You are on page 1of 3

ÔN TẬP TRIẾT HỌC

 Nội dung 1: Vấn đề cơ bản của triết học .


Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại,
giữa vật chất và ý thức. Lý do nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định được cơ sở,
tiền đề để giải quyết những vấn đề của triết học khác. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng
trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt, cụ thể:

 Nội dung 2: Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về
vật chất. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin.

 Nội dung : Nội dung, ý nghĩa quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.
- Nội dung:
+ Lực lượng sản xuất là lực lượng xã hội dùng để tác động đến đối tượng, thỏa mãn nhu
cầu con người, thể hiện sự trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên. Bao gồm người lao
động và tư liệu sản xuất. Mang tính chất xã hội hóa.
+ Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Được biểu hiện
bằng 3 mqh: qh trong việc sở hữu tư liệu sản xuất, qh trong việc tổ chức phân công lao
động, qh trong việc phân phối sản phẩm.
 Là 2 mặt đối lập tạo ra 1 phương thức sản xuất khi chúng phù hợp thống nhất với
nhau. Liên quan đến quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Trong
mqh này lực lượng sx sẽ quyết định quan hệ sản xuất. Lực lượng sx nào thì quy định
qhsx ấy. LLSX biến đổi thì QHSX sẽ biến đổi theo; LLSX cũ mất đi thì QHSX sẽ
mất theo; LLSX mới ra đời thì QHSX mới ra đời theo. Nội dung là LLSX, hthuc là
QHSX. ND quyết định HT.
- Ý nghĩa:
Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản xuất phát triển đúng
hướng, quy mô sản xuất được mở rộng; những thành tựu khoa học công nghệ được áp
dụng nhanh chóng; người lao động nhiệt tình hăng hái sản xuất, lợi ích của người lao
động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu quan hệ sản xuất
không phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, sự kìm
hãm đó chỉ diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định.
 Nội dung 11: Tồn tại xã hội, ý thức xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội: là cái vật chất trong xã hội, bao gồm toàn bộ các điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội: là môi trường địa lý, dân số và quan trọng nhất là phương thức
sản xuất.
- Ý thức xã hội: là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm thói quen, truyền
thống, tập quán, dư luận, các quan điểm lý luận phản ánh tồn tại xã hội ở những trình
độ khác nhau.
+ Tâm lý xã hội:
 Bao gồm thói quen, truyền thống, tập quán, dư luận, phản ánh tồn tại xã hội ở
trình độ thấp, trình độ này có mặt ở mọi tầng lớp dân cư kể cả người ít học.
 Tâm lý xã hội là sự phản ánh trực tiếp và tự phát tồn tại xã hội -> chỉ dừng lại
ở nét bề ngoài, chưa có khả năng đi sâu vào bản chất của các sự vật.
Có sự đan xen giữa cái đúng và cái sai, giữa cái lý và cái tình khiến cho con người
dễ bối rối khó xử lý trong những trường hợp cụ thể.
 Tính chất của ý thức xã hội gồm:
1. Tính giai cấp: Ở trình độ tâm lý xã hội, mỗi giai cấp có thói quen, truyền
thống, tập quán riêng.
2. Tính dân tộc : Mỗi 1 con người là 1 cá nhân, cá nhân thuộc về 1 giai cấp,
giai cấp đó thuộc về 1 dân tộc.
*Vì sao nông dân VN khác xa với nông dân Mỹ?
- Vì khác nhau ở phương thức sản xuất, cách sản xuất quy định tính cách từng dân tộc.
Nd VN phun thuốc trừ sâu bằng tay, nd Mỹ phun bằng máy bay. Về năng suất, 1 nd VN
nuôi được 2 người, 1 nd Mỹ nuôi được 72 người. Nd Mỹ đi làm bằng oto, VN đi làm
bằng xe đạp, xe máy, oto hoặc đi bộ.
- Do tính dân tộc, tích cách. Người dân VN mang tính nông dân rất rõ, tâm lý tiểu nông,
kể cả những người bậc trên, tâm lý lãng phí, không tiết kiệm thời gian. Người Mỹ là tập
hợp những ng muốn làm giàu, những con người năng động, biết tiết kiệm thời gian, sức
lực, trí tuệ.
+ Hệ tư tưởng:
 Bao gồm các quan điểm lý luận, phản ánh gián tiếp và tự giác, ở trình độ cao
chỉ có ở những người được học hành đầy đủ, có hệ thống. Hệ tư tưởng được
các nhà bác học, các nhà lý luận khái quát hình thức phạm trù quy luật nên nó
khó hiểu với người ít học.
 Tính giai cấp: mỗi giai cấp có quan điểm lý luận riêng để bảo vệ lợi ích của
họ. Tuy nhiên trong các giai cấp bị bóc lột chỉ có công nhân có hệ tư tưởng vì
công nhân có tính tổ chức và tính kỷ luật còn nông dân, nô lệ không có.
- Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Tồn tại xã hội là cái vật chất trong xã hội nên nó phải là cái quyết định ý thức xã hội.
+ Tồn tại xã hội nào thì quy định ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội cũ mất đi, ý thức
xh mất theo. Tồn tại xh mới ra đời, ý thức xh mới ra đời theo. Tồn tại xh biến đổi, ý
thức xh biến đổi theo.
+ Ý thức xã hội có sự phản ánh vượt trước tồn tại xã hội
*Vì sao ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội?
Vì có những hình thái ý thức xã hội rất tiến bộ trong chính trị, khoa học, có thể dự
báo được tương lai. Ví dụ ông Mác sống trong xã hội tư bản vẫn có thể dự báo đc sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội.
+ Ý thức xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau trong 1 số thời điểm 1 vài hình thái ý
thức xã hội nổi lên chi phối xã hội. Ví dụ giá xăng tăng do chiến tranh, chiến tranh
thuộc hình thái xã hội chính trị.
+ Ý thức xã hội phụ thuộc vào màu cờ sắc áo của giai cấp nào đó
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng
+ Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
 Ta nhận thấy rằng, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội đã chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nguyên
lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội cũng đã bác bỏ
quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội.

You might also like