You are on page 1of 28

III.

NHÓM RĂNG HÀM NHỎ

Bộ răng vĩnh viễn có 8 răng hàm nhỏ, mỗi phần tư cung hàm có 2 răng, gồm có:
răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ hai. Về mặt hình thái học, răng hàm
nhỏ được coi là răng chuyển tiếp từ răng nanh đến răng hàm lớn. Răng nanh một
múi có chức năng cắn xé, răng hàm lớn có 4-5 múi thực hiện chức năng nhai
nghiền còn răng hàm nhỏ có 2-3 múi thực hiện chức năng làm dập thức ăn. Thời
điểm mọc răng hàm nhỏ từ 9 – 11 tuổi.

3.1. Răng hàm nhỏ hàm trên

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 9.3

Độ rộng gần- xa thân răng 7.5

Độ rộng ngoài-trong thân răng 9.7

Độ rộng gần – xa cổ răng 5.3

Độ rộng ngoài – trong cổ răng 8.7

Chiều cao răng 22.5

3.1.1. Nhìn từ phía ngoài

- Thân răng có hình trứng hay hình chuông. Đỉnh múi ngoài
tù; các gờ múi gần và gờ múi xa đi từ đỉnh múi, nghiêng
khoảng 30 độ so với mặt phẳng ngang, gờ múi gần dài hơn
gờ múi xa.

- ĐIểm lồi tối đa gần và xa ở 1/3 cắn.

Hình 25.
Răng hàm nhỏ
thứ nhất hàm
- Đường viền chu vi thân răng phía gần và phía xa tại vùng trên bên phải
(mặt ngoài)
cổ răng chạy gần như song song rồi liên tục với đường viền
chu vi chân răng.

- Hai rãnh cạn đi từ gờ múi lên ½ thân răng.

- Chân răng hình chóp, chóp tù.

3.1.2. Nhìn từ phía trong

- Thấy đường viền chu vi mặt ngoài do múi ngoài to hơn múi
trong. Đỉnh múi trong lệch về phía gần.

- Thân răng mặt trong đối xứng, không có rãnh như mặt
ngoài.

- Thấy được hai chóp răng của chân răng ngoài và chân răng
trong.
Hình 26.
Răng hàm nhỏ
thứ nhất hàm
trên bên phải
(mặt trong)

3.1.3. Nhìn từ phía gần


- Có hai múi răng: múi ngoài và múi trong, múi ngoài lớn
hơn và thấp hơn múi trong. Gờ bên gần nhô cao, bị chia cắt
bởi rãnh gờ bên gần ở điểm giữa.

- Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ răng, điểm lồi tối đa trong ở
giữa thân răng.

- Đường cổ răng cong lồi về phía thân răng, nhưng tại điểm
Hình 27. Răng
giữa thì uốn lại lồi về phía chóp.
hàm nhỏ thứ
- Có hai chân răng: chân ngoài và chân trong, dính nhau tại nhất hàm trên
thân chung chiếm 2/3 chiều dài chân răng, có rãnh chạy dọc bên phải (mặt
thân chung của hai chân răng. gần)

3.1.4. Nhìn từ phía xa

- Nhìn thấy mặt nhai nhiều hơn so với nhìn từ phía gần.

- Không có các rãnh gờ bên xa.

- Mặt xa thân răng không lõm như mặt gần.

- Rãnh liên chân răng mờ.

Hình 28.
Răng hàm nhỏ
thứ nhất hàm
trên bên phải
(mặt xa)

3.1.5. Nhìn từ phía nhai


- Đường viền thân răng có hình lục giác: đường viền mặt
ngoài có hình V, đường viền mặt trong cong lồi đều đặn.

- Nhìn từ phía mặt nhai, có thể quan sát được mặt ngoài và
mặt trong. Mặt ngoài: gờ ngoài và các lõm hai bên chia mặt
ngoài thành ba thuỳ. Hình 29. Răng

- Mặt nhai có hai múi, múi ngoài lớn hơn múi trong, đỉnh múi hàm nhỏ thứ

trong lệch về phía gần. Gờ bên gần và gờ bên xa nổi rõ, gờ nhất hàm trên

tam giác bị chia cắt bởi rãnh giữa. Hõm tam giác gần lớn hơn bên phải (mặt

hõm tam giác xa. nhai)

3.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- Buồng tuỷ có hai sừng tuỷ: ngoài và trong.

- Trên thiết đồ cắt ngang qua cổ răng, buồng tuỷ có hình hạt
đậu, hẹp chiều gần xa.

- Luôn có ít nhất hai ống tuỷ.


Hình 30. Buồng
tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng
hàm nhỏ thứ
nhất hàm trên

3.2. Răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 8.8

Độ rộng gần- xa thân răng 7.2


Độ rộng ngoài-trong thân răng 9.5

Độ rộng gần – xa cổ răng 5.3

Độ rộng ngoài – trong cổ răng 8.8

Chiều cao răng 22.2

3.1.1. Nhìn từ phía ngoài

Tương tự răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới, ngoại trừ:

- Thân răng nhỏ hơn (cả hai chiều ngoài – trong và chiều cao).

- Góc gần và góc xa ít lồi hơn làm cho thân răng hẹp chiều
gần – xa hơn.

- Chỉ có một chân răng.

Hình 25.
Răng hàm nhỏ
thứ hai hàm
trên bên phải
(mặt ngoài)

3.1.2. Nhìn từ phía trong

- Mặt ngoài và mặt trong có kích thước tương đương nhau


nên nhìn từ mặt trong không thấy được chu vi mặt ngoài.

Hình 26.
Răng hàm nhỏ
thứ hai hàm
trên bên phải
(mặt trong)

3.1.3. Nhìn từ phía gần

- Hai múi ngoài và trong cao tương đương nhau.

- Gờ bên gần không bị gián đoạn bởi rãnh gờ bên gần.

- Không có lõm gần ở 1/3 cổ răng của thân răng mà vùng này
khá lồi.

- Chỉ có một chân răng.

Hình 27. Răng


hàm nhỏ thứ
hai hàm trên
bên phải (mặt
gần)

3.1.4. Nhìn từ phía xa


Tương tự răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, nhưng chỉ có một
chân răng.

Hình 28.
Răng hàm nhỏ
thứ hai hàm trên
bên phải (mặt
xa)

3.1.5. Nhìn từ phía nhai

- Đường viền thân răng có hình bầu dục.

- Góc gần ngoài và xa ngoài tròn hơn.

- Mặt ngoài lồi từ gần đến xa, gờ ngoài và múi ngoài không
nổi rõ.

- Đường viền bản nhai hình chữ nhật, múi trong và ngoài Hình 29. Răng
tương đương. hàm nhỏ thứ

- Rãnh giữa ngắn hơn nên hố gần và hố xa ở gần đường giữa hai hàm trên

mặt nhai hơn. Không có rãnh gờ bên gần. bên phải (mặt
nhai)

3.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ


- Buồng tuỷ có hai sừng tuỷ: ngoài và trong.

- Trên thiết đồ cắt ngang qua cổ răng, buồng tuỷ có hình hạt
đậu, hẹp chiều gần xa.

- Có 1-2 ống tuỷ.


Hình 30. Buồng
tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng
hàm nhỏ thứ hai
hàm trên

3.3. Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 9.5

Độ rộng gần- xa thân răng 7.8

Độ rộng ngoài-trong thân răng 8.5

Độ rộng gần – xa cổ răng 5

Độ rộng ngoài – trong cổ răng 7.3

Chiều cao răng 24

3.2.1. Nhìn từ phía ngoài


- Múi ngoài dài và nhọn. Gờ múi gần ngắn hơn gờ múi xa
(Đỉnh múi ngoài lệch về phía gần). Hai gờ múi nghiêng góc
khoảng 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang.

- Đường viền chu vi thân răng phía gần tương đối thẳng theo
hướng đường viền chu vi chân răng. Đường viền chu vi thân
răng phía xa lồi nhiều ở phía mặt nhai so với đường viền chu
vi chân răng.
Hình 31.
- Cổ răng cong lồi nhẹ về phía chóp răng. Răng hàm nhỏ
thứ nhất hàm
- Chân răng hình chóp, 1/3 chóp nghiêng xa. dưới bên phải
(mặt ngoài)

3.2.2. Nhìn từ phía trong

- Múi trong nhỏ và thấp hơn nhiều so với múi ngoài. Vì vậy,
quan sát được gần như toàn bộ mặt trong múi ngoài và mặt
nhai.

- Gờ tam giác ngoài nổi rõ, đi qua giữa mặt nhai và gặp đỉnh
múi trong. Hai gờ bên nghiêng 45 độ từ ngoài vào trong, gặp
các gờ múi tương ứng của múi trong.

- Mặt trong không chia thuỳ, không có gờ, kích thước gần –
Hình 32.
xa nhỏ hơn nhiều so với mặt ngoài. Răng hàm nhỏ
thứ nhất hàm
- Đường cổ răng tương đối phẳng.
dưới bên phải
(mặt trong)

3.2.3. Nhìn từ phía gần


- Mặt nhai nghiêng về phía trong và phía cổ răng.

- Đường viền phía nhai phần lớn được tạo bởi gờ ngang.

- Gờ bên gần và gờ múi trong tạo thành chữ V, đỉnh chữ V là


rãnh gần- trong.

- Điểm lồi tối đa mặt ngoài ở 1/3 cổ răng, điểm lồi tối đa mặt
trong ở 1/3 mặt nhai.
Hình 33. Răng
- Chân răng rộng ở phía cổ và hẹp dần về phía chóp, có lõm
hàm nhỏ thứ
sâu chạy dọc chân răng.
nhất hàm dưới
bên phải (mặt
gần)

3.2.4. Nhìn từ phía xa

Tương tự với mặt gần, một số điểm khác biệt:

- Gờ bên xa lồi hơn, độ nghiêng không rõ như phía gần.

- Gờ bên xa liên tục với gờ múi trong theo một đường liên
tục, không có ranh giới giữa gờ bên xa và gờ múi trong.

Hình 34.
Răng hàm nhỏ
thứ nhất hàm
dưới bên phải
(mặt xa)

3.2.5. Nhìn từ phía nhai


- Đường viền thân răng có hình thoi; đường viền mặt ngoài
hình chữ V, đỉnh múi ngoài thẳng hàng với đỉnh chữ V.

- Nhìn được 2/3 mặt ngoài.

- Hai rãnh cạn chia mặt ngoài thành 3 thuỳ. Mặt trong không
chia thuỳ. Hình 35. Răng

- Bản nhai hình tam giác, đáy là gờ múi ngoài, đỉnh là đỉnh hàm nhỏ thứ

múi trong. nhất hàm dưới


bên phải (mặt
- Gờ ngang chia mặt nhai thành 2 phần: phần gần và phần xa.
nhai)
- Gờ bên gần bị rãnh gần – trong cắt ngang khi chạy từ hố
gần ra mặt bên.

3.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- Trên mặt phẳng đứng dọc, khoang tuỷ hẹp và tròn ở phía
nhai.

- Trên mặt phẳng dọc giữa, có hai sừng tuỷ (ngoài và trong).
Buồng tuỷ rộng, hẹp dần và thắt lại thành ống tuỷ hẹp. Có thể
Hình 36. Buồng
có một ống tuỷ chính hoặc ống tuỷ chia đôi ở 1/3 chóp.
tuỷ và hệ thống
- Trên mặt phẳng ngang, ống tuỷ hình bầu dục, hẹp chiều gần ống tuỷ răng
– xa. hàm nhỏ thứ
nhất hàm dưới

3.4. Răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 9


Độ rộng gần- xa thân răng 7.8

Độ rộng ngoài-trong thân răng 9

Độ rộng gần – xa cổ răng 5.2

Độ rộng ngoài – trong cổ răng 7.7

Chiều cao răng 24

3.2.1. Nhìn từ phía ngoài

- Tương tự răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới nhưng kích thước
thân răng nhỏ hơn và đối xứng hơn.

Hình 37.
Răng hàm nhỏ
thứ hai hàm
dưới bên trái
(mặt ngoài)

3.2.2. Nhìn từ phía trong

- Kích thước gần – xa của mặt trong xấp xỉ hoặc lớn hơn mặt
ngoài, nên khi quan sát từ phía trong thì gần như không thấy
đường viền mặt ngoài.

- Mặt phẳng nhai thẳng góc với trục dọc chân răng nên chỉ
thấy một phần nhỏ mặt nhai.

- Có hai múi trong: múi gần trong và múi xa trong. Múi gần
trong có kích thước lớn (chiếm 2/3 kích thước gần xa của
thân răng) và cao bằng múi ngoài. Múi xa trong nhỏ, nhiều Hình 38.
khi không có. Hai múi trong ngăn cách với nhau bởi một Răng hàm nhỏ
thứ nhất hàm
khuyết nhỏ, là nơi kết thúc của rãnh trong.
dưới bên trái
- Đường viền mặt gần và xa cong lồi, hội tụ về phía cổ răng. (mặt trong)

3.2.3. Nhìn từ phía gần

- Mặt nhai thẳng góc với trục chân răng.

- Gờ tam giác ngoài và gờ tam giác gần trong nổi gồ lên ở


mặt nhai. Múi gần trong và múi ngoài cao tương đương nhau.

Hình 39. Răng


hàm nhỏ thứ
hai hàm dưới
bên trái (mặt
gần)

3.2.4. Nhìn từ phía xa

- Tương tự như mặt gần.

- Đặc điểm quan trọng: có hai múi trong, múi gần trong lớn,
múi xa trong rất nhỏ và chỉ như một điểm nhô bên ở góc xa
trong của mặt nhai.

Hình 40.
Răng hàm nhỏ
thứ hai hàm
dưới bên trái
(mặt xa)
3.2.5. Nhìn từ phía nhai

- Mặt nhai có kích thước gần xa hẹp hơn ngoài trong và hẹp
hơn kích thước gần xa của răng hàm nhỏ thứ nhất. Gờ bên
gần và xa tương đối thẳng và song song nhau.

- Thường có ba múi: ngoài (lớn nhất), gần trong và xa trong


(nhỏ nhất). Hình 41. Răng
- Có ba gờ tam giác tương ứng với ba múi. Rãnh gần chạy hàm nhỏ thứ
theo hướng chéo từ ngoài vào trong, từ gần đến xa, ngăn cách hai hàm dưới
gờ tam giác ngoài và gờ tam giác gần trong. Rãnh xa tương bên trái (mặt
đối ngắn, chạy theo hướng xa ngoài, ngăn cách gờ tam giác nhai)
ngoài và gờ tam giác xa trong. Ba rãnh: rãnh gần, rãnh xa và
rãnh trong gặp nhau ở hố giữa và tạo thành chữ Y.

- Hai hõm tam giác gần và xa nằm ngay phía trong các gờ
bên cùng tên.

3.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- Trên mặt phẳng đứng dọc, khoang tuỷ hẹp và tròn ở phía
nhai.

- Trên mặt phẳng dọc giữa, có hai sừng tuỷ (ngoài và trong).
Buồng tuỷ rộng, hẹp dần và thắt lại thành ống tuỷ hẹp. Có thể
Hình 42. Buồng
có một ống tuỷ chính hoặc ống tuỷ chia đôi ở 1/3 chóp.
tuỷ và hệ thống
- Trên mặt phẳng ngang, ống tuỷ hình bầu dục, hẹp chiều gần ống tuỷ răng
– xa. hàm nhỏ thứ
nhất hàm dưới
IV. NHÓM RĂNG HÀM LỚN

Có 3 răng hàm lớn nằm ở vùng phía sau của mỗi phần tư cung hàm. Răng
hàm lớn thực hiện chức năng nhai nghiền thức ăn và giữ kích thước dọc của tầng
dưới mặt. Răng hàm lớn thứ nhất là răng vĩnh viễn mọc đầu tiên của hàm răng
vĩnh viễn, thưởng lúc 6 tuổi. Răng hàm lớn thứ hai thường mọc lúc 12-13 tuổi.

4.1. Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 7.5

Độ rộng gần- xa thân răng 10

Độ rộng ngoài-trong thân răng 11

Chiều cao răng 19.5

4.1.1. Nhìn từ phía ngoài

- Mặt ngoài có hai múi: gần – ngoài và xa – ngoài, ngăn cách


nhau bởi rãnh ngoài, rãnh này kết thúc ở ½ chiều cao thân
răng. Múi gần – ngoài lớn hơn, múi xa – ngoài nhọn hơn.

- Điểm lồi tối đa gần (ở ¾ chiều cao thân răng tính từ cổ răng)
ở gần phía mặt nhai hơn điểm lồi tối đa xa (ở 3/5 chiều cao
thân răng tính từ cổ răng).

- Đường cổ răng tạo bởi hai đoạn cong lồi về phía mặt nhai, Hình 43.
gặp nhau tại một đỉnh nhọn ở giữa mặt ngoài, hướng về chóp Răng hàm lớn
răng. vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên
- Có ba chân răng: chân gần - ngoài, chân xa – ngoài và chân bên phải (mặt
trong. Thân chung của hai chân ngoài chiếm 1/3 chiều cao ngoài)

chân răng, rãnh cạn giữa hai chân ngoài chạy từ vùng chẽ đến
điểm giữa đường cổ răng. Chân gần – ngoài cong, chân xa –
ngoài thẳng, chóp của hai chân răng này đều hướng về phía
xa. Chóp chân gần – ngoài thẳng với đỉnh múi gần – ngoài.
Nhìn thấy chóp chân trong giữa hai chân ngoài.

4.1.2. Nhìn từ phía trong

- Hai múi trong kích thước khác nhau: múi gần – trong lớn
hơn, lồi hơn, tương đối tròn, chiếm 3/5 kích thước gần – xa
của thân răng; múi xa – trong nhỏ, thấp, tròn.

- Rãnh trong ngăn cách hai múi trong, kết thúc ở giữa chiều
cao thân răng. Múi gần – trong có núm Carabelli.

- Đường cổ răng tương đối thẳng.

- Thấy ba chân răng: chân trong rộng ở phần cổ răng, có lõm Hình 44. Răng
hàm lớn vĩnh
cạn dọc mặt trong, chóp răng tù và thẳng hàng với đường
viễn thứ nhất
giữa thân răng. hàm trên bên
phải (mặt
trong)

4.1.3. Nhìn từ phía gần


- Thân răng hình thang, đáy lớn ở phía cổ răng, đáy nhỏ ở
phía mặt nhai. Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ răng, điểm lồi
tối đa trong ở khoảng ½ thân răng.

- Mặt gần lồi nhiều, điểm lồi tối đa gần ở điểm nối 1/3 giữa
và 1/3 nhai.

- Múi gần – trong cao hơn múi ngoài – trong.

- Đường cổ răng cong lồi nhẹ về phía mặt nhai. Hình 45. Răng
- Nhìn thấy hai chân: chân gần – ngoài và chân trong. Chân hàm lớn vĩnh
gần – ngoài rộng, chân trong hẹp và cong có hình quả chuối. viễn thứ nhất
Kích thước ngoài – trong tối đa giữa chân gần – ngoài và hàm trên bên
chân trong lớn hơn kích thước ngoài – trong của thân răng. phải (mặt gần)

4.1.4. Nhìn từ phía xa

- Mặt xa thân răng thu hẹp nên quan sát được mặt ngoài.

- Múi xa – ngoài lớn hơn múi xa – trong.

- Đường cổ răng gần như thẳng.

- Quan sát thấy ba chân răng: chân xa – ngoài (thẳng, ngắn


và hẹp hơn chân gần – ngoài, chân trong cong hình quả
chuối.

Hình 46.
Răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên
bên phải (mặt
xa)

4.1.5. Nhìn từ phía cắn


- Đường viền chu vi thân răng mặt nhai có hình bình hành,
hai góc nhọn là góc gần – ngoài và xa – trong.

- Có 4 múi, kích thước giảm dần theo thứ tự: gần – trong,
gần ngoài, xa – ngoài, xa – trong.

- 3 múi: gần – trong, gần – ngoài và xa – ngoài tạo thành một


tam giác cân có đỉnh múi gần – trong là đỉnh tam giác, gờ Hình 47. Răng
múi ngoài và đáy, gờ bên gần là cạnh gần, gờ chéo là cạnh hàm lớn vĩnh
xa. viễn thứ nhất
hàm trên bên
- Rãnh ngoài chạy giữa hai múi ngoài, rãnh xa chạy theo
phải (mặt nhai)
hướng xa – trong về phía gờ chéo, rãnh giữa đi về phía gần.

- Hõm giữa rộng và sâu, nằm ở trung tâm tam giác cân; hõm
xa ở phía xa gờ chéo, hõm tam giác gần ở sát điểm giữa gờ
bên gần, hõm tam giác xa ở phía gần điểm giữa gờ bên xa.

4.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- Trên thiết đồ đứng ngang, buồng tuỷ có hai sừng tuỷ phía
gần và phía xa. Trên thiết đồ đứng dọc, buồng tuỷ có hai
sừng tuỷ phía ngoài và phía trong. Trên thiết đồ cắt ngang,
buồng tuỷ hình chữ nhật, cạnh gần và cạnh xa gần như bằng
nhau. Hình 48. Buồng
- Có 3-4 ống tuỷ. tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng
hàm lớn thứ
nhất hàm trên
4.2. Răng hàm lớn thứ hai hàm trên

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 7

Độ rộng gần- xa thân răng 9

Độ rộng ngoài-trong thân răng 11

Chiều cao răng 18

4.1.1. Nhìn từ phía ngoài

- Kích thước thân răng nhỏ hơn răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên theo cả hai chiều gần xa và chiều cao.

- Múi xa ngoài thấp hơn và hẹp hơn.

- Hai chân ngoài song song và hướng về phía xa.

Hình 49.
Răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ
hai hàm trên
bên phải (mặt
ngoài)
4.1.2. Nhìn từ phía trong

- Múi xa trong thấp hơn và hẹp chiều gần xa hơn ở răng hàm
lớn thứ nhất hàm trên.

- Chân răng hẹp và nghiêng xa. Chóp chân trong thẳng hàng
với đỉnh múi xa trong.

Hình 50. Răng


hàm lớn vĩnh
viễn thứ hai
hàm trên bên
phải (mặt
trong)

4.1.3. Nhìn từ phía gần

- Gờ bên gần ít gồ cao hơn so với gờ bên ở răng hàm lớn vĩnh
viễn thứ nhất.

- Các chân răng ít phân kỳ hơn ở răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất. Đường kính ngoài trong của chu vi chân răng bằng chu
vi ngoài trong của thân răng.

Hình 51. Răng


hàm lớn vĩnh
viễn thứ hai
hàm trên bên
phải (mặt gần)
4.1.4. Nhìn từ phía xa

- Múi xa ngoài và xa trong ít nhô nên quan sát được một phần
mặt nhai từ phía xa.

- Các chân răng ít phân kỳ và không vượt ra ngoài chu vi


thân răng.

Hình 52.
Răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ
hai hàm trên
bên phải (mặt
xa)

4.1.5. Nhìn từ phía cắn

- Đường viền chu vi mặt nhai thân răng hình bình hành, góc
xa trong và gần ngoài nhọn hơn so với răng hàm lớn thứ nhất
hàm trên.

- Múi xa ngoài nhỏ hơn so với ở răng hàm lớn thứ nhất.

- Kích thước gần xa hẹp hơn.

- Không rõ cấu trúc gờ chéo. Hình 53. Răng


hàm lớn vĩnh
viễn thứ hai
hàm trên bên
phải (mặt nhai)

4.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ


- Trên thiết đồ đứng ngang, buồng tuỷ có hai sừng tuỷ phía
gần và phía xa. Trên thiết đồ đứng dọc, buồng tuỷ có hai
sừng tuỷ phía ngoài và phía trong. Trên thiết đồ cắt ngang,
buồng tuỷ hình chữ nhật, cạnh gần và cạnh xa gần như
bằng nhau.
Hình 48. Buồng
- Có 3-4 ống tuỷ.
tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng hàm
lớn thứ nhất hàm
trên

4.3. Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 7.5

Độ rộng gần- xa thân răng 11

Độ rộng ngoài-trong thân răng 10.5

Chiều cao răng 21.5

4.2.1. Nhìn từ phía ngoài

- Thân răng có 3 múi, kích thước giảm dần theo thứ tự: múi
gần – ngoài, múi xa – ngoài, múi xa. Múi gần – ngoài và xa
ngoài có chiều cao tương đương nhau, ngăn cách nhau bởi
rãnh gần ngoài (Rãnh này kết thúc ở hố ngoài tại ½ chiều cao
thân răng). Múi xa và múi xa – ngoài ngăn cách nhau bởi
rãnh xa ngoài.

- Điểm lồi tối đa gần ở ½ thân răng, điểm lồi tối đa xa ở 1/3
Hình 49.
mặt nhai.
Răng hàm lớn
- Đường cổ răng cong nhẹ. thứ nhất hàm
dưới bên phải
- Có hai chân răng: chân gần và chân xa, có thân chung ngắn (mặt ngoài)
và phân kỳ dang rộng. Chân gần cong, chóp chân răng hướng
về phía xa và thẳng hàng với đỉnh múi gần – ngoài. Chân xa
thẳng, chóp chân răng hướng về phía xa.

4.2.2. Nhìn từ phía trong

- Thấy được đường viền thân răng phía ngoài do kích thước
gần – xa thân răng phía trong hẹp hơn phía ngoài.

- Có 2 múi: gần – trong và xa – trong có kích thước tương


đương nhau, ngăn cách nhau bởi rãnh trong (Có hình chữ
V). Các múi trong cao hơn và nhọn hơn các múi ngoài.

- Đường cổ răng tương đối thẳng.

- Phần thân chung chân răng có một lõm cạn từ điểm giữa
đường cổ răng tới chẽ chân răng.
Hình 50.
Răng hàm lớn thứ
nhất hàm dưới
bên phải (mặt
trong)

4.2.3. Nhìn từ phía gần


- Múi gần – trong cao hơn múi gần – ngoài. Rãnh gờ bên gần
lệch về phía trong điểm giữa gờ bên gần.

- Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ răng, điểm lồi tối đa trong
tại điểm nối 1/3 giữa và 1/3 mặt nhai thân răng.

- Mặt gần phẳng ở cổ và lồi ở 1/3 còn lại.

- Chân gần rộng chiều ngoài – trong, chóp răng tù. Lõm cạn Hình 51. Răng
chạy dọc chân răng. hàm lớn thứ
nhất hàm dưới
bên phải (mặt
gần)

4.2.4. Nhìn từ phía xa

- Kích thước ngoài – trong của mặt xa hẹp hơn mặt gần rất
nhiều nên có thể quan sát được một nửa mặt ngoài và rãnh
xa ngoài.

- Gờ bên xa có khuyết hình chữ V, nơi rãnh gờ bên xa đi qua.

- Mặt xa phẳng ở 1/3 cổ răng, lồi ở 2/3 phần thân răng còn
lại.

- Chân xa hẹp hơn chân gần và có rãnh cạn dọc chân răng. Hình 52.
Răng hàm lớn
thứ nhất hàm
dưới bên phải
(mặt xa)

4.2.5. Nhìn từ phía mặt nhai


- Thân răng có hình ngũ giác, đường viền ngoài lồi nhất ở
múi xa – ngoài.

- Mặt nhai có 5 múi. Hai múi trong lớn hơn và nhọn hơn các
múi ngoài. Kích thước các múi theo thứ tự giảm dần: gần –
Hình 53. Răng
trong, xa – trong, gần – ngoài, xa – ngoài, xa.
hàm lớn thứ
- Hõm giữa sâu rộng ở trung tâm mặt nhai, hõm tam giác gần nhất hàm dưới
và hõm tam giác xa đều cạn. bên phải (mặt
- Rãnh giữa băng qua mặt nhai ở vùng trung tâm, hai rãnh nhai)
ngoài cùng rãnh trong tạo thành hình chữ Y ở giữa trung tâm
mặt nhai.

4.2.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- - Trên thiết đồ đứng ngang, buồng tuỷ có hai sừng tuỷ phía
gần và phía xa. Trên thiết đồ đứng dọc, buồng tuỷ có hai sừng
tuỷ phía ngoài và phía trong. Trên thiết đồ cắt ngang, buồng
tuỷ hình chữ nhật, cạnh gần và cạnh xa gần như bằng nhau.
Hình 54. Buồng
- Có 3-4 ống tuỷ.
tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng
hàm lớn thứ
nhất hàm dưới

4.4. Răng hàm lớn thứ hai hàm dưới

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 7

Độ rộng gần- xa thân răng 10

Độ rộng ngoài-trong thân răng 10.5


Chiều cao răng 20

4.1.1. Nhìn từ phía ngoài

Phân biệt với răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới:

- Kích thước thân và chân răng đều nhỏ hơn theo các hướng.

- Mặt ngoài thân răng có hai múi: gần ngoài và xa ngoài, ngăn
cách nhau bởi rãnh ngoài.

- Hai chân răng ít phân kỳ hơn nhưng nghiêng xa nhiều hơn.

Hình 55.
Răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ
hai hàm dưới
bên trái (mặt
ngoài)

4.1.2. Nhìn từ phía trong

Phân biệt với răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới:

- Chiều cao chân răng ngắn hơn đáng kể.

- Ít thấy mặt gần và mặt xa.

- Chân răng nghiêng xa nhiều hơn.

Hình 56. Răng


hàm lớn vĩnh
viễn thứ hai
hàm dưới bên
trái (mặt trong)

4.1.3. Nhìn từ phía gần


Tương tự ở răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, nhưng chân
răng hẹp hơn.

Hình 57. Răng


hàm lớn vĩnh
viễn thứ hai
hàm dưới bên
trái (mặt gần)

4.1.4. Nhìn từ phía xa

Phân biệt với răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới:

- Ít thấy được mặt ngoài hơn do kích thước ngoài trong của
mặt xa và mặt gần tương đương nhau.

- Chân xa hẹp hơn, chóp nhọn.

Hình 58.
Răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ
hai hàm dưới
bên trái (mặt
xa)

4.1.5. Nhìn từ phía cắn


- Đường viền chu vi mặt nhai hình chữ nhật, các múi ngoài
và trong tạo thành hai cạnh dài, hai gờ bên tạo thành hai cạnh
ngắn. Chỗ lồi nhất của mặt ngoài thuộc múi gần ngoài.

- Chỉ có một rãnh ngoài chia mặt ngoài thành hai phần, không
có rãnh gờ bên. Hình 59. Răng
hàm lớn vĩnh
- Gờ bên gần có kích thước ngoài trong lớn hơn gờ bên xa.
viễn thứ hai
- Các hõm: hõm giữa, hõm tam giác gần và hõm tam giác xa.
hàm dưới bên
trái (mặt nhai)

4.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- Trên thiết đồ đứng ngang, buồng tuỷ có hai sừng tuỷ phía
gần và phía xa. Trên thiết đồ đứng dọc, buồng tuỷ có hai sừng
tuỷ phía ngoài và phía trong. Trên thiết đồ cắt ngang, buồng
tuỷ hình tứ giác, cạnh gần lớn hơn cạnh xa.

- Có 3-4 ống tuỷ. Hình 60. Buồng


tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng
hàm lớn thứ hai
hàm dưới

You might also like