You are on page 1of 4

BẠN CÓ BIẾT KHOA HỌC LÝ GIẢI THẾ NÀO

VỀ SỰ TRÌ HOÃN?
BÍ ẨN KHOA HỌC ĐẰNG SAU SỰ TRÌ HOÃN
“Mạng Internet là một công cụ tuy hữu ích nhưng cũng rất dễ khiến con người bị
phân tâm, trì hoãn” - quan điểm này dường như đã quá quen thuộc phải không?
Nhưng dù bạn có suy nghĩ như thế nào đi chăng nữa thì nguyên nhân chủ chốt
dẫn đến xu hướng trì hoãn không phải là do Internet mà chính bản thân nó đã có
mặt ngay từ buổi sơ khai của nền văn minh nhân loại.
Thế nào là trì hoãn?
Hãy cùng lật lại trang sử của loài người từ thời nền văn minh cổ đại. Bàn về sự trì
hoãn, vào khoảng năm 800 TCN, nhà thơ tiên khởi người Hy Lạp Hēsíodos đã để
lại một lời cảnh báo cho chúng ta rằng: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
Hay như lãnh sự La Mã Cicero ám chỉ nó là thứ vô cùng “đáng ghét”. Ngày nay, sự
trì hoãn được ví như hình ảnh những con khủng long dù đã nhìn thấy hiểm nguy
cận kề (thiên thạch đang rơi), nhưng thay vì tập trung vào mục tiêu quan trọng
nhất là chạy trốn thì chúng lại nhởn nhơ và bình chân như vại.
Trong suốt 20 năm qua đến nay, các nhà nghiên cứu tâm lý đã nhận ra rằng sự trì
hoãn không chỉ đơn giản là “Việc hôm nay chớ để ngày mai” của Hēsíodos mà
thực chất là sự thất bại trong việc kiểm soát bản thân, hay chần chừ, lảng tránh, tự
dối lừa chính mình rằng còn nhiều thời gian để hoàn thành công việc, mặc cho hạn
chót đang cận kề và hậu quả có ra sao.
Nhiều người cứ biện minh theo chủ quan rằng là do quỹ thời gian của họ quá ít,
nhưng xét theo góc độ khách quan thì nó là do năng lực quản lý cảm xúc còn yếu
kém.
Là người tiên phong nghiên cứu về chủ đề này, ông Joseph Ferrari, giáo sư tâm lý
học tại Đại học DePaul (Mỹ) cho rằng dù nhiều người có xu hướng trì hoãn nhưng
điều đó không có nghĩa tất cả mọi người đều là những kẻ ưa trì hoãn. Theo một
thí nghiệm của ông, có khoảng 20% số người tham gia mắc chứng “trì hoãn mãn
tính”. Đối với họ, quản lý thời gian cũng chẳng có nghĩa lý gì. Thậm chí, việc thúc
giục họ “Hãy làm việc đi!” chẳng khác nào như đi cổ vũ “Hãy vui lên!” cho một
người bị mắc bệnh trầm cảm lâm sàng cả.
Hậu quả
Vừa rắc rối, vừa gây ra rất nhiều ảnh hưởng nguy hại!
Ở nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học chỉ ra rằng những người có thói
quen trì hoãn thường có mức độ căng thẳng cao hơn nhiều so với mức độ hạnh
phúc. Bên cạnh đó, việc chần chừ còn ảnh hưởng tới những yếu tố liên quan đến
lợi ích cá nhân như thu nhập hưu trí không thỏa mãn hoặc những buổi thăm khám
sức khỏe bị bỏ lỡ.
Càng căng thẳng, càng hao hụt năng suất lao động
Nhiều người có góc nhìn sai lệch về sự trì hoãn và cho rằng đó là một thói quen vô
hại trong trường hợp tệ nhất và thậm chí còn là một thói quen hữu ích trong hoàn
cảnh thuận lợi nhất. Một số thậm chí còn tin áp lực càng lớn, mình càng làm việc
năng suất hơn. Đây là quan điểm để lại không ít những khó khăn cho các nhà khoa
học tâm lý trong quá trình phân tích, nghiên cứu.
Vào năm 1997, một trong những nghiên cứu đầu tiên ghi nhận bản chất nguy
hiểm của sự trì hoãn đã được công bố trên trang Psychological Science. Tại
trường Đại học Case Western Reserve (Mỹ), giáo sư nghiên cứu khoa học Mỹ
Dianne Tice và nhà tâm lý học xã hội Roy Baumeister đã đánh giá sinh viên đại
học theo thước đo của sự trì hoãn, sau đó theo dõi kết quả học tập, nỗi căng
thẳng và tình trạng sức khỏe nói chung trong suốt học kỳ của họ.
Kết quả ban đầu dường như khá khả quan, có lẽ vì những sinh viên trì hoãn đã bỏ
bê việc học chính để theo đuổi các hoạt động vui thú hơn nên mức độ căng thẳng
của họ thấp hơn so với những người khác. Tuy nhiên, cái giá phải trả của sự trì
hoãn cuối cùng cũng vượt xa hơn ngoài mong đợi.
Điểm số của những sinh viên trì hoãn thấp hơn rất nhiều so với các sinh viên khác,
ngược lại, nỗi căng thẳng và nguy cơ bệnh tật ốm yếu lại tăng cao hơn lúc ban
đầu. Những đối tượng sinh viên ấy vừa không hoàn thành mục tiêu của mình vừa
phải chịu hậu quả sức khỏe tiêu cực.
Vì vậy, mặc dù có biện hộ và đưa ra những lợi ích ngắn hạn, nhưng Tice và
Baumeister cũng phải kết luận rằng sự trì hoãn không thể được coi là khả năng
thích nghi hoặc vô hại được. Bởi hậu quả cuối cùng chúng gây ra cho con người
chỉ toàn là sự căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, hiệu suất lao động giảm sút và thậm
chí ảnh hưởng đến cả sức khỏe nữa.
Ferrari kết luận với lối sống không lành mạnh như vậy, người trì hoãn kinh niên
luôn muốn người khác nghĩ rằng họ thiếu nỗ lực làm việc chứ không phải là thiếu
khả năng.
Phương pháp khoa học cải thiện sự trì hoãn
Khi đã thực sự hiểu rõ căn bản về sự trì hoãn, nhiều nhà nghiên đã tìm ra một số
biện pháp khắc phục cho sự chậm trễ ngoài mong muốn. Một trong số đó là biện
pháp chia nhỏ nhiệm vụ ra, giúp cho mọi người dễ kiểm soát hành vi và hoàn
thành mục tiêu nhanh hơn.
Ngoài ra, họ có thể tìm một người tư vấn về cách làm sao để vừa hoàn thành
được mục tiêu dài hạn vừa không căng thẳng. Tư vấn có thể giúp họ nhận ra rằng
họ đang thỏa hiệp các mục tiêu dài hạn để đạt được niềm vui nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu về hành vi Dan Ariely và Klaus Wertenbroch đã tìm ra đó là
hành vi “tiền thỏa thuận”. Trong đó, những người trì hoãn sẽ sẵn sàng đặt ra thời
hạn mà có ý nghĩa cho bản thân họ, và cách này thực tế đã cải thiện khả năng
hoàn thành nhiệm vụ của họ lên rất nhiều. Tuy những thời hạn tự đặt kiểu này
không hiệu quả bằng thời hạn bắt buộc, nhưng thà có còn hơn không.
Bên cạnh đó, để chống lại sự cám dỗ, bản thân mỗi người cần phải ngăn chặn
nguy cơ gây ra xao lãng một cách dứt khoát, mạnh mẽ. Cách tốt nhất để loại bỏ
nhu cầu cải thiện tâm trạng “càng nhanh càng tốt” là tìm ra điểm tích cực hoặc có
giá trị của công việc đó.
Ferrari cũng đưa ra nhiều ý tưởng và phương pháp cải thiện sự trì hoãn. Đó là
thay vì trừng phạt người trì hoãn, ông sẽ tăng thưởng cho những người hoàn
thành công việc sớm.
Một phương pháp nữa cũng khá quen thuộc mà ai cũng biết đến đó là “Thương
cho roi cho vọt”. Tuy nhiên, phương thuốc tốt nhất cho sự trì hoãn có lẽ là sự tha
thứ cho bản thân.
Một vài năm trước, Pychyl đã cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Carleton tham gia
khảo sát 119 sinh viên về sự trì hoãn trước kỳ thi giữa kỳ của họ. Kết quả cho
thấy, những sinh viên tự tha thứ cho mình sau khi trì hoãn ôn luyện cho bài kiểm
tra đầu tiên ít có khả năng tiếp tục trì hoãn hơn.
Đọc đến đây, có lẽ bạn đã nhận thức được sự trì hoãn có ảnh hưởng tiêu cực như
thế nào đến con đường thành công và hạnh phúc của chính bạn. Hãy nhớ rằng,
đừng để trì hoãn cướp đi tài sản quý giá nhất của cuộc đời bạn, đó là THỜI GIAN.

You might also like