You are on page 1of 96

ASSIGNMENT

DỰ ÁN KINH DOANH ONLINE CƠM SƯỜN BÀ THẢO

Giảng viên: TRẦN THỊ HẢI YẾN


Lớp: PB15391-DL
Môn: Khởi Sự Doanh Nghiệp
Nhóm 6: CS Team
1. Nguyễn Phương Thảo - PH10773 ( Nhóm Trưởng )
2. Nguyễn Minh Anh - PH09629
3. Lê Tuấn Anh - PH12315
4. Trịnh Thị Hải Yến - PH11521
5. Hoàng Thị Linh – PH10289
6. Ngô Duy Long - PH10885
LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam trong những năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
của “ Công nghệ 4.0 “ trong thị trường F&B. Những ứng dụng về đồ ăn đã và
đang trở thành những công cụ hữu ích giúp thúc đẩy một phần không nhỏ cho
cách cơ sở sản xuất thực phẩm, nhà hàng hay doanh nghiệp. Các ứng dụng giao
đồ ăn trực tuyến nổi bật hiện có tại Việt Nam là GrabFood, Gofood, Now,
Baemin,.... Theo kết quả nghiên cứu mới được Công ty nghiên cứu thị trường
GCOMM công bố , 99% người tham gia khảo sát sử dụng các dịch vụ đặt thức
ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần/ tháng. Đáng chú ý, có đến 39% đặt món với tần
suất 2-3 lần/ tuần. Những con số trên đã được chứng minh rõ bằng hình ảnh các
tài xế giao hàng đứng dày đặc ở các hàng quán mỗi ngày.
Đặc biệt vào thời điểm nhạy cảm của đại dịch “ COVID-19 “ vẫn đang
hết sức căng thẳng cộng với những ngày thời tiết nắng mưa thất thường chắc
chắn sẽ khiến các thực khách "lười" ra đường.Và việc đặt đồ ăn về giao hàng về
tận nhà đương nhiên sẽ là phương án tối ưu nhất đối với mọi người. Doanh thu
khủng nhanh hồi vốn cùng vô số lợi ích khi "bắt tay" với các ứng dụng giao đồ
ăn hứa hẹn tạo nên sức hấp dẫn sôi động cũng như sự phát triển đa dạng cho thị
trường F&B tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nắm bắt xu hướng kinh doanh online mặc dù thị trường vẫn chịu những
ảnh hưởng nhất định của COVID-19 bùng nổ, với sự hiểu biết về mảng Nhà
hàng – Lữ hành qua những môn học đã được học. Nhóm chúng em quyết định
chọn ý tưởng là “ Kinh doanh Cơm Sườn Bà Thảo” với hình thức Online. Tuy
rằng chúng em chưa thật sự hiểu biết về kiến thức kinh doanh cũng như sự cạnh
tranh khốc liệt trong mảng kinh doanh F&B Online nhưng với Slogan của nhóm
là:
“ Độc lập tự do muốn ăn no thì tới cơm sườn Bà Thảo ”
Chúng em nghĩ chúng xem sẽ thành công khi triển khai dự án này. Cả 6
thành viên đều tin vào điều này!

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2

CHƯƠNG 1: Ý TƯỞNG KINH DOANH...........................................................6

1.1 Lí do chọn ý tưởng kinh doanh...................................................................6

1.2 Ý tưởng kinh doanh dự án Cơm Sườn Bà Thảo.............................................7

1.3 Bộ nhận diện thương hiệu.............................................................................13

1.4 Danh sách thành viên sáng lập......................................................................19

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG.........................................................21

2.1 Phân tích thị trường chung về ngành nghề kinh doanh................................21

2.2 Phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp..........21

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh.........................................................................23

2.4 Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.......................................................26

2.4.1 Yếu tố xác định khách hàng mục tiêu:.......................................................26

2.4.2 Phân loại khách hàng mục tiêu..................................................................27

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH MARKETING........................................................30

3.1 Marketing cho mô hình kinh doanh..............................................................30

3.1.1 Sản phẩm...................................................................................................30

3.1.2. Thiết kế.....................................................................................................30

3.1.3. Dịch vụ đi kèm..........................................................................................37

3.2. Giá................................................................................................................38

3.2.1. Xác định giá bán trên thị trường...............................................................38

3.2.2. Phương thức thanh toán............................................................................39

3
3.3. place (phân phối).........................................................................................39

3.3.1. Xây dựng kênh phân phối.........................................................................39

3.3.2. Địa điểm....................................................................................................39

3.3.3. Cách thức vận chuyển...............................................................................40

3.4. Promotion....................................................................................................40

3.4.1. Quảng cáo, PR..........................................................................................40

3.4.2. Khuyến mại...............................................................................................41

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP.....................................................46

4.1 Lựa Chọn Loại Hình Kinh Doanh................................................................46

4.1.1. Trách nhiệm pháp lý của hộ kinh doanh:..................................................46

4.1.2. Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh......................................................49

4.1.3. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh...........................................................52

4.1.4 Thời điểm hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.......................55

4.2 Các loại thuế của hộ kinh doanh cá thể........................................................55

4.3 Các loại bảo hiểm của hộ kinh doanh cá thể................................................58

4.4. Sơ đồ nhân sự của hệ thống “ Cơm sườn bà Thảo”.....................................60

4.5 Tỷ lệ góp vốn các thành viên........................................................................65

CHƯƠNG 5: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP..................................................66

5.1 Ước tính số lượng sản phẩm bán ra.............................................................66

5.2 Doanh thu bán hàng......................................................................................68

5.3 Chi phí nhân sự...........................................................................................71

5.4 Chi phí cố định..............................................................................................72

5.5 ƯỚC TÍNH CHI PHÍ BIẾN ĐỔI.................................................................73

5.6 Chi phí dự phòng..........................................................................................77

4
5.7 Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ................................................................79

5.8 Kế hoạch doanh thu chi phí..........................................................................81

5.9 Lưu chuyển tiền mặt.....................................................................................83

CHƯƠNG 6: KHÓ KHĂN KHI KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP........................85

6.1 ROI - Chỉ số hoàn vốn..................................................................................85

6.2 Những vấn đề rủi ro khi khởi sự doanh nghiệp............................................86

PHỤ LỤC...........................................................................................................93

5
CHƯƠNG 1: Ý TƯỞNG KINH DOANH

1.1 Lí do chọn ý tưởng kinh doanh

Dân tộc Việt Nam với nền văn hóa lúa nước từ lâu đời, cơm là một món
ăn truyền thống không thể thiếu trên mỗi mâm cơm của người Việt. Mọi người
ăn cơm tất cả các bữa trong một ngày như: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều,
buổi tối. Cơm là loại thực phẩm dễ ăn, chắc bụng, bình dân nên đó cũng là một
sự lựa chọn than thuộc với mỗi người, chính vì vậy các món ăn kèm với cơm sẽ
dễ dàng thu hút lượng thực khách ổn định gắn bó và thân thuộc. Và món “ Cơm
Sườn Tấm “ là một món ăn rất thân quen với khắp ba miền tổ quốc. Bên cạnh
đó, cơm sườn cũng được biến tấu, chế biến đặc sắc, hấp dẫn hơn cùng các thức
ăn kèm phong phú như: trứng ốp la, chả… hay chỉ đơn giản là cơm tấm với
sườn nướng và chút nước sốt đậm đà ăn kèm.

1.2 Ý tưởng kinh doanh dự án Cơm Sườn Bà Thảo

- Loại hình kinh doanh: Hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh đồ ăn online Cơm
Sườn Bà Thảo
- Sản phẩm kinh doanh: Cơm sườn, cơm gà, cơm xá xíu, cơm rang, đồ ăn kèm
thêm, đồ uống….
- Vốn đầu tư: Ước tính khoảng 300 triệu để dự án hoạt động trong 1 năm đầu (6
thành viên trong nhóm góp vốn).
- Địa chỉ: Số 68 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Phạm vi kinh doanh: Giao hàng đồ ăn trong nội thành Hà Nội
- Thời gian hoạt động: 10:00 - 21:30 các ngày trong tuần
- Hotline: 081.896.8288
- Fanpage Facebook: Cơm Sườn Bà Thảo
- Email: Comsuonbathaongonngon@gmail.com
- Slogan: “ Độc lập tự do muốn ăn no thì tới cơm sườn Bà Thảo ”
- Logo thương hiệu:
6
Hình 1.1: Logo thương hiệu Cơm Sườn Bà Thảo ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Kế hoạch kinh doanh chi tiết


Đầu tiên chúng em đã lên ý tưởng và xác định hướng kinh doanh cửa
hàng cơm sườn online với đối tượng khách hàng hướng đến ban đầu là: Học
sinh, sinh viên, và nhân viên văn phòng. Chúng em nhận thấy mô hình kinh
doanh online là ý tưởng tối ưu với tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn
ra và chịu ảnh hưởng không nhỏ trong nhiều khía cạnh. Kinh doanh online sẽ là
một phương án khá an toàn cho nhóm trẻ muốn khởi nghiệp.
Ý tưởng kinh doanh cơm sườn đã được nảy ra khi chúng em nhận thấy
rằng đa số mọi khách hàng đều thích ăn cơm sườn bởi chắc chắn rằng tuổi thơ
mỗi chúng ta ai cũng đều có một món ăn khoái khẩu chung là “ Sườn xào chua
ngọt” do chính tay mẹ hoặc bà làm .

7
Vì vậy nên nhóm chúng em đã lựa chọn hình ảnh logo thương hiệu tựa
như một người mẹ, người bà, người phụ nữ truyền thống của Việt Nam để tạo
cho khách hàng cảm thấy gần gũi, thân quen. Cái tên “ Cơm sườn Bà Thảo ”
xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ áo tứ thân đỏ, đội chiếc nón lá màu vàng
tay cầm đôi đũa rất Việt Nam đưa cho khách hàng với ngụ ý ngấm ngầm “ Độc
lập tự do muốn ăn no thì đến với bà Thảo”. Đây cũng chính là một lời mời chào
hết sức hóm hỉnh mà nhóm đã đặc biệt sử dụng thành slogan của thương hiệu,
và slogan này cũng sẽ xuất hiện ở không giant rang trí tại cửa hàng để tạo ấn
tượng với mỗi khách hàng đến mua và sử dụng dịch vụ tuy chỉ là đến lấy rồi
mang đi.
Với mục tiêu tạo ra những suất cơm sườn tươi ngon với giá cả hợp lý phù
hợp khả năng chi trả của mọi khách hàng đồng thời hướng đến chất lượng
những bữa ăn ngon miệng. Riêng đối tượng khách hàng là sinh viên thì cơm
sườn bà Thảo nghĩ đến là ăn ngay chứ không phải đắn đo vì chúng em sẽ luôn
tạo ra những chương trình bán hàng đặc biệt để đưa sản phẩm đến gần với
khách hàng.

Sự khác biệt tạo nên điểm nhấn cho cơm sườn Bà Thảo:
Món ăn cơm sườn đối với người dân Việt có thể nói rằng đã rất quen
thuộc, đây sẽ vừa là lợi thế vừa là thách thức cho doanh nghiệp. Nói một cách
đơn giản là cơm sườn sẽ dễ chạm tới khách hàng nhưng nó cũng phải đối mặt
với sự cạnh tranh thị trường khốc liệt của nhiều đối thủ từ lớn đến nhỏ. Vì thế
nên chúng em đã suy nghĩ và thống nhất để tạo ra “ những sự khác biệt “ trong
mô hình kinh doanh cơm sườn Bà Thảo.

- Menu – Thực đơn của cơm sườn bà Thảo:


Không chỉ đơn thuần là bán hàng mà “ cơm sườn Bà Thảo “ còn bán cả
tình yêu thương và sự tận tâm trên từng sản phẩm. Từ câu chuyện của chính
những thành viên trong nhóm khởi nghiệp về thời sinh viên khi muốn ăn đĩa
8
cơm sườn nhưng kinh tế lại không cho phép, nên chúng em đã hướng đến ý
nghĩa về những suất ăn đặc biệt dành cho các bạn học sinh và sinh viên thậm chí
những người lao động thu nhập thấp vẫn có thể chi trả được. Nhìn vào menu đồ
ăn của chắc hẳn khách hàng sẽ ấn tượng với đề mục “ Món Cơm mini ”, “ Món
Cơm no nê “, “ Món Cơm Siêu no “ hay “ Món Ăn chơi chơi”.
“ Món Cơm mini ” vẫn là những suất cơm đầy đủ thành phần cơm, rau ,
thịt, nhưng giá thành rẻ nhất trong hệ thống menu và sẽ là suất cơm nhỏ xinh,
dành riêng cho khách hàng có khả năng chi trả vừa đủ và những khách hàng
đang ăn kiêng nhưng vẫn muốn thưởng thức cơm sườn. Sau khi ăn hết là hết
đói bụng nhưng cái miệng vẫn sẽ thòm thèm hương vị tươi ngon của cơm gà,
cơm thịt xá xíu, có vậy thì lần mới khó quên thương hiệu Bà Thảo. Để giúp
khách hàng hiểu thêm về ý nghĩa “ cơm sườn Bà Thảo “ đã gửi tới khách hàng
thông điệp “ Đây là khẩu phần ăn đặc biệt dành cho khách hàng muốn có một
chiếc bụng xinh mà không bị đói”.
“ Món Cơm no nê “ là những suất ăn đầy đủ theo quy chuẩn của thương
hiệu “ cơm sườn Bà Thảo. Mức giá cơm no nê được đánh giá là rẻ hơn so với
nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khách hàng ăn cơm no nê xong đảm
bảo sẽ no nê và nạp nhiều năng lượng cho một ngày dài làm việc và học tập.
“ Món Cơm Siêu no “ khẩu phần ăn đặc biệt dành cho những vị khách
đặc biệt có một chiếc “ dạ dày lớn “ đồng thời sẽ có được sự khác biệt rõ rệt với
hai suất cơm trước trong menu và những chương trình khuyến mãi đi kèm theo
từng đợt.
“ Món Ăn chơi chơi” là món ăn kèm theo, tạo nên them nhiều sự lựa chọn
cho các vị khách đến với “ cơm sườn Bà Thảo “.

Chú trọng từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ phục vụ tận tâm:
Từ sự phục vụ hoàn hảo nhóm chúng em đã lấy niềm cảm hứng về một
dịch vụ tận tâm, quan tâm khách hàng từ những điều nhỏ nhất để tạo nên sự
khác biệt với những đối thủ cạnh tranh và cũng là điều đối thủ chưa làm được.
9
Vì là kinh doanh online nên “ cơm sườn Bà Thảo “ sẽ chú trọng vào hình thức
sản phẩm khi đến tay khách hàng, mỗi túi cơm đều được đóng gói kèm theo
những sự quan tâm nhỏ tới khách hàng như: Thư cảm ơn khách hàng, card visit,
thẻ tích điểm, bộ dụng cụ ăn bảo vệ môi trường, hộp cơm bằng giấy với logo
đặc trưng. Quà tặng cho khách hàng vào những dịp có chương trình khuyến mãi
lớn trong năm như: Sổ tay.
Cơm sườn Bà Thảo luôn sử dụng những nguyên liệu tươi – sạch – an
toàn:
Cơm sườn Bà Thảo cam đoan 100% nguyên liệu chế biến đều được nhập
theo ngày và tươi sạch ở các nhà cung cấp. Chúng em hiểu được tầm quan trọng
của sức khỏe, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm nên chúng em luôn chọn
những điều tốt đẹp nhất dành cho khách hàng.
Cơm sườn Bà Thảo chung tay bảo vệ môi trường:
Ý thức được rằng việc bảo vệ môi trường luôn là điều cần thiết và quan
trọng, vậy nên “ Cơm sườn Bà Thảo “ đã hướng đến những sản phẩm thân thiện
với môi trường. Toàn bộ số đồ hộp để sử dụng đưa tới tay khác hàng 90% là
hộp giấy, hộp bã mía. Những đồ hộp dễ tái chế, xử lý nhằm việc chung tay giữ
gìn môi trường xanh – sạch – đẹp.
Từ tất cả những ý tưởng trên chúng em đã thống nhất và tổng hợp lại
phương hướng kinh doanh của thương hiệu khởi đầu là kinh doanh online chỉ
nhận đơn hàng trực tiếp qua các phương tiện truyền thông như facebook, hoặc
các ứng dụng đặt hàng như: Grapfood, Now, Beamin, Gofood, v…v…
Hoặc khách hàng cũng có thể đến tận nơi để mua mang về “ Take away “.
Chúng em vẫn sẽ lựa chọn thuê mặt bằng ở một vị trí trung tâm gần các trường
đại học, các văn phòng, công ty đoàn thể để thuận tiện cho việc bán hàng. Mặt
bằng mà nhóm hướng đến là một địa điểm thuận tiện các cung đường để đồ ăn
không bị ảnh hưởng quá trình vận chuyển. Tuy nhiên mặt bằng sẽ không quá
rộng như các nhà hàng, thay vào đó sẽ có không gian mở, thoáng đãng để chế
biến thực phẩm, lưu trữ thực phẩm. Mô hình không gian quán sẽ có khu vực bếp
10
nấu được thiết kế mở và bàn ghế 3 – 5 bộ để shipper ngồi đợi đồ giao hàng. Qua
quá trình hoạt động nhóm chúng em muốn hướng đến mục tiêu lớn là chuỗi cửa
hàng “ Cơm sườn Bà Thảo” với nền móng đầu tiên là kinh doanh online.

Hình 1.2: Hình ảnh quán ăn Take away của thương hiệu ( nguồn: Internet )

11
Hình 1.3: Hình ảnh quán ăn Take away của thương hiệu ( nguồn: Internet )

1.3 Bộ nhận diện thương hiệu

Trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp đối thoại với công chúng như một
cá thể với tính cách và thông điệp rõ ràng. Vì vậy, bộ nhận diện thương hiệu ra
đời. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các điểm tiếp cận khách hàng, gắn liền
với chiến dịch truyền thông và chiến lược xây dựng hình ảnh. Bộ nhận diện là
phương tiện để khách hàng có cơ sở đánh giá vai trò, giá trị và tính cách của
thương hiệu.
Chúng em hiểu rằng việc tạo ấn tượng cho khách hàng từ lần đầu nhìn
thấy gặp mặt sẽ rất quan trọng. Chính vì thế bộ nhận diện thương hiệu sẽ đại
diện cho hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng.
Đây là các hình thức tiếp cận với khách hàng trên các nền tảng khác nhau
để từ đấy tạo ra điểm chạm gây tương tác hay cũng là để khách hàng nhớ tên,
hình ảnh, hay slogan của đơn vị mình, từ đây bắt đầu xây dựng mối quan hệ, tạo

12
dựng niềm tin cơ bản với khách hàng để từ đấy phục vụ nhiều mục đích khác
nhau trong lĩnh vực marketing, bán hàng, định vị thương hiệu….
Bên cạnh những tác động tích cực đến quá trình xây dựng hình ảnh
thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu còn mang trên mình một nhiệm vụ khác
cũng quan trọng không kém – đó là tăng thêm năng lực cạnh tranh của thương
hiệu trên thị trường.

Bộ nhận diện của thương hiệu “ Cơm sườn Bà Thảo “ bao gồm:
- Logo thương hiệu
- Card visit, thẻ tích điểm, thư cảm ơn
- Các loại hộp cơm thương hiệu
- Poser, biển quảng cáo lớn, biển quảng cáo led
- Đồng phục dành cho nhân viên
- Quà tặng kèm vào những chương trình khuyến mãi đặc biệt : sổ tay có
logo thương hiêu “ Cơm sườn Bà Thảo “.

Hình 1.4: Logo thương hiệu ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )


13
Hình 1.5: Biển quảng cáo tròn đèn led ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

14
Hình 1.6: Biển quảng cáo lớn tại cửa hàng ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Hình 1.7: Túi giấy các loại ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

15
Hình 1.8: Bộ sản phẩm thương hiệu ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Hình 1.9: Card visit kèm thẻ tích điểm ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

16
Hình 1.10: Các loại hộp cơm thương hiệu ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Hình 1.11: Các loại hộp cơm thương hiệu ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

17
Hình 1.12: Đồng phục dành cho nhân viên ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Hình 1.13: Poser quảng cáo ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

18
1.4 Danh sách thành viên sáng lập

STT TÊN TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO BỘ PHẬN


1 Nguyễn Phương Thảo Quản trị kinh doanh (Business CEO &
administration) – Đại học FOUNDER
Kinh tế Quốc Dân Cơm Sườn Bà
Quản trị nhân lực (Managing Thảo
human resource ) - Đại học
Kinh tế Quốc Dân
CEO dành cho Chủ Doanh
Nghiệp, Giám Đốc Điều Hành
(6 tháng) – BizUni
Marketing Online - Vinalink
Media
2 Nguyễn Minh Anh Hướng Dẫn Viên Du Lịch – Marketing
FPT POLYTECHNIC Online
Marketing - Đại học Kinh tế Quản lý nhân
Quốc Dân sự
Khởi nghiệp và phát triển kinh
doanh - Đại học Kinh tế Quốc
Dân
3 Lê Tuấn Anh Kỹ thuật chế biến món ăn - Bếp Trưởng
Trường Trung cấp Kinh tế -
Du lịch Hoa Sữa
Chế biến món ăn & làm bánh -
Trường cao đẳng Quốc tế
Pegasus Hà Nội
4 Trịnh Thị Hải Yến Hướng Dẫn Viên Du lịch Xử lý đơn

19
Cao đẳng thực hành FPT hàng Online.
POLYTECHNIC Xử lý đơn
hàng cho đơn
vị vận
chuyển.
5 Hoàng Thị Linh Marketing thương mại - Đại Quan hệ công
học Thương Mại chúng cho
doanh nghiệp
PR sản phẩm
cho các
thương hiệu
Marketing
chạy quảng
cáo
6 Ngô Duy Long Ứng dụng phần mềm – FPT Quản lý cửa
POLYTECHNIC hàng trên các
nền tảng ứng
dụng đặt
hàng.
Nhân Viên
Part Time

20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

2.1 Phân tích thị trường chung về ngành nghề kinh doanh

Ở thời điểm kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay, ngành công nghiệp
F&B tại Việt Nam đang duy trì sức bật, đặc biệt là so với các thị trường đã và
đang phát triển khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhìn sâu vào bối cảnh F&B
hiện tại ở Việt Nam, dù ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Corona.
Nhưng với tâm thế là một thị trường mới nổi, nền kinh tế của Việt Nam còn
nhiều đất để phát triển hơn trong tương lai lâu dài. Vì thế, thị trường F&B Việt
vẫn đang nắm giữ một tương lai đầy triển vọng.
Theo Statista, năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép của riêng thị
trường F&B tại Việt Nam rơi vào khoảng 10% mỗi năm, vượt trội hơn so với
mức tăng trưởng chung. Đằng sau sự phát triển vượt trội của nền công nghiệp
F&B tại Việt Nam là các yếu tố văn hoá và kinh tế đặc trưng. Ví dụ là văn hoá
ăn ngoài tại Việt Nam. Khách hàng Việt thường thích dùng bữa sáng nhanh,
thuận tiện, trên đường đến công sở, thay vì ăn sáng tại nhà. Và gần đây việc đặt
đồ ăn ngoài online đang phát triển một cách mạnh mẽ. Đặc biệt nhân viên văn
phòng và sinh viên ngày nay là những người thường xuyên chi tiền cho việc đặt
đồ ăn online.

2.2 Phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai ý tưởng
kinh doanh online nhóm chúng em đã áp dụng phương pháp phân tích SWOT
qua bảng dưới đây:

Điểm Mạnh - Đối tượng khách hàng tiềm năng mở rộng như nhân viên văn
phòng, cán bộ công chức nhà nước, học sinh – sinh viên, người
lao động.

21
- Nguyên liệu chế biến đa dạng phong phú dễ dàng tìm kiếm.
- Kết hợp với các trang thương mại điện tử: Now, Beamin,
Grab Food, Foody,…
- Có thể kết hợp menu đa dạng tăng thêm sự lựa chọn cho
khách hàng.
- Vốn đầu tư trong khả năng của nhóm.
- Rủi ro về nợ xấu sẽ thấp hơn các loại hình dịch vụ kinh
doanh khác vì bán hàng online khách thanh toán ngay.
- Rủi ro thấp do bỏ ít vốn và sản phẩm thân thuộc với người
Việt
- Thu hồi vốn nhanh do số vốn bỏ ra nhỏ và lãi xuất thu theo
sản phẩm bán hàng ngày.
- Dễ tiếp cận các đối tượng khách hàng vì là sản phẩm đã quen
thuộc với người Việt.
- Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng.
- Cần ít nhân sự do kinh doanh online nên sẽ tận dụng nhân lực
từ thành viên trong nhóm.
- Có nhiều phương thức để khách hàng thanh toán: Thẻ, ví điện
tử, tiền mặt,…
Điểm Yếu - Không phải là một sản phẩm mới.
- Nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Các thành viên chưa có kinh nghiệm nhiều về Marketing
Online.
Cơ Hội - Do ảnh hưởng từ những lần bùng dịch trước khiến thói quen
đặt đồ ăn online ngày càng tăng .
- Tận dụng các chương trình khuyến mại miễn ship, giảm giá
khi liên kết với các đối tác như: Now, Foody, Gofood, Baemin,

22
- Thời đại công nghệ nên dễ tiếp cận tới khác hàng hơn qua các
trang mạng xã hội.
Thách Thức - Tìm kiếm địa điểm thuê mặt bằng phù hợp.
- Tìm kiếm và đào tạo nhân sự
- Tìm kiếm giải pháp khi khách hàng ít, doanh thu thấp.
- Đối thủ cạnh tranh nhiều.
- Chiến lược Marketing, quảng cáo khác biệt.
- Luôn luôn phải đổi mới menu.
- Tìm kiếm nguồn nhập vào nguyên liệu uy tín.
- Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Là những cửa hàng kinh doanh cơm sườn trên địa bàn Hà Nội ví dụ như
một số cửa hàng sau đây:
Cơm sườn 47 Đào Duy Từ

Hình 2.1: Cơm Sườn Đào Duy Từ ( Nguồn: Internet )

23
Là quán ăn có tên tuổi và chỗ đứng vững trong tâm trí khách hàng. Cùng
với phở Lý Quốc Sư, bún chả Obama thì Cơm sườn Đào Duy Từ đã trở thành
món ăn đặc sản của Hà Nội.
-Địa chỉ:
* Cơ sở 1: 47 Đào Duy Từ - Ship: 0904.113.553
* Cơ sở 2: 325 Giảng Võ - Ship: 091.636.4747
* Cơ sở 3: 267 Tô Hiệu - Ship: 093.789.4747
- Giờ mở cửa: 10:00 - 22:30
- Mức giá: 55.000 - 70.000 VNĐ
Đây là một đối thủ cạnh tranh lớn khi họ có rất nhiều chi nhánh khắp Hà
Nội và các tỉnh thành lân cận, tuy mức giá khá cao nhưng họ đã tạo được
thương hiệu riêng của mình.

Cơm Tấm Quận 1 - Chuẩn vị Sài Gòn.

Hình 2.2: Cơm Tấm Quận 1 ( Nguồn: Internet )

24
- Địa chỉ:
* Cs1: 178 - Hàng Bông - Hoàn Kiếm - Hà Nội
* Cs2: Ngách 2 ngõ 37 Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. ( Chỉ bán giao hàng)
- Giờ mở cửa: 10:00 - 14:30 / 17:15 - 21:15.
- Mức giá: 53.000 - 129.000 VNĐ

Anh Béo Cơm Tấm Sườn Nướng

Hình 2.3: Cơm Sườn Tấm Anh Béo ( Nguồn: Internet )


- Địa chỉ:
* CS1: Cơm Tấm Sườn Nướng, 87 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng Hà Nội
* CS2: Cơm Tấm Sườn Nướng, 53 Hoàng Cầu, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 10:00 – 21:15.
- Mức giá: 39.000 – 60.000 VNĐ
- Hotline: 093 605 8875/ 0904 063 646

25
2.4 Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Trong năm 2020 -2021 số lượng người dùng các ứng dụng đặt hàng đồ ăn
ngày càng tăng đáng kể và sự cạnh tranh giữa các ứng dụng cũng ngày càng trở
nên khốc liệt. Các ứng dụng gọi đồ ăn mang lại sự tiện lợi cho người dùng, đặc
biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp trong năm 2020 -2021, mọi người
đều có thể đặt đồ ăn yêu thích mà không phải ra khỏi nhà, trong khi đó các nhà
hàng có thể tiếp tục kinh doanh trong hoàn cảnh giãn cách xã hội. Không thể
không nói rằng những ứng dụng này mang lại tiện lợi cho cuộc sống của người
ở khu vực thành thị.
Chúng em đã xác định triển khai chủ yếu hình thức bán hàng Online, mua
đem về Take away. Và với hình thức kinh doanh này đối tượng khách hàng sẽ
được tăng lên không chỉ phục vụ cho mỗi nhân viên văn phòng và học sinh, sinh
viên. Đối tượng khách hàng online trên fanpage Facebook các ứng dụng đặt đồ
ăn như: Now, GrapFood, Beamin, Go food, v..v…

2.4.1 Yếu tố xác định khách hàng mục tiêu:

- Khách hàng phải nhu cầu với sản phẩm:


Bao giờ thì việc tạo ra một nhu cầu cũng khó khăn nan giải hơn là việc
thỏa mãn nó. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc công sức cho chiến dịch tiếp thị
quảng bá sản phẩm, để khiến những người chưa một lần dùng thử loại sản phẩm
của bạn nhận ra tại sao họ lại cần đến nó.
Tuy nhiên khi một người đã từng mua loại sản phẩm hay sử dụng loại
dịch vụ tương tự như của bạn rồi thì điều này đồng nghĩa với việc họ thừa nhận
là họ cần đến nó. Đối với nhóm người này thì bạn sẽ tốn ít công sức để thuyết
phục hơn, vì dù sao thì họ cũng biết là họ cần gì.
Thay vì chạy theo những khách hàng không thực sự có nhu cầu muốn
mua, hãy tìm kiếm những cá nhân hay doanh nghiệp đang mua bán sản phẩm

26
cùng chủng loại hay cùng tính năng với sản phẩm của bạn. Làm như thế nghĩa
là bạn đã lôi kéo được khách hàng của đối thủ về phía mình.
- Đủ khả năng tài chính để mua sản phẩm:
Nhóm đối tượng được coi là khách hàn mục tiêu của nhà hàng phải đủ tài
chính để mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ của bạn. Chẳng có gì tốn nhiều
công sức và tiền bạc hơn việc phải bỏ ra hàng tháng trời để thuyết phục một
khách hàng mua sản phẩm của bạn khi mà ngân sách của họ có hạn.
Chẳng hạn: Bạn muốn mở một nhà hàng sang trọng. Khách hàng tiềm
năng của bạn là những chủ doanh nghiệp, người có thu nhập từ 20 triệu trở lên
và khá giả. Đối với nhóm khách hàng này bạn phải lựa chọn những địa điểm vị
trí có nhiều công ty, văn phòng chứ không thể mở gần trường học để thuyết
phục học sinh vào nhà hàng sang trọng và mua sản phẩm được.
- Sẵn lòng chi trả để mua sản phẩm
Khách hàng mục tiêu của nhà hàng là những doanh nghiệp hay cá nhân
tin rằng thức ăn chất lượng tốt họ thực sự yêu thích nó.
Nếu thành công, có thể biến khách hàng của đối thủ trở thành khách hàng
của mình. Dần dần, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp hay người tiêu dùng đủ
tiền để mua, còn riêng những khách hàng nhiệt tình nhất thì bao giờ họ cũng sẵn
lòng chi trả để trải nghiệm món ăn thơm ngon tại nhà hàng.
Hãy khéo léo thuyết phục khách hàng thông qua hoạt động tiếp thị bán
hàng hiệu quả, để họ cảm thấy món hàng của bạn thật hữu ích, dần dần, những
khách hàng tiềm năng này sẽ trở thành khách hàng trung thành của bạn.

2.4.2 Phân loại khách hàng mục tiêu

- Những khách hàng ít ăn ngoài, không bị dao động thông thường họ là


những người trên 45 tuổi, có thu nhập khiêm tốn và thường thích ăn uống
ở nhà. Bên cạnh đó họ cũng có thể là những học sinh, sinh viên, vì chưa
đủ tài chính nên thường chọn ăn tại nhà.

27
- Những người khách hàng tiết kiệm và tính toán – phần lớn là những
người cao tuổi, họ thường tiết kiệm và ăn uống cẩn thận, tránh những đồ
ăn nhiều calories. Khi kinh doanh ăn uống, với nhóm khách hàng này, dù
bạn có gợi ý cho họ vài món nữa thì cũng vô ích.

- Những người đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ – họ là những người có thu
nhập cao, sẵn sàng trả bất cứ mức giá nào, miễn là được phục vụ sản
phẩm chất lượng cao.

- Những người sành ăn – phần lớn họ là những người với nghề nghiệp tự
do, có thẩm mĩ cao, thích cái mới. Trong nhà hàng điều hấp dẫn họ không
phải chủ yếu là từ cách bài trí hay bầu không khí, mà từ chất lượng của
đồ ăn, phong cách phục vụ. Họ không chỉ đến nhà hàng để thưởng thức
những món ăn mà họ còn muốn “đánh giá” nhà hàng.

- Những khách hàng đơn giản – phần lớn là những gia đình trẻ, có con nhỏ,
không có nhiều thời gian ngày thường. Họ thích các món ăn nhanh, cách
bài trí đơn giản. Nhóm khách hàng này thường tiếp cận rất dễ. Ngược lại,
vào cuối tuần họ chú trọng hơn đến vấn đề ăn uống. Đây là nhóm khách
hàng thể hiện phong cách mới trong hành vi và ngày càng là nhóm khách
hàng phổ biến.

- Những người dễ ăn uống – nhóm khách hàng này chiếm số lượng lớn, họ
thường không phải là những người giàu có, thích những gia vị mạnh,
không chú trọng tới những yêu cầu về ăn uống cân đối.

- Những người phàm ăn – Chiếm khoảng 25% số lượng khách hàng, hơn
50% trong số họ là dưới 30 tuổi. Họ rất thích đồ ăn nhanh: ngọt và nhiều

28
bột. Họ khó bị thuyết phục bởi quảng cáo về những món ăn đảm bảo sức
khoẻ, nhiều rau, hoa quả.

- Những người thích cái mới lạ – họ là những người thích thử những món
ăn mới, lạ, độc đáo. Họ quan tâm như nhau đối với những thực đơn nổi
tiếng trong quá khứ, cùng như đối với những thực đơn mới có. Những
người này đi ăn ở nhà hàng nhiều hơn nhiều so với những đối tượng
khách hàng còn lại.

- Những người quan tâm đến môi trường – họ quan tâm nhiều nhất đến
thực phẩm sạch, đơn giản nhưng bổ dưỡng, quan tâm đến hương vị tinh
khiết của sản phẩm.

29
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH MARKETING

3.1 Marketing cho mô hình kinh doanh

3.1.1 Sản phẩm

Vệ sinh an toàn đặt lên hàng đầu.


Đây là vấn đề cả xã hội đang rất quan tâm. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm-vấn đề bức xúc của xã hội có thể là một thách thức đối với doanh nghiệp,
nhưng đồng thời cũng là cơ hội lớn. Một doanh nghiệp biết cân bằng giữa lợi
nhuận công ty với lợi ích khách hàng cũng như lợi ích xã hội sẽ phát triển bền
vững. Từ những nhận thức này chúng em muốn tạo một hình ảnh doanh nghiệp
vì trách nhiệm cộng đồng trong tân trí khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy yên
tâm khi thưởng thức món ăn của cửa hàng.
Để đạt được điều này doanh nghiệp sẽ áp dụng một hệ thống quản lí chất
lượng sản phẩm chặt chẽ, toàn diện, đảm bảo an toàn vệ sinh ở từng khâu trong
quá trình sản xuất- cung cấp sản phẩm, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào
đến khâu vận chuyển và cuối cùng là khâu làm vệ sinh khử trùng dụng cụ làm
bếp, hộp, đĩa,…

3.1.2. Thiết kế

Thêm về vấn đề vệ sinh, qua cuộc điều tra chúng em thấy rằng có rất
nhiều khách hàng e ngại về vấn đề hộp đựng cơm. Hiện này phần lớn các cửa
hàng cơm hộp đều đặt thức ăn trực tiếp trong các loại hộp nhựa, nhiều ngăn
nhỏ. Điều này khá tiện lợi, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng lại
gây cho khách hàng không tin tưởng về vấn đề vệ sinh vì hộp nhiều ngăn nhỏ,
nhiều ngóc ngách lại bằng nhựa nên khó rửa sạch.
Để khắc phục điều này, chúng em đã thiết kế riêng hộp cơm bằng giấy
Kraft như vỏ ngoài và phía trong có lót thêm giấy bạc nên đồ ăn vẫn được giữ
nóng và chắc chắn.

30
Hình 3.1: Mô hình cơm hộp ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Hình 3.2: Mô hình cơm hộp ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

31
Menu – Thực đơn
Như đã được trình bày ở phần trên “ Ý tưởng kinh doanh” thì ở chương
này nhóm chúng em sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về cả menu
hình ảnh lẫn manu thường chi tiết về tất cả các món ăn của thương hiệu. Để từ
đó có thể lên ý tưởng cụ thể, chi tiết về kế hoạch marketing cho thương hiệu qua
từng khoảng thời gian nhất định.
Vẫn giữ sự sáng tạo về các phần cơm từ mini đến siêu no phù hợp với
nhiều đối tượng khách hàng. Đồng thời cũng có cái nhìn rõ về các sản phẩm
kèm theo như đồ ăn kèm và đồ uống.
Với hình ảnh sinh động phong phú, bắt mắt chúng em tin rằng đây cũng
là một phương pháp quảng cáo thương hiệu với khách hàng về mặt hình thức để
kích thích các giác quan của các thượng đế.

Menu – thực đơn bằng hình ảnh

Hình 3.3: Menu thương hiệu Cơm Sườn Bà Thảo ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )
32
Hình 3.4: Menu thương hiệu Cơm Sườn Bà Thảo ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Hình 3.5: Menu thương hiệu Cơm Sườn Bà Thảo ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

33
Menu – thực đơn thông thường:

MENU – THỰC ĐƠN


“ CƠM SƯỜN BÀ THẢO “
“ Độc lập tự do muốn ăn no thì tới cơm sườn Bà Thảo ”
Địa chỉ: Số 68 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời gian: 10:00 - 21:30 các ngày trong tuần
Hotline: 0818968288
Fanpage Facebook: Cơm Sườn Bà Thảo
Email: Comsuonbathaongonngon@gmail.com

Các món cơm Giá Bán Ảnh minh họa


Cơm gà mini 28k

Cơm xá xíu mini 28k

Cơm rang rau củ mini 25k

34
Cơm rang thập cẩm 25k
mini

Cơm sườn no nê 45k

Cơm gà no nê 45k

Cơm xá xíu no nê 45k

Cơm sườn siêu no 65k

35
Món Ăn chơi chơi Giá Bán Ảnh minh họa
Dưa cà muối theo mùa 20k

Rau xào theo mùa 20k

Canh ngũ sắc 15k

Canh rau xanh 10k

Sườn thêm 20k

Xá xíu thêm 15k

36
Gà miếng thêm 15k

Đồ uống Giá Bán Ảnh minh họa


Trà sâm dứa 15k

Trà quất 15k

Trà đá 5k

Coca 12k

3.1.3. Dịch vụ đi kèm

Order món ăn thông minh

37
Yếu tố công nghệ ngày càng trở nên quan trọng và khẳng định tầm quan trọng
trong thời đại kinh doanh mới. Nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc áp dụng nhanh
chóng tiện ích order món ăn thông minh. Giải pháp này không những mang lại sự tiện
lợi cho chính khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà hàng mà còn mang lại nhiều tiện
ích cho cả nhà hàng ngoài ra dịch vụ này cho phép khách hàng chủ động gọi món ăn
tại nhà hàng theo nhu cầu sử dụng. Các bộ phận của nhà hàng nhanh chóng tiếp nhận
và xử lý nhanh chóng và khoa học. Hơn nữa, QR order còn là công cụ giúp nhà hàng
quản lý kiểm soát gần như khép kín quy trình gọi món – thực hiện – thanh toán nhằm
tránh các sai sót. Giải pháp QR order còn hỗ trợ cho nhà hàng thống kê các số liệu liên
quan đến nguyên liệu, số lượng đơn hàng, số lượng món ăn theo như yêu cầu.

Phục vụ trực tiếp


Xu hướng dùng món ăn ngày tại chỗ vẫn là nhu cầu của nhiều người khi đến
với cửa hàng. Vì vậy, doanh nghiệp chúng em đã đầu tư phần tiện ích phục vụ trực
tiếp. Những nhu cầu liên quan đến tiện ích này như: không gian, cách trang trí, bàn
ghế, dụng cụ dùng, …
Nhận take away
Có những trường hợp, khách hàng yêu thích món ăn của cửa hàng và muốn sử
dụng ở ngoài phạm vi nhà hàng. Vì vậy, song song với việc cung cấp dịch vụ dùng
trực tiếp tác thì cửa hàng chúng em có khai thác thêm cả hình thức nhận tiệc ngoài.
Việc cung ứng thêm cả nhu cầu sử dụng tiệc ngoài của nhà hàng cũng đã lưu ý những
vấn đề có thể phát sinh như: di chuyển xa, số lượng đơn hàng tối thiểu, hỗ trợ các sản
phẩm hỗ trợ đi

3.2. Giá

3.2.1. Xác định giá bán trên thị trường

Doanh nghiệp định giá dựa trên 2 tiêu chí : giá cả mặt bằng chung của cửa hàng
khác và chi phí sản xuất. 1 suất cơm có thể được định mức giá 25.000đ-65.000đ/ suất
ăn và cuộc điều tra nghiên cứu marketing đã kiểm nghiệm, cho thấy đây là mức giá
hợp lí. Mặc dù chi phí cho nguyên liệu thực phẩm sạch có giá khá cao nhưng công ty

38
vẫn đưa ra mức giá cạnh tranh, phù hợp với túi tiền nhiều khách hàng. Nếu so sánh
những lợi ích khách hàng nhận được với mức giá này, hẳn nhiều khách hàng sẽ rất hài
lòng.

3.2.2. Phương thức thanh toán

Với thời đại công nghệ 4.0 chúng em đưa ra được rất nhiều các hình thức thanh
toán khác nhau vừa tiện lợi vừa nhanh chóng, chính xác như thanh toán bằng thẻ ngân
hàng hay ví điện tử hoặc có thể thanh toán theo cách truyền thống như bằng tiền mặt.
Tùy theo nhu cầu và mong muốn của mỗi khách hàng để đảm bảo sự thoải mái vui vẻ
của khách hàng nhất có thể.

3.3. place (phân phối)

3.3.1. Xây dựng kênh phân phối

Tạo kênh phân phối online là điều tất yếu khi internet được bình chọn là một
trong những điều không thể thiếu trong cuộc sống công nghệ hiện nay. Cũng bởi vì
việc mua sắm online có thể dễ dàng thực hiện mọi lúc mọi nơi ngay khi mọi người
đang làm việc hay giải trí với những hoạt động khác.
Thay vì việc có mặt sau giờ mở cửa, trước giờ đóng cửa của một cửa hàng trực
tiếp thì người tiêu dùng sẽ có thể tương tác với cửa hàng thông qua các thiết bị có kết
nối internet. Chúng em đã và đang cố gắng xây dựng các trang phân phối trên các
trang thương mại điện tử như NOW, BEAMIN, FOODY,…Với nhịp sống tấp nập,
bận rộn như hiện nay, đó chắc hẳn là điều mà bất cứ người tiêu dùng nào cũng đang
tìm kiếm.

3.3.2. Địa điểm

Yếu tố địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng không kém gì với sản phẩm hay
giá cả. Một mặt bằng “đắc địa” cũng chính là cách để marketing quán ăn dễ dàng hơn.
Khi lựa chọn vị trí kinh doanh quán ăn, nếu không có đủ tài chính để thuê những mặt
tiền lớn, ta có thể chọn mặt bằng ở đường nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo yếu tố dễ tìm
kiếm, dễ quan sát, mát mẻ và thông thoáng. Ngoài ra, quán ăn nên nằm ở vị trí tập
39
trung đông khách hàng mục tiêu của loại đồ ăn này. Đó chính là khu dân cư, khu văn
phòng, gần trường học, bệnh viện, khu công nghiệp.

3.3.3. Cách thức vận chuyển

Quán khi kinh doanh online có thể thuê shipper tự do và chuyên giao hang cho
quán. Cách thức vận chuyển này giúp giao hang một cách nhanh chóng và đúng thời
gian cho khách hàng. Ngoài ra khách hàng cũng có thể đặt cơm qua các ứng dụng
nhưng NOW, Grapfood…

3.4. Promotion

3.4.1. Quảng cáo, PR

Mục tiêu marketing quán cơm sườn trong giai đoạn hiện tại là: thu hút khách
hàng mới, quảng bá thương hiệu, thúc đẩy thương hiệu để gia tăng doanh số dài hạn,
chăm sóc và tri ân khách hàng,…
Hai mạng xã hội tiềm năng nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu là Facebook
và Instagram. Đây là hai kênh mà số đông mọi người đều sử dụng hiện nay. Chúng ta
nên thường xuyên cập nhật nội dung, hình ảnh bắt mắt về các món ăn , không gian,…
trên fanpage để tăng tương tác và thu hút khách hàng đến quán. Chạy quảng cáo
Facebook, Instagram cũng là cách marketing quán giúp tăng doanh thu đáng kể cho
quán. Ngoài ra, tích cực trả lời bình luận, tin nhắn của khách hàng để họ đánh giá tốt
về thương hiệu.
Fanpage của nhà hàng Cơm sườn bà Thảo

40
Hình 3.6: Fanpage Facebook Cơm Sườn Bà Thảo ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Ngoài ra chúng em có áp dụng nhiều ý tưởng khác để quảng bá sản phẩm tới
các khách hàng tiềm năng, bao gồm:
- Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, trên
báo chí hoặc tạp chí
- Quảng cáo trên Internet, social media và các kỹ thuật quảng cáo online khác
- Tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện
- In tờ rơi quảng cáo
- Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), thư và e-mail
Qua các hình thức quảng cáo chúng em mong muốn gửi tới những thông điệp của
thương hiệu Cơm sườn bà Thảo tới khách hàng “ muốn ăn no thì tới với Cơm sườn bà
Thảo” một phần có thể giúp khách hàng biết nhiều hơn về thương hiệu và tạo nên sự
gắn kết, tin tưởng khi khách mua hàng

3.4.2. Khuyến mại

Chương trình khuyến mãi là hình thức bán hàng giúp tăng doanh số bán hàng
và được nhiều khách hàng biết đến trong thời gian ngắn nhất. Nhưng không phải các
chương trình khuyến mãi nào cũng hấp dẫn và được đón nồng nhiệt bởi ngoài kia đối
thủ cạnh tranh cũng đang có rất nhiều khuyến mãi hay và thú vị để hấp dẫn khách.

41
Với giai đoạn đầu hoạt động chúng em dự kiến sẽ áp dụng các chương trình khuyến
mãi sau để thu hút khách hàng :
- Tặng kèm đồ uống free : chúng em dự kiến thường xuyên chạy các chương
trình tặng kèm đồ uống như vào thứ 3 tuần cuối cùng của tháng mua combo sẽ được
free nước uống
- Đi 4 tính tiền 3 vào ngày cuối tuần
- Freeship : vì trong cộng đồng có rất nhiều khách hàng bị hạn chế về di
chuyển. Sự tiện lợi của freeship có thể kích cầu 1 lúc nhiều đơn hàng do nhu cầu tập
thể cùng ăn cho vui. Nên chi phí vận chuyển cũng không quá đáng kể so với lợi bán
được nhiều. Bên cạnh đó việc freeship cũng phải được cân nhắc về giá trị đơn hàng. 2
tuần đầu khai trương sẽ free ship để khách hàng biết đến và thử món ăn trước.
Ngoài ra sẽ có những khuyến mãi vô cùng hấp dẫn và đảm bảo sẽ thu hút được một
lượng khách không nhỏ nhờ việc:

Hình 3.7: Poster chương trình khuyến mãi ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

42
- Happy day - chương trình khuyến mãi lớn vào một ngày trong tuần
Đây là chương trình khuyến mãi không thể thiếu khi doanh nghiệp bắt tay kinh
doanh về lĩnh vực ăn uống. Hình thức khuyến mãi này giúp tăng lượng khách hàng
ghé nhà hàng, quán ăn của doanh nghiệp vào các ngày trong tuần, những ngày thấp
điểm, nhu cầu của khách hàng thấp.
Khi nào nên sử dụng Happy day?
+ Vào các ngày nhà hàng vắng khách. (Ví dụ thứ 3 - thứ 4: Từ 15:00 -17:00) mua 1
phần ăn tặng 1 nước nhằm kích thích mua hàng vào "giờ thấp điểm"
- Khuyến mãi hấp dẫn cho ngày sinh nhật của khách hàng

Hình 3.8: Poster chương trình khuyến mãi ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

Với cách khuyến mãi này, khách hàng sẽ cảm nhận được sự quan tâm, chăm
sóc đặc biệt từ nhà hàng của bạn. Đối với hình thức khuyến mãi này, doanh nghiệp có
thể chọn các lựa chọn hấp dẫn như giảm 10 đến 15% trên tổng hóa đơn, miễn phí
nước uống như bia , nước ngọt đi kèm...Đây là dịp để khách hàng rủ thêm bạn bè,
người thân đến nhà hàng quán ăn để sử dụng ưu đãi.
- Khuyến mãi ăn theo trend:
Hình thức khuyến mãi này giúp mô hình kinh doanh của chúng ta bắt trend ( xu hướng
) tốt và thu hút sự chú ý của khách hàng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các cái tên

43
đang tạo hiệu ứng viral ( lan truyền ) cực hot như Tiến Dũng, Quang Hải trong sự kiện
U23 vừa rồi... hoặc các cái tên độc lạ, các hiện tượng trên MXH gây sốc...
Khi nào nên sử dụng hình thức khuyến mãi này?
Khi có các hiện tượng viral, gây sốt trên MXH có thể ăn theo được ( trùng tên )
Sáng tạo ăn theo trend để có một chiến dịch khuyến mãi thành công là một nghệ thuật,
hãy thỏa sức sáng tạo! Ví dụ: khi hàng loạt nhãn hàng giảm giá theo tên để giảm giá
khách hàng trong chiến thắng của tuyển U23, bạn có thể khuyến mãi bằng cách giảm
giá khi khách hàng mặc áo cờ đỏ sao vàng đến quán...
- Chương trình khuyến mãi khai trương

Hình 3.9: Poster chương trình khuyến mãi ( Nguồn: Nhóm tự thiết kế )

44
Vào ngày khai trương mở quán thì phải tranh thủ gây ấn tượng tốt đẹp cho
khách hàng bằng việc đem lại lợi ích cho họ thông qua các chương trình khuyến mãi
thú vị. Có thể kể đến như là.
• Với hóa đơn tiền ăn trên mức nào sẽ được tặng đĩa thức ăn dùng thử/miễn phí 1
thùng bia
• Cho khách xoay vòng quay may mắn hoặc bốc thăm ngẫu nhiên ra các voucher giảm
giá của các lần ăn sau
• Khuyến mãi combo trọn gói các món ăn cho 1 bàn tiệc. Nếu gọi combo giá sẽ mềm
hơn so với gọi từng món nhiều lần
• Check in và đăng post về quán ăn/truyền thông cho quán sẽ được giảm giá hóa đơn
• Quán tặng quà lưu niệm là móc khóa hoặc bật lửa có logo của quán
• Chơi trò chơi nhận quà như phóng phi tiêu chẳng hạn
- Khuyến mãi chéo với sản phẩm thương hiệu khác
Và cuối cùng chiến dịch promotion cho nhà hàng mới nổi mấy năm gần đây nhưng hết
sức được lòng người tiêu dùng đó chính là khuyến mãi chéo sản phẩm của các thương
hiệu khác nhau, khác ngành hàng.
Ví dụ như là khi dùng bữa ở 1 nhà hàng với một mức bill nào đó bạn sẽ nhận được
voucher giảm giá tại 1 quán cafe có phong cách tương tự như nhà hàng đó. Và cứ thế
bạn đến quán cafe dùng bữa thì cũng nhận được phiếu giảm giá cho nhà hàng. Sự hợp
tác này nhằm giới hạn được khách hàng tiềm năng để chăm sóc cho 2 quán, mà còn
Mục đích khuyến mãi:
+ Làm thương hiệu: Không có gì làm thương hiệu nhanh hơn các thử thách ăn uống .
Chỉ cần 1 thử thách được đưa ra, lập tức có thể nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên
mạng xã hội.
+ Tăng doanh thu trong thời gian ngắn: Việc nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng
xã hội đồng nghĩa với việc cửa hàng của bạn sẽ tăng doanh thu trong thời gian ngắn
do sự tò mò và hiếu kỳ của người Việt.
+ Dành cho các cửa hàng mới khai trương: Cửa hàng mới mở đồng nghĩa rằng khách
hàng sẽ không nhiều và doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm khách hàng mới. Việc chạy
các chiến dịch thử thách là một cách tuyệt vời để tìm kiếm khách hàng mới cho các
doanh nghiệp khi mới bắt tay vào kinh doanh

45
CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP

4.1 Lựa Chọn Loại Hình Kinh Doanh

Qua sự tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam
nhóm chúng em đã lựa chọn ra loại hình kinh doanh chính của doanh nghiệp là:
Hộ kinh doanh cá thể. Và dưới đây là tất cả những thông tin đầy đủ nhất của
loại hình kinh doanh này.
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Khái niệm: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm
các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa
điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh (Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).
Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình
kinh tế bởi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân,tự chịu trách nhiệm về
các hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng
khoán…

46
4.1.1. Trách nhiệm pháp lý của hộ kinh doanh:

Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia
đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu một chủ hoặc nhiều chủ).
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc
sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền
quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (giống như chủ doanh
nghiệp tư nhân). Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình
làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh
của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ
gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho
nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Thứ hai, hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ:
có một địa điểm kinh doanh, sử dụng không quá 10 lao động.
So với doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ thể
hiện qua các tiêu chí: hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh và sử dụng
không quá 10 lao động. Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải
đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Khác với hộ kinh doanh, các
doanh nghiệp ngoài trụ sở chính có thể mở các chi nhánh, văn phòng, địa điểm
kinh doanh và nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng số lượng nhiều
lao động.
Hộ kinh doanh cũng có đặc điểm khác với hộ gia đình sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn
chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp vì hộ kinh doanh
thường xuyên và có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh. Có nghĩa là kinh
doanh là nghề nghiệp chính của hộ kinh doanh nên hộ kinh doanh vẫn phải tiến
hành đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hộ gia đình sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt,
buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải

47
đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm
vi địa phương.
Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh
doanh.
Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh
cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân: nếu tài sản
kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đàu
tư vào hộ kinh doanh để trả nợ. Thời điểm để trả nợ là thời điểm hộ kinh doanh
phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ. Cách thức thanh toán nợ khi
doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán có thể được thực hiện theo quy
định của pháp luật phá sản nhưng hộ kinh doanh chỉ có thể đòi và thanh toán nợ
theo trình tự giải quyết đòi nợ trong vụ án dân sự mà không thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật phá sản.
Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm vô hạn của hộ
kinh doanh có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên trong trường hợp hộ kinh
doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.
Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên
phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên
trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung của hộ gia
đình không đủ để trả nợ thỉ các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản
riêng để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm
liên đới).
Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể:
• Tránh được các thủ tục rườm rà
• Không phải khai thuế hằng tháng
• Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản
• Quy mô gọn nhẹ
48
• Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ
• Được áp dụng chế độ thuế khoán
Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
• Không được bảo vệ thương hiệu,
• Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất
được hóa đơn VAT.
• Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị
phụ thuộc
• Sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu .
• Không có tư cách pháp nhân
• Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với
hoạt động kinh doanh
• Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún
• Ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

4.1.2. Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh

Quyền của hộ kinh doanh:


- Hộ kinh doanh tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không
cấm kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh và phù hợp
với quy định về số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh được sử dụng.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh, chấm dứt hoạt
động kinh doanh.
+ Trường họp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh
phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đầ đăng ký kinh
49
doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh
không được quá 01 năm. Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo
bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã
đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp
nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đãng ký tạm ngừng kinh
doanh cho hộ kinh doanh.
+ Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo
về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng
thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa
thực hiện.
- Hộ kinh doanh có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của hộ kinh doanh:
- Không được kinh doanh những ngành, nghề bị cấm kinh doanh. Trường hợp
hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì điều kiện
đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Việc quản lý
nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp
hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan
chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền
về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng
50
không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp huyện ra thông báo yêu câu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy
định của pháp luật về lao động. ’
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn
do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký
thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và
hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
+ Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông
tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; trường hợp phát hiện thông tin
đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi,
bổ sung các thông tin đó. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh trong các trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh
doanh là giả mạo; hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập
hộ kinh doanh thành lập (xem thêm Điều 78 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP).
Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo, cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ
kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
+ Khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thông báo
nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo
thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của
hộ kinh doanh và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh
được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục lại Giấy chứng
51
nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng
thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi thông báo về
việc chuyển địa chỉ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt
địa chỉ mới. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá
nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một
nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng
minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh
doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn
hoá và danh lam thắng cảnh.
- Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

4.1.3. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh

- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình. Khác
với quyền thành lập doanh nghiệp thì người nước ngoài sẽ không có quyền
thành lập hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh.
Ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia và các cam kết của Việt Nam với quốc tế về mở cửa thị
trường đầu tư kinh doanh.
- Hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn, tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với
nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu để tạo dựng cơ
sở vật chất cho hộ kinh doanh hoạt động.

52
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau
đây:
a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,
J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa,
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để
đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã
đăng ký trong phạm vi huyện."
Như vậy, khi thành lập hộ kinh doanh bắt buộc trong tên gọi phải có chữ "Hộ
kinh doanh". Những thành phần khác trong tên hộ kinh doanh phải đáp ứng
được những quy định pháp luật trên.
Thủ tục thành lập, đăng ki hộ kinh doanh:
Thủ tục thành lập, đăng ký hộ kinh doanh gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyên về đăng
ký hộ kinh doanh. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi
01 bộ hồ sơ khi thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp
huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng
ký hộ kinh doanh gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh; số
điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); ngành, nghề kinh doanh; số vốn kinh
doanh; số lao động; họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn
cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các
cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành
lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ
gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
53
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ
Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực
của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản
sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với
trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
*Lưu ý:
- Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ
kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh
doanh. Quy định này sẽ gây khó khăn cho người thành lập hộ kinh doanh vì
danh mục các ngành, nghề kinh doanh của Việt Nam trong thời điểm hiện nay
chưa bao quát hết các ngành, nghề kinh doanh trong thực tế. Mặt khác, để người
thành lập hộ kinh doanh tự xác định mã ngành, nghề kinh doanh và ghi vào
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh nhiều khi “vênh” với việc cơ quan đăng ký
kinh doanh xác định mã ngành, nghề kinh doanh. Vì vậy, việc ghi mã ngành,
nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần phải có sự hỗ
trợ từ phía cơ quan đăng ký kinh doanh và việc xây dựng danh mục ngành, nghề
kinh doanh “chuẩn” trên phạm vi toàn quốc.
- Về nguyên tắc, giống như nguyên tắc thành lập doanh nghiệp, khi thành lập hộ
kinh doanh thi người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh
doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính
xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét hồ sơ đăng ký hộ kinh
doanh để trả lời hộ kinh doanh về việc thành lập hộ kinh doanh. Khi tiếp nhận
hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh
doanh
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù họp với quy định của pháp luật
54
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội
dung cần sửa đổi, bổ sung bằng vãn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ
của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm
pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch
thuộc UBND cấp huyện. Cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng
ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và cấp
hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ
kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.

4.1.4 Thời điểm hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh

Hộ kinh doanh được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ thời
điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp kinh
doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp
ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

4.2 Các loại thuế của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị
gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh
doanh thì hộ gia đình phải nộp thuế khoán, bao gồm thuế GTGT và thuế TNCN,
thuế môn bài.
* Nguyên tắc áp dụng:

55
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân
nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ
cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư
92/2015/TT-BTC này.
- Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở
xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp
thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không
đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá
nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì
mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải
nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu
tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng);
Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là
doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp
thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh
doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng
với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì
mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải
nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định
cho một người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
Doanh thu bình quân năm Mức thu thuế môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

56
Thuế môn bài:

Các bậc thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể, hộ khoán, cửa hàng
kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm

1 Trên 1.500.000 1.000.000

2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000

3 Trên   750.000  đến 1.000.000 500.000

4 Trên   500.000   đến   750.000 300.000

5 Trên   300.000   đến   500.000 100.000

6 Bằng hoặc thấp hơn    300.000 50.000

Thuế giá trị gia tăng:

Hộ, cá nhân kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ
lệ % trực tiếp như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ %  X  Doanh thu


Trong đó:

Tỷ lệ % tính thuế GTGT dựa trên doanh thu được quy định như sau:

– Hộ kinh doanh cá thể phân phối, cung cấp hàng hoá là: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên
vật liệu là: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác là: 2%.

57
– Thời hạn nộp thuế theo quý. (Chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý
sau)

Lưu ý:  Trong trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm
từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Tức là
không phải nộp thuế GTGT). (Nhưng vẫn phải nộp thuế môn bài và thuế TNCN
nhé).

Thuế thu nhập cá nhân.

Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế


+ Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác
định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
+ Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt
động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong
năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là
trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô,
ngành nghề kinh doanh.

4.3 Các loại bảo hiểm của hộ kinh doanh cá thể

Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Khoản 2, Điều 41; Khoản 1, Khoản 3,
Điều 43 Luật Việc làm quy định:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng tại hộ kinh
doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

58
từ ngày 1/1/2018 bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng lao động có
thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng tại hộ kinh doanh cá thể thuộc đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6, Khoản 1
Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền
lương tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn
cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho
người lao động.
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng của người lao động
được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ %
đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, cụ thể như sau:
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng
= Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc,
BHYT, BHTN

Trách nhiệm Tỉ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc
của đối
tượng BHXH BHYT BHTN TỔNG

Doanh nghiệp 17,5% 3% 1% 21,5%

Người lao
8% 1,5% 1% 10,5%
động
TỔNG 32%

Từ đó đưa ra căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên tại hàng tháng
của nhà hàng như sau:

59
Mức đóng bảo hiểm
Ca Tiền
STT Vị trí
làm lương BHXH BHYT BHTN TỔNG

1 Bếp chính Full- 8.000.000 640.000 120.000 80.000 840.000


time
2 NV Full- 9.000.000 720.000 135.000 90.000 945.000
marketing time
3 Chủ cửa Full- 10.000.000 1.750.000 300.000 100.000 2.150.000
hàng time

TỔNG 3.935.000

4.4. Sơ đồ nhân sự của hệ thống “ Cơm sườn bà Thảo”

Chủ cửa hàng

Marketing Thu ngân NV


Bếp chính
Part-time

Phụ bếp

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống nhân sự của “Cơm sườn Bà Thảo”

60
Mô tả công việc :
Chủ doanh nghiệp:
Vai trò của chủ doanh nghiệp trong nhà hàng chính là điều hành – giám sát –
quản lý chung tất cả các công việc lẫn nhân viên. Họ là người có tiếng nói và
quyết định cuối cùng đến các vấn đề quan trọng của nhà hàng như lên chiến
lược, kế hoạch, định hướng phát triển cho đơn vị mình. Ngoài ra, các vấn đề
phát sinh mang tính đột xuất, có tính chất nghiêm trọng cũng cần có sự đồng ý
của chủ doanh nghiệp
 .Phát triển ý tưởng kinh doanh, xác định mục tiêu và lên KH hành
động.
 Tổ chức và động viên mọi người thực hiện KH.
 Đảm bảo thực hiện KH để đạt được mục tiêu kinh doanh.
 Quản lý, giám sát, hỗ trợ cửa hàng.

Bếp chính:
 Có kinh nghiệm làm món Á, có trách nhiệm cao trong công việc.
 Điều hành và kiểm soát công việc trong bộ phận bếp
 Lên thực đơn, đề ra quy cách chế biến và chất lượng món ăn
 Quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu trong bếp
 Quản lý nhân sự bộ phận bếp
 Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm
 Quản lý công cụ dụng cụ, tài sản bộ phận bếp
 Phối hợp với Giám đốc, Quản lý nhà hàng, phòng Sale & Marketing
lập kế hoạch, triển khai các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng thực đơn và
chương trình khuyến mãi cho nhà hàng
 Phối hợp với các bộ phận liên quan tiếp nhận và giải quyết những thắc
mắc, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng về chất lượng món ăn
 Tham gia đầy đủ các cuộc họp với chủ doanh nghiệp nhà hàng

61
 Làm báo cáo chi phí thực phẩm hàng ngày cho bộ phận kế toán; báo
cáo kế hoạch làm việc và chi phí thực phẩm định kỳ cho chủ doanh
nghiệp nhà hàng
 Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự chỉ đạo của cấp trên

Phụ bếp:
 Thực hiện công việc đầu ca và cuối ca
 Kiểm tra, tiếp nhận thực phẩm nhập vào theo đúng tiêu chuẩn về chất
lượng và đủ số lượng theo ngày.
 Sơ chế - chế biến món ăn theo thực đơn hàng ngày
 Quản lý tài sản khu vực bếp
 Phân chia phần ăn cho nhân viên
 Thực hiện các yêu cầu công việc khác theo chỉ đạo của Bếp trưởng

Nhân viên part-time:


 Các công việc đầu ca, cuối ca
 Ghi nhận thông tin order, xử lý đơn hàng trên hệ thống, các app đặt đồ
ăn
 Chịu trách nhiệm kiểm soát các đơn hàng trong ca làm
 Hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh trong ca làm việc
 Sẵn sàng cung cấp thông tin về các chương trình ưu đãi, khuyến mãi
cho thực khách.
 Hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên thu ngân mới khi được yêu cầu.
 Tham gia đầy đủ các cuộc họp, chủ động đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động – kinh doanh của nhà hàng.
 Tham gia đầy đủ các buổi đào tạo, bồi dưỡng khi được tạo điều kiện.
 Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu từ cấp trên.

Marketing online:
 Có kinh nghiệm Marketing online trong lĩnh vực nhà hàng

62
 Thu hút sự quan tâm, chú ý của người dùng internet đến sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp.
 Đẩy mạnh hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp đó thông qua hình
thức trực tuyến.
 Thực hiện các chiến dịch viral.
 Thiết kế Web, phát triển chiến lược bán hàng Web hiệu quả.
 Chăm sóc khách hàng trên page FB của doanh nghiệp
 Có trách nhiệm cao trong công việc

Thu ngân:
 Nắm rõ quy trình thanh toán và các thao tác làm việc với công cụ tính
tiền.
 Thực hiện công tác thu ngân: check bill, in bill, thanh toán tiền cho khách
theo đúng quy trình thanh toán của nhà hàng, khách sạn.
 Khi nhận tiền từ khách, Nhân viên thu ngân sẽ nói to, rõ ràng số tiền
mình nhận, nhập vào máy và nói lại cho khách biết số tiền còn thừa. Thối
tiền thừa cho khách bằng cách sắp xếp thứ tự từ tiền có mệnh giá lớn đến
tiền có mệnh giá nhỏ và xòe theo hình nan quạt để khách hàng dễ kiểm
tra.
 Hiểu biết về dịch vụ, các chương trình khuyến mãi: Nhân viên thu ngân
phải nắm rõ thông tin về dịch vụ, sản phẩm và các chương trình đang
khuyến mãi để tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
 Biết cách phân biệt tiền thật, tiền giả: Để tránh những trường hợp phải bỏ
tiền túi ra để đền bù rủi ro do nhận phải tiền giả, Nhân viên thu ngân nên
học cách phân biệt tiền thật, tiền giả một cách chính xác.
 Đảm bảo quá trình thanh toán cho khách hàng chính xác, nhanh chóng.
 Đảm bảo số tiền mặt thu được phải khớp với số liệu doanh thu trên máy
hàng ngày.
 Lập sổ theo dõi hàng ngày của bộ phận thu ngân.

63
 Lập báo cáo doanh thu hàng ngày theo yêu cầu của bộ phận Kế toán.
 Đảm bảo vệ sinh khu vực quầy thu ngân, giữ cho máy móc thu ngân hoạt
động tốt.
 Làm những công việc khác theo yêu cầu của Quản lí

Thông tin tuyển dụng:


Cửa hàng Cơm Sườn Bà Thảo
Địa chỉ: Số 68 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Giờ mở cửa hàng: 10h- 22h00
1) Bếp chính ( 1 người ):
Lương: 8.000.000VND
Giờ làm việc: 9h – 19h ( nghỉ ca 1,5h )
 Có kinh nghiệm làm món Á, tốt nghiệp cao đẳng nghề nấu ăn trở lên,
có trách nhiệm cao trong công việc.
 Tuần được nghỉ 2 buổi, làm tăng ca ngoài giờ được.
2) Nhân viên phụ bếp ( số lượng: 2 người ):
Lương: 23k/1h
Giờ làm việc:
Ca 1: 8h-16h, Ca 2: 14h – 22h
 Không yêu cầu kinh nghiệm, sẽ được đào tạo trong quá trình làm việc
 1 tuần nghỉ 1 buổi, lịch làm xếp theo tháng, nhanh nhẹn, chăm chỉ, có
trách nhiệm với công việc.
3) Nhân viên part-time phục vụ/ bán hàng tại cửa hàng ( 2 người ):
Lương : 18k – 20k /1h
Ca 1: 8h-16h, Ca 2: 14h – 22h
 Không yêu cầu kinh nghiệm, sẽ được đào tạo trong quá trình làm việc
 1 tuần nghỉ 1 buổi, lịch làm xếp theo tháng, nhanh nhẹn, chăm chỉ, có
trách nhiệm với công việc.
4) Nhân viên thu ngân

64
Lương: 5.000.000
Giờ làm việc: 9h – 18h
 Cẩn thận, trung thực
 Thành thạo vi tính, phần mềm bán hàng: Nhân viên thu ngân phải
sử dụng thành thạo máy tính và thực hiện thuần thục các thao tác
như nhập, in hóa đơn tính tiền cho khách.
5) Nhân viên Marketing ( 1 người ):
Lương: 8.000.000 – 10.000.000VND
Giờ làm việc: full time
 Có kinh nghiệm Marketing online trong lĩnh vực nhà hàng
 Tuần được nghỉ 2 buổi
 Làm tăng ca ngoài giờ được.

- Hotline: 081.896.8288
- Fanpage Facebook: Cơm Sườn Bà Thảo
- Email: Comsuonbathaongonngon@gmail.com

4.5 Tỷ lệ góp vốn các thành viên

Vốn điều lệ: 350.000.000 VNĐ


Danh sách thành viên góp vốn:

Nơi đăng ký hộ Giá trị vốn Phần trăm


STT Tên thành viên
khẩu thường trú góp góp vốn
117 Trần Cung, Cổ
Nguyễn Phương
1 Nhuế 1, Bắc Từ 59.000.000 16,8 %
Thảo
Liêm, Hà Nội.
2 Nguyễn Minh Tổ 25, Phố Phú 59.000.000 16,8 %
Anh Viên, Bồ Đề, Long
65
Biên, Hà Nội.
97 Trần Bình, Mỹ
3 Lê Tuấn Anh 59.000.000 16,8 %
Đình 2, Hà Nội.
173 Phương Canh,
Trịnh Thị Hải
4 Xuân Phương, Nam 59.000.000 16,8 %
Yến
Từ Liêm, Hà Nội
165 Dương Quảng
5 Hoàng Thị Linh Hàm , Quan Hoa , 59.000.000 16,8 %
Cầu giấy
120 Chùa Láng ,
6 Ngô Duy Long 59.000.000 16,8 %
Đống Đa, Hà Nội

CHƯƠNG 5: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

5.1 Ước tính số lượng sản phẩm bán ra

Để tìm hiểu về ước tính số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường với kế
hoạch kinh doanh của nhóm chúng em đã tìm hiểu thông tin qua và nhận thấy
rằng có 5 cách thông thường để ước tính doanh số bán hàng thường được sử
dụng nhiều nhất ở các doanh nghiệp chính là:
- Kinh nghiệm làm việc của bản thân
- So sánh với các cơ sở kinh doanh tương tự
- Bán thử hàng
- Đơn đặt hàng
- Tiến hành điều tra

66
Phương pháp ước tính khối
lượng hàng bán ra
Mặt hàng (Đánh dấu phương pháp của bạn)

(Chủng
loại) So sánh với các
Kinh nghiệm Bán Đơn
cơ sở kinh doanh Tiến hành
làm việc của thử đặt
tương tự điều tra
bản thân hàng hàng

Cơm mini 
Cơm no nê

Cơm siêu no  
Đồ ăn chơi
 
chơi

Đồ uống  

Nhóm chúng em đã xác định phương pháp ước lượng chính qua bảng
dưới đây. Qua sự thống nhất chung chúng em đã chọn ra 3 phương án phù hợp
nhất với mô hình kinh doanh của nhóm chính là lấy từ kinh nghiệm thực tế của
bản thân, so sánh với các cơ sở mới kinh doanh cùng mặt hàng, sau đó áp dụng
thêm phương pháp chạy thử chương trình bán hàng trước khai trương 1 tháng để
thê thông tin dữ liệu về số lượng hàng bán ra
Bảng tính số lượng bán ra dưới đây được tổng hợp lại sau quá trình áp
dụng chạy thử chương trình trước khai trương 1 tháng để từ đó lên một số lượng
ước tính cụ thể kèm với số lượng sản phẩm bán ra theo mục tiêu. Đây cũng là
một bước tiền đề cho việc lập kế hoạch Marketing cho các sản phẩm cũng như
cửa hàng.

67
Bảng tính ước lượng theo tuần với số lượng bán các ngày chênh lệch như
đầu tuần và cuối tuần, ngày thường và ngày khuyến mãi. Những ngày đầu tuần
sẽ không bán được nhiều hàng bằng cuối tuần do đặc thù nhu cầu của con
người, và những ngày có chương trình khuyến mãi sẽ thu hút được lượng khách
hàng nhiều hơn.

Đơn vị tính: 1 / Suất

ƯỚC TÍNH SỐ LƯỢNG HÀNG BÁN RA THEO THÁNG

THÁNG

MẶT HÀNG
6 7 8 9 10 11 12

Cơm gà mini 600 500 550 650 700 700 300


Cơm xá xíu mini 600 400 450 500 500 600 300
Cơm rang rau củ 300 240 180 270 180 300 150
mini
Cơm rang thập cẩm 450 360 330 450 360 500 330
68
mini
Cơm sườn no nê 3000 2400 2550 3000 2250 3600 2100
Cơm gà no nê 300 270 270 450 360 450 270
Cơm xá xíu no nê 450 360 240 450 360 450 240
Cơm sườn siêu no 1500 1200 1200 1500 1350 1800 900
Đồ ăn chơi chơi 450 450 450 600 600 750 450
Đồ uống 3000 3000 3000 3600 3000 1500 1500
Tổng số lượng từng 10.650 9.180 9.220 11.470 9.660 10.650 6.540
tháng

5.2 Doanh thu bán hàng

Dưới đây là bảng doanh thu ước tính bán hàng của “ Cơm sườn Bà Thảo”
qua từng tháng để đưa ra những số liệu cụ thể nhất phục vụ cho việc tính toán
vốn khởi sự cũng như các loại chi phí khác một cách hợp lý nhất có thể.

Đơn vị tính: 1.000 VNĐ

DOANH THU BÁN HÀNG

Mặt Đơn THÁNG


hàng giá 6 7 8 9 10 11 12
Cơm 28 16800 14000 15400 18200 19600 19600 8400

mini
Cơm 28 16800 11200 12600 14000 14000 16800 8400

xíu

69
mini
Cơm 25 7500 6000 4500 6750 4500 7500 3750
rang
rau
củ
mini
Cơm 25 11250 9000 8250 11250 9000 12500 8250
rang
thập
cẩm
mini
Cơm 45 135000 108000 114750 13500 114750 162000 94500
sườn 0
no

Cơm 45 13500 12150 12150 20250 16200 20250 12150

no

Cơm 45 20250 16200 10800 20250 16200 20250 10800

xíu
no

Cơm 65 97500 78000 78000 97500 87750 117000 58500
sườn
siêu
no
Đồ 15 6750 6750 6750 9000 9000 11250 6750
70
ăn
chơi
chơi
Đồ 15 45000 45000 45000 54000 45000 22500 22500
uống
38620
Tổng tháng 370350 306300 308200 336000 409650 234000
0
Tổng
2.350.700
6 tháng

5.3 Chi phí nhân sự

Dựa vào bảng lương nhân viên của từng vị trí trong cửa hàng dưới đây
nhóm sẽ tính được các khoản chi phí trích nộp phải đóng của người lao động
theo hợp đồng lao động.

Bảng lương
STT VỊ TRÍ CA LÀM TIỀN LƯƠNG
1 Bếp chính Full time 8.000.000
2 NV marketing Full time 9.000.000
3 Thu Ngân Full time 5.000.000
4 Phụ bếp Part - time 4.784.000
5 NV phục vụ/ bán hàng tại cửa Part - time 3.744.000
hàng
6 Chủ cửa hàng Full - time 10.000.000
Tổng 40.528.000

71
Xét theo bảng lương trên thì sẽ có 3 vị trí chính cần đóng các loại bảo hiểm theo
hợp đồng lao động gồm BHYT, BHXH, BHTN , KPCĐ ( 23,5% )

CHI PHÍ TRÍCH NỘP NHÂN SỰ

TỈ LỆ % BẢO HIỂM
STT VỊ TRÍ CA LÀM TIỀN LƯƠNG
HĐLĐ ( 23,5 %)

1 Bếp chính Full time 8.000.000 VNĐ 1.880.000 VNĐ


2 NV marketing Full time 9.000.000 VNĐ 2.115.000 VNĐ
6 Chủ cửa hàng Full - time 10.000.000 VNĐ 2.350.000 VNĐ

Tổng 6.345.000 VNĐ

5.4 Chi phí cố định

Chi phí cố định là những chi phí doanh nghiệp cần trả số tiền mặt đồng
đều qua mỗi tháng cho dù bạn có thay đổi người bảo trợ hay số lượng khách
hàng bạn phục vụ tăng từ 10.000 lên 30.000 khách, điều này cũng không làm
ảnh hưởng đến hạng mục chi phí này.
Những khoản rõ ràng nhất bao gồm tiền thuê địa điểm kinh doanh, cư trú,
thông tin liên lạc (hệ thống điện thoại, internet…), tiếp thị, bảo hiểm, và các loại
giấy phép. Thông thường các loại thuế chỉ được trả nếu bạn tạo ra doanh số bán
hàng hoặc trả cho nhân viên (thuế tiền lương).

BẢNG CHI PHÍ CỐ ĐỊNH


Đơn vị tính: 1 VNĐ

CHI PHÍ CỐ ĐỊNH

72
STT TÊN CHI PHÍ SỐ TIỀN GHI CHÚ

1 Thuê mặt bằng 10.000.000 /tháng

2 Phí điện thoại 149.000 /tháng

3 Tiền cọc thuê mặt bằng 10.000.000 /lần

4 Thuế môn bài 1.000.000 /năm

5 Phí lưu trữ trang web 4.000.000 /năm

Thuế:
6 Thuế GTGT 1.266.800 /tháng
Thuế TNCN 633.400 /tháng

7 Lương cho nhân viên 40.528.000 /tháng

Giấy phép kinh doanh,giấy vệ sinh


8 1.000.000 /lần
an toàn thực phẩm

Phí bảo trì, bảo dưỡng [ tất cả các


9 2.000.000 /lần
máy móc, thiết bị tại quán ]

10 Vốn dự phòng 50.000.000 3-6 tháng đầu

11 Phí marketig 10.000.000 /lần

12 Bảo hiểm ( BHXH, BHYT,BHTN) 3.935.000 /tháng

TỔNG 134.512.200

5.5 Chi phí biến đổi

Ở phần các loại chi phí biến đổi sẽ gồm các bảng tính chi phí mua nguyên liệu
trong 1 tháng, chi phí mua công cụ dụng cụ, Chi phí mua phần mềm quản lý nhà
73
hàng.

BẢNG CHI PHÍ MUA NGUYÊN LIỆU TRONG 1 THÁNG


Đơn vị tính: 1 VNĐ
CHI PHÍ MUA NGUYÊN LIỆU TRONG 1 THÁNG

Tổng Tiền
SLL Tên Nguyên Liệu Số Lượng Đơn Giá

500kg(1kg/10
1 Sườn heo 120.000 70,000,000
miếng)
2 Đùi gà 150kg(1kg/8 cái) 40,000 6,000,000

3 Cánh gà 90kg(1kg/10 cái) 50,000 4,500,000

4 Rau xà lách 30kg 25,000 750,000

5 Hành khô + Tỏi 15kg 15,000 225,000

6 Hành Lá 5kg 18,000 90,000

7 Nấm hương tươi 3kg 40,000 120,000

8 Cà Rốt 10kg 15,000 150,000

9 Chanh 10kg 10,000 100,000

10 Hành Tây 4kg 25,000 100,000


11 Miến Hàn 10kg 55,000 550,000
12 Gạo 200kg 10,000 2,000,000
13 Gas 45kg 5 Bình 1,100,000 5,500,000

14 Ớt tươi 3kg 70,000 210,000


15 Nước mắm 5 chai 40,000 200,000
16 Hộp đựng 2000 chiếc 500 1,000,000

74
17 Túi giấy 500 chiếc 300 150,000
Túi ni lông loại
18 10kg 27,000 270,000
20kg
19 Bột canh 15 gói 3,000 45,000

20 Mỳ chính 2 gói/ loại 452g 40,000 80,000


21 Hạt nêm loại 1kg 4 gói 35,000 140,000
22 Hạt tiêu 0,5kg 40,000 20,000
Tương ớt cholimex
23 2chai 115,000 330,000
loại 5l
Dầu ăn loại 5l
24 8 chai 31,500 252,000
Tường An
Tiêu xanh tươi
25 2kg 150,000 300,000
Tương cà cholimex
26 3 chai 60,000 180,000
loại 2l
27 Xì dầu loại 5l 1 chai 40,000 270,000

28 Túi zip 1kg 90,000 90,000


Bọc thực phẩm
29 1 hộp 100,000 100,000
30x4500cm
30 Đường 4 20,000 80,000

31 Sa tế vỉ 8 lọ 2 vỉ 75,000 150,000
32 Sốt me chai 2l 1 chai 170,000 170,000
33 Cà chua 20kg 15,000 300,000

34 Dưa cải bẹ 30kg 30,000 900,000

35 Trứng 5000 quả 2,000 10,000,000

TỔNG 105,322,000

75
BẢNG CHI PHÍ MUA CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Đơn vị tính: 1 VND

CHI PHÍ MUA CÔNG CỤ DỤNG CỤ

STT Tên Vật Dụng Số Lượng Đơn Giá Tổng Tiền

1 Quạt treo tường 5 300.000 1,500,000

2 Điều hòa 3 5,000,000 15,000,000

3 Hột đựng đũa thìa 6 35,000 210,000

4 Hộp đựng giấp ăn 6 10,000 60,000

5 Hộp đưng gia vị 24 5,000 120,000

6 Rèm cửa 6 100,000 600,000

7 Thảm lau chân 3 50,000 150,000

8 Tủ lạnh 1 19,900,000 19,900,000

9 Bộ Xong nồi 3 17,700,000 53,100,000

10 Bát 50 25,000 1,250,000

11 Đũa 50 14,000 700,000

12 Chảo 2 140,000 280,000

13 Máy hút mùi 1 2,090,000 2,090,000

14 Bếp gas 1 1,419,000 1,419,000

15 Kệ để bát 1 1,499,000 1,499,000

16 Tủ để nồi xong 1 780,000 780,000

17 Thớt 2 218,000 526,000

18 Bộ Dao nhà bếp 1 379,00 379,00

76
19 Bàn,ghế 6 3,450,000 20,700,000

20 Bộ thìa , muôi 2 199,000 398,000

21 Nồi cơm điện 1 1,400,000 1,400,000

22 Khay 6 45,000 270,000

23 Dụng cụ nấu ăn 2 40,000 80,000

24 Tủ đông lạnh 1 16,790,000 16,790,000

Tổng 101,632,000

Chi phí mua phần mềm quản lý nhà hàng


Phần mềm quản lý nhà hàng cũng là một trong những mục “cần phải có”
trong danh sách những thứ cần thiết khi mở nhà hàng. Đây là công cụ hữu hiệu
giúp bạn quản lý nhà hàng hiệu quả nhưng có chi phí không quá lớn. Một phần
mềm quản lý nhà hàng đầy đủ tính năng chỉ có giá từ 200.000đ đến
300.000đ/tháng, sử dụng ổn định, tương thích trên nhiều thiết bị
Phần mềm này có tính năng ưu việt giúp bạn quản lý doanh thu, tài chính,
nguyên vật liệu từ xa mà không cần túc trực tại quán. Ngoài ra, nhân viên phục
vụ còn có thể order tại bàn qua ipad, điện thoại, tiết kiệm thời gian di chuyển,
nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.

77
Hình 5.1: Phần mềm quản lý bán hàng ( nguồn: Internet )

5.6 Chi phí dự phòng

Tính đến thời điểm hiện nay, theo quy định của hệ thống kế toán Việt
Nam hiện hành có nhiều khoản dự phòng nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt
quản lý cũng như dự tính bù đắp các khoản tổn thất của doanh nghiệp, đó là các
khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính (ngắn hạn, dài hạn); dự
phòng phải thu; dự phòng hàng tồn kho; dự phòng phải chi trả.
Về mặt bản chất có thể chia các khoản dự phòng ra làm 03 nhóm như sau:
 Nhóm một: là nhóm dự phòng nhằm bù đắp tổn thất tài sản của doanh
nghiệp, gồm có dự phòng giảm giá đầu tư tài chính (dài hạn và ngắn hạn),
dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
 Nhóm hai: là nhóm dự phòng về khả năng phát sinh nợ phải trả của doanh
nghiệp, gồm có dự phòng trợ cấp mất việc làm và dự phòng phải trả (như
dự phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp, dự
phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn,…);

78
 Nhóm ba: dự phòng quỹ thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hiện
nay có quỹ dự phòng tài chính. Đây là dự phòng về khả năng tổn thất vốn
chủ sở hữu do những nguyên nhân khách quan.

Nếu tổn thất không xảy ra, do doanh nghiệp có phát sinh nghiệp vụ
nhưng không tổn thất hoặc doanh nghiệp không phát sinh nghiệp vụ liên quan
thì toàn bộ số dự phòng đã trích lập này có thể được sử dụng để cho năm sau.
Thông thường một nhà hàng vừa mở ra sẽ chưa thể có lãi ngay mà thậm
chí còn phải bù lỗ. Không ít nhà hàng mở ra chỉ vài tháng rồi phải đóng cửa vì
không đủ kinh phí để duy trì. Vì vậy khi lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng,
bạn nên có một khoản dự phòng khoảng 10% để duy trì hoạt động kinh doanh
trong ít nhất 3 tháng đầu. Khoản chi phí này sẽ phục vụ cho việc trả tiền điện
nước, internet, lương nhân viên, thực hiện hoạt động marketing,… và các khoản
phí phát sinh khác như các loại thuế phí, khấu hao, sửa chữa trang thiết bị,…
Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng được xây dựng càng kỹ lưỡng và cụ
thể sẽ là cơ sở để bạn xác định mức độ khả thi của kế hoạch kinh doanh cũng
như đưa ra phương án chuẩn bị tài chính tốt nhất.

ƯỚC TÍNH CHI PHÍ DỰ PHÒNG DOANH NGHIỆP

STT CÁC CHI PHÍ GIÁ TRỊ ƯỚC TÍNH

1 Dự phòng các chi phí phát sinh 50.000.000

Tổng 50.000.000

5.7 Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ

BẢNG PHÂN BỐ CÔNG CỤ DỤNG CỤ


Đơn vị tính: 1.000 VNĐ

79
THỜI
GIAN
SỐ SỬ
TÊN ĐƠN GIÁ THÀNH DỤNG PHÂN BỔ
STT LƯỢN
DỤNG CỤ MUA TIỀN DỰ CHI PHÍ
G
KIẾN
(T)
Quạt treo
1 300.000 5 1.500.000 48 31.250
tường

2 Điều hòa 5.000.000 3 15.000.000 60 250.000

Hộp đựng
3 35.000 6 210.000 24 8.750
đũa thìa
Hộp đứng
4 10.000 6 60.000 24 2.500
giấy ăn
Hộp đựng
5 5.000 24 120.000 12 10.000
gia vị

6 Rèm cửa 100.000 6 600.000 24 25.000

Thảm lau
7 50.000 3 150.000 12 12.500
chân

8 Tủ lạnh 19.900.000 1 19.900.000 60 331.667

Bộ xoong
9 17.700.000 3 53.100.000 36 1.475.000
nồi

10 Bát 25.000 50 1.250.000 12 104.167

11 Đũa 14.000 50 700.000 12 58.333

12 Chảo 140.000 2 280.000 36 7.777

Máy hút
13 2.090.000 1 2.090.000 60 34.833
mùi

80
14 Bếp ga 1.419.000 1 1.419.000 12 118.250

15 Kệ để bát 1.499.000 1 1.499.000 48 31.230

Tủ để nồi
16 780.000 1 780.000 60 13.000
xoong

17 Thớt 218.000 2 526.000 12 48.833

Bộ dao nhà
18 379.000 1 379.000 24 15.791
bếp
Bộ thìa,
19 199.000 2 398.000 12 33.167
muôi
Nồi cơm
20 1.400.000 1 1.400.000 24 58.333
điện

21 Khay 45.000 6 270.000 12 22.500

Dụng cụ
22 40.000 2 80.000 36 2.222
nấu ăn
Tủ đông
23 16.790.000 1 16.790.000 60 279.833
lạnh

24 Bàn ghế 3.450.000 6 20.700.000 60 345.000

Trọn bộ
25 máy pos 13.500.000 1 13.500.000 60 225.000
bán hàng
Máy
26 900.000 1 900.000 60 15.000
MPOS

TỔNG 3.559.936

5.8 Kế hoạch doanh thu chi phí

BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU CHI PHÍ

81
Đơn vị tính: 1.000 VND

DANH
T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
MỤC
Doanh thu 370.35 386.20 409.65
306.300 308.200 336.000 234.000
bán hàng 0 0 0
Chi phí
hoạt động
Thuế môn
1.000 0 0 0 0 0 0
bài

Mặt bằng 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000

Cọc mặt
30.000 0 0 0 0 0 0
bằng
Nguyên 102.05
79.000 49.500 50.500 85.125 65.550 30.125
liệu 0
Công cụ 101.63
0 0 0 0 0 0
dụng cụ 2

Bao bì 213 183,6 184,4 230 193,2 230 131

Lương 40.528 40.528 40.528 40.528 40.528 40.528 40.528

Tiền điện
nước, tiền 20.149 19.149 18.149 22.149 19.149 25.149 16.149
điện thoại
Chi phí
30.000 15.000 15.000 30.000 25.000 35.000 15.000
marketing
Phí bảo 24.000 0 0 0 0 0 0
hiểm hỏa

82
hoạn
Bảo dưỡng
2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000
thiết bị
Bảo hiểm
( BHXH+
BHYT+ 6.345 0 0 6.345 0 0 6.345
BHTN+
KPCĐ)
Cấp phép
1.000 0 0 0 0 0 0
kinh doanh
Tổng chi 335.86 196.37 214.95
131.360,6 136.361,4 162.420,2 120.278
phí 7 7 7
Lợi nhuận
189.82 194.69
( trước 34.483 174.939,4 171.838,6 173.579,8 113.722
3 3
thuế )

5.9 Lưu chuyển tiền mặt

BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN MẶT


Đơn vị tính: 1.000VND

Danh mục Tháng

6 7 8 9 10 11 12

THU Tiền mặt có 350.0 373.1 471.4 567. 673.8 770.81 877.9
đầu tháng 00 61 80,6 433 66 1,8 75,8

Doanh thu 370.3 306.3 308.2 386. 336.0 409.65 234.0

83
bằng tiền mặt 50 00 00 200 00 0 00
1.111
Tổng thu tiền 720.3 679.4 779.6 953. 1.009 1.180.
.975,
mặt 50 61 80,4 633 .866 461,8
8
CHI 30.00
Cọc mặt bằng 0 0 0 0 0 0
0
10.00 10.00 10.00 10.0 10.00 10.00
Thuê mặt bằng 10.000
0 0 0 00 0 0
Mua nguyên 105.3 121.1 126.3 168. 142.1 189.57 115.8
liệu 22 20 86 515 84 9 54
40.52 40.52 40.52 40.5 40.52 40.52
Lương 40.528
8 8 8 28 8 8
Tiền điện
20.14 19.14 18.14 22.1 19.14 16.14
thoại, điện 25.149
9 9 9 49 9 9
nước
Marketing,
30.00 15.00 15.00 30.0 25.00 15.00
quảng cáo, tiếp 35.000
0 0 0 00 0 0
thị
6.34
Bảo hiểm 6.345 0 0 0 0 6.345
5

Bao bì 213 183,6 184,4 230 193,2 230 131

2.00
bảo trì thiết bị 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000
0
Giấy phép
1.000 0 0 0 0 0 0
kinh doanh
Mua sắm thiết 101.6 0 0 0 0 0 0
bị 32

84
Tổng chi tiền 347.1 207.9 212.2 279. 239.0 302.48 206.0
mặt 89 80,6 47,4 767 54,2 6 07
Dư tiền mặt cuối 373.1 471.4 567.4 673. 770.8 877.97 905.9
tháng 61 80,4 33 866 11,8 5,8 68,8

85
CHƯƠNG 6: KHÓ KHĂN KHI KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

6.1 ROI - Chỉ số hoàn vốn

ROI (Return On Investment), một thuật ngữ trọng yếu trong kinh doanh,
mà đặc biệt là trong marketing, tạm dịch là tỷ lệ lợi nhuận mang lại được so với
chi phí bạn đầu tư. có khả năng hiểu ROI một cách giản đơn chính là chỉ số đo
đạc tỷ lệ những gì bạn thu về so với những cái gì bạn phải bỏ ra.
Lợi tức đầu tư (ROI) là một thước đo hiệu suất được dùng để nhận xét
hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh đạt kết quả tốt của một vài khoản
đầu tư khác nhau. ROI đo đạc trực tiếp số tiền hoàn vốn trên một khoản đầu tư
cụ thể, liên quan đến khoản chi đầu tư. Để tính ROI, ích lợi của khoản đầu tư
được chia cho chi phí đầu tư. mục đích được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ hoặc
phần trăm.
Ý nghĩa của ROI:
ROI là thông số giúp cho các công ty nhận biết tầm trọng yếu của
marketing hay nói chuẩn xác hơn là marketing online. Thông qua ROI thì
doanh nghiệp có thể nhận ra được hiệu quả của việc đầu tư và dùng nguồn vốn
đề chi trả những chi phí có sự liên quan.Dựa vào chỉ số ROI thì doanh nghiệp có
được kế hoạch đầu tư rõ ràng, đầu tư chuẩn , đúng phương hướng.
Dựa vào ROI thì những người đầu tư cũng có thể tự tính toán và tự mình
có khả năng đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất cho các công việc đầu tư của
công ty. , việc ROI hiển thị ở dươi dang tỉ lệ phần trăm sẽ tạo điều kiện cho
những người đầu tư có khả năng so sánh được môt cách tương đối qua các
năm , nhận được các tín hiệu tích cực.
Phương pháp tính ROI
Lợi nhuận ròng = Doanh thu – chi phí
ROI = lợi nhuận ròng : chi phí đầu tư = %

86
Trong phương pháp trên, “Lãi từ đầu tư” là số tiền mang lại được từ việc
bán khoản đầu tư lãi. Vì ROI được tính bằng phần trăm, nó có thể dễ dàng so
sánh với lợi nhuận từ các khoản đầu tư khác, cho phép một số đo lường các kiểu
đầu tư chống lại nhau.
Từ công thức trên ta có phép tính cho ROI của doanh nghiệp Cơm Sườn
Bà Thảo như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

BẢNG CHỈ SỐ HOÀN VỐN – ROI ( % )

DANH
STT 6 7 8 9 10 11 12
MỤC
Vốn 350.00 373.1 471.4 567.4 673.86 770.81 877.97
1
khởi sự 0 61 80,6 33 6 1,8 5,8
Lợi
347.18 207.9 212.2 279.7 239.05 302.48 206.00
2 nhuận
9 80,6 47,4 67 4,2 6 7
ròng

TỔNG 0,99 0,55 0,45 0,49 0,37 0,39 0,23

6.2 Những vấn đề rủi ro khi khởi sự doanh nghiệp

RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

STT RỦI RO BIỆN PHÁP

1 Khi doanh nghiệp không có lãi Tăng khối lượng hàng bán ra

87
Giảm các cho phí lớn không cần
thiết
Giảm các chi phí lãng phí về
nguyên vật liệu
Tìm nhà cung cấp mới giá rẻ hơn
Nguồn nhân lực kém chất
2 lượng Tuyển dụng cẩn thận hơn

Hư hỏng thực phẩm Họp với bếp chính yêu cầu đưa ra
3
phương án bảo quản tốt hơn

Xem lại sản phẩm từ doanh


Khách bỏ bom không nhận nghiệp. nếu lỗi này do tính cách
4
hàng khách hàng thì đưa vào “ black
list” để tránh những lần ship tới
Tìm ship ruột cho cửa hàng hoặc
5 Shipper thiếu chuyên nghiệp
tận dụng nhân viên.

88
PHỤ LỤC

Hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp bao gồm:

1. Chứng minh thư, thẻ căn cước của người góp vốn

 Nguyễn Phương Thảo


 Nguyễn Minh Anh
 Lê Tuấn Anh
 Trịnh Thị Hải Yến
 Hoàng Thị Linh
 Ngô Duy Long

89
2. Biên bản góp vốn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------- ***** --------

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN GÓP VỐN KINH DOANH

Hôm nay, vào lúc 9 giờ 00 phút, ngày 15/06/2021 tại nhà số 1B, Phố Trịnh Văn
Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chúng tôi gồm những Ông, Bà có tên sau:

1. Bà: Nguyễn Phương Thảo Giới tính: Nữ Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày: 04/06/2001

CMT: 034300013647 Ngày cấp: 31/03/2016 Nơi cấp: Cục cảnh sát Thái
Thụy

Hộ khẩu thường trú : Trần Cung- Cổ Nhuế 1- Bắc Từ Liêm – HN

2. Bà: Nguyễn Minh Anh Giới tính: Nữ Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày: 19/09/1999

CMT: 013601386 Ngày cấp: 28/01/2013 Nơi cấp: Cục cảnh sát Hà Nội

Hộ khẩu thường trú : Tổ 25, Phố Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.

3. Ông : Lê Tuấn Anh Giới tính: Nam Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày: 29/09/2000

CMT: 035200000086 Ngày cấp: 10/01/2018 Nơi cấp: Cục cảnh sát Hà
Nam

Hộ khẩu thường trú: 97 Trần Bình - Mỹ Đình 2 - Hà Nội

4. Bà: Trịnh Thị Hải Yến Giới tính: Nữ Quốc tịch: Việt Nam

90
Sinh ngày: 04/10/2001

CMT: 038301007233 Ngày cấp: 10/01/2018 Nơi cấp: Cục cảnh sát Hậu
Lộc

Hộ khẩu thường trú: 173 Phương Canh - Xuân Phương - Nam Từ Liêm - Hà
Nội.

5. Bà: Hoàng Thị Linh Giới tính: Nữ Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày: 17-09-2001

CMT: 034673916489 Ngày cấp: 02-02-201 Nơi cấp: Cục cảnh sát Thanh
Hoá

Hộ khẩu thường trú : 165 Dương Quảng Hàm - Quan Hoa - Cầu giấy - Hà Nội

6. Ông: Ngô Duy Long Giới tính: Nam Quốc tịch: Việt Nam

Sinh ngày: 24/02/2001

CMT: 035245232182 Ngày cấp: 20/02/2019 Nơi cấp: Cục cảnh sát Hà
Nội

Hộ khẩu thường trú: 120 Chùa Láng , Đống Đa Hà Nội

Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ
thể như sau:

1. Mục đích góp vốn: Lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh đồ phong thủy

2. Số vốn góp, loại tài sản góp vốn của từng thành viên: tiền mặt

3. Thời hạn góp vốn: Bắt đầu từ ngày

4. Cử người quản lý phần vốn góp:

5. Cam kết của các bên: Chấp nhận mọi cam kết

Các bên đã nhất trí thông qua biên bản với nội dung trên và cùng ký tên
dưới đây:

91
ÔNG (BÀ) ÔNG (BÀ) ÔNG (BÀ)

(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)

Thảo Minh Anh

Nguyễn Phương Thảo Nguyễn Minh Anh Lê Tuấn Anh

ÔNG (BÀ) ÔNG (BÀ) ÔNG (BÀ)

(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)

Yến Linh Long

Trịnh Thị Hải Yến Hoàng Thị Linh Ngô Duy Long

92
3. Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2021
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy
Tôi là): Nguyễn Phương Thảo Giới tính: Nữ
Sinh ngày: 04/06/2001
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam

Chứng minh nhân dân số: 034301003647

Ngày cấp: 31/03/2016

Nơi cấp: Cục cảnh sát huyện Thái Thụy

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): Không


Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: xóm 7 thôn Phất Lộc Tiến
Xã/Phường/Thị trấn: Thái Giang
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: Thái Bình
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: Số nhà 23 ngõ 117 Trần Cung
Xã/Phường/Thị trấn: Cổ Nhuế 1
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại : 0981254858
Email: Thaonpph10773@fpt.edu.vn
Facebook : Nguyễn Phương Thảo
Đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung sau:

93
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):
2. Địa điểm kinh doanh:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: Số 68 Xuân Thủy
Quận/Huyện/Thị xã/: Quận Cầu Giấy
Tỉnh/Thành phố: Hà Nội.
Hotline: 081.896.8288
Email: Comsuonbathaongonngon@gmail.com
Website: https://www.facebook.com/csbttnvn
3. Ngành, nghề kinh doanh: Cơm Sườn Bà Thảo
4. Vốn kinh doanh:
Tổng số (bằng số; VNĐ): 350.000.000 VNĐ
Phần vốn góp của mỗi cá nhân (đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm
cá nhân góp vốn thành lập; kê khai theo mẫu): Gửi kèm
Tôi và các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh cam kết:
- Bản thân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời là chủ
hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên
hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành
viên hợp danh còn lại);
- Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của tôi và
được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực
của nội dung đăng ký trên.
Các giấy tờ gửi kèm:
- Giấy chứng minh nhân dân của người góp vốn
- Biên bản góp vốn
ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký và ghi họ tên)
Thảo
Nguyễn Phương Thảo
94
95
96

You might also like