You are on page 1of 6

CASE STUDY: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

LOGISTICS CỦA NIKE


1. Giới thiệu về Nike
2. Mô hình chuỗi cung ứng của Nike
3. Chiến lược thuê ngoài tại Nike
4. Phân phối sản phẩm
5. Câu hỏi thảo luận

1. Giới thiệu về Nike


Tiền thân của Nike là công ty Blue Ribbon Sports, do Philips Hampson Knight sáng lập vào
năm 1964, với mục đích nhập khẩu giày thể thao rẻ tiền của Nhật mang thương hiệu Onizuka
vào Mỹ. Cùng hợp tác với Knight là Bill Bowerman, sau này trở thành chuyên gia thiết kế mẫu
mã giày thể thao sáng tạo nhất của Nike, người góp phần đưa giày Nike thành thương hiệu toàn
cầu trong thị trường sản xuất giày thể thao.
Nike là nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao, có trụ sở chính tại Hoa Kì. Hội sở của
công ty đặt tại Beverton, gần vùng đô thị Portland của Oregon. Nike được đặt theo tên của một vị
nữ thần có cánh tượng trưng cho chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Năm 1970, Knight đã tìm
ra slogan “Just Do It!” nhưng cho đến nay, nguồn gốc của slogan này vẫn là một bí ẩn.
Nike hiện có nhiều công ty con ở khắp thế giới. Cùng với nhãn hiệu nổi tiếng Nike, tập đoàn
Nike còn sở hữu nhãn hàng nổi tiếng khác như Cole Haan, Converse Inc., Hurley, International,
LLC, Nike Golf. Với đội ngũ nhân viên lên đến hàng chục ngàn người ở các nước châu Á như
Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc.
Nike thành lập 4 nhóm tại 3 nước có khối lượng gia công cho Nike lớn nhất bao gồm Trung
Quốc, Indonesia, và Việt Nam với công việc chính là quản lý chất lượng của sản phẩm và chất
lượng của điều kiện làm việc, tham quan các nhà máy mỗi tuần.
Hiện nay, Nike thuộc danh sách nhóm công ty đứng đầu của Mỹ về số vốn đầu tư ở Việt
Nam. Nike bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Năm từ năm 1995. Khởi điểm gồm có 5 nhà
máy sản xuất giày thể thao. Trong vòng 25 năm qua, Nike đã mở rộng hoạt động kinh doanh ở
Việt Nam, đưa tổng số nhà máy sản xuất lên tới 9 nhà máy giày và 30 nhà máy trang phục thể
thao. Khu sản xuất trọng điểm nằm ở tỉnh Đồng Nai. Theo xu hướng hợp tác hỗ trợ cùng phát
triển, Việt Nam đã trở thành một đối tác tin cậy, một thị trường cung cấp hàng đầu cho Nike.
Hàng năm, khoảng 158 triệu đôi giày mang thương hiệu Nike đi khắp thế giới.
Khoảng 50% giày dép xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của Nike. Trong đó chỉ tính
riêng giá trị giày dép của Nike xuất khẩu sang Mỹ đã là hơn 2 tỷ USD, các sản phẩm này được
sản xuất tại các nhà máy trên toàn lãnh thổ của Việt Năm và đã tạo ra việc làm cho hơn 300.000
nhân công Việt. Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Nike, trung bình 100 đôi giày Nike sản
xuất trên thế giới, 49 đôi gắn mác “Made in Vietnam”.
Theo hãng tin UPI, Nike ngày càng dựa vào các nhà máy gia công của Việt Nam. Hiện nay,
số giày sản xuất tại Việt Nam chiếm tới 49% sản lượng của hãng, trong khi số giày xuất xứ
Trung Quốc chỉ chiếm 23% và 21% từ Indonesia. 2% lượng giày còn lại sản xuất ở các nước
khác.
2. Mô hình chuỗi cung ứng của Nike.
Chuỗi cung ứng của Nike được mô tả như hình dưới đây:

Nhà cung cấp cho NIKE – R&D,


Nike : DESIGN,

Các cửa hàng bán lẻ đến tay người tiêu dùng
- Pou Chen Corp : DISTRIBUTION
Trung Quốc, Indo,
Vietnam,
Bangladesh, 112 NHÀ MÁY SẢN XUẤT
Cambodia, NIKE THUÊ GIA CÔNG :
Myanmar. Trung Quốc, Mexico, Brazil,
- PT Pan Brothers Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật
- Fulgen Sun Group Bản, Italia, Ấn Độ, Indonesia,
- Delta Galil Bosnia, Argentina, Vietnam
Industries
- Eagle Nice
International
Holdings. Các Distribution Centers
- - Knock-Outs –
CFD Trading

Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Nike sử dụng chiến lược thuê ngoài theo hình thức mua
đứt bán đoạn, tức là nhà máy sẽ tự mua nguyên vật liệu. Tuy nhiên, danh sách các nhà máy cung
cấp nguyên vật liệu cũng phải nằm dưới tầm kiểm soát của Nike. Điều này giúp cho Nike có thể
nắm được giá cũng như chất lượng của nguyên liệu. Khi hợp đồng hoàn thành, Nike sẽ trả tiền
theo giá chi phí sản xuất cộng với thù lao gia công. Sản phẩm sẽ được chuyển đến công ty Nike,
từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm.
Một chuỗi cung ứng ảo giúp Nike dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các nhà cung ứng thay thế
một cách linh hoạt và rộng rãi. Mặc dù vị trí có thể tách rời Nike và các nhà cung ứng, các đối
tác của mình nhưng với hệ thống thông tin điện tử chặt chẽ, nắm tình hình của nhau bất cứ lúc
nào và có sự kết hợp chặt chẽ. Với nhiều nhà cung ứng đáng tin cậy, có mối quan hệ bền vững
với mình, Nike phần nào có thể an tâm về các sự cố khẩn cấp trong chuỗi cung ứng. Và nhờ có
sự đa dạng về các đối tác cung ứng, cả cố định lẫn thay thế khi cần, chuỗi cung ứng của Nike có
thể hoạt động linh hoạt hơn.

3. Chiến lược thuê ngoài tại Nike


Nike sử dụng chiến lược thuê ngoài bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi trên
toàn thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm được
đặt tại các nhà máy này và có sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ Nike – theo dõi quá trình
sản xuất và kiểm định chất lượng. Nike chỉ tham gia vào quá trình nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm
và Marketing, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Khi thiết kế được một mẫu giày,
Nike sẽ giao mẫu giày này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất mẫu. Nếu sản phẩm đạt tiêu
chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng với nhà máy để tiến hàng sản xuất đại trà.
Nike có 2 lựa chọn để sản xuất các sản phẩm của họ. Họ có thể sở hữu vận hành các nhà máy
hoặc tìm cách gia công. Các sơ sở đủ hiệu quả gia công có thể được đặt trong nước và quốc tế.
- Nike hợp đồng sản xuất với các nhà máy ở nước ngoài để gia công giúp giảm chi phí sản
xuất.
- Nike đưa ra các quy tắc ứng xử, các công cụ giám sát được phát triển toàn diện.
- Các nhà sản xuất hợp đồng độc lập ở 43 nước sản xuất. Phần lớn các xưởng sản xuất may
mặc này đặt tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Với sử dụng
công nghệ trao đổi dữ liệu trong hệ thống kênh phân phối, Nike dần chứng minh tính hữu
hiệu của chính sách đặt hàng trước – đồng hóa giữa dự đoán nhu cầu và kế hoặc cung ứng
trong quá trình ứng dụng hệ thống mới quản trị chuỗi cung ứng.
Nike thuê ngoài phần lớn các chức năng sản xuất của mình từ các nhà máy ở nước ngoài.
Chiến lược thuê ngoài được thực hiện một khi đội ngũ quản lý của Nike thấy rằng họ có thể có
được đôi giày Nike sản xuất tại Mexico với chi phí thấp hơn khi sản xuất tại Hoa Kì. Một số hoạt
động kéo theo trong chiến lược chuỗi cung ứng của Nike như việc mua lại nguyên liệu, nhà sản
xuất của các sản phẩm, các nhà cung cấp của các bộ phận, kho bãi và kinh phân phối nơi khách
hàng có thể mua hàng hóa từ Nike. Chiến lược được thông qua bởi công ty có một số lợi ích cho
phép Nike tập trung vào năng lực cốt lõi và để những phần liên quan cho các đối tác gia công
thuê ngoài. Mối quan hệ mạnh mẽ của Nike và các nhà cung cấp có thể được giải thích bở sự
thành công của công ty khi sản phẩm đạt chất lượng cao có thể được sản xuất với chi phí thấp
trong thời gian xác định.
Nike đã ký hợp đồng với khoảng 112 nhà máy ở châu Á để sản xuất tất cả các sản phẩm giày
dép của hãng, trong đó có 30 nhà máy tại Trung Quốc. Tuy nhiên, một sự khác biệt rõ ràng đã
được thực hiện giữa dòng sản phẩm “Local” và “In-Line”
- Local / Word Shoes giữ nguyên trong nước hoặc theo khu vực nơi chúng được sản xuất
bằng nguồn nguyên liệu của địa phương và thiết kế theo ý thích của người tiêu dùng tại
nơi đó.
- In line được thiết kế để xuất khẩu toàn cầu hướng tới các thị trường phát triển và không
bị ràng buộc với khu vực sản xuất. Dòng sản phẩm In line được sản xuất tại nhà máy In
Line, mua vật liệu từ nhà cung cấp có chi phí thấp nhất bất kể nguồn gồc.
Nike chỉ có nhà máy sản xuất hoặc In Line hoặc cả 2 loại, không có nhà máy chuyên Local –
lý do được đưa là bởi Nike là dòng Local chưa đủ tạo ra sự hấp dẫn để có những nhà máy riêng.

4. Phân phối sản phẩm


Để nối liền giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ, Nike đã xác định sự thành công đến từ việc cộng
tác trong chuỗi cung ứng và logistics. Các loại cửa hàng chính trong kênh phân phối của Nike
bao gồm:
- Factory Outlet Store : loại cửa hàng quy mô thừa dùng để bán các sản phẩm tồn kho hoặc
lỗi thời – với chất lượng, số lượng, kích thước luôn được đảm bảo các tiêu chí của Nike
nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn của khách hàng. Đây là nơi khách hàng có thể mua sản
phẩm của Nike với giá chiết khấu từ 20% - 60%
- Nike Town: tổng hợp quy mô lớn với các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike, còn gọi là
siêu cửa hàng, chuyên cung cấp số lượng lớn các sản phẩm cải tiến, mới nhất, đột phá
(exclusive) không thể tìm tại các cửa hàng khác. Nike Town chia khu vực theo môn thể
thao với hình ảnh các đại sứ tương ứng cho từng môn thể thao. Nike Town chủ yếu ở Mỹ
và Trung Quốc.
- Nike Retail Store: quy mô nhỏ hơn Nike Town, nhưng đây là dạng cửa hàng của Nike có
số lượng lớn nhất của Nike trên toàn thế giới. Các cửa hàng bán lẻ này nằm trực tiếp dưới
sự kiểm soát của Nike. Các sản phẩm tại đây là chính hãng, dịch vụ chuyên nghiệp, mang
lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
- Nike Clearance Store : giống như Factory Outlet, tuy nhiên các sản phẩm tại đây chủ yếu
sẽ có sai sót trong quá trình sản xuất, với một vài khiếm khuyết rất nhỏ khó nhìn thấy –
vết rách nhỏ, chỉ tơi, logo lộn xộn. Các sản phẩm loại này có cực ít lựa chọn và số lượng
rất ít.
- Nike Employee-Only Store : dành riêng cho nhân viên của tập đoàn Nike. Sản phẩm tại
đây rất đa dạng – Converse, Nike, Cole Haan, etc. với chiết khấu riêng dành cho nhân
viên, và sản phẩm hoàn toàn không hề có lỗi hay giải quyết tồn kho.
- Distribution Center : hiện nay Nike sở hữu 73 DC, trong đó có 6 DC tại Mỹ, 67 DC còn
lại phân bố tại một số nơi trên thế giới. Trong đó lớn nhất có 2 địa điểm : Tomisato,
Japan và Laakdal, Belgium. Các DC đóng vai trò là trung tâm Logistics và đảm nhận vai
trò liên kết cùng các công ty Logistics khác như UPS, Maersk, DSV Panalpina, CEVA,
… và từ đó phân phối cho toàn cầu.
- Nike.com : cửa hàng online, áp dụng theo chính sách khu vực. Khách hàng có thể mua
hàng thuận tiện hơn rất nhiều.
5. Câu hỏi thảo luận:

1. Bổ sung thêm các thông tin về Nike tại thị trường Việt Nam mà bạn biết – về các cửa
hàng, các nhà máy sản xuất, các ứng dụng, công nghệ kỹ thuật và dòng tài chính
trong Logistics của Nike tại Việt Nam (Topic 1: Overview of Logistics – Chapter 1 &
3)
2. Hãy trình bày các phương thức vận chuyển các loại hàng hóa của Nike từ Mỹ đến
Việt Nam và từ Việt Nam đến Mỹ. Trong các phương thức vận chuyển, phương thức
nào nhóm cho là tối ưu nhất? Vì sao? Hàng hóa và nguyên vật liệu của Nike có tính
chất nào cần quan tâm trong quá trình lưu kho (Topic 2: Physical Flow – Chapter 10,
11, 12 & 13)
3. Hệ thống IT nào cho phép Nike tối ưu hóa việc bán hàng đa kênh cũng như tối ưu hóa
việc mua hàng bằng các đơn hàng điện tử? Nike làm cách nào để không bị rò rỉ thông
tin ra bên ngoài và phân loại bán hàng theo đúng từng nhóm đối tượng? Có phương
thức quản trị thông tin nào Nike áp dụng nhằm mục tiêu bảo mật hay không? (Topic
3: Information flow – Chapter 2)
4. Trình bày cách thức quản trị kho hàng của Nike. Nike có cách nào dự đoán được nhu
cầu của người dùng trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm không? Nếu có, làm cách
nào Nike thu thập thông tin tiêu thụ của người dùng trên thị trường Việt Nam? (Topic
4: Logistics Management – Charter 7 & Chapter 4)
5. Mỹ và Việt Nam có những ưu thế hợp tác nào trong xuất nhập khẩu mà Nike có thể
tận dụng? (Topic 5: International Logistics – Chapter 14)
Tài liệu tham khảo:

- https://marketrealist.com/2019/10/nike-manufacturing-and-supply-chain-strategies/
- https://news.nike.com/news/nike-supply-chain-innovation
- https://www.wsj.com/articles/nikes-supply-chain-snags-bring-pain-to-sneakerhead-shops-
11644760802
- https://www.cleanchain.com/blog/how-does-nikes-supply-chain-work/
- Nike. “Nike Global Manufacturing Data Export.” Accessed May 29, 2020.
- Các slides và notes bài giảng.

Yêu cầu về nội dung


Học viên có thể thực hiện bài theo nhóm dự án với tối đa 4 thành viên. Cá nhân/nhóm dự án
cần nghiên cứu tình huống kinh doanh của NIKE trên đây, kết hợp với việc sử dụng các nguồn
dữ liệu thứ cấp uy tín, và hoàn thành toàn bộ các câu hỏi thảo luận ở cuối tình huống.
Yêu cầu về hình thức trình bày
- Bài làm phải bao gồm các mục sau:
1. Trang bìa (tiêu đề, tên nhóm và các thành viên, MSHV, email, bảng phân công
nhiệm vụ chi tiết và % đóng góp của từng thành viên)
2. Mục lục
3. Mở đầu: tóm tắt ý nghĩa, tính cần thiết của báo cáo và phương pháp nghiên cứu
của nhóm (không quá 1 trang)
4. [Nội dung bài làm chính]
5. Kết luận: Tổng kết các kết quả chính từ báo cáo và rút ra 2 bài học gắn với
logistics mà nhóm đúc kết được (không quá 1 trang)
6. Tài liệu tham khảo
7. Phụ lục (nếu có)
8. Phiếu kết quả kiểm tra đạo văn
- Mọi lập luận cần có minh chứng từ số liệu cập nhật mới nhất từ nguồn uy tín, ưu tiên từ
các nguồn Chính phủ (có thực hiện trích dẫn tại chỗ theo chuẩn APA), phân tích bám sát
đơn vị được chọn.
- Sử dụng font chữ Times New Roman, font chữ 12, Spacing 1.5; Alignment: Justify (canh
đều 2 bên).
- Trong [Nội dung bài làm chính], độ dài tối đa không quá 25 trang (có trừ điểm khi vượt
quá độ dài quy định).
- Bài làm được nộp trên LMS (không nộp qua email GV) dưới dạng PDF và có kiểm tra tỉ
lệ trùng lắp với nguồn Internet và các bài làm hiện có trong hệ thống toàn trường (kể cả
khác lớp). Tỉ lệ Turnitin tối đa được chấp nhận là 20% (trùng khớp 100 từ). SV tự
check trước Turnitin qua Chức năng tự check trên LMS ít nhất 48 tiếng trước hạn nộp.
Hạn chót nộp bài trên LMS: Theo lịch của Phòng Khảo thí

You might also like