You are on page 1of 10

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC SÀI GÒN ĐỐI TƯỢNG: Cao đẳng
Học phần: Bệnh học
Hình thức thi: TỰ LUẬN

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN BỆNH HỌC – đáp án

Câu 1:
- Nguyên nhân của bệnh loét Dạ dày- Tá tràng? (trang 45)
- Giải thích vì sao vi trùng H. pylori có thể tồn tại trong môi trường acid của Dạ dày để gây bệnh loét
Dạ dày-Tá tràng ?
+ Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và sống
trong đường tiêu hóa. Sau nhiều năm, vi khuẩn HP có thể dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc
tá tràng (phần trên của ruột non). Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến ung
thư dạ dày
+ Hình dạng xoắn ốc của vi khuẩn HP có thể giúp vi khuẩn tấn công vào niêm mạc dạ dày. Tại đây vi
khuẩn sẽ được bảo vệ bởi chất nhầy, điều này khiến các tế bào miễn dịch không thể tiếp cận và tiêu diệt
vi khuẩn. Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể thích nghi để sống trong môi trường có tính axit của dạ dày. Cụ
thể, những vi khuẩn này có thể thay đổi môi trường xung quanh và giảm độ axit để tồn tại là do đặc điểm
sinh học của vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại men ureaza. Men này có hoạt tính rất mạnh, có khả
năng làm phân hủy urê trong dịch dạ dày tạo thành một lớp đệm amôniac bao quanh vi khuẩn. Nhờ lớp
đệm này mà vi khuẩn HP không bị tác động của dịch vị và có khả năng chịu đựng được môi trường axít
của dạ dày

Câu 2:
- Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh loét Dạ dày- Tá tràng? (Trang 45, 46)
- Nêu các biến chứng ?
 Xuất huyết tiêu hóa: vi khuẩn HP sẽ tấn công niêm mạc dạ dày và gây tổn thương dạ dày. Khi các tổn
thương nghiêm trọng, axit có thể đi qua lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét. Các vết loét này có
thể chảy máu, gây nhiễm trùng hoặc ngăn thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa và dẫn đến nhiều
vấn đề khác nhau ở hệ thống tiêu hóa, nếu loét trúng các ổ loét cũ cũng gây xuất huyết. Vi khuẩn HP
có thể gây loét dạ dày tá tràng xuyên qua mạch máu và gây thiếu máu thiếu sắt
 Thủng dạ dày tá tràng: Trong các trường hợp nghiêm trọng, vết loét có thể xuyên thủng thành dạ
dày
 Hẹp môn vị: do sự viêm nhiễm tại ổ loét phối hợp với tình trạng phù nề niêm mạc dẫn đến chít hẹp
lòng tá tràng, môn vị, hoặc do quá trình hình thành sẹo của các vết loét
 Ung thư hóa: Sau nhiều năm, vi khuẩn HP có thể dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày nhiều hơn,
gây nhiễm trùng ở các vết loét. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến
ung thư dạ dày (loét tá tràng không gây ung thư)
 Viêm phúc mạc: Đây là tình trạng xảy ra khi phúc mạc hoặc niêm mạc bụng bị nhiễm trùng.

Câu 3:
- Triệu chứng của bệnh thiếu máu? (trang 1, 2)
- Khi nào thiếu máu kèm theo vàng da?
Thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu (thiếu máu do tán huyết) sẽ kèm theo vàng da. Bệnh này làm các tế
bào hồng cầu bị phá hủy và giải phóng một lượng lớn bilirubin vào máu dẫn đến vàng da
- Ví dụ: Vàng da do tan huyết (Hemolytic jaundice): Một loại vàng da xảy ra do tan máu hay vỡ hồng cầu, dẫn
đến tăng sinh ra bilirubin;  uống bổ sung sắt hoặc tăng cường các thực phẩm giàu sắt.

Câu 4:
- Nguyên nhân của bệnh thiếu máu? (trang 3)
- Trường hợp nào gây thiếu máu hồng cầu nhược sắc, thiếu máu hồng cầu đẳng sắc? \
Các nguyên nhân gây thiếu máu có thể bao gồm:
• Thiếu sắt: Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể không thể sản
xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu.
• Thiếu vitamin: Cơ thể cần folate và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu chế độ
ăn thiếu 2 loại vitamin này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.
• Các bệnh viêm: Một số loại bệnh như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh
Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
• Ảnh hưởng do tủy xương: Các bệnh như bệnh bạch cầu và bệnh tủy có thể gây thiếu máu bằng cách
tác động đến việc sản xuất máu trong tủy xương.
• Bệnh lý đường tiêu hóa: Khi gặp phải các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, viêm loét dạ dày… sẽ có nguy cơ
khiến bạn bị chảy máu trong, gây thiếu máu, bên cạnh đó còn khiến việc hấp thu sắt kém hơn bình
thường. Các ký sinh khuẩn đường ruột như giun móc, trĩ… cũng có thể gây thiếu sắt.
• Rối loạn huyết sắc tố: Tình trạng này thường gặp trong các trường hợp như ngộ độc chì, ngộ độc thuốc
isoniazid, dùng thuốc chloramphenicol và rối loạn chuyển hóa vitamin B6.
• Bệnh thalassemia: Đây là bệnh xuất hiện do sự bất thường về mặt di truyền bẩm sinh gây phá hủy các
tế bào hồng cầu quá mức, dẫn đến tình trạng thiếu máu)
-
 Trường hợp gây thiếu máu hồng cầu nhược sắc:
Khoảng 90% các trường hợp thiếu máu nhược sắc là do thiếu sắt, nguyên nhân thiếu sắt thường đa
dạng:
o Do cung cấp thiếu sắt: trẻ ăn không đúng và đủ chất dinh dưỡng, thức ăn thiếu đa dạng, thiếu các
món nguồn gốc động vật. Trẻ đẻ non hoặc người mẹ trong thời gian có thai và cho con bú bị thiếu
sắt.
o Do hấp thu sắt kém khi mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, cắt dạ dày ,…
o Bị mất quá nhiều sắt trong chảy máu mạn tính, chảy máu tiêu hóa (loét dạ dày- tá tràng,…). Bệnh
ký sinh khuẩn đường ruột như giun móc, trĩ,.. mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau
chấn thương, U xơ tử cung…;
o Nhu cầu sắt cao trong các giai đoạn phát triển cơ thể nhanh: ở trẻ em giai đoạn dậy thì không
được cung cấp sắt đầy đủ, ở phụ nữ có thai nhiều lần và sinh liền nhau
o Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
Thiếu máu nhược sắc có thể không do thiếu sắt:
o Rối loạn chuyển hóa huyết sắc tố trong một số trường hợp nhiễm độc. Cơ thể thiếu đạm hoặc
thiếu vitamin B6.
o Bệnh thiếu máu Thalassemia.
o Rối loạn về hormon như thiểu năng giáp trạng
o dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, trong đó thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc và xét
nghiệm sinh hóa máu: Ferritin < 30ng/mL và hoặc độ bão hòa transferrin < 30%.
Ví dụ: Bệnh α Thalassemia (xảy ra khi 2 gen HBA1 và HBA 2 bị mất có chức năng sản xuất ra
Protein alpha-globin là thành phần của Hemoglobin.) Bệnh β Thalassemia xuất hiện khi xảy ra đột
biến gen HBB trên Nhiễm sắc thể số 11.
 Trường hợp gây thiếu máu hồng cầu đẳng sắc
o Do thiếu vitamin B12, khiểm khuyết Sử dụng thiếu vitamin B 12, người ăn chay có nhiều nguy cơ
bị thiếu vitamin B12. Trong một số trường hợp, người bệnh ăn đủ thực phẩm vitamin B12 nhưng
không thể hấp thụ vitamin do rối loạn tự miễn dịch, ung thư, nghiện rượu hoặc bệnh viêm ruột.
Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu hụt B 12 là thiếu máu ác tính do sự giảm tiết các yếu tố nội
(thường là thứ phát do tự kháng thể, xem Viêm dạ dày teo). Các nguyên nhân thông thường
khác là giảm hấp thu do viêm dạ dày, hoặc nhiễm sán dây
o Thiếu acid folic: Phụ nữ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần nhiều folate nên có nguy cơ
cao bị thiếu loại vitamin này. Những người không ăn đủ thực phẩm giàu folate cũng có thể bị thiếu
chất này. Một số bệnh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, chẳng hạn
như bệnh celiac, có thể dẫn đến thiếu hụt folate. nghiện rượu
o Suy giáp
o Bệnh gan
o Rối loạn chuyển hóa hiếm gặp
o Sử dụng các loại thuốc bao gồm thuốc điều trị HIV, thuốc ung thư và các loại thuốc khác
gây ức chế hệ thống miễn dịch
Các yếu tố này có thể khiến cơ thể khó hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng thiết yếu hơn. Trong
một số trường hợp rất hiếm gặp, rối loạn tủy xương có thể là nguyên nhân gây thiếu máu khiến cơ thể
không có khả năng sản xuất đủ các tế bào máu khỏe mạnh.
o +Thiếu máu hồng cầu nhỏ, đẳng sắc: Thiếu máu do cơ quan tạo huyết gọi là suy tủy có nguyên
nhân từ lao, viêm gan do virut, ngộ độc nghề nghiệp, do thuốc điều trị (kháng sinh, thuốc điều trị
ung thư, tia xạ, thuốc trừ sâu…). Thiếu máu do hủy hoại hồng cầu ở ngoại biên, đó là các bệnh
thiếu máu do tan huyết bẩm sinh hay mắc phải bệnh sốt rét, ký sinh trùng sốt rét làm vỡ hồng
cầu.Ngoài ra còn các bênh nhiêm khuân cũng như ung thư,viêm thân man,sốt xuất huyết,v.v 

Câu 5:
Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết –Dengue? (trang 57)

Giải thích sự xuất hiện biến chứng suy thận cấp của bệnh?
Đây là loại bệnh sốt xuất huyết nặng nhất, bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng
với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể,
sốc (huyết áp thấp) Do tình trạng xuất huyết liên tục trong cơ thể làm rối loạn hệ thống tuần hoàn nên dẫn
đến suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất hiện liên tục sẽ khiến màng tim bị tràn dịch,
gây ứ đọng. Điều này khiến tim và hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây suy giảm, xuất huyết cơ
tim. Tim bị suy nên quá trình bơm máu để tưới máu vào thận bị giàm trong khi thận phải làm việc hết công suất
để bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp.

Câu 6:
Chỉ định tầm soát rối loạn lipid máu? (trang 12)
Định lượng bilan lipid: vì các thông số lipid tăng lên sau ăn nên để chẩn đoán chính xác rối loạn lipid máu, bệnh
nhân cần phải lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn. Các thông số thường được khảo sát gồm Cholesterol (TC)
máu, Triglycerid (TG), LDL-Cholesterol (LDL-c), HDL-Cholesterol (HDL-c)
 Chẩn đoán rối loạn lipid máu được thực hiện khi có một số biểu hiện của bệnh trên lâm sàng như thể trạng
béo phì, ban vàng, bệnh mạch vành, biến chứng ở một số cơ quan như tai biến mạch máu não,... Chẩn đoán
xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như: cholesterol máu > 5,2 mmol/L
(200mg/dL); triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL); LDL-cholesterol > 2,58 mmol/L (100mg/dL) và/hoặc HDL-
cholesterol < 1,03nmmol/L (40 mmol/L).
Nêu bộ XN các thành phần mỡ máu?

Mở nào có lợi, hại cho cô thể người? Giải thích vì sao?


- Cholesterol: luôn tồn tại trong cơ thể, có trong màng tế bào, tham gia vào quá trình chuyển hóa
của cơ thế, làm tăng khả năng hoạt động của cơ thể nên cơ thể luôn luôn cần có 1 lượng
cholesterol nhất định 80% cholesterol được sản xuất ở gan, 20% được hấp thụ từ thức ăn,
cholesterol cóa hại khi bị rối loạn (tăng cao hoặc giảm quá mức so với mức cho phép) cholesterol
được chuyển hóa trong gan nhờ lipoprotein: LDL- cholesterol là cholesterol xấu vì Khi nồng độ LDL
xuất hiện nhiều trong máu, lắng đọng lại ở thành mạch của tim và não, lâu ngày sẽ hình thành các mảng
xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này khiến mạch máu bị hẹp và tắc, thậm chí là vỡ đột ngột gây
nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não rất nguy hiểm. ,
- HDL- cholesterol là cholesterol tốt vì giúp gỡ các màng bám ở thành động mạch, chuyển hóa về
gan và thải ra ngoài giảm gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ
tim. Loại này chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu của bạn. HDL - cholesterol được cho là
loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa
thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng
khác. 
- Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ thể bạn. Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo
phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu... Những người có
triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và
giảm HDL (tốt).

HDL Cholesterol
(tốt)
< 40 mg/dL
(1,0 mmol/L) (nam
giới)
< 50 mg/dL
(1,3 mmol/L) (nữ HDL cholesterol của bạn thấp. Đây là một trong các nguy cơ
giới) chính của bệnh tim mạch.
> 60 mg/dL (1,5 HDL cholesterol tăng. Điều này có nghĩa là tốt và mang tính
mmol/L) bảo vệ cơ thể bạn trước các nguy cơ tim mạch.
LDL Cholesterol
(xấu)
< 100 mg/dL
(< 2,6 mmol/L) Rất tốt
100 - 129 mg/dL
(2,6 – 3,3 mmol/L) Được
130 - 159 mg/dL
(3,3 – 4,1 mmol/L) Tăng giới hạn
160 - 189 mg/dL
(4,1 – 4,9 mmol/L) Tăng (nguy cơ cao)
≥ 190 mg/dL
(4,9 mmol/L) Rất tăng (nguy cơ rất cao)

Triglyceride
< 150 mg/dL (1,7 mmol/L) Bình thường
150–199 mg/dL (1,7 – 2,2 Tăng giới
mmol/L) hạn
200–499 mg/dL (2,2 – 5,6
mmol/L) Tăng
≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L) Rất tăng
-
Câu 7:
Nguyên nhân của rối loạn lipid máu? Trang 11
Đối tượng nào cần phải có chỉ định tầm soát rối loạn lipid? (trang 12)

Câu 8:
Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Gút? Trang 30
Nêu cách phòng ngừa gút tái phát?
Cách phòng bệnh gout
Đối với các bệnh nhân chưa mắc bệnh gout cần tìm hiểu cách phòng tránh bệnh gout. Dựa vào nguyên nhân bệnh
sinh, các yếu tố nguy cơ của gout mà có các cách phòng bệnh gout như sau:
Chế độ ăn để phòng bệnh gout
- Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin:
Purin vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin. Điều này giúp giảm
lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác.
Các thực phẩm cần hạn chế là phủ tạng động vật. Có thể kể đến như gan, lòng, cật, tim, tiết. Thịt đỏ, thịt muối, phô
mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin. Ngoài ra cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng
purin tương đối cao như đậu hạt các loại.
- Tránh rượu bia, chất kích thích:
Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Vì chúng có thể làm suy giảm chức năng
gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.
- Uống nhiều nước mỗi ngày:
Nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.
- Tuyệt đối không nên nhịn đói:
Nhịn đói, nhất là nhịn đói lâu ngày có thể làm nồng độ acid urid trong máu tăng cao. Do vậy nên ăn đủ bữa trong
ngày theo đúng giờ giấc nhất định, tránh bỏ bữa.
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi:
Để bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy
cơ bệnh gout.
Duy trì cân nặng hợp lý
Bởi vì béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy duy trì cân
nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng acid urid trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên quan mật thiết giữa lượng acid uric tỉ lệ thuận với mức độ béo và chỉ số cân
nặng. Khi người thừa cân béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm, Do đó
nguy cơ mắc bệnh gout cũng ít đi.
Giảm cân đối với những người thừa cân béo phì là một mục tiêu quan trọng cần đặt ra để phòng tránh bệnh gout.
Tuy nhiên không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt lại gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp
Thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý
không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng acid uric giải phóng ra. Nên vận
động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc.
Quản lý bệnh tlm mạch, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường nếu có
Bởi vì bệnh gout có liên quan mật thiết với một số bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận hoặc
bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Nếu quản lý tốt các bệnh lý này có thể giảm thiểu nguy cơ xuất hiện bệnh gout cho
người bệnh.
Khi cần dùng các thuốc như thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, thuốc aspirin… cần tuân theo chỉ dẫn liều lượng của
bác sĩ. Vì các thuốc này có thể khởi phát một cơn gout.
Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tình thần thoải mái vui vẻ
Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn phiền, suy nghĩ nhiều… có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ
thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Phòng cơn gout cấp bằng colchicin trong các trường hợp có nguy cơ
Khi một người gặp các tình trạng như chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn, stress… có thể là yếu tố nguy cơ khởi
phát một cơn gout cấp xuất hiện. Trong các trường hợp này colchicin có thể được dùng để dự phòng diễn biến xấu
xảy ra.
Phòng cơn gout cấp và tránh chuyển sang giai đoạn mạn tính
Đối với những người đã mắc bệnh gout thì mục tiêu phòng bệnh sẽ là phòng cơn gout cấp và tránh chuyển sang giai
đoạn mạn tính.
- Bệnh nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh gout. Như các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh,
cách phòng ngừa biến chứng… Như vậy mới chủ động được trong việc phòng ngừa bệnh.
- Tuân thủ điều trị của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Tái khám và theo dõi định kỳ, phát hiện sớm biến chứng
và tiến triển xấu của bệnh.
- Uống thuốc hạ uric máu theo chỉ định của bác sĩ.
- Thực hiện chế độ ăn giảm đạm, đặc biệt giảm thức ăn chứa purin. Tăng lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất. Có
thể ăn hoa quả tươi. Tránh chất béo no từ mỡ động vật.
- Uống nhiều nước, đảm bảo đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Kiềm hóa nước tiểu bằng các loại nước khoáng kiềm.
- Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu thừa cân.
- Tránh hoạt động thể dục thể thao, hoạt động thể lực quá mức. Bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao như cầu
lông, bơi lội, chạy bộ. Tuy nhiên bài tập cần nhẹ nhàng vừa sức để tránh khởi phát cơn gout cấp.
- Tránh làm việc nặng, quá sức, luôn giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress. Nên tham gia các hoạt động thiền, yoga… để cân bằng sức
khỏe tinh thần.
- Đối với bệnh nhân gout mạn tính, có thể uống colchicin 0,5-1 mg/ngày, uống trước khi đi ngủ để phòng ngừa các
cơn gout cấp tái phát.
Như vậy, với việc trang bị các kiến thức về bệnh cùng với một lối sống khỏe mạnh bạn có thể giảm thiểu nguy cơ
mắc bệnh gout cho chính mình.

Câu 9: Dấu hiệu lâm sàng của Xơ gan? ( trang 52, 53)
Giải thích vì sao xơ gan mất bù lại xuất hiện bụng báng?
ong giai đoạn toàn phát (trung gian chuyển tiếp sang mất bù), bụng người bệnh sẽ bắt đầu to ra do sự tích tụ của
dịch cổ trướng ở khoang bụng, đi kèm với các dấu hiệu mệt mỏi, vàng da, rối hoạn tiêu hóa, đau nhức vùng
gan... Trướng bụng là triệu chứng đặc hiệu nhất với người bị xơ gan cổ trướng.
 
Nguyên nhân của biểu hiện trên là do gan bị suy giảm trầm trọng nên chức năng tổng hợp Protein, lọc máu của
gan cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Áp lực thủy tĩnh lên mao mạch tăng, làm nước và các chất bị đẩy ra ngoài khỏi
lòng mạch. Trong khi đó, áp lực  keo cũng giảm (do Albumin huyết tương giảm) nên không giữ được nước và các
chất trong lòng mạch, làm chúng thoát ra khoang màng bụng, hình thành cổ trướng.
 
Dịch cổ trướng này sẽ tập trung ở khu vực khoang bụng, khiến bụng to dần theo thời gian, căng nhẵn bóng, có
những mạch nổi lên ở phần bụng dưới, gây đau tức, khó thở  và nặng nề cho bệnh nhân.
Bụng càng to càng cảnh báo dịch đang tăng sinh quá mức trong cơ thể. Đến một mức độ nhất định, dịch cổ
trướng sẽ đè và gây áp lực lên các tĩnh mạch thực quản. Đồng thời, do quá trình suy giảm lọc máu ở gan bị xơ
hóa, làm máu trở về tim từ ruột non phải tìm những cầu nối luân phiên. Cả hai yếu tố này thường dẫn đến việc
tĩnh mạch bị giãn và phình to. Dưới áp lực cao, thành tĩnh mạch mỏng sẽ bị vỡ và làm bệnh nhân chảy máu ồ ạt.
Hậu quả bệnh nhân bị ói ra máu, tiêu phân đen, có thể bị sốc hoặc ngất, có cả trường hợp tụt huyết áp, rối loạn
huyết động và tử vong

Cân 10:Dấu hiệu lâm sàng của Xơ gan mất bù? Trang 52
Giải thích sự xuất hiện biến chứng hôn mê gan và xuất huyết trong bệnh xơ gan mất bù ?
Khi bị xơ gan mất bù, khả năng lọc máu và thải độc của gan gần như không còn, Chức năng gan suy giảm
nghiêm trọng không thể đào thải các chất độc trong cơ thể, chất độc đi vào máu và tích tụ
khiến nhiều độc tố trong cơ thể bị ứ đọng, nhất là ammoniac. Khi ammoniac tích tụ trong máu tới một lượng nào
đó sẽ gây ra chứng não gan.
Người bệnh lúc này sẽ dần mất ý thức về lời nói, hành vi, cơ thể suy nhược, mắt mờ, mệt mỏi. Nếu không can
thiệp kịp thời, chứng não gan cùng một cơn co giật có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Bụng càng to càng cảnh báo dịch đang tăng sinh quá mức trong cơ thể. Đến một mức độ nhất định, dịch cổ
trướng sẽ đè và gây áp lực lên các tĩnh mạch thực quản. Đồng thời, do quá trình suy giảm lọc máu ở gan bị xơ
hóa, làm máu trở về tim từ ruột non phải tìm những cầu nối luân phiên. Cả hai yếu tố này thường dẫn đến việc
tĩnh mạch bị giãn và phình to. Dưới áp lực cao, thành tĩnh mạch mỏng sẽ bị vỡ và làm bệnh nhân chảy máu ồ ạt.
Hậu quả bệnh nhân bị ói ra máu, tiêu phân đen, có thể bị sốc hoặc ngất, có cả trường hợp tụt huyết áp, rối loạn
huyết động và tử vong
Nguyên nhân là từ tĩnh mạch cửa gan, huyết áp cao nội bộ gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở dạ dày và ruột,
khiến chúng giãn ra và phồng to lên. Các tĩnh mạch này vì thế rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ gây xuất huyết nội tạng
Câu 11:Nguyên nhân của tiêu chảy mạn tính?
Giải thích vì sao Suy tụy mạn tính gây ra tiêu chảy?
Tụy nằm ở phần bụng trên, sau dạ dày, có vai trò quan trọng trong tiêu hóa (tiết dịch tiêu hóa và hormon). chức
năng ngoại tiết (tiết các men tiêu hóa).Suy tụy làm giảm chức năng sản xuất các enzyme:, vv do tụy không còn
bài tiết được các men tiêu hóa nên thực phẩm ăn vào không được tiêu thụ, người bệnh bị tiêu chảy kéo dài

Câu 12:
Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh tiểu đường?
Ý nghĩa của Glucose và HbA1 C huyết?
Glucose là loại đường lưu thông trong máu, đóng vai trò cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Khi cơ thể hấp
thụ carbohydrate thông qua chế độ ăn uống, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành các phân tử đường phức tạp khác
nhau. Glucose là sản phẩm của quá trình phân hủy carbohydrate, là loại đường đơn giản mà các tế bào trong cơ
thể có thể dễ dàng chuyển đổi thành năng lượng. 
Tuy nhiên, glucose chỉ có thể đi vào các tế bào nếu đủ insulin lưu thông trong máu (Insulin là loại protein giúp các
tế bào tiếp nhận glucose). Sau khi tiêu thụ thức ăn, nồng độ đường trong máu tăng lên. Tuyến tụy tiết ra insulin
để di chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Khi nhiều tế bào nhận được glucose, lượng đường trong máu sẽ
trở lại bình thường. 
Gan và cơ dự trữ lượng glucose dư thừa dưới dạng glycogen. Glycogen đóng một vai trò giúp cơ thể hoạt động
khi đói. Nếu bạn không ăn uống trong thời gian ngắn, nồng độ glucose trong máu sẽ giảm xuống. Tuyến tụy tiết
ra loại hormone khác gọi là glucagon, giúp kích hoạt sự phân hủy glycogen thành glucose, đẩy nồng độ trong
máu trở lại mức bình thường. [1]
Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều dựa vào glucose để hoạt động. Các tế bào hồng cầu cần glucose để tạo ra
năng lượng. Gan dự trữ glucose và sau đó phân phối đến các cơ, tế bào thần kinh và tế bào để giữ cho lượng
đường trong máu luôn ổn định. 
Cơ quan quan trọng và cần nhiều glucose nhất là não. Bộ não con người chứa các tế bào thần kinh liên tục sử
dụng glucose khi thực hiện các công việc như suy nghĩ, học tập và ghi nhớ. Khi não không nhận đủ glucose, các
tế bào thần kinh không có đủ nhiên liệu cần thiết để giao tiếp với phần còn lại của cơ thể và thực hiện tốt công
việc. 
Trong ngắn hạn, chẳng hạn như khi bỏ lỡ bữa ăn, bạn có thể trở nên cáu kỉnh, khó tập trung hay ghi nhớ. Người
có lượng glucose không ổn định trong thời gian dài, chẳng hạn như người bệnh Đái tháo đường (tiểu đường), có
thể phát triển các vấn đề nghiêm trọng như khó khăn về nhận thức hoặc mất trí nhớ. [2]
Hàm lượng glucose trong máu nên duy trì ở mức độ vừa đủ, ổn định. Việc thiếu hụt hoặc dư thừa đều
gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. 
Chỉ số đường huyết lúc đói
Phương pháp này thường được tiến hành vào buổi sáng sớm, sau khi cơ thể bạn đã nhịn đói khoảng 8 tiếng. Lúc
này chỉ số được đánh giá:
 Dưới 100mg/dL (5,6mmol/L): Bình thường. 
 Từ 100 – 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol / L): tiền tiểu đường. 
 Cao hơn 126 mg / dL (7 mmol / L): Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp đều cho kết quả này, có nghĩa rằng
bạn bị Đái tháo đường. [3]
3. Chỉ số đường huyết sau khi dung nạp Glucose qua đường uống
Sau khi nhịn đói 8 tiếng, bạn sẽ được xét nghiệm máu để đo glucose máu. Bác sĩ cho bạn uống một dung dịch
ngọt và tiếp tục kiểm tra glucose máu sau 2 tiếng. Các chỉ số được đánh giá bao gồm:
 Thấp hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L): Bình thường. 
 Từ 140 đến 199 mg / dL (7,8 mmol/L – 11,0 mmol/L): Tiền tiểu đường.
 Lớn hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L): Đái tháo đường. [3]

Huyết cầu tố, Hb, chỉ có trong tế bào hồng cầu. Nhiệm vụ chính của Hb là mang O2 từ phổi đến tế bào cơ thể và
mang CO2 từ tế bào về phổi để thải ra ngoài.  Trong khi lưu hành làm chức năng hô hấp  có một tỷ lệ nhỏ Hb này
sẽ gắn kết với glucose máu (glycate hóa) để tạo nên phân tử HbA1C (A1C, huyết cầu tố glycate hóa). 
- Do đó, nồng độ HbA1C tỷ lệ thuận với nồng độ Glucose  máu.
- Đo tỷ lệ % HbA1C cũng là cách đánh giá nồng độ Glucose máu
Là chỉ số để chuẩn đoán đái tháo đường:
Tiền đái tháo đường: HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %
Đái tháo đường: HbA1c ≥ 6,5%.

HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường vì nó phản ánh tình
trạng glucose máu trong 3 tháng vừa qua của họ đã được kiểm soát tốt hay chưa. Trên cơ sở đó giúp cho bệnh
nhân cũng như bác sĩ điều trị có kế hoạch điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh
gây ra

Khi nào người bệnh tiểu đường xuất hiện đường glucose trong nước tiểu?

Câu 13: Biến chứng của bệnh tiểu đường?

Giải thích ví sao người bệnh đường nếu có vết thương nhiễm trùng thường lâu lành hơn người bình
thường, thậm chí phải cắt cụt chi nơi có tổn thương?
 Đường máu cao làm giảm khả năng nhận dinh dưỡng và oxy của tế bào, hạn chế hệ thống miễn dịch và dễ bị
viêm nhiễm hơn.
– Người bệnh tiểu đường gặp vấn đề với hệ thống thần kinh để cảm nhận các vết thương, hay cảm giác đau trên
cơ thể, ví dụ như do không cảm giác được ở vùng chân nên thường khó phát hiện vết thương ở những giai đoạn
đầu.
– Tuần hoàn máu kém hơn người khỏe mạnh khiến cho máu được đưa tới vùng vết thương khó hơn, việc này
làm vết thương lâu lành hơn
– Đối với người bệnh tiểu đường thì phản ứng viêm có thể diễn ra dài hơn so với người khỏe mạnh, vì vậy mà
vết thương lâu lành hay có thể trở thành các vết thương mạn tính.
– Bệnh tiểu đường khiến cơ thể tạo ra một vài enzym và hormon có ảnh hưởng không tốt tới hệ thống miễn dịch,
vì vậy mà làm chậm quá trình liên vết thương
– Hệ thống miễn dịch yếu trên người bệnh tiểu dường còn khiến họ dễ bị viêm nhiễm với các loại vi khoản khác

Câu 14:Dấu hiêu lâm sàng của Viêm phổi (người lớn)?
Để phân loại viêm phổi , Hiệp hội y tế Anh đã đưa ra tiêu chí CURB-65,hãy cho biết ý nghĩa từng từ trên
và cách tính điểm ? (giáo trình và tài liệu in riêng)

Câu 15: Dấu hiệu lâm sàng của Hen phế quản ?
Phân biệt Hen phế quản với Hen tim?
Thực tế chúng ta có thể phân biệt hen phế quản và hen tim thông qua một số đặc điểm chủ yếu như:
Cơ chế gây bệnh:
 Hen tim là bệnh có cơ chế gây bệnh trên nền tảng bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh
mạch vành gây ra.
 Đối với hen phế quản là bệnh trên bệnh sử khó thở mạn tính tái diễn có chu kỳ và có nguy cơ bùng phát, tái
phát khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết:
 Người bệnh hen tim sẽ có dấu hiệu khó thở một cách đột ngột, thường xảy ra vào đêm, khó thở nhanh nông.
Trong khi đó hen phế quản có dấu hiệu khó thở đột ngột nhưng khó thở chậm, rít tạo cảm giác ngẹt ở lồng
ngực người bệnh.
 Bên cạnh đó hen tim còn có biểu hiện như ho khan, ho có đờm, bọt hồng. Hen phế quản ho khạc đờm ít,
dính, màu trắng, nếu hen ở thể bội nhiễm thì có xuất hiện nhầy mủ hoặc màu hồng.
 Người bệnh hen tim có dấu hiệu rõ rệt suy tim biểu hiện trên lâm sàng, huyết áp tăng nhanh, trong khi hen
phế quản thì người bệnh có huyết áp bình thường.
 Người bệnh hen tim khi lên cơn hen sẽ có dấu hiệu vã mồ hôi, tím tái, mạch đập nhanh, huyết áp cao bất
thường, khó kiểm soát. Khi nghe phổi người bệnh thấy có nhiều ran ẩm ở đáy, cùng các biểu hiện suy tim
khác. Đối với hen phế quản, người bệnh sẽ vã mồ hôi hoặc không, không tím tái khi lên cơn hen, huyết áp vẫn
bình thường hoặc có thể tăng nhẹ.
Độ tuổi mắc bệnh:
 Bệnh hen tim thường gặp ở người cao tuổi, có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn, người với hen phế quản
thường dễ xảy ra với người trẻ tuổi.
 Những người cao tuổi mắc bệnh suy tim thì khả năng co bóp tống máu của cơ tim yếu dần dẫn đến sự ứ
trệ tại tuần hoàn phổi. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng hen tim. Bởi vậy đối với người cao
tuổi khi có dấu hiệu ho, khò khè, khó thở tăng dần kết hợp với suy tim cần nghĩ ngay đến hen tim và được
điều trị sớm nhất có thể.
Phương pháp điều trị: Để điều trị hen tim hay hen phế quản, người bệnh cần phải được xác định chính xác
bệnh.
 Để điều trị hen tim, nguyên tắc cơ bản là cải thiện khả năng bơm máu của tim để giải phóng lượng máu ứ trệ
ở phổi. Nếu bệnh hen tim do nguyên nhân từ van vim, hoặc các bệnh bẩm sinh có thông giữa các buồng tim
thì phẫu thuật, can thiệp qua da là phương pháp điều trị cần được cân nhắc.
 Đối với hen phế quản, để điều trị hiệu quả thì cách tốt nhất là phòng chống tái phát bằng điều trị dự phòng,
bên cạnh điều trị kịp thời các cơn hen phế quản cấp tính.

Câu 16:Triệu chứng lâm sàng của Hội chứng thận hư?
Giải thích sự xuất hiện các dấu hiêu này?

Câu 17: Điều kiện thuận lợi của Nhiễm trùng đường tiểu?
Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng?

Câu 18:Phân loại Cao huyết áp theo JNC VII?


Các dấu hiệu chứng tỏ tổn thương cơ quan đích?

Câu 19:Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy thận cấp?
Nguyên nhân ( tại thận, trước thận , sau thận)?
Hướng xử trí?

Câu 20:. Nguyên nhân của bướu giáp đơn thuần?


Tiến triển và biến chứng (bướu giáp đơn thuần)?

Câu 21:Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bướu basedow? Nêu các biến chứng?

Câu 22:Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của suy thận mạn?
Nguyên nhân?
Phân độ suy thận mạn? Khi nào có chỉ định chạy thận nhân tạo?

Câu 23:1:Dấu hiệu lâm sàng của choáng phản vệ?


Cách xử trí? Cách dự phòng?

Câu 24:Nguyên nhân của tiêu chảy? Phân biệt mất nước ưu trương, mất nước nhược trương ,mất nước đẳng
trương? Cho ví dụ?

You might also like