You are on page 1of 4

BÀI 57- TUYẾN TUỴ VÀ TUYẾN TRÊN THẬN

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 2 tuyến nội tiết tiếp theo của cơ thể người là Tuyến Tuỵ
và Tuyến Trên Thận. Và thông qua bài hôm nay thì chúng ta có thể giải thích được 1 số hiện
tượng trong thực tế là Tại sao lượng đường trong máu luôn được ổn định? và Do đâu mà bệnh
tiểu đường xảy ra?
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu mục I – TUYẾN TUỴ

Các bạn hãy nhìn lên hình ảnh các cơ quan, các bộ phận trong hệ tiêu hoá và dựa vào nó thì ta
có thể thấy được vị trí của tuyến tuỵ là nắm phía dưới dạ dạy, cạnh tá tràng.
Vậy thì tuyến tuỵ có cấu tạo và chức năng ntn? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu cụ thể hơn
thông qua hình 57-1 sgk. Dựa vào hình ảnh này và kiến thức đã học ở chương tiêu hoá thì ta có
thể thấy được là các tế bào tiết dịch tuỵ sẽ tiết ra dịch tuỵ và đổ vào ống dẫn rồi từ ống dẫn này
nó sẽ dẫn tới tá tràng-đoạn đầu tiên của ruột non để tham gia vào tiêu hoá thức ăn thì chúng ta
gọi chức năng này là chức năng ngoại tiết. Tiếp theo là đảo tuỵ, nó sẽ tiết ra hoocmon và
hoomon này tham gia vào điều hoà lượng đường trong máu thì chúng ta gọi đây là chức năng
nội tiết. Vậy thì 1 tuyến mà có 2 chức năng thì ta gọi tuyết tuỵ là tuyến pha. Và tiếp tục quan sát
hình trên, ta thấy được là đảo tuỵ gồm có những tế bào ở bên ngoài này thì được gọi là tế bào
alpha (tế bào α) còn những tế bào ở bên trong là tế bào beta (Tế bào B). Và dựa vào 1 số thông
tin mà sgk cung cấp thì ta có thể nêu được vai trò của từng loại tế bào này. Đối với tế bào α thì
nó sẽ tiết ra 1 loại hoocmon đó là Glucagôn. Đối với tế bào B thì nó sẽ tiết ra 1 loại hoomon nữa
đó là Insulin. Vậy tác dụng của 2 loại hoocmon này là gì? Thứ nhất là vai trò của Insulin, nó sẽ
biến đổi Glucôzơ thành Glicôzen.Và ngược lại thì hoomon Glucagôn thì nó biến đổi Glicôzen
thành Glucôzơ. Qua đó ta có thể thấy là 2 hoomon hoạt động đối ngược nhau. Trong đó
Glucôzơ là dạng đường mà cơ thể chúng ta sử dụng bên trong các tế bào. Còn Glicôzen cũng là
đường nhưng nó ở dạng dữ trự.
Thế thì 2 loại hoocmon này do 2 loại tế bào tiết ra là tế bào B và tế bào a, vậy khi nào thì tế bào
B và tế bào a hoạt động? Chúng ta hãy cùng quan sát sơ đồ sau:

Ta thấy là khi lượng đường trong máu tăng (có nghĩa là vượt quá >0,12%) là sau bữa ăn thì
lượng đường trong thức ăn sẽ làm cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng lên thì lúc này nó
sẽ tác động đến đảo tuỵ và tế bào B sẽ hoạt động để tiết ra hoocmon Insulin và Insulin gây biến
đổi Glucozo thành Glicogen để dự trữ đồng thời sẽ làm lượng đường huyết giảm xuống ở mức
bình thường và chính thông tin này sẽ tác động ngược trở lại tế bào B để làm tế bào B giảm tiết
insulin thì lượng đường sẽ ổn định ở mức 0,12%. Ngược lại khi lượng đường giảm (có nghĩa là
<0,12% ) là sau bữa ăn 1 khoảng thời gian lâu và cơ thể hoạt động thì lúc này nó sẽ tác động
đến đảo tuỵ và tế bào a sẽ hoạt động để tiết ra hoomon glucagon và hoomon này sẽ biến đổi
glicogen dự trữ thành glucozo để cơ thể sử dụng giúp cho lượng đường huyết tăng lên mức
bình thường và nó cũng sẽ tác động ngược lại tế bào a để tế bào a giảm tiết glucagon hoặc ko
tiết luôn để lượng đg trong máu đc ổn định. Qua đây ta có thể thấy được là nhờ tác dụng đối
lập của 2 loại hoocmon trên mà lượng đường trong máu của chta luôn ổn định đảm bảo các
hoạt động sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.
Vậy thì nếu như 2 loại hoomon này tiết ra nhiều hoặc ít thì chuyện j sẽ xảy ra? Chắc chắn rằng
nó sẽ gây ra các căn bệnh. Vậy thì ở đây mình sẽ đề cập đến 1 số căn bệnh. Đầu tiên là bệnh
tiểu đường. Bệnh tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu rất nhiều và nó vượt ngưỡng
tái hấp thụ của thận vì vậy thận ko thể hấp thụ lại được hết đường thế nên trong nước tiểu còn
rất nhiều đường vì vậy mà ngta gọi đó là bệnh tiểu đường. Vậy thì bệnh tiểu đường này do
đâu? Nguyên nhân chính của nó là do thiếu hoocmon Insulin và khi mà thiếu hoocmon Insulin
thì lượng đường trong máu của chta ko được biến đổi thành glicogen và nó luôn nằm trong
máu và lương đg rất lớn nên mới thải ra ngoài qua đg nước tiểu. Do đó mà cơ thể chta ko tích
luỹ được lượng đường dự trữ vậy thế nên ta có thể thấy được biểu hiện của ng bệnh tiểu đg
đầu tiên là đi tiểu nhiều, sút cân và đặc biệt là rất mau đói. Và khi mà lượng đg trong máu quá
nhiều thì cơ thể chta bị rối loạn và 1 khi mà bị thương thì vết thương này rất là khó lành và biến
chứng về tim mạch sẽ xảy ra. Thứ 2 là biến chứng thận chắc chắn là thận sẽ bị ảnh hưởng r vì nó
hoạt động lọc lại đg nhiều quá nên nó sẽ gây ra các biến chứng cho thận. Đồng thời khiến cơ
thể bị suy nhược. Vậy thì 1 căn bệnh khác ngược lại với bệnh tiểu đg đó là bệnh hạ đg huyết.
Nguyên nhân chính là thiếu hoocmon glucagon và khi mà lượng hoomon này trong máu quá
thấp thì nó sẽ ko biến đổi glicogen là đg dự trữ thành đg hoạt động. Vì vậy mà lượng đg trong
máu sẽ giảm. Đồng thời sẽ khiến cho các hoạt động trong cơ thể bị đình trệ thế nên ta thấy là
những ng bị bệnh tụt đg huyết thì sẽ có những biểu hiện như là đau đầu, đói bụng và cơ thể thì
cực kì mệt mỏi. Nếu có những biểu hiện trên thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra và để phát hiện
kịp thời.

You might also like