You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ

NHÓM MẶT HÀNG CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU

Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

LỚP: 19NT111

NHÓM :1

GVHD: ThS. NGUYỄN THANH HÒA BÌNH

ĐỒNG NAI, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2022.


2022
Báo cáo cập nhật về tình
hình sản xuất, cung cầu về
thị trường cà phê trong
nước và thế giới.

Nhóm 1

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM CÀ PHÊ 2


1. Các loại cà phê phổ biến: 2
1.1. Cà phê Robusta 2

1 | Page
1.2. Cà phê Arabica (cà phê chè) 2
1.3. Cà phê Cherry(Cà phê mít) 3
1.4. Cà phê Culi 3
1.5. Cà phê Robusta – Arabica 3
1.6. Cà phê Robusta – Cherry 4
1.7. Cà phê Robusta – Culi 4
PHẦN 2: THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 4
1. Tình hình xuất khẩu 4
CÁC QUỐC GIA CHÍNH NHẬP KHẨU CÀ PHÊ 8
CÁC QUỐC GIA CHÍNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 8
TÌNH HÌNH NGUỒN CUNG TẠI VIỆT NAM 9
PHẦN 3: Thực trạng và xu hướng xuất khẩu ngành hàng tại Việt Nam 10
Phân tích công ty VN tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực ngành hàng (SWOT): 12
CÁC HIỆP ĐỊNH ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ 14
Tình hình về rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu ngành hàng : 15
Xu hướng xuất khẩu ngành hàng: 16

2 | Page
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM CÀ PHÊ

1. Các loại cà phê phổ biến:


1.1. Cà phê Robusta
Mùi thơm nồng, vị không chua, có màu nâu sánh và hàm
lượng Cà phêin cao, tuy đậm đặc với người nước ngoài
nhưng thích hợp với khẩu vị người Việt.

Thích hợp với khí hậu và thổ những vùng cao Tây
Nguyên, Cà phê Robusta đạt 90-95% tổng sản lượng Cà
phê Việt Nam hàng năm.

1.2. Cà phê Arabica (cà phê chè)


Chất lượng tốt khi trồng cao trên 1000m so với
mặt nước biển. Hương vị Cà phê Arabica thường
đa dạng, từ đắng dịu thơm nhẹ đến đắng lẫn thơm
nồng nàn, nước có màu nâu nhạt sánh, vị hơi
chua lôi cuốn và hợp với khẩu vị các quý bà.

Hiện tại ở Việt Nam đang trồng hai loại giống Cà


phê Arabica chính là Moka và Catimor, thuộc
loài thực vật Coffea L.

3 | Page
1.3. Cà phê Cherry(Cà phê mít)
Hương vị rất chua nên không được sử dụng phổ biến. Người dân ít trồng loại này
vì thị trường trong nước và xuất khẩu đều không ưa chuộng so với các giống Cà
phê khác, dù công chăm sóc đơn giản và chi phí
rất thấp.

Cà phê Cherry gồm hai giống chính là Liberica


và Exelsa.

Có năng suất rất cao và khả năng chống chịu


sâu bệnh tốt, được trồng ở vùng cao nguyên
khô đầy nắng gió.

1.4. Cà phê Culi


Đây là những hạt Cà phê no tròn của các giống Cà
phê Robusta – Arabica – Cherry, trong một trái
thường chỉ có một hạt duy nhất. Nước Cà phê Culi
màu đen sánh, vị đắng gắt, hàm lượng Cà phêin cao
với hương thơm say đắm rất tinh túy.

1.5. Cà phê Robusta – Arabica


Đây là dòng Cà phê được tạo thành từ sự kết hợp của hai giống Cà phê Robusta và
Arabica. Đặc trưng loại Cà phê này là vị đắng gắt, hương thơm đậm đà, nước nâu
đậm đặc và tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho người uống.

4 | Page
1.6. Cà phê Robusta – Cherry
Sự quyện hòa giữa vị Robusta đắng gắt và vị Cherry chua quyến rũ. Nước Cà phê
sánh đậm, hương vị này khiến người thưởng thức ngất ngây và say đắm và nó được
cho là thích hợp cho các cặp tình nhân.

1.7. Cà phê Robusta – Culi


Có đặc trưng đắng gắt của Robusta và đậm đà hơn trong màu sắc của Culi. Hương
thơm nhẹ, nước nâu sánh, hàm lượng Cà phê tương đối cao đã tạo nên ly Cà phê
dành riêng cho những người thích cảm giác mạnh, sảng khoái và năng động hơn.

MÃ HS MẶT HÀNG CÀ PHÊ

Phương pháp chế biến cà phê phổ biến


• Chế biến khô: Nông dân phơi trái khô hoặc trái xát tươi trên mặt đất, tấm nhựa
(đối với nông hộ) hoặc trên sân xi-măng (đối với nông trường).

• Chế biến nửa ướt: Trái cà phê hái chín rửa sạch (tỉ lệ chín đỏ 95 - 98%) được
phân loại trong bể xi-phông. Sau đó, tiến hành xát vỏ quả, đánh nhớt, làm ráo hạt

5 | Page
còn trong vỏ thóc, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc máy sấy (nếu trời mưa).
Cuối cùng là xát vỏ thóc, phân loại và đóng bao.

• Chế biến ướt: tương tự như chế biến nửa ướt nhưng cần một khoảng thời gian lên
men 12 - 24 giờ, sau giai đoạn đánh nhớt.

Tiêu chuẩn xuất khẩu của cà phê nhân Robusta, Arabica

Chất lượng cà phê nhân được phân loại xét duyệt theo quy trình TCVN 4193 :
2001. Đầu tiên là lấy mẫu thử đi xét duyệt.

Ví dụ như 10 bao cà phê (1 bao 60kg) chỉ cần lấy tầm 2 mẫu đi xét duyệt. Sau khi
lấy mẫu xong, sẽ tiến hành phân tích – xác định xem tiêu chuẩn dựa trên các lỗi,
khuyết tật của hạt cà phê mẫu đó. Các tiêu chí quan trọng bao gồm: hạt đen, vỡ,
mốc, tạp chất, size hạt… Dựa trên số lỗi đó, chúng ta sẽ ra được kết quả xếp hạng.

Cà phê nhân xuất khẩu loại 1, sàng 18 phải đáp ứng ít nhất những tiêu chuẩn xuất
khẩu của cà phê nhân như sau:

 Độ ẩm (Moisture) : 12,5% max


 Tỷ lệ hạt đen,vỡ (Black & Broken beans) : 2% max
 Tỷ lệ tạp chất (Foreign matter) : 0.5 % max
 Tỷ lệ hạt lạ ( Other coffee beans) : 0.5% max
 Tối thiểu 90% trên sàng ( >90% on Screen No.) : 18 (7.1mm)
 Quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu ( Packing) : 60kg trong bao đầy
 Tiêu chuẩn xuất khẩu (19.2 tấn/container)

6 | Page
PHẦN 2: THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI

Khác với những dự báo trước đó, năm 2021 có thể nói là một năm khởi sắc đối với
ngành cà phê khi đã chấm dứt chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp. Hiện giá cà phê thế
giới đang ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua. Việc giá cà phê tăng liên tục bắt
nguồn từ gián đoạn nguồn cung trên phạm vi toàn thế giới khi Brazil- nhà sản xuất
cà phê Arabica hàng đầu đã phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt.

1. Tình hình xuất khẩu

Theo ICO, tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao trong
niên vụ 2020-2021 50 với 164,1triệu bao của niên vụ 2019-2020. Do đó, dư cung
cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm
một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019-2020.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 11/2021 đạt 9,3 triệu bao (loại 60 kg/bao),
giảm 12,4% 50 với 10,6 triệu bao của tháng 11-2020. Trong đó xuất khẩu Cà phê
của khu vực Nam Mỹ giảm 28,0%, trong khi khu vực châu Á và Châu Đại Dương
tăng 17,6%, khu vực Trung Mỹ và Mexico tăng 23,4%.

Theo ICO, tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao trong
niên vụ 2020-2021 50 với 164,1 triệu bao của niên vụ 2019-2020. Do đó, dư cung
cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm
một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019-2020.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 11/2021 đạt 9,3 triệu bao (loại 60 kg/bao),
giam 12,4% 50 với 10,6 triệu bao của tháng 11-2020. Trong đó xuất khẩu Cà phê
của khu vực Nam Mỹ giảm 28,0%, trong khi khu vực châu Á và Châu Đại Dương
tăng 17,6%, khu vực Trung Mỹ và Mexico tăng 23,4%.
7 | Page
Brazil là yếu tố chính
dẫn đến sự sụt giảm
trong xuất khẩu cà phê
của khu vực Nam Mỹ
khi lượng cà phê xuất
khẩu của nước này đã
giảm mạnh 33,9% so
với cùng kỳ năm 2020.

Tinh chung trong 2


tháng đầu niên vụ cà phê 2021-2022 (tháng 10 và tháng 11), xuất khẩu cà phê của
khu vực Nam Mỹ giảm mạnh 24,4%, xuống còn 9,7 triệu bao BO với 12,8 triệu
bao trong cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Brazil giảm
31,4%, xuống 6,4 triệu bao từ mức tử 9,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Ngược lại, Ấn Độ và Việt Nam và Guatemala, Honduras và Nicaragua là động lực


chính thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng trưởng hai con số ở khu vực châu Á và châu
Đại Dương cũng như khu vực Trung Mỹ và Mexico.

8 | Page
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương trong hai
tháng đầu niên vụ 2021-2022 đạt 6,2 triệu bao, tăng so với 5,1 triệu bao của cùng
kỳ niên vụ 2020-2021. Tại khu vực này, xuất khẩu của Ấn Độ và Việt Nam đạt lần
lượt là 1,1 triệu bao và 3,4 triệu bao, tăng khá mạnh so với con số 0,7 triệu bao và
2,9 triệu bao đạt được trong cùng kỳ năm trước.

Tương tự, trong hai tháng đầu niên vụ 2021-2022, xuất khẩu cà phê từ khu vực
Trung Mỹ và Mexico đạt 0,9 triệu bao, tăng so với 0,7 triệu bao của cùng kỳ niên
vụ 2020-2021. Trong đó, Guatemala, Honduras và Nicaragua xuất khẩu khoảng 0,2
triệu bao mỗi nước.

Trái lại, xuất khẩu cà phê của Châu Phi giảm 1,8% xuống còn 2,1 triệu bao trong 2
tháng đầu niên vụ 2021-2022. Trong đó, Keriya giảm 49,7%, Bờ Biển Ngà giảm
34,1%; trong khi xuất khẩu cao hơn 17,8% tại Tanzania.

Xét theo nhóm cà phê xuất khẩu, cà phê arabica giảm mạnh 20,8% trong tháng
11/2021, xuống còn 5,7 triệu bao từ 7,2 triệu bao của cùng kỳ năm 2020.

Mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở cà phê arabica Brazil, tử 4,6 triệu bao đạt được
vào tháng 11/2020 xuống chỉ còn 2,9 triệu bao vào tháng 11/2021. Tiếp theo là cà
phê arabica Colombia với mức giảm 8,8%, xuống 1,3 triệu bao tử 1,4 triệu bao của
9 | Page
cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nhóm cà phê arabica khác và robusta lại tăng trưởng
lần lượt là 23,9% và 5,7% trong tháng 11.

Như vậy, tổng xuất khẩu cà phê arabica trong hai tháng đầu niên vụ cà phê 2021-
2022 đạt 11,8 triệu bao và robusta là 7 triệu bao.Xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu
đạt 16,7 triệu bao trong 2 tháng đầu niên vụ cà phê 2021-2022, giảm 10,6% 80 với
18,7 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021.

CÁC QUỐC GIA CHÍNH NHẬP KHẨU CÀ PHÊ

BẢNG 1: Gía trị nhập khẩu cà phê của thế giới 2017-2020

Biểu đồ 4: Giá trị nhập khẩu cà phê của thế giới năm 2020.

10 | Page
CÁC QUỐC GIA CHÍNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

BẢNG 2:Gía trị xuất khẩu cà phê của thế giới 2017-2020

BẢNG 3:Sản lượng xuất khẩu cà phê của thế giới 2017-2020

11 | Page
Biểu đồ 5: Giá trị xuất khẩu cà phê của thế giới 2017-2020

Trong khi một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới nổi tiếng, những quốc
gia khác có thể gây ngạc nhiên. Nhiều hơn 70 các nước sản xuất cà phê, nhưng
phần lớn sản lượng toàn cầu chỉ đến từ năm nhà sản xuất hàng đầu: Brazil, Việt
Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia.
Tất cả các quốc gia sản xuất hàng đầu này đều nằm trong cái gọi là “Vành đai
đậu”, nằm giữa chí tuyến Cancer và chí tuyến Capricorn.

Brazil

Brazil là một cường quốc thực sự lâu đời về sản xuất cà phê. Quốc gia này xuất
gần 40% nguồn cung cà phê của thế giới. Nhiều khu vực ở Brazil có khí hậu rất
thuận lợi cho việc canh tác cà phê. Các đồn điền cà phê bao phủ khoảng 27.000
km2 của Brazil, với phần lớn nằm ở Minas Gerais, São Paulo và Parana.

Khác với hầu hết các quốc gia sản xuất cà phê khác, Brazil phơi khô quả cà phê
dưới ánh nắng mặt trời (cà phê chưa rửa) thay vì rửa chúng. Đất nước này có ảnh

12 | Page
hưởng đến sản xuất cà phê đến mức những chiếc túi vải bố 60kg trước đây được sử
dụng để xuất khẩu hạt cà phê từ Brazil vẫn là tiêu chuẩn toàn cầu để đo lường
trong sản xuất và buôn bán.

Việt Nam
Việt Nam đã tìm thấy một thị trường thích hợp trên thị trường quốc tế bằng cách
tập trung chủ yếu vào loại cà phê Robusta rẻ tiền hơn. Hạt Robusta có thể có lượng
caffeine gấp đôi so với hạt Arabica, khiến cà phê có vị đắng hơn. Mặc dù cà phê đã
được trồng trong khu vực hơn một thế kỷ, nhưng sản lượng chỉ tăng vọt trong
những năm 1990, sau khi Chính phủ Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế (được gọi
là Đổi mới).

Ngày nay, Việt Nam chiếm hơn 40% sản lượng cà phê Robusta của thế giới. Cà
phê trồng ở Việt Nam cũng cho năng suất cao. Sản lượng cà phê của quốc gia này
cao hơn đáng kể so với các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác.

Biểu đồ 6: Sản lượng cà phê của Việt Nam (60kg/bao)

Tương lai của sản xuất cà phê


13 | Page
Với nhiệt độ toàn cầu đang gia tăng, việc phát triển cà phê ngon có thể ngày càng
gặp nhiều thách thức. Để hạt cà phê phát triển tốt và liên tục trong tương lai, việc
tìm kiếm các hỗn hợp hạt cà phê mới hơn và lai là điều cần thiết.

Một số nghiên cứu và và khảo sát đã tìm thấy các loại cà phê hoang dã mọc ngoài
khơi Côte d’Ivoire và ở một số vùng nhất định của Sierra Leone, đây có thể là câu
trả lời cho các vấn đề sản xuất cà phê của thế giới hiện đại. Cà phê từ những cây cà
phê này có vị tương tự như hạt cà phê Arabica nổi tiếng và cũng có thể được canh
tác ở nhiệt độ cao hơn.

Mặc dù tương lai của ngành sản xuất cà phê trên toàn thế giới có phần không chắc
chắn, nhưng tình yêu chung của con người với tách cà phê buổi sáng sẽ thúc đẩy
các giải pháp sáng tạo, ngay cả khi nhân loại đối mặt với các mô hình khí hậu thay
đổi.

TÌNH HÌNH NGUỒN CUNG TẠI VIỆT NAM

Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê niên vụ 2020-2021 đạt
1,62 triệu tấn, giảm 15% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, do thiếu nhân công thu
hải nên tỷ lệ hải quả xanh rất cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê. Thêm
vào đó là thời tiết mưa nhiều, cà phê không phơi sấy được, người dân thậm chí
phải dùng củi.

Dự kiến sản lượng năm tới sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không
có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc
vườn cây.

14 | Page
STT Tỉnh Sản lượng (tấn)
1 Đăk Lắk 495,000
2 Đắk Nông 335,000
3 Gia Lai 238,000
4 Kon Tum 57,000
5 Lâm Đồng 450,000
Khác 45,000
Tổng 1,620,000

BẢNG 4: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2020-2021

Theo định hướng của Bộ NN&PTNT, đến 2025 sản lượng sẽ tiếp tục duy trì ổn
định năng suất 2,7 - 2,9 tấn/ha, sản lượng phấn đấu đạt 1,8 - 2 triệu tấn/năm.

Theo Bộ NN&PTNT, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha
(trong đó Tây Nguyên chiếm 72%), giảm khoảng 2% so với năm 2019. Bước sang
năm 2021 diện tích giảm xuống khoảng 675.000 ha do giá cả phê thấp nên người
dân chuyển qua trồng cây khác có giá tốt hơn. Tuy nhiên, do số lượng diện tích
chuyển đổi trồng xen các loại cây khác rất nhiều nên diện tích tính riêng cà phê chỉ
khoảng 600.000 ha.

Theo Vietnambiz.com.vn Hiện nay, cả nước có:


+ 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn, tổng
công suất thực tế đạt 83,6%.

+ 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay - tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản
phẩm/năm, + 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan - tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn
tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%;

+ 11 cơ sở chế biến cà phê phổi trộn - tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản

phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%.

15 | Page
PHẦN 3: Thực trạng và xu hướng xuất khẩu ngành hàng tại Việt Nam

BẢNG 5: Việt Nam xuất khẩu cà phê sang các Quốc Gia năm 2016-2020

Biểu đồ 7: Việt Nam xuất khẩu cà phê sang các Quốc Gia năm 2020

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất
khẩu cà phê toàn cầu, chỉ đứng sau Brazil.

Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam bao gồm: EU, Hoa Kỳ, Nga,
Nhật Bản, Anh.
16 | Page
EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam chiếm gần 44% tổng
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2019.

Biểu đồ 8: Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Châu Âu 2016-2020

Giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế
giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm
2021.

17 | Page
Phân tích công ty VN tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực ngành hàng
(SWOT):

SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

1/ Vị trí địa lý thuận lợi 1/ khâu thu hoạch, chế


cho việc trồng cà phê. biến và bảo quản chưa tốt
nên chất lượng còn rất hạn
2/ Đạt được nhiều giải
chế, dẫn tới khả năng cạnh
thưởng, công nhận, tạo
tranh thấp.
được danh tiếng trên thị
trường trong nước và Quốc 2/ Thiếu vốn, không kiểm
tế. soát được nguồn vốn và
vốn vay lãi suất cao
3/ Có nhà máy chế biến
hiện đại và công suất lớn 3/ Công tác marketing còn
nhất nước, cho ra sản phẩm yếu.
cà phê số lượng lớn và chất
4/ Số lượng cán bộ giỏi
lượng cao.
vẫn còn rất ít, vì vậy đây
4: Lực lượng trong ngành chính là điểm không thuận
dồi dào nhiều kinh nghiệm, lợi cho các Cty.
có tay nghề, yêu ngành,
5. Chưa quan tâm trong
yêu nghề.
việc nghiên cứu và phát
5.Không ngừng nghiên triển về chất lượng sản
cứu phát triển để nâng cao phẩm, chỉ mới đi sâu
số lượng và chất lượng sản nghiên cứu về giống, đất
phẩm. đai, quy hoạch.

18 | Page
6. Văn hóa tổ chức tốt, đáp
ứng yêu cầu nguyện vọng
của tất cả mọi thành viên,
phương châm “năng suất,
chất lượng, uy tín, hiệu
quả” là bí quyết tạo nên sự
thành công.

Cơ hội (O) - S1, S3, S4 + O1, O3, - W1, W3, W5 + O2, O6,
O16, O17: Dựa vào thế O7, O14: Tận dụng các cơ
1/ Lượng cà phê tiêu thụ
mạnh vị trí địa lý thuận lợi, hội về sự dễ dàng trong
trên Tg có xu hướng gia
diện tích lớn, nhà máy chế giao lưu hợp tác quốc tế để
tăng.
biến hiện đại và công suất học hỏi về KH-CN, kinh
2/ Kinh tế TG tăng
lớn để nâng cao số lượng nghiệm QL, vốn…khắc
trưởng tương đối ổn
và chất lượng cà phê phục phục yếu điểm về khâu thu
định, không có biến
vụ nhu cầu ngày càng cao hoạch, chế biến bảo quản
động lớn ảnh hưởng đến
của thị trường TG. chưa tốt, khả năng R&D
sức mua.
thấp, thiếu vốn.
- S2, S5, S7 + O2, O5,
3/ Nền kinh tế TT tạo
O8, O18: Tận dụng thế - W4 + T7, T8, T9: Vượt
điều kiện cho các doanh
mạnh về danh tiếng, thị qua yếu điểm khả năng
nghiệp hợp tác phát
trường công ty ngày càng marketing còn yếu để tránh
triển, tạo thuận lợi cho
mở rộng và marketing kết nguy cơ khách hàng bị
việc xuất khẩu
hợp với cơ hội là sự dễ nhầm lẫn giữa các loại sản
4/ Xu hướng kinh tế dàng trong việc tiếp cận thị phẩm, mỗi người một sở
trên TG là hợp tác, ổn trường TG để mở rộng TT thích, cà phê không phải là
định và đầu tư lẫn nhau. xuất khẩu của công ty. một nhu yếu phẩm nên nhu
Trong đó có sự ưu đãi đối

19 | Page
với những thị trường lớn. cầu còn hạn chế.

Đe dọa (T)

1/ Nhu cầu TG đòi hỏi S2, S5, S7 + T3, T4, T11, W1, W5 + T1, T2, T9,
những sản phẩm cà phê T12: Sử dụng các thế T13, T14, T15, T16: Khắc
ngày càng chất lượng mạnh về danh tiếng, thị phục yếu điểm về chất
cao, chế biến sâu hơn và trường ngày càng mở rộng lượng sản phẩm còn thấp,
đa dạng hơn. và ưu điểm trong khả năng cạnh tranh chưa
marketing để khắc phục cao và yếu điểm chưa quan
2/ Việt Nam gia nhập
những nguy cơ về sự khó tâm nghiên cứu nâng cao
WTO mở ra nhiều đối
khăn trong việc hợp tác chất lượng sản phẩm để
thủ cạnh tranh
giao lưu quốc tế để có thể tránh những mối đe dọa về
3/ Tốc độ tăng trưởng
tranh thủ học hỏi được yêu cầu sản phẩm trên thị
kinh tế ở Việt Nam còn
khoa học công nghệ, kinh trường ngày càng đa dạng,
tương đối chậm, tỷ lệ
nghiệm quản lý…để nâng khắt khe và sự cạnh tranh
lạm phát cao
cao sản phẩm về chất và khốc liệt của các đối thủ
4/ Hệ thống văn bản lượng. cùng ngành và sản phẩm
pháp luật vẫn còn phức thay thế.
tạp.

MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÀ PHÊ


20 | Page
- Simexco Daklak - Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu 2-9 Đắk Lắk

- An Thái Cafe - Công Ty CP Sài Gòn An Thái

- Nestlé Việt Nam - Công Ty TNHH Nestle Việt Nam

- Trung Nguyên Legend - Công Ty CP Cà Phê Trung Nguyên

- Vina Cafe - Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam - Công Ty TNHH MTV

- Cà Phê Gia Bảo - Công Ty TNHH Sản Xuất Cà Phê Gia Bảo

- Cà Phê Liên Đồng - Công Ty TNHH Cà Phê Liên Đồng

CÁC HIỆP ĐỊNH ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Mặc dù sản lượng có sự sụt giảm đáng kể, nhưng Việt Nam đang đứng trước
các cơ hội rất lớn từ 14 Hiệp định thương mại đã được ký kết, trong đó có một
số hiệp định lớn như EVFTA, CPTPP, UKVFTA giúp Việt Nam có cơ hội
được hưởng thuế suất chỉ từ 0 - 6% khi gia nhập các thị trường lớn cũng như
mang lại nguồn lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư tại thị trường Việt Nam, dự
kiến đạt từ 15% - 20% (lợi nhuận doanh thu...) đến năm 2030.

Cụ thể, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực từ
ngày 1/8/2020, sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU đã xóa bỏ mức thuế 7,5 - 9%
ngay lập tức cho cà phê nhân trang, rang xay) và mức thuế 9 - 11,5% trong
vòng 3 năm cho một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa tan, tinh
chất chứa cà phê. EU cũng đã công nhận và bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột.

21 | Page
Tận dụng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do, tỷ lệ xuất khẩu
cà phê chế biến của Việt Nam đã tăng đáng kể từ năm 2016 đến nay. Tính riêng
cà phê chế biến (rang xay, hòa tan vụ 2017-2018, Việt Nam xuất khẩu được
109,51 nghìn tấn, kim ngạch 409,10 triệu USD. Trong khi đó, vụ 2018/19 đã
xuất khẩu được 133,79 nghìn tấn, kim ngạch 492 triệu USD.

Sang vụ 2019-2020 chỉ xuất khẩu được 110,64 nghìn tấn, giảm 17,3% còn kim
ngạch đạt 453,62 triệu USD, giảm 8,7% so với vụ trước. Vụ 2020-2021 vừa qua
Việt Nam đã xuất khẩu được 120,97 nghìn tấn, kim ngạch 433,40 triệu USD.

Biểu đồ 9: Khối lượng và kim ngạch xk cà phê chế biến của VN từ vụ 2017-2018 đến 2010-2021

Nguồn: Vifaco

XU HƯỚNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG

Dựa theo luận văn “Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân sang thị trường Châu Âu đến năm
2020“ , ta có định hướng sau:

- Hướng đến năm 2020 phải rà soát đánh giá các điều kiện sinh thái thích nghi với
cây cà phê, loại bỏ diện tích ít thích hợp và không thích hợp để tiếp tục duy trì
phát triển ổn định bền vững trên diện tích 500,000 ha theo như quyết định
1987/QĐ/BNN - TT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp.
- Cơ cấu diện tích trồng cà phê Robusta và Arabica đến năm 2020; cà phê Robusta

22 | Page
được trồng trên 460.000 ha chiếm 92% diện tích cà phê cả nước, trồng tập trung 5

tỉnh Tây Nguyên và 3 tỉnh Đông Nam Bộ; cà phê Arabica được trồng trên 40.000

ha được trồng tập trung ở Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Lâm Đồng và Kon Tum.

- Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu, lắp đặt

dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại, công nghệ tiên tiến với mức độ động hóa.

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng mới các nhà máy chế

biến cà phê tiêu dùng (cà phê bột và cà phê hòa tan...) với công nghệ thiết bị hiện

đại, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao 9a3m bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng tốt

thị hiếu người tiêu dùng.

- Tiếp hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm cà phê kết nối chặt chẽ theo

chuỗi giá trị gia tăng sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đảm bảo cà

phê hàng hóa tiêu thụ với giá cả hai bên cùng có lợi .

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu
cà phê hợp đồng tư và tiêu thụ sản phẩm cà phê đảm bảo chất lượng an toàn, có
chứng chỉ.
- Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa
phù hợp với tổ chức cà phê thế giới (ICO) .

Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU

Những thuận lợi

- Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay.
Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá vững chắc.
Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đó việc đẩy mạnh
xuất khẩu cà phê sang khu vực này các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có

23 | Page
được sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà
không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng xuất khẩu.

- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu Á. Việt Nam nằm trong khu
vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU tăng cường đầu
tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu đãi cho Việt Nam
trong hợp tác phát triển kinh tế. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này.

- Thị trường EU có yêu cầu lớn, đa dạng và phong phú về mặt hàng cà phê như
chất lượng, mẫu mã, hương vị, độ an toàn của mặt hàng cà phê...Vì thế tạo cho
Việt Nam có một phương cách làm sao để sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Do đó nâng
40 cao trình độ tay nghề cho người sản xuất, nâng cao trình độ quản lý trong việc
chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà phê.

- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, có đồng tiền
thanh toán chung. Do đó hàng hoá xuất khẩu sang bất cứ quốc gia nào cũng tuân
theo chính sách chung đó. Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều so với việc
xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng

Những khó khăn

- EU gồm 27 thành viên, sẽ có 27 nền văn hoá khác nhau. Mặc dù là một thị
trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phê khác nhau
đòi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau. Làm sao dung hoà được thị trường đó là
một điều hết sức khó khăn cho ngành cà phê

- EU là một thị trường có mức thu nhập cao lại có chính sách bảo vệ người tiêu
dùng chặt chẽ do đó đặt ra những rào cản về kỹ thuật rất lớn. Có thể nói đây là một
thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công vào thị trường này doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào về kỹ thuật. Điều này rất khó
khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì năng lực tài chính còn nhỏ, điều
kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều. Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản xuất
24 | Page
phân tán, chưa có một định chuẩn chung trong việc chăm sóc, chế biến, cũng như
bảo quản cà phê. Do đó rất khó khăn trong việc thống nhất về chất lượng , giá cả,
cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh cho sản phẩm cà phê.

- Việc tự do hoá về thương mại, đầu tư thế giới khiến cho Việt Nam phải đương
đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng. Vì thế
buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy được những lợi thế so sánh của
mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, thương
hiệu để được thị trường này chấp nhận. Hiện nay ta chưa có nhiều thương hiệu cà
phê nổi tiếng, do đó cạnh tranh trên thị trường EU đòi hỏi ta phải cạnh tranh được
với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu như Brasil. Indonesia,…

Tóm lại EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cà phê rất cao, điều kiện
thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU nổi tiếng là
41 khó tính về mẫu mã, thị hiếu; Khác với Việt Nam nơi giá cả có vai trò quyết
định trong việc mua hàng. Đối với phần lớn người dân EU thì “thời trang“ là một
trong những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất lượng thời trang và giá cả
hấp dẫn thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bán được trên thị trường EU.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://Trademap.org

2.https://toc.123docz.net/document/1325125-cac-doanh-nghiep-xuat-khau-
ca-phe-viet-nam.htm

3.https://centurycoffee.vn/thuc-trang-tong-quan-thi-truong-ca-phe-viet-nam-
2019-57-27.html

4.http://www.archcafe.net/vn/360-ca-phe/ly-ca-phe-ngon/phan-biet-cac-loai-
ca-phe/

25 | Page
5. http://www.Vifaco.com

26 | Page

You might also like