You are on page 1of 2

Những đầu dẫn này cùng với động cơ động lực không khí được lắp ở phần đầu

của
AASM, để điều chỉnh hướng bay cho tên lửa. Nối liền với tổ hợp điều khiển là các đầu
chiến đấu 250kg, 1.000kg, nằm ở phần giữa của AASM. Phần cuối là kết cấu liệng
động lực và truyền dẫn dữ liệu, trong đó có động cơ phản lực trợ đẩy thể rắn. 

Cả 3 bộ phận này và những thiết bị với các công năng khác nhau trong tên lửa đều có
thể tháo lắp và thay đổi được, giúp nhân viên kỹ thuật căn cứ vào nhiệm vụ và mục
đích chiến đấu mà lắp mô-đun cần thiết, qua đó nâng cao tính linh hoạt trong sử dụng
tên lửa.
Điều khiển đa dạng

Tên lửa AASM áp dụng nhiều phương thức điều khiển có thể thay thế lẫn nhau, nhằm
nâng cao độ tin cậy của quả đạn. 

Hệ thống điều khiển bay trước hết sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính giá thành rẻ
để kiểm tra sai số quỹ đạo bay, qua đó hiệu chỉnh đường bay, khiến tên lửa tiếp cận
quỹ đạo bay đã xác định. Trường hợp sai số quỹ đạo bay tăng lên thì sử dụng tín hiệu
vệ tinh GPS để hiệu chỉnh. 

Nếu do các nguyên nhân khác (như nhiễu điện từ...) làm cho tên lửa không thu được
tín hiệu vệ tinh trong quá trình ném rải, sẽ sử dụng phương thức quán tính dẫn hướng
tới mục tiêu. Đối với các mục tiêu di động như tàu thuyền cỡ nhỏ, tên lửa sẽ được dẫn
đường bằng thiết bị bắt bám ảnh hồng ngoại (IIR). 

Tuy nhiên, điều khiển GPS/INS dù thực hiện được trong mọi điều kiện thời tiết với độ
chính xác 10/30m, nhưng dễ bị gây nhiễu vô tuyến điện; dẫn bằng hồng ngoại có độ
chính xác 1m, nhưng có thể bị nhiễu bởi mây mù. 
Tầm bắn ngoài khu vực phòng ngự của đối phương
Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến Nam Tư năm 1999, các loại vũ khí phòng không được
nghiên cứu phát triển, cải tiến theo hướng tăng cự ly phòng ngự, từ đây đòi hỏi cự ly
ném rải của vũ khí không đối đất cũng phải lớn hơn để tránh được hoả lực phòng
không mặt đất. 

Đối với tên lửa AASM của Pháp, do sử dụng thiết bị trợ đẩy phản lực nên tầm bắn lớn
nhất của nó có thể đạt 60km. Đặc biệt, do AASM là loại đạn bay có động lực, nên thích
hợp cho ném rải ở tầm thấp. 

Về khía cạnh này, AASM được xem là ưu việt hơn cả loại bom đạn điều khiển JDAM và
các loại bom GBU của Mỹ (cự ly phóng lớn nhất của JDAM chỉ là 24km). Phương thức
lượn có trợ đẩy cũng khiến AASM có tầm bắn xa hơn nhiều so với vũ khí cùng loại của
Mỹ như Bullpup (12km), Maverick (25km).
Tính cơ động linh hoạt

Tên lửa AASM có góc phóng lớn hơn rất nhiều so với bom đạn điều khiển, sau khi
phóng có thể dùng cánh liệng để chuyển hướng và bay theo tọa độ GPS. 
Điều này khiến máy bay mang tên lửa không nhất thiết phải đối mặt với mục tiêu mà
trước khi phóng chuyển hướng, thoát ly khỏi khu vực phòng không. Hoặc là khi tiến vào
khu vực mục tiêu ở tầm thấp sẽ đồng thời phóng nhiều tên lửa, những tên lửa này có
thể tự chuyển hướng xâm nhập vào mục tiêu ở các tọa độ khác nhau. 

Ngoài ra, nhờ được lập trình, tên lửa sẽ lao thẳng đứng ở tốc độ cao vào mục tiêu nên
có hiệu quả phá huỷ cao nhất. 

You might also like