You are on page 1of 41

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

(DENGUE FEVER)

BS. Nguyễn Thùy Dung


Mục tiêu bài học
• Trình bày trung gian truyền bệnh và cơ chế
1 bệnh sinh Sốt xuất huyết Dengue ( SXH )

• Phân tích các giai đoạn lâm sàng của SXH


2 Dengue.

• Phân loại mức độ nặng của SXH Dengue và


3 phác đồ điều trị cho từng phân độ.

• Áp dụng các biện pháp dự phòng SXH


4 Dengue cho bản thân và cộng đồng
1 Đại cương
Nội 2 Các giai đoạn lâm sàng
dung
bài 3 Phân độ SXH Dengue
học 4 Điều trị

5 Dự phòng
1. ĐẠI CƢƠNG
1.1. Định nghĩa
• Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có
thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra.
• Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau
đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
1.2. Dịch tễ học ở Việt Nam
• Ở Việt Nam, bệnh lưu hành khắp cả nước.
• Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát
thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các
tháng 7, 8, 9, 10.
1.3. Tác nhân gây bệnh
Dengue virus: nhóm ABORVIRUS
Có 4 type huyết thanh gây bệnh.
• Nhiễm virus dengue lần thứ nhất
sẽ tạo ra miễn dịch bền vững với
type virus đã nhiễm và miễn dịch
chéo một phần (kéo dài khoảng 6
tháng) với các type virus còn lại.
1.4. Trung gian truyền bệnh:
Muỗi Aedes aegypti
• Muỗi vằn thường đẻ ở chỗ nước
trong và sạch, đậu ở chỗ tối, như
trong phòng, trên quần áo, màn.
• Muỗi cái đốt người ban ngày, chủ
yếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều
muộn.
1.4. Trung gian truyền bệnh:
1.5. Cơ chế bệnh sinh

Có 3 thay đổi chủ yếu trong SXH Dengue:


 Tăng tính thấm thành mạch máu:
• Làm thoát huyết tương ra khỏi lòng mao mạch
gây cô đặc máu.
 Rối loạn đông máu liên quan đến 3 yếu tố chính:
• Thay đổi ở thành mạch.
• Giảm tiểu cầu.
• Bệnh lý đông máu.
 Hoạt hoá hệ thống bổ thể Giảm miễn dịch
2.CÁC Ngày bệnh
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
GIAI ĐOẠN
Nhiệt độ
LÂM 40o

SÀNG

Sốc Tái hấp thu


Biểu hiện lâm sàng chính Mất nước quá tải
xuất huyết

Suy cơ quan

Tiểu cầu
Xét nghiệm
Hematocrit

IgM / IgG
Virus máu
Virus và huyết thanh học

Giai đoạn sốt GĐ nguy hiểm Giai đoạn hồi phục


2.1. Giai đoạn sốt
2.1. Giai đoạn sốt

Lâm sàng Cận lâm sàng


• Sốt cao đột ngột, liên tục. • Hematocrit (Hct)
• Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. bình thường.
• Da xung huyết. • Số lượng tiểu cầu
• Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố bình thường hoặc
mắt. giảm dần (nhưng
• Nghiệm pháp dây thắt (+) còn >100.000/mm3).
• Chấm xuất huyết ở dưới da, • Số lượng bạch cầu
chảy máu chân răng hoặc chảy thường giảm
máu mũi.
2.1. Giai đoạn sốt
Nghiệm pháp dây thắt

(HA tối đa + HA tối thiểu) / 5 phút


2
(+) khi > 20 chấm XH/ 1 inch vuông.

2.5 cm
2.CÁC Ngày bệnh
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
GIAI ĐOẠN
Nhiệt độ
LÂM 40o

SÀNG

Sốc Tái hấp thu


Biểu hiện lâm sàng chính Mất nước quá tải
xuất huyết

Suy cơ quan

Tiểu cầu
Xét nghiệm
Hematocrit

IgM / IgG
Virus máu
Virus và huyết thanh học

Giai đoạn sốt GĐ nguy hiểm Giai đoạn hồi phục


2.2. Giai đoạn nguy hiểm

• Lâm sàng: Bệnh nhân còn sốt hoặc đã giảm sốt.

Có thể có các biểu hiện sau:

 Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch.

 Xuất huyết.

 Suy đa tạng.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm
Thoát huyết tương
Tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể gây suy hô
hấp), màng bụng, phù nề mi mắt.
 Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với
các biểu hiện
• Vật vã, bứt rứt hoặc li bì,
• Lạnh đầu chi, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng)
• Tiểu ít
• Mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số HATĐ-
HATT ≤ 20mmHg hoặc tụt huyết áp, không đo
được huyết áp, mạch không bắt được.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm
Xuất huyết
Xuất huyết dưới da
Xuất huyết niêm mạc: chảy máu
chân răng, chảy máu mũi, xuất
huyết âm đạo hoặc tiểu máu.
Xuất huyết nặng:
• Chảy máu mũi nặng (cần nhét
bấc hoặc gạc cầm máu)
• Xuất huyết âm đạo nặng, Xuất
huyết trong cơ và phần mềm
• Xuất huyết đường tiêu hóa và nội
tạng (phổi, não, gan, lách, thận.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm
Suy đa tạng
Một số trường hợp nặng có thể có
biểu hiện suy tạng:
• Tổn thương gan nặng/suy gan cấp,
men gan AST, ALT ≥ 1000U/L.
• Tổn thương/suy thận cấp.
• Rối loạn tri giác (sốt xuất huyết
Dengue thể não).
• Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức
năng các cơ quan khác.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm
• Cận lâm sàng:
• Hct tăng
• Tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3
• AST, ALT thường tăng.
• Trường hợp nặng có thể có rối loạn
đông máu.
2.3. Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn này kéo dài 48-72 giờ.
 Bệnh nhân hết sốt, toàn trạng tốt hơn, thèm ăn, huyết
động ổn định và tiểu nhiều, phát ban hồi phục.
2.4. Test phát hiện virus
3. PHÂN ĐỘ SXH DENGUE

• SXH dengue được chia thành 3 nhóm:


 Sốt xuất huyết dengue (dengue fever).
 Sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo
(dengue fever with warning signs).
 Sốt xuất huyết dengue nặng (severe dengue
fever).

Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức


độ nhẹ sang mức độ nặng.
3.1. Sốt xuất huyết Dengue
1. Bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ hoặc có đi đến vùng
dịch tễ SXHD.
2. Bệnh nhân sốt cao liên tục 2-7 ngày

Và có ít nhất 2 trong các Biểu hiện xuất huyết


• Dấu dây thắt (Lacet)
dấu hiệu sau:
dương tính
 Đau đầu, đau mỏi toàn • Có vết bầm tím ở quanh
thân nơi tiêm chích
 Da xung huyết, phát ban • Xuất huyết ở da
 Buồn nôn và nôn  Giảm bạch cầu

Xét nghiệm
phát hiện nhiễm Dengue.
3.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
SXH dengue + 1 trong các dấu hiệu sau:

• Vật vã, lừ đừ, li bì.


• Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan.
• Nôn ói nhiều ≥ 3 lần/1 giờ hoặc ≥ 4 lần/6 giờ.
• Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu,
tiêu phân đen hoặc có máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.
• Gan to > 2cm dưới bờ sườn.
• Tiểu ít.
• Hct tăng kèm tiểu cầu giảm nhanh.
• AST/ALT ≥ 400U/L*.
• Tràn dịch màng phổi, màng bụng trên siêu âm hoặc
Xquang *
3.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng
Ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau
1. Thoát huyết tƣơng nặng dẫn tới
- Sốc SXHD, sốc SXHD nặng.
- Ứ dịch, biểu hiện suy hô hấp.
2. Xuất huyết nặng
3. Suy các tạng
- Gan: AST hoặc ALT ≥ 1000U/L.
- Thần kinh trung ương: rối loạn ý thức.
- Tim và các cơ quan khác.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Sốt xuất huyết Dengue

 Có thể điều trị ngoại trú và tái khám hằng ngày.


 Nhập viện trong các trường hợp sau :
• Sống một mình/ Xa cơ sở y tế
• Trẻ nhũ nhi, Phụ nữ có thai, người lớn tuổi
• Bệnh mạn tính đi kèm
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Sốt xuất huyết Dengue

 Hạ sốt
• Paracetamol đơn chất từ 10 - 15 mg/kg /lần,
cách nhau mỗi 4-6 giờ.
- Chú ý:
• Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg /24h.
• Không dùng aspirin, analgin, ibuprofen
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Sốt xuất huyết Dengue
 Bù dịch sớm bằng đường uống:
• Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước
oresol hoặc nước trái cây (nước dừa, cam,
chanh, ...) hoặc nước cháo loãng với muối.
• Không ăn uống những thực phẩm có màu nâu
hoặc đỏ như xá xị, sô cô la,...
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Sốt xuất huyết Dengue
Theo dõi

• Tái khám và làm xét nghiệm hàng ngày.

• Nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo cho nhập


viện điều trị.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Sốt xuất huyết Dengue
Người bệnh đến khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu

•Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.
•Không ăn, uống được/ Nôn ói nhiều.
•Đau bụng nhiều.
•Tay chân lạnh, ẩm.
•Mệt lả, bứt rứt.
•Không tiểu trên 6 giờ.
•Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.
• Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã
hoặc li bì.
4.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Nhập viện điều trị.


 Điều trị triệu chứng: hạ sốt
Bù dịch sớm bằng đường uống nếu bệnh nhân
còn khả năng uống được.
Theo dõi mạch, HA, những dấu hiệu cảnh báo,
lượng dịch đưa vào, nước tiểu và Hct mỗi 4-6 giờ.
4.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Chỉ định truyền dịch khi có ít nhất 1 trong các dấu


hiệu sau
- Lừ đừ.
- Không uống được nước.
- Nôn ói nhiều.
- Đau bụng nhiều.
- Có dấu hiệu mất nước.
- Hct tăng cao.
Dịch truyền sử dụng ban đầu :bao gồm Ringer
lactate, NaCl 0,9%.
4.3. Sốc SXH
 Nhập viện ngay, điều trị cấp cứu.
 Thở Oxy
 Bù dịch đẳng trương.

Lactat Ringer (L/R) 15ml- 20 /kg/giờ đầu


Đáp ứng tốt: mạch giảm, HA bình
thường, Hiệu áp > 20mmg
L/R 10 ml/kg/giờ, 1 – 2 giờ kế tiếp
Đáp ứng tốt

L/R 6 ml/kg/giờ, 5-7 giờ


Đáp ứng tốt

L/R 3 ml/kg/giờ, 5-7 giờ


• Truyền dịch tối thiểu 24h
• Nếu không đáp ứng sau khi truyền 15-20ml/kg trong giờ đầu :
chuyển sang sử dụng dung dịch cao phân tử
4.4. Tiêu chuẩn xuất viện

• Hết sốt ít nhất 2 ngày.


• Tỉnh táo.
• Ăn uống được.
• Mạch, huyết áp bình thường.
• Không khó thở hoặc suy hô hấp do tràn dịch
màng bụng hay màng phổi.
• Không xuất huyết tiến triển.
• AST, ALT <400 U/L.
• Hct trở về bình thường và số lượng tiểu cầu
khuynh hướng hồi phục > 50.000/mm3.
5. DỰ PHÒNG
TỔNG KẾT
• Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây
thành dịch do virus Dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là
muỗi Aedes aegypti.
• Diễn tiến của bệnh gồm 3 giai đoạn lâm sàng : Giai đoạn sốt,
giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn hồi phục.
• Trong giai đoạn nguy hiểm có thể gây các biến chứng nặng :
sốc SXH, Xuất huyết nặng, Suy đa tạng.
• Điều trị phụ thuộc vào phân độ SXH, hạ sốt bằng
Paracetamol, bù dịch đẳng trương.
• Các biện pháp dự phòng đóng vai trò hết sức quan trọng.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

1. Dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu cảnh báo của
sốt xuất huyết Dengue
A. Buồn nôn, nôn.
B. Phát ban.
C. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
D. Tăng cảm giác đau vùng trước gan
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

2. Liều lượng Paracetamol sử dụng để hạ sốt trong


SXH Dengue
A. 10-15 mg/ kg/ lần, cách nhau mỗi 4- 6h
B. 5-10 mg/ kg/ lần, cách nhau mỗi 4-6 h
C. 20 mg/kg/lần, mỗi 4-6h
D. 1000mg/lần, mỗi 4-6h
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

3. Xét nghiệm nào sau đây là phù hợp với một


người bệnh mắc sốt xuất huyết lần đầu tiên vào
ngày thứ 3
A. NS1 (+), IgM( -) , IgG (-)
B. NS1 (+), IgM(+), IgG(+)
C. NS1(-), IgM(+), IgG(-)
D. NS1(-), IgM(+), IgG(+)
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị


sốt xuất huyết dengue.
2. Trần Xuân Chương ( 2016), Giáo trình truyền
nhiễm, Đại học Huế.
3. WHO (2011), Dengue guidline for Diagnosis,
Treatment, Prevention and Control.

You might also like