You are on page 1of 1

1) Chữ Giáp Cốt – Thời nhà Ân (1600 – 1020 TCN)

Chữ Hán cổ nhất được cho là chữ Giáp Cốt xuất hiện vào thời nhà Ân khoảng 1600 – 1020 trước
Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ được khắc trên các mảnh xương thú và mai rùa.

2) Chữ Kim Văn – Cuối nhà Thương, thịnh hành thời Tây Chu (1046 – 256 TCN)
Đây là loại chữ được khắc trên đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh). Chữ
Kim văn là bước kế thừa của chữ giáp cốt. Nó được ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành
vào đời Tây Chu.Thời này thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên
các đồ đồng. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới
có tên gọi Chữ Kim Văn.

3) Chữ Triện (Triện Thư) – Thịnh hành thời nhà Tần (475 – 221 TCN)
Chữ Triện (Triện Thư) là thể chữ lưu hành thời Tây Chu (khoảng thế kỉ XI đến năm 771 trc.CN) và
phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Triện thư chia làm hai loại: đại triện và tiểu triện.
Đại triện là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu và có nhiều dị thể ở các nước
khác nhau.

Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước (Thời chiến quốc: 475-221 TCN) và đề ra chính sách
thống nhất văn tự tạo ra Tiểu Triện hay Tần Triển. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên
của Trung Quốc. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau
đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.

4) Chữ Lệ (Lệ Thư) – Thời nhà Tần (221 – 207 TCN)


Lệ thư là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán. Nó đánh dấu việc chữ Hán hoàn
toàn trở thành văn tự thực sự với sự ước lệ cao trong hình chữ. Chữ Lệ về cơ bản đã gần giống với
chữ Khải ngày nay, tuy nhiên hình chữ hơi bẹt. Loại chữ này có thể chia làm 2 loại: Tần Lệ và Hán
Lệ. Tần Lệ còn mang nhiều đặc điểm của chữ Triện. còn Hán Lệ đã hoàn toàn thoát  khỏi triện thư.

Về thời gian ra đời của thể loại chữ này thì theo kết quả khảo cổ gần đây, các nhà khảo cổ tìm được
những thẻ tre chép chữ Lệ ở nước Tần thời Chiến quốc. Vì vậy, giới sử học nhận định rằng, khi Tần
Thủy Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, người ta đã sử dụng song song chữ Lệ và Tiểu triện.

5) Chữ Khải (Khải Thư) – Thời nhà Hán (206 TCN – 220 Sau Công Nguyên), phát triển rực
rỡ vào thời Đường thế kỷ 7
Khải Thư ra đời vào khoảng đời Hán, hoàn thiện vào đời Ngụy Tấn, phát triển rực rỡ vào đời
Đường. Khải Thư thời kì đầu còn có chút xu hướng của chữ Lệ, nhưng cũng rất ít. Khải Thư được
xem là bước phát triển hoàn thiện nhất của chữ Hán và lưu truyền đến ngày nay.

Chữ Khải kết cấu chặt chẽ, nét bút chỉnh tề, lại đơn giản dễ viết, vô cùng quy phạm, được dùng
trong các văn tự chính thư. Phần lớn chữ in trong sách văn bản ngày nay đều thuộc về chữ Khải.

6) Chữ Hành (Hành Thư) – Cuối đời Đông Hán


Hành Thư là dạng chữ viết nhanh của chữ Khải, nhiều nét liên tiếp được nối liền vào nhau, được
dùng trong các giáy tờ thân mật như thư từ và đề tranh. Chữ Hành bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 2.

You might also like