You are on page 1of 2

Theo kết quả của bảng ( nguyên nhân ảnh dẫn đến sự trì hoãn của sinh viên

lth
qtvp) chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ trung bình lựa chọn các nguyên nhân chủ quan
cao hơn so với các nguyên nhân khách quan( chủ quan 53,2%, khách quan 44,2%).
Ryan và Deci (2000) cho rằng động lực bên ngoài có thể trở thành động lực bên
trong thông qua quá trình nhập nội. Và quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn khi môi
trường hay bối cảnh xã hội tạo điều kiện cho sự thỏa mãn ba nhu cầu tâm lý cơ
bản. Khi bối cảnh xã hội thỏa mãn ba nhu cầu tâm lý cơ bản thì quá trình nhập nội
diễn ra nhanh hơn và cá nhân càng được thúc đẩy hành động bởi động lực bên
trong. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho thấy khi cá nhân có động lực bên trong
cao thì mức độ trì hoãn cũng thấp hơn so với những cá nhân có động lực bên trong
thấp hoặc chỉ có động lực bên ngoài. Do đó, đặt ra khả năng là có một mối liên hệ
giữa sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, động lực học tập và trị hoàn học tập.
Các yếu tố từ bên ngoài thường ít ảnh hưởng đến sự trì hoãn của 1 cá nhân hay tổ
chức hơn mà chủ yếu xuất phát từ bản thân đối tượng trì hoãn khi “lười biếng và
quyết tâm không cao (76%)”,” Chưa thực sự tập trung và hết mình cho học tập và
công việc(63,8%)” được cho là nguyên nhân phổ biến nhất. Có thể thấy, những
người lựa chọn những nguyên nhân chủ quan đã hiểu về bản thân và ý thức được
rõ về nguyên nhân dẫn đến trì hoãn của họ. Ngoài ra họ cũng đã cho rằng dễ bị
phân tâm là một nguyên nhân quan trọng. Không kiểm soát được những việc linh
tinh dẫn đến phân tâm mà nữ thì đặc biệt dễ dính phải điều này do đặc điểm giới,
tài năng hoàn toàn là do để tâm đến việc cần làm. Chính vì vậy việc “ưu tiên việc
quan trọng cần làm trước và chia nhỏ nhiệm vụ (76,9%)” là quan điểm mà đa số
sinh viên lth-qtvp đồng tình trong việc lựa chọn phương pháp đối phó với trì hoãn.
Các lựa chọn “ nuông chiều bản thân quá mức”, “né tránh công việc” chỉ chiếm tỉ
lệ nhỏ, thay vào đó “ Tôi sẽ cố gắng hoàn thành nó sớm nhất sau khi đã tìm kiếm
sự hỗ trợ (76%)” là ý kiến chiếm tỉ lệ cao. Sinh viên cho thấy rằng việc kỉ luật bản
thân việc cần làm và sẽ nỗ lực làm việc khi được giúp đỡ. Việc dễ dãi với bản thân
là điều mà đa số sinh viên không chấp nhận nó là yếu tố gây ra trì hoãn ở họ.
Bên cạnh đó theo các số liệu từ bảng (biểu hiện) và (mục tiêu) “ đinh hướng mục
tiêu” và “Lập kế hoạch cụ thể và thực hiện xuyên suốt quá trình hiện thực hóa” là 2
lý do tiêu biểu nhất khẳng định rằng việc tự điều chỉnh bản thân phù hợp với công
việc sẽ giảm bớt sự trì hoãn. Mục tiêu phải được sắp xếp tương ứng với nguồn lực,
như vậy thì khi lập kế hoạch mới có thể tạo ra sự hợp lí và khả thi trong thực tế.
Chúng tôi nhận thấy rằng phần đông sinh viên đã nhận thức được nguyên nhân
gây ra hiện tượng trì hoãn ở họ và đã có lựa chọn giải pháp để khắc phục vấn đề
này. Tuy vậy kết quả khảo sát cho thấy việc có phương án đối phó với trì hoãn
không đồng nghĩa với việc họ sẽ cam kết làm theo. Điều này đã cho thấy sự mâu
thuẫn giữa nhận thức và hành động của sinh viên đang là rào cản khiến cho trì
hoãn vẫn còn là vấn đề khó xử lí của sinh viên. Số liệu từ bảng (biểu hiện và cho
thấy rằng ảnh hưởng chủ quan từ việc dễ dãi với bản thân và việc tự điều chỉnh bản
thân có sự liên kết. Sinh viên có xu hướng thay đổi để phù hợp hơn, cho thấy sự
thích nghi trong con người đang ngày một tăng lên. Ý thức về sự nguy hiểm của dễ
dãi với bản thân cũng được nâng cao.

You might also like