You are on page 1of 2

Chương 2: Kế hoạch chức năng

1. Quan điểm cho rằng thiết kế là phương án điều hành trong tương lai cho doanh nghiệp,
nhưng lập kế hoạch lại phải linh hoạt có mâu thuẫn không? Hãy giải thích và lấy vd minh họa
- Quan điểm này nghe thì có thể mâu thuẫn nhưng thật ra không phải. Trên thực tế để kế
hoạch phát huy được hiệu quả tối cao thì cần cụ thể ở một mức độ nhất định nhưng không có
nghĩa kế hoạch là không thể thay dổi. Bởi vì lập kế hoạch là một quá trình diễn ra liên tục, là
lộ trình diễn ra ở tổ chức có đích đến có thể thay đổi do môi trường biến động.

=> người quản lí sẵn sàng thay đổi định hướng nếu cần và phải nhạy cảm với những biến động
trong môi trường hoạt động.

- Vd: Các trường đại học lập kế hoạch cho sinh viên bắt đầu trở lại trường học sau khi ra Tết,
tuy nhiên tình hình dịch bệch trở nên nghiêm trọng hơn dẫn tới các trường học hủy hoặc lùi lại
lịch đến trường.

2. Hãy phân tích 5 điểm đặc biệt của SMART? Lấy ví dụ minh họa trong thiết lập mục tiêu
cho cá nhân hoặc tổ chức.

 S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu được đề ra phải có tính cụ thể, rõ ràng, tường minh,
không gây nhầm lẫn. Và, chỉ khi có mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì hiệu suất của nhân
viên bạn mới gia tăng. Chúng ta không thể nỗ lực làm việc với hiệu suất cao nếu các
mục tiêu công việc rất mơ hồ, khó hiểu.
 M – Measurable (Đo lường được): Tất cả các số liệu, các kết quả đạt được đều cần
được đo lường để giúp đánh giá hiệu quả. Chỉ khi đo lường đúng, chúng ta mới có
thể đánh giá được kết quả thực hiện mục tiêu chuẩn xác.
 A – Attainable (Khả thi):  Có thể làm được, thực hiện được. Tính khả thi ở đây cần
xem xét từ cả góc độ nguồn lực công ty cũng như tiềm năng, năng lực chuyên môn,
kinh nghiệm của nhân viên. Chúng ta cần giao đúng việc có thể thực hiện cho đúng
người vào đúng thời điểm thích hợp. Có thể đặt ra các mục tiêu có tính khó khăn, thử
thách hơn dành cho nhân viên của mình để giúp nhân viên phát triển nhiều hơn.
Nhưng, thử thách đó vẫn cần nằm trong khoảng có thể thực hiện được.
 R – Realistic (thực tiễn): Phải thích hợp với hoàn cảnh, nhu cầu của tổ chức.
 T – Time-bound (Tính giới hạn về thời gian): Chúng ta cần giới hạn thời gian để tối
ưu hóa hiệu suất làm việc của nhân viên; gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty;
nắm bắt được các cơ hội… Giới hạn thời gian cũng góp phần giúp gia tăng sự cam
kết, trách nhiệm của nhân viên khi thực hiện mục tiêu. Một mục tiêu đúng, người
thực hiện đúng nhưng luôn trì hoãn về thời gian hoàn thành thì kết quả nhận được
nhiều khi cũng đã không còn cần thiết nữa.
Vd: Cải thiện kỹ năng thuyết trình

 S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân
 M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản
thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 150 người
 A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và đầu tư thời gian hiện nay, tôi muốn
cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất
150 người
 R – Realistic (thực tiễn): Với năng lực và đầu tư thời gian hiện nay, tôi muốn cải
thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 150
người, nhằm gia tăng lợi thế cho quá trình học tập, phát triển nghề nghiệp sau này.
 T – Time-bound (Tính giới hạn về thời gian): Với năng lực và đầu tư thời gian hiện
nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội
trường ít nhất 150 người, nhằm gia tăng lợi thế cho quá trình học tập, phát triển nghề
nghiệp sau này. Buổi thuyết trình thử nghiệm đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày thuyết
trình của nhóm trong môn quản trị học đại cương.

You might also like