You are on page 1of 5

05 KỸ THUẬT PHÁ BĂNG HIỆU

QUẢ TRONG ÐÀO TẠO (PHẦN 2)

Việc sở hữu cho mình những kỹ năng phá băng hiệu quả giúp
người dẫn dắt hay chủ trì biến lớp học trở nên thành công hơn.
Có rất nhiều kỹ thuật phá băng khác nhau để áp dụng vào từng
tình huống, hoàn cảnh, không khí lớp học sao cho phù hợp. Ðể
tiếp nối phần trước, chúng tôi tiếp tục cung cấp cho bạn 05 kỹ
thuật phá băng hiệu quả trong đào tạo. Hãy áp dụng những kỹ
thuật phá băng này vào lớp học của bạn nhé!

Tâm đầu ý hợp


Ðầu tiên, người dẫn dắt cần chia lớp học thành các nhóm theo cặp
đôi hoặc từ 3 đến 5 người tùy dựa trên quy mô của lớp học. Tiếp đến,
nhiệm vụ của mỗi nhóm là tìm ra một điểm chung giữa các thành
viên. Ðây có thể là một thứ họ có hoặc thích. Khi mọi người đã tìm ra
điểm chung thì có thể chia sẻ điều đó với những thành viên còn lại
trong nhóm.
:
Ưu điểm của kỹ thuật này là đơn giản, dễ thực hiện và áp dụng được
trong nhiều tình huống, lớp học khác nhau. Tuy đơn giản nhưng vẫn
mang đến hiệu quả kết nối các thành viên trong lớp học. Thông qua
việc chia sẻ mọi người có thể dễ dàng cởi mở và trao đổi để cùng tìm
ra điểm chung. Ðiểm chung này là thứ khiến các thành viên trở nên
gần gũi và hòa nhập hơn.

Trắng đen song hành


Với kỹ thuật này, cần chia các thành viên trong lớp học theo cặp hoặc
thành nhóm từ 3 đến 5 người. Ở phần này, mọi người có thể tự do
đưa ra một nhận định, trải nghiệm tiêu cực mà họ đã trải qua. Những
trải nghiệm tồi tệ, không tốt có thể đến từ công việc hoặc điều gì đó
cá nhân của bản thân. Sau đó, họ phải tập trung vào những điều tốt
đẹp với sự giúp đỡ của đồng đội.

Khi áp dụng kỹ thuật này, các thành viên trong lớp học có thể chia
sẻ, đưa ra những nhận định trải nghiệm riêng của bản thân. Với
những điều tồi tệ hay tiêu cực, mọi người dễ dàng đồng cảm và giúp
đỡ lẫn nhau. Và yêu cầu của phần này là giúp thành viên có trải
nghiệm tiêu cực tập trung vào những điều tốt đẹp khác. Ðiều này
giúp mọi người trở nên tích cực hơn với những điều xảy ra xung
quanh họ.

Cặp đôi hoàn hảo


:
Vẽ dựa trên những hướng dẫn nghe được từ đồng đội

Ðể bắt đầu kỹ thuật này, người dẫn dắt cần chia lớp học thành từng
cặp hai người. Mỗi thành viên trong từng cặp sẽ đảm nhận nhiệm vụ
khác nhau. Cần có một người vẽ và người còn lại giải thích. Thành
viên đảm nhận nhiệm vụ giải thích sẽ chọn một mục từ danh sách
của người dẫn dắt và họ bắt đầu giải thích nó là gì. Người còn lại với
vai trò vẽ cần lắng nghe các hướng dẫn và vẽ dựa trên những gì họ
nghe được.

Mục đích của kỹ thuật phá băng này là gắn kết các thành viên thông
qua sự ăn ý, hiểu nhau. Khi tham gia, mọi người cần cởi mở và tự tin
diễn đạt lời nói để giải thích cho thành viên còn lại trong nhóm. Ðiều
này giúp hai người chưa quen biết hoặc không thân thiết trở nên gắn
kết hơn nhờ sự phối hợp, tinh thần đồng đội trong quá trình tham gia.
Ðây là kỹ thuật phá băng khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại đạt
được mục tiêu của người dẫn dắt.

Follow Leader
:
Trong kỹ thuật này, người dẫn dắt sẽ chỉ định một thành viên bất kỳ
đóng vai trò Leader trên sân khấu và nhảy tự do theo nhạc. Các
thành viên ở phía dưới phải nhảy theo động tác của người được chỉ
định. Sau khoảng 10 giây, Leader sẽ đập tay với một người bất kỳ. Và
người đó phải bước lên sân khấu nhảy một động tác khác. Cứ như
thế, các thành viên luân phiên nhau lên nhảy đến khi nhạc kết thúc.

Kỹ thuật này giúp mọi người phá vỡ được tảng băng của bản thân
thông qua hoạt động nhảy tự do náo nhiệt. Và trò chơi này giúp các
thành viên linh hoạt, ứng biến tốt hơn vì sự ngẫu nhiên khi chọn
người thay thế làm Leader để lên sân khấu nhảy. Với hoạt động phá
băng này, người dẫn dắt chỉ cần chuẩn bị một đoạn nhạc sôi động,
nhộn nhịp đủ dài để các thành có thể lần lượt lên sân khấu nhảy cho
đến hết.

Ðiểm chung nho nhỏ

Tìm ra điểm chung giữa các thành viên


:
Ở kỹ thuật phá băng cuối cùng, người chủ trì cần chuẩn bị 20 món
đồ vật hoàn toàn khác biệt với nhau. Những vật đó có thể là đồ chơi,
đồ dùng văn phòng, quần áo hoặc dao kéo, v.v. Ðể bắt đầu, cần chia
các thành viên trong lớp học thành nhóm từ 3 đến 5 người. Mỗi đội
phải phân loại 20 đồ vật đó thành 4 nhóm dựa trên một điểm chung
giữa chúng. Ðiểm chung này cần các thành viên tự tìm ra và sắp xếp,
có thể giống về chất liệu, màu sắc, kích thước, công dụng, v.v.

Sau khi hoàn thành việc phân chia, mỗi nhóm cần giải thích lý do tại
sao họ lại phân loại các đồ vật theo cách như vậy. Trò chơi này cần
sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng hơn từ người dẫn dắt và dễ dàng áp
dụng vào lớp học. Thông qua hoạt động này, các thành viên có cơ
hội được trao đổi, thảo luận và teamwork với nhau. Nhờ đó mà sự
ngượng ngùng, lúng túng ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hợp ý
giữa các thành viên.

Xem thêm: 08 Kỹ thuật phá băng hiệu quả trong đào tạo (Phần
1).
:

You might also like