You are on page 1of 2

Định hướng ôn tập Kinh tế đầu tư

A – LÝ THUYẾT
(Kết hợp với các câu hỏi ôn tập hết chương trong giáo trình)
1. Anh /chị hãy cho biết vai trò của Đầu tư phát triển xét trên góc độ nền kinh tế? Liên hệ với thực
tế Việt nam? Cho biết sự khác nhau giữa đầu tư phát triển và đầu tư tài chính?
2. Trình bày đặc điểm của đầu tư phát triển? Những đặc điểm này đặt ra những yêu cầu nào cho
công tác quản lý hoạt động đầu tư? Liên hệ với thực tế ở Việt nam?
3. Cho biết các nguồn vốn đầu tư phát triển? Để huy động được các nguồn vốn cho đầu tư phát
triển, cần có điều kiện gì?
4. Hãy làm rõ tác động của đầu tư phát triển tới cung và cầu của nền kinh tế qua một ví dụ minh
họa cụ thể.
5. Hãy nêu đặc điểm và vai trò của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với sự phát triển
kinh tế của một quốc gia đang phát triển. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
6. Tại sao công tác quản lý hoạt động đầu tư cần tuân thủ theo nguyên tắc “kết hợp hài hòa các
loại lợi ích trong đâu tư”. Lấy ví dụ cụ thể minh họa cho việc vi phạm nguyên tắc này.
7. Hãy nêu đặc điểm và vai trò của nguồn vốn đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân đối với sự phát
triển kinh tế của một quốc gia đang phát triển. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
8. Tại sao có thể cho rằng đầu tư phát triển tác động tới cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ của một
quốc gia? Hãy đánh giá tác động này ở Việt Nam.
9. Việc đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư phát triển do những chủ thể nào tiến hành? Vào
thời điểm nào? Với mục đích gì? Hãy nêu tóm tắt hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư
10. Trong các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài thì hình thức nào có vai trò quan trọng nhất
đối với nước nhận đầu tư là nước đang phát triển? Vì sao? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
11. Thế nào là cơ cấu đầu tư hợp lý xét trên góc độ quốc gia? Hãy phân tích tác động của cơ cấu
đầu tư tới cơ cấu kinh tế.
12. Nêu các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư. Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp
kinh tế và hành chính.
13. Chứng minh luận điểm “Đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển và là chìa khóa của tăng
trưởng của mọi quốc gia”
14. Hãy phân tích tầm quan trọng của công tác lập dự án đầu tư đối với hoạt động đầu tư phát triển
(dựa vào đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển).
15. Phân tích sự cần thiết phải thực hiện nguyên tắc “dựa trên cung cầu của thị trường” khi lập kế
hoạch đầu tư xét từ góc độ doanh nghiệp.

1
16. Hãy phân tích đặc điểm và vai trò của nguồn vốn FDI đối với hoạt động đầu tư phát triển của
các quốc gia đang phát triển. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
17. Phân tích sự khác biệt của việc đánh giá hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội đối với
hoạt động đầu tư phát triển( góc độ phân tích, mục đích đánh giá, hệ thống chỉ tiêu).
18. Nguyên tắc “thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa hai mặt kinh tế và xã hội”
được hiểu như thế nào? Nguyên tắc này được biểu hiện trong công tác quản lý hoạt động đầu
tư hiện nay ở nước ta như thế nào?
19. Tại sao hoạt động đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao hơn hoạt động đầu tư thương mại
và đầu tư tài chính? Hãy nêu các loại rủi ro mà hoạt đầu tư phát triển có thể gặp phải trong từng
giai đoạn của chu kỳ sống.
20. Phân tích nội dung quản lý đầu tư “xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư”. Tại
sao này là một nội dung quan trọng trong quán lý đầu tư? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hoặc
địa phương của anh/chị?
21. Hãy làm rõ đặc điểm “ràng buộc” của nguồn vốn ODA đối với các nước nhận đầu tư? Tại sao
bị ràng buộc như vậy mà các quốc gia đang phát triển đều cần đến nguồn vốn này?
22. Tại sao việc sử dụng vốn ODA có thể bị thất thoát và lãng phí trong khi đó việc thất thoát ít
được đề cập đến khi doanh nghiệp tư nhân đầu tư?
23. Tại sao công tác lập kế hoạch đầu tư của nhà nước cần tuân thủ nguyên tắc “từ dưới lên”?
24. Thất thoát lãng phí trong đầu tư? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục?
25. Nội dung các chủ đề giao đọc thêm của môn học (FDI, ODA, ICOR, PPP, TPP)

B – BÀI TẬP
Các dạng bài tập trong giáo trình về Kết quả và hiệu quả đầu tư

You might also like