You are on page 1of 8

Theo họ, những trẻ em là nạn nhân của vấn nạn tảo hôn thường là con nhà

nghèo, thất học, thiếu ăn, đặc biệt, bé gái còn bị coi là gánh nặng đối với gia
đình. Cho con gái đi lấy chồng sớm, cha mẹ sẽ bớt phải chịu áp lực nuôi nấng,
còn nhà bé trai thì sớm có thêm sức lao động. Cuộc sống của những đứa trẻ ấy
không hề giống như Anandi và Jagdish trong phim.
Kịch bản https://hopphims.net/xem-phim-co-dau-8-tuoi-2008/tap-4-sv1.html

I. Hôn nhân: nạn tảo hôn => vẽ henna, trang phục cưới,
Sau khi bộ phim “cô dâu 8 tuổi” được ra mắt thì đã gây lên được cơn sốt không
chỉ đối với người dân Ấn Độ mà còn với người xem trên nhiều các quốc gia
khác. Bộ phim đã đề cập đến một vấn nạn tại quốc gia Ấn Độ đó là nạn “tảo
hôn”.
Những hôn lễ của nạn tảo hôn thì thường là được tiến hành bởi sự dàn sếp, thoả
thuận của hai bên gia đình, những đứa trẻ không có quyền quyết định cuộc sống
riêng của mình. Cũng giống như nhân vật Anandi trong bộ phim này khi mới
chỉ có 8 tuổi đã bị ép đi lấy chồng. Đáng lẽ ở độ tuổi này Anandi phải được
sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, được đi học, được vui chơi cùng các
bạn, nhưng cô bé lại phải học cách làm một người vợ, một người mẹ trong gia
đình còn duy trì nhiều hủ tục phong kiến.
Vì vậy, trong nhiều buổi hôn lễ có những cô dâu nhỏ thậm chí là cả chú rể đã
khóc vì bố mẹ ép buộc phải lấy người mà em không hề mong muốn. Nạn tảo
hôn là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà xã hội Ấn Độ đang phải đối
mặt. Theo trang an ninh ti vi, thống kê, mỗi năm có khoảng 3 triệu em gái Ấn
Độ bị buộc phải kết hôn trước tuổi, dẫn đến nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo
lực gia đình và cũng không được tiếp cận với giáo dục.
Video cưới (cô dâu 8 tuổi)

https://www.antv.gov.vn/tin-tuc/the-gioi/te-nan-tao-hon-o-an-do-217761.html
https://cadn.com.vn/an-do-bung-no-nan-tao-hon-trong-dai-dich-
post231381.html
https://dantri.com.vn/van-hoa/chan-dung-thuc-su-cua-nhung-co-dau-8-tuoi-o-
an-do-20160421145623493.htm?
fbclid=IwAR1nzpgsVRYeiBZSOu0h_sF5bN_s9LvABgoPUpP7dnyUD12F_cB
1PLITSY0
Qua video vừa rồi, chta đã thấy được những nét văn hóa đặc sắc của người Ấn
trong đám cưới, qua những hình ảnh từ cô dâu được vẽ henna trên tay chân, đến
xin ban phước lành từ cha mẹ,...
Vẽ Henna: (Linh đọc xanh dương, H.A đọc chữ đen ) Vẽ henna là một kiểu
trang điểm đặc trưng của người Ấn. Vào các dịp lễ hội, phụ nữ (kể cả những cô
gái chưa lập gia đình) đều vẽ henna để làm đẹp. Trước lễ cưới, cô dâu sẽ trang
trí cho bàn chân và bàn tay của mình bằng những hình vẽ Henne phức tạp.
Người Ấn Độ tin rằng, các hình vẽ Henne giúp tăng khả năng thụ thai cho người
vợ và xua đuổi tà ma trong cuộc sống của hai vợ chồng.
Trong các buổi hôn lễ, Cô dâu không được mặc váy trắng. Váy trắng là màu sắc
phổ biến trong hầu hết các đám cưới của nhiều quốc gia. Nhưng ở Ấn Độ, màu
trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên cô dâu không bao giờ mặc trang phục
trắng. Thay vào đó, họ chọn các màu sắc rực rỡ, đặc biệt là màu đỏ.
Vào cuối lễ cưới, các cô dâu sẽ thực hiện nghi lễ Vidaai, để nói lời tạm biệt với
cha mẹ của mình. Trong lễ Vidaai, cô dâu ném một nắm gạo qua đầu và mẹ cô
đứng đằng sau phải đỡ lấy. Nghi lễ này cũng là biểu tượng của sự biết ơn của cô
con gái với những chăm sóc và dạy dỗ của cha mẹ dành cho mình.
Ban phước cùa bà dành cho các cháu Trong lễ cưới, luôn có hình thức ban phước của
những lớn tuổi trong gia đình dành cho cô dâu và chú rẻ.
Dấu chấm đỏ trên trán người Ấn Độ (Bindi) (Châu): Theo quan niệm của người
Ấn Độ, chấm đỏ thường có hai tầng ý nghĩa chủ đạo. Thứ nhất, nó giúp chỉ ra
thân phận của phụ nữ. Chỉ những người đã kết hôn mới được điểm nốt ruồi may
mắn, đang có tình yêu và sống trong hạnh phúc.
Thứ hai, khu vực giữa hai lông mày được xem như nơi tập trung trí tuệ, sự minh
mẫn và mang lại sức mạnh tinh thần. Và nhiều người còn cho rằng dấu đỏ bindi
như con mắt thứ ba của người Ấn Độ.
II. Các lễ hội và tín ngưỡng của Ấn Độ
https://iphimchillz.net/tap-phim/co-dau-8-tuoi-phan-4-tap-85 Lễ hội Diwali (Châu, Linh)
Lễ hội Diwali là trong những lễ hội truyền thống lớn của người dân Ấn Độ theo đạo
Hindu. Trong phim cô dâu 8 tuổi, lễ hội này được xuất hiện ở nhiều phần với các tình tiết
câu chuyện khác nhau, nhưng đều khắc họa được không khí của ngày lễ này. Nổi bật
nhất, ở phần 4 tập 85, khi cả gia đình Anandi tìm được bức tượng của thần Devi đã cùng
nhau đón lễ Diwali trong sự vui vẻ. Mọi người quây quần bên nhau làm lễ và cùng trẻ em
vui đốt pháo. Đây cũng là phân cảnh miêu tả các nghi lễ trong ngày hội ánh sáng Diwali
này.
Show video

Vậy ngày hội này mang lại ý nghĩa gì, nó xuất phát từ đâu và tại sao cho đến nay người
dân vẫn tổ chức lễ hội ? Một số người tin rằng đó là lễ kỷ niệm cuộc hôn nhân của
Lakshmi, nữ thần giàu có, với Chúa Vishnu. Những người khác sử dụng nó như là một kỷ
niệm sinh nhật như nữ thần Lakshmi được cho là đã được sinh ra vào ngày trăng mới của
Kartik. Lễ hội ánh sáng hàng năm đều diễn ra đúng đêm 30/10 âm lịch, đêm được coi là ít
ánh trăng nhất trong năm.
Ngày lễ Diwali này trải qua 4 ngày với những câu chuyện, truyền thuyết được truyền từ
đời này sang đời khác.
Ngày đầu tiên của lễ hội, với tên gọi là Naraka Chaturdasi, đánh dấu sự biến mất của
con quỷ Naraka của Chúa Krishna và vợ Satyabhama.
Amavasya , ngày thứ hai của Diwali, đánh dấu sự thờ phượng của Lakshmi khi cô ấy
đang ở trong tâm thái nhân từ nhất của mình, hoàn thành ước nguyện của những người
sùng kính của mình.
Ngày thứ ba gọi là Kartika Shudda Padyami, rằng Bali bước ra khỏi địa ngục và cai trị
trái đất theo lợi ích được đưa ra bởi Chúa Vishnu.
Vào ngày thứ tư này, các anh chị em sẽ mời nhau đến nhà chơi, và nó được gọi là ngày
Yama Dvitiya
* Ý nghĩa của ánh sáng và pháo nổ (Oanh)
Tất cả các nghi thức đơn giản của Diwali đều có ý nghĩa và một câu chuyện để kể. Các ngôi
nhà được chiếu sáng bằng ánh sáng và pháo nổ lấp đầy bầu trời như một biểu hiện của sự tôn
kính thiên đường để đạt được sức khỏe, sự giàu có, kiến thức, hòa bình và thịnh vượng.
* Ý nghĩa tâm linh của Diwali
Ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa lớn đối với những người theo đạo Hindu.
1. Tặng và tha thứ.
2. Tăng và tỏa sáng:
3. Đoàn kết và thống nhất
4. Thịnh vượng và tiến bộ.
5. Chiếu sáng nội tâm của bạn.

Lễ hội màu sắc _ Holi (video) ) Châu đọc màu đen , Lĩnh đọc màu vàng
Lễ hội Holi còn được gọi là “Lễ hội sắc màu” được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng
Phalgun theo lịch Hindu, vào khoảng trung tuần tháng 3 dương lịch. Lễ hội Holi đánh dấu sự
kết thúc của mùa đông và sự khởi đầu của mùa xuân với hy vọng vào một mùa màng bội thu.
Truyền thuyết kể rằng ngày xưa, có một vị vua hùng mạnh tên là Hiranyakashipu. Ông ta là
một ác quỷ. Ông coi mình là Chúa và muốn mọi người trong vương quốc của ông tôn thờ.
Tuy nhiên, con trai riêng của ông, Prahlada, là một tín đồ của Thần Vishnu và từ chối thờ
cúng cha mình. Ông ta đã cố gắng giết con trai mình nhiều lần, nhưng không có kết quả.
Sau đó ông ta đã nhờ người chị độc ác của mình, Holika sở hữu một sức mạnh đặc biệt là
miễn nhiễm với lửa để giết con trai. Và cô đã lừa prahlada ngồi cùng cô trên giàn thiêu.
Nhưng do ý định xấu xa, sức mạnh của cô ấy trở nên vô hiệu và cô ta đã bị thiêu rụi thành
tro.
Đây là lý do tại sao ngày đầu tiên của Holi được tổ chức với tên gọi Holika Dahan và tượng
trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.
Vậy lễ hội này được tổ chức như thế nào ?

Holika Dahan
Ngày đầu tiên của lễ hội được tổ chức với tên gọi Holika Dahan. Sau khi mặt trời lặn, mọi
người tập trung xung quanh giàn thiêu, thực hiện lễ puja (cầu nguyện) và sau đó thắp sáng
nó. Mọi người thậm chí còn ca hát và nhảy múa xung quanh giàn thiêu, vì nó tượng trưng cho
sự chiến thắng của cái tốt trước cái xấu.
Lễ hội Holi chính thức được bắt đầu vào buổi sáng hôm sau và mọi người chơi đùa với màu
sắc. Ai ai cũng nắm trong tay bột màu khô hoặc các quả bóng có chứa dung dịch màu để ném
và phun màu vào những người khác. Đến cuối buổi sáng, ai ai trông cũng giống như một bức
tranh đầy màu sắc. Và đây chính là lý do mà lễ hội Holi còn có tên gọi là “Lễ hội Sắc màu “.
Sau khi chơi với màu sắc trong ngày, mọi người tắm rửa. Sau đó, họ đi thăm người thân, bạn
bè và chào đón họ tham gia lễ hội.
Ấn Độ là một quốc nổi tiếng với sự đa dạng về văn hóa và truyền thống. Mỗi lễ hội đều mang
đến một ý nghĩa riêng, độc đáo và thu hút đối với nhiều người. Qua những chia sẻ trên, chắc
chắn là bạn sẽ được biết nhiều hơn về đất nước đông dân này.
III. Đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Ấn
https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/kham-pha-van-hoa-am-thuc-cua-
an-do-qua-phim-co-dau-8-tuoi-d3252.html
1/ Trang phục: (Hoài Anh, Linh)
https://phunutoday.vn/tim-hieu-trang-phuc-truyen-thong-cua-an-do-qua-co-dau-
8-tuoi-d90108.html
https://vietnamnet.vn/dang-cap-rao-can-lon-voi-qua-trinh-phat-trien-cua-an-do-
740585.html

Hình ảnh những chiếc Sari màu sắc đã trở nên quen thuộc đối với những khán giả truyền
hình yêu thích bộ phim "Cô dâu 8 tuổi". Sari (Saree) là trang phục truyền thống của phụ nữ
Ấn Độ, màu sắc vô cùng tươi sáng, thể hiện rõ bản sắc dân tộc. Cũng giống như áo dài của
Việt Nam, Sari được phụ nữ Ấn độ coi là bộ trang phục đẹp và thiêng liêng nhất.
Theo truyền thống, trang phục phụ nữ ấn độ không có đẳng cấp, tín ngưỡng có tên gọi là sari.
Sari không chỉ là trang phục tuyền thống mà đây còn là một nét văn hóa điểm tô thêm phần
quyến rũ mang đầy bí ẩn của người Phụ nữ Ấn độ.
Khi mặc Sari, đầu tiên phụ nữ Ấn Độ phải mặc áo bó sát người, che vai và ngực, cánh tay và
eo có thể để trần, nhưng tuyệt đối không để hở đùi và chân, vì người Ấn quan niệm chân thể
hiện địa vị cao thấp, nên phụ nữ Ấn tuyệt nhiên không thể để lộ phần chân.
Tùy theo hoàn cảnh mà người phụ nữ Ấn Độ chọn cho mình màu sắc phù hợp: phụ nữ góa
chồng thường mặc sari trắng và không đeo trang sức; Phụ nữ có thai sẽ mặc sari màu vàng
trong 7 ngày; người đạo Hồi mặc Sari màu xanh và Sari màu xanh da trời tượng trưng cho
những phụ nữ đẳng cấp thấp.
Người Ấn Độ quan niệm rằng sari đính càng nhiều hạt đá và kim sa lên trên thì cô dâu càng
danh giá và sẽ được gả vào gia đình giàu có.

Ngày nay, mặc dù đã có nhiều nét cách tân, đổi mới. Nhưng Saree vẫn giữ được nét quyến rũ
và dấu ấn của riêng mình. Bộ trang phục nỏi bật không lẫn vào đâu được của người ấn đã trở
thành niềm tự hào của phái đẹp và đại diện cho nền văn hóa Ấn Độ rực rỡ. Điều này đã góp
phần khẳng định vẻ đpẹ của các giá trị văn hóa và phụ nữ Ấn Độ.
https://m.dkn.news/khac/cung-tim-hieu-ve-cac-loai-trang-phuc-cua-nguoi-an-
do-qua-phim-co-dau-8-tuoi.html
Trang sức: Văn hóa trang sức của người Ấn:
https://vhqn.webquangnam.com/nhin-ra-the-gioi/van-hoa-trang-suc-cua-
nguoi-an.html

Có lẽ, ít có dân tộc nào trên thế giới thích trang điểm và ưa chuộng trang sức như người Ấn
Độ. Đối với họ, trang điểm và mang đồ trang sức biểu hiện cho sự sống, sự hiện diện của họ
trong xã hội. Với những người theo đạo Hindu chính thống, khi người chồng qua đời, thì việc
đầu tiên mà người vợ góa phải làm là bẻ gãy những chiếc vòng trang sức bằng thủy tinh, cho
đi tất cả hoặc phần lớn đồ trang sức của mình, ngừng trang điểm, từ bỏ những bộ trang phục
nhiều màu để mặc trang phục màu trắng. Việc cởi bỏ đồ trang sức trong trường hợp này thể
hiện một “cái chết” đối với xã hội.
Trang sức nghĩa là sự sống ở Ấn Độ. Đó là dấu hiệu thể hiện sự trưởng thành và sự giàu có.
Trang sức còn đồng nghĩa với sự che chở con người tránh khỏi những tai ách, bệnh tật. Vì thế
mà người Ấn, nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hay nghèo, sang hay hèn… đều thích trang điểm
và mang đồ trang sức.
Tuy nhiên, người Ấn không chỉ trang điểm cho mình mà còn trang điểm cho các vị thần linh
của nó họ. Dường như tất cả các vị thần linh của Hindu giáo, của Hồi giáo đều được người
Ấn trang sức, thể hiện qua các chi tiết chạm khắc trên chất liệu đá, gỗ, đồng… và qua các
món trang sức quý giá làm bằng vàng và đá quý mà người Ấn thường đeo lên các pho tượng
thần.
Việc dâng cúng các món trang sức bằng vàng và châu báu cho các vị thần linh được coi là
một nghĩa vụ thiêng liêng mà các tín đồ Saivite, một tôn giáo bản địa ở Ấn Độ phải thực hiện.
Theo quan niệm của người Ấn Độ, có năm loại trang sức khác nhau có tầm ảnh hưởng sâu
rộng trong đời sống và văn hóa của họ. Đó là: trang sức dành cho tình yêu, trang sức xã hội,
trang sức cung đình, trang sức cung tiến cho thần linh và trang sức cưới hỏi. Năm loại trang
sức này đã đồng hành với người Ấn Độ trong diễn trình lịch sử và trong nền văn hóa rực rỡ
của quốc gia này. Với người Ấn Độ, trang sức không chỉ để làm đẹp mà còn là “tiêu chí” để
nhận biết thân phận, là “khuôn vàng thước ngọc” để đánh giá địa vị xã hội của họ. Đồng thời,
trang sức cũng là một “gánh nặng” mà người Ấn phải lo toan từ bao đời nay. Nhưng, không
trang điểm và không mang trang sức thì không phải là người Ấn Độ.
2/ Cách ăn uống (diễn - ăn bim bim) Linh, HA và Châu diễn, Oanh đọc
Sở hữu 1 nền ẩm thực độc đáo khác lạ, so với nhiều quốc gia châu á khác, bữa ăn của người
Ấn khá nhiều mùi vị và màu sắc sặc sỡ và đặc biệt hay quán bình dân hay nhà hàng sang
trọng người Ấn vẫn ăn bốc, dù là món khô hay nước như cà ri. Người Ấn cho rằng đồ ăn thức
uống mà họ nhận được là do thần linh ban cho. Cho nên khi đón nhận phải đón bằng tay trần
để thể hiện lòng thành kính. Khi ăn người Ấn phải dùng tay phải vì tay trái tượng trưng cho
những điều ko sạch sẽ, ô uế hoặc cái ác. Tại quốc gia Ấn Độ vẫn còn tồn tai
3/ Chế độ phụ hệ: (xem ảnh) Lĩnh
Ấn Độ là 1 xã hội có chế độ phụ hệ rất rõ rệt, phụ nữ phải phục tùng chồng một cách
vô điều kiện. Trong cô dâu 8 tuổi, có phân cảnh, Anandi mang thức ăn vào cho chồng.
Người ta gọi bữa sáng này là “Jalpan” được hiểu là bữa lót dạ và được dọn ra trước
lúc mặt trời mọc có một đặc điểm cực khác biệt đó là trong tất cả các bữa lót dạ của
người Ấn đều không có thịt. Những món ăn thường thấy là bánh mì, rau, củ, quả, đậu
luộc và uống kèm lassi hoặc trà. Đây là những món ăn mà Anandi thường xuyên tự
tay làm cho cả nhà và mang vào tận phòng cho Jasdish.
Trong bữa ăn, phụ nữ trong gia đình sẽ phải đứng bên cạnh để phục vụ chồng và bố
mẹ. Và bao giờ mọi người ăn xong xuôi họ mới được ăn
4/ Phân chia giai cấp đẳng cấp: (Tú)
Ấn Độ là đất nước của sự đa dạng về mọi mặt: văn hóa, tôn giáo, chủng tộc, ngôn
ngữ… Hindu giáo với vị trí là tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Từ tôn giáo này làm nảy
sinh hệ thống đẳng cấp trong xã hội Ấn, nó chi phối, tác động sâu sắc, lâu dài với
nhiều hệ lụy trong xã hội đến ngày nay. Xã hội Ấn Độ phân chia thành 4 đẳng cấp
chính, cao nhất là Brahmin (tu sĩ, nhà tri thức), tiếp đến lần lượt là Kshastriya (chiến
binh), Vaishyas (nhà buôn), Shudras (thợ thuyền, nông dân). Ngoài ra còn một tầng
lớp thứ 5, không chính thức là Dalit. Các con người thuộc nhóm này được coi là
“không đáng đụng tới”. Họ chỉ có thể làm những công việc "dơ bẩn" như nhặt rác, dọn
dẹp vệ sinh để kiếm sống và không được phép vào đền thờ, chỉ được ở ngoài rìa của
làng. Vì quan niệm này, khoảng 300 triệu người Dalit ở Ấn Độ phải sống trong sự
ngược đãi. Hiện nay, ở Ấn Độ, đa số các công ty không có chính sách rõ ràng để giải
quyết và hạn chế các vấn đề về phân biệt đối xử, đẳng cấp. Thậm chí, họ không thể
lường trước được những tác động tiêu cực của vấn đề này sẽ lan rộng thế nào.
Hoài Anh ( bổ sung)
https://zingnews.vn/so-phan-bat-hanh-cua-cac-nhan-vat-nu-trong-co-dau-8-tuoi-
post579627.html
https://vietnamnet.vn/dang-cap-rao-can-lon-voi-qua-trinh-phat-trien-cua-an-do-
740585.html
Những điều trên cũng được thể hiện một cách thầm lặng qua từng tập phim. Nếu
chúng ta không nói ra có thể chúng ta sẽ không để ý rằng từ nhân vật người bà
Kalyani, và các cô con dâu, cháu dâu đều là những người ở tầng lớp thấp, có quá khư
cơ cực, xuất thân từ gia đình nghèo, không có học thức và bị gả đi từ sớm. Bên cạnh
thực trạng phân tầng giai cấp, đẳng cấp, nó cũng cho thấy những số phận hẩm hiu,
phản ánh thực trạng về cuộc sống trọng nam khinh nữ phổ biến tại Ấn Độ mà đã thấm
nhuần trong tư tưởng, lối sống của rất nhiều người Ấn để mang lại những ảnh hưởng
xấu và còn đọng lại đến bây giờ. Những người con dâu ấy không được đi học, không
có kiến thức, họ phải chịu đựng cuộc sống của một người nội trợ tù túng nhàm chán
trong gia đình. Những hủ tục phong kiến hà khắc, áp đặt đã ảnh hưởng đến sự phát
triển của những con người ấy, nhất là trong phân đoạn khi Jagdish - người chồng của
cô bé Anandin sau này đi học trở về đã khinh miệt vợ mình là người ít học, quê mùa.
Người bà bị ảnh hưởng bởi những áp đặt đó từ trẻ cũng đã sử dụng chính những điều
đó để áp dụng với những thế hệ đi sau của mình. Để rồi từ cái nhìn vĩ mô hơn, rộng
mở hơn, chúng ta thấy rằng những hủ tục đó sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu sắc trong
đời sống tinh thần, xã hội cũng như sự phát triển của đất nước trong thời gian lâu dài
nếu không được cải thiện.
Tổng kết lại chúng ta có thể thấy rằng, xuyên suốt bộ phim, những giá trị văn hóa đẹp
đã được miêu tả lại một cách vô cùng sống động để lại trong lòng mỗi độc giả những
ấn tượng sâu sắc. Đồng thời nó cũng là những cái nhìn sâu sắc nhất, lột tả sự vùng lên
của những cuộc đời khổ cực, bị áp đặt bởi những quy tắc, tập tục lỗi thời đã cản trở
quá trình phát triển cuộc sống của mỗi con người cũng như sự phát triển của đất nước,
quốc gia.
Oanh + Tú: người dẫn chuyện + làm phần 1,2
HA: diễn vai Anandi + Trang phục
Linh: Bà + ăn uống
Lĩnh: mẹ + văn hóa
Châu: edit video + chồng
Tặng và tha thứ. Đó là thực tế phổ biến mà tất cả mọi người quên và tha thứ những sai lầm
được thực hiện bởi những người khác trong Diwali. Có một không khí tự do, lễ hội, và thân
thiện ở khắp mọi nơi.
Tăng và tỏa sáng. Thức dậy trong Brahmamuhurta (lúc 4 giờ sáng hoặc 1 1/2 giờ trước khi
mặt trời mọc) là một phước lành lớn từ quan điểm về sức khỏe, kỷ luật đạo đức, hiệu quả
trong công việc và sự tiến bộ về tinh thần. Đó là trên Deepawali rằng mọi người thức dậy
sớm vào buổi sáng. Các nhà hiền triết đã thiết lập phong tục này phải ấp ủ hy vọng rằng con
cháu của họ sẽ nhận ra lợi ích của nó và biến nó thành thói quen thường xuyên trong cuộc
sống của họ.

Đoàn kết và thống nhất. Diwali là một lực lượng thống nhất tuyệt vời và nó có thể làm dịu
ngay cả những trái tim khó nhất. Đó là thời điểm bạn sẽ thấy mọi người trộn lẫn trong niềm
vui và ôm lấy nhau bằng tình yêu.

Những người có đôi tai tâm linh bên trong sẽ nghe rõ tiếng nói của các hiền nhân, "O Con cái
của Chúa đoàn kết, và yêu tất cả". Những rung động được tạo ra bởi những lời chào của tình
yêu, tràn ngập bầu không khí, rất mạnh mẽ. Khi trái tim đã cứng lại đáng kể, chỉ có một lễ kỷ
niệm liên tục của Deepavali mới có thể làm đảo lộn nhu cầu cấp thiết của việc quay lưng với
con đường hận thù.

Thịnh vượng và tiến bộ. Vào ngày này, các thương gia Hindu ở Bắc Ấn Độ mở sổ sách kế
toán mới của họ và cầu nguyện cho sự thành công và thịnh vượng trong năm tới.

You might also like