You are on page 1of 7

7 NGÀY CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2022|TYHH

QUYẾT! KHÔNG MẤT ĐIỂM LÝ THUYẾT - NGÀY 1

Câu 1: Este nào sau đây được điều chế từ axit cacboxylic và ancol tương ứng trong điều kiện thích hợp
A. CH3COOC2H3. B. CH3COOC6H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H3OOCCH2C6H5.

Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại este không no (có 1 liên kết π ở gốc ancol), đơn chức, mạch hở?
A. C2H3COOCH3. B. C2H3OOCCH3. C. CH3OOCC2H3. D. (C2H3COO)2C2H4.

Câu 3: Công thức tổng quát của este no hai chức mạch hở là
A. CnH2n-2O4. B. CnH2nO2. C. CnH2n-2O2. D. CnH2nO4.

Câu 4: Este X có công thức phân tử C10H14O6. Độ bất bão hòa k của X là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 5: HCOOC6H5 có tên gọi là:


A. metyl benzoat. B. benzyl fomat. C. phenyl fomat. D. phenyl axetat.

Câu 6: Etse X có công thức cấu tạo CH3COOCH2C6H5. Tên gọi của X là
A. benzyl axetat. B. phenyl axetat. C. phenyl axetic. D. metyl benzoat.

Câu 7: Este C2H5OCOC2H5 có tên gọi là


A. etyl fomat. B. etyl axetat. C. vinyl propionat. D. etyl propionat.

Câu 8: Hợp chất hữu cơ E (đơn chức, mạch hở) có công thức phân tử C4H6O2 và có đồng phân hình học. Số
đồng phân thỏa mãn của E là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 9: Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm
gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức
cấu tạo phù hợp của X là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 10: Trong cấu tạo của este T (công thức phân tử C9H10O2 chứa vòng thơm) có nguyên tử oxi liên kết với
nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon và không chứa gốc fomat. Số đồng phân cấu tạo của T thỏa
mãn là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 11: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?


A. C4H9OH. B. C3H7COOH. C. CH3COOC2H5. D. C6H5OH.

Câu 12: Este X có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của X là
A. CH3COOC6H5. B. CH3COOCH2C6H5. C. C6H5COOCH3. D. C6H5CH2COOCH3.

Câu 13: Thủy phân este X thu được ancol Y không có khả năng tách nước tạo anken tương ứng. X là
A. HCOOC2H5. B. C2H3COOCH3. C. HCOOCH=CH2. D. CH3COOC2H5.

Câu 14: Thuỷ phân este nào sau đây thu được các sản phẩm đều có khả năng tráng bạc
A. HCOOCH2CH=CH2. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH2C6H5. D. HCOOCH=CH2.

Câu 15: Este X có công thức phân tử là C4H6O2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol có khả năng
làm mất màu nước brom. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COO-CH=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. HCOO-CH2CH=CH2. D. CH2=CH-COOCH3.
Câu 16: X là chất hữu cơ chứa nhân thơm có công thức C7H6O3. Biết X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3.
Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 9.

Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn este X (chỉ chứa nhóm chức este) trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp
các chất hữu cơ gồm: CH3COONa, NaO-C6H4CH2OH và H2O. Công thức phân tử của X là
A. C10H12O4. B. C9H10O4. C. C11H12O4. D. C11H12O3.

Câu 18: Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm: C6H5COOCH3, HCOOCH=CH-CH3,
CH3COOCH=CH2, C6H5OOCCH=CH2, CH3COOCH2C6H5, C6H5OOCCH3, HCOOC2H5,
C2H5OOCCH3. Số este khi thủy phân thu được ancol là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:


(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazơ là phản ứng một chiều.
(d) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
(e) Xà phòng hóa hoàn toàn CH3-OOC-CH2-COO-C6H5, đun nóng thu được 2 muối và 1 ancol.
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 20: Chất X là một loại thuốc cảm có công thức phân tử C9H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch
NaOH thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với hỗn hợp CaO/NaOH thu được
parafin đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hợp chất hữu cơ tạp
chức T không có khả năng tráng gương. Có các phát biểu sau:
(a) Chất X phản ứng với NaOH (to) theo tỉ lệ mol 1: 2.
(b) Chất Y có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.
(c) Chất Z có công thức phân tử C7H4O3Na2.
(d) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (H2SO4 đặc, to).
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 21: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy ion M+ là:
A. Rb+. B. Na+. C. Li+. D. K+.

Câu 22: Kim loại thuộc nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn hóa học là:
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Cr.

Câu 23: Kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ là:
A. Bạc. B. Sắt. C. Sắt tây. D. Đồng.

Câu 24: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Thủy ngân. B. Sắt. C. Đồng. D. Wonfram.

Câu 25: Kim loại nào sau đây cứng nhất trong số các kim loại?
A. W. B. Cr. C. Fe. D. Cu.
Câu 26: Kim loại mềm nhất trong các kim loại là:
A. Liti. B. Natri. C. Xesi. D. Kali.

Câu 27: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.

Câu 28: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất?
A. Al. B. Mg. C. Ag. D. Fe.

Câu 29: Kim loại tác dụng với khí Cl2 và dung dịch HCl tạo cùng một muối là:
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ag.

Câu 30: Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Cu.

Câu 31: Kim loại nào sau đây khử được H2SO4 ở nhiệt độ thường?
A. Zn. B. Cu. C. Pt. D. Ag.

Câu 32: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cu.

Câu 33: Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là
A. Ca. B. Fe. C. K. D. Ag.

Câu 34: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Na+. B. Fe3+. C. Cu2+. D. Ag+.

Câu 35: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là:
A. Liti. B. Natri. C. Kali. D. Rubidi.

Câu 36: Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là:
A. Ba. B. Ag. C. Os. D. Pb.

Câu 37: Trong các kim loại: Ag, Hg; Cu; Al thì kim loại nặng nhất là:
A. Ag. B. Hg. C. Cu. D. Al.
Câu 38: Dãy kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện là:
A. Cu, Ag, Au, Ti. B. Fe, Mg, Au, Hg. C. Fe, Al, Cu, Ag. D. Ca, Mg, Al, Fe.

Câu 39: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là:
A. Ag, Cu, Al, Mg. B. Ag, Cu, Mg, Al. C. Na, Mg, Al, Fe. D. Al, Fe, Zn, Mg.

Câu 40: Cho các phát biểu sau


(1) Các tính chất vật lý chung của kim loại (tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, tính cứng) đều do electron tự
do trong mạng tinh thể kim loại gây nên.
(2) Trong hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa +1.
(3) Kim loại đồng có thể được điều chế bằng cả 3 phương pháp là thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân.
(4) Độ dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự sau: Au > Ag > Cu > Al > Fe.
(5) Khi điện phân dung dịch CuSO4, bản chất quá trình điện phân là điện phân nước ở 2 cực.
(6) Để chống ăn mòn kim loại, người ta dùng 2 phương pháp phổ biến đó là phương pháp bảo vệ bề mặt
và phương pháp điện hóa.
(7) Để chuyên chở axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội người ta dùng những thùng chứa làm bằng vật liệu
sắt hoặc nhôm.
(8) Các kim loại mạnh luôn đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 7. D. 8.

Tự học – Tự lập – Tự do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------
BẢNG ĐÁP ÁN
1.C 2.B 3.A 4.D 5.C 6.A 7.D 8.C 9.B 10.D
11.C 12.A 13.B 14.D 15.C 16.A 17.C 18.D 19.B 20.A
21.B 22.C 23.A 24.D 25.B 26.C 27.A 28.C 29.B 30.D
31.A 32.B 33.C 34.D 35.A 36.C 37.B 38.C 39.A 40.B

You might also like