay đổi không vừa ý của bạn tôi làm tôi thay đổi đến nỗi có thể phát ốm.
14. Tôi thích giúp đỡ người khác ngay cả khi điều đó gây cho tôi những khó khăn
đáng kể.
15. Vì tôn trọng bạn, tôi có thể tán thành ý kiến của anh ta ngay cả khi ý
kiến đó không đúng.
16. Tôi thích những câu chuyện thám hiểm hơn những câu chuyện về tình cảm con
người.
17. Những cảnh bạo lực trong phim làm tôi kinh tởm.
18. Khi có một mình, tôi thường lo lắng, căng thẳng hơn khi ở giữa mọi người.
19. Tôi cho rằng niềm vui cơ bản trong cuộc sống là giao lưu với người khác.
20. Tôi rất thương những con chó và con mèo hoang.
21. Tôi thích có ít bạn thôi nhưng mà thân thiết.
22. Tôi thích thường xuyên sống giữa mọi người.
23. Tôi bị xúc động lâu sau khi cãi cọ với người thân.
24. Chắc chắn là tôi có nhiều người thân hơn những người khác.
25. Tôi muốn thành tích thuộc về tôi nhiều hơn là thuộc về các bạn tôi.
26. Tôi tin vào nhận xét của tôi về một người nào đó hơn là vào những ý kiến của
người khác.
27. Tôi cho rằng sự giàu có về vật chất và địa vị có ý nghĩa hơn là so với niềm
vui được giao lưu với những người mà mình yêu thích.
28. Tôi thông cảm với những ai không có người thân.
29. Trong quan hệ với tôi người ta thường vô ơn.
30. Tôi thích những câu chuyện về tình bạn, tình yêu không vụ lợi.
31. Vì bạn bè, tôi có thể hy sinh những hứng thú của mình.
32. Thuở nhỏ, tôi đã tham gia vào những nhóm trẻ con mà ở đó chúng tôi luôn
3
được gắn bó bên nhau.
33. Nếu là nhà báo tôi thích viết về sức mạnh của tình bạn, tình yêu.
d. Cách đánh giá
- Cho 1 điểm vào mỗi câu trả lời "đúng" ở những câu sau: 1, 2, 7, 8, 11,
12, 13, 14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33.
- Cho 1 điểm vào mỗi câu trả lời "không" ở những câu sau: 3, 4, 5, 6, 9,
10, 15, 16, 25, 27, 29.
Sau đó tính tổng số điểm và phân loại theo bảng chuẩn dưới đây:

4
Các mức độ nhu cầu giao tiếp
Giới
Thấp Dưới TB Trung bình Trên TB Cao

Nam 3 - 21 22 - 23 24 - 25 26 - 28 29 - 33

Nữ 9 - 23 24 - 26 27 - 28 29 - 30 31 - 33

Dựa vào kết quả của mình, đối chiếu với bảng chuẩn anh (chị) có thể tự xếp nhu
cầu giao tiếp của mình ở mức độ nào. khi cần thiết có thể tập luyện
để điều chỉnh cho phù hợp với nghề nghiệp sau này.
2. Tự đánh giá khả năng giao tiếp
Sinh viên tự đánhgiá khả năng ứng xử sư phạm của bản thân thông qua phép thử
gồm 6 tình huống khác nhau. Mỗi tình huống có 3 cách giải quyết. Bạn hãy chọn một
cách giải quyết phù hợp với suy nghĩ và cách xử sự của bạn.
1. Trừng phạt học sinh phạm lỗi nhưng hóa ra là em học sinh đó không có lỗi. Bạn
hành động thế nào?
a. Không đả động gì đến chuyện đó nữa vì sợ mất uy tín.
b. Xin lỗi học sinh đó ngay.
c.Không nói đến sự việc xảy ra, sau đó nhân dịp nào đó bạn nói với học sinh
rằng: "Người lớn cũng có lúc sai lầm".
2. Khi xắp hết giờ học sinh làm bạn bực mình vì những câu thắc mắc hóc búa ngoài
sự chuẩn bị của bạn. Bạn sẽ giải quyết như thế nào?
a. Ngắt lời học sinh ngay.
b. Giễu cợt câu hỏi của học sinh và từ chối yêu cầu của em đó.
c. Giải thích cho học sinh rằng chính bạn đang muốn đặt câu hỏi đó cho tất cả
các em suy nghĩ. Giờ học sau bạn và học sinh sẽ tìm cách trả lời.
3. Cô bạn em ngây thơ kể rằng: nó mới được bầu làm lớp trưởng, bạn tỏ thái độ
5
như thế nào?
a. Không nói gì xem đó là chuyện của trẻ con.
b. Giải thích cho nó ở cương vị mới này nó sẽ phải làm gì.
c. Nói với nó: "Em thông minh nhất lớp nên làm lớp trưởng là chuyện dĩ
nhiên".
4. Một học sinh trong lớp rụt rè đưa cho bạn một mảnh giấy đã nhàu nát và nói:
"Đây là bức thư của bạn N gửi cho một bạn gái cùng lớp". Cuối thư có dòng chữ của
bạn gái ấy: "Đồ mất dạy". Nhận ra đúng chữ của N, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
a. Phê bình N trước lớp để ngăn chặn các trường hợp tương tự.
b. Nổi giận mắng học sinh.
c. Gặp riêng chuyện trò với N và gặp gỡ cha mẹ N để phối hợp khuyên nhủ.
5. Theo kế hoạch hôm nay có 15 phút kiểm tra viết. Khi bạn yêu cầu học sinh làm
bài thì lớp trưởng đứng dậy báo cáo: Hôm qua lớp tổ chức đi chùa Hương, xin khất
thầy (cô) chuyển bài kiểm tra sang buổi học sau. Bạn xử trí như thế nào?
a. Rầy la học sinh, cương quyết tiến hành kiểm tra để xây dựng nề nếp học tập.

6
b. Cho học sinh 15 phút xem lại bài để học sinh nào học thường xuyên học bài
thì nhớ lại được, còn em nào lười học thì không "cứu vãn" nổi. Sau đó vẫn
kiểm tra.
c. Thông cảm ngay với học sinh để buổi sau kểm tra cũng được.
6. Có học sinh hay gây gổ với bạn, học lực lại yếu. Một hôm em cùng người khác
bắt được kẻ gian. Bạn đánh giá thế nào về hành động này?
a. Coi hành động của học sinh này là bột phát nên không cần quan tâm
đến.
b. Không dám khen việc này vì sợ em đó không sửa chữa khuyết điểm của
mình.
c. Kịp thời khen em trước lớp, đề nghị trường khen và thông báo về gia
đình.
* Cách xử lý:
- Nếu tất cả các câu trả lời của bạn đánh dấu vào TH1: b, TH2: c, TH3: b, TH4: c, TH5:
b, TH6: c thì có thể xem là bạn biết ứng xử sư phạm.
- Nếu bạn chỉ đánh dấu được dưới 6 giải pháp trên đây, bạn đã bỏ lỡ một hay một số
tình huống có thể giáo dục học sinh.
- Nếu bạn chỉ đánh dấu được từ một đến ba điển trên, bạn nên xem lại cách ứng xử
của mình.
II. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm
1. Thực hành kỹ năng định hướng
1.1. Kỹ năng định hướng trước tiếp xúc.
Thông qua việc đi thực hành ở trường phổ thông, hãy tập thu thập các thông tin
về về học sinh của lớp mình phụ trách thông qua giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên
bộ môn và qua việc đọc học bạ, sổ điểm và sơ yếu lý lịch của học sinh để có hình dung
sơ bộ về một số học sinh cá biệt và tập thể học sinh và dự kiến các tình huống có thể
sảy ra rồi chuẩn bị các phương án ứng xử để khi tiếp xúc có thể chủ động xử lý khi
tình huống sảy ra.
7
1.2. Kỹ năng định hướng trong quá trình tiếp xúc
Trong quá trình tiếp xúc với học sinh phổ thông, ngoài những thông tin thu
được trước tiếp xúc, bạn hãy tập quan sát trên ánh mắt, nét mặt, hành vi, cử chỉ và
lắng nghe học sinh nói để chính xác hóa mô hình tâm lý ở giai đoạn trước tiếp xúc và
điều chỉnh các phương án ứng xử cho phù hợp, tức là biết nói gì, làm gì khi tiếp xúc
với đối tượng và khi tình huống sảy ra nên ứng xử như thế nào.
* Thực hành kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài để phán
đoán thái độ, trạng thái tâm lý bên trong của đối tượng giao tiếp
Bài tập 1: Tập quan sát các nét mặt trên tranh (xem 8 ảnh trong giáo trình) và
phán đoán các thái độ, trạng thái tâm lý bên trong của từng nét mặt ấy. Nêu lí do tại
sao kết luận người trong ảnh có trạng thái cảm xúc như đã
đoán (dựa vào biểu hiện ở ánh mắt, miệng, nụ cười, lông mày, tư thế đầu, cổ...)
Bài tập 2: Tập quan sát trên ánh mắt, nét mặt, hành vi, lời nói của một vài học
sinh mà mình tiếp xúc (qua đi thực hành ở trường phổ thông) để phán
đoán thái độ, trạng thái tâm lý bên trong của các em. Sau đó kiểm tra lại nhờ vào việc
hỏi giáo viên chủ nhiệm hôm đó cũng tiếp xúc.
Bài tập 3: Hãy miêu tả chân dung tâm lý của một người mà em thích hoặc không
thích tại một thời điểm cụ thể đã gây cho em một ấn tượng khó quên.
Yêu cầu mô tả:
Giới tính Nét mặt
Lứa tuổi Đôi mắt

8
Dáng người Môi, miệng Tư thế
(đầu, mình...) Hàm răng Quần, áo
Cổ
Đồ trang sức Vai
Giầy, dép Tóc, tai
Tay, chân Giọng nói (nhẹ nhàng hay hách dịch, nhanh hay
chậm, to hay nhỏ, ngập ngừng...)
Bài tập 4: Hãy mô tả một người khi đang vui, đang buồn, đang giận dữ,
đang nói dối.
Yêu cầu mô tả các chi tiết như bài tập trên.
Bài tập 5: Bạn hãy xem một nhân vật nào đó trong phim truyện hay một vở kịch
qua vô tuyến truyền hình trong 5 phút và không xem nữa. Dựa trên nét mặt, hành vi,
lời nói của nhân vật trong phim mà ta đã quan sát qua 5 phút đó, hãy tập phán đoán về
tính cách của nhân vật (tốt hay xấu, thiện hay ác.v.v...)
Anh (chị) có thể kiểm tra nhận xét của mình đúng hay sai nhờ vào việc hỏi lại
những người đã xem hết bộ phim truyện đó về nhân vật mà mình quan tâm.
2. Thực hành kỹ năng định vị
Bài tập 1: Khi đi thực hành, hãy tiếp xúc với một học sinh ít nhất là 5 lần để xây
dựng mô hình nhân cách học sinh với những đặc trưng tâm lý điển hình như: xu hướng
(nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng); tính cách (đạo đức); năng lực
(khả năng học tập); đời sống xúc cảm, tình cảm; đặc
điểm cá tính; hành vi ứng xử trong quan hệ với người thân, bạn bè; hoàn cảnh gia
đình.
Trên cơ sở đó thử đưa ra cách ứng xử trong các tình huống giao tiếp cụ
thể.
Bài tập 2: Thử nhận xét về bạn mình trong cùng một tổ học tập về:
- Về năng lực trí tuệ: học giỏi, khá, trung bình hay kém.
- Về tính cách: Trung thực, thật thà, cẩn thận, lễ độ, khiêm tốn, độ lượng
9
hay kiêu căng, hiếu thắng, không chu đáo, cố chấp...
- Về đặc điểm giao tiếp: cởi mở, hòa nhã hay kín đáo, nhút nhát, rụt rè, bất cần,
dễ tiếp chuyện, dễ làm quen, dễ gây ấn tượng hay khó gần...
- Về đời sống tình cảm: Sâu sắc hay hời hợt, đa sầu đa cảm hay khô khan, lạnh
lùng, hay quan tâm đến bạn bè hay ít quan tâm đến bạn...
- Với công việc: có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, năng động, sáng tạo hay
giao thì phải làm, thậm chí không có tinh thần trên.
Với các đặc điểm trên thì trong các tình huống cụ thể nên ứng xử như thế nào?
3. Thực hành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp
3.1. Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh bản thân của chủ thể giao tiếp
Bài 1: Khi mới tiếp với ai đó, hãy tập tạo ra cho mình cảm xúc tích cực như: vui
vẻ cười thân thiện với họ.
Bài 2: Khi người khác có những hành vi, lời nói sai trái, thậm chí xúc phạm đến
danh dự của mình, bạn nên tập thói quen kiềm chế bằng cách hãy thở ra thật mạnh, hít
vào thật sâu ít nhất 5 lần, lấy tay vuốt ngực để làm dịu cơn bực tức. Bình tĩnh trở lại
bạn mới nói hoặc làm những gì bạn thấy nên làm.
Bài 3: Khi chuẩn bị xử lý một tình huống nào đó, bạn hãy tự nhủ: Nếu mình ở
địa vị của họ thì mình sẽ làm gì và làm như thế nào, mình sẽ mong muốn mọi người
đối xử với mình ra sao? Nhờ đó, bạn sẽ tìm ra cách xử lý phù hợp với đối tượng và
hoàn cảnh giao tiếp.

1
0
Bài 4: Đừng vội phản ứng ngay với những điều "trướng tai, gai mắt", hãy bình
tâm nghe họ nói hết những gì cần nói. Tập trung vào đôi mắt người nói chuyện và có
hành vi kích lệ, động viên họ nói hết... nếu cần phải ngắt lời thì hãy xin lỗi và hỏi ngay
một thông tin mà bạn vừa nghe được gắn với nội dung bạn muốn nói.
Bài 5: Tập cho mình một thói quen không nên nhận xét về ai một điều gì, khẳng
định một điều gì khi chưa đủ nhuẽng thông tin về chúng.
3.2. Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp
Bài 1: Rèn luyện kỹ năng xác định được đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh của đối
tượng và xác định được cách tác động phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng cử đối tượng
và chọn đúng thời cơ tác động thích hợp mới đạt được mục
đích giao tiếp.
Bài 2: Rèn kỹ năng thúc đẩy quá trình giao tiếp bằng cách thu hút chú
ý và kích thích tính tích cực của đối tượng khi tham gia quá trình giao tiếp.
Bài 3: Rèn kỹ năng điều chỉnh đối tượng giao tiếp khi cần thiết như: kiềm hãm
hoặc cắt giảm nội dung giao tiếp khi đối tượng giao tiếp có những biểu hiện không
hiểu bài, không chú ý nghe giảng mà nói chuyện riêng, làm việc riêng hoặc không thực
hiện những yêu cầu của của thầy cô, của trường, của lớp.
3.3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp
3.3.1. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
Bài tập 1: Sinh viên chuẩn bị một bài dạy trong chương trình học ở trường phổ
thông và trình bày trước lớp khoảng 15 phút ( trình bày bằng cả ngôn ngữ nói và viết).
Bài tập 2: Sinh viên chuẩn bị một bài hùng biện về chủ đề "Vai trò của giáo
dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và trình bày trước lớp
(trình bày bằng ngôn ngữ nói)
3.3.2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
Yêu cầu: Khi trình bày bài giảng hay hùng biện trên phải thể hiện cả bằng ánh
mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, động tác...cho phù hợp với nội dung giao tiếp.
Vận dụng các kỹ năng GTSP để xử lý các tình huống sư phạm
1
1
1. Mức độ 1: Chọn một trong các cách giải quyết sau mà anh (chị) cho là hiệu quả
nhất. Giải thích vì sao lại chọn cách xử lý đó.
Tình huống 1: Giáo viên nhận lớp mới, buổi đầu tiên lên lớp, đã vào giờ học
mà lớp vẫn còn rất lộn xộn, mất trật tự: em đứng, em ngồi, có em chưa vào lớp.
Các cách xử lý:
a- Giáo viên vào lớp đứng trước mặt cả lớp (giữa hai hàng ghế), im lặng, nét mặt
nghiêm trang, khi nào tất cả các em đứng lên giáo viên mới tươi cười, cúi đầu chào
cảc lớp và nói: "mời các em ngồi xuống".
b- Giáo viên vào lớp, cứ để nguyên hiện trạng, đi lên bục giảng, mắt nhìn xuống
lớp và nói: "mời các em ngồi !".
c- Giáo viên vào lớp, không quan tâm đến hiện trạng của lớp, đi lên bục giảng...
(không nói gì cả) và tự giới thiệu về mình luôn.
d- Giáo viên không vào lớp ngay, chờ cho các em vào hết ngồi vào vị trí của mình,
trở lại yên tĩnh rồi mới bước vào lớp.
e- Giáo viên vào lớp ngồi cùng với các em, chờ khi nào các em vào đủ mới
đứng lên và đi lên bục giảng, nét mặt vui tươi và nói "mời các em đứng dậy", giáo
viên chào các em rồi lại nói "mời các em ngồi xuống".

1
2
Yêu cầu: Trong 5 cách xử lý trên, anh (chị) sẽ chọn cách xử lý nào? Tại sao lại
chọn cách xử lý đó?
Tình huống 2: Trong một giờ học bài mới, khi giáo viên đang giảng bài, nhìn
xuống lớp thấy có một học sinh không chú ý theo dõi bài giảng mà làm việc riêng (vẽ
tranh).
Các cách xử lý:
a- Giáo viên cứ giảng bài bình thường, đồng thời theo dõi và đợi cho đến lúc học sinh
đó thật chú ý vào việc riêng, giáo viên mới từ từ đi xuống chỗ họ sinh đó thu sản
phẩm và nhắc nhở hết buổi học ở lại gặp thầy (cô.
b- Giáo viên bắt quả tang em làm việc riêng cùng với tang vật, phê bình em trước
lớp.
c- Giáo viên bắt quả tang em làm việc riêng cùng với tang vật, cho điểm 1 và phê
bình trước lớp.
d- Thầy (cô) nhắc nhở cả lớp chú ý, mắt hướng về phía học sinh làm việ riêng có
ý nhăc nhở.
e- Nhắc tên học sinh làm việc riêng truớc lớp để chấm dứt ngay hiện tượng
đó.
Yêu cầu: Trong 5 cách xử lý trên, anh (chị) sẽ ứng xử theo cách nào? Vì sao chọn
cách ứng xử đó?
Tình huống 3: Trong một giờ làm bài kiểm tra, giáo viên thấy có một học sinh
nhìn bài của bạn.
Các cách xử lý:
a- Nhắc nhở học sinh đó trước lớp và yêu cầu không được nhìn bài của bạn. b- Thầy
(cô) đi xuống tận nơi, gõ nhẹ vào bàn em học sinh chép bài của bạn,
nói nhỏ: "em không được nhìn bài của bạn!"
c- Cứ để học sinh nhìn bài nhiều lần, rồi bắt quả tang, sau đó xử phạt theo quy
định.
d- Cứ để học sinh nhìn bài, cuối giờ thu bài công bố: hai bài giống nhau và cả hai
1
3
em đều phải làm bản kiểm điểm.
e- Cuối giờ thu bài, yêu cầu em học sinh nhìn bài của bạn ở lại gặp thầy (cô).
Yêu cầu: Trong 5 cách xử lý trên anh (chị) chọn cách xử lý nào? Giải thích vì sao
lại chọn cách xử lý đó.
Tình huống 4: Trong một giờ ôn tập, giáo viên kiểm tra có một học sinh không
thuộc bài, không làm bài tập.
Các cách xử lý:
a- Giáo viên yêu cầu em lên bảng trả lời câu hỏi và gợi ý cho em trả lời được. b- Giáo
viên yêu cầu đứng trước lớp trình bày lí do không thuộc bài, không
làm bài.
c- Giáo viên kiểm tra vở bài tập làm ở nhà. d- Phê
bình, nhăc nhở trước lớp.
e- Không có ý kiến trên lớp, yêu cầu em ở lại gặp thầy (cô) để hiểu rõ lý do.
Yêu cầu: Trong 5 cách xử lý trên, anh (chị) sẽ xử lý theo cách nào? Vì sao lại
chọn cách xử lý đó?
Tình huống 5: Trong một giờ giảng bài, giáo viên thấy có hai học sinh
đang nói chuyện riêng.
Các cách xử lý:
a- Giáo viên nêu đích danh hai học sinh làm mất trật tự phê bình trước lớp. b- Giáo
viên dừng bài giảng và nhìn về phía hai học sinh nói chuyện riêng.
c- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng ghi tên hai học sinh đó vào sổ đầu bài và báo cáo với
giáo viên chủ nhiệm xử lý.

1
4
d- Giáo viên đặt câu hỏi có liên quan đến phần vừa giảng, yêu cầu một trong hai em
đứng lên trả lời..
e- Giáo viên trừ điểm thi đua của lớp.
Yêu cầu: Trong 5 cách giải quyết trên, anh (chị) sẽ chọn cách giải quyết nào? Tại
sao lại chọn cách đó?
Tình huống 6: Trong khi giảng bài, có học sinh nói đế theo lời thầy (cô) giáo
một cách xấc xược
Các cách xử lý:
a- Dừng bài giảng, yêu cầu học sinh đó nói lại câu giáo viên vừa nói. Phân tích câu
nói đế theo của học sinh để cả lớp thấy sự xấc xược của học sinh này và yêu cầu
lớp kiểm điểm học sinh đó.
b- Yêu cầu học sinh đó đứng dậy, giải thích động cơ của câu nói đó, phê bình học
sinh đó trước lớp.
c- Đuổi học sinh đó ra khỏi lớp.
d- Dừng bài giảng, thái độ bình tĩnh, nói nhẹ nhàng: "điều em vừa nói là thừa vì các
bạn sẽ nghe lời thầy (cô) nói hơn là nghe em nói". Sau giờ học, yêu cầu em học
sinh đó ở lại gặp thầy ( cô) để nhắc nhở.
Yêu cầu: Bạn chọn một cách giải quyết hợp lý nhất trong 4 cách giải quyết trên
và giải thích lý do tại sao ban chọn cách giải quyết đó .
Tình huống 7:
Trong giờ chữa bài tập, có một học sinh đưa ra cách giải ngắn và độc
đáo hơn cách giải của giáo viên.
Các cách xử lý:
a- Khen học sinh đó thông minh , giỏi.
b- Khen học sinh đó có cách giải độc đáo và hay, khuyến khích các em khác tích cực
suy nghĩ để tim ra nhiều cách giải khác không giống của giáo viên. c- So sánh cách
giải của học sinh và cách giải của giáo viên, chỉ ra sự độc

1
5
đáo trong cách giải của học sinh đó, khuyến khích cả lớp cần học tập tích cực như
em đó.
d- Không thừa nhận cách giải của học sinh đó là hay, cố gắng bảo vệ cách giải của
mình là hay hơn.
e- Giải thích cho học sinh biết rằng mỗi bài toán có nhiều cách giải, có cách giải
thông thường mà tất cả những học sinh có học lực trung bình đều làm
được, có cách giải độc đáo dành cho những em chịu khó tìm tòi, suy nghĩ, có một
chút thông minh. Cách giải của cô là dành cho những em có học lực trung bình trở
lên.
Yêu cầu: Bạn chọn một cách giải quyết hợp lý nhất trong 5 cách giải quyết trên.
Hãy giải thích lý do tại sao bạn chọn cách giải quyết đó.
Tình huống 8:
Sau khi giảng bài xong cô giáo hỏi vui:
- Nếu cô cho các em một điều ước trong khả năng của cô, các em sẽ ước
gì?
Cả lớp cười, bỗng cô nghe thấy tiếng một học sinh một học sinh:
- Thưa cô, em ước được nghỉ tiết học của cô ạ.
Các cách xử lý:
a- Cô lờ đi coi như không nghe thấy.
b- Vẫn với thái độ vui vẻ, cô hỏi ý kiến cả lớp có chung điều ước với học sinh
đó không. Sau đó cô giải thích rằng: "Cô không thể thỏa mãn điều ước đó được vì
ngoài phạm vi quyền hạn của cô, nhưng qua đây cô hiểu rằng bài giảng của cô còn
nhiều điều chưa hấp dẫn các em...Cô sẽ cố gắng và rút kinh nghiệm

1
6
trong các bài giảng sau và một số em cũng nên suy nghĩ lại thái độ học tập của mình
xem đã đúng đắn chưa".
c- Cô gọi học sinh đó hỏi lý do tại sao lại nói như vậy. d- Cô
phê bình học sinh đó về ý thức học tập trước lớp. e- Cô yêu cầu
học sinh đó cuối giờ ở lại để cô gặp.
Yêu cầu: Bạn chọn cách xử lý thế nào trong các cách trên? Tại sao bạn chọ cách
xử lý như vậy?
Đáp án: Chọn cách xử lý ở các tình huống trên như sau là đúng: TH1: a,
2: d, 3: b, 4: a, 5: d, 6: d, 7: e, 8: b.

1
7

You might also like